Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

Tại sao Kiev không mở chiến dịch tái chiếm?


Khi Mỹ-phương Tây không hy vọng chính quyền Kiev giành thắng lợi bằng quân sự thì Minsk-2 là sự lựa chọn ít tồi tệ nhất cho họ.
Dưới sự hậu thuẫn của Mỹ-phương Tây, chính quyền của Tổng thống Poroshenko với Thủ tướng Yatsenyuk ra đời trong một cuộc bầu cử ngày 26/10 và không lâu sau đó, ngày 2/11, cũng thông qua bầu cử, 2 nước cộng hòa ly khai tại miền Đông Ukraine là Donetsk và Lugansk (DPR và LPR) dưới sự hậu thuẫn của Nga cũng ra đời.
Chính quyền Kiev do Tổng thống Petro Poroshenko đứng đầu không thể chấp nhận ly khai mà coi họ là quân khủng bố và quyết tâm mở chiến dịch tiêu diệt, đã biến thành cuộc nội chiến đẫm máu. Cuộc nội chiến chỉ dừng lại bằng hiệp định Minsk-2 sau khi quân Kiev bị thất thủ tại Debaltsevo.
Vấn đề đặt ra là tại sao chính quyền Kiev với binh hùng tướng mạnh…lại không tái chiếm những vị trí chiến lược đã mất?
Nguyên nhân quân sự.
Về góc nhình quân sự, đừng nói là đội quân ATO (trừng phạt khủng bố) gồm chủ yếu 3 thứ quân: APU (quân đội chính quy Ukraine); các tiểu đoàn trừng phạt (thuộc quyền các đầu sỏ chính trị) và lính đánh thuê nước ngoài… là yếu kém về lực lượng, vũ khí so với quân ly khai.
Điều đáng chú ý nhất là trong 16 tiểu đoàn trừng phạt của các đầu sỏ chính trị này được trang bị đầy đủ, thiện chiến và hung hãn. Tuy nhiên, bản chất là lính đánh thuê, cho nên, nếu gặp phải một đội quân mạnh hoặc bị no đòn trong trận nào đó là ý chí chiến đấu “tuột dốc không phanh”. Trận đại bại tại Debaltsevo là dấu chấm hết cho ý chí chiến đấu của các tiểu đoàn trừng phạt và lính đánh thê nước ngoài. Bắt đầu từ đây, sự hung hăng và đồng tiền không làm mờ hình ảnh chết chóc, khủng khiếp ghê rợn mà đối phương có thừa khả năng giáng đến cho họ. Tiền và mạng sống, họ lựa chọn mạng sống do đó đừng mong đội quân này sẽ “quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.
Sau trận đại thắng Debaltsevo, quân số của DPR và LPR ngày càng tăng, rất nhiều quân tình nguyện gia nhập, họ dự kiến đến 90.000. Trong khi đó, Kiev tổng động viên lần 3 nhưng mới đạt 20% yêu cầu. Cố vấn của tổng thống Poroshenko, ông Yuri Biryukov cho biết: “Huy động quân đội bao gồm cả người nghiện, trốn hình sự và kẻ ngốc…”
Điều đáng thất vọng là dù quân đông đến 250.000 đi nữa, dù được Mỹ-NATO viện trợ vũ khí đi nữa mà lính không muốn đánh nhau, tinh thần không có, khả năng tổ chức chỉ huy tác chiến yếu kém…thì cũng không thành vấn đề với quân ly khai. Thực tế qua 3 trận Ilovaysk, sân bay Donetsk và Debaltsevo đã chứng tỏ quân Kiev đông hơn, vũ khí có đủ từ Mỹ-NATO, nhưng thiếu tinh thần chiến đấu, yếu kém về chỉ huy tác chiến nên bại trận.
Tại Debaltsevo, khi bên trong có chừng 8-10 ngàn quân mà ATO, ngay cả giải vây cũng không làm nổi, thì chứng tỏ quân Donetsk lỳ đòn và rắn như thế nào.
Tình hiện hiện nay, khi quân số đã đến 90 ngàn quân, có đủ các thứ quân (trừ hải quân), tinh thần chiến đấu của quân ly khai miền Đông hừng hực khí thế. Quyết tâm tấn công Mariupol của họ là có thừa, là “vấn đề trong 2 tuần”, nếu như Minsk-2 không còn tác dụng. Tranh thủ Minsk-2, quân ly khai miền Đông tăng cường huấn luyện quân sự, họ đã diễn tập đến cấp tiểu đoàn tấn công hợp đồng với xe tăng. Theo đại diện của Bộ quốc phòng DNR thì đây là “điều không thể tưởng tượng nổi trong những tháng đầu tiên của xung đột”. Khi Mỹ-phương Tây chính thức không viện trợ vũ khí sát thương; nền kinh tế Ukraine đang bên bờ vực thẳm… thì trên cơ sở đó, không vị tướng nào lại hạ quyết tâm tổ chức tái chiếm dù có thừa ngu ngốc. Kiev đang đối đầu với một đội quân thiện chiến, trang bị vũ khí hiện đại, tinh thần ý chí cao, có mục tiêu lý tưởng rõ ràng là một đội quân giải phóng chứ không phải là quân khủng bố như Kiev tuyên gọi.
Nguyên nhân chính trị
Hiện nay, chính quyền của Tổng thống Poroshenko là chính quyền thân Mỹ-phương Tây, của những đầu sỏ chính trị, trùm tài phiệt và nhóm phát xít từ Maidan…cho nên lợi ích nhóm cao hơn lợi ích quốc gia, chính quyền cao hơn chủ quyền lãnh thổ. Điều này có nghĩa là mất Crimea hay mất miền Đông Ukraine không quan trọng bằng chính quyền của họ bị sụp đổ, không quan trọng bằng lợi ích của họ bị lung lay đe dọa.
Bằng chứng ư? Chẳng phải là đã có 2 nhà đầu sỏ chính trị đề xuất với Kiev “buông” DPR và LPR bằng “trưng cầu dân ý” đó sao và Hiệp định Minsk-2 như là chiếc ghế mà chính quyền của Tổng thống Poroshenko đang đứng trên đó với sợi dây thòng lọng treo cổ. Đạp bỏ chiếc ghế đi (tức đạp bỏ Minsk-2), chính quyền Kiev muốn lắm vì Minsk-2 là sự thua thiệt nhục nhã, nhưng mà hậu quả thế nào ai cũng biết.
Bằng chứng ư? Giới cầm quyền ở Kiev không có quốc thể. Chẳng có một quốc gia nào trên thế giới mà Thủ tướng, bộ trưởng, các đầu sỏ chính trị có thế lực trong chính quyền lại có quốc tịch là nước ngoài…ngoại trừ quốc gia được coi là vùng đệm (Thailand trong Hiệp ước Yalta sau thế chiến lần thứ 2 và Ukraine, ngay cả cái tên và hiện thực luôn là vùng đệm của Nga với các thế lực hung hãn ở phương Tây)…
Có thể nói, quốc gia Ukraine được “toàn vẹn lãnh thổ” dài nhất trong lịch sử bắt đầu từ năm 1990 cho đến ngày 23/2/2014, ngày mà chính quyền của Tổng thống Yanukovych bị lật đổ cùng với việc Crimea bị sáp nhập vào Nga, vẻn vẹn 24 năm.
Trong suốt 24 năm độc lập, Ukraine có đủ bộ máy nắm quyền lực nhưng luôn luôn khủng hoảng chính trị bởi các phe phái tranh dành quyền lực lẫn nhau khiến cho Ukraine không có một định hướng chiến lược phát triển và do đó thiếu mục tiêu chính trị rõ ràng.
Với Ukraine, từ trước đến nay, đáng buồn là khái niệm “độc lập” có nghĩa là được theo bên này hay bên kia. Một câu chuyện ngụ ngôn lưu truyền rằng, từ xa xưa, những bộ tộc ngây thơ ở Ukraina có lời mời mọc: "Đất của chúng tôi vừa rộng lớn vừa trù phú, nhưng ở đây lại không có luật lệ. Xin hãy đến đây và cai quản, trị vì vùng đất này". Vâng, họ đã đến, và Nga đã mai mỉa Ukraine như “bang thứ 51 của Mỹ”.
Vậy thì, quyết tâm chính trị của giới cầm quyền Kiev cao đến mức nào, đến đâu, trước việc lãnh thổ bị chia cắt mà muốn đòi lại, “tái chiếm”, họ sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng, giá sẽ rất đắt mà có khi mất sạch? 
Rõ ràng, khi các chính khách tầm cỡ như Thủ tướng mà cũng nhập tịch nước ngoài để hộ thân…thì Ukraine chỉ được họ coi như “thương trường”, nhưng khi đã thành “chiến trường” thực sự, nguy cơ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, tính mạng, thì họ sẽ tính toán theo cách của con nhà buôn.
Đã dùng lực lượng quân sự hòng đè bẹp quân ly khai nhưng thất bại ngược. Ý chí chiến đấu của binh lính không còn. Đặc biệt khi Mỹ-phương Tây không tin tưởng và tắt hy vọng vào thắng lợi quân sự của Kiev; khi xác định giá trị Ukraine không lớn trên bàn cờ chiến lược của họ, họ đã cùng Nga tạo ra Hiệp định Minsk-2 thì đó là lựa chọn tuy xấu nhưng an toàn, không tồi tệ hơn cho chính quyền của Tổng thống Poroshenko.

