Thứ Sáu, 3 tháng 3, 2017

Cuộc chiên tranh biên giới phía Bắc Việt Nam: Góc nhìn thẳng!


Khi lịch sử đang còn ảnh hưởng đến hiện tại thì công bố hay không, lúc nào, công bố bao nhiêu…lại thuộc quyền hạn của nhà chính trị.
Đầu tiên phải khẳng định một điều chắc chắn là cuộc “xung đột quân sự” giữa Việt Nam và Trung Quốc xảy ra ngày 17/2/1979 trong lãnh thổ Việt Nam, đặt tên cho nó là gì? Ai thắng, ai bại?...không phải là vấn đề của Việt Nam mà là vấn đề của Trung Quốc hiện đại.
Tại sao đó không phải là vấn đề của Việt Nam?
 Cuộc họp báo tại Hà Nội sau chiến thắng trong cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược ngày 17/2/79. Ảnh tù binh Li Fu lính xe tăng trả lời phỏng vấn.

Đơn giản là nếu như bây giờ và thậm chí trước đây khi lượng thông tin còn ít, câu trả lời của bất kỳ người dân Việt Nam nào được hỏi về cuộc chiến đó tên gọi là gì, ai thắng, ai bại, thì đều có chung một đáp số mà không hề có sự phô trương, tuyên truyền của chính quyền Việt Nam.
Sự thật cuộc chiến là hiển hách nhất trong lịch sử chống giặc phương Bắc. Nói là hiển hách nhất bởi có mấy kết quả sau:
- Đánh tan một đạo quân đông nhất hơn 60 vạn tên cùng hàng trăm xe tăng, hàng ngàn khẩu pháo…(Vua Quang Trung cũng chỉ thắng 30 vạn quân Thanh mà thôi. Mỹ và chư hầu lúc đông nhất trên chiến trường miến Nam Việt Nam cũng mới gần 50 vạn quân)
- Nhanh nhất với chỉ 16 ngày (từ 17/2 đến 5/3/1979 lúc Trung Quốc tuyên bố rút quân).
- Lần đầu tiên chặn ngay địch thành công từ cửa ngõ biên giới.
- Giống Lý Thường Kiệt khi tấn công vào đất địch và giống Nguyễn Trãi khi mở đường cho địch rút chạy mà không tấn công truy kích.
- Giống Tổ tiên khi thực hiện nghệ thuật đối ngoại sau chiến tranh.
Lịch sử nó ràng ràng như vậy, nên nếu như có ai đó là người Việt Nam cho rằng Việt Nam khiêu khích Trung Quốc và bại trận thì kẻ đó hoặc là đần độn hoặc là kẻ điên.
Đơn giản là Việt Nam coi đây là một cuộc chiến tranh xâm lược vì nhận thức đó không chỉ bằng cảm tính, lý luận suông mà bằng sự đối đầu, nếm trải thực tế. Chiến thắng hay thất bại trong cuộc chiến này, Việt Nam không cảm nhận bằng tuyên truyền mà bằng những cái giá phải trả cho sự vững chắc của biên cương Tổ quốc.
Đơn giản là tự thời ông cha để lại, mỗi khi chiến thắng trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước sự xâm lược của các triều đại PK Phương Bắc, Việt Nam đều luôn “quan tâm” đến lòng tự trọng tối thiểu của kẻ bại trận. Vì thế, Việt Nam không muốn nhắc đến quá khứ mà có thể khiến ai đó tổn thương, nhưng không quên quá khứ, đã làm tất cả những gì để “lịch sử không lặp lại”.
Xung quanh điều này một số kẻ thiếu hiểu biết hoặc chống phá chính quyền, chế độ, cho rằng Việt Nam đã quên cuộc chiến tranh, đã đối xử không công bằng với những người lính đã hy sinh trong cuộc chiến…có vẻ như tất cả luận điệu này họ nhằm mục đích là bôi nhọ chính quyền Việt Nam.
Tuy nhiên, thực tế là có ai phát hiện ra rằng những người lính hy sinh trên mặt trận biên giới phía Bắc và Tây Nam hay trong chống Mỹ, có sự phân biệt đối xử khác nhau không? Không bao giờ có.
Ai đó cho rằng, Việt Nam đã quên lãng cuộc chiến tranh này? Rằng đã đưa vào sách giáo khoa cho thế hệ trẻ quá ít… Nên nhớ, trong quan hệ quốc tế, trong nghệ thuật bang giao đối ngoại, đặc biệt với Trung Quốc, một người hàng xóm đông, mạnh, thì đó là công việc của những tinh hoa chính trị Việt Nam.
Lịch sử phải sự thật, phải biết gìn giữ, bảo quản. Đó là công việc của nhà  sử học. Nhưng, khi lịch sử đang còn có ảnh hưởng đến hiện tại thì công bố hay không, nhiều hay ít…là thuộc về nhà chính trị, không phải là quyền hạn của nhà sử học.
Tại sao đó mới là vấn đề của Trung Quốc?
Gần 40 năm qua, Chính quyền Bắc Kinh tuyên truyền cho người dân của họ rằng, đây là một cuộc “phản kích tự vệ”, tức là Việt Nam gây hấn trên biên giới, tấn công vào Trung Quốc, rằng Trung Quốc chiến thắng khi “các mục tiêu đề ra đều đạt được” và tuyên bố rút quân về nước.
Trung Quốc không lúc nào ngừng tuyên truyền trong nội bộ họ về cuộc chiến tranh biên giới. Các bài báo, các tác phẩm văn học, các tác phẩm điện ảnh… đều nêu lên một điều là họ đã thắng lớn trