Thứ Bảy, 30 tháng 1, 2016

Đừng dại thử khả năng của Nga trên chiến trường Syria!


Bất ngờ về chiến lược, bất ngờ về sức mạnh, bất ngờ về khả năng…khiến các kế hoạch, ý đồ của họ tại Syria và Trung Đông bị Nga làm phá sản. 
Trên chiến trường Syria có nhiều quốc gia, các lực lượng khủng bố đang đối đầu với Nga. Đương nhiên, ban đầu họ chẳng mấy lo lắng gì về sự xuất hiện của Nga, ngay cả Mỹ cũng cho rằng, với khả năng có hạn, Nga “sa lầy” chỉ là vấn đề thời gian.
Thực tế trái ngược là nếu như trước đây, các lực lượng thù địch của Nga đếm thời gian ngày tổng thống Assad phải ra đi với một tư thế chắc thắng, một tâm thái hoan hỉ, nhưng bây giờ với Nga, họ cũng đang làm mọi cách và chỉ cầm cự, đúng là chỉ cầm cự, để mong mỏi Nga “lui binh” vì kiệt sức… trong một tư thế hoảng loạn, bi quan.
Tại sao Syria?
Mỹ, phương Tây và các quốc gia Trung Đông thù địch với Cộng hòa A rập Syria đứng đầu là Tổng thống Assad muốn Assad phải ra đi đồng nghĩa với việc biến Syria như một Lybia mà Saudi Arabia, Qatar, Thổ Nhĩ Kỳ…có nhiều lợi ích. Nói cách khác, Syria là một miếng mồi ngon cho các quốc gia ấy xâu xé, chia chác khi loại bỏ được ông Assad.
Các lực lượng, phe nhóm nổi dậy chống chính phủ được sự hậu thuẫn bên ngoài nổi lên như nấm sau mưa. Cùng với IS, các lực lượng này trở thành một nguy có khủng bố toàn cầu.
Nếu chính quyền Assad tan rã, dưới sự hậu thuẫn của các thế lực đen tối, lực lượng thánh chiến hồi giáo này (LIH) trong đó có hơn 5000 người Nga sẽ nhằm vào nước Nga tấn công.
Như vậy, Syria là một mặt trận mà Nga liên minh với bất cứ lực lượng nào chống LIH và bằng mọi cách với mọi khả năng để tiêu diệt lực lượng khủng bố LIH, ngăn chặn từ xa sự uy hiếp an ninh Nga.
Vì thế, bảo vệ chế độ Assad vừa là nghĩa vụ với đồng minh vừa là trách nhiệm chính để bảo vệ mình.
Đây là mục tiêu chiến lược cấp thiết mà thắng lợi không phải là phương án, thắng lợi là bắt buộc.
Đây cũng chính là câu trả lời vì sao Nga đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, bị o ép cô lập về chính trị nhưng Nga vẫn ra tay tại Syria và tại sao người dân Nga chấp nhận tất cả để chiến thắng tại Syria.
Chiến đấu cơ Nga tại căn cứ Hmeymim chuẩn bị cho các cuộc không kích tại Syria.
Chiến đấu cơ Nga tại căn cứ Hmeymim chuẩn bị cho các cuộc không kích tại Syria.
Trong khi đó, Syria có ông Assad hay không có ông Assad chẳng đe dọa, uy hiếp an ninh Mỹ-châu Âu và các quốc gia ở Trung Đông nêu trên. Không những thế, chính quyền Assad còn đã, đang chống lại IS, lực lượng khủng bố đang đe dọa an ninh châu Âu.
Vậy thì về ý chí, quyết tâm, tại chiến trường Syria có thế lực nào cao hơn Nga và chính quyền Assad?
Nếu như ai đó cho rằng bản chất, nội dung và tính chất cuộc chiến mà Liên Xô can dự vào Afganixtan và Nga can dự vào Syria hiện nay là giống nhau và nhận định rằng, kết quả cũng sẽ giống nhau, là sự ngộ nhận tai hại.
