Thứ Tư, 27 tháng 5, 2015

Mỹ vạch “làn ranh đỏ” cho Trung Quốc trên Biển Đông


Mỹ đã ra tay sớm trên Biển Đông khiến Trung Quốc chỉ có thể lùi đến “làn ranh đỏ” mà Mỹ đã vạch ra…
Mâu thuẫn Mỹ-Trung Quốc trên Biển Đông là không thể thỏa hiệp.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông trên bản đồ “đường lưỡi bò” họ đưa ra. Cơ sở của cái “lưỡi bò” này là Trung Quốc cho rằng 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là chủ quyền của họ, do đó, 200 hải lý bao quanh 2 quần đảo này là khu vực đặc quyền kinh tế, đặc quyền quân sự của Trung Quốc.
Tuyên bố đầy tham vọng của Trung Quốc vấp phải 2 vấn đề lớn. Thứ nhất là về chủ quyền. Đây là điều không thể chấp nhận được đối với những quốc gia đang tranh chấp, đã bị Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm. Đồng thời, Trung Quốc đã bất chấp UNCLOS mà chính họ là thành viên nên tính pháp lý của tuyên bố, của hành động, là phi pháp.
Thứ hai là Biển Đông có “tính quốc tế” vô cùng lớn. Biển Đông không những là “đường sinh mạng” của Trung Quốc như chính họ đánh giá mà Biển Đông còn là khu vực tạo nên “hành lang an ninh” của nhiều quốc gia châu Á-TBD trong đó có Việt Nam. Biển Đông lại là một khu vực địa chính trị, địa quân sự, địa kinh tế rất quan trọng mang tính toàn cầu. Do đó, xung đột lợi ích quốc gia với các cường quốc như Mỹ là không thể tránh khỏi.
Đối với Mỹ. Khi Trung Quốc chiếm trọn Biển Đông thì có 3 vấn đề trầm trọng lớn về chiến lược xảy ra với Mỹ.
Một là: Mỹ bị Trung Quốc đánh bật ra khỏi Biển Đông không chỉ về quân sự mà lớn hơn là vai trò, ảnh hưởng đến khu vực địa chính trị quan trọng nhất của châu Á-TBD là khối ĐNA cũng bị “bật bãi”. Lúc này, chiến lược “xoay trục” của Mỹ sang châu Á-TBD bị phá sản.
Hai là: Tuy Mỹ không có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc trên Biển Đông nhưng lợi ích quốc gia của Mỹ trên Biển Đông là tự do hàng hải, hàng không, cũng như cam kết bảo vệ tự do hàng hải, hàng không của một cường quốc quân sự số 1 thế giới là Mỹ bị thách thức.
Có 70% khối lượng dầu mỏ nhập khẩu và khoảng 45% khối lượng hàng hoá xuất khẩu của Nhật Bản được vận chuyển qua Biển Đông…
Ngay với Australia, tưởng như “miễn nhiễm” với sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, nhưng hơn 2/3 hàng hóa xuất khẩu và 1/2 lượng nhập khẩu cũng đều phải qua tuyến hàng hải Biển Đông…
Với số liệu lạnh lùng đó, chứng tỏ an ninh hàng hải với Nhật Bản, Úc...trên Biển Đông là sự sống còn của nền kinh tế, do đó cũng là sự sống còn của an ninh quốc gia. Và, điều gì sẽ xảy ra khi Trung Quốc khống chế, kiểm soát toàn bộ Biển Đông? Không khó để đoán biết một loạt các nước đồng minh với Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc…hoặc trở thành chư hầu của Trung Quốc hoặc bị Trung Quốc bắt làm “con tin”.
Ba là:  Khi Mỹ không chấp nhận “chia đôi cai quản Thái Bình Dương” với Trung Quốc thì Biển Đông là tuyến xuất phát tấn công “chia đôi TBD” với Mỹ thuận lợi nhất. Lúc này tuyến phòng thủ ngăn chặn Trung Quốc trên biển Hoa Đông của Mỹ-Nhật Bản về cơ bản không còn ý nghĩa khi Hawai của Mỹ bị đe dọa trực tiếp từ phía Tây, có nghĩa là an ninh nước Mỹ ở phía Tây bị đe dọa.
