Thứ Hai, 29 tháng 4, 2019

Ukraine choáng váng bởi 2 đòn liên tiếp của Nga



Nga đã chính thức “rã đông” tình hình Ukraine bằng sự trả đũa nghiêm khắc để kết thúc khủng hoảng.
Tôi không thích dùng như từ như vậy đối với các sự kiện tác động đến một quốc gia, nhưng quả thật với Ukraine, trong bối cảnh Tổng thống Poroshenko thất cử là “con vịt què”, Zelenski chưa phải là tổng thống, thì không thể không dùng…
Đòn về kinh tế từ Thủ tướng Nga Medvedev.
Hôm 18/4, Medvedev tuyên bố một cú đánh vào ngành năng lượng Ukraine. Theo đó, bắt đầu từ ngày 1/6/2019 toàn bộ than, dầu và sản phẩm của dầu, xăng chạy thẳng, xăng thương mại, nhiên liệu diesel, khí propan, khí butan và các loại khí hóa lỏng khác…Nói tóm lại là 2 mặt hàng năng lượng là than và dầu bị cấm xuất khẩu sang Ukraine.
Thứ nhất, là dầu. Theo Hiệp hội Dầu khí Ukraine, Belarus cung cấp gần 40,31% thị trường nhiên liệu nội địa Ukraine, Nga - 37,41%, Litva - 9,63%, các quốc gia khác - 12,65%. Như vậy, riêng Nga và Belarus đã chiếm 80% dầu nhập khẩu của Ukraine.
Sau khi Mevedev thuyên bố thì một nghị sĩ Rada Ukraine rất thật thà nói “Thật đáng tiếc, Nga đâu có biết Ukraine chưa từng dùng dầu của Nga…” Ý nói là Ukraine đã đang dùng dầu từ nguồn khác là…Belarus. Có lẽ đúng thế, nên, sau tuyên bố của Medvedev, chính giới Ukraine không coi ra gì, như “nước đổ đầu vịt”, chính quyền Ukraine chắc mẫm Belarus vẫn sẽ bán dầu cho họ…
Không rõ là Nga có biết ngài Tổng thống Belarus Lukashenko “mua đi bán lại” hay không, nhưng hôm qua, Belarus chính thức tuyên bố chấm dứt xuất khẩu các sản phẩm dầu nhẹ sang Ukraine, Ba Lan và các nước vùng Baltic.
Vậy là hơn 65% dầu và khí đốt của Belarus xuất khẩu sang Ukraine đã được Stop.
Nói thật, ngài Lukashenko vốn hay vặn vẹo Nga, chẳng thích thú gì điều này, nhưng có một sự trùng hợp lý thú là ngay sau tuyên bố của Medvedev, Nga đã cấp dầu bẩn cho Belarus…
Dầu bẩn chứa nhiều clorua này xâm nhập vào đường ống, tác dụng với hydro sunfua có trong hydrocarbon. Với hàm lượng cao, chúng phản ứng với hydro và bắt đầu giải phóng axit hydrochloric để làm hỏng thiết bị lọc dầu đắt tiền.
Nhưng dầu Nga bị nhiễm bẩn thực sự chỉ trong đường ống Druzhba ở khu vực từ Samara đến Unecha.  Xăng và nhiên liệu diesel của Belarut được sản xuất từ ​​hydrocarbon của Nga tại đây để bán cho Ukraine thông qua đường ống này đến Ukraine và thế là các thiết bị lọc dầu bị hỏng khiến “tình bạn” của Belarus và Ukraine “ngừng chảy” luôn.
Một sự trùng hợp cố ý? Một sự từ chối hợp lý của Belarus dưới sức ép của Nga? Cả hai đều có thể, nhưng chắc chắn là Belarus đã ngừng cấp dầu cho Ukraine là chỉ một đáp án đúng duy nhất câu trả lời.
Về cấm vận than. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng dầu và than thì cấm vận than nguy hiểm với Ukraine hơn cấm vận dầu. Ukraine có thể không cần dầu của Nga nhưng than Nga thì không thể thiếu… Ukraine nhập khẩu các loại than từ Nga hơn 70%.
Sản xuất điện và ngành luyện kim của Ukraine phụ thuộc vào nguồn năng lượng này, trong đó ngành luyện kim tạo ra GDP lớn nhất cho Ukraine.
Do đó, việc chấm dứt hoàn toàn xuất khẩu than của Nga sẽ là một thách thức nghiêm trọng đối với Kiev. Sẽ vô cùng khó khăn để thay thế chất lượng than của Nga. Và, nếu nhập khẩu thì các cảng không đủ năng lực để trung chuyển. Rõ ràng sự phụ thuộc THAN của Ukraine vào Nga là “bất khả kháng”.
Rốt cuộc, đừng có đùa với Thủ tướng Nga Medvedev, người đã từng buộc Tổng thống Gruzia nhai cà vạt năm 2008.
2, Đòn tấn công vào chính trị nội bộ Ukraine của Putin
 Hôm qua, một sự kiện lịch sử khác đã xảy ra - Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký một sắc lệnh về việc đơn giản hóa việc cấp quyền công dân Nga cho cư dân của Cộng hòa Donetsk và Lugansk (DPR và LC) và không chỉ vậy, Putin nói là đối tượng cho toàn Ukraine.
Công dân của LC và DPR giờ đây sẽ nhận được quốc tịch Nga và lãnh thổ của hai khu vực phía Đông Ukraine giáp biên giới Nga này sẽ trở nên gần gũi hơn với Nga.
Thời điểm ra đòn rất chuẩn xác. Ở Ukraine, đơn giản là không có ai trả lời ngay bây giờ: Poroshenko không còn là tổng thống, Zelensky chưa phải là tổng thống và khi trở thành, bạn có thể nói gì? Tàu đã rời đi.
Với quyết định này, Moscow đã trả lời cho sự khiêu khích rằng Nga yếu kém, coi Nga là một đế chế tàn lụi không đủ sức để bảo vệ cư dân Nga tại Donbass. Giờ đây đụng đến người dân Nga tại Donbass là Nga có đủ pháp lý để không nương tay.
Với quyết định này, Nga đã không thèm quan tâm đến các lệnh trừng phạt của phương Tây như họ đã từng hò hét, hung hăng làm vậy với Nga trong sự kiện Nga đưa Crimea về nhà.
Khi hơn 1 triệu người Ukraine tại Nga và toàn bộ cư dân vùng Donbass không được bầu cử, khi chính quyền Poroshenko tước quyền công dân Ukraine thì Nga cấp quyền công dân Nga cho họ. Khi bom đạn của quân đội Ukraine đã giết chết hàng trăm thường dân vùng Donbass vô tội, khi Donbass bị phong tỏa cấm vận mọi thứ lương thực, thực phẩm thuốc men…thì Nga cấp quyền công dân Nga cho họ để bảo vệ công dân của mình là hành động nhân đạo…
Với quyết định này, Putin đang không ngần ngại giành lại quyền kiểm soát không gian hậu Xô viết bằng những quyết định dứt khoát, nhanh chóng.
Với quyết định này, từ giờ trở đi, công dân của DPR, LC không cần phải tiếp tục sống ở Nga trong 5 năm, phải có một nguồn sinh kế hợp pháp, phải xác nhận mức độ hiểu biết về ngôn ngữ Nga mà chỉ cần nộp đơn và sau 3 tháng họ sẽ trở thành công dân Nga.