Đáng tiếc là không ít lãnh đạo các quốc gia đều có cách nhìn ngạo mạn như thế và tất nhiên, thực tế, Nga đã khiến cho họ từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
Bất ngờ về chiến lược, bất ngờ về sức mạnh, bất ngờ về khả năng…khiến họ lúng túng, bị động, và chỉ hiểu ra tình hình sau khi các kế hoạch, ý đồ của họ tại Syria và Trung Đông bị Nga làm phá sản.
Nga bị “sa lầy” tại Syria hay không?
Chúng ta không quan tâm đến báo chí Mỹ-phương Tây hay báo chí Nga phán đoán. Chúng ta quan tâm đến bản chất, những biểu hiện, điều kiện cơ bản nhất và thực tế chiến trường để phán đoán Nga bị sa lầy hay không.
Nga bị “sa lầy” khi chỉ khi mục tiêu chiến lược, chiến dịch đề ra tại Syria không thực hiện được trong bất luận khả năng xác lập nào. Đây là khái niệm chung không chỉ cho Nga mà cho bất cứ quốc gia nào can thiệp quân sự ra nước ngoài hoặc có xung đột quân sự.
Có 3 biểu hiện chắc chắn để khẳng định bị sa lầy sau đây:
Một là, càng đánh càng không thể thắng để kết thúc, trong khi đối phương càng mạnh.
Hai là tổn thất binh lực ngày càng lớn, gánh nặng chiến tranh có nguy cơ làm đổ sụp nền kinh tế.

Ba là người dân trong nước phản đối càng ngày càng tăng, dữ dội.
Câu trả lời...tiếp tục hay dừng không kích?
Hiện tại, tình thế trên chiến trường Syria, Trung Đông đang rất phức tạp, đầy biến động, nhưng Nga và quân chính phủ Assad đang chiếm lợi thế khi họ giành những thắng lợi quan trọng liên tiếp. Bởi vậy, Nga ngừng không kích, ngừng chiến dịch quân sự tại Syria khi chỉ khi mục tiêu chiến lược của Nga đề ra đạt được.
Vậy, mục tiêu chiến lược Nga đề ra tại Syria là gì?
Tổng thống Nga đã tuyên bố, Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại Syria nhằm 2 mục tiêu. Một là bảo vệ chế độ Assad, đồng minh của Nga, tiến tới một giải pháp chính trị ổn định Syria và hai là tiêu diệt quân khủng bố LIH.
Sau gần 4 tháng không kích hỗ trợ quân chính phủ Assad mục tiêu ấy đạt đến đâu?
Mỹ, phương Tây và các quốc gia Ả rập thù địch với chính quyền Assad đã quên, buộc phải quên hẵn điều kiện phi lý, ngạo mạn “Assad must go”. Nếu như trước ngày 30/9/2015, chính quyền Assad bị quân nổi dậy truy đuổi thì bây giờ chính quyền Assad đã có đủ khả năng thực hiện chức năng nhà nước của mình, truy quét dẹp loạn.
Một giải pháp chính trị về Syria được HĐBALHQ công nhận và đang tổ chức đàm phán thực hiện…dù rất ít thành công trọn vẹn nhưng đây là điều mà trước đây chính quyền Assad nằm mơ cũng không thấy.
Quân đội Syria vừa giải phóng thị trấn chiến lược quan trọng Al-Rabi'yah giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
Quân đội Syria vừa giải phóng thị trấn chiến lược quan trọng Al-Rabi'yah giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ
Về quân khủng bố. Có thể nói gần 4 tháng không kích cùng với hỗ trợ cho quân đội chính phủ tấn công, tình thế trên chiến trường hiện tại đã khẳng định Nga đã đạt được kết quả sau: Phá tan tành cơ sở hạ tầng quân sự của quân khủng bố các loại (LIH) mà chúng được hỗ trợ từ nước ngoài mấy năm qua. Gần như khóa chặt tuyến biên giới để ngăn chặn mọi tiếp tế cho quân nổi dậy, LIH, từ nước ngoài.
