Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Khí đốt và dầu lửa-loại vũ khí khiến thế giới lo sợ



Nếu như vũ khí khí đốt của Nga đang khiến cho Liên minh châu Âu lạnh gáy, có nguy cơ vỡ trận thì vũ khí dầu lửa, Mỹ sử dụng cũng đang làm Nga điêu đứng, khiến Nga nguy hiểm hơn bao giờ hết.

EU nguy cơ vỡ trận bởi vũ khí khí đốt của Nga
Châu Âu không thể thiếu khí đốt của Nga, điều đã được khẳng định không chỉ trên lý thuyết mà mùa Đông năm 2009 là một thực tế phủ phàng.
Châu Âu phải cần hơn 30% khí đốt từ Nga nhưng không thể lấy Ukraine là quốc gia trung chuyển duy nhất, lịch sử và hiện tại đã chứng minh điều này một cách không thể chối cãi.
Dự án South Stream là cần thiết cho an ninh năng lượng châu Âu mà chủ yếu là 7 quốc gia của EU gồm Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Italy, Croatia, Áo. Đây là dự án mang lại lợi ích kinh tế lớn cho cả hai phía. EU mà thực tế là Ủy ban châu Âu (EC) tại Brussels lại “chính trị hóa” South Stream; Nga cũng chẳng phải là không có ý đồ, nên không đời nào chấp nhận chia xẻ cho kẻ khác bí kíp vũ khí của mình…Vì thế, dự án bị Nga hủy bỏ … đúng cách, đúng thời điểm, để ra đòn với EU.
Nga tung đòn này khi các nước trong EU có liên quan đã đầu tư vào đó hơn 2,8 tỷ USD, đương nhiên đây là con số đồng nghĩa với con số thiệt hại nếu như dự án dừng hẳn. Ngoài ra, sự thiệt hại càng lớn hơn khi chính các quốc gia này, thay vì mua trực tiếp từ Nga, phải mua qua trung gian như Hy Lạp chẳng hạn, nếu như Ukraine bất ổn.
Lãnh đạo EU đã nghe những phẫn nộ của lãnh đạo các quốc gia này như Hungary, Serbia…và ngay Bulgaria cũng đã “trở cờ”…khiến EC hốt hoảng lo ngại nội bộ sẽ chia rẽ, thế trận tốn bao công sức xây dựng để bao vây, cô lập Nga bị vỡ.
Không ngồi nhìn và chờ EU vỡ trận, Nga tiếp tục tấn công để chia rẽ thêm bằng cách hỗ trợ, hợp tác song phương với các quốc gia trên về năng lượng như Serbia và Hungary là 2 quốc gia đang bất mãn với EU nhất…
Như vậy, vấn đề tình thế đã đặt ra là mùa Đông này, châu Âu chỉ nhận được khí đốt từ Nga qua con đường duy nhất là Ukraine. Tại Ukraine tình hình đang bất ổn khi quân chính phủ Kiev và quân ly khai đang gầm ghè cho một cuộc chiến tranh và nếu chiến tranh xảy ra tại Ukraine thì châu Âu lạnh cóng.
Theo logic thì ở tình thế này ai muốn Ukraine bất ổn nhất? Đương nhiên là Nga, vì khi Ukraine bất ổn, quân Kiev và quân ly khai nói chuyện với nhau bằng đại bác hạng nặng thì đòn đánh bằng vũ khí khí đốt của Nga càng có hiệu quả với châu Âu. Tuy nhiên, Nga cũng phải tính đến sự trừng phạt, cấm vận của EU vào Nga, dù rằng bị rét chết nhanh hơn bị đói, nhưng khi đã bị đói hoặc bị rét thì chúng đều có chung một kết quả.
Cuộc đàm phán giữa phe chính phủ và ly khai tới đây tại Minsk sẽ cho biết Nga sẽ thực hiện đến cùng vũ khí khí đốt của mính với châu Âu hay không.
Nga điêu đứng trước vũ khí đầu lửa của Mỹ
Trong tháng 11 vừa qua tại Vienna, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã quyết định tiếp tục duy trì sản lượng dầu mỏ ở mức độ hiện tại. Việc duy trì sản lượng khai thác dầu hiện hành với mức 30 triệu thùng một ngày, cộng với nguồn dầu đá phiến từ Mỹ giữa lúc cầu thế giới giảm đồng nghĩa với việc giá dầu sẽ tiếp tục lao dốc là sự vô lý, nhưng có tính toán của Mỹ và Saudi Arabia-đồng minh thân cận của Mỹ.
Có thể nói, sinh ra OPEC để chủ động thực hiện việc tái kiểm soát thị trường, nhưng khi OPEC bị Mỹ thao túng thì hoàn toàn phụ thuộc Mỹ. Mỹ muốn giá dầu cao là cao, muốn thấp là thấp vì hầu như các quốc gia xuất khẩu dầu ở Trung Đông đều do Mỹ chi phối, dựng lên, nếu không thì Mỹ đã chẳng phải tốn bao nhiền tiền của và người để bình định Trung Đông trong suốt thời gian qua. Vì thế, Mỹ đã, đang sử dụng giá dầu toàn cầu như một vũ khí lợi hại để đánh Nga và Nga đã thấm đòn.