Với quyết định này, đợt công dân Nga được công nhận đầu tiên sẽ vào tháng 6/2019 là thời gian Tổng thống Zelensky nhậm chức, Nga gửi đến tân Tổng thống Zelensky một tin nhắn đọc hiểu…đặt tân tổng thống Ukraine vào sự lựa chọn: Nếu Zelensky muốn giải quyết bằng biện pháp hòa bình thì tính hiệu đó buộc Zelensky không thể trì hoãn. Nếu muốn giải quyết bằng bạo lực thì đừng có dại để “nhai cà vạt”, Nga sẽ làm tất cả để bảo vệ công dân của mình.
Như vậy, với 2 đòn trả đũa rất quyết liệt và hiểm này, Nga đã chính thức “rã đông” tình hình Ukraine để giải quyết dứt điểm khủng hoảng. Sự trả đũa này của Nga với Ukraine đã chứng tỏ sự chịu đựng, kiên nhẫn của Nga đã đến giới hạn.
Ra đòn hiểm, mạnh, quyết liệt vào Ukraine trên 2 mặt kinh tế và chính trị trong bối cảnh cục diện địa chính trị châu Âu có sự thay đổi mạnh so với trước năm 2014 đã khiến Ukraine chới với…
Tổng thống sắp mãn nhiệm của Ukraine, ông Petro Poroshenko, tuyên bố rằng, việc cấp hộ chiếu Nga bất hợp pháp theo kịch bản được gọi là kịch bản Nam Ossetia là một nỗ lực nhằm biện minh và hợp pháp hóa sự hiện diện quân sự của Nga trên lãnh thổ chiếm đóng Donbass. Không sai! Nhưng làm gì thì không phải việc của Poroshenko mà của Zelensky.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2019

Tư duy quân sự thời bá chủ của Đế quốc Mỹ đang giẫy chết!




Không ai nghĩ rằng, có lúc, Mỹ - cường quốc quân sự số 1 thế giới, bá chủ toàn cầu suốt 1/3 thế kỷ q      ua kể từ khi Liên Xô tan rã, lại đến lúc phải “ăn mày dĩ vãng”…
Bản lĩnh của Đại đế Nga trỗi dậy; tư tưởng Đế quốc của lục địa già châu Âu bị Mỹ cai trị hơn 70 năm kể từ khi kết thúc thế chiến 2 như loại cỏ dại đã bén mầm; đại cường quốc châu Á Trung Quốc hơn 30 năm “nín nhịn chờ thời” đã kết thúc...Tất cả đã làm cho Đế quốc Mỹ mất quyền kiểm soát thế giới…
Rõ ràng, cai trị thế giới bằng sức mạnh của “ưu thế quân sự” đã hết thời, huyền thoại về “tính bất khả xâm phạm” của nước Mỹ đã sụp đổ. Một “nguyên tắc chơi” công bằng xuất hiện cho các cường quốc: “Nếu anh đụng vào tôi thì tôi sẽ đụng vào anh”.
Tuy nhiên, không ai trong giới lãnh đạo Mỹ nói chung lại có thể dễ dàng chấp nhận một sự chia sẻ quyền lực như vậy. Do đó, tư duy logic quân sự của thời số 1 thế giới của giới quân sự, chính trị diều hâu Mỹ không muốn thay đổi dù lạc hậu, vẫn ôm lấy.
 Chiến tranh hạt nhân giới hạn tại châu Âu
Vũ khí hạt nhân chiến lược được sử dụng để tấn công phá hủy toàn bộ thành phố, một khu vực, nó có thể được đặt ở bất cứ đâu trên thế giới, như trên bộ, trên biển và trên không, được gọi là bộ ba hạt nhân (ICBM).
Vũ khí hạt nhân chiến thuật (TNW) được sử dụng tấn công vào các khu vực kiên cố, nhà kho, cơ sở hạ tầng quân sự và nhân lực trong khuôn khổ của một chiến dịch quân sự. Phạm vi sử dụng của nó không vượt quá 1000 km và thường bị giới hạn nhất là 500-600 km.
Một cuộc “chiến tranh hạt nhân giới hạn” xảy ra giữa Nga và NATO trên chiến trường châu Âu khi chỉ khi đôi bên sử dụng TNW. 
 Mỹ cho rằng, trong cuộc xung đột giữa các siêu cường mà cụ thể là Nga với NATO thì các bên chỉ giới hạn sử dụng TNW. Khi xung đột xảy ra, Nga sẽ không sử dụng ICBM vì như vậy sẽ tự sát mà Nga chỉ giới hạn sử dụng TNW mà thôi.
Mỹ tin chắc Nga sẽ chỉ sử dụng TNW vì tất cả các cuộc tập trận quân sự lớn của quân đội Nga đều mô phỏng các cuộc tấn công sử dụng TNW chống lại một kẻ thù thông thường khi nguy cơ đe dọa an ninh Nga (điều kiện sử dụng VKHN trong học thuyết quân sự Nga).
Bộ Quốc phòng Nga gọi một chiến lược như vậy là sự “leo thang hạt nhân thực thi hòa bình với sự trợ giúp của bom và tên lửa nguyên tử nhỏ chống quân xâm lược…”.
Bởi vậy, nếu xảy ra xung đột và có sử dụng TNW của đôi bên thì cả NATO và Nga đều biến châu Âu thành một chiến trường hạt nhân, trong khi Mỹ chỉ giới hạn bởi các căn cứ quân sự trên đó mà nước Mỹ an toàn, không dính sâu.
Đó chính là tư duy logic quân sự của Mỹ trên cơ sở trước đó Mỹ tự tin cho rằng “Mỹ là bất khả xâm phạm” khi đã thiết lập hệ thống đánh chặn ICBM mà khả năng tên lửa của Nga, Trung Quốc bay vào Mỹ rất thấp…
Tư tưởng logic quân sự của Mỹ là biến châu Âu thành một chiến trường hạt nhân và sử dụng người châu Âu chiến đấu với Nga đến người cuối cùng.
Vậy cơ sở nào cho tư duy quân sự này của Mỹ?
Mỹ tự tin thái quá vào NMD…
Bằng cách phá vỡ các thỏa thuận làm suy yếu cấu trúc an ninh toàn cầu, rút khỏi INF, người Mỹ hy vọng sẽ đạt được lợi thế chiến lược so với cả Nga và Trung Quốc. Do đó, họ không cần bất kỳ cuộc đàm phán nào. 
Họ đã quen cai trị thế giới bằng sức mạnh, đặt thế giới dưới nòng súng của họ mà không quen một nòng súng khác chĩa vào mình…
Người Mỹ tin rằng chiến tranh hạt nhân hạn chế có thể xảy ra tại châu Âu mà ở đó giới chóp bu Mỹ sẽ thí mạng NATO cùng các căn cứ quân sự Mỹ cùng chết với Nga mà lãnh thổ Mỹ sẽ nằm ngoài “bụi phóng xạ”.
Sự tin chắc của Mỹ là có cơ sở khi Mỹ đổ hàng ngàn tỷ USD để xây dựng một hệ thống đánh chặn tên lửa bố trí quanh Nga khắp châu Âu như hệ thống Patriot, THAAD…, họ tin chắc bởi nếu có IBCM của Nga phóng lên thì hệ thống NMD đủ sức ngăn chặn.
