Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2016

Bản lĩnh Nga-Mỹ trong 2 chiến dịch Aleppo và Mosul

Mosul là cạm bẫy quân sự và ngoại giao mà Mỹ và Phương Tây đang bước vào. Nga đang đợi…
Thật là một sự trùng hợp ngẫu nhiên khi tại Syria, Nga-Syria đang mở chiến dịch quân sự giải phóng Aleppo là căn cứ địa lớn nhất của lực lượng khủng bố không phải IS thì Mỹ-Iraq và liên quân cũng đang mở chiến dịch giải phóng Mosul là thủ đô của IS.
1.     Sự khác biệt về thế trận
Aleppo trong tình thế bị bao vây biến thành kiểu nồi hầm nhưng Mosul thì không có tình thế như vậy. Biểu hiện là tại Aleppo, lực lượng bên trong chỉ đánh nống ra phá vây. Trong khi đó lực lượng IS từ trong Mosul có thể xuất phát tập kích sau lưng.
Ba trận thắng liên tiếp của IS gây choáng váng cho liên quân: Kirkuk, Sinjar và Rutba.
Tại Kirkuk trận tập kích là làm chết hơn 100 binh sỹ Iraq và người Kurd và phát triển chiếm thị trấn Anbar của Rutbar chiến lược. Rutbar án ngữ đường cao tốc Baghdad-Amman, gần với Ayn al-Asad Air Base, các cơ sở quân sự lớn nhất của Mỹ ở Iraq. Chính phủ Iraq buộc phải điều động khẩn cấp trung đoàn chính quy, lực lượng biên phòng và dân quân bộ tộc Sunni từ miền Tây để bảo vệ Rutbar. Tuy nhiên, lực lượng này không phải là đối thủ của IS. Thị trưởng Rutbar đang rơi vào thế tuyệt vọng.
Chiến thắng tiếp theo của IS là chiếm giữ Sinjar ở miền bắc Iraq gần biên giới Syria. Sinjar là trung tâm đầu mối tập kết của người Kurd Syria và cả người Kurd Thổ Nhĩ Kỳ, đến để hỗ trợ anh em của họ trong cuộc xâm nhập vào Mosul. Mất nó là một tai hại lớn cho lực lượng Kurd Peshmerga…
Có thể nói, tướng Haidar al-Abadi và các sĩ quan Mỹ khi lên phương án tác chiến đã không tính đến IS tập kích vào hậu phương để kéo dãn đội hình tấn công khiến cho liên minh lúng túng đối phó. Lực lượng người Kurd Peshmerga đã buộc từ chối tấn công vào Mosul lui về bảo vệ phía sau.
Trong khi đó tại Syria, không thiếu các trận tấn công vào quân đội Syria tại các vùng ngoài Aleppo như Homs, Hama…của lực lượng phiến quân al-Nusra nhằm kéo dãn lực lượng đang bao vây Aleppo nhưng luôn bị thảm bại.
Đây là một phương án tác chiến rất khôn ngoan của Nga-Syria. Họ vừa bao vây chặt tại Aleppo, truy bức gọi hàng…đồng thời “dụ rắn ra khỏi hang” ở các khu vực ngoài Aleppo để VKS Nga hủy diệt. Kể từ khi chiến dịch Aleppo mở ra, chưa có trận phản kích nào của al-Nusra ngoài khu vực Aleppo thắng lợi. Họ đều bị VKS Nga nghiền nát.
Khả năng tấn công của phiến quân ngoài khu vực Aleppo không còn nguy hiểm nên Syria, như vừa rồi, đã có thể điều cả Lữ đoàn “Diều hâu sa mạc” khét tiếng hoạt động ở Latakia sang mặt trận Aleppo.
2.     Sự khác biệt ý đồ tác chiến?
Chúng ta có quyền đặt dấu hỏi bởi vì…
Rõ ràng mục tiêu tác chiến là như nhau, đều giải phóng thành phố lớn mà phiến quân khủng bố IS, al-Nusra…đang chiếm đóng. Nhưng tại Aleppo, Nga-Syria bao vây chặt để bằng mọi cách diệt gọn lực lượng chiếm đóng thì tại Mosul có vẻ như khác. Đó là Mỹ và liên quân đánh đuổi IS tháo chạy ra khỏi thành phố. Còn chạy đi đâu thì…Syria, Lybia là điểm chỉ có thể đến dễ dàng thoát chết nhất.
Nhớ lại vụ Mỹ hỗ trợ cho người Kurd Syria tấn công IS ở Syria và thả rông gần 200 tên IS tùy nghi di tản…thì việc báo chí nước ngoài đồn rằng Mỹ đẩy 8000 quân IS tại Mosul sang Syria và Nga thì đang bố trí…đón sẵn…là có căn cứ xác đáng.
Phải chăng Mỹ tha chết cho IS để IS đối đầu với chính quyền của Tổng thống Assad?
3. Sự khác biệt về lợi ích, lý tưởng
Tấn công Mosul có đến 3 bên, 6 bề tham gia. Trên danh nghĩa, tham gia tấn công có 3 lực lượng:
- Lực lượng Mỹ, gồm không quân, pháo binh và các đơn vị đặc biệt (như Nga) tham chiến tại Aleppo.
- Các sư đoàn thiết giáp Iraq, lực lượng đặc biệt, quân đội thường xuyên và các đơn vị cảnh sát chống khủng bố.
- Lực lượng Iraq Kurd Peshmerga.
Tuy nhiên, không phải vô cớ mà Thủ tướng Iraq cam kết chính thức chỉ có lực lượng chiến đấu mặt đất của Iraq sẽ tấn công xâm nhập Mosul, tức là không có người Mỹ, người Kurd hoặc lực lượng phi Iraq khác. Không phải vô cớ mà thủ tướng Iraq quyết liệt yêu cầu quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải rời khỏi lãnh thổ Iraq
Thổ Nhĩ Kỳ một mặt đang tích cực chủ động ngăn chặn người Kurs Syria xâm nhập vào Iraq để liên kết với anh em của họ tại Iraq. Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo nếu bất kỳ lực lượng người Kurd xâm nhập vào Mosul thì quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ làm theo. Mặt khác họ đang sử dụng không quân, pháo binh hỗ trợ cho lực lượng dân quân Turkmen Iraq và Kurd Peshmerga tấn công đẩy IS ra khỏi Bashiqa…
Tất cả ý đồ chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ đã được Mỹ bật đèn xanh khiến Iran phản ứng “cực đoan”…
Các lực lượng dân quân Shiite Iraq thân Iran hoạt động quanh Mosul đã ngay lập tức đưa vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu. 
Chỉ huy của Lữ đoàn Bader, lực lượng Hashd Eal-Shaabi báo cáo rằng họ đã sẵn sàng tấn công các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở Bashiqa, người mà họ gọi là “các băng nhóm khủng bố không kém nguy hiểm hơn ISIS”.
Đồng thời, Iran tác động vào Chính phủ Iraq của Thủ tướng người Shiite Haidar Al-Abadi vốn có khuynh hướng gần gũi, tin cậy với chính phủ Iran, chuyển hướng mục tiêu, từ tấn công Mosul sang tham gia lực lượng Shiite chuẩn bị tấn công quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Bashiqa…
Có thể nói, tấn công vào Mosul là một lực lượng đa lợi ích, ý chí, không những thế, điều tệ hại hơn là các lực lượng này còn là kẻ thù của nhau…
Đó là lý do vì sao để cứu nguy chiến dịch giải phóng Mosul, chính quyền Mỹ đã như “con thoi” từ Ankar, Bahgdad, Tehera để yêu cầu họ quay trở lại vì mục tiêu tiêu diệt IS, tuy nhiên, “thượng bất chính, hạ tắc loạn”, ai nghe Mỹ khi chính Mỹ cũng “hai mặt”.
Trong khi đó tại Aleppo, cũng có nhiều lực lượng tham gia, Nga, quân chính phủ, Iran, Hezbollah nhưng ít nhất trong chiến lược ngắn hạn, trung hạn thì tất cả đều do Syria, vì Syria. Họ thống nhất ý chí và hành động dưới sự chỉ huy của một tư lệnh chiến dịch chung.
Dưới góc nhìn quân sự, chỉ cần nêu 3 sự khác biệt này là có thể đánh giá được Nga hay Mỹ có cơ hội thắng lợi hơn và thắng lợi đó trọn vẹn, vững chắc bao nhiêu.
Điều thú vị là khi nhìn sang “bảng đấu bên kia” người Mỹ đang loay hoay gỡ rối và đi dần vào cạm bẫy quân sự và ngoại giao (Vì chính Mỹ-PT đang gào thét cáo buộc Nga biến Aleppo thành “khu vực chết” thì Mosul sẽ là “gậy ông đập lưng ông” hoặc sẽ không có món quà “chiến thắng để lại” của Obama khi rời Nhà Trắng) thì người Nga, tổng thống Putin ra lệnh dừng không kích tại Aleppo sau khi bác bỏ đề xuất của tướng Nga tăng cường VKS để san phẳng Aleppo.

