Chủ Nhật, 16 tháng 6, 2013

TÀU NGẦM KILO TRONG CHIẾN LƯỢC "VÙNG BIỂN SẠCH”



Đó là một khu vực, một hướng, mà dưới đó “sạch”, không có tàu ngầm địch và ngư lôi địch uy hiếp tàu chiến mặt nước của Hải quân Việt Nam.
Trước hết phải khẳng định rằng tàu ngầm KILO của Việt Nam không phải là “chiếc nỏ thần” như của An Dương Vương. Bởi vì không những nó ít ỏi mà đằng sau nó đang còn nhiều thách thức từ việc điều động tàu cho đến sử dụng trong tác chiến…mà đòi hỏi bản lĩnh và trí tuệ cao.
Cần lưu ý là cả hai cuộc chiến thế giới đều kết thúc với thất bại chính thức của ý tưởng chiến tranh tàu ngầm. Sau Thế chiến I là bởi việc ứng dụng hệ thống các đội tàu có áp tải và thiết bị thủy âm ASDIC, trong Thế chiến II là sự ứng dụng radar và máy bay…đã làm cho tàu ngầm trở thành “con mồi” thay vì “kẻ đi săn”.
Ngày nay, dù tầu ngầm được phát triển vượt bậc thì các phương tiện săn ngầm cũng không kém, khiến cho tàu ngầm phải thêm một chức năng sống còn nữa là lẫn trốn. Cho nên, theo logic đó thì hy vọng hoàn toàn về tàu ngầm trong tương lai là điều xa xỉ.
Nhưng tại sao tàu ngầm vẫn là “thực đơn” không thể thiếu, rất quan trọng của Hải quân các quốc gia ven biển?
Tại vì thứ nhất là, nói gì thì nói, tất cả những gì thuộc về tàu ngầm và lực lượng săn ngầm đều là lý thuyết suông. Thế giới hơn 68 năm nay lực lượng tàu ngầm, lực lượng săn ngầm chưa có cuộc chiến đấu nào cùng nhau hoặc đối đầu nhau, trong khi những gì thu được từ cuộc chiến trên quần đảo Manvinat đã trở nên quý hiếm mà chưa đủ đô để kiểm nghiệm.
Thứ hai là tàu ngầm tỏ ra quá nguy hiểm, lợi hại đối với những quốc gia và các phương tiện lưu thông trên biển mà khả năng chống ngầm hạn chế khiến rất dễ bị tổn thương.
Cuối cùng là, mỗi quốc gia có cách sử dụng tàu ngầm khác nhau cho mục đích khác nhau. Như tuyên bố của tướng Phùng Quang Thanh-Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam là “tàu ngầm KILO chỉ để bảo vệ vùng biển của Việt Nam, gồm thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế và lãnh hải của Việt Nam, không có mục đích sử dụng nào khác”.
Tình hình hiện nay, với vũ khí trang bị phòng thủ biển hiện có thì Việt Nam đủ sức làm chủ mặt biển và không hải phận. Còn lòng biển và đáy biển?
Sự xuất hiện lữ đoàn tàu ngầm KILO của Việt Nam cũng không nằm ngoài bối cảnh đó và dĩ nhiên được kỳ vọng là phải hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ được giao phó, trong đó nhiệm vụ ngăn chặn, tiêu diệt tàu ngầm địch trong vùng biển của ta đồng nghĩa với việc bảo vệ cho tàu chiến mặt nước của chúng ta không bị tàu ngầm địch uy hiếp là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất mang tính sống còn.
Nếu chúng ta không ngăn chặn được tàu ngầm địch, để chúng lọt vào tuyến phòng thủ thì chiến lược chống tiếp cận bị phá sản, đặc biệt khi đó coi như phần “mềm” hải chiến du kích đã bị “virus” tấn công, thế trận phòng thủ mất liên hoàn, không hỗ trợ được cho nhau nên sẽ rất khó khăn để các lực lượng thực hiện nhiệm vụ.
Chẳng hạn, khi tàu ngầm địch được tung hoành chỉ cần ở vùng giáp lãnh hải thì nó hoàn toàn ngăn chặn hoạt động của tàu mặt nước chúng ta triển khai đến vị trí xuất phát tấn công (một tiền đạo nhận bóng để tấn công ở giữa sân và ở sát cầu môn thì vị trí nào tấn công sẽ nguy hiểm cho đối phương hơn?). Các tàu phóng lôi, tên lửa Việt Nam giống như cánh tay nối dài của Bastion-P và được hệ thống này bảo vệ không sợ tàu chiến mặt nước của địch tấn công trong phạm vi 300 km tính từ bờ. Nếu lực lượng này mà bị tàu ngầm địch uy hiếp, triệt hạ thì coi như hệ thống Bastion-P không còn tác dụng cho bảo vệ Trường Sa. Khi Trường Sa bị tấn công thì sự hỗ trợ của tàu chiến mặt nước bị cắt đứt, kẻ địch được rảnh tay chỉ đối phó với Không quân Việt Nam và đương nhiên Không quân Việt Nam sẽ phải một mình thực hiện nhiệm vụ khó khăn, nặng nề hơn.