Người Mỹ thừa biết nếu cuộc chiến tranh hạt nhân hạn chế xảy ra thì Nga sẽ tiêu diệt toàn bộ NATO ở châu Âu trong vài giờ đầu…nhưng đó là việc của Nga và châu Âu (và một ít lính Mỹ) mà không liên quan gì đến lãnh thổ và đại đa số dân Mỹ…
Người Mỹ chỉ biết rằng đến lúc đó Nga sẽ có một chiến thắng Pyrrhic (Pyrros) – một chiến thắng với tổn thất có tính hủy diệt.
Và đó là lý do Mỹ rút khỏi INF để bố trí tên lửa tầm ngắn, tầm trung quanh Nga. Rút khỏi INF, người Mỹ hy vọng rằng sẽ tăng độ hủy diệt Nga nhiều hơn trước khi Nga thực hiện chiến lược “chiến tranh hạt nhân leo thang” bằng sử dụng đòn tấn công của bộ 3 hạt nhân vào lãnh thổ Mỹ.
Kể từ năm 2018, thông điệp tháng 3 của Putin đã công khai tuyên bố rằng, Hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia của Mỹ NMD, hệ thống đánh chặn tên lửa bố trí quanh Nga khắp châu Âu như hệ thống Patriot, THAAD, trên nhóm tàu sân bay Aeggis…đã thực sự là đống rác kim loại…
Bởi lẽ, trong 6 loại vũ khí mới (Mỹ không đua kịp) Putin công bố mà chỉ cần một trong số đó là hiện thực được Nga đưa vào trực chiến (trong khi đó gần hết chúng đã hoàn thành thử nghiệm đang sản xuất hàng loạt…) thì người Nga đã chấm dứt ưu thế quân sự của Mỹ và khái niệm “bất khả xâm phạm” của Mỹ đã thành dĩ vãng.
Như vậy, do Nga có thừa khả năng tấn công hạt nhân vào nước Mỹ mà không một hệ thống nào có thể đánh chặn được, cho nên, nếu Mỹ muốn diệt nước Nga thì “kẻ gây chiến sẽ chết không kịp ăn năn trong khi người Nga chết như anh hùng…” như Putin đã tuyên bố là sự thật.
 Logic quân sự đó không cần là một nhà quân sự tài ba vẫn nhận thức được, thế nhưng tại sao Mỹ vẫn không thay đổi tư duy quân sự của mình? Mỹ cứ muốn đưa NATO và Nga vào căng thẳng có vẻ như sắp đánh nhau? Phải chăng Mỹ vẫn đang tự tin vào hệ thống NMD của mình?

Thổ Nhĩ Kỳ - Cơn ác mộng của NATO!



Người ta cứ tưởng cơn ác mộng của NATO thì phải là đối tượng tác chiến trực tiếp của nó là Nga, nhưng thực tế không phải…
Nga đã từng xin gia nhập NATO nhưng NATO không chấp nhận bởi vì NATO muốn “xẻ thịt” nước Nga chứ không muốn nước Nga tồn tại. Vậy nên, NATO cứ tiến về phía Đông, bao vây, cô lập và đe dọa an ninh Nga chứ không ngược lại, nghĩa là Nga không đe dọa tấn công NATO…
Trong tình thế đó, Nga là con mồi mà NATO là kẻ đi săn, nên theo logic thì không có chuyện “con mồi” gây ra cơn ác mộng cho “kẻ đi săn” được, đúng không? Tất nhiên, khi kẻ đi săn dồn con mồi đến bước đường cùng và bị nó phản ứng ra sao…thì đó lại là chuyện khác.
Vậy thì, nếu như NATO không khiêu khích, đe dọa an ninh Nga thì Nga không dại dột tấn công NATO, tuy nhiên, thật đáng buồn, chính NATO lại là nguồn cơn, hay, một số thành viên NATO lấy “Điều 5 NATO” coi đó như một sự bảo kê để thực hiện hành động khiêu khích gấu Nga.
Một nước nhỏ, yếu, như các nước vùng Baltic là thành viên NATO hay Ukraine (dựa hơi NATO)…chưa đủ để Nga búng một ngón tay mà chống Nga hung hăng, quyết liệt, thậm chí đòi tấn công Nga…điều đó là gì nếu như không phải họ ỉ lại sau lưng có 28 nước trong khối NATO và Nga sẽ phải sợ khi “Điều 5 NATO” được kích hoạt?
Giờ đây, vị thế địa chính trị và sức mạnh quân sự của Nga đã buộc NATO do Mỹ đứng đầu, phải dừng lại ngay trước “làn ranh đỏ” Nga đã vạch ra. Khi người Nga đã đủ khả năng “cân đo đong đếm” với ngay cả Mỹ-NATO thì sẽ là dại dột, sẽ là tự sát như con thiêu thân cho bất kỳ thành viên NATO nào khiêu khích Nga mà dựa vào cái ô “Điều 5 NATO”.
Rốt cuộc, nếu NATO không khiêu khích, tấn công Nga thì yên lành, vậy cơn ác mộng của NATO là ai? là gì?
Thổ Nhĩ Kỳ, mà không phải Nga, mới chính là cơn ác mộng của NATO!
Thật ngạc nhiên, chính một thành viên của NATO lại là nguyên nhân cơn ác mộng của NATO. Tuy nhiên, nếu như Liên Xô tan rã không phải do NATO tấn công mà chính do người Liên Xô thì NATO tan rã chính do nội bộ NATO thì cũng không có gì ngạc nhiên…
Như đã biết, Mỹ sáng lập NATO để thứ nhất, “xẻ thịt” nước Nga; thứ hai là dùng NATO làm công cụ cai trị châu Âu. Do đó, Mỹ sẽ không muốn và không cho phép bất kỳ thành viên NATO nào có chính sách đối ngoại, quốc phòng, độc lập, tự chủ, vì chính điều đó đe dọa loại ích quốc gia Mỹ.
Chính quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan có dấu hiệu bắt tay Nga trong cuộc chiến Syria đi ngược lại lợi ích Mỹ tại đây, lập tức Mỹ tổ chức một cuộc đảo chính lật đổ chính quyền Tổng thống Erdogan.
Đảo chính bất thành, chính quyền Erdogan càng rời xa Mỹ-NATO tại Syria và Trung Đông khi họ tạo thành với Nga-Thổ Nhĩ Kỳ-Iran một trục quyền lực đánh bật Mỹ ra khỏi đây…
Điều lý thú ở đây là Mỹ đã từng bất chấp lợi ích quốc gia các thành viên NATO vì lợi ích của Mỹ, buộc các thành viên đó phải ngậm đắng, nuốt cay chịu trận như Pháp (vụ tàu Mitrans), Bungaria (vụ ống dẫn khí đốt)…thì Thổ Nhĩ Kỳ lại không…
Mỹ bất chấp an ninh Thổ Nhĩ Kỳ, hỗ trợ người Kurd vì lợi ích Mỹ tại Syria và Trung Đông, Mỹ ngăn cản, gây áp lực, đe dọa Thổ Nhĩ Kỳ quan hệ với Nga và Iran nhưng Thổ Nhĩ Kỳ không nghe, không sợ, Ankara vẫn bắt tay Nga và Iran để bảo vệ lợi ích quốc gia của mình tại đây.