Chiến dịch không kích đã đến giai đoạn “tìm diệt”, nghĩa là LIH và quân nổi dậy đã không còn nghênh ngang hành quân hàng đàn xe Toyota như trước, chúng đã co về phòng thủ, cố thủ, chúng đã bị bao vây mất khả năng tấn công lớn như trước đây.
Như vậy, mục tiêu chiến lược Nga đề ra dù chưa hoàn toàn thành công nhưng đã tạo ra một nền tảng vững chắc, thuận lợi để phát triển.
Biểu hiện mà chúng ta thấy rõ là Nga càng đánh càng mạnh, càng có hiệu quả, đặc biệt, với sự đầu tư xây dựng trang bị huấn luyện của Nga, quân đội chính phủ Assad ngày càng mạnh, là lực lượng mặt đất mạnh nhất trên chiến trường Syria. Chiến thắng của họ trong những tuần, những ngày gần đây trên chiến trường đã chứng tỏ họ đã đang được củng cố và phát triển, họ đã dày dạn chiến trận, mạnh theo thời gian.
Biểu hiện thứ 2, có 2 vấn đề để buộc Nga phải suy nghĩ. Một là lực lượng hàng không-vũ trụ Nga bị giáng trả chịu tổn thất và hai là thời gian kéo dài Nga không đủ bom đạn để sử dụng.Có thể nói xây dựng, huấn luyện, trang bị cho quân đội Assad hùng mạnh là chiến lược khôn ngoan, sáng suốt nhất của Nga. Nếu như họ là đồng minh tin cậy của Nga thì với tinh thần đó, tương lai quân đội Syria với bản lĩnh, dày dạn chiến trận đã kinh qua, họ sẽ là một đội quân mạnh và đáng gờm nhất Trung Đông.
Nhưng thực tế là từ ngày 30/9/2015 đến nay, lực lượng không quân-vũ trụ Nga chưa sơ sứt dù chỉ là sợi lông, nghĩa là an toàn tuyệt đối.
Về sử dụng bom để không kích, tìm hiểu và nghiên cứu cuộc chiến ở Syria, chúng ta thấy có điều rất thú vị…
Theo giới quân sự Ixrael phát hiện ra rằng các máy bay quân sự của Mỹ tham gia tấn công IS “luôn trở về với 2/3 số bom còn nguyên vẹn”. “Người Pháp sau vụ 13/11 cũng vậy, không hơn 20 quả trong một lần xuất kích và càng ngày càng giảm dần”. Thế nhưng SU-24 của Nga thì “xả láng”, về là hết sạch.
Ở đây chúng ta không bàn đến hiệu quả không kích của Nga và Mỹ, vì ai cũng rõ, chúng ta chỉ biết vì sao lại như vậy mà thôi.
Chúng ta đã từng rõ là khi Nga tham gia không kích, Mỹ-NATO há hốc mồm vì tần suất ném bom của Nga và la lối rằng Nga chỉ dùng bom thông minh dưới 10%, nghĩa là Nga chỉ toàn dùng “bom ngu” để ném, nên độ chính xác không cao gây chết dân…Nhưng đến giờ thì Mỹ-NATO phải ngã mũ kinh ngạc, công nhận Nga ném bom chính xác, có hiệu quả cao.
Hệ thống máy tính chuyên ngành SVP-24
Hệ thống máy tính chuyên ngành SVP-24
Tại Syria và Iraq, Mỹ không kích chỉ bằng “bom thông minh”. Bom thông minh của Mỹ thực chất là bom được sản xuất bằng “công nghệ của thế chiến 2”, được Mỹ gắn vào đó một thiết bị là JDAM (Joint Direct Attack Munition). Thiết bị này có giá 26.000 USD, dùng để dẫn đường cho bom bằng laser, bằng truyền hình, bằng GMS lao đến mục tiêu chính xác.
Như vậy khi một quả bom nổ, Mỹ mất toi một JDAM có giá 26.000 đô thì thử hỏi ném bom cả năm trời với tần suất lớn thì tiền bạc Mỹ đâu chịu nổi.