Như vậy, đây là 3 vấn đề có tính chiến lược sống còn tại châu Á-TBD của Mỹ mà Biển Đông được coi như tâm điểm, là khu vực “quyết chiến chiến lược” giữa 2 thế lực do Mỹ đứng đầu và Trung Quốc. Đương nhiên, Trung Quốc không bao giờ chấp nhận chiến lược thù địch của Mỹ đối với một cường quốc kinh tế và quân sự mà không cố gắng hành động để chống trả.
Chính vì thế, tính chất sự đối đầu Mỹ-Trung Quốc tại Biển Đông là không thể thỏa hiệp, khoan nhượng với Mỹ.
Sự xuất hiện của Mỹ trên Biển Đông chính là nhu cầu tất yếu bởi chiến lược Mỹ về châu Á-TBD bị Trung Quốc thách thức, xâm hại. Sự xuất hiện này không phải vì Việt Nam, để ngăn chặn Trung Quốc cho Việt Nam…đương nhiên, có sự trùng hợp nhất định trong lợi ích của Việt Nam trên Biển Đông.
Trên Biển Đông, Mỹ hay Trung Quốc, ai sẽ lùi?
Trong 3 lần (thế giới gọi là 3 lần khủng hoảng eo biển Đài Loan) hành động của Trung Quốc bị Hải quân Mỹ, với sức mạnh vượt trội, răn đe, can thiệp đều phải xuống thang, từ bỏ ý định.
Đặc biệt, cuộc khủng hoảng lần thứ 3 từ 7/1995 đến 11/3/1996. Trung Quốc tiến hành tập trận quanh đảo Đài Loan và phóng tên lửa bay qua hòn đảo này. Lập tức Mỹ điều 2 nhóm tàu sân bay chiến đấu đi vào eo biển Đài Loan khiến Trung Quốc lùi bước, xuống thang để “tránh xung đột với Mỹ” và cũng trong năm đó, năm 1996, Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS.
Hiện nay, liệu có xung đột quân sự của Mỹ và Trung Quốc trên Biển Đông không?
Trước hết, Đài Loan chỉ có ý nghĩa về chính trị với Trung Quốc mà thôi trong khi Biển Đông nó gồm cả ý nghĩa quân sự và kinh tế. Biển Đông quan trọng hơn Đài Loan. Vì thế quyết tâm của Trung Quốc có thể cao hơn so với tình thế Đài Loan.
Các “hỏa lực mồm” từ Hoàn Cầu thời báo đã nổ ầm ầm, nhưng về khả năng, thực lực Hải quân Trung Quốc PLAN vẫn chưa đủ tuổi để đối đầu với Hải quân Mỹ.
Đánh giá của chuyên gia quân sự Nga trước đây, giờ vẫn chưa thay đổi là: Muốn diệt 1 hạm đội sân bay Mỹ, PLAN phải mất 40% lực lượng. Với một giá đắt như vậy, giới quân sự Trung Quốc sẽ không mạo hiểm. Không những thế, trên Biển Đông Mỹ không chỉ có một mình, vừa có lợi thế địa lý khi các căn cứ quân sự tại Philipines, Singapo, Úc…vây quanh, còn Trung Quốc thì có gì? Các đảo nhân tạo đang dở dang, nhưng dù đã hoàn thành thì không ai hiểu “tuổi thọ” của nó bằng Mỹ và…Việt Nam.
Điểm nóng của sự căng thẳng trên Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc bắt đầu từ việc tàu chiến, máy bay tuần tra của Mỹ bị Trung Quốc tố cáo là xâm nhập vào “không phận”, “lãnh hải” Trung Quốc trên mấy cái đảo Trung Quốc đang xây dựng.
Bản chất của sự đối đầu căng thẳng Trung-Mỹ là nếu Mỹ chấp nhận sự xua đuổi của Trung Quốc có nghĩa là Mỹ chấp nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông như đường “lưỡi bò” đã vẽ. Khi đó Trung Quốc có được Biển Đông, tuyên bố ADIZ, thì hậu quả với Mỹ như phân tích ở trên. Mỹ không thể chấp nhận tình huống này nên bất chấp các cảnh báo của Trung Quốc điều lực lượng sang Biển Đông cùng với các đồng minh như Nhật Bản, Úc, Philipines hành động.
