Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

Phản ứng của Nga sau phán quyết của PCA?


Mối quan hệ quốc tế tay ba giữa Việt Nam-Trung Quốc-Nga trong thời gian gần đây đã khiến dư luận Việt Nam quan tâm. Nhiều câu hỏi, nghi ngờ đặt ra trong đó chủ yếu là mối quan hệ hiện nay Việt Nam-Nga như thế nào? Nga ủng hộ quan điểm, lập trường của Trung Quốc và đang chống Việt Nam trên Biển Đông?...
Không ít người cho rằng lập trường của Nga về Biển Đông là ủng hộ Trung Quốc và thậm chí có học giả còn nêu “Cảnh giác trên Biển Đông sau tuyên bố Trung-Nga” hoặc “Trong tâm khảm người Việt, dân tộc Nga, con người Nga văn hóa Nga vẫn thấm đẫm nhân hậu và yêu thương. Chỉ có điều, chính trị dường như đã đổi thay”…
Vậy lập trường quan điểm Nga về Biển Đông ra sao? Đặc biệt, sau phán quyết của PCA (coi “đường lưỡi bò” của Trung Quốc là vô giá trị) thì Nga sẽ phản ứng như thế nào? Nga ủng hộ Trung Quốc bằng cách phản đối, không công nhận phán quyết hay im lặng?
Nga ủng hộ Trung Quốc hay Việt Nam trên Biển Đông?
Ủng hộ ai thì phải căn cứ vào lời nói và đặc biệt là hành động. Trước hết là về lời nói (tuyên bố về quan điểm, lập trường, biện pháp…) chúng ta lấy tuyên bố của ngài đại sứ Nga tại Việt Nam làm chuẩn mực về độ chuẩn xác.
 Đại sứ Nga tại Việt Nam ngài Konstantin Vnukov, cố gắng làm rõ quan điểm của nước này (Nga giữ lập trường rõ ràng về tranh chấp ở Biển Đông và không phải là quan điểm nước đôi) vì: “Trước thềm Tòa án Trọng tài quốc tế ở Hague ra phán quyết vụ kiện Biển Đông của Philippines vào ngày 12/7, các phương tiện truyền thông của một số quốc gia cố tình xuyên tạc quan điểm của Nga về vấn đề Biển Đông”.
Quan điểm Nga có 4 điểm cần chú ý:
Thứ nhất: Nga có lợi ích quốc gia ở Biển Đông và Việt Nam.
Thứ hai: Chống quân sự hóa Biển Đông.
Thứ ba: Tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua đàm phán giữa các nước có tranh chấp. Lối thoát tốt nhất và duy nhất ra khỏi tình trạng này là việc tổ chức cuộc đàm phán trên cơ sở luật pháp quốc tế. Cụ thể, đó là Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và các tài liệu đã được thảo ra giữa các nước ASEAN và Trung Quốc. Trên cơ sở các tài liệu này nên tìm kiếm những giải pháp mà các bên đều có thể chấp nhận được.
Thứ tư: Phản đối quốc tế hóa tranh chấp, chống lại sự tham gia của các bên không liên quan trực tiếp đến cuộc tranh chấp này.
Chúng ta lần lượt phân tích để hiểu bản chất tuyên bố Nga. Riêng điểm thứ nhât để sau cùng vì liên quan đến phản ứng của Nga sau phán quyết của PCA
Thứ nhất, Nga chống lại hành động quân sự hóa Biển Đông. Vậy quan điểm này Nga chống ai? Ai đang bị tố cáo là đã đang bồi lấp các đảo nhân tạo, đưa vũ khí trang bị ra đảo…để quân sự hóa Biển Đông? Đương nhiên không phải là Việt Nam.
Thứ hai, Nga muốn giải quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình thông qua đàm phán song phương, đa phương, trên cơ sở những thỏa thuận giữa ASEAN-Trung Quốc và pháp luật quốc tế UNCLOS.
Nên hiểu rằng, Tòa trọng tài thường trực ở The Hague (PCA) là một phần của UNCLOS. Khi dùng UNCLOS để giải quyết tranh cãi thì không thể thiếu PCA. Đây là điều mà không cần nói rõ ra ai cũng hiểu, thế nhưng có những bài báo khi trích dẫn đã cố tình cắt mất nội dung khiến người đọc hiểu lầm tai hại.
Chẳng hạn, người ta trích dẫn về quan điểm Nga để phân tích chủ đề “Sự thật vẫn rất mù mờ” bằng những đoạn ngắn không hết ý, bị cắt cụt…như sau: “Tất cả các vấn đề trong khu vực được giải quyết bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao, thông qua cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp” (chấm hết) hay “Lối thoát duy nhất là đàm phán” (chấm hết).