Trong khi đó, Nga thay vì chế tạo thiết bị JDAM gắn trên bom thì Nga chế tạo ra một thiết bị SVP-24 là viết tắt của “hệ thống máy tính chuyên ngành” gắn trên máy bay.
Hệ thống này liên tục theo dõi vị trí của máy bay và các mục tiêu (sử dụng GLONASS), đo áp suất, độ ẩm, tốc độ gió… và máy bay chỉ cần bay đến khu vực mong muốn là hệ thống tự động cắt bom rơi đúng mục tiêu trong vòng 3-5m ở độ cao hơn 5km mà không phụ thuộc vào thời tiết.
Có thể nói, để có “bom thông minh” lao chính xác đúng mục tiêu như nhau thì giải pháp SVP của Nga có tính vô hạn còn giải pháp JDAM có tính hữu hạn. Có nghĩa là, kho bom của Liên Xô là vô cùng lớn nhưng số lượng JDAM thì có hạn. Cho nên, nếu như trữ lượng kho bom của Liên Xô đủ sức công phá biến châu Âu thành bình địa thì…Syria đâu có lớn hơn châu Âu!
Tại Syria, Nga có thể thiếu tiền để trả lương cho binh sỹ nhưng xăng dầu, và bom thì không thiếu. Đừng chờ Nga dè xẻn, tiết kiệm như Mỹ.
Điều cuối cùng là lòng dân nước Nga. Cho đến bây giờ tỷ lệ ủng hộ Tổng thống Putin vẫn rất cao, điều đó có nghĩa là, khi cả nước đã đồng lòng, khi đã bị kẻ thù khiêu khích dồn vào chân tường, khi một dân tộc lớn như dân tộc Nga đã nhìn về một hướng thì chưa một kẻ thù nào đánh bại được họ.
Vậy thì tại sao lại không tiếp tục không kích hỗ trợ cho quân chính phủ Assad đang đà thắng lợi đánh chiếm lại các vị trí chiến lược quan trọng giành lợi thế trên bàn đàm phán. Tại sao lại không tiếp tục không kích tiêu diệt và làm tan rã lực lượng LIH trên đất Syria thay vì phải đối phó với chúng ngay trước cửa nhà. Có lẽ đó không phải là “bài học trên đường phố Xanh Petecbua” mà Putin đã học.

Chủ Nhật, 3 tháng 1, 2016

Quần đảo Trường Sa trong tầm nhìn địa chiến lược của Trung Quốc


Lâu nay các nhà quân sự, chính trị đã phân tích, nêu bật rất nhiều ý nghĩa, vai trò của quần đảo Trường Sa trong chiến lược của Trung Quốc, đều cho rằng, xây các căn cứ quân sự trên đó để khống chế Biển Đông, khống chế tuyến hàng hải quốc tế và eo biển Malacca; bảo vệ “đường sinh mạng” của mình, hay, để biến Biển Đông thành ao nhà, biến thành nơi trú ẩn cho tàu ngầm, là nơi xuất phát tấn công lý tưởng để phá vỡ hệ thống bao vây của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc tiến ra Thái Bình Dương….
Tuy nhiên, mọi điều có vẻ như chưa đủ và chưa thực tế về tầm nhìn chiến lược lâu dài của Trung Quốc trên Biển Đông và khu vực ĐNA.
Sự cọ xát mạnh về địa chính trị trên khu vực châu Á-TBD qua hoạt động của các cường quốc, càng ngày càng lộ rõ đáp án cốt lõi, phần nào giúp ta hiểu được vấn đề…
Tránh “dãy đá ngầm” Malacca….
Nếu như Trung Quốc coi tuyến hàng hải trên Biển Đông như là “đường sinh mạng” của mình thì eo biển Malacca chính là tử huyệt. Khi eo biền Malacca bị phong tỏa thì tuyến hàng hải từ Ấn Độ dương, Trung Đông qua Biển Đông bị tê liệt. Vấn đề đặt ra ở đây là mối quan hệ giữa eo biển Malacca và QĐ Trường Sa là gì? Tại sao QĐ Trường Sa, địa quân sự của nó, với Trung Quốc, quan trọng hơn, là để tránh eo biển Malacca?