Đến đây, một câu hỏi lớn đặt ra là Mỹ-phương Tây đã bỏ rơi chính quyền Kiev? Minsk-2 là một “nốt dừng”, phản ánh sự luống cuống của Mỹ và phương Tây trước động thái quyết đoán của Nga hay là phương án hòa bình tối ưu cho cuộc khủng hoảng Ukraine?

Chủ Nhật, 8 tháng 3, 2015

Tại sao nước Nga vẫn chưa sụp đổ?


Đừng có chủ quan và đánh giá thấp Tổng thống Nga Vladimir Putin và bộ tham mưu của ông ta.
Người ta nhất định phải đặt ra một câu hỏi là tại sao Mỹ-phương Tây lại chống Nga đến quyết liệt như vậy thay vì mục tiêu là Trung Quốc-một quốc gia cộng sản, độc đảng có ý thức hệ khác với Mỹ-phương Tây?
Rõ ràng là sau cuộc chiến tranh lạnh, Mỹ và phương Tây coi Nga chẳng khác nào Đức, Nhật Bản…là những nước bại trận sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, nên Mỹ và phương Tây đã và đang thực hiện các biện pháp “trói chặt Gấu Nga để bẻ răng vuốt” nhằm để “trích mật”.
Lật đổ chính phủ Nga bằng “Cách mạng màu”.
Mỹ và phương Tây dùng 2 thế võ để trói gấu Nga là “đội quân thứ 5” và kinh tế, trong đó đòn hiểm nhất là kinh tế-tài chính. Nếu thành công thì bất kỳ chính phủ nào ở Nga mà không theo ý muốn của Mỹ và phương Tây thì lập tức “cách mạng màu” sẽ xảy ra.
Vào năm 1992, Nga chấp nhận thỏa thuận “Bretton-Woods” (thỏa thuận mà từ năm 1944 Liên Xô không ký nên đã trở thành một trong những nguyên nhân chính của cuộc chiến tranh lạnh sau đó). Nga chấp nhận thỏa thuận này, có nghĩa là biến mình thành thuộc địa, cho phép đô la Mỹ chiếm đoạt và kiểm soát mọi khả năng kinh tế và hệ thống chính trị của đất nước.
Theo đó, NHTW Nga “độc lập” hình thành ở Nga. Độc lập là với nhà nước, nhưng không độc lập với hệ thống phương Tây và FED.
Bản chất NHTW Nga là tổ chức tư nhân tương tự như FED, là chi nhánh của FED và nằm trong hệ thống tài chính toàn cầu của tài phiệt quốc tế. NHTW là một hệ thống gồm NHTW và các ngân hàng thương mại của nó, ví như Sberbank – ngân hàng lớn nhất Nga có 51% sở hữu thuộc về NHTW.
Dự trữ của NHTW Nga (vàng, đô la có được từ xuất khẩu) là tài sản Liên Bang Nga, nhưng chính quyền nhà nước LB Nga không quản lý, vì nó là tài sản mang đi “cầm cố” và NHTW-kẻ không thuộc về nhà nước Nga là kẻ quản lý số “tài sản bị cầm cố” này. NHTW không chỉ quản lý mà còn bao gồm cả kinh doanh, nghĩa là mang tài sản Nga đi lập các NH thương mại, đi cho vay, kể cả ở nước ngoài.
Nga sẽ phải mang tài sản (vàng, ngoại tệ, tài sản thế chấp…) đến NHTW cầm cố để đổi lấy việc được NHTW phát hành một số lượng tương ứng đồng ruble. Đó chính là bản chất của “Cửa hiệu cầm đồ” mang tên NHTW Nga.
Để có thể phát hành đồng tiền quốc gia, Nga buộc phải có ngoại tệ để đưa vào NHTW dự trữ.
Bản chất, cơ chế hoạt động của NHTW Nga là như vậy khiến chính phủ Nga không có bất kỳ quyết định nào về đồng Ruble mà chưa được sự đồng ý của NHTW Nga cũng tức là của FED.
Chính vì thế, hôm 1/12, khi đồng ruble rơi xuống mức 54 ruble/1USD, do chịu tác động từ lệnh cấm vận của phương Tây nhằm vào Nga cùng với đó là đà lao dốc của giá dầu trên thị trường thế giới. Ông Yevgeny Fyodorov, nghị sĩ thuộc đảng Nước Nga Thống nhất, thành viên Ủy ban Ngân sách & Thuế tại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga đã cáo buộc NHTW là “thiết chế của kẻ thù đất nước. Những lãnh đạo của cơ quan này thì đều ở nước ngoài. Tôi đồ rằng họ sẽ tiếp tục thực hiện âm mưu quỉ dữ chống lại nước Nga và làm mọi điều để đẩy đồng ruble mất giá”…khiến Văn phòng Tổng công tố Liên bang Nga đang vào cuộc để điều tra hoạt động của NHTW.
Ngay tại Mỹ, chính phủ không phát hành, in ra tờ dollars mà quyền đó thuộc FED. “Luật dự trữ liên bang” mà Tổng thống Mỹ Wilson ký năm 1913 đã tạo mô hình FED ngày nay, khiến trước khi chết ông đã tuyên bố ông ta đã “phản bội đất nước”.
Ngày 4/6/1963, TT Mỹ J.Kenedy ký sắc lệnh tổng thống No.11110, trao quyền in tiền cho Bộ tài chính Mỹ. Đó là các tờ “đô la Mỹ” đích thực có mệnh giá 2 và 5 dollars mang dòng chữ "A banknote of the United States" thay vì là "A banknote of the Federal reserve" đã được in ra. (Và đó cũng là lý do vì sao dân chơi Việt Nam lại săn lùng tờ 2 và 5 dollars như thế).
Với sắc lệnh này, Kennedy bắt đầu quá trình loại bỏ êm dịu FED ra khỏi quyền in tiền nhưng cũng là bản án tử hình cho mình. Ngày 22/6/1963, ông bị bắn chết, điều này có nghĩa trùm tài phiệt mới có quyền lực lớn nhất và vì thế, cho đến nay chưa có vị tổng thống Mỹ nào dám thử...lệnh cho chính phủ Mỹ in tiền.