Đó là lý do vì sao Việt Nam còn sắm thêm 2 chiếc Gerpad chuyên về chống ngầm và nếu như không nhầm thì trong mỗi chiếc tàu ngầm KILO Việt Nam tính năng chống ngầm được ưu tiên nhất, cấp thiết nhất.
Chống ngầm hiệu quả nhất là dùng tàu ngầm để chống tàu ngầm, vì vậy, ít nhất có 2/6 KILO chuyên về chống ngầm. Và, nếu như Việt Nam mua thêm máy bay chống ngầm của ai đó thì không có gì thắc mắc.
Đương nhiên trên một khu vực bảo vệ rộng hơn 1 triệu km vuông biển đảo thì không nhất thiết phải “sạch” hết, tức là không có tàu ngầm địch, không có thủy lôi địch…vì chúng ta không có khả năng, nhưng trên một khu vực cần thiết thì nhất thiết phải tạo ra một khu vực biển “sạch”. Tại sao phải “sạch” thì chúng ta đã hiểu, còn đó là khu vực nào, hướng nào…thì chúng ta không cần biết vì đó là việc của Bộ TM Hải quân.
Như vậy, tàu ngầm Việt Nam xuất hiện cùng với các phương tiện chống ngầm khác sẽ tạo ra được một khu vực biển “sạch” mà ở đó trời của ta, mặt biển của ta, lòng biển của ta. Khu vực biển “sạch” mà ở đó xuất hiện một thế trận như sau:
Thứ nhất, các lực lượng được bảo vệ nhau liên hoàn. Ví dụ: tàu ngầm hoạt động không sợ máy bay săn ngầm địch vì đã có tàu mặt nước và không quân phía trên, tàu chiến cơ động không sợ tàu ngầm và tàu chiến lớn của địch vì có tàu ngầm KILO ở dưới, không quân ở trên và Bastion-P từ bờ…
Các lực lượng này như những dầm chịu lực, cái thì chịu lực nén, cái thì chịu lực xoắn…liên kết với nhau trong một khối-khu vực nên không ngại va chạm. Như vậy có thể nói, độ an toàn khi triển khai tấn công của các lực lượng của ta rất cao.
Thứ hai là cho phép phía phòng thủ hoàn toàn nắm quyền chủ động tác chiến. Nghĩa là Việt Nam có thể sẵn sàng đối đầu một trận khi xác định chắc thắng như kinh nghiệm đánh trận Điện Biên Phủ hoặc có thể chọn trận mà chơi, chọn nơi mà đánh theo cách tập kích hay phục kích.
Không còn nghi ngờ gì nữa, tàu ngầm KILO của Hải quân Việt Nam xuất hiện là nhu cầu tất yếu của thế trận phòng thủ biển đảo. Trong “sơ đồ chiến thuật” này, tàu ngầm KILO không phải là tất cả nhưng là một yếu tố không thể thiếu. Thiếu nó trong khi hệ thống chống ngầm hạn chế thì chiến lược chống tiếp cận bị phá sản. Thiếu nó hải chiến du kích sẽ gặp vô vàn khó khăn, đặc biệt là bảo vệ Trường Sa.
Vậy, tàu ngầm KILO Việt Nam trong hải chiến du kích sẽ thể hiện như thế nào với các lực lượng khác? Thế nào là đòn “3 đánh 1” hay lực lượng phân tán hỏa lực tập trung?
Năm 2011 trong bài viết “Tàu ngầm Việt Nam, nguy cơ mới cho quân xâm lược”, tôi đã nêu một quan điểm: “…như vậy trong tay Việt Nam tàu ngầm hoạt động rất ít giống với quy ước, nó được sử dụng, biến đổi thành rất nhiều chiêu thức nguy hiểm. Nhà sản xuất cũng không nghĩ ra là có lúc nó sẽ như thế. Cũng là giống Hổ, Hổ ở châu Phi có cách săn mồi với những pha rượt đuổi đầy ngoạn mục nhưng Hổ ở Việt Nam không săn mồi như thế vì không có đồng cỏ rộng để rượt đuổi, không có hàng trăm con mồi mà tha hồ lựa chọn. Hổ Việt Nam chỉ rình mồi ở những vị trí mà con mồi hay đi qua và bắt buộc phải đi qua. Và khi con mồi đã trong “tầm vồ” thì ... mới gọi là Chúa sơn lâm”. Rõ ràng rình mồi ở nơi con mồi hay đi qua thì ai cũng biết nên khó thành công, còn rình mồi ở nơi con mồi bắt buộc phải đi qua thì chắc ăn, nhưng làm sao để con mồi “buộc phải đi qua” là cả một nghệ thuật bày mưu, tính kế nhà binh.
Thủy lôi chống ngầm, 24 quả mà KILO mang theo, rải xuống trên tuyến chống ngầm cũng it nhất là làm cho tàu ngầm địch “khựng” lại buộc chúng phải “đi theo lối khác”.
Vậy tàu ngầm KILO Việt Nam có cơ hội nào để rình đúng chỗ địch “bắt buộc phải đi qua”?
(còn tiếp) ngocthong19.5@gmail.com