Trước hết mà nói, khi đã gọi khống chế tuyến hàng hải thì phải bảo đảm 2 điều kiện là ngăn chặn được đối phương và bảo vệ được mình, nói cách khác là “đánh chuột nhưng không làm vỡ bình”.
Trung Quốc với khả năng của PLAN với các căn cứ quân sự trên các đảo Trường Sa, Hoàng Sa thì có thể ngăn chặn được tuyến hàng hải qua Biển Đông đến Nhật Bản và Đông Bắc Á nếu một cuộc đối đầu với liên minh quân sự của Mỹ xảy ra. Nhưng tất nhiên, khi đó đối phương cũng sẽ không ngồi nhìn mà sẽ phong tỏa eo biển Malacca. Lối vào Biển Đông bị bịt kín không phải bởi Trung Quốc mà bởi Mỹ-Singapo-Malaysia sẽ khiến Trung Quốc ngạt thở. Trong khi đó, hiện tại, Trung Quốc không có khả năng để khống chế eo biển Malacca theo phương thức “cấm đối phương nhưng không cấm ta”. Vì vậy, khi không làm chủ được eo biển Malacca thì Trung Quốc có được quần đảo Trường Sa và những căn cứ quân sự trên đó chí có ý nghĩa về chủ quyền mà vai trò quân sự của nó chưa khiến Mỹ và liên minh lo lắng, bất an như giới quân sự Mỹ đã phân tích.
Đương nhiên, Trung Quốc quyết tâm, bất chấp tất cả, bỏ ra bao nhiêu tiền của, công sức, uy tín quốc tế bị lên án, để đòi chủ quyền toàn bộ quần đảo Trường Sa, bồi lấp những đảo đã chiếm được của Việt Nam thành những căn cứ quân sự…không phải để phục vụ cho mục tiêu nhỏ, ngắn hạn như vậy trên Biển Đông. Trung Quốc xây dựng các căn cứ quân sự trên QĐ Trường Sa để loại bỏ eo biển Malacca, không phụ thuộc vào nó.
Với hơn 85% lượng dầu nhập khẩu của Trung Quốc phải đi qua eo biển Malacca, nếu như hoàn toàn phụ thuộc vào eo biển này, tức là vào Mỹ thì Trung Quốc sẽ hoàn toàn bị động về chiến lược, bị khống chế về an ninh năng lượng. Vì thế eo biển Malacca là “dãy đá ngầm” nguy hiểm nhất trên tuyến hàng hải sống còn của Trung Quốc nên phải tránh và trong thực tế Trung Quốc cũng đã “vòng tránh” bằng việc xây dựng đường ống dẫn dầu qua Myanmar nhưng chỉ đáp ứng là một phần rất nhỏ trong nền kinh tế, năng lượng mà Trung Quốc cần.
…bằng kênh đào Kra.
Vào trung tuần tháng 5/2015, Want China Times dẫn lại báo Hong Kong Oriental Daily cho biết, Trung Quốc và Thái Lan ký biên bản ghi nhớ xây dựng kênh đào Kra Isthmus, được mệnh danh là "kênh đào Panama châu Á" ở miền nam Thái Lan, nhằm rút ngắn hải trình của tàu bè Trung Quốc từ Trung Đông về Quảng Châu. Kênh đào Kra có hai chiều, sâu 25 m, dài 102 km, rộng 400 m, việc xây dựng sẽ hoàn tất trong 10 năm, với chi phí 28 tỷ USD. Biên bản này được ký kết tại một diễn đàn hợp tác nghiên cứu và đầu tư tổ chức ở Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.

Lễ ký kết dù rõ ràng nhưng vẫn bị giới chức 2 nước bác bỏ.