Phải chăng Putin đang đợi “nâng ly cùng mừng chiến thắng” với người đồng cấp sắp ra đi hay Putin đang chờ Mỹ-PT mắc bẫy sâu hơn tại Mosul rồi mới ra tay kết thúc trận chiến Aleppo? Câu trả lời chỉ nay mai.

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2016

Aleppo, sự lựa chọn khốc liệt...


Hy sinh một người để cứu sống muôn người, hay phải san phẳng thành phố của mình để dành chiến thắng…là chân lý khắc nghiệt của chiến tranh. Để chiến thắng, buộc phải chấp nhận khi không còn con đường nào khác!
Chiến thắng đang đến gần với Nga và liên minh, nhưng càng gần với chiến thắng thì tình thế càng khốc liệt, sự lựa chọn để chiến thắng càng ngặt nghèo mà nếu như  Nga và Syria chỉ một chút chần chừ, do dự, thiếu quyết đoán là mất thời cơ, vuột mất chiến thắng.
Tại sao Nga ngừng bắn đơn phương tại Aleppo?
Sẽ có nhiều người cho rằng Nga và Syria dại dột bởi mỗi khi quân khủng bố bị tấn công mãnh liệt, sắp hết hơi là họ lại chấp thuận đề nghị “ngừng bắn” tạo điều kiện cho quân khủng bố “hồi sức”.
Thực ra họ chẳng dại dột, nhưng bởi vì tư tưởng của họ là chiến tranh dù có hay, tốt bao nhiêu cũng không bằng hòa bình dù nó xấu bao nhiêu. Họ ngừng bắn để tìm kiếm một thỏa thuận hòa bình lâu dài cho Syria, nhưng đã 2 lần kẻ thù của họ đã tráo trở, không muốn Syria hòa bình, ổn định…
Tuy nhiên lần này thì không, tại Aleppo, Nga và Syria đơn phương ngừng bắn nhằm tạo ra một hành lang nhân đạo. Thay vì 8 tiếng, Tổng thống Nga đã quyết thêm 72 tiếng để người dân có đủ thời gian rời khỏi Aleppo và quân khủng bố rút khỏi Aleppo hoặc là chết.
Đáng tiếc đã hết thời gian nhưng có rất ít dân và phiến quân rời khỏi. Thời gian và mục đích ngừng bắn của Nga và Syria đã không có hiệu quả.
Điều đơn giản ai cũng biết nhưng chẳng lẽ Bộ tham mưu Nga-Syria-Iran Hezbollah lại không biết(!?) là các lực lượng khủng bố đang bắt dân làm lá chắn sống để làm “chùng tay” VKS Nga.
Để dân thoát ra khỏi Aleppo là đồng nghĩa với việc phiến quân bị thiêu sống, vì thế đời nào chúng cho phép dân rời khỏi. Đây là biện pháp sống còn của phiến quân và do đó lực lượng hậu thuẫn bên ngoài cũng đang gào thét gây áp lực với Nga-Syria cứu phiến quân.
Không lạ khi phương Tây đang cáo buộc rùm beng Nga-Syria ném bom vào dân thường, bệnh viện…tại Aleppo. Họ đòi đưa Nga-Syria…ra “Tòa hình sự quốc tế” để xử về “Tội ác chiến tranh”…
Mỹ-PT phải nên nhớ rằng, khi Nam Tư bị ném bom, Nga đề xuất đưa hành động của Mỹ  ra “Tòa án hình sự quốc tế” này. Không có gì xảy ra. 
Năm năm trước đây, khi có sự can thiệp của NATO ở Libya, Nga cũng đã đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc để đưa hành động của Mỹ-NATO ra “Tòa án hình sự quốc tế” này. Cũng không có gì xảy ra.
Đương nhiên thôi, bởi “Tòa hình sự quốc tế” là công cụ của phương Tây  chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị của họ. Phương Tây-Mỹ dùng để xét xử tội hoặc xử thành tội kẻ khác chứ không phải họ. Và, cũng đương nhiên, Nga chẳng coi cái “Tòa hình sự quốc tế” xét xử về tội ác chiến tranh đó chẳng là cái thá gì.
Vậy tại sao Nga đơn phương ngừng bắn tại Đông Aleppo? Phải chẳng chăng vì sợ Mỹ-PT đưa ra “Tòa hình sự quốc tế”?
Đơn giản là “ngừng bắn nhân đạo” của Nga tại Aleppo chỉ là “thủ thuật ngoại giao” vì Nga và Syria thừa biết không bao giờ quân khủng bố thả con tin để chịu chết, cho nên, đây là một thông điệp nhân đạo cho toàn thể thể giới hiểu rõ “lòng dạ” của Nga-Syria để chuẩn bị “san phẳng” Aleppo.
Tranh thủ thời gian để ra đòn quyết định
Khi cục diện chiến tranh đã xuất hiện “trận quyết chiến chiến lược” có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của cuộc chiến, đến vận mệnh của quốc gia thì không một vì lý do nào để vuột khỏi chiến thắng, không một cái giá nào có thể cao hơn chiến thắng.
Điện Biên Phủ, Stalingrat và tại Syria, chiến dịch giải phóng Aleppo cũng là “trận quyết chiến chiến lược” mà tính chất, ý nghĩa tương tự.
Chưa thể nói Aleppo là trận chiến cuối cùng của chính quyền Tổng thống Assad và nhân dân Syria, nhưng đây là một trận quyết chiến chiến lược thay đổi hoàn toàn có lợi cho cục diện chiến tranh chống khủng bố và can thiệp  nước ngoài của quân đội và nhân dân Syria.
Giải phóng Aleppo là đánh tan căn cứ địa của lực lượng al-Nusra và các nhóm khác ngoài IS, đẩy chúng vào tình thế bị diệt vong khi bị cắt đứt nguồn tiếp tế và thiệt hại lớn về lực lượng (khoảng 8000 tên), tạo điều kiện thuận lợi trên bàn đàm phán hòa bình cho Syria.
Đã có hàng triệu người tỵ nạn, hàng trăm ngàn người dân (chưa kể binh lính người Syria) đã bỏ mạng trong cuộc chiến 6 năm qua và con số đó không dừng lại nếu như Syria không ổn định, không hòa bình, khi các phe phái dưới sự xúi dục, hậu thuẫn của nước ngoài đã biến thành những đội quân khủng bố nhà nước.
Vậy thì có lý do nào để khiến chiến dịch giải phóng Aleppo, chiến thắng đang gần kề, quân khủng bố đang chờ chết phải ngừng lại? Không một lý do nào hết, dù phải san phẳng Aleppo thành bình địa. Người ta có thể hy sinh một người để cứu sống muôn người, người ta có thể san phẳng thành phố của mình dành chiến thắng…là chân lý khắc nghiệt của chiến tranh.
Có thể nói, bằng sự quyết đoán và quyết tâm tiêu diệt quân khủng bố cao độ, cuộc chiến chống khủng bố tại Chechnya của Nga là một bài học, kinh nghiệm quý giá cho Nga-Syria triển khai chiến dịch Aleppo.
Về chiến thuật
Hơn 8.000 phiến quân vẫn còn chiến đấu ở đó với rất ít hy vọng sống sót, vì thiếu thực phẩm, nước, thuốc men và vũ khí đạn dược. Các hình thức duy nhất của chiến đấu còn lại với họ là bắn tỉa từ đống đổ nát trong một nỗ lực để làm chậm bước tiến của bộ binh Syria, Iran và Hezbollah.
VKS Nga và không quân Syria đã qua rồi chiến thuật “tấn công phẫu thuật”, họ sẽ chuyển sang “tấn công rãi thảm” có tính hủy diệt.
Không có sự khác biệt nào giữa Grozny, thủ phủ ChechnyaAleppo trong việc sử dụng chiến thuật. Nga-Syria sẽ dùng những loại vũ khí mới, khủng khiếp hơn để “làm cỏ” phiến quân khi kết thúc thời gian “nhân đạo” cho phiến quân rút lui hay đầu hàng.
Về thời gian
Tổng thống Mỹ tập trung vào việc chuẩn bị cho các cuộc tấn công ngày 19 tháng 10 để giải phóng các thành phố Iraq Mosul từ ISIS. Ông hy vọng giải phóng Mosul vào giữa tháng 12, để khi Obama rời Nhà Trắng vào tháng Giêng, ông sẽ có một thắng lợi lớn đối với Nhà nước Hồi giáo như là một phần của di sản của ông. 
Vì thế, Tổng thống Nga Vladimir Putin đang khai thác mối bận tâm của Obama với các cuộc tấn công Mosul để dứt điểm Aleppo.
Đồng thời do chưa có ông chủ Nhà Trắng mới nên khả năng xấu nhất là Mỹ sẽ đối đầu quân sự trực tiếp với Nga để kéo theo một cuộc chiến lớn toàn diện Nga-Mỹ kể cả sử dụng VKHN là chưa xảy ra, nên Nga sẽ sẽ hành động cứng rắn, kiên quyết tại Aleppo.
Chắc chắn Nga-Syrria sẽ làm chủ Aleppo trước mùa Đông này. Một mùa Đông theo dự báo là lạnh nhất kể từ 100 năm lại đây. Mùa Đông luôn gắn liền với những chiến thắng hiển hách của Nga.