Nếu Trung Quốc không làm gì ngăn cản được các hành động tuần tra của Mỹ và liên minh thì tuyên bố về chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc là vô giá trị. Nghĩa là Trung Quốc chỉ có các đảo đá với vùng lãnh hải là 12 hải lý mà thôi, là thứ mà Mỹ tôn trọng, còn đương nhiên, lúc đó, cái đường “lưỡi bò” sẽ trở nên vô nghĩa.
Đây cũng chính là “làn ranh đỏ” mà Mỹ vạch ra cho Trung Quốc là Trung Quốc phải tuân thủ UNCLOS mà chính Trung Quốc là thành viên.
Tuân thủ UNCLOS (Công ước và luật biển năm 1982) có nghĩa là các đảo trên quần đảo Trường Sa dù tự nhiên hay nhân tạo đều không có vùng đặc quyền kinh tế EEZ rộng 200 hải lý, chỉ có lãnh hải 12 hải lý.

Chúng ta chờ xem ai sẽ lùi trên Biển Đông.

Nước cờ bí hiểm của Việt-Nga trên Biển Đông


Dư luận thế giới và các nhà bình luận quân sự đã râm ran lên chuyện đối đầu quân sự của Mỹ-Trung trên Biển Đông, thậm chí vẽ ra các tình huống xung đột quân sự một khi Mỹ tiến vào khu vực 12 hải lý quanh đảo nhân tạo của Trung Quốc...Có điều đa phần nghiêng về kết luận Mỹ và Trung Quốc không bao giờ xung đột quân sự với nhau và chuyện Mỹ tăng cường lực lượng quân sự trên Biển Đông để ngăn chặn Trung Quốc, thách thức tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông cũng chỉ là mới chủ yếu là dự định.
Tuy nhiên, có một điều thực sự thách thức trực tiếp “ngay và luôn” đến tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc trên Biển Đông của Liên bang Nga thì ít bị để ý đến.
Biển Đông là nơi tranh chấp quyết liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, là nơi đụng độ chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang xảy ra rất gay gắt, là nơi mà Nhật Bản cũng sẵn sàng can thiệp bằng quân sự khi an ninh quốc gia bị nguy hại…thì ai cũng biết, vậy Liên bang Nga ở đâu trên Biển Đông? Nga đang ngồi yên nhìn các cường quốc tranh chấp một khu vực có tầm chiến lược toàn cầu?
Lợi ích quốc gia Nga trên Biển Đông
Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Liên Xô cũ kết hợp với Việt Nam thành lập công ty góp vốn, cùng liên thủ khai thác mỏ Bạch Hổ ở Biển Đông, sản lượng khai thác chiếm một nửa tổng sản lượng dầu thô của Việt Nam. Đến nay, đây vẫn là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam.
Theo thống kê, đến nay Nga đã trở thành đối tác hợp tác nước ngoài lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Nga đã trở thành chỗ dựa lớn nhất của cộng đồng kinh tế do Việt Nam liên kết với các cường quốc trên thế giới tạo nên trên vấn đề Biển Đông. Các công ty dầu mỏ phương Tây khác như Exxon Mobil, BP, TOTAL những năm gần đây mới góp vốn với Việt Nam khai thác dầu khí.
Nga hợp tác với Việt Nam bởi Nga được chia sẻ lợi ích kinh tế to lớn tại Biển Đông, đồng thời đảm bảo được lợi ích an ninh, mang tính chiến lược toàn cầu của Liên bang Nga thời Putin trước một Trung Quốc hung hăng đang trỗi dậy.
Quân cảng Cam Ranh đã từng là căn cứ quân sự của Nga đến năm 2001 phục vụ cho chiến lược toàn cầu của Nga thì ngày nay với quan hệ truyền thống, thủy chung, tin cậy lẫn nhau giữa 2 nước, Nga được Việt Nam ưu tiên sử dụng theo thỏa thuận đã ký.
Với Mỹ, từ khi Trung Quốc trỗi dậy, không che đậy mưu đồ bá chủ thế giới thì Mỹ chính thức nhảy vào Biển Đông bằng tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ H.Clinton vào tháng 7/2010 tại Hà Nội “Mỹ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông” đã khiến Trung Quốc nhảy dựng, phản đối quyết liệt.