Mỹ gây áp lực mạnh nhất, chưa từng có để buộc Thổ Nhĩ Kỳ ngừng giao dịch S-400 với Nga, bởi vì nếu Thổ Nhĩ Kỳ được trang bị S-400 thì không quân Mỹ-NATO mà thực chất là Mỹ, sẽ mất quyền kiểm soát không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Đến lúc này chưa thể khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ chắc chắn mua S-400 là 100% hay không, nhưng có thể nói Thổ Nhĩ Kỳ đã coi trọng chủ quyền, hình thành và thực hiện một chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ vì lợi ích quốc gia…đã khiến Mỹ cực kỳ khó chịu.
Thử xem có thành viên nào trong khối NATO từ trước tới nay cứ “bật tanh tách” với lãnh đạo Mỹ trong chính sách đối ngoại như Thổ Nhĩ Kỳ không? Không, không có, và ngay như Pháp, một quốc gia hạt nhân mà khi bị Mỹ ép mạnh thì cũng phải chùn cơ mà.
Rõ ràng lâu nay người châu Âu (thế giới cũ) có khái niệm “đồng minh và chư hầu” theo kiểu Mỹ nên không phân biệt được hay cố tình không phân biệt, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ thì không, đồng minh khác với chư hầu.
Liệu Thổ Nhĩ Kỳ có phải là một tiền lệ xấu của NATO? Và nếu ai cũng lấy Thổ Nhĩ Kỳ làm gương thì Mỹ có nên nuôi dưỡng, duy trì cái liên minh này làm gì nữa không khi không thể dùng nó để tấn công Nga và đặc biệt quan trọng là không thể dùng nó để cai trị châu Âu?
 Mỹ vốn thực dụng, khi bất kỳ một hiệp định, hiệp ước quốc tế nào mà không đem đến lợi ích cho Mỹ thì Mỹ đơn phương rời bỏ. Tống thống Mỹ Donald Trump không phải vô lý khi nói rằng, NATO đã tồn tại quá lâu và đe dọa sẽ rời bỏ nó nếu như NATO không đáp ứng yêu cầu của Mỹ…
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO từ năm 1952. Ngay cả bom hạt nhân chiến thuật loại B-61, Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho Mỹ-NATO triển khai trên lãnh thổ cùng với 5 căn cứ để triển khai các trạm radar, các điểm trinh sát điện tử và căn cứ không quân Incirlik.
Điều này chứng tỏ Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên NATO đầy trách nhiệm và hung hăng nhất thực hiện dưới sự chỉ huy của Mỹ…Nhưng, từ năm 2015 và đặc biệt sau cuộc đảo chính quân sự lật đổ Erdogan bất thành xảy ra được cho là Mỹ chủ mưu…đã làm thay đổi Thổ Nhĩ Kỳ.
Thế giới đã thay đổi, gấu Nga đã “thức giấc”…thế nhưng Mỹ vẫn tư duy theo lối cũ, đó là kiểu hành xử theo lối lợi ích Mỹ trên hết, bất chấp chủ quyền, lợi ích đồng minh trong thế giới đơn cực đã hoàn toàn lạc hậu trong một thế giới đa cực. Và, Thổ Nhĩ Kỳ là hậu quả tai hại cho lối tư duy đó.
Trong tình thế hiện nay, NATO sẽ bó tay, không thể làm được gì nếu như không có Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng đặc biệt nguy hiểm hơn, Mỹ-NATO không chỉ đơn giản là không có Thổ Nhĩ Kỳ mà đồng nghĩa Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trôi dạt sang Nga – đây là vấn đề đe dọa cốt lõi sự tồn tại NATO.
Tất nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ phải trả giá: nước này sẽ mất hàng tỷ dollar khi cho thuê và cung cấp các cơ sở quân sự, và cũng sẽ có được kẻ thù tồi tệ nhất khi đối mặt: Hoa Kỳ.
Do đó, không phải đơn giản để Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi NATO, nhưng “vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ” trong NATO, đã, đang tồn tại những mâu thuẫn về địa chính trị, chủ quyền, an ninh với Mỹ, với Hy Lạp…ngày càng lớn, có tính đối kháng đã khiến cho nội bộ NATO chia rẽ, rạn nứt nghiêm trọng.
 Rõ ràng, Thổ Nhĩ Kỳ hay “vấn đề Thổ Nhĩ Kỳ’ trong NATO chính là cơn ác mộng của NATO.

Thứ Năm, 11 tháng 4, 2019

Khủng hoảng Venezuela – Đám tang của thế giới đơn cực?



Nếu Mỹ không đẩy Nga ra khỏi Venezuela, không lật đổ được Maduro thì cuộc khủng hoảng Venezuela chính là “đám tang cho thế giới đơn cực”.
Nước Mỹ vĩ đại không cho phép trong “sân sau” của mình có một quốc gia nào đó đi ngược lại lợi ích của Mỹ. Venezuela? Thế thì chính quyền đó phải được thay đổi ngay và luôn.
Có thể nói, sai lầm về quản lý kinh tế, cùng với sự khai thác sai lầm này là sự phá hoại không từ một thủ đoạn nào của giới cầm quyền Mỹ đã khiến cho nền kinh tế Venezuela và do đó chính quyền của Tổng thống Maduro đang như một con tàu đang chìm…
Nga không phải là Trung Quốc!
Nga đã hợp tác, đầu tư vào Venezuela không dưới 20 tỷ USD, nhưng Trung Quốc thì nhiều hơn, trên 50 tỷ USD, thế nhưng, lẽ ra Trung Quốc phải kiên quyết chống lại sự sụp đổ của chính quyền hợp pháp Maduro mới hợp logic thì thay vì điều đó, chính Nga lại phản ứng mạnh mẽ, quyết liệt hơn.
Tại sao? Phải chăng Trung Quốc là nền kinh tế thứ 2 thế giới, họ giàu có nên mất đi 50 tỷ USD không là gì với họ, còn Nga nghèo nên 20 tỷ USD với Nga là máu, mồ hôi, nước mắt?
Nếu vì tiền thì tại sao Nga không chấp nhận thỏa thuận đề nghị của “Tổng thống tự phong Goaydo” để công nhận ông ta thay vì Maduro?
Trong vấn đề này thì Nga rõ ràng, minh bạch, kiên quyết, không để lại một chút nghi ngờ, Nga trước sau như một công nhận chính phủ hợp pháp Maduro mà không thèm “nhìn mặt” Goaydo…theo tinh thần “không đàm phán với quân khủng bố”…
Trong khi đó, chắc chắn ông Goaydo cũng sẽ có đề nghị tương tự với Trung Quốc. Dù Trung Quốc vẫn không công nhận Goaydo là “tổng thống lâm thời”, nhưng, không như Nga, trong chuyện này vẫn có sự đồn thổi, nghi ngờ vào thời điểm Venezuela đang rất căng thẳng…
Chẳng hạn, vào thời điểm đó, tại một cuộc họp báo hôm 1/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Cảnh Sảng cho biết, Bắc Kinh đã liên hệ với “tất cả các bên về tình hình ở Venezuela”.
Những tuần tiếp theo, Trung Quốc cũng phát đi tín hiệu cho thấy các cuộc thảo luận như vậy đang diễn ra và Bắc Kinh muốn các lợi ích của họ ở Venezuela được đảm bảo bất chấp cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Nam Mỹ này. Ông Cảnh Sảng nói: “Cho dù tình hình diễn biến ra sao, quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc và Venezuela cũng sẽ không bị ảnh hưởng”.