Không chỉ Aleppo mà toàn bộ Syria phải được “giải phóng”, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố. “Chỉ có hai lựa chọn: Assad ngồi ở Damascus hay Nusra ngồi ở Damascus”. Chấm hết.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2016

Kỷ nguyên Gorbachev và Exin đã kết thúc


Nga buộc phải chấp nhận cuộc chơi và phải chơi tốt vì không có tùy chọn nào khác. Lùi bước là chết.
Vào ngày 03 Tháng Mười năm 2016, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh về đình chỉ thỏa thuận Nga-Mỹ liên quan đến việc quản lý và định đoạt plutonium.
Đây là thỏa thuận được coi như là một trong những sự đầu hàng của Nga với Mỹ-PT. Và, qua sự kiện này, Putin đã đặt dấu chấm hết “kỷ nguyên Gorbachev và Enxin” tại nước Nga.
Sự ngạo mạn của Mỹ-PT với nước Nga!
Từ xưa tới nay, kẻ bại trận thì không được tôn trọng, bị đè đầu cưỡi cổ và kẻ thắng tìm mọi cách để triệt tiêu khả năng phản kháng. Hãy xem Mỹ đã làm gì với 2 kẻ bại trận trong thế chiến 2 là Nhật Bản, Đức…sẽ rõ.
Liên Xô tan rã nhưng nước Nga chưa tan rã. Một đất nước rộng bao la với nhiều tài nguyên khoáng sản đã khiến Mỹ-PT thèm muốn, chiếm đoạt. Muốn vậy, Nga không được mạnh, Nga phải bị băm nhỏ ra từng mảnh, và trong các mảnh đều là chư hầu của Mỹ-PT.
Nước Nga trước năm 2000 muốn yên ổn, muốn theo khuôn mẫu PT, muốn gia nhập NATO…đâu có dễ. Mỹ-PT không muốn. Cái Mỹ -PT cần, muốn là làm tan rã tiềm lực quân sự nước Nga, đặc biệt là tiềm lực hạt nhân. Lúc đó, “gấu Nga” mới chính thức được bẻ răng, chặt móng vuốt để trở thành “gấu bông”; lúc đó Mỹ-PT tha hồ “xẻ thịt” mà không sợ phản kháng.
Điều đáng buồn là trong khi Mỹ-PT nhận thức được điều nguy hiểm cho mình, cho ý đồ, dã tâm của mình, đang còn tồn tại tiềm ẩn ở nước Nga thì chính Gorbachov và Enxin không nhận ra hoặc không dám sử dụng thứ mình có để đối đầu.
Nga bị lời hứa cuội của Mỹ-PT nào là NATO không tiến về phía Đông dù chỉ 1 ins, nào là làm mới mối quan hệ…nhưng thực tế Mỹ-PT đang hành động để “bẻ nanh vuốt gấu Nga” và Nga đang lùi dần, lùi dần đến ranh giới của sự đầu hàng.
Làm tan rã Liên Xô, ông Gorbachev tội chưa lớn với dân tộc Nga, nhưng lùi bước đầu hàng trước Mỹ-PT là tội đồ không thể tha thứ. Đó chính là hành động đẩy nước Nga vào con đường nô lệ, chư hầu cho Mỹ - một tiền lệ chưa từng có trong lịch sử dân tộc Nga.
NATO vẫn tiến về biên giới Nga; miếng đòn dollas-dầu lửa sẵn sàng tung ra với đất nước mà họ chỉ coi là “cái trạm xăng”; những “con cá mập” tài phiệt-đầu sỏ chính trị trong nước đang sẵn sàng cho “cách mạng màu”…là dấu hiệu, là biểu hiện của sự ngạo mạn, bất chấp nước Nga.
Sự ngạo mạn của Mỹ-PT đã kích hoạt nước Nga bằng cú trao quyền lực tự nguyện có trách nhiệm với dân tộc của Enxin vào tay Putin, hay, nói cách khác chính trong sự hỗn loạn, nước Nga đã sinh Vladimir Putin. Và chính Putin sau hơn 15 năm cầm quyền đã làm rạng rỡ dân tộc Nga.
Bạn không tin? Vậy hãy thử tìm hiểu xem có vị tổng thống nào mà được dân yêu thích tín nhiệm trên 85% ngay cả trong lúc đất nước trong tình thế khó khăn ngặt nghèo?
“Ai thắng ai” của thế kỷ 21
Nếu như trước đây ở thế kỷ 20, cuộc chiến “ai thắng ai” giữa CNTB và CNCS thì sứ mạng lịch sử lại đặt lên vai Nga một lần nữa trong cuộc chiến “ai thắng ai” với Mỹ trong thế kỷ 21 này.
Nga tăng “lãi suất” bằng các tàu của Hạm đội Biển Bắc đến Syria
Nga tăng “lãi suất” bằng các tàu của Hạm đội Biển Bắc đến Syria 