 Trung Quốc hay Việt Nam, có mô hình là NHNN trực thuộc chính phủ, ở Nga thì không, nên Ruble được lưu thông và điều tiết không theo nhu cầu hàng hóa hay kinh tế Nga mà hoàn toàn phụ thuộc vào xuất khẩu và đầu tư nước ngoài và “chỉ đạo theo ngành dọc” của FED.
Sau chiến tranh lạnh, một loạt các “đội quân thứ 5” và hệ thống tiền tệ, tài chính IMF, USAID, các tổ chức nước ngoài đã được Mỹ và phương Tây “cài cắm” ở Nga tác oai tác quái để thít chặt Nga từng nút trói, ra đòn bất cứ lúc nào, nếu như Nga có hiện tượng “vùng vẫy”.
Như vậy, về lý thuyết, khi 2 yếu tố đó có vấn đề, nghĩa là sẽ không có hoặc thiếu hụt đồng Ruble để phát hành, gây mất niềm tin vào rúp, làm tăng vọt giá ngoại tệ và hệ quả kéo theo làm rúp mất giá trị thực sẽ xảy ra.
Chẳng hạn như khủng hoảng hiện nay: Không cần nghiệp vụ ngân hàng, chỉ cần biết toán là hiểu sự việc. Tỷ giá giữa ruble và dollars theo công thức: n.Rub = USD.
Nếu A.nRub là tổng toàn bộ số tiền Ruble để chính phủ Nga hoạt động, như trả lương hưu, lương cho cán bộ CC nhà nước, kinh phí quân sự…thì B.USD là tổng số ngoại tệ được quy ra dollars từ vàng, xuất khẩu dầu mỏ, vũ khí…của Nga mà chính phủ Nga đem toàn bộ số này vào hiệu cầm đồ NHTW để có một số lượng tiền rub là A.nRub.
Nếu B.USD bị giảm đi một nửa (do dầu mỏ giảm giá, đầu tư nước ngoài thoái vốn…) thì để đảm bảo cho chính phủ Nga hoạt động bình thường, nghĩa là giữ nguyên A.nRub, tức là giữ giá đồng ruble, ông Putin phải mở kho dự trữ, đem vàng, dollars sang “hiệu cầm đồ” để bù vào. Khi hết vàng, dollars để cầm cố thì sẽ không có tiền Ruble phát hành, lưu thông. Lúc đó xí nghiệp, trường học, bệnh viện…đóng cửa vì không có tiền lương, quân đội cảnh sát ngừng hoạt động, bất ổn chính trị, bạo loạn…xảy ra và đó là diễn biến của cái gọi là “Cách mạng màu” mà Mỹ-phương Tây viết kịch bản sẵn cho Nga.
Nga có đủ dollars và vàng dự trữ để bù khi giá dầu giảm sâu và cấm vận gia tăng để cứu đồng Ruble hay không? Về lý thuyết là không thể, điều đó có nghĩa Nga sẽ không chống được cuộc khủng hoảng đồng Ruble như hiện nay khi Mỹ và phương Tây ra đòn.
Vậy tại sao Nga vẫn đứng vững?
Sự xuất hiện của Vladimir Putin.
Tuy nhiên, may thay cho nước Nga, lúc đó, Vladimir Putin xuất hiện với cương vị Tổng thống Nga năm 2000.
Vấn đề đầu tiên là Putin thẳng tay đập tan nát “đội quân thứ 5” mà điển hình là nhà tài phiệt dầu mỏ khi không nghe lời cảnh cáo của Putin mà cứ “nhúng mũi và chính trị”. Đồng thời nghề tình báo KGB của Putin được phát huy khi ông bí mật xây dựng một hệ thống tài chính khác song song hoạt động với hệ thống tài chính hiện hành để dần dần loại bỏ NHTW (Thế nhưng ở Việt Nam, ông Bùi Kiến Thành, hiện là cố vấn cao cấp cho các tập đoàn kinh doanh lớn ở Hà Nội lại đòi thành lập mô hình NHTW thay NHNN).
Rõ ràng là nếu như không có hệ thống tài chính bí mật của Putin hay là cái gì đó, thì Nga không thể đứng vững trong đòn hiểm hiện nay của Mỹ-EU. Nga đang bị suy thoái, lụn bại ư? Hoạt động quân sự, sức mạnh quân sự được tăng cường ở biển Bắc Cực…thế chủ động của Nga trên trường quốc tế…không giống như của một quốc gia suy thoái, sắp sụp đổ, một tý nào.
Sau 12 năm là ông chủ điện Kremlin, Putin đã loại bỏ hoàn toàn “đội quân thứ 5”. Hiện nay, ở Nga, Putin là biểu tượng của dân tộc, dân tộc Nga hoàn toàn tin tưởng vào ông và “không một ai có thể làm tốt hơn cho nước Nga như ông”. Nhưng, cuộc chiến để loại bỏ NHTW là rất gay go, phức tạp, khi mà kinh tế Nga vẫn là một bộ phận của kinh tế thế giới nên không thể loại ngay sức mạnh của đồng dollars trên thương trường. Tuy nhiên, sự khôn ngoan, tỉnh táo, của Putin với bộ tham mưu của ông ta, đã khiến Mỹ-phương Tây không phát huy được sức mạnh của miếng đòn dollars-dầu lửa, không những thế, nguy cơ tờ dollars mất dần địa vị thống trị tiền tệ toàn cầu đang dần dần xuất hiện khi Nga cùng Trung Quốc và các nước BRIS… phản đòn.
Iraq muốn khống chế giá dầu lửa, bị Mỹ, đúng ra là các tài phiệt Mỹ, dập chết, Lybia muốn dùng Dina vàng, cũng bị dập chết. Tóm lại trên thế giới này, quốc gia nào muốn độc lập tách ra khỏi sự phụ thuộc của dollars-dầu mỏ là không sống nổi với Mỹ. Tuy nhiên, Nga không phải là Iraq, không phải là Lybia…Nga đã chấp nhận hứng đòn, trụ vững và phản đòn.
Các nhà tài phiệt quốc tế sẽ làm gì tiếp theo? Chiến tranh với Syria và Iran, hay Ukraina để lôi kéo Nga vào cuộc chiến tranh lớn; hay lại hoạt động khủng bố như 11/9/2001…hay một cuộc tấn công quân sự vào Nga của NATO cho đến hết người châu Âu cuối cùng?

