Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

Thông điệp của “General Frost” đến châu Âu: Hàng thì sống, chống thì chết!

 


Mùa đông khắc nghiệt của Nga là vũ khí lợi hại mà Nga sử dụng để chống lại kẻ thù của mình, những kẻ được nuông chiều, ưu ái, bởi mùa đông ôn hòa của châu Âu. Vì vậy, châu Âu coi mùa Đông của Nga như là những viên tướng đồng minh của Nga với biểu tượng như General Frost, General Winter hay General Snow.

Tổng thống Nga Putin chỉ nước "hết cờ" cho châu Âu…

Trong bài phát biểu tại “Tuần lễ Năng lượng”, Tống thống Nga Putin nêu bật 2 vấn đề mà không thể cãi…

Thứ nhất, thiếu điện không phải do giá khí đốt lên cao mà do chính sách năng lượng “xanh” của châu Âu bị sụp đổ.

Năng lượng điện được cung bởi 3 nguồn (1) từ điện hạt nhân, (2) từ nhiệt điện (than, khí đốt, dầu) và (3) điện tái tạo (thủy điện, điện mặt trời và điện gió). Châu Âu ưu tiên, coi trọng vào nguồn điện từ mặt trời và gió, họ từ bỏ điện hạt nhân và điện than, cho nên, khi không có nắng, gió và LNG lên cao thì điện thiếu là đương nhiên.

Thứ hai, giá khí đốt trên thị trường giao ngay lên cao không phải do Nga mà do “cung không đủ cầu” và chính sách tự do hóa thị trường khí đốt của EU để “chống độc quyền”. Cụ thể:

1, Mùa hè trước, quá nóng, châu Âu sử dụng nhiều khí đốt chạy máy phát điện nên lượng khí đốt tại kho chứa bị cạn kiệt không kịp bổ sung cho mùa Đông.

2, Kinh tế châu Âu, châu Á phục hồi sau đại dịch cho nên cần khí đốt, trong khi lượng LNG của Mỹ, Trung Đông (Qatar) bị hút sang châu Á nơi có giá cả cao hơn nhiều.

3, Đồng thời với hoàn thành hợp đồng khí đốt đã ký với các đối tác châu Âu, Gazprom của Nga cũng phải ưu tiên cho các kho chứa của Nga phục vụ cho dân Nga vào mùa đông. Vì vậy Gazprom không có lỗi trong việc thiếu hụt khí đốt của châu Âu và giá khí đốt giao ngay “bay vào vũ trụ”.

4, Hậu quả của chính sách tự do hóa thị trường khí đốt để chống độc quyền mang nặng tư tưởng “chống Nga” của EU là các quốc gia EU khiếu kiện để hủy bỏ hợp đồng dài hạn ký với Nga thực hiện giá khí đốt mua ngay. Vì vậy khi giá giao ngay tăng mạnh, các thương nhân “bỏ của chạy lấy người” khiến cho các cơ sở xí nghiệp và người tiêu dùng sử dụng khí đốt bị khủng hoảng…

Thứ ba, Nếu giá khí đốt tăng mạnh không có gì ngăn chặn và chính sách “xanh” của châu Âu sụp đổ thì nền kinh tế châu Âu hoàn toàn bị sụp đổ theo, mùa đông này châu Âu sẽ chết cóng. Tất cả những điều này không có lợi cho Nga (không có lợi), do đó, Nga cần phải bơm khí đốt bổ sung cho châu Âu.

Bơm khí đốt cho châu Âu, nhưng Tổng thống Putin chỉ rõ là nó không qua con đường Ukraine vì:

1, Không kinh tế: Đường ống trung chuyển Ukraine dài hơn Nord Stream-2, thuế Ukraine đánh vào quá cao cho nên không có lợi nhuận.

2, Không an toàn: Đường ống này đã quá lâu không tu sửa nên dễ bị nổ gây mất an toàn và không bảo đảm lượng khí thải CO2.

3, Độ tin cậy không cao: Thường bị hút trộm và tống tiền cả Nga và châu Âu.