Trong hai chiếc xe đang lao thẳng vào nhau, kẻ nào run tay, hoảng loạn là lao xuống rãnh, là trò chơi “Chicken Race” mà Mỹ đang chơi với Nga hay còn gọi là “chiến lược kiên nhẫn” của Mỹ.
Rõ ràng, căng thẳng Nga-Mỹ hiện nay như Putin đã nói là không phải chỉ vì Syria. Đây là tư tưởng chiến lược trong trận chiến giữa Nga-Mỹ nhằm buộc Nga đầu hàng. Mỹ hy vọng (ngạo mạn) Nga sẽ hoảng loạn, rút lui trong các cuộc khủng hoảng từ Ukraine đến Syria Trung Đông.
Trò chơi xảy ra tại Ukraine, Nga buộc phải sáp nhập Crimea và Mỹ-PT đã ra đòn cấm vận, trừng phạt khiến nền kinh tế Nga điêu đứng và chưa có dấu hiệu lệnh đó dừng lại.
Tại Syria, Mỹ đe dọa tấn công trực tiếp vào quân chính phủ. Lầu Năm Góc qua hệ thống truyền thông đã đề xuất phương án áp đặt vùng an toàn, cấm bay trên Syria. Tất cả các phương án đó là sự đối đầu trực tiếp quân sự với Nga và không ít các thành phần diều hâu trong giới tinh hoa chính trị Mỹ đã vạch ra, hô hào đòn tấn công hạt nhân…
Phía Nga lập tức triển khai toàn bộ lực lượng để sẵn sàng “tranh chấp” với Mỹ thống trị vùng trời tại Syria; Nga huấn luyện diễn tập cho hơn 40 triệu người dân trong tình huống chiến tranh hạt nhân xảy ra; Nga, thậm chí tại St. Petersburg, Thống đốc đã ra chỉ thị về khẩu phần bánh mì trong tình huống chiến tranh…
Trong bối cảnh này, Nga từ ngày 03 tháng 10, đình chỉ thỏa thuận với Plutonium với Mỹ. Một dự luật được Vladimir Putin giới thiệu trong Duma Quốc gia, về cơ bản đây là một tối hậu thư cho Hoa Kỳ, Nga sẽ trở lại bàn đàm phán nếu Mỹ sẽ hủy bỏ tất cả các biện pháp trừng phạt và bồi thường thiệt hại để rút một số quân từ Đông Âu. 
Như vậy không chỉ về mặt quân sự, Nga cũng đã chuẩn bị cả mặt dân sự sẵn sàng cho chiến tranh với Mỹ nếu xảy ra.
Rốt cuộc, mỉa mai thay, Mỹ là người tạo ra trò chơi, bắt đầu cuộc chơi nhưng chính Nga là người chơi tốt hơn Mỹ. Bởi đơn giản là Nga không có sự tùy chọn nào khác ngoài việc tăng tốc độ, tăng “lãi suất chính trị” trên một phương hướng duy nhất…Nga không thể quay đầu.
Trong trò chơi này liệu Mỹ sẽ quay đầu hay đánh lái tránh va chạm?
Như tôi đã viết trong các bài trước, tại Ukraine hay Syria…Mỹ có rất nhiều tùy chọn, nói cách khác tại đó chưa phải là lợi ích an ninh quốc gia mang tính cốt lõi, sống còn. Thua ván này Mỹ sẽ bày ra ván khác. Trong khi Nga khác Mỹ, đó là lợi ích an ninh cốt lõi, sống còn…
Chẳng hạn, tại Ukraine, Nga không thể để mất Biển Đen, để Hạm đội Biển Đen bị xóa tên. Tại Syria, Nga không thể để bọn khủng bố hồi giáo IS, al-Nusra, LIH hoành hoành tại khu vực phía Nam làm bàn đạp tấn công vào lãnh thổ Nga…

Nếu Mỹ không quay đầu? Tốt thôi, chúng ta chẳng còn ai để đọc câu trả lời này, dù rằng người dân cả thế giới không muốn cùng tự sát với Mỹ. 