Đừng có chủ quan và đánh giá thấp Tổng thống Nga Vladimir Putin và bộ tham mưu của ông ta.

Thứ Hai, 2 tháng 3, 2015

Nga chứ không phải là Mỹ!


Trên Biển Đông, không chỉ Mỹ mới ngăn chặn Trung Quốc biến thành “ao nhà” mà chính Nga cũng vậy. Chính vũ khí Nga mới là trụ cột sức mạnh ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc trong tương lại gần, chứ chưa phải vũ khí Mỹ. Biển Đông không của riêng ai, càng không phải là khu vực "sân sau" của Trung Quốc.
Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Moscow lớp Slava, loại 11.500 tấn của Nga tiến hành một cuộc tập trận trên Biển Đông.
Cuộc tập trận được tuyên bố với các loại vũ khí tên lửa, ngư lôi, pháo…đã khiến cho Mỹ bất ngờ, Trung Quốc chột dạ.
Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Moscow lớp Slava
Tàu tuần dương tên lửa dẫn đường Moscow lớp Slava
Dư luận có thể chưa tin việc Nga có tập trận trên Biển Đông hay không, nhưng vì hoạt động tập trận đó, có hay không của Nga…lại không quan trọng bằng tuyên bố tập trận. Vì thế chỉ cần tuyên bố tập trận là đủ mọi thông điệp cần chuyển tải.
Chuyện sẽ bình thường nếu như vị trí, khu vực mà tàu tên lửa dẫn đường của Nga diễn tập không phải là Biển Đông. Vì Biển Đông là nơi tranh chấp quyết liệt giữa Việt Nam và Trung Quốc, là nơi đụng độ chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang xảy ra rất gay gắt…là nơi rất xa với Nga, thì sự xuất hiện một cuộc tập trận tại đó có vẻ như lãng phí, tình huống diễn tập thiếu thực tế…nhưng không phải vậy.
Biển Đông, chính Nga đến trước Mỹ và Trung Quốc
Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, Liên Xô cũ kết hợp với Việt Nam thành lập công ty góp vốn, cùng liên thủ khai thác mỏ Bạch Hổ ở Biển Đông, sản lượng khai thác chiếm một nửa tổng sản lượng dầu thô của Việt Nam. Đến nay, đây vẫn là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam.
Theo thống kê, đến nay Nga đã trở thành đối tác hợp tác nước ngoài lớn nhất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam. Nga đã trở thành chỗ dựa lớn nhất của cộng đồng kinh tế do Việt Nam liên kết với các cường quốc trên thế giới tạo nên trên vấn đề Biển Đông. Các công ty dầu mỏ phương Tây khác như Exxon Mobil, BP, TOTAL những năm gần đây mới góp vốn với Việt Nam khai thác dầu khí.
Nga hợp tác với Việt Nam bởi Nga được chia sẻ lợi ích kinh tế to lớn tại Biển Đông, đồng thời đảm bảo được lợi ích an ninh, mang tính chiến lược và toàn cầu của Liên bang Nga thời Putin trước một Trung Quốc hung hăng đang trỗi dậy.
Và như vậy dễ thấy rằng, tại sao trong những năm gần đây Nga lại đồng ý bán cho Việt Nam những trang bị vũ khí đời mới lợi hại, chuyên dùng cho xung đột tại Biển Đông với mức ưu đãi lớn hơn nhiều so với Trung Quốc. Những hệ thống vũ khí tiên tiến, bao gồm tàu ngầm lớp Kilo 636, máy bay chiến đấu Su-27, máy bay Su-30 và nhiều tên lửa đối biển, radar…loại vũ khí nào mà Nga bán cho Việt Nam cũng có tính năng tiên tiến hơn hẳn các vũ khí bán cho Trung Quốc trước đây, tỷ lệ giữa tính năng và giá cả cũng cao hơn. Các loại vũ khí lợi hại này sẽ nhanh chóng hình thành sức chiến đấu và hoạt động khắp nơi thuộc vùng Biển Đông và biển phía Đông Trung Quốc, tạo ra sự đe dọa khá lớn đối với sự bành trướng của Trung Quốc, nhằm đảm bảo an toàn cho việc khai thác các mỏ dầu của Việt Nam-Nga, đồng thời kìm Trung Quốc “lăm le” tại vùng Viễn Đông của Nga.
Chẳng ngẫu nhiên, khi Nga tận tâm “đầu tư công nghệ” giúp Việt Nam biến quân cảng Cam Ranh, một căn cứ quân sự có vị trí, địa thế lợi hại bậc nhất trên thế giới, tạo ra một sức mạnh răn đe lớn và…tất nhiên, Nga được ưu tiên trong sử dụng là logic.
Quan điểm của Nga trên Biển Đông là giải quyết tranh chấp bằng hòa bình (phù hợp với Việt Nam, Mỹ, nhưng khác Trung Quốc) và chống lại việc quốc tế hóa Biển Đông (khác quan điểm của Việt Nam, Mỹ, nhưng phù hợp với Trung Quốc).
Tại sao Nga không muốn quốc tế hóa Biển Đông? Vì Nga không muốn Mỹ nhảy vào Biển Đông sẽ tạo ra một tiền lệ không hay cho việc tranh chấp giữa Nga và Nhật Bản trên quần đảo Curil.
Trong khi đó, Việt Nam làm sao có thể hợp tác, hoàn toàn giao phó tuyệt đối về an ninh, chủ quyền trên Biển Đông vào Nga khi Nga và Trung Quốc đang bắt tay nhau? Nếu thế chẳng khác nào “bỏ tất cả trứng vào một giỏ”, do đó, quốc tế hóa Biển Đông, lựa chọn cơ chế an ninh chung, phù hợp, đa phương hóa…là sách lược đúng đắn, khôn khéo của Việt Nam.