Với cách làm thiếu thiện chí, hoặc “kém chuyên môn” cho nên, họ cho rằng “Nga đã công khai đòi gạt cơ quan tài phán quốc tế về UNCLOS (PCA) ra ngoài trong bối cảnh phán quyết của PCA đã sắp cận kề”…vì Nga đã chấp nhận phương án do Trung Quốc chuẩn bị sẵn: “Tất cả các tranh chấp liên quan cần được giải quyết thông qua đàm phán”.
Thứ ba là Nga chống “quốc tế hóa tranh chấp” chứ không chống “quốc tế hóa” Biển Đông.
“Quốc tế hóa tranh chấp” là vấn đề thuộc về phạm trù “quốc tế hóa Biển Đông”.
Biển Đông là rộng lớn do đó mọi hoạt động trên Biển Đông như tranh chấp, an toàn hàng hải, tự do hàng hải, hàng không…đều có tầm ảnh hưởng đến khu vực và thế giới. Vì thế những vấn đề nào chỉ liên quan đến 2 nước thì song phương giải quyết (Việt Nam-Trung Quốc phân định Vịnh Bắc Bộ), thuộc về nhiều nước thì đàm phán đa phương…nhưng tất cả trên cơ sở luật pháp quốc tế cụ thể là UNCLOS, đó là quan điểm nhất quán của Việt Nam về “quốc tế hóa’ Biển Đông.
Quốc tế hóa tranh chấp thực chất là sự can thiệp của bên thứ 3, của nhóm, của thế giới vào tranh chấp. Nga chống lại quan điểm này vì những điểm nóng trên thế giới như Ukraine, Trung Đông, Syria…vì sự can thiệp của nhiều bên, nhiều quyền lợi, đã khiến cho tình hình be bét, hỗn loạn như chúng ta đã thấy và cũng nhằm vào Mỹ khi không muốn Mỹ nhảy vào Biển Đông sẽ tạo ra một tiền lệ không hay cho việc tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản trên quần đảo Curil.
Tuy nhiên, quan điểm của Việt Nam về “quốc tế hóa tranh chấp” trên Biển Đông thì Việt Nam OK hay NO đều có lựa chọn. Chẳng hạn, Việt Nam sẽ OK nhóm G7 can thiệp để buộc Trung Quốc phải tuân thủ phán quyết PCA nhưng sẽ NO hoặc không cần thiết khi cùng tuần tra quần đảo Trường Sa trên Biển Đông với Mỹ…
Do đó việc Nga chống quốc tế hóa tranh chấp là chống sự can thiệp của G7…là không đồng quan điểm với Việt Nam nhưng chẳng khiến Việt Nam tổn thương vì G7 cũng chẳng làm được gì dể buộc Trung Quốc tuân thủ phán quyết của PCA.
Hiện tại, trước phán quyết của PCA, trên Biển Đông chưa có quốc gia nào thuộc bên thứ 3 xía vào tranh chấp. Mỹ tuyên bố không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền, điều này được chứng minh ở vụ Scarborough, dù Philipines là đồng minh.
Phản ứng của Nga sau phán quyết PCA là gì?
Thực ra hỏi điều này là ngớ ngẩn, không am hiểu thời cuộc, vì không việc gì phải hỏi.
Trở lại vấn đề đầu tiên, Nga tuyên bố có lợi ích ở Biển Đông và Việt Nam.
Một trong  34 “Thành phố dầu khí” Việt – Nga trên Biển Đông
Nga hợp tác khai thác dầu khí với Việt Nam từ năm 80 của thế kỷ trước.
Bắt đầu từ khi Trung Quốc trỗi dậy, hung hăng tuyên bố chủ quyền trên toàn bộ Biển Đông. Theo đó, đã không ít các học giả, tướng tá Trung Quốc đòi biến Biển Đông thành biển lửa khi tấn công các giếng dầu mọc lên như thành phố trên biển của Việt Nam-Nga.
Hành động đó của Trung Quốc khiến cho một số công ty khai thác dầu khí nước ngoài hợp tác với Việt Nam như của Anh, Mỹ, Ấn Độ lo sợ im lặng rút lui. Liên bang Nga thì sao?
Các mỏ dầu khí trong thềm lục địa và EEZ của Việt Nam được Nga-Việt tiếp tục phát hiện, khai thác mặc cho Trung Quốc thông qua các “hỏa lực mồm” gào thét đe dọa…
Hợp tác quốc phòng Việt Nam-Nga có độ tin cậy cao. Vũ khí Nga được bán cho Việt Nam để phòng thủ biển gồm những thứ tiên tiến hiện đại nhất đủ sức răn đe thế lực thù địch.
Như vậy, Nga và Việt Nam (đương nhiên) đã sổ toẹt cái “đường lưỡi bò” từ khi mới hình thành chứ đâu phải chờ đến phán quyết của PCA, đúng không?
Ở vào chiến lược toàn cầu, Nga không muốn Trung Quốc, Mỹ làm chủ Biển Đông, Nga muốn hợp tác với ASEAN, cho nên, không có Việt Nam thì Nga vẫn không muốn “đường lưỡi bò” của Trung Quốc thành hiện thực.