Thứ Tư, 12 tháng 10, 2016

Mỹ-Nga đã ném găng tay quyết đấu tại Syria


Xung đột Nga-Mỹ cấp độ “sự cố quân sự” đã, đang và sẽ xảy ra là chủ đạo hình thành nên thế trận tại Syria. 
Mỹ đã cảnh báo Nga và không lâu sau đó, Mỹ thực hiện sự cảnh báo của mình. Điều đó chứng tỏ Nga bỏ lời cảnh báo của Mỹ ngoài tai để tiếp tục không kích, hỗ trợ cho quân đội Syria quyết tâm dứt điểm Aleppo.
Tuy nhiên, nếu như điều cảnh báo của Mỹ chỉ là “ngừng đàm phán với Nga về thỏa thuận Syria” thì không đáng để bình luận nội dung, nhưng hậu quả sau đó, sau khi Mỹ đơn phương đình chỉ đàm phán, mới đáng sợ: Mỹ và Nga đang “cởi găng tay” trên võ đài Syria.
Tình huống xảy ra xung đột quân sự toàn diện Nga-Mỹ
Mỹ đang tấn công Nga trên 3 mặt trận. Về kinh tế thì cấm vận, trừng phạt; về chính trị thì cô lập tố cáo Nga như là hung thần tội ác chiến tranh… còn về mặt quân sự?
Người Mỹ thừa khôn ngoan để không lao vào một cuộc chiến toàn diện với Nga bởi đó là sự tự sát. Mỹ muốn tăng áp lực quân sự tại Syria và các nơi bởi NATO khiến Nga luôn trong tình trạng chiến tranh để buộc Nga “chạy đua” đến một lúc nào đó sẽ kiệt sức và sa lầy.
Nga cũng không dại khiêu khích Mỹ bởi lẽ Nga thừa hiểu không thể thắng Mỹ bằng cuộc chiến tranh thông thường. Mỹ mạnh hơn Nga, giàu có hơn Nga cho nên trong đối sách quân sự với Mỹ, Nga luôn quyết đoán. Điều này nghe có vẽ như có sự mâu thuẫn, nhưng thực ra là không. Thật vậy:
Có một nguyên tắc bất di bất dịch là không bao giờ xảy một cuộc chiến tranh quân sự Nga và Mỹ, mặc dù chiến tranh kinh tế hay chính trị đã, đang, sẽ xảy ra. 
Mỹ đang là cường quốc có tiềm lực kinh tế, quốc phòng, chính trị đứng đầu thế giới. Không một quốc gia nào đủ sức để đối đầu với Mỹ bằng cuộc chiến tranh thông thường. Nếu bằng chiến tranh hạt nhân thì cũng thế, chỉ trừ nước Nga.
Cho nên, nấc thang cuối của cuộc cuộc chiến tranh Nga-Mỹ là sử dụng VKHN đồng nghĩa với cả hai bên và thế giới bị xóa sổ. Đương nhiên, Nga cũng như Mỹ không ai muốn tự sát.
Đây là lý do vì sao trong các tình huống quân sự, khi Nga bị đe dọa là Nga luôn có nhưng hành động quyết đoán, mau lẹ, mà Mỹ không thể đối đầu trực tiếp. Cho rằng, Mỹ yếu kém trước Nga là sai (cứ thử đụng vào lợi ích an ninh của Mỹ xem).
Đáng tiếc là nguyên tắc trên, quá dễ hiểu, nhưng một vài quốc gia Đông Âu, NATO không hiểu, nghe Mỹ, dựa vào ô Mỹ, khiêu khích Nga nên bị ăn đòn nhừ tử mới ngộ nhận ra thì đã muộn.
Quyền lợi và nguồn lợi của Mỹ có khắp thế giới, Mỹ chẳng dại vì một nguồn lợi nhỏ mà hy sinh toàn bộ. Ukraine, Gruzia hay Syria cũng vậy thôi, vai trò địa chính trị, địa kinh tế, địa quân sự chưa đủ để Mỹ lao vào một cuộc chiến toàn diện với Nga mà kết thúc ra sao Mỹ đã rõ.
Tại Syria, tình huống nào khiến Nga và Mỹ có cuộc xung đột quân sự trực tiếp, toàn diện? Đó là khi chỉ khi Mỹ tiến hành áp đặt vùng cấm bay trên Syria.
Như đã nói, để có một vùng cấm bay trên Syria, Mỹ phải tiến hành các bước sau:
Bước một là mở đòn tấn công bằng tên lửa hành trình để vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống phòng không, TTLL, Radar (làm mù và điếc) đối phương.
Bước hai là sử dụng máy bay tiêm kích tuần tra, chiến đấu dưới sự chỉ huy điều phối từ máy bay AWACS.
Cuối cùng là sau khi hệ thống phòng không vị hủy diệt, máy bay ném bom, trực thăng chiến đấu sẽ xuất hiện tham gia tấn công mặt đất hỗ trợ bộ binh.
Sau khi Nga đã “chiếm lĩnh trận địa”, cơ bản đã áp đặt một vùng cấm bay trên Syria nên nếu muốn thay thế thì có nghĩa là Mỹ phải đánh bật Nga ra khỏi tư thế này. Không dễ cho Mỹ và Nga cũng không dễ từ bỏ.
Như vậy, tình huống “áp đặt vùng cấm bay” trên Syria của Mỹ sẽ khiến cuộc chiến trực tiếp, toàn diện Nga-Mỹ sẽ xảy ra. Đây chính là đường "red line" tại chiến trường Syria của 2 quốc gia đứng đầu có can dự trực tiếp vào chiến trường.
Xung đột Nga-Mỹ cấp độ “sự cố quân sự”
Đây là 2 siêu cường có tiềm lực quân sự, VKHN tương đương và hùng mạnh nhất trên thế giới. Vì vậy khi đã xung đột quân sự với nhau thì chỉ có 2 cấp độ: sự cố quân sự và xung đột toàn diện.
Xung đột quân sự toàn diện Nga-Mỹ như đã phân tích trên, ở đây chúng ta chỉ đi sâu để hiểu rõ xung đột quân sự Nga-Mỹ ở cấp độ “sự cố quân sự”.

Nga đã điều S-300MV đến Syria chấp nhận cuộc chơi “leo thang đối xứng”
Nga đã điều S-300MV đến Syria chấp nhận cuộc chơi “leo thang đối xứng”
Về tính chất ở cấp sự cố quân sự. Sự cố quân sự, chẳng hạn như vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ SU-24 Nga, rồi Mỹ ném bom vào quân chính phủ Syria…đều mang tính chất cố ý nhưng được che đậy bởi lý do vô ý.
Xung đột cấp độ này thực chất là sự trả đũa nhau, một sự leo thang quân sự “đối xứng” mà không biến thành cớ để xảy ra chiến tranh. Hành động của 2 bên là, nếu anh chơi tôi vụ này thì tôi chơi lại anh vụ kia.
Sự cố quân sự Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ SU-24 Nga thì ngay sau đó Nga trả đũa bằng những trận không kích.
Sự cố quân sự Mỹ “ném bom nhầm” giết chết 62 và làm bị thương hơn 100 binh sỹ quân đội Syria thì ngay sau đó Nga phóng 3 tên lửa Caliber giết chết 30 sỹ quan nước ngoài ngay tại phòng chỉ huy tác chiến chỉ huy phiến quân.
Sự cố lực lượng “mũ trắng” (thực chất là người của al-Nusra) áp tải “hàng viện trợ nhân đạo” đến một vị trí mà Nga cho rằng nó rất “tù mù”, bị lực lượng nào đó đốt sạch, phá sạch và 20 mạng nhân viên áp tải bị giết.
Ngoài ra, “leo thang đối xứng” còn biểu hiện ở các mối đe dọa.
Mỹ đe dọa “nếu…thì sẽ có những người Nga trở về trong các túi xác”. Nga đáp trả “Nga biết chính xác vị trí của hơn 4000 “chuyên gia” Mỹ đang ở đâu, làm gì tại Syria”. Điều này có nghĩa là: Nếu Mỹ và phiến quân tấn công lực lượng Nga đang làm nhiệm vụ tại Syria thì tất nhiên, Nga…không chỉ có 3 quả tên lửa Caliber như vừa qua…
Mỹ có kế hoạch tấn công trực tiếp vào quân chính phủ Syria được hoạch định bởi Lầu Năm Góc thì Nga triền khai S-300MV tại Syria với tuyên bố “S-300MV của Nga không có thời gian để kiểm tra ai là chủ nhân của tên lửa, máy bay kể cả máy bay tàng hình, đang tạo ra mối nguy hiểm cho Nga và quân đội Syria”.
Như vậy có thể nói xung đột Nga-Mỹ cấp độ “sự cố quân sự” đã, đang và sẽ xảy ra là chủ đạo hình thành nên thế trận tại Syria. 

Chủ Nhật, 9 tháng 10, 2016

Liệu chiến tranh Nga-Mỹ sẽ xảy ra tại Syria?


Nếu Mỹ không áp đặt được vùng cấm bay trên Syria thì coi như ngày của phiến quân tại Aleppo đang được đánh số.
Mỹ cảnh báo Nga, nếu tiếp tục không kích Aleppo thì Mỹ sẽ không đàm phán (về thỏa thuận Nga-Mỹ đã ký hôm 9/9/2016 vừa rồi).
Điều lạ kỳ thứ nhất là Mỹ đã công khai phá hoại thỏa thuận (không chia tách lực lượng; không hợp tác quân sự với Nga) và Nga đã xác nhận là hành động của Lầu Năm Góc vừa qua, của Mỹ tại HĐBALHQ chứng tỏ “Mỹ mất khả năng thỏa thuận” thì còn gì mà đàm với phán.
Điều lạ kỳ nữa, cảnh báo tiếp theo của Mỹ là sự đe dọa như của một “đứa trẻ bị đánh” rằng, nếu không thì quân khủng bố nó sẽ tấn công Nga không chỉ ở Syria mà ngay trên lãnh thổ Nga.
Cảnh báo này thì Nga quá biết, quá hiểu sự nghiêm trọng của sự khủng bố cho nên Nga đã cho rằng tấn công tiêu diệt quân khủng bố để bảo vệ mình tại Syria có lợi hơn tại vùng Cavcaz…nên phải chấp nhận trả đũa của bọn khủng bố là tất yếu.
Có điều Nga cũng như dư luận trên thế giới không coi đó là điều cảnh báo của Mỹ mà coi đó là “mệnh lệnh cắn” của Mỹ cho quân khủng bố và chứng tỏ Mỹ là quốc gia nuôi dưỡng tài trợ cho khủng bố mới là nguy hiểm đáng sợ cho thế giới.