Như vậy, Nga đang có “của chìm, của nổi” rất lớn ở Biển Đông, do đó, về lợi ích thực tế trong cấu trúc hiện nay ở Biển Đông, Mỹ là kẻ đến sau Nga, kể cả Trung Quốc cũng vậy thôi.
Với Mỹ, sự chính thức nhảy vào Biển Đông là tháng 7/2010 khi tuyên bố Mỹ có lợi ích quốc gia tại Biển Đông, đã khiến Trung Quốc nhảy dựng. Xét ở góc độ chiến lược thì chủ yếu là để ngăn chặn Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà”, thành khu “đặc quyền quân sự”, tiến xuống phía Nam thách thức vị thế, quyền lực của Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, khống chế tuyến hàng hải trên Biển Đông và đe dọa an ninh của đồng minh Nhật Bản. Tóm lại là kể từ khi Trung Quốc trỗi dậy, không che đậy mưu đồ bá chủ thế giới…thì Mỹ mới nhảy vào Biển Đông là nơi được Trung Quốc cho là “con đường sinh mạng” để ngăn chặn.
Như vậy, tuy đến sau Nga nhưng lợi ích an ninh của Mỹ trên Biển Đông lại có tính “sống còn” hơn Nga. Nếu Trung Quốc chiếm được Biển Đông thì Nhật Bản, đồng minh của Mỹ sớm muộn gì cũng trở thành chư hầu và Mỹ đã quá muộn khi nhận lời đề nghị “chia đôi TBD”, bởi lúc đó Trung Quốc muốn nhiều hơn nữa. Vì thế, Biển Đông hiện giờ được coi như là khu vực “quyết chiến chiến lược” của 2 cường quốc Trung-Mỹ.
Đó là lý do vì sao Mỹ rất coi trọng Việt Nam mà các thứ rào cản như nhân quyền vớ vẩn… không là gì so với lợi ích chiến lược, an ninh quốc gia Mỹ. Việt-Mỹ có lợi ích an ninh quốc gia “tương đương” nhau trên Biển Đông, có nghĩa là nếu như đối sách của Mỹ trên Biển Đông ngăn chặn Trung Quốc thành công thì chủ quyền Việt Nam được bảo đảm. Cho nên, sự hợp tác, chia xẻ, hỗ trợ…giữa Việt Nam-Mỹ là nhu cầu tất yếu.
Nga “tuyên bố” gì trên Biển Đông?
Trước hết là với Mỹ. NATO đã từng nếm trải những hành động của không quân Nga khi Nga muốn chứng tỏ “Nga là một cường quốc” thì cuộc tập trận trên Biển Đông, Nga không chứng tỏ với NATO mà là với Mỹ và Trung Quốc. Đó là, Nga sẽ có mặt bất cứ đâu, bất cứ khi nào, bất cứ mọi thời tiết để nhắc nhở bất kỳ ai phớt lờ, bất chấp lợi ích quốc gia Nga. Mỹ-NATO đã nhận thức được vấn đề này tại Ukraine khi coi thường, bất chấp cảm giác an ninh của Nga, nhưng chưa đủ. Tổng thống Nga đã từng tuyên bố, “TTP mà nếu thiếu Trung Quốc và Nga thì không bao giờ có kết quả”, điều đó có liên quan gì không với thành bại của “Chiến lược châu Á-Thái Bình Dương” của Mỹ khi phớt lờ Nga? Nếu Mỹ cứ “nhúng mũi vào chuyện của người khác” thì Nga cũng vậy, vì Nga là một cường quốc.
Tiếp theo là với Trung Quốc. Cuộc tập trận này khiến cho Trung Quốc chột dạ, trước một “đối tác chiến lược”, là một điềm dữ cho Trung Quốc ở Biển Đông.
Biển Đông là “ao nhà” của Trung Quốc hay, hơn 80% Biển Đông là lợi ích cốt lõi của Trung Quốc…mà Bắc Kinh tuyên bố như thế, Nga lại không biết sao? Cuộc tập trận này, Nga tổ chức độc lập, không cùng với Việt Nam hay Trung Quốc, cho nên, ở đâu trên Biển Đông mà nằm ngoài quyền cho phép của Trung Quốc?
Nga biết, có nghe, nhưng qua cuộc tập trận hay tuyên bố tập trận này, Nga đã chính thức sổ toẹt vào cái tuyên bố đó của Trung Quốc.
Tiết Lý Thái, nghiên cứu viên Trung tâm an ninh và hợp tác quốc tế Đại học Stanford đã đánh giá rất chính xác rằng: “Hiện nay, Nga ngoài mặt vẫn giữ thái độ tươi cười với Trung Quốc, trong ngoại giao thì nói ý cay bằng lời ngọt, trong hành động thì chỉ làm không nói. Nga giống như “con vịt đạp nước”, trên mặt nước thì dường như không có động tĩnh gì nhưng dưới nước lại giở võ chân”.
Vì ở Biển Đông, Trung Quốc tham lam, bất chấp tất cả, đã phớt lờ lợi ích và cảm giác an ninh của Nga, cho nên, Nga giáng trả là hợp lệ. Thật ra, việc Trung Quốc đang dùng nguồn lực để xây dựng các căn cứ quân sự trên quần đảo Trường Sa để khai thác dầu, tranh chấp chủ quyến…với Việt Nam, nếu như Việt-Nga thỏa thuận, chỉ cần một giàn tên lửa Iskander bố trí bí mật trên một đảo nào đó của Việt Nam thì mọi toan tính của Trung Quốc sẽ trở nên vô nghĩa.
Bên lề hội nghị APEC, Putin và Tập Cận Bình sẽ gặp nhau, sẽ nói với nhau tất cả, nhưng, cuộc tập trận trên Biển Đông đã chuyển tải nội dung mà ông Putin khó nói, không thể nói.

Trên Biển Đông, không chỉ Mỹ mới ngăn chặn Trung Quốc biến thành “ao nhà” mà chính Nga cũng vậy. Chính vũ khí Nga mới là trụ cột sức mạnh ngăn chặn sự hung hăng của Trung Quốc trong tương lại gần, chứ chưa phải vũ khí Mỹ. Biển Đông không của riêng ai, càng không phải là khu vực "sân sau" của Trung Quốc.

Debaltsevo-chiến thắng và thảm kịch...