Lễ ký kết đã rõ ràng nhưng vẫn bị giới chức hai nước bác bỏ

Kênh đào Kra Isthmus không chỉ biến Thái Lan trở thành một trung tâm hàng hải khu vực có thể lấn át các cảng trung tâm dọc eo biển Malacca của SingaporeMalaysia. Nó còn có vai trò như một huyết mạch quan trọng trong Con đường tơ lụa trên biển của Trung Quốc mà giờ đây là một phần trong kế hoạch “Một vành đai, một con đường” của nước này.
Kênh Kra Isthmus nối thẳng vịnh Thái Lan với Ấn Độ Dương, cho phép tàu thuyền không phải đi qua Eo biển Malacca cũng như trung tâm cảng Singapore, cho nên, vấp phải nhiều nhạy cảm về địa chính trị khu vực. Chính vì thế sau đó vài ngày giới chức 2 nước Trung Quốc, Thái Lan đã bác bỏ tin này.
Một tháng sau đó, theo The Straits Times ngày 20/8/2015, Việt Nam tuyên bố sẽ xây một cảng biển nước sâu trị giá 2,5 tỷ đô la tại đảo Hòn Khoai, cách 17km ngoài khơi bờ biển Cà Mau-tỉnh cực nam của Việt Nam. Dự án đã được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thông qua.
Dự án được thực hiện bởi Tập đoàn Bechtel-công ty kiến trúc và xây dựng lớn nhất Hoa Kỳ, trong một thỏa thuận ký với doanh nghiệp Việt Nam là Vân Phong. Thiết kế này bao gồm 12 cầu cảng trong số đó thì một nửa dùng để nhập khẩu than.
Nếu dự án với Bachtel được thông qua thì cảng Hòn Khoai sẽ được tài trợ 85% vốn bởi Ngân hàng Xuất nhập khẩu Hoa Kỳ (Ex-Im Bank). Ex-Im Bank là một cơ quan tín dụng hỗ trợ xuất khẩu của Mỹ.
Giới phân tích chính trị Thái Lan đang không tin Việt Nam xây cảng Hòn Khoai để tiếp nhận than, bởi nếu đặt nó ra ngoài sự tương tác của kênh Kra Isthmus thì nó không có ý nghĩa gì về giá trị kinh tế. Tuy nhiên, khi xuất hiện kênh Kra thì vị trí “đắc địa” của Hòn Khoai trong địa kinh tế lại là chuyện khác. Vậy thì, việc xây dựng cảng Hòn Khoai của Việt Nam là dấu hiệu của việc triển khai thực hiện kênh đào Kra Isthmus?
Ý nghĩa địa kinh tế, địa chính trị của việc hình thành cảng Hòn Khoai ta sẽ bàn vào lúc khác, ở đây ta chỉ quan tâm đến vai trò quân sự của quần đảo Trường Sa khi kênh Kra Isthmus hoàn thành.
Khu vực được coi là sân sau của Trung Quốc dưới sự kiểm soát của các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên các đảo Trường Sa.
Khu vực được coi là sân sau của Trung Quốc dưới sự kiểm soát của các căn cứ quân sự của Trung Quốc xây trái phép, xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam tại các đảo Trường Sa, . 

Đến lúc này, nhìn lên bản đồ Biển Đông chúng ta mới thấy tầm nhìn chiến lược của Trung Quốc. Căn cứ quân sự không quân, hải quân trên quần đảo Trường Sa sẽ cho phép Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát khu vực Tây Nam Biển Đông và vịnh Thái Lan. Không có các căn cứ quân sự của Trung Quốc trên quần đảo Trường Sa thì không bao giờ Trung Quốc đổ tiền của vào Thái Lan xây dựng kênh đào Kra Isthmus.
Điều đặc biệt là tại khu vực này không có bóng dáng của Mỹ, nó được coi như sân sau của Trung Quốc…Tuy thế, “khu sân sau” này vẫn gắn chặt và tương tác lớn với địa thế chiến lược của Việt Nam dù có muốn hay không.

Đến đây, chắc chắn Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam sẽ có cách tiếp cận về an ninh trên Biển Đông để đảm bảo đồng thuận về lợi ích cao nhất.