Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

SỰ NGUY HIỂM KHI ĐỂ NHẬT BẢN ĐỐI PHÓ MỘT MÌNH QUÁ LÂU VỚI TRUNG QUỐC


Trung Quốc- Nhật Bản là 2 cường quốc hùng mạnh nhất nhì khu vực chứ không phải 2 sắc tộc, bộ lạc nào để Mỹ hay tổ chức nào trên thế giới có thể dùng áp lực ngăn cản, kiểm soát khi cuộc chiến giữa họ xảy ra. Lúc đó, thì Mỹ chỉ có một lựa chọn duy nhất là trực tiếp vào cuộc chứ không còn cách nào khác.
Tại khu vực Châu Á-TBD, tranh chấp chủ quyền trên biển giữa Trung Quốc với một loạt quốc gia đã tạo ra những điểm nóng tiềm ẩn khả năng xung đột quân sự cao, khó kiểm soát.
Mỹ, một mặt tỏ ra trung lập để giữ mối quan hệ hợp tác kinh tế với Trung Quốc, mặt khác lại triển khai một loạt các hoạt động quân sự để bao vây, kiềm chế Trung Quốc.
Chính cách hành xử 2 mặt của Mỹ đã khiến Trung Quốc khai thác triệt để, họ cậy mạnh, hành động ngày càng quyết liệt, quyết đoán và hung hăng trong tranh chấp chủ quyền với các quốc gia khu vực Châu Á-TBD.
Trên biển Hoa Đông, tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc về quần đảo Sekaku mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư trên biển Hoa Đông căng thẳng đã leo thang đến nấc thang cuối cùng kề bên miệng hố chiến tranh.
Còn nhớ trong chiến tranh thế giới lần thứ 2, lúc đầu Mỹ không tham gia vì muốn “ngư ông đắc lợi”. Nhưng khi bị cú như trời giáng Trân Châu cảng, lúc đó Mỹ mới buộc phải nhảy vào vòng chiến tranh. Vậy thì liệu cuộc chiến Trung-Nhật có xảy ra hay không? Và khi đó Mỹ có sự lựa chọn nào khác? Hậu họa khôn lường ở đây là gì?
Nước cờ tuyệt hay của Nhật Bản.
Nhật Bản tuyên bố nếu UAV của Trung Quốc xâm phạm không phận Senkaku là bị bắn hạ tức khắc. Trung Quốc tuyên bố, nếu bắn hạ UAV của Trung Quốc là hành động chiến tranh, Trung Quốc sẵn sàng đáp trả.
Như vậy có nghĩa là nếu như Nhật Bản bắn hạ UAV của Trung Quốc thì chiến tranh giữa 2 nước sẽ nổ ra.
Nên nhớ đây là tuyên bố của cấp chính phủ, cấp nhà nước của cả hai bên chứ không phải tuyên bố của những kẻ quá khích nào, cho nên, đây không phải là tuyên bố chơi theo kiểu “hỏa lực mồm”…mà lời tuyên bố được bảo đảm chắc chắn sẽ thực thi nghiêm túc bằng hành động.
Vấn đề là sau 2 tuyên bố này, UAV của Trung Quốc có bay vào nơi mà Nhật Bản gọi là không phận của họ hay không mà thôi.
Có thể nói Nhật Bản đã “chuyền bóng” vào chân Trung Quốc, buộc Trung Quốc xử lý, lựa chọn cực kỳ khó khăn một điều tối quan trọng một mất một còn tầm quốc gia.
Nếu Trung Quốc cho UAV bay vào đó có nghĩa là Trung Quốc chấp nhận một cuộc chiến với Nhật Bản mà Mỹ dứt khoát phải buộc vào cuộc. Mỹ có thể không can thiệp vào Senkaku nhưng rất tiếc cuộc chiến Trung-Nhật lại không chỉ dừng ở đó. Tiến hành một cuộc chiến tay đôi với Nhật Bản đã khó thắng, thế thì có cả Mỹ tham gia liệu Trung Quốc có thắng không, hay là “lời nguyền Nhật Bản” không thể phá giải?
Nhưng nếu không muốn chiến tranh với Nhật Bản lúc này thì có nghĩa là đừng cho UAV bay vào đó, không phận của Senkaku và điều này cũng có nghĩa là Nhật Bản đã bảo vệ được chủ quyền của mình.