Không có “nồi hơi” Debaltsevo thì không có Minsk-2 và nếu Minsk-2 bị phá vỡ, sẽ xuất hiện Minsk-3 mang tên Mariupol, là có thể Minsk- cuối cùng về vấn đề Ukraine.
Sau cuộc chiến đẫm máu người Ukraine tại sân bay Donetsk kết thúc, quân ly khai miền Đông lập mưu, cài thế, bất ngờ mở chiến dịch giải phóng Debaltsevo và đã biến Debaltsevo thành một “nồi hơi” mà trong đó chứa gần 10.000 lính trừng phạt (ATO).
Khi “nồi hơi” Debaltsevo bị đóng, toàn bộ số phận quân còn lại trong Debaltsevo đang chờ một trận tổng công kích, thì yêu cầu và những đề xuất hòa bình đến quân ly khai miền Đông ngày càng nhiều…
Đầu tiên là Thiếu tướng quân đội Ukraine Rozmaznina (đề nghị "chế độ im lặng" cho "dân thường" sơ tán ra khỏi vùng chiến sự), sau đó là các đại diện của sứ mệnh OSCE, tiếp theo là tuyên bố kêu gọi ngừng bắn của đại diện EU Mogerini và đỉnh cao cơn sốt đòi ngừng bắn của châu Âu là lời kêu gọi của ngài Tổng thư ký LHQ.
Và cuối cùng là cả Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp bay như con thoi để có cuộc gặp với tổng Thống Putin tại điện Kremlin thỏa thuận với nhau, ép Kiev và quân ly khai, ký Minsk-2 vào ngày 12/2 trong một cuộc đàm phán kéo dài kỷ lục 16 giờ.
Quả thật, đây là những quan tâm mang tính “nhân văn” chưa từng có trong suốt thời gian xung đột vũ trang và nội chiến ở Ukraine của phương Tây.
Vậy tại sao Minsk-2 lại có sự tham gia sốt sắng, nhiệt tình của Pháp và Đức (đương nhiên, vai trò của Mỹ là không thể thiếu) khi họ đặt bút ký vào thỏa thuận này, trong khi 13 điểm tại Minsk-2 là “siêu tuyệt vời” cho Nga?
Phải chăng châu Âu thức tỉnh vì máu người Ukraine đã đổ quá nhiều (thiệt mạng hơn 50.000 theo đánh giá của truyền thông Đức) mà trước đây họ không để ý? Phải chăng Pháp và Đức đã quá mệt mỏi với trừng phạt, nên muốn kết thúc? Phải chăng Pháp và Đức muốn thể hiện sự độc lập với Mỹ trong việc giải quyết khủng hoảng Ukraine?
Chưa rõ, nhưng có một điều quá rõ để chỉ ra rằng đây là nguyên nhân chính…
“Nồi hơi” Debaltsevo: Hồn ai nấy giữ...
Địa chiến lược quan trọng của thành phố Debaltsevo chúng ta đã biết rõ, vì thế Kiev đã bố trí một lực lượng rất tinh nhuệ, thiện chiến ở đây cùng với các tiểu đoàn đánh thuê khét tiếng để “cắm một cái đinh sắt nhọn vào xương sống” của DNR và LCR…
Như vậy, tại “nồi hơi” Debaltsevo, đội quân với sứ mệnh “tiêu diệt khủng bố” không chỉ mỗi APU (quân đội Ukraine).
Trang tạp chí điện tử "The Strategic Culture Foundation" đã công bố một thông tin gây chú ý: 25% lực lượng quân trừng phạt ở “nồi hơi” Debaltsevo (khoảng  2000 người) là lính đánh thuê và binh sĩ NATO.
Lính đánh thuê nước ngoài, đánh thuê cho Kiev và “lính tình nguyện” đánh cho quân ly khai miền Đông cũng không thiếu. Có điều, quân chính quy NATO đang sử dụng vũ khí Mỹ tham chiến tại Ukraine đã bị mắc kẹt trong “nồi hơi” Debaltsevo mới là tâm điểm của vấn đề.
Đây, có lẽ mới thực sự là bản chất của chiến dịch “marathon” ngoại giao khẩn cấp của các lãnh đạo châu Âu, bao gồm cả các lãnh đạo Pháp- Đức, còn Mỹ lấp ló đằng sau.
Điều gì xảy ra khi tin tức lính NATO bị quân ly khai bắt sống và tiêu diệt có số lượng hàng trăm, hàng ngàn người tại Debaltsevo?
Dân châu Âu có thể dửng dưng khi hàng ngàn lính người Ukraine thiệt mạng, nhưng con em của họ thì không. Do đó, không ai có thể biết được tầm cỡ và hậu quả của vụ bê bối chính trị-quân sự này với chính quyền EU.
Đương nhiên, nếu như châu Âu không dại dột, dồn Nga đến chân tường thì Nga cũng vậy. Nga và Pháp-Đức đã ép 2 bên kí Minsk-2. Tổng thống Nga Putin đã “khuyên” phe ly khai tạo ra một hành lang để cho họ thoát ra an toàn.
Lực lượng đặc biệt của NATO tại Ukraine
Lực lượng đặc biệt của NATO tại Ukraine
Điều lạ là tại cuộc đàm phán tại Minsk, Tổng thống Poroshenko vẫn không chịu công nhận “nồi hơi” Debaltsevo, có lẽ, ông ta dùng để “tống tiền” EU và cố hy vọng “mở van nồi hơi” lần cuối, vớt vát danh dự của vị Tổng tư lệnh APU.
Bởi sau 2 ngày Minsk-2 có hiệu lực, ngày 17/2, Porosehenko huy động 36 xe tăng với 1500 binh sỹ xung trận phá “van nồi hơi” nhưng đã bị quân ly khai đánh bật trở lại.
Cũng trong ngày 17/2, từ bên trong, 7 xe tải chở quân đánh thuê và lính NATO với nỗ lực để phá vây, nhưng chỉ có 4 xe trong số đó đã chạy thoát, 3 xe còn lại bị tiêu diệt và quay trở lại “nồi hơi” Sebaltsevo. Tại thời điểm này, ở Debaltsevo có chừng 1000 lính NATO (theo Newsli.ru).
Hành động quân sự trong ngày 17/2 được coi như là sự giãy chết cuối cùng trong “nồi hơi” Debaltsevo của APU trước khi tháo chạy hỗn loạn.
Cũng theo Newsli.ru, đến ngày 19/2, dưới “áp lực chưa từng có”, DNR và LCR phải chấp nhận cho 2000 quân đánh thuê và lính NATO rời khỏi Debaltsevo mà được mang theo vũ khí thay vì buộc phải đầu hàng bắt làm tù binh.
Toàn bộ Debaltsevo đã rơi vào tay quân ly khai với gần 300 vũ khí các loại và 500 tấn đạn dược cùng các bằng chứng của vũ khí Mỹ-NATO để lại mà APU không kịp tiêu hủy.
Vậy là quân đánh thuê và lính NATO nhanh nhạy đã rút khỏi “nồi hơi” Debaltsevo theo hành lang an toàn, trong khi APU “rút lui có kế hoạch” theo kiểu Poroshenko, 
Debaltsevo-Tiếng chuông nguyện hồn ai?
Kiev và Mỹ-phương Tây tập trung xây dựng tuyến phòng thủ hay cứ điểm Debaltsevo rộng chừng 49 km vuông này với lực lượng rất mạnh, bao gồm những đơn vị tinh nhuệ của Kiev như trung đoàn số 8, tiểu đoàn bộ binh 118…, những đơn vị đánh thuê, lính NATO và với vũ khí hiện đại của Mỹ-NATO như hệ thống Radar Light (LCMR)…Do đó, để đánh sập cứ điểm này không phải là dễ dàng như nói.
Trong khi đó lực lượng bên phía quân ly khai là những người “mới hôm qua là thợ mỏ, thợ lái máy kéo” (Lời Putin tại Hungary) và “lính tình nguyện” người nước ngoài, không có quân đội Nga. Thế nhưng kết quả là phe ly khai chiến thắng.
Các phương tiện truyền thông nổi tiếng của Mỹ, Anh mô tả quân đội Ukraine (APU) tháo chạy hỗn loạn ra khỏi “nồi hơi” Debaltsevo và bác bỏ tuyên bố của Tổng thống Poroshenko là APU “rút lui có kế hoạch” (giống như tuyên bố của Tổng thống Thiệu trong sự kiện rút chạy khỏi Tây Nguyên Việt Nam)
Debaltsevo thất thủ, Mỹ-phương Tây (NATO) bị choáng váng đầu tiên. Họ nhận ra rằng: Quân đội Ukraine quá yếu kém về tổ chức, chỉ huy tác chiến và đặc biệt không có ý chí chiến đấu. Cho nên, hy vọng trang bị vũ khí hiện đại để dùng APU đấu với quân đội chính quy Nga là cực kỳ ngây ngô. Còn nữa, không hiếm những loại vũ khí kỹ thuật tiên tiến của Mỹ-NATO (bị lộ hàng do không kịp tiêu hủy sau khi rút chạy) lại không phát huy được tác dụng mà không hiểu vì sao.
Tại sao hệ thống thông tin liên lạc của binh lính trong “nồi hơi” với Bộ tham mưu Kiev bị nhiễu loạn, buộc binh lính, chỉ huy, liên lạc thông qua điện thoại di động?...Đây là những câu hỏi đau đầu, bi quan, về năng lực áp chế điện tử... cho các nhà quân sự NATO sau vụ Debaltsevo.
Debaltsevo thất thủ, Tổng thống Poroshenko là người phải chịu trách nhiệm cao nhất, đầu tiên.
Có thể nói, việc không công nhận có “nồi hơi” và bỏ qua tuyên bố của quân ly khai cho phép APU bỏ lại vũ khí rời khỏi Debaltsevo của Kiev, lừa dối dân Ukraine, cố vớt vát danh dự của tổng thống Ukraine…đã khiến cho gần 3000 lính bị thiệt mạng.
Từ khi lên cầm quân, chưa có trận thắng nào và đây là trận thứ 3 ông bị thảm bại sau “nồi hơi” Ilovaysk và trận tại sân bay Donetsk được ví như trận Stalingrad của Ukraine.
Có lẽ đây là tiếng chuông nguyện hồn đầu tiên cho vị Tổng tư lệnh APU.
Debaltsevo thất thủ, Mỹ-phương Tây nhận ra rằng, chỉ có thực hiện Minsk-2 là con đường duy nhất phù hợp với lợi ích đôi bên.