Không có lửa làm sao có khói, tờ The Wall Street Journal (WSJ) đã đưa tin rằng, Trung Quốc đã đàm phán với phe đối lập…Tất nhiên, Trung Quốc phản đối, cho đó là tin giả…
Như vậy, có thể nói, trong vụ khủng hoảng Venezuela, người Nga đã chứng tỏ trước sau như một, trong khi Trung Quốc thì “mềm dẻo” hơn.
Tại sao như vậy? Đương nhiên chúng ta phải thông cảm với Trung Quốc vì Trung Quốc chưa muốn hoặc không muốn và có thể chưa dám hoặc không dám đối đầu với Mỹ, bởi nếu xảy ra, Trung Quốc là cửa dưới ở mọi thế trận, nhưng Nga thì không. Nga không phải là Trung Quốc. 
Nga sẵn sàng đối đầu, thách thức với Mỹ tại Venezuela bởi mục tiêu chính là địa chính trị. Cụ thể, Nga muốn chứng minh rằng Nga không bao giờ bỏ rơi bạn bè, và đã đến lúc trên thế giới này không có vùng nào là vùng cấm của Mỹ, là sân sau của Mỹ mà không được bất kỳ ai đụng đến…
Nếu như ngày sáp nhập Crimea vào Nga được coi như là thời điểm mở đầu cho sự kết thúc thế giới đơn cực thì cuộc khủng hoảng Venezuela do Mỹ khởi xướng được coi như là “đám tang” của thế giới đơn cực.
Nga lấy đâu ra can đảm để thách thức Mỹ?
1, Bao vây, cấm vận, trừng phạt kinh tế (đòn kinh tế) Nga và tổ chức thực hiện “cách mạng màu” để lật đổ Putin của Mỹ và phương Tây vô dụng…
Trước hết nói về đòn kinh tế. Chính giới Mỹ đã cay đắng công nhận rằng đòn kinh tế đã không có tác dụng, không chỉ thế còn làm cho nền kinh tế Nga phát triển một cách vững chắc, độc lập và mạnh mẽ hơn.
Mỹ đã “hết bài” trong đòn kinh tế với Nga chưa? Còn nhiều lắm, đó là những đòn như Mỹ đã cảnh báo là “đòn trừng phạt đến từ địa ngục” sẽ đến…Tuy nhiên, thực tế không đơn giản bởi lúc đó “cả hai cùng chết” vì Nga-Mỹ có nhiều thứ liên quan thú vị mà chúng ta sẽ phân tích lúc khác…
Đòn kinh tế là đòn nguy hiểm, lợi hại nhất, là thế mạnh vượt trội của Mỹ-PT mà Liên Xô và Nga đã từng là nạn nhân của nó và chính đòn kinh tế này cũng là điều kiện và phương tiện cho một nước cờ tiếp theo “Cách mạng màu” để lật đổ chế độ kết thúc cuộc chơi.
Thật đáng tiếc, khi đòn kinh tế không phát huy tác dụng như nói trên thì lực lượng cho cuộc “cách mạng màu” lại chịu thêm một rủi ro tệ hại là Tổng thống Nga Vladimir Phutin nguyên là một trùm KGB lừng danh, cho nên, lực lượng đó như “cá trên thớt”.
Từ các tổ chức do nước ngoài tài trợ (như NGO chẳng hạn) đến những nhân vật đầu sỏ chính trị đối lập bị Putin – Tổng thống – KGB “chuyên chính vô sản” dễ như lấy đồ chơi trong túi. Nga đã hóa giải tất cả.
2, Tấn công quân sự là biện pháp cuối cùng để lật đổ chính quyền nhà nước Nga – Putin, nhưng…biện pháp đó chỉ dành cho kẻ mạnh hơn hẳn Nga, trong khi Mỹ-NATO thì ĐÃ không còn.
Lệnh trừng phạt của Mỹ-PT đã tác động mạnh đến nền kinh tế Nga nói chung và đặc biệt là ngành công nghiệp quốc phòng, nhưng bất chấp áp lực đó, mức độ hiện đại hóa thiết bị kỹ thuật của quân đội Nga năm 2018 đã tăng 2,7 lần, hơn 300 mẫu vũ khí tiên tiến được đưa vào sử dụng.
 Những nỗ lực vượt bậc đang được thực hiện để phát triển vũ khí công nghệ cao mà thành tựu đáng chú ý của Nga trong lĩnh vực vũ khí tên lửa và laser thực sự đáng kinh ngạc và cung cấp cho nó các nguồn lực cần thiết và sự tự tin để đối đầu với NATO do Mỹ lãnh đạo.
 Chúng ta nên biết điều này để hiểu bản lĩnh, ý chí và trí tuệ người Nga ra sao, đó là vào thời điểm khi các nhà nghiên cứu phát triển tàu ngầm Borey phóng thử tên lửa Bulava nhiều lần thất bại và đang gặp khó khăn về tài chính thì Tổng thống Nga Putin tuyên bố: “Các bạn phải chế tạo thành công nó, dù phải bán cả Điện Kremlin. Điều này liên quan đến an ninh quốc gia”.
Chính ý chí và tư tưởng an ninh của Nga-Putin như vậy nên hàng loạt “vũ khí siêu nhiên” của người Nga ra đời đã đánh sập ưu “thế quân sự” và huyền thoại “bất khả xâm phạm” - cơ sở cho quyền lực thống trị thế giới là quyền lực đơn cực do Mỹ đứng đầu, tồn tại từ trước đến nay.
Mất đi cơ sở, vị thế đó, Mỹ hoàn toàn bất lực trước Nga hay nói cách khác cuộc cạnh tranh địa chính trị Nga – Mỹ trên thế giới trong tình thế 2 bên đã thực sự “nghe nhau nói”, tôn trọng lợi ích của nhau thay vì như trước đây Mỹ-NATO bất chấp lợi ích Nga.
3, Nga có lợi thế khi đặt cược vào Maduro và quân đội Venezuela hơn Mỹ.
Báo cáo của Cổng thông tin quân sự Mỹ hôm nay, theo các chuyên gia quân sự Mỹ, quân đội Venezuela hoàn toàn có khả năng tự bảo vệ đất nước. 
Các hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Venezuela, đang phục vụ cho quân đội Venezuela, đã khiến Brazil, Colombia, Guyana và các đồng minh khác của Mỹ gần như không thể tiếp cận được nếu tấn công Venezuela. 
Máy bay mang tên lửa đánh chặn hiệu suất cao, máy bay tấn công từ 2 hướng, phía bắc Venezuela, ở bang Guarico và phía nam, gần bang Parakayma của Brazil.
Chính nhờ có nhiều năm hợp tác trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự với Nga, Venezuela có hệ thống phòng không có chiều sâu và hiện đại nhất ở Mỹ Latinh, bao gồm hai sư đoàn: hệ thống S-300VM, Buk-2ME, Tor và Pechora, một số lượng lớn Igla và hơn 440 súng cao xạ phòng không.
Các lực lượng mặt đất của Venezuela được đại diện bởi ba binh chủng, bộ binh: 63.000 quân, dự bị 220.000 người; một sư đoàn xe tăng bọc thép và một sư đoàn cơ giới. Sư đoàn xe tăng bao gồm 92 T-72B1V của Nga, 80 AMX-30 của Pháp và 31 AMX-13, cũng như 78 xe tăng Scorpion của Anh. 
Để so sánh: ở Colombia chẳng hạn, không có xe tăng nào cả, và trong số 600 xe tăng Brazil, hầu hết chúng đều lỗi thời. 