Ở đây chúng ta chỉ quan tâm nếu Nga vẫn tiếp tục không kích cùng với Syria, Iran, Hezbohlla quyết tâm dứt điểm Aleppo thì điều gì sẽ xảy ra?
Một là Mỹ sẽ tăng cường vũ khí cho phiến quân như tên lửa vác vai chống máy bay (MANPAD), tên lửa chống tăng (TOW)…Tuy nhiên với tầm bắn 5000 km, có thể đe dọa được trực thăng vận tải nhưng MANPAD không đe dọa được Mi-28 và K-52 tấn công ở tầm 10.000 km. Trong khi đó xe tăng T-90 vẫn tỏ ra sức mạnh vô đối trước các loại tên lửa chống tăng.
Vì vậy Mỹ có cung cấp số lượng lớn MANPAD, TOW… cho phiến quân và thực tế phiến quân được cung cấp không thiếu, nhưng chẳng thay đổi được thế trận và hạn chế được đòn không kích của Nga. Mỹ hy vọng Nga sẽ gặp rắc rối như Liên Xô ở Afganixtan là hão huyền.
Trong khi đó lựa chọn leo thang của Nga lại đa dạng hơn nhiều, đều là những thứ vũ khí hiện đại, khủng khiếp như xe tăng T-90, các hệ thống phun lửa hạng nặng như TOS-1, bom áp nhiệt thermobaric…
Không những thế Nga còn triển khai những lực lượng mặt đất thiện chiến nằm ngoài biên chế quân đội Nga đó là “quân đoàn Slav” thuộc quản lý của GRU và tác chiến dưới sự chỉ huy chung của Nga-Syria. Số lượng của quân đoàn Slav có thể tăng nhanh theo tình hình.
Như vậy, xét về lực lượng mặt đất thì lực lượng proxy do Mỹ chỉ huy hoàn toàn mất lợi thế và nguy cơ bị tiêu diệt bởi lực lượng proxy do Nga chỉ huy là hiện hữu, chỉ là vấn đề thời gian.
Vì vậy, Mỹ chỉ có thể buộc phải sử dụng con bài cuối cùng: Áp đặt vùng cấm bay trên Syria.
Để có một vùng cấm bay trên Syria, Mỹ phải tiến hành các bước sau:
Bước một là mở đòn tấn công bằng tên lửa hành trình để vô hiệu hóa toàn bộ hệ thống phòng không, TTLL, Radar (làm mù và điếc) đối phương.
Bước hai là sử dụng máy bay tiêm kích tuần tra, chiến đấu dưới sự chỉ huy điều phối từ máy bay AWACS.
Cuối cùng là sau khi hệ thống phòng không vị hủy diệt, máy bay ném bom, trực thăng chiến đấu sẽ xuất hiện tham gia tấn công mặt đất hỗ trợ bộ binh.
Mỹ đã thực hiện thành công áp đặt cấm bay ở Iraq, Lybia, Afganixtan theo các bước này. Tuy nhiên, tại Syria thì…không phải như các quốc gia đó.
Hệ thống phòng không của Syria là do Nga đảm nhiệm hợp pháp. Do đó áp đặt vùng cấm bay tại Syria là đối đầu trực tiếp với Nga.
Nga triển khai S-300, S-400; Nga có sân bay Khmeimim, tuần dương hạm Kuznetsov ở Đông Địa Trung Hải; có hệ thống tác chiến điện tử mạnh; có tên lửa hành trình sẵn sàng từ vùng biển Caspine; có máy bay tiêm kích đánh chặn đáng gờm…
Vì vậy, chỉ khi nào Mỹ loại bỏ hủy diệt toàn bộ hệ thống phòng không của Nga tại Syria thì mới có thể áp đặt được vùng cấm bay trên Syria. Tất nhiên khi đó Nga sẽ không ngồi nhìn và điều gì xảy ra thì ngay thế lực “diều hâu” Mỹ cũng giảm nhiệt.
Có thể nói, nếu Mỹ hành động để thiết lập vùng cấm bay trên Syria là tuyên bố chiến tranh với Nga.
Tuy nhiên, để cứu đám phiến quân proxy của Mỹ đang sắp bị hủy diệt tại Aleppo thì ngoài áp đặt vùng cấm bay tại Syria để cứu nguy ra, Mỹ không còn phương án tác chiến nào khác nào khác. Vì thế, Nga không chủ quan, không loại trừ khả năng này của Mỹ.
Một loạt điều binh của Nga đã chứng tỏ Nga sẵn sàng đối phó với tình huống xấu nhất.  Fox News đưa tin tối 3/10 rằng, Nga lần đầu tiên đã triển khai một hệ thống bắn tên lửa ở Syria, để chặn các cuộc tấn công tên lửa hành trình của Mỹ và liên quân.
Fox News dẫn lời hai quan chức Mỹ nói rằng, các thành phần của hệ thống phòng không và chống tên lửa SA-23 Gladiator có tầm bắn khoảng 250km, đã xuất hiện vào cuối tuần qua "trên các bến tàu" của một căn cứ hải quân Nga dọc thành phố Tartus của Syria bên bờ Địa Trung Hải.
Vậy Mỹ có tiến hành hoạt động quân sự áp đặt vùng cấm bay trên Syria hay không? Đáng tiếc là đã quá muộn. Chính hành động do dự của Mỹ khi Thổ Nhĩ Kỳ đề xuất lập vùng cấm bay từ năm 2012, khiến Nga chớp thời cơ chiếm lĩnh thế trận.

Và, với thế trận bố trí như hiện nay tại Syria, nếu Mỹ vẫn tiến hành áp đặt vùng cấm bay là liều lĩnh, bất khả thi. Điều này đồng nghĩa với ngày của phiến quân proxy Mỹ tại Aleppo đang được đánh số.

Thứ Sáu, 7 tháng 10, 2016

Nga-Syria thay đổi chiến thuật, quyết dứt điểm Aleppo?