Vì thế, nếu như Trung Quốc tuyên bố “Trung Quốc không biết, không quan tâm đến phán quyết của PCA” thì Nga việc gì phải biết, phải quan tâm đến điều này. Chắc chắn là như thế.

Thứ Năm, 7 tháng 7, 2016

Tại sao tàu sân bay Mỹ dám nghênh ngang “trước mũi” Trung Quốc?


Một khi Trung Quốc đã không dám bắn chìm tàu sân bay Mỹ thì hạm đội tàu sân bay Mỹ luôn là một lực lượng răn đe mạnh, có hiệu quả.
Việc Mỹ đưa 2 hạm đội tàu sân bay đến Biển Đông tập trận, diễu võ dương oai đã có rất nhiều phân tích phán đoán mục tiêu của hành động này.
Đa phần đều cho rằng, đó là hành động răn đe Trung Quốc trước lúc PCA phán quyết vụ Philipines kiện Trung Quốc mà theo dự kiến phán quyết có lợi cho Philipines.
Vậy phán quyết PCA thì có gì ghê gớm mà khiến Trung Quốc quẫn lên, hung hăng như thế?
Trung Quốc là nước lớn, đang ôm mộng bá chủ thế giới, có quyền lực xoay chuyển địa cầu thì có sợ ai, cho nên, cái tuyên bố của Tòa trọng tài thường trực UNCLOS (PCA) chả là cái giá trị gì với Trung Quốc.
Ngay như nghị quyết của HĐBALHQ mà một số quốc gia nhỏ, khi nghị quyết đó không đáp ứng lợi ích quốc gia, họ vẫn bỏ qua như không nữa là Trung Quốc, nữa là PCA…
Vì thế hy vọng Trung Quốc tuân thủ cái phán quyết của PCA là hoang tưởng.
Tuy nhiên, phán quyết của PCA trong vụ Philipines kiện Trung Quốc có một đặc biệt lưu ý là, nó phủ nhận tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông về mặt pháp lý, cho nên, nó cung cấp cho không chỉ Philipines mà toàn bộ khu vực Biển Đông và thế giới có một quan điểm chung, một góc nhìn rõ về cái chủ quyền trong “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc tuyên bố, rằng: Nó chỉ có được khi chỉ khi cướp đoạt, chiếm đoạt.
Điều này có nghĩa là sau khi phán quyết (nếu phán quyết “đường lưỡi bò” là vô giá trị) thì mọi hành động của Trung Quốc mang tính thực thi pháp luật trên vùng biển này được coi là vi phạm luật pháp quốc tế, được coi là hành động đe dọa đến an toàn, tự do hàng hải.
Chỉ thế thôi. Trung Quốc tôn trọng phán quyết hay không thì tùy, vì chẳng ai có đủ tài lực để bắt Trung Quốc thực thi, nhưng liệu Trung Quốc đã đủ tài lực bá chủ thế giới chưa để công khai thách thức luật pháp quốc tế, thách thức an toàn tự do hàng hải…thì Bắc Kinh phải “suy nghĩ 2 lần”.
Do đó, phán quyết của PCA nó như con virus độc, gây nguy hiểm cực lớn với “phần mềm” ý đồ bành trướng chủ quyền Trung Quốc, cho nên, lo lắng, tức tối, khó chịu…là đương nhiên. Chắc chắn phản ứng của Trung Quốc sau phán quyết là tiêu cực để thách thức phán quyết của PCA.
Trung Quốc sẽ tuyên bố ADIZ trên Biển Đông? Sẽ bồi lấp Scarborough? Hay tung hết toàn bộ Lực lượng Hải cảnh ra họa động nghênh ngang trên Biển Đông, tuần tra, khiêu khích…để cố chứng tỏ họ đang thực thi pháp luật Trung Quốc trên vùng biển mà họ tuyên bố chủ quyền, thách thức cái phán quyết của PCA coi tuyên bố chủ quyền của họ là vô giá trị?
Mọi phản ứng tiêu cực của một Trung Quốc đang trỗi dậy đều có thể xảy ra mà ở đây, chúng ta không bàn đến. Chúng ta chỉ quan tâm về góc độ quân sự việc Mỹ điều 2 hạm đội tàu sân bay đến Biển Đông.