Không quân Venezuela có 23 SU-30MKV, cho phép người Venezuela trong trường hợp xung đột quân sự luôn luôn đạt được ưu thế trên không so với BrazilColombia
Hải quân bao gồm hai tàu ngầm diesel, sáu tàu khu trục tên lửa, cũng như tàu tuần tra, tàu tấn công đổ bộ và tàu phụ trợ, cũng khiến chúng trở thành một đối thủ nghiêm trọng.
Brazil, hiện đang thù địch với Venezuela, có quốc gia lớn nhất ở Mỹ Latinh, nhưng lạc hậu về cấu trúc và vũ khí. Trong không quân Brazil, máy bay tấn công tuabin vẫn đang phục vụ. Lực lượng vũ trang Brazil được trang bị kém với hệ thống phòng không. Để bao trùm lãnh thổ khổng lồ, Brazil chỉ có một số lượng nhỏ súng phòng không, một số trong số đó được phát triển trước Thế chiến II, và chừng 150 MANPADS cũ của Liên Xô. 
Colombia không có xe tăng hoặc nhiều bệ phóng tên lửa. Không quân bao gồm một số ít máy bay chiến đấu cũ của Israel và Pháp, và lực lượng phòng không quốc gia đã cạn kiệt bởi một khẩu súng phòng không Bofors cổ đại.
Hơn nữa, các chuyên gia quân sự Nga đến Venezuela, đã bắt đầu thực hiện nghĩa vụ của mình (đào tạo, huấn luyện) để thực hiện các thỏa thuận giữa Moscow và Caracas trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự.
Trong khi đó, kinh nghiệm của những thập kỷ gần đây cho thấy các quốc gia đã thiết lập hợp tác kỹ thuật quân sự ổn định với Nga thì hoàn toàn đảm bảo an ninh của họ khỏi các cuộc xâm lược từ bên ngoài.
Rõ ràng là Quân đội Venezuela là một trong những quân đội mạnh nhất ở Mỹ Latinh. Cô có thể gây ra thiệt hại không thể chấp nhận được cho bất kỳ kẻ xâm lược nào.
 4, Hơn 2/3 dân số Venezuela ủng hộ Tổng thống Maduro và Quân đội Venezuela và các lực lượng an ninh…đều đang trung thành với chính quyền, với Maduro. Đây là vấn đề cốt yếu, là đầu vào mà giới lãnh đạo Mỹ cũng như Nga phải có kết quả thực tế chứ không phải từ thông tin tuyên tryền của giới truyền thông 2 bên.
Như vậy từ 4 cơ sở trên, người Nga không dám “đặt cược” vào Venezuela mới là chuyện ngạc nhiên, và với Putin – một tổng thống xuất thân từ KGB, luôn có những quyết định làm rung chuyển thế giới, đã từng nhiều lần khiến Mỹ-NATO thúc thủ, thì càng không.
Tình hình diễn biến Venezuela có khả năng Mỹ phải gõ cửa Nga để đàm phán…chỉ là vấn đề thời gian. Và, nếu thế thì cuộc khủng hoảng Venezuela do Mỹ gây ra thực sự đã biến thành một “đám tang của thế giới đơn cực”.

Thứ Hai, 1 tháng 4, 2019

Trò chơi tinh tế của người Nga!


Nga không phải là Trung Quốc, Nga đủ mạnh, đủ bản lĩnh và sự tự tin để bảo vệ bạn bè bằng sức mạnh quân sự.
Hiện tại, tình hình địa chính trị thế giới đáng quan tâm và kịch tính nhất là chuyện 2 chiếc máy bay quân sự Nga từ căn cứ Khmeimim – Syria mang theo 100 quân nhân với 35 tấn “hàng” đã hạ cánh tại Venezuela. Trưởng phái đoàn quân sự này là Đại tá phó tư lệnh – Tham mưu trưởng Lục quân Nga, Vasily Tonkoshkurov.
Lục địa Nam Mỹ rung chấn…

Có vẻ như 35 tấn hàng với 100 quân nhân trên 2 chiếc máy bay Il-62M và An-124 của VKS Nga đủ “nặng” để khi hạ cánh xuống Venezuela đã làm lục địa Nam Mỹ rung rinh…
Nước Mỹ bị kích động, la lối om sòm. Tổng thống Mỹ, “Nga phải rời ngay khỏi Venezuela, Mỹ sẽ có nhiều lựa chọn trên bàn để sử dụng…”; Phó tổng thống Mỹ Pence, “Nga ngừng ngay khiêu khích và công nhận ngay Goaydu là tổng thống”, Ngoại trưởng Mỹ, “đây là hành vi vô văn hóa của Nga và Mỹ sẽ không ngồi nhìn”; Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jonh Bolton, “Mỹ sẽ không tha thứ cho hành động thiết lập căn cứ quân sự của Nga”…
Dưới chiếc gậy của Mỹ, các chư hầu tại lục địa Nam Mỹ (Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS), bao gồm Hoa Kỳ, Canada và 33 quốc gia Mỹ Latinh và hỗ trợ Guaydo, cũng nhảy theo, đã đưa ra một sự lên án chính thức yêu cầu Nga phải rút quân khỏi Venezuela, coi đây là hành động xâm lược, áp đặt vào chủ quyền các nước…là vi hiến và Luật liên Mỹ (của Mỹ).
Và phe đối lập Goaydo thì khỏi phải nói…rằng, Nga vi phạm hiến pháp Venezuela khi thiết lập căn cứ quân sự khi chưa được Quốc hội cho phép…
Lục địa Nam Mỹ như lên cơn động đất, sóng thần…trong khi đó phản ứng của Nga đơn giản, nhẹ nhàng như “chiếc lá vàng rơi…”.
Bộ ngoại giao Nga tuyên bố, đây chỉ là việc thực hiện thỏa thuận hợp tác song phương giữa 2 chính phủ từ năm 2001 với Tổng thống Hugo Chavez (Tổng thống hợp hiến được Mỹ-PT công nhận) nên chẳng liên quan gì đến Quốc hội ngày nay.
Có, Nga có gửi quân đến Venezuela nhưng vấn đề lớn ở đây là gì, chẳng phải Mỹ đã gửi quân khắp thế giới cùng một cách đó?
Như vậy có thể nói, đây chỉ là cơn giận giữ của thói quen cai trị thuộc địa lục địa Nam Mỹ từ lâu đã trở thành phản xạ có điều kiện của giới lãnh đạo Mỹ khi phát hiện thấy ai đó đang táo tợn, hiện diện tại “khu rừng được mình đánh dấu” mà thôi.
Tại sao Nga lại nhảy lên con tàu sắp chìm?
Trước hết chúng ta hãy biết tình thế Venezuela
Đúng là Mỹ đã thất bại trong việc lật đổ Maduro bằng đảo chính, nhưng Mỹ có đủ nguồn lực để chấm dứt sự tồn tại chính quyền của Tổng thống Maduro và đừng ai nghi ngờ điều đó…
Chiến lược của Mỹ rất đơn giản và dựa trên hai trụ cột. Trước hết, đó là việc khai thác những sai lầm kinh tế của chính quyền Venezuela và sau đó là làm trầm trọng thêm hay phá hoại nền kinh tế đó bằng 2 đòn tấn công vào năng lượng Venezuela.