5 nhận xét:

  1. Tuần mới gặt hái nhiều thành công nhé anh chàng Cá Mập, thứ 7 tuần tới bọn em gặp mặt bạn đi Nga cùng thời cùng nơi làm việc, có các bạn tận HN, NA, QB, ĐN, Huế ra góp vui nữa, chắc vui lắm đây

    Vui khỏe anh nhé ! (~_~)

    Trả lờiXóa
  2. Này nào? giờ nào? ở đâu? Cho biết đi. Biết đâu....

    Trả lờiXóa
  3. Anh mà biết được anh cũng chẳng bay nổi từ BLV về Cửa Tùng gặp mặt với bọn em được mô, thiết kế 1 ngày thứ 7,
    - sáng đưa đón các bạn mọi miền đến
    - Trưa mời cơm ở Đông Hà
    - Chiều đi Cửa Tùng tham quan địa đạo Vĩnh Mốc
    - Tối gặp mặt giao lưu tại Vĩnh Linh có trang hoàng băng rôn nhạc sống đàng hoàng
    - Sáng chủ nhật gặp mặt lại cà phê rồi chia tay

    Chỉ cần 2 ngày đó là trọn vẹn rồi anh ạ, em sẽ mượn máy ảnh chộp nhiều phát làm kỷ niệm, 30 năm chứ ít ỏi chi mô, vô đi chàng Cá Mập ơi (~_~)

    Trả lờiXóa
  4. Chờ mãi nỏ thấy ai vô
    Nên hò hét khan cổ với bạn bè phương xa
    Chúc anh vui khỏe suốt tuần nha (~_~)

    Trả lờiXóa
  5. Trang điểm là việc các phụ nữ quan tâm nên việc sử dụng kem lót kem nền và việc tìm hiểu nhung tac dung cua kem lot trang diem
    Hôm nay chúng tôi chia sẻ cho các bạn cach lam kem duong trang da toan than an toan tai nha
    Sử dụng viên nhau thai cừu được nhiều người dùng tới vậy nhung tac dung cua kem duong da nhau thai cuu
    Kem dưỡng da aron vitamin e giúp bổ sung cho da. Trong các loại vitamin thì vitamin E là vitamin rất quan trong, trong việc làm đẹp với phụ nữ. Nó cung cấp protein giúp dưỡng ầm cho da và tóc. Có tác dụng làm sáng da, mờ các vết thâm nám, tàn nhang giúp cho làn da trở nên tươi mới và trắng sáng.Cùng tìm hiểu thêm tác dụng kem dưỡng da aron qua bài viết: nhung tac dung cua kem duong da aron vitamin e
    Mủ trôm không còn xa lạ với mọi người nhưng việc sử dụng mủ trôm là kem dưỡng da thì nhung tac dung cua kem duong da mu trom
    sữa chua thức ăn không xa lạ với chúng ta cùng tìm hiểu cach lam trang da mat bang sua chua khong duong

    Trả lờiXóa