Xét ở góc độ chiến lược thì “lợi ích quốc gia” của Mỹ tại Biển Đông chủ yếu là để ngăn chặn Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà”, thành khu “đặc quyền quân sự”, tiến xuống phía Nam thách thức vị thế, quyền lực của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khống chế tuyến hàng hải trên Biển Đông và đe dọa an ninh của đồng minh Nhật Bản, Úc…
Chiến lược “xoay trục” sang châu Á-TBD của Mỹ mới chỉ trên giấy tờ, do đó, về lợi ích thực tế trong cấu trúc hiện nay ở Biển Đông, Mỹ là kẻ đến sau Nga, kể cả Trung Quốc cũng vậy thôi.
Nhưng, tuy đến sau Nga nhưng lợi ích an ninh của Mỹ trên Biển Đông lại có tính “sống còn”, cấp thiết, hơn Nga. Nếu Trung Quốc chiếm được Biển Đông thì Nhật Bản, đồng minh của Mỹ sớm muộn gì cũng trở thành chư hầu và Mỹ đã quá muộn khi nhận lời đề nghị “chia đôi TBD”, bởi lúc đó Trung Quốc muốn nhiều hơn nữa. Vì thế, Biển Đông hiện giờ được coi như là khu vực “quyết chiến chiến lược” của 2 cường quốc Trung-Mỹ, nhưng loại Nga hay không để ý đến Nga trên khu vực này là một sai lầm chiến lược.
Chắc chắn Mỹ và phương Tây đã có bài học về bất chấp lợi ích Liên bang Nga, cảm giác an ninh Nga sẽ bị Nga giáng trả như thế nào. Chính Mỹ cũng đang phàn nàn, lo ngại khi các máy bay chiến lược của Nga đi tuần tra được tiếp dầu ở quân cảng Cam Ranh.
Nga “tuyên bố” gì trên Biển Đông?
Nga không tuyên bố gì mà chỉ hành động.
Khi việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông đang bắt đầu mưng mủ trước âm mưu bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông, Nga bán cho Việt Nam những trang bị vũ khí đời mới lợi hại, chuyên dùng cho xung đột tại Biển Đông. Những hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm tàu ngầm lớp Kilo 636, máy bay chiến đấu Su-27, máy bay Su-30 và nhiều tên lửa đối hải, radar…loại vũ khí nào mà Nga bán cho Việt Nam cũng có tính năng tiên tiến hơn hẳn các vũ khí cùng loại bán cho các nước khác. Có loại vũ khí như Bastion-P thì ngoài quân đội Nga ra chỉ có Việt Nam, điều này nói lên độ tin cậy, lòng tin chiến lược của 2 nước Nga-Việt…
Các loại vũ khí lợi hại này đã nhanh chóng hình thành sức chiến đấu và hoạt động khắp nơi thuộc vùng Biển Đông và biển phía Đông Trung Quốc, tạo ra sự đe dọa khá lớn đối với các thế lực bành trướng, nhằm đảm bảo an toàn cho việc khai thác các mỏ dầu của Việt Nam-Nga, đồng thời kìm Trung Quốc “lăm le” tại vùng Viễn Đông của Nga.
Mỗi lần Biển Đông có dấu hiệu nóng lên là mỗi lần Nga xuất hiện theo cách riêng mà chỉ Nga và Việt Nam mới hiểu. Những chiếc tàu ngầm, những chiếc Gepard chống ngầm xuất hiện đúng lúc, trước thời hạn, đã tạo ra một sức mạnh có tính răn đe lớn trên Biển Đông.
Nga tận tâm “đầu tư công nghệ” giúp Việt Nam biến quân cảng Cam Ranh, một căn cứ quân sự có vị trí, địa thế lợi hại bậc nhất trên thế giới, tạo ra một sức mạnh răn đe lớn và…tất nhiên, Nga và Việt Nam đầu tư bao nhiêu tiền của vào Cam Ranh không phải để biến Cam Ranh “hữu danh vô thực”, không phải để ngồi nhìn các thế lực khác khống chế toàn bộ Biển Đông…Một hạm đội tàu ngầm của Việt Nam đã xuất hiện “làm thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông” như các nhà quân sự nước ngoài đánh giá…có sự giúp đỡ to lớn, quý báu của Nga.
Vì vậy, trong mối quan hệ Nga-Trung, Tiết Lý Thái, nghiên cứu viên Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford đã đánh giá rất chính xác rằng: “Hiện nay, Nga ngoài mặt vẫn giữ thái độ tươi cười với Trung Quốc, trong ngoại giao thì nói ý cay bằng lời ngọt, trong hành động thì chỉ làm không nói. Nga giống như “con vịt đạp nước”, trên mặt nước thì dường như không có động tĩnh gì nhưng dưới nước lại giở võ chân”.