Một là tắt điện. Nguyên nhân có thể do Mỹ, hoặc do hạ tầng yếu kém…, nhưng dù là nguyên nhân gì thì nó đã giáng một đòn nghiêm trọng vào nền kinh tế của đất nước. Các cảng và các cơ sở chế biến dầu nặng cho xuất khẩu ngưng hoạt động. 
Tuy nhiên, cú đánh chính đã nhằm vào ngành công nghiệp thực phẩm. Tắt điện đã làm hơn 2000 tấn thịt và 5 triệu lít sữa đã bị mất. Nhìn chung, theo một số dữ liệu, mỗi ngày mất điện khiến nền kinh tế Venezuela mất lên tới 200 triệu USD.
Hai là cấm vận. Mỹ đang can thiệp vào tình hình với áp lực quốc tế (hầu hết Nam Mỹ và châu Âu đứng về phía họ), cũng như các biện pháp trừng phạt đơn phương của họ. Từ cuối tháng 4, lệnh cấm mua dầu của Venezuela.
Với một nền kinh tế của đất nước yếu và phụ thuộc vào nhập khẩu, và hỗ trợ tài chính không lường trước được từ bên ngoài, Mỹ chắc chắn dưới ách của các vấn đề kinh tế đã đang và sẽ gây ra, chế độ Maduro sẽ đơn giản sụp đổ.
Thật không may và đáng buồn cho Venezuela, Trung Quốc, người hỗ trợ tài chính lớn cho Venezuela đã thực sự rút lui hay nói cách khác Mỹ đã lái Trung Quốc ra khỏi Venezuela.
Vậy, có thể nói, Venezuela như một con tàu sắp chìm, thế nhưng, thay vì người ta nháo nhào nhảy ra khỏi con tàu sắp chìm đó như Trung Quốc chẳng hạn thì Nga lại “liều lĩnh, leo thang” (đánh giá của Trump), nhảy vào đó bằng đưa 100 quân sang?
Rõ ràng, Nga không có ý định và chính quyền Maduro cũng chưa muốn, chưa cần thiết như chính quyền Bashar Assad phải cần Nga giúp đỡ về quân sự. Cả hai đều tuyên bố công khai về điều này. Do đó, việc Nga đưa lực lượng quân sự sang Venezuela để thực hiện một trò chơi địa chính trị rất tinh tế…mang tính toàn cầu…
Thứ nhất, lực lượng quân sự Nga xuất hiện tại Venezuela để khẳng định Nga không bao giờ bỏ rơi bạn bè, đồng minh dù xa hơn 10.000 km. Nga không phải là Trung Quốc, Nga đủ mạnh, đủ bản lĩnh, tự tin để bảo vệ bạn bè bằng sức mạnh quân sự.
Thứ hai, đây là một điều kiện để buộc Mỹ phải điều chỉnh mối quan hệ Nga-Mỹ trong các tương tác về an ninh của nhau…

Để phân tích kỹ điều này, chúng ta cần phải trả lời một câu hỏi được mở ra là tại sao Nga lại “liều lĩnh” hay táo tợn đến vậy?....
Nước cờ mạo hiểm của Tổng thống Nga Putin?
Trong tình thế của Venezuela như hiện nay thì nói thật, Nga đưa lực lượng quân sự 100 quân nhân và 35 tấn hàng sang lúc này, nếu như quân đội Venezuela xảy ra tác chiến với Mỹ+Colombia+Brazin thì thay vì “cứu tinh” lực lượng này sẽ trở thành “con tin”…
Vậy chẳng lẽ người Nga lại “ngố” đến thế, nếu không thì cơ sở nào khiến Nga-Putin đi một nước cờ mạo hiểm như vậy???
Thứ nhất, Mỹ không thể, không dám tấn công vào Venezuela.
Về tình thế, Venezuela khác với Syria. Nga can thiệp vào Venezuela khi Venezuela chưa bị phá hủy bởi chiến tranh, và quân đội của họ không rơi vào tình trạng kháng cự vô vọng. Quân đội Venezuela đang rất mạnh, mạnh nhất trong các “quốc gia sân sau” của Mỹ.
Trong khi đó, quân đội Venezuela hợp tác rất chặt chẽ với quân đội Nga. Mọi vũ khí trang bị hiện đại trang bị trong quân đội Venezuela như máy bay, tên lửa, hệ thống phòng không đều của Nga mà không giống như các quốc gia Mỹ Latin khác là của Mỹ…
Vào giữa năm 2013, tổng số hợp đồng trong lĩnh vực hợp tác kỹ thuật quân sự giữa MoscowCaracas ước tính khoảng 11 tỷ USD.
Phía Venezuela đã có được một hệ thống phòng không tầm trung và tầm xa từ Nga. Nga đã cung cấp 100.000 khẩu súng trường tấn công AK-103 Kalashnikov của Nga. Ngoài ra, Venezuela mua lại máy bay chiến đấu Su-30MK2, máy bay trực thăng Mi-35M, xe tăng T-72, BMP-3 và BTR-80.
Về địa thế, Venezuela cũng không như Syria, đa phần là núi cao rừng rậm nhiệt đới nên các đòn tấn công mang tính hủy diệt “đánh nhanh, thắng nhanh”, các đòn tấn công bằng vũ khí công nghệ cao như tên lửa Tomahawk là ít tác dụng.
Nói chung, với địa thế và vũ khí trang bị của quân đội Venezuela như hệ thống phòng không, hệ thống phòng thủ bờ biển…của Nga, cố vấn Nga hỗ trợ…thì Mỹ sẽ phải đổ máu, rất nhiều máu, điều mà Mỹ sẽ không bao giờ muốn, nếu tấn công Venezuela.
Đó là lý do vì sao dù Mỹ rủ rê nhưng quân đội 2 nước láng giềng của VenezuelaColombia và Brazin cũng chỉ hung hăng bằng mồm mà không dám thử sức với quân đội Venezuela như vừa qua.
Mỹ thừa biết rằng, các quân nhân Nga xuất hiện tại Venezuela không phải để trực tiếp đánh nhau mà đó là những chuyên gia, cố vấn, huấn luyện cho người Venezuela thành thạo vũ khí Nga, chiến thuật Nga, thực hiện một “cuộc chiến tranh giá rẻ” nếu Mỹ trực tiếp can thiệp bằng quân sự.
Nếu xảy ra, lúc đó cuộc chiến tại Venezuela sẽ diễn ra theo công thức Vũ khí Nga + quân đội Venezuela đánh nhau với người Mỹ - Một kịch bản mà Mỹ thường áp dụng lâu nay trong các cuộc chiến mà Mỹ tiến hành để tránh đổ máu cho người Mỹ.
“Tất cả những tuyên bố, chỉ trích và đe dọa (sau khi 2 máy bay và 100 quân nhân Nga hạ cánh tại Venezuela) là hoàn toàn vô giá trị. Bởi vì thực tế là chống lại quân đội Nga ở Venezuela của Mỹ và các đồng minh là không có khả năng”. Một đánh giá đáng thất vọng của phương Tây trong phiên bản tiếng Đức của Der Tagesspiegel.
Thứ hai, Nga có hàng tỷ đô la cung cấp vũ khí từ Nga, cũng như các khoản đầu tư của Rosneft và Gazprom trong ngành năng lượng của Venezuela.
Sau khi Nga từ chối thỏa thuận với Guaydo, hỗ trợ Maduro, điều đó có nghĩa là doanh nghiệp Nga đã trở thành người đầu tiên trong hàng đợi rời khỏi Venezuela trong trường hợp Maduro bị lật đổ, chiến thắng dành cho Mỹ và “Tổng thống Guaydo tự xưng”. 