Aleppo đang trước đợt tấn công cường độ mạnh chưa từng có trên chiến trường Syria đã có dấu hiệu sụp đổ.
Thỏa thuận ngừng bắn để tập hợp các phe phái trên toàn lãnh thổ Syria ngồi vào bàn đàm phán tìm ra một giải pháp hòa bình, đồng thời, cùng xác định đối tượng khủng bố để hợp tác tiêu diệt…là một ý tưởng rất tuyệt vời nhưng thực tế lại rất khó khăn.
Chính quyền Mỹ, đặc biệt là giới hiếu chiến Lầu Năm Góc không chấp nhận điều đó, họ muồn duy trì chiến tranh bằng việc sử dụng các lực lượng phiến quân nhằm mục tiêu trước sau như một là lật đổ Assad bằng quân sự.
Việc phá hoại thỏa thuận Nga-Mỹ vừa rồi bằng vụ không kích “nhầm” đã khiến Nga hoàn toàn mất hy vọng vào Mỹ trong tìm kiếm một giải pháp hòa bình ở Syria. Nga buộc phải thay đổi tư tưởng chiến lược.
Chiến thuật hợp lý của phiến quân
Quả thật, khi không quân làm chủ vùng trời tuyệt đối, hợp đồng tác chiến với lực lượng mặt đất, thì đây là chiến thuật tối ưu nhất đem đến chiến thắng tuyệt đối cho bên tham chiến nào áp dụng chiến thuật đó.
Thực tế trên chiến trường Syria, có thể xem như không quân Nga (VKS) làm chủ vùng trời tuyệt đối, lực lượng mặt đất là quân đội Syria mạnh với trang bị vũ khí hạng nặng hơn hẳn phiến quân…thế nhưng, gần một năm qua, liên quân Nga-Syria-Hezbohla-Iran vẫn không sao khuất phục, dứt điểm được phiến quân các loại.
Nguyên nhân ở đây là gì?
Lúc đầu, tôi cho rằng, chỉ có thể là lực lượng mặt đất quá yếu, mới không thể phát huy lợi thế dù chỉ như làm cái công việc thu dọn chiến trường sau khi VKS Nga phá sạch tan hoang phiến quân đối địch. Nhưng té ra không phải như vậy, tôi đã sai.
Quân Syria sau nhiều năm chiến đấu họ không đủ sức để thực hiện chiến thuật tấn công vào một vị trí, cứ điểm mà ở đó lực lượng phiến quân cố thủ, phòng ngự chắc chắn, trừ phi bên phòng ngự bị “te tua” vì pháo kích và bom dội. Nhưng ở đây, lực lượng phòng ngự có ưu thế hơn lực lượng tấn công.
Vậy thì rõ ràng, hiệu quả tác chiến hợp đồng, hỗ trợ cho lực lượng mặt đất của VKS Nga không cao, không đủ vùi dập, dọn bãi quang sạch cho lực lượng mặt đất của Assad thực hiện chiến thuật “tấn công vào cứ điểm phòng ngự”, giành lại lãnh thổ bị chiếm.
Ngay trong chiến tranh Việt Nam, dù không quân Mỹ không làm chủ vùng trời tuyệt đối trên chiến trường vì phòng không của Việt Nam khá mạnh, nhưng nếu không thực hiện chiến thuật “bám lấy thắt lưng địch” thì quân đội Việt Nam không thể tồn tại trước hỏa lực của không quân Mỹ.
VKS Nga không thiếu vũ khí để hủy diệt, họ có bom khoan, bom áp nhiệt, có bom thông minh, có lực lượng trinh sát mặt đất…rất thuận lợi để tác chiến “dọn bãi”, nhưng đến bây giờ có những vị trí thành phố, thị trấn mà IS, al-Nusra chiếm đóng họ vẫn không thể giải phóng.
Trong khi đó, phiến quân các loại tại Syria không phải có bản lính ý chí gì ghê gớm nhưng lại có thể trụ được trước những đòn không kích của Nga mới khiến chúng ta ngạc nhiên. Phải chăng phiến quân có chiến thuật gì đó mà VKS Nga không thể tiêu diệt?
Rốt cuộc, không phải VKS Nga yếu kém mà chính phiến quân có chiến thuật hợp lý, đó là “bám dân” mà thực chất là bắt dân làm con tin, làm bia đỡ đạn…khiến cho VKS Nga tác chiến hạn chế. Đương nhiên, VKS Nga không thể hủy diệt phiến quân cùng với hàng ngàn dân trong đó.
Tại phía Đông Aleppo, Đại sứ Nga tại LHQ cho biết, có khoảng 3.500 chiến binh, trong đó có 2.000 tên thuộc nhóm al-Nusra Front, sử dụng dân thường trong khu vực làm lá chắn sống. Hơn 200.000 cư dân của Aleppo là con tin của al-Nusra Front và các nhóm liên minh với nó.
Có thể nói, đây là lý do chính khiến VKS không thể làm tốt công việc “dọn bãi” tạo điều kiện thuận lợi cho quân Assad chiếm ưu thế tác chiến.
Nga-Syria thay đổi chiến thuật
Tình thế sau khi Mỹ “mất khả năng thỏa thuận”, Lầu Năm Góc đã tỏ rõ quyết tâm thực hiện, duy trì chiến tranh tại Syria…đã buộc Nga-Syria phải thay đổi chiến thuật và tư tưởng chiến lược.
Buộc Mỹ hay giới diều hâu ngồi vào bàn đàm phán chỉ có thể bằng kết quả quân sự trên chiến trường, ngoài ra không còn cách nào khác. Đó là sự thách thức nghiệt ngã mà nhân dân Syria phải chấp nhận gánh chịu.
Phải công nhận, trước đây có những trận Nga-Syria thực hiện chiến thuật “điệu hổ ly sơn” tức điều phiến quân ra khỏi dân, rất tốt.
Chẳng hạn, quân đội Syria chịu rút lui để mất một cứ điểm nào đó khi phiến quân tấn công, nhưng ngay sau đó VKS xuất hiện “dọn sạch bãi” rất hiệu quả. Hoặc sau vụ SU-24, VKS thẳng tay dội bão lửa tạo điều kiện cho quân đội Syria nhanh chóng tấn công làm chủ tuyến biên giới Bắc Latakia…
Khi chính phủ Syria kiểm soát được nhiều lãnh thổ thì phiến quân co cụm phòng thủ lấy dân làm con tin khiến cho VKS Nga và quân Syria dứt điểm gặp nhiều khó khăn.
Tại Aleppo, Nga-Syria đã mở nhiều hành lang an toàn, bao gồm hành lang cho quân lính tự nguyện đầu hàng hay rút khỏi, đặc biệt là hành lang cho dân rời khỏi khu vực chiến sự nhưng không phát huy tác dụng…
Sau khi thỏa thuận Nga-Mỹ ký hôm 9/9 bị phá sản bằng đòn đánh “dưới thắt lưng” của Mỹ khiến quân đội Syria 62 chết và hơn 100 bị thương thì lập tức Nga-Syria mở chiến dịch tấn công ở phía Đông Aleppo khủng khiếp chưa từng thấy trong 6 năm qua trên chiến trường Syria.
Nếu như sau vụ SU-24, tại phía Bắc Latakia, VKS đã giận dữ dội bão lửa khiến cho phiến quân dù từ xa cũng phải thốt lên “Allah! Akbar!” thì lần này tại phía Đông Aleppo, khủng khiếp hơn rất nhiều.
Sự khủng khiếp trùm lên phiến quân khiến “tiếng rên la hốt hoảng bởi sự hủy diệt đến từ các chỉ huy của phiến quân khi bị không kích cường độ cao kết hợp tấn công mặt đất khốc liệt bởi xe tăng T-90 và pháo binh hặng nặng”(Debka File).
Tất nhiên, chúng ta cũng thấy những Clip ghi lại cảnh người dân bị bom vùi, thiếu lương thực, thiếu nước uống…là sự thật đau lòng nhưng chẳng thể nào khác. Khi thực hiện những phương án như vậy, phương Tây dùng từ “collateral damage” tức thiệt hại song hành, đau thương nhưng cần thiết.
Bộ chỉ huy chiến dịch Nga-Syria đã tính toán tăng cường độ không kích nhằm đạt  mục tiêu kép: Đó là, đẩy dân thường (khi không chịu được thiếu thốn) và phiến quân rút khỏi Aleppo về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Tại đây, dòng người tị nạn sẽ được di chuyển đến “vùng an toàn” được Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã vạch ra tại phía Bắc Syria, rộng chừng 4000km vuông bao gồm các thị trấn của Syria Jarablus, Manjib, Azaz và Al-Bab do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát?
Nếu thực sự kế hoạch này là chính xác và thành công thì Nga-Syria đang tỏ rõ quyết tâm dứt điểm bằng được Aleppo.