Liên bang hóa Ukraine, các nước cộng hoàn như DNR, LC…được nhiều quyền hạn hơn…là tiếng chuông nguyện hồn thứ hai cho sự thống nhất, toàn vẹn, một quốc gia Ukraine. Ukraine như năm nào hay Ukraine trước ngày 22/2/2014 có thể sẽ chỉ còn là hoài niệm.

Mỹ ở đâu trong 'kịch bản Minsk-2'?


Dù Mỹ không tham gia trong "định dạng Normandie" thì Mỹ vẫn không thoát khổ, cũng là kẻ bại trong Minsk-2 chứ không riêng gì Ukraine và EU.
Thỏa thuận của “bộ tứ Nocmandie” gồm 13 điểm vừa được ký kết tại Minsk ngày 12/2 (Minsk-2) có thể coi như là nỗ lực cuối cùng của Pháp, Đức và Nga để đem lại hòa bình cho Ukraine.
Nội dung của Minsk-2 này chỉ đề cập đến 2 chủ thể là chính quyền Kiev và chính quyền của quân ly khai miền Đông (DNR và LCR).
Các nhà phân tích trên thế giới đều cho rằng phe ly khai được lợi lớn với điểm mấu chốt là Kiev phải chấp nhận hình thành một nhà nước liên bang, trao quyền tự trị lớn cho DNR và LCR…hoàn toàn phù hợp với mục tiêu chiến lược của Nga trong vấn đề giải quyết khủng hoảng Ukraine.
Trong khi đó, Kiev, cái “lợi” mà họ có được, trớ trêu thay, lại không nằm trong thỏa thuận 13 điểm này, mà nó nằm ngoài, khi chính quyền Ukraine được IMF, Ngân hàng châu Âu…hỗ trợ cho vay 40 tỷ USD để cứu nền kinh tế bên bờ sụp đổ.
Nhưng nói gì đi nữa, thực chất, Ukraine bị chia cắt và rời bỏ Nga nhưng để sang làm nô lệ cho kẻ khác là IMF và chủ Mỹ mà thôi. Lợi ích quốc gia của Ukraine không có gì hết trong cuộc khủng hoảng này nói chung và Minsk-2 nói riêng.
Điều đó cho thấy một thực tế là về quân sự và chính trị, chính quyền Kiev không có một lợi thế, trọng lượng nào đáng giá trên bàn đàm phán, nên buộc phải ký Minsk-2 dù biết rằng hoàn toàn thua thiệt.
Đến đây, điều rõ ràng ai cũng hiểu là nếu Minsk-2 được hai bên, Kiev và quân ly khai miền Đông, thực hiện nghiêm túc thì DNR, LCR và Nga là bên được lợi nhiều nhất, nói như Ngoại trưởng Nga đã cho rằng, kết quả Minsk-2 là “siêu tuyệt vời”. Vậy thì DNR và LCR thân Nga có ngu ngốc đến mức là xé bỏ Minsk-2?
(Tuy nhiên vấn đề “nồi hơi” Debaltsevo là ngoại lệ và ngay cả thủ tướng Đức, tổng thống Pháp cũng phải ngấm ngầm công nhận trong cuộc đàm phán tại Minsk kéo dài 16 giờ…Vì sao? Chúng ta sẽ đề cập sau).
Minsk-2 là quá đủ, quá cần và quá đúng lúc cho Nga.
Minsk-2 là quá đủ, quá cần và quá đúng lúc cho Nga.
Về lý thuyết, có nhiều người cho rằng, DNR và LCR sẽ lợi dụng thế thượng phong, muốn mở rộng lãnh thổ, chiếm luôn Mariupol…nên vi phạm Minsk-2, nhưng đó chỉ là ý tưởng của những kẻ võ biền. 13 điểm trong Minsk-2 là quá đủ, quá cần thiết, quá đúng lúc, đối với DNR, LCR và Nga trong tình thế hiện nay.
Quá đủ khi DNR và LCR liền một dải, có đầy đủ vị thế địa chiến lược một quốc gia. Quá cần thiết khi chính quyền Kiev và EU phải công nhận tính độc lập (danh phận) của DNR và LCR.
Quá đúng lúc, để cho các phía đối địch nhận thức đúng tình thế hiện tại mà hoạch định cho chiến lược tiếp theo, chẳng hạn như tiếp tục gia tăng căng thẳng hay thực hiện tốt Minsk-2; bỏ trừng phạt Nga hay tiếp tục…Đặc biệt là để Mỹ có thời gian suy nghĩ 2 lần cho việc có nên cung cấp vũ khí sát thương hiện đại cho Ukraine hay không.
 Bản chất cuộc khủng hoảng tại Ukraine là xung đột mâu thuẫn giữa Mỹ và Nga. Do đó, hòa bình, ổn định, phát triển cho Ukraine…lại tùy thuộc vào Nga và Mỹ.
Ngài Thượng nghị sĩ Mỹ, John McCain đã chỉ trích gay gắt rằng: “Thủ tướng Đức và Tổng thống Pháp đã hợp thức hóa sự chia cắt của một quốc gia lần đầu tiên trong 70 năm qua (trong thỏa thuận Minsk-2) và đây là một chương đen tối nhất trong lịch sử liên minh của chúng ta”.
Vậy, Đức và Pháp là 2 quốc gia đứng đầu liên minh kinh tế-chính trị EU liệu có dám mặc cả với Nga về Ukraine sau lưng Mỹ?