Như vậy, đến đây, có 2 điều Putin không nói, mà để cho ai đó tự hiểu là:

** Nga không ngốc đem tiền đi nuôi sống kẻ chống Nga điên cuồng như Ukraine và nếu các ngài ở Brussels muốn có khí bổ sung thì nhớ tuyến đường ống Nord Stream-2, dùng hay không, tùy.

** Khủng hoảng năng lượng (châu Âu thiếu điện, thiếu khí đốt) này nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ khiến Châu Âu “toang”, tất nhiên, Nga không muốn, nhưng nếu như châu Âu bị “toang” thì Nga không bao giờ chết theo. Châu Âu cần năng lượng từ Nga và thậm chí phụ thuộc vào Nga chứ Nga thì không, Nga vốn tự cung tự cấp đã quen với cấm vận.

Châu Âu “họa đơn vô chí”…

Châu Âu “văn minh” muốn sử dụng năng lượng sạch bằng chính sách “xanh” của họ không cho thấy sự ổn định mà chỉ thấy sự mong manh của nó khi phụ thuộc quá lớn và thời tiết khí hậu. Sự đỏng đảnh của nàng thời tiết đã khiến EU đặc biệt Đức, Anh vốn kỳ thị với nhà máy nhiệt điện than đã phải vội khôi phục lại khiến giá than đá tăng gấp đôi bất chấp khí thải CO2 mà họ đưa ra.

Mặc dù thiếu khí đốt và giá khí đốt phi mã nhưng EU vẫn ngoan cố chưa chịu cấp phép cho Nord Stream-2 hoạt động – tuyến ống chính cấp khí giá rẻ bổ sung cho châu Âu vì họ đang trông chờ khí LNG của Mỹ và Qatar cứu trợ.

Đáng tiếc, thị trường Trung Quốc với giá cao đã “vơ vét” hết LNG của Mỹ trong một hợp đồng mới khiến châu Âu tức giận, nhưng hy vọng nhất là nguồn LNG từ Qatar thì, tuần trước, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar, Saad al-Kaabi tung ra “một quả đấm bồi” khiến châu Âu-EU đắng họng:

“Chúng tôi nhận thấy nhu cầu rất lớn từ tất cả khách hàng của mình, nhưng rất tiếc, chúng tôi không thể đáp ứng tất cả mọi người”. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar, Saad al-Kaabi cho biết, Qatar được cho là đã “cạn kiệt” sản lượng khai thác vào thời điểm hiện tại và không thể tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu.

Vâng! Châu Âu từ giờ cho đến hết mùa Đông sẽ không có một nguồn cung cấp khí đốt nào dù chấp nhận mua giá “ở trên vũ trụ”, ngoại trừ khí đốt từ Gazprom – Nga.

Thật không may, sự sụp đổ năng lượng “xanh” lại diễn ra trước mùa Đông nên EU không thể cứu vãn…Nói cách khác phải sống qua mùa đông năm 2021-2022 này đã rồi mới tính tiếp…nhưng, xa xa phía chân trời, “General Frost” đã dẫn binh ùn ùn kéo đến với một thông điệp: “Đầu hàng thì sống, chống thì chết!”.

Đầu hàng, tức chấp nhận mua khí đốt Nga giá rẻ từ tuyến ống Nord Stream-2. Chống lại, tức ngoan cố phủ nhận Nord Stream-2, thì sẽ không có khí đốt bổ sung cho mùa Đông và nếu General Frost “mạnh tay” (rét đậm, rét hại) thì châu Âu đã thiếu điện cộng thiếu khí đốt sẽ đóng băng là hiện hữu.

Tuy nhiên, vẫn còn biện pháp khác, đó là EU, sử dụng NATO, dùng sức mạnh (như “nàng” Bộ trưởng quốc phòng (vịt què) Đức tuyên bố là sử dụng bom hạt nhân với Nga) để cướp khí đốt (nói riêng) và tài nguyên (nói chung) của Nga như đã từng với Iraq, Syria, Lybia…Thử đi NATO! Đây là lúc cần sức mạnh, không thì hô hào tiến về phía Đông làm gì!.