 Tuy thế, chúng ta thừa hiểu rằng, nếu Trung Quốc gây ra xung đột với Việt Nam thì quan hệ Nga-Việt sẽ có ít nhiều bị tác động. Chắc chắn là như vậy, Nga sẽ trung lập trong việc tranh chấp trên Biển Đông, nghĩa là không đứng về Trung Quốc hay Việt Nam, không ra mặt giúp Việt Nam như thời chống Trung Quốc năm 1979…
Nhưng…bởi vì, Việt Nam đã đủ “lớn”, bởi vì, cái Việt Nam cần ở Nga thì đã có, đang có và sẽ có.
Chúng ta cú thử tưởng tượng, nếu như một quả tên lửa Iskander có thể hủy diệt một trung đoàn bộ, thì đảo nào lớn nhất ở quần đảo Trường Sa cũng chỉ cần không quá 2 quả. Vậy thì bất cứ đảo nào trên quần đảo Trường Sa dù là nhân tạo hay tự nhiên, làm căn cứ quân sự thì không có tuổi thọ khi xung đột quân sự xảy ra trên Biển Đông.
Thật ngây thơ khi cho rằng Việt Nam chỉ có mấy thứ vũ khí như máy bay, tàu ngầm, tên lửa…mà báo chí đăng tin. Do đó, những bước đi, những thực thi, trong hợp tác quân sự Việt Nam-Liên bang Nga mới thực sự là những nước cờ bí hiểm trên bàn cờ chiến lược Biển Đông.
Có thể nói, sự xuất hiện của Mỹ trên Biển Đông với hành động thách thức tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc đã trở thành một “đồng minh chiến thuật” tự nhiên của Việt Nam. Sự xuất hiện này cùng với những tuyên bố cứng rắn trong việc thực thi chiến lược “xoay trục” của Mỹ đã bóp chết âm mưu tuyên bố ADIZ trên Biển Đông của Trung Quốc tuy quá muộn với việc xây dựng đảo nhân tạo làm hỏng “phong thủy” trên Biển Đông mà Trung Quốc đang tiến hành.
Không chỉ có Mỹ mà nhiều nước khác cũng có lợi ích quốc gia trên Biển Đông đã chứng tỏ “tính quốc tế” của Biển Đông là hiện thực, rõ ràng. Do vậy, tham lam muốn chiếm trọn Biển Đông là điều không thể và bị quốc tế phản đối, ngăn chặn là tất yếu.

Việt Nam, lợi ích quốc gia, không những thế cả an ninh quốc gia cũng gắn chặt với Biển Đông, Việt Nam sẽ không ngồi nhìn khi điều đó bị xâm hại bởi bất cứ ai.

Thứ Sáu, 15 tháng 5, 2015

An ninh Việt Nam trước tư thế quân sự của Mỹ-Nhật trên Biển Đông?


Quốc tế hóa Biển Đông là sách lược của Việt Nam trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo là một trong những nội dung giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế UNCLOS.
Kể từ vụ hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 đến nay, Trung Quốc càng ngày càng thể hiện quyết tâm chiếm đoạt Biển Đông, biến Biển Đông thành “ao nhà” của mình.
Với khả năng của một quốc gia có nền kinh tế thứ 2 thế giới, Trung Quốc bất chấp DOC, UNCLOS ngang nhiên bồi đắp đảo nhân tạo trên quần đảo Trường Sa để tạo ra những căn cứ quân sự, sẵn sàng lập ADIZ trên Biển Đông…hòng khống chế Biển Đông, tuyến hàng hải quốc tế. Dù đó có thể là một “Vạn lý trường thành bằng cát trên biển” hay gì đi nữa thì hành động đó của Trung Quốc là vô cùng nguy hiểm cho an ninh khu vực và an toàn hàng hải thế giới.
Đương nhiên, hành động này đã xâm phạm đến lợi ích quốc gia của Mỹ và đặc biệt là của Nhật Bản và buộc Nhật Bản và Mỹ phải thay đổi “tư thế quân sự”.