Mục đích Mỹ điều 2 hạm đội tàu sân bay (CSG) đến Biển Đông tập trận này nọ thực chất là bảo vệ an toàn tự do hàng hải mà Mỹ, với vai trò là một cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương đang đề cao và cổ súy.
Hành động của Mỹ là thách thức, răn đe Trung Quốc vì phản ứng tiêu cực của Trung Quốc (như đã dẫn ở trên) có thể xảy ra sau phán quyết PCA là thách thức, đe dọa đến an toàn tự do hàng hải.
Vậy, liệu tàu sân bay Mỹ có đủ sức răn đe Trung Quốc như ngày nào trong đợt khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1996? Liệu Mỹ có coi thường chiến lược A2/AD trứ danh của Trung Quốc đã đang triển khai?
Ngay như Hải quân Trung Quốc, muốn tiêu diệt được một hạm đội tàu sân bay Mỹ thì phải mất 40% lực lượng (tính toán của chuyên gia quân sự Nga), hoặc như tuần dương hạm lớp Ticonderoga (thuộc CSG) có thể phóng một loạt 122 quả tên lửa phòng không. Các chuyên gia Trung Quốc đã tính phải cần 150 đến 200 máy bay SU-27 của Trung Quốc đánh “hội đồng” mới diệt được chiến hạm này.
Để đối phó với chiến thuật A2/AD Mỹ đã có chiến thuật tác chiến không-biển. Tuy nhiên, A2/AD mới được biết được trên lý thuyết, quảng cáo, chưa thấy “sát thủ diệt tàu sân bay” DF-26, hay DF-31 thử mục tiêu bao giờ, trong khi đó CSG của Mỹ là thật.
Như vậy, rõ ràng Hạm đội tàu sân bay Mỹ (CSG) có một sức mạnh khủng khiếp mà không có một lực lượng đối đầu nào thắng được nó trừ phi bắn chìm được tàu sân bay. Đó là một thực tế quân sự đơn thuần.
Tàu sân bay là biểu tượng của sức mạnh quốc gia. Dễ nhận thấy, trên thế giới này, trừ Nga ra là Mỹ không dùng hạm đội tàu sân bay để de dọa, uy hiếp, vì trên thế giới này, ngoài Nga ra, không một quốc gia nào dám bắn chìm tàu sân bay Mỹ.
Với Trung Quốc, trong chiến lược A2/AD, bằng hệ thống tên lửa các loại, Trung Quốc, cứ cho là có thể bắn chìm tàu sân bay Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc có dám bắn chìm hay không lại là chuyện khác.
Chưa kể hàng tỷ đô la tài sản, tàu sân bay Mỹ chứa gần 6000 binh sỹ. Trung Quốc có dám dùng một quả tên lửa DF-26 hay DF-31 gì đó như quảng cáo để diệt gọn 6000 quân Mỹ không? Câu trả lời là “KHÔNG”.
Vì sao vậy? Vì Trung Quốc không có đủ khả năng đối phó với hậu quả.
Bản thân tàu sân bay chính là sự răn đe, nó như một “Trân Châu Cảng” di động. Động vào nó, bắn chìm nó cũng giống như khai trận “Trân Châu Cảng” buộc Mỹ sẽ vào cuộc với tất cả sức mạnh, quyền lực mà không loại trừ bằng đòn tấn công phủ đầu hạt nhân.
Năng lực tấn công và phòng thủ khi chiến tranh hạt nhân xảy ra thì Trung Quốc chỉ là cái móng tay so với Mỹ, sức răn đe hạt nhân của Trung Quốc với Mỹ không đủ trọng lượng để ngăn chặn Mỹ ngừng tay nhấn nút tấn công đòn phủ đầu.

Tàu sân bay Mỹ được vũ khí hạt nhân Mỹ “bảo kê”, cho nên, chừng nào Trung Quốc có tiềm lực hạt nhân như Nga để nếu xảy ra chiến tranh hạt nhân thì “cả hai cùng chết” mới khiến cái tàu sân bay Mỹ hết nghênh ngang, còn không thì hãy đợi đấy.