Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Châu Âu có dám bạo loạn?



Về nguyên tắc, Châu Âu không chi tiền nuôi quân đội mình thì buộc phải đi nuôi và nghe lệnh kẻ khác.
Có thể nói (hy vọng sai) rằng kể từ khi Thế chiến thứ 2 kết thúc đến nay Châu Âu, ngoại trừ Anh là những quốc gia bại trận, họ được Mỹ cho quá nhiều “cà rốt” nhưng kèm theo một “cái gậy” cũng ghê sợ không kém, nên “khái niệm quốc thể” của họ đã trở nên xa xỉ, là hoài niệm.
Biết là Liên minh Châu Âu (EU) giàu, có tổng GDP hơn Mỹ…nhưng khi quyền lợi ngập đầu mà không có gì để bảo vệ thì chỉ là một kẻ yếu, hèn không hơn không kém.
Ai cho quyền lợi đó, Mỹ. Ai bảo vệ quyền lợi đó, Mỹ. Vậy nên, xin lỗi Châu Âu, lục địa văn minh già nhé, các vị nên ngồi mà đếm tiền, mà phè phởn và chú ý nghe lệnh…
Có 2 nguyên tắc của người Mỹ nêu ra mà người Châu Âu nên nhớ:
Nguyên tắc 1: Mỹ là đầu tiên, trên hết.
Nguyên tắc 2: Nếu người Châu Âu cần phải lựa chọn giữa “cái gậy và củ cà rốt” mà chính sách Mỹ dành cho trong gần 100 năm qua thì hãy xem nguyên tắc 1.
Bạo loạn chỉ bằng…tuyên bố!
Bắt đầu kể từ khi Trump chính thức đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran (JCPOA)…
Bà thủ tướng Đức, Merkel tuyên bố gây ra một cú sốc cho 2 bờ Đại Tây Dương: “Đã đến lúc châu Âu nên xác định số phận của chính mình…”
Tổng thống Pháp Macron cũng tuyên bố tương tự (sau khi bị Trump “làm nhục” tại Washington), rằng, chúng ta phải đứng lên bảo vệ chủ quyền châu Âu, đừng yếu đuối…
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã nói về sự cần thiết để “thay thế Mỹ”…Và, mới đây nhất, hôm nay, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao châu Âu đã ra tuyên bố chung quyết tâm thực hiện JCPOA với Iran dù Mỹ rút bỏ (theo Frace 24).
Phải công nhận, đây là những tuyên bố có tính chất “bạo loạn” của châu Âu chống Mỹ sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi JCPOA và tuyên bố áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt kinh tế ngặt nghèo hơn với Iran…nhưng ai nghe? Ý kiến của Vua không được thảo luận bởi người đày tớ!
Đây là mệnh lệnh của Mỹ tới châu Âu từ Đại sứ Mỹ tại Đức, Richard Grenell: “Như đã nói bởi Donald Trump, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ đánh vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Iran. Các tổ chức của Đức tham gia vào kinh doanh ở Iran nên ngay lập tức cắt giảm hoạt động của mình”.
Khẩu khí, ngôn ngữ chứng tỏ đây không phải là yêu cầu, không phải là đề nghị. Đây là một mệnh lệnh mà Mỹ thậm chí không muốn nói với toàn thể châu Âu mà chỉ cần nói với nước Đức – thủ lĩnh châu Âu-EU.
Châu Âu – còn non xanh lắm!
Giới tinh hoa chính trị châu Âu theo Mỹ làm hàng chục cuộc cách mạng màu, cuộc chiến tranh lật đổ trong gần 80 năm qua, chắc thừa biết những điều kiện cần và đủ là gì để bảo đảm cho sự thành công…Vậy thì, để lật đổ sự cai trị của Mỹ châu Âu – EU có gì?
Họ giàu có vì tổng GDP lớn hơn Mỹ. Họ có đồng tiền châu Âu (Euro) chính là đối thủ của đồng đô la, và tại thời điểm này đồng euro thực sự là đồng tiền quốc tế duy nhất đã giành được ít nhất một phần quan trọng trong thị phần thanh toán quốc tế. Hết. 
Nhưng, Liên minh châu Âu có 3 lỗ hổng lớn, nghiêm trọng mà giới tinh hoa chính trị châu Âu có muốn “giành độc lập” hoàn toàn đều phải bó tay khi điều kiện cho cuộc cách mạng xảy ra “chưa chín muồi”…
Thứ nhất, quân đội quá yếu kém. Đây là nguyên nhân cực kỳ then chốt khiến Liên minh châu Âu dễ bị Mỹ đàn áp và thất bại.
Về hình thức, quân đội của Liên minh châu Âu là lực lượng trong NATO, nhưng NATO do Mỹ chỉ huy, trang bị…Hơn nữa, riêng quân đội Mỹ tại châu Âu đã mạnh hơn rất nhiều quân đội các nước châu Âu cộng lại.
Vậy thì, muốn “bạo loạn” thì châu Âu ít nhất phải có quân đội riêng như ý tưởng và mong muốn của Đức, Pháp và Chủ tịch UB châu Âu. Tuy nhiên, ai cho các vị thành lập quân đội châu Âu để phá bỏ NATO?
Thứ hai là phân mảnh nội bộ. 
Trong Liên minh châu Âu, có một số quốc gia sống với chi phí của Brussels, nhưng chỉ chịu sự điều chỉnh của Washington, gồm Ba Lan, các nước Baltic, Romania và Bulgaria. Nước Anh khi chưa rời khỏi EU là “giám thị” chính của Mỹ.
Vì thế, EU không có Mỹ nhưng Mỹ vẫn giám sát, cho nên, nhiệm vụ thống nhất các chính sách chung trong khối đã khó khăn thì việc có một chính sách chung đối ngoại độc lập là như “hái sao trên trời”.
Thứ ba là an ninh năng lượng. 
EU là một khu công nghiệp lớn nên phụ thuộc rất nhiều về khí đốt và dầu lửa. Nếu bị đóng cửa nguồn nhập này thì EU phá sản. 
Để giảm thiểu lỗ hổng mang tính sống còn này, chính phủ Đức và các công ty lớn của châu Âu hỗ trợ hợp tác với Nga bằng Nord Stream-2…
Để loại bỏ lỗ hổng này, các công ty dầu mỏ châu Âu đã đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ của Iran – một quốc gia có trữ lượng dầu và khí đốt thứ 3 trên thế giới…
Mỹ muốn EU dùng khí đốt và dầu đá phiến Mỹ hoặc phải mua dầu của Ả rập Xê út bằng đồng USD với giá đắt…khi cấm vận, trừng phạt Nga và mới đây rút khỏi JCPOA trừng phạt Iran khiến cho EU bị dính đòn lây…
Với EU không có nguồn cung cấp năng lượng Nga về dầu và khí đốt thì không có bất kỳ câu hỏi nào về EU tự do, độc lập. Nếu không được tiếp cận với các dịch vụ hậu cần và vận chuyển của Nga đến Trung Quốc, thương mại châu Âu sẽ luôn luôn dễ bị tổn thương. 
Do đó, lựa chọn Nga là nhà cung cấp có tính ổn định, tinh cậy và đặc biệt rẻ hơn nhiều lần Mỹ là quy luật của thị trường mà châu Âu chấp nhận đã đụng chạm đến lợi Mỹ, đến quyền cai trị của Mỹ.
Đồng tiền và sự giàu có làm cho người ta quên đi thân phận, quên đi quốc thể, nhưng khi cả về kinh tế cũng bị Mỹ dã man bóp nghẹt, bất chấp, thì Liên minh châu Âu phản kháng là không gì lạ. Đây là nguyên nhân cơ bản cho cuộc “bạo loạn” của châu Âu dù mới chỉ bằng những tuyên bố.
Đừng dại đùa với Mỹ, hàng trăm ngàn quân Mỹ đang có mặt tại các căn cứ quân sự Châu Âu không phải là để chống Nga đâu mà để cai trị châu Âu đấy. Bạo loạn sẽ bị đàn áp thẳng tay.