Rõ ràng, hành động quân sự của Trung Quốc ảnh hưởng đến an ninh Nhật không phải đến từ Senkaku mà từ Biển Đông mới là mối nguy hiểm lớn. Mất Senkaku, Nhật Bản chỉ mất một hòn đảo nhưng mất Biển Đông, Nhật Bản bị bóp nghẹt cửa hầu của nền kinh tế mang tính “quốc đảo”.
Với Mỹ, Biển Đông không chỉ là một tuyến hàng hải quốc tế như eo biển Hocmuz hay kênh đào Xue mà mất Biển Đông, khu vực địa chính trị cực kỳ quan trọng tại Đông Nam châu Á của Mỹ bị mất trắng về tay Trung Quốc và do đó, chiến lược xoay trục sang châu Á-TBD của Mỹ bị sụp đổ hoàn toàn. Nước Mỹ phải đối phó nguy hiểm với một vị trí xuất phát tấn công có lợi của Trung Quốc trên Tây TBD và chiến lược bao vây, kiềm chế Trung Quốc bị phá sản.
Tàu khu trục USS Sampson và USS Pinkney của hải quân Mỹ trên biển Đông
Do địa chiến lược về chính trị, quân sự, kinh tế của Biển Đông quan trọng như vậy nên Mỹ, Nhật Bản buộc phải đối đầu với Trung Quốc trên Biển Đông là không có gì lạ.
Sự thay đổi lớn đường lối quốc phòng của Nhật Bản trong và sau chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã đi đến một điểm kết là Mỹ-Nhật cùng nhau tuần tra chung trên Biển Đông, hiểu nôm na là Nhật Bản và Mỹ sẵn sàng tác chiến hỗ trợ nhau trên Biển Đông nếu tình huống xung đột quân sự xảy ra.
Như vậy, hiện nay trên Biển Đông có 2 mâu thuẫn lớn xảy ra. Một là mâu thuẫn giữa Trung Quốc với Mỹ-Nhật Bản và mâu thuẫn giữa Trung Quốc với các nước tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông trong đó có Việt Nam.
Một bất ngờ lớn xảy ra khi những nước có tính an bài nhất trên khu vực như Singapo, IndonesiaMalaysia lại đang tổ chức tuần tra chung trên Biển Đông. Đây là một thông điệp nhưng cũng là một phản xạ có điều kiện trước mối nguy hiểm bởi hành động quyết tâm, bất chấp của Trung Quốc để chiếm trọn Biển Đông. Phải chăng, Mỹ cùng Nhật Bản đang đưa Indo, Malaysia, Sing và Philipines vào cuộc và thật như vậy thì Trung Quốc sẽ gặp vô vàn khó khăn.
Với Việt Nam, việc quốc tế hóa Biển Đông dựa trên luật pháp quốc tế UNCLOS là sách lược của Việt Nam trong chiến lược bảo vệ chủ quyền biển đảo là một trong những nội dung giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình hiệu quả nhất.
Việc Trung Quốc mở rộng những đảo, bãi cạn mà họ chiếm đoạt của Việt Nam vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, an ninh Việt Nam.
Về đối nội, Việt Nam đương nhiên, không ngồi nhìn mà hành động bằng mọi cách để bảo vệ chủ quyền biển đảo, tạo ra sức mạnh răn đe lớn. Sẵn sàng cho mọi tình huống xấu nhất khi Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ trên Biển Đông.

Về đối ngoại, Việt Nam hoàn toàn ủng hộ những hành động chống Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông của Mỹ và Nhật Bản, sẵn sàng chấp nhận những sự giúp đỡ quý báu về tinh thần, vật chất phương tiện để bảo vệ an ninh hàng hải và chủ quyền biển đảo của các nước lớn có lợi ích quốc gia ở Biển Đông nhưng sẽ không làm phức tạp thêm tình hình. Việt Nam phải khôn khéo, tỉnh táo, cảnh giác để làm chủ tình hình tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bởi một điều rất đơn giản là Mỹ và Trung Quốc chẳng bao giờ đánh nhau.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Việt Nam đang ngồi nhìn?