Chắc chắn hiện giờ, Trung Quốc chưa muốn chiến tranh với Nhật Bản có Mỹ tham gia trực tiếp, do đó, Trung Quốc sẽ không dám cho UAV bay đến Senkaku để thử xem Nhật Bản có dám bắn hạ hay không.
Để tăng độ rắn cho tuyên bố bắn hạ UAV, Nhật Bản tiến hành một động thái rất hung hăng, dùng máy bay, khu trục hạm, xông thẳng vào cuộc diễn tập “Cơ động-5” của Trung Quốc khiến Trung Quốc tức lộn ruột và buộc phải thay đổi kế hoạch diễn tập.
Đây chẳng phải là nước cờ tuyệt hay đó sao. Nhật Bản vừa dùng áp lực để buộc Trung Quốc phải bỏ ngay trò dùng UAV phục vụ mục đích tranh chấp chủ quyền, vừa gửi đến Mỹ một thông điệp ngắn “Anh hoặc là đi cùng thuyền với tôi hoặc tôi tự do đi một mình”.
Lựa chọn khó khăn của Mỹ.
Trước tình hình đó, Mỹ đã tỏ ra hốt hoảng lo lắng đến “lợi ích quốc gia” sẽ bị thiệt hại. Rõ ràng là Mỹ đã nhận thức được là không thể áp đặt lối chơi thực dụng của mình. Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ Mike Howe cho rằng, Mỹ không nên để một mình Nhật Bản đối phó với Trung Quốc bởi nếu điều này diễn ra sẽ hậu họa khôn lường.
Mỹ sợ rằng nếu để Nhật Bản một mình thì bị Trung Quốc “ăn tươi nuốt sống ư? Không phải, Mỹ hiểu Trung Quốc có gì, Trung Quốc chưa đủ bản lĩnh và khả năng làm điều đó. Vấn đề là Mỹ đã nhận thấy thời gian “một mình” với Trung Quốc của Nhật Bản không dài nhưng đủ để Nhật Bản “trưởng thành”. Trong khi Mỹ lại không muốn Nhật Bản quá mạnh, sức mạnh vượt ra khỏi tầm quản lý của Mỹ, lúc đó, chưa nói việc Nhật Bản sẽ tranh ngôi vị với Mỹ mà Nhật Bản sẽ tự mình làm mọi thứ cần thiết để chơi rắn với Trung Quốc, làm đảo lộn các mối quan hệ trong khu vực gây thiệt hại lớn cho lợi ích của Mỹ.
Một thực tế là Trung Quốc càng hung hăng bao nhiêu thì Nhật Bản càng trỗi dậy, càng cố “phá tan xiềng xích” để trở thành cường quốc quân sự, chính trị bấy nhiêu. Điều lo ngại cho Trung Quốc và kể cả Mỹ là để trở thành một cường quốc như thế, Nhật Bản chỉ vướng bởi cơ chế (xiềng xích) nhưng không thành vấn đề về mặt kỹ thuật.
Trung Quốc, Mỹ và thời thế xô đẩy…Nhật Bản sẽ đi theo con đường riêng của mình, sẽ là quốc gia tiên phong chống sự bành trướng của Trung Quốc theo cách của mình mà không cần Mỹ.
Để Nhật Bản một mình đối phó với Trung Quốc quá lâu thì Mỹ phải hối hận.
Đó là sự nguy hiểm cho Mỹ khi Hiệp ước an ninh Mỹ-Nhật Bản sẽ không có lý do gì mà tồn tại, bị người Nhật vứt vào sọt rác làm ảnh hưởng đến sự tồn tại quân sự của Mỹ ở Châu Á-TBD mà cả an ninh nước Mỹ. Chưa hết, điều gì sẽ xảy ra nếu như Nhật Bản và Nga bắt tay nhau chẳng hạn…Lúc đó, Mỹ sẽ mất quyền độc tôn ở khu vực Châu Á-TBD và phải chăng cái gọi là hậu họa khôn lường như ngài Chủ tịch Ủy ban Quân sự Hạ viện Mỹ Mike Howe cảnh báo là vậy.
Chắc chắn trong tương lai gần Mỹ sẽ không đánh đổi mối quan hệ với Nhật Bản để có mối quan hệ bền chặt hơn với Trung Quốc. Mỹ không thế vừa muốn ăn con vịt quay vừa muốn ăn trứng nó đẻ ra hàng ngày.