Do đó, bây giờ Nga phải bảo vệ các khoản đầu tư của Nga, có nghĩa là bảo vệ cho Maduro đến cùng.
Đối với Nga, một quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào giá dầu, điều cực kỳ quan trọng là phải có áp lực riêng đối với giá dầu. Do đó, sẽ tốt hơn nếu bầu trời trên các mỏ dầu Venezuela có trữ lượng lớn nhất thế giới, sẽ được bảo vệ bởi S-300 của Nga, hơn là Patriot của Mỹ.
Như vậy, chúng ta thấy có một điều khác lạ đặc biệt là nếu như trước đây Liên Xô-Nga dùng sức mạnh quân sự để bảo vệ an ninh Nga (an ninh gần như Ukraine và xa như Syria) thì đây là lần đầu tiên Nga can thiệp để bảo vệ lợi ích kinh tế là mục tiêu chính trên danh nghĩa bảo vệ bạn bè, đối tác cấp nhà nước.
Như vậy hành động của Putin là mạo hiểm hay máu lạnh?
Tổng thống Nga là một người chơi máu lạnh. Tại Crimea hay Syria, Putin đã đưa ra hành động quân sự nhanh chóng và trên thực tế đã khiến Mỹ-NATO “ngồi nhìn” hay nói lịch sự hơn là “chưa sẵn sàng” cho cuộc đối đầu trực tiếp.
Và, kịch bản tại Venezuela cũng như thế, Tổng thống Nga Putin, nói theo ngôn ngữ bóng đá là đã “chọc khe một đường bóng lạnh lùng, chọc thủng hàng phòng ngự dày đặc của đối phương để đối mặt với thủ môn”.
Tại sao Mỹ sợ 100 quân nhân Nga đến thế?
Được biết trong phái đoàn quân sự 100 quân nhân Nga này chỉ có 40 lính đặc nhiệm, còn lại là các chuyên gia quân sự giỏi chuyên môn như thông tin, radar, mạng….
Từ tin của truyền thông Mỹ, phương Tây, qua sự xuất hiện của họ, chúng ta thấy toát lên 3 “tin nhắn”:
1, Sự xuất hiện của Phó tư lệnh, Tham mưu trưởng Lục quân Nga, Vasily Tonkoshkurov. Đó là sự chuẩn bị cấp chiến lược, chiến dịch và cả cấp chiến thuật cho quân đội Venezuela sẵn sàng cho một cuộc chiến tranh trên bộ có thể xảy ra.
2, Các chuyên gia quân sự hay cố vấn của Nga để huấn luyện cho quân đội Venezuela sử dụng vũ khí công nghệ cao trong phòng không, tác chiến điện tử… như đã từng cho quân đội Syria.
3, Các chuyên gia về an ninh mạng trong quân đội Nga để bảo vệ, khắc phục hệ thống điện toàn quốc Venezuela.
Như vậy, lực lượng này phần lớn là chuyên gia, chỉ có 40 lính đặc nhiệm thì bỏ bèn gì mà khiến cường quốc quân sự số 1 thế giới Mỹ phản ứng mạnh từ Tổng thống trở xuống, còn cả lục địa Nam Mỹ như bị sóng thần ập đến nơi thế?
Nói thật, trong giới quân sự với nhau, ai cũng hiểu đây chỉ là phần nổi của tảng băng. Dư luận, truyền thông Mỹ-PT (Reuters) đã đưa tin nhiều lần, rằng trước đó đã có hơn 400 lính PMC đã xuất hiện tại Venezuela từ Cu Ba, rồi đã có 20.000 quân nhân Cu Ba ở Venezuela…
Trước hết phải nói rõ là không phải ngẫu nhiên mà Nga công khai cho Mỹ và đồng minh của Mỹ tại lục địa Nam Mỹ thấy 100 quân nhân Nga, (không phải là PMC nhé) đến Venezuela rõ ràng, minh bạch.
Nga thừa khả năng để di chuyển hàng trăm, hàng ngàn quân nhân “người lịch sự” mà Mỹ-NATO không biết như trong vụ Crimea thì bí mật 100 quân nhân chẳng có gì khó. Nhưng ở đây Nga có ý muốn cho lục địa Nam Mỹ biết, lính Nga đã đang có mặt tại Venezuela. Và tin nhắn đó được giải mã…
Trong tư duy của giới quân sự, chính trị người Mỹ thì với họ, 2 máy bay và 100 quân nhân Nga hay 200 máy bay và 1 triệu quân Nga hiện diện tại Venezuela là không có gì khác nhau.
Quả thật đúng là như vậy. Hơn ai hết, người Mỹ hiểu rằng, quân đội Syria và VKS Nga chẳng coi vài trăm lính Mỹ tại căn cứ Al-Tanf hay tại Đông Bắc Syria là chẳng cái gì cả, chỉ một trận là quét sạch, nhưng Syria và Nga chẳng dám đụng đến…
Vì thế, nỗi lo lắng và sợ hãi của Mỹ không chỉ nằm ở chỗ quân đội Nga có thể ngăn họ lật đổ Maduro, giống như đã xảy ra ở Syria với Assad, nhưng trong một vấn đề lớn hơn nhiều…Đó là, nếu Maduro thay đổi hiến pháp và mở căn cứ của Nga tại đây, có thể là tại Guayana, và thậm chí trong khi chưa giải tán Quốc hội do Goaydo lãnh đạo thì Nga sẽ học Mỹ cách mở căn cứ quân sự tại Syria.
Do đó, sự công khai xuất hiện lính Nga tại Venezuela là một “tiền đề không rõ ràng” cho một căn cứ quân sự của Nga nếu cần thiết.
Một căn cứ của Nga được mở ra ở Venezuela sẽ là một thảm họa tâm lý, thảm họa địa chính trị của Mỹ tại Nam Mỹ được coi như là “sân sau”, là tài sản của Mỹ gần 2 thế kỷ nay trong Học thuyết Domino.
Một cuộc khủng hoảng Caribe 2.0 xảy ra nhưng lần này không như Liên Xô, Nga chứng tỏ sự táo tợn, quyết liệt thách thức Mỹ đến cùng. Tất nhiên, Nga đã có cơ sở bản lĩnh, tự tin để thách thức Mỹ, để tuyên bố đanh thép là không ai từ bên ngoài được phép can thiệp thay đổi chế độ Venezuela.
Một khi chế độ Maduro không bị sụp đổ, đồng thời một căn cứ quân sự Nga được mở ra tại đây thì các quốc gia Nam Mỹ sẽ có thái độ khác với Mỹ như các quốc gia Trung Đông đã xảy ra với Mỹ. Đây là một thảm bại địa chính trị của Mỹ lớn nhất trong 2 thế kỷ qua…
Đáng tiếc, Mỹ sẽ không bao giờ đủ khả năng đẩy Nga ra khỏi Venezuela. Do đó, nếu Mỹ triển khai hệ thống tấn công và phòng thủ tên lửa tại Romania, Ba Lan và các nước Baltic hay tại Ukraine thì một căn cứ quân sự của Nga tại Venezuela sẽ mở ra.
Ý nghĩa chính trị, quân sự của 2 chiếc máy bay quân sự Nga từ căn cứ quân sự Khmeimim đổ xuống Venezuela 100 quân nhân Nga và 35 tấn “hàng khô” mang tính toàn cầu là thế đó.