4 nhận xét:

  1. tức nước vỡ bờ. cái j cũng co giới hạn thôi mỹ không bá quỳên mái được.

    Trả lờiXóa
  2. “Nước Mỹ là trên hết”, khẩu hiệu của một con người nói là làm được : Donal Trump. Nhưng thật ra tất cả những văn kiện ký kết vói mọi đối tác trên thế giới Mỹ đều hưởng ưu thế nhiều hơn, do trong ký kết Mỹ luôn lợi thế có sức ép là nền kinh tế lớn nhất, siêu cường quân sự và hầu như cả thế giới không ít thì nhiều đều lệ thuộc một phần vào Mỹ nên khi ký kết là Mỹ đã nắm nhiều phần lợi khi cân nhắc , mặc cả. Tuy nhiên dưới góc độ kinh tế ông Trum lại thấy chưa hài lòng lắm vì đã không nắm hết thời điểm ký kết , các khó khăn khi chính phủ Mỹ lúc đó đang mặc cả. Việc thay đổi rút khỏi các ký kết là muốn Mỹ thêm nhiều ưu ái hơn nhưng đã muộn, ngay cả khi xưa trong thời cực thịnh mà cả Alexan đại đế và Thành Cát Tư Hản vẩn không thể làm được thì há gì giờ Mỹ không còn độc tôn các cái như thập kỷ 90. Rút khỏi các ký kết, nhổ ra lại liếm vào chỉ cho các nước khác, ngay cả đồng minh thấy rằng Mỹ đã không còn được lòng tin tưởng như xưa nửa ở mọi lảnh vực, Việc ký kết sẽ gặp khó khăn hơn nhiều lần và cần nhiều áp lực hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Rất muốn đọc bài phân tích sâu sắc của Chú về các sự kiện gần đây tại Biển Đông.
    Có lẽ chúng ta cần phải hành động phải không Chú?

    Trả lờiXóa
  4. Nội dung bài viết rất hay, phan tích sắc bén, cảm ơn tác giả

    Trả lờiXóa