Trung Quốc giàu có thì nó làm đảo nhân tạo; xây sân bay. Còn Việt Nam có sẵn rồi, chỉ củng cố và bố trí cái gì để phá. Phá và xây thì đương nhiên phá dề hơn xây nhiều lần. Việt Nam đách sợ bố con thằng nào. Chúng mày cứ đưa J-15 hay J-100 ra đó mà canh. Rằng chỉ cách TP HCM mấy trăm km, cách Cam Ranh mấy chục phút bay...như các học giả TQ giỏi chơi game đe dọa. Đưa ra đi, càng nhiều càng tốt... 
Ông Thiềm Thừ đã đưa 2 ảnh này ở đảo Sinh Tồn (ảnh trên là thời điểm 4/2014 và dưới là 4/2015) lên blog, lộ bí mật rồi thì nói luôn. 

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít – kính chiếu yêu!


Bất chấp giá trị đạo đức, giá trị lich sử trong trò chơi địa chính trị là hành vi bẩn thỉu.
Gần 30 trong số 60 các nguyên thủ quốc gia tẩy chay, từ chối lời mời của Nga sang dự lễ mừng 70 năm ngày chiến thắng phát xít. Ý thức hệ hay là một trò chơi địa chính trị bẩn thỉu?
Ý thức hệ? Không phải! Bởi chỉ trừ lũ phát xít mới nổi lên ở Ukraine, cả thế giới từ trước đến nay đều coi phát xít Đức-Ý-Nhật là thảm họa, và ngay cả Mỹ, Anh…cũng là đồng minh của Liên Xô chống phát xít Đức và phát xít Nhật thì cho rằng thế giới căm thù ngày chiến thắng 9/5/1945 là không có, ngày chiến thắng đó là ngày chiến thắng chung của nhân loại yêu chuộng hòa bình. Chiến thắng đó có sự đống góp to lớn của Liên Xô, Mỹ, Anh…trong đó quyết định nhất là Liên Xô khi hơn 20 triệu người đã chết. Chỉ riêng trong trận Stalingrad, trận chiến thay đổi kết cục chiến tranh thế giới lần thứ 2, số lượng Hồng quân Liên Xô hy sinh bằng tổng số binh sỹ đồng minh hy sinh trong toàn bộ thế chiến đó. Vậy thì vì điều gì?
Trước hết, tẩy chay, từ chối tham dự lễ kỷ niệm chiến thắng phát xít tại quảng trường Đỏ, nơi đã từng tổ chức duyệt binh lần đầu tiên 9/5/1945 khi trước lăng Lenin đã chất đống các kỳ hiệu, phiên hiệu của 2/3 lực lượng của Đức quốc xã bị đại bại trên mặt trận Xô-Đức…là một sự thiếu tôn trọng, bất kính với những người đã ngã xuống cứu thế giới khỏi thảm họa phát xít, là sự vong ân, bội nghĩa của những quốc gia đã được người Nga giải phóng khỏi gót dày phát xít.
Ba Lan là vật tế thần đầu tiên của phát xít Đức trước khi dày xéo châu Âu. Giải phóng Ba Lan đã có hơn 600.000 Hồng quân Liên Xô hy sinh, vậy nhưng tẩy chay, đả đảo ngày chiến thắng tại quảng trường Đỏ của Ba Lan lại đứng đầu châu Âu. Đúng như một nghị sỹ nước Pháp đánh giá: “Châu Âu là kẻ vong ân bội nghĩa với Liên Xô” là không sai, chúng ta khỏi bàn ở đây. Nhưng hơn 1 triệu quân Quan Đông của Nhật Bản đã từng đè đầu cưỡi cổ Trung Quốc, Triều Tiên bao năm trời chẳng lẽ tự nhiên đầu hàng khi không có máu của Hồng quân Liên Xô?. Thế nhưng Tổng thống Hàn đã từ chối thẳng thừng, tẩy chay lễ kỷ niệm chiến thắng…thì với văn hóa châu Á, đó là gì nếu như không phải là sự phản bội, vong ân, ít nhất là với những người đã ngã xuống vì thảm họa phát xít kể cả những người phụ nữ Triều Tiên làm “đồ chơi” cho lính Nhật? Điều buồn cười là Hàn Quốc lại yêu cầu Nhật Bản xin lỗi này nọ…Vậy, Nhật Bản xin lỗi Hàn Quốc điều gì, tại sao lại phải xin lỗi Hàn Quốc cơ chứ!.