Nên nhớ là, sau khi bay đi bay lại như con thoi, cấp tập, giữa Kiev- Maxcova-Berlin để “Bộ tứ Normande” gồm có Poroshenko, nhóm họp ở Minsk thì trước đó, Ngoại trưởng Mỹ đã bàn bạc thảo luận với Tổng thống và thủ tướng Ukraine tại Kiev, mà 2 ông này, Poroshenko và Yatsenyuk đều do Mỹ dựng lên, thì ai còn lạ gì sự “gắn kết” với Mỹ, chẳng lẽ giấu cả Mỹ nội dung "định dạng Normandie". 
Vì thế, xin thưa, đừng đùa với nước Mỹ! Nghe trộm điện thoại của Thủ tướng Đức là chuyện nhỏ mà ngay nước Pháp, một cường quốc hạt nhân, mà Mỹ yêu cầu thì cũng ngừng cung cấp tàu đổ bộ Mistral cho Nga, dù phải ngậm đắng nuốt cay chịu phạt…thì không bao giờ xảy ra chuyện đó.
Vấn đề là, Mỹ là lãnh đạo, nên TNS John McCain hành xử theo kiểu “vừa được ăn vừa được chửi”, chứ thực ra, tình thế tại Ukraine không ký Minsk-2 là không thể.
Chẳng qua, Mỹ khôn ngoan, cậy thế, nên không muốn chường mặt ra để tính bài “đánh Nga đến người Ukraine cuối cùng” nên giao cho Pháp-Đức xử lý mà thôi.
Khi cần thiết, Mỹ chỉ cần một cái phẩy tay là Minsk-2 sẽ bị Kiev vi phạm ngay lập tức, thậm chí, chính thức cung cấp vũ khí hiện đại cho quân đội Ukraine…cho nên, tham gia vào đó sẽ bất lợi, sẽ mang tiếng là kẻ tráo trở, nếu như Mỹ còn sử dụng được con bài Ukraine để chống Nga trong một tình thế nào đó hay để mặc cả với Nga trong chiến lược toàn cầu.
Mỹ đang có tổng thống Poroshenko và thủ tướng Jatsenyuk thích chiến tranh  hơn hòa bình và còn 16 "tiểu đoàn trừng phạt" không thuộc APU quản lý cơ mà. Dù thế, Ngài John McCain cũng đã nói đúng một điểm là, Mỹ vẫn không thoát nhục, cũng là kẻ bại trong Minsk-2 chứ không riêng gì Ukraine và EU.
Tại Hungary, 18/2, sau khi "nồi hơi" Debaltsevo sắp thất thủ, Tổng thống Nga Putin đã đánh giá tình hình chiến sự tại Ukraine rất thực tế, rất tự tin của một người làm chủ thế trận, làm chủ tình hình, đại ý như sau:
“Vũ khí Mỹ và cả “quân đoàn NATO” tham chiến tại Ukraine cũng đã lộ diện, chẳng có gì là bất ngờ, nhưng dù có cung cấp thêm bất kỳ thứ vũ khí hiện đại nào, bất cứ ai, thì trên chiến trường, máu có thể đổ nhiều hơn, nhưng kết quả cũng giống như ngày hôm nay.
Bởi vì, quân nhân trong APU không muốn tham gia cuộc chiến tranh "huynh đệ tương tàn", trong khi dân quân vùng Donbass lại sẵn sàng xả thân để bảo vệ gia đình mình…”.
Ông Putin khuyên quân APU trong "nồi hơi" ra hàng để bảo toàn tính mạng, không bị chết vô ích.
Hơn ai hết, Mỹ và châu Âu hay Mỹ-NATO đều thừa hiểu, chính quyền Kiev không bao giờ thắng được quân ly khai miền Đông về quân sự. Cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Ukraine (APU) cũng không giải quyết, thay đổi được tình thế hiện tại mà còn khiến xấu thêm.
Nếu Mỹ bất chấp thực tế, viện trợ vũ khí sát thương hiện đại một cách công khai cho APU thì có nghĩa là Mỹ quyết đấu với Nga bằng tất cả người Ukraine và người châu Âu.
Châu Âu, đứng đầu là Pháp, Đức…liệu có chấp nhận điều đó? Liên minh Mỹ-NATO chỉ là trong tình trạng “chương đen tối” như đánh giá của ngài John McCain hay tan rã khi lợi ích bị xung đột?
Nếu như Crimea là cú chấn động địa chính trị lớn nhất sau cuộc chiến tranh lạnh đến nay thì, có nhiều cách để phá vỡ Minsk-2 , nhưng nếu như Mỹ dùng cách quyết định cung cấp vũ khí sát thương hiện đại cho Ukraine, chắc chắn khiến cho trật tự quân sự, liên minh quân sự, chính trị, trên toàn châu Âu sẽ thay đổi và phá vỡ.
Nếu như ai đó đưa ra ý tưởng một “trục Nga-Đức-Pháp” xuất hiện, đưa châu Âu thoát Mỹ…thì không ai coi là hoang tưởng thay vì như trước đây.
 Mỹ tố cáo Nga đang "cố gắng thay đổi trật tự thế giới", nhưng cung cấp vũ khí cho Ukraine tấn công Nga cũng là một cách để làm cho trật thế giới đổi thay của Mỹ.

Đã đến lúc cuộc chiến trên chiến trường Ukraine giữa Nga và Mỹ nên phải dừng lại để thực hiện thỏa thuận Minsk-2. Cả Nga và Mỹ ai cũng hiểu rằng: “Người đi xa nhất là người biết dừng lại đúng lúc nhất”.