Quả thật đúng khi người ta ví von “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết oan”. Venezuela, Nigeria …là những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất, khi giá dầu đã giảm hơn 30% kể từ tháng sáu, thấp hơn mức giá ở điểm hòa vốn của các quốc gia này. Ngay cả IS một tổ chức khủng bố, khi giá dầu tuột dốc cũng làm cho nguồn thu của IS bị giảm, đồng nghĩa với việc tuyển dụng lính, mua vũ khí lậu…gặp khó khăn lớn.
Đối với Nga, Nga cần giá dầu tối thiểu ở mức 107 USD/thùng để duy trì một ngân sách cân bằng cho năm 2015, nếu giá dầu cứ lao dốc trong khi 50% GDP của Nga là nhờ vào xuất khẩu dầu thì nền kinh tế Nga bị suy thoái trong một tương lai gần là không tránh khỏi.
Đây là đòn rất hiểm mà Mỹ tung ra khiến cho không những Nga mà các nước khác liên quan cũng lao đao. Tuy nhiên, hiệu quả của nó phụ thuộc vào thời gian, nếu thời gian càng kéo dài thì sự tàn phá của nó càng lớn và ngược lại.
Hệ lụy của việc sử dụng vũ khí khí đốt và dầu lửa
Nếu như châu Âu bị Ukraine khống chế tuyến đường ống khí đốt thì châu Âu sẽ làm gì? Châu Âu sẽ làm mọi cách vì sự ấm áp của dân châu Âu nhưng sẽ không bao giờ có cách tấn công trước vào nước Nga. Đó là các xử lý của phương Tây khi chưa phải bị cùng đường, trong khi đó, Nga đang ở địa vị và tình thế khác hẳn.
Nga là một cường quốc quân sự hùng mạnh, một cường quốc hạt nhân, Nga đang ở trong một tình thế bị dồn đến chân tường, nền kinh tế “đang suy kiệt” trong lúc phải đối mặt với những lệnh cấm vận kinh tế nặng nề của châu Âu và Mỹ. Nga sẽ làm gì?
Nếu như phương Tây và Mỹ xem đây là một kết quả tốt để tăng áp lực với ông Putin nhằm kiềm chế Tổng thống Nga trong vấn đề Ukraine, khuất phục nước Nga…thì đây là một sự ngộ nhận cực kỳ nguy hiểm cho khu vực châu Âu và thế giới.
Thực tế là trừng phạt, cấm vận của EU đối với Nga đã có tác dụng, nhưng đòn làm Nga liêu xiêu hơn cả là đòn giảm giá dầu lửa. Đồng rúp rớt giá…nền kinh tế Nga đã có dấu hiệu suy thoái... Tuy nhiên, tại sao ngân sách quốc phòng của Nga tăng mạnh, Nga sẽ chi quân sự mức kỷ lục trong năm 2015,  với số tiền 3,3 ngàn tỷ rúp (62 tỷ USD) để mua thêm tàu ngầm, máy bay, tên lửa cùng vũ khí cho quân đội Nga và dự kiến năm 2015 sẽ có hàng nghìn cuộc tập trận lớn của quân đội…Tiếp theo là một loạt các hoạt động của lực lượng không quân, hải quân Nga đã được NATO cho rằng là nguy hiểm đến an ninh châu Âu?…Vậy, lý giải hiện tượng này như thế nào?
Một là khả năng chịu đựng của nền kinh tế Nga không như Mỹ và phương Tây tưởng; khả năng đoàn kết, ý thức dân tộc của người dân Nga trước danh dự, vận mệnh của Tổ quốc sẽ không như Mỹ và phương Tây tưởng sẽ xuất hiện “cách mạng màu”…Nga tin tưởng sẽ sẽ vượt qua được tình thế kinh tế ngặt nghèo này.
Hai là Nga sẽ sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề khi an ninh nước Nga (bao gồm chính trị, quân sự, kinh tế) bị đe dọa nghiêm trọng tại thời điểm bế tắc mọi biện pháp hòa bình. (không thế thì mua súng ống đạn dược làm gì, đúng không?)
Nếu Nga ra tay đánh sập toàn bộ các giếng dầu của những quốc gia bán phá giá dầu ở Trung Đông thì liệu Mỹ có dám phát động một cuộc chiến tranh tổng lực với Nga hay không?
Ukraine là một mồi lửa để làm bùng nổ thùng thốc súng chiến tranh thế giới, nhưng mồi lửa đó luôn bị người chơi khống chế, kiểm soát để chúng không được phép gần giới hạn nguy hiểm vì NATO không muốn chiến tranh với Nga, nhưng mồi lửa Trung Đông lại có tính nguy hiểm khác. OPEC đừng mơ mộng đem cái thứ băng tuyết ra để tước đoạt mạng sống của gấu Nga. Một hành động đối đầu không tưởng.

2 nhận xét:

  1. Năm ni giáng sinh lạnh quá eng nợ, chúc eng vui khỏe bình yên nơi đảo xa dấu yêu nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  2. nói chung Mỹ và Phương Tây chơi Nga không dễ

    Trả lờiXóa