May thay, người Triều Tiên trên bán đảo này không chỉ có mỗi bà Tổng thống và ông Chủ tịch của 2 miền Nam, Bắc mà còn có ngài Ban Ki-moon,  dù bị nhiều sức ép, nhưng bằng hành động của mình, ông Ban Ki-moon đã chuộc lỗi và dạy cho người Triều Tiên một bài học về đạo đức rằng, trên đời này còn có những thứ quan trọng hơn chính trị đó là đừng bao giờ và không bao giờ để dân tộc mang tiếng là một dân tộc tráo trở, một dân tộc phản bội.
May thay, hành động tẩy chay ngày chiến thắng của gần 30 quốc gia không tham dự lễ kỷ niệm tại Nga mà đa số là các nước phương Tây phần lớn là bị ép buộc của ai đó, từ trong sâu thẳm không phải là sự vong ân, bội nghĩa, mà đó chỉ là trò chơi địa chính trị bẩn thỉu mà thôi.
Bẩn thỉu là vì trò chơi địa chính trị lại bất chấp giá trị đạo đức, giá trị lịch sử đã biến ngày lễ thiêng liêng này thành đường lối để kiềm chế, cô lập, chống Nga.
Tại sao trước đây, những năm chẵn ngày chiến thắng luôn được các nguyên thủ quốc gia đến dự lễ duyệt binh tại quảng trường Đỏ như là một vinh dự thì nay lại thay đổi?
Đó là gì nếu như không phải muốn cô lập Nga, hạ thấp uy tín nước Nga trên trường quốc tế trong cuộc khủng hoảng Ukraine?
Chẳng có gì lạ khi Mỹ-phương Tây không bóp chết được nước Nga trong vụ khủng hoảng Ukraine, NATO đã bị Nga chặn lại tại Ukraine, NATO không đẩy được Nga ra khỏi Biển Đen lại còn mất Crimea.
Chẳng có gì lạ khi Nga, sau vụ khủng hoảng Ukraine đã trở nên hùng mạnh, thách thức vai trò địa vị thống trị của Mỹ tại châu Âu và thế giới, chấm dứt trật tự đơn cực do Mỹ thiết lập và lãnh đạo. Và do đó, không ai khác, Mỹ đứng đầu, gây áp lực cho cuộc tẩy chay mừng ngày chiến thắng trên quảng trường Đỏ nước Nga.
Nước Nga không phải là Liên Xô, Tổng thống Nga Putin đã đánh giá quá khứ và hiện tại rất rạch ròi, rằng: “những ai muốn quay lại thời Liên Xô là không có đầu óc, nhưng phủ nhận thành quả của Liên Xô là kẻ không có trái tim”. Vì thế các vị có sức thì cứ bóp chết nước Nga thời Putin, bao vây, cô lập, cấm vận, trừng phạt…nước Nga đó là quan điểm chính trị của mỗi quốc gia, nhưng phủ nhận lịch sử, xuyên tạc lịch sử chiến thắng phát xít trong chiến tranh thế giới lần 2 là hành vi bất kính, vong ân bội nghĩa với những người đã ngã xuống để có ngày 9/5/1945 thiêng liêng của bất kỳ một chính đảng nào, một chế độ nào, một dân tộc nào. Đây là hành động bẩn thỉu không thể chấp nhận.
Bà thủ tướng Đức đã rao giảng gì cho nước Nhật trong chuyến thăm vừa qua khiến Trung Quốc hả dạ thì bà còn nhớ nhưng tại sao bà lại từ chối lời mời của Nga sang dự lễ chiến thắng? Vì bại trận nên xấu hổ hay chưa quên mối thù? Nếu vậy thì bà sẽ không cùng ông Putin đến viếng và đặt vòng hoa tại mộ các chiến sỹ vô danh vào ngày 10/5 tới. Vậy thì rõ ràng, Đức vẫn chưa thoát khỏi sự cai trị của Mỹ. Nhật Bản, Hàn Quốc cũng vậy thôi.

Như vậy, Lễ kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng phát xít đã như một kính chiếu yêu, nhìn rõ những quốc gia trung nghĩa, những quốc gia bị ép buộc, phụ thuộc vào ai đó, những quốc gia hung hăng xuyên tạc; phủ nhận lịch sử, những thành phần phát xít nổi lên…trong một thế giới đầy biến động khi tính đơn cực đã kết thúc. Bắt đầu từ đây, quan hệ quốc tế sẽ có trật tự mới.