Có lẽ nhóm “diều hâu” Lầu Năm Góc cũng không lường được phản ứng của Nga-Syria sau vụ “không kích nhầm” lại nhanh, khủng khiếp, quyết liệt như vậy tại Aleppo. Và chắc họ cũng không thể ngờ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cũng nằm trong kế hoạch của Nga-Syria.

Hai nước cờ Nga buộc Mỹ phạm sai lầm


Mỹ vốn thực dụng, nhưng xem ra tại Syria Mỹ đã cố tránh sa lầy quân sự thì lại dính vào “vũng lầy chính trị” cực kỳ nguy hiểm.
Nhiều người cho rằng Nga ngây thơ, khờ dại cứ tin Mỹ hết lần này đến lần khác đàm phán thỏa thuận ngừng bắn. Cứ mỗi lần Nga và Syria đang tấn công mạnh mẽ, phiến quân rơi vào tình thế khồn đốn, lập tức Mỹ đề xuất đàm phán là Nga chấp nhận.
Hành động của Nga khiến quân đội của họ bị kiềm chế, quân đội Iran, Syria, Hezbohla bức xúc và giới quân sự cũng ngạc nhiên. Tuy nhiên, đến lúc này mới thấy Nga khôn ngoan hơn ta tưởng hay nói cách khác đây là những nước đi có bài bản đã được vạch ra mà người xem không thể hiểu.
Rõ ràng, một thỏa thuận ngừng bắn có nguy cơ bị phá sản, có xấu mấy đi nữa vẫn hơn một cuộc chiến tranh tốt mấy đi nữa. Vả lại Nga chưa đủ sức và thời gian để giải quyết ngay tình hình Syria khi chưa đủ độ chín mùi về quân sự và ngoại giao (chính trị).
Nga phải đi từng nước, từng nước chắc, dồn đối thủ vào thế phạm sai lầm để khai thác triệt để, hạ gục đối thủ.
Về ngoại giao.
Thời gian đầu, ngay trong đòn tấn công phủ đầu ngày 30/9/2015, lúc đó mục tiêu của Nga chưa phải là IS. Hệ thống truyền thông khổng lồ của Mỹ và phương Tây cứ la lối tố cáo Nga là không tấn công vào khủng bố mà chỉ tấn công vào lực lượng “ôn hòa” để bảo vệ Assad.
Vậy đâu là lực lượng “ôn hòa”, đâu là lực lượng khủng bố cực đoan như al-Nusra Font (ngoài IS ra)? Chỉ một câu hỏi nhưng giới truyền thông phương Tây im lặng, còn Mỹ thì buộc phải hứa với Nga làm rõ trong các thỏa thuận ngừng bắn nhưng Nga thừa biết Mỹ không thực hiện.
Nga cứ nhằm vào chỗ nhạy cảm của Mỹ là tách cái gọi là lực lượng “ôn hòa” ra khỏi al-Nusra là điều mà Mỹ không thể và không bao giờ có khả năng đó. Mỹ có thể không bao giờ hợp tác quân sự với Nga để tấn công al-Nusra và IS, nhưng rõ ràng khi Mỹ từ chối làm việc đó thì chứng tỏ Mỹ bao che cho tất cả các lực lượng nổi dậy ở Syria là không thể chối cãi.
Đây chính là sai lầm chính trị thứ nhất mà Mỹ mắc phải khi không chia tách lực lượng khủng bố và “ôn hòa”.
 Về quân sự.
Thời gian trong các thỏa thuận ngừng bắn mà Nga Mỹ đặt bút ký, Nga thừa hiểu chỉ là thời gian “câu giờ” để Mỹ hà hơi, tiếp sức cho lực lượng phiến quân. Đặc biệt sau thỏa thuận ký ngày 9/9, Nga đã xác định, Mỹ đã mất khả năng thực hiện thỏa thuận để tìm giải pháp hòa bình cho Syria, Mỹ muốn dùng sức mạnh quân sự bằng các lực lượng phiến quân để lật đổ chính quyền Assad.
Vì vậy, Nga và liên quân hạ quyết tâm mở chiến dịch giải phóng Aleppo, trận quyết chiến chiến lược quyết định vào thành lũy cuối cùng của quân khủng bố. Chiến dịch được mở ra với quy mô, mức độ ác liệt lớn nhất trong 6 năm chiến tranh Syria.
video văn: một vụ nổ mạnh mẽ ở Syria giết chết lãnh đạo phiến quân
VKS Nga kiên quyết sử dụng hỏa lực mạnh để dứt điểm Aleppo
Nga đã thay đổi chiến thuật không kích của VKS lâu nay thực hiện phương án mà phương Tây dùng từ “collateral damage” tức thiệt hại song hành, nhưng đồng thời, mở nhiều hành lang an toàn, bao gồm hành lang cho quân lính tự nguyện đầu hàng hay rút khỏi, đặc biệt là hành lang cho dân rời khỏi khu vực chiến sự.
Bộ chỉ huy chiến dịch Nga-Syria đã tính toán tăng cường độ không kích nhằm đạt  mục tiêu kép: Đó là, đẩy dân thường (khi không chịu được thiếu thốn) và phiến quân rút khỏi Aleppo về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sau đó dùng hỏa lực mạnh quyết dứt điểm Aleppo

Trước hành động quyết liệt của Nga và trước nguy cơ lực lượng al-Nusra tại Aleppo bị tiêu diệt, khiến Mỹ cuống cuồng phản ứng. Mỹ tuyên bố sẽ không đàm phán với Nga và đe dọa sẽ (ra lệnh) cho lực lượng khủng bố tấn công người Nga không chỉ trên Syria mà ngay tại lãnh thổ Nga.
Như vậy, trên chiến trường Syria giờ đây đã chia thành 2 chiến tuyến với 2 đối tượng tác chiến trực tiếp: Phiến quân gồm IS, al-Nusra Font, các nhóm nổi dậy và YPG do Mỹ chỉ huy đối đầu trực tiếp với quân chính phủ Syria, Iran, Hezbohla do Nga chỉ huy.
Tình thế đã chứng tỏ rõ ràng là người Nga đã đi từng nước cờ chắc chắn dồn Mỹ vào chân tường khiến phản ứng cuồng loạn dẫn đến phạm một sai lầm nghiêm trọng thứ hai: Mỹ hiện nguyên hình là quốc gia nuôi dưỡng, chỉ huy khủng bố trong trò chơi địa chính trị trên toàn thế giới.
Thử hỏi còn gì nguy hiểm, đáng sợ hơn khi Mỹ, một siêu cường bá chủ thế giới lại là một quốc gia tài trợ cho khủng bố? Mỹ vốn thực dụng, nhưng xem ra tại Syria Mỹ đã cố tránh sa lầy quân sự thì lại dính vào “vũng lầy chính trị” cực kỳ nguy hiểm.
Khi cả hai, Nga và Mỹ đã “fed-up” (chán không thèm nhìn mặt nhau) thì Mỹ sẽ làm gì, Nga sẽ làm gì trên chiến trường Syria? Liệu có sự đối đầu trực tiếp Nga –Mỹ trên Syria? Hay Mỹ ngậm ngùi nhìn Aleppo bị Nga vùi dập?

Chúng ta sẽ có ngay câu phán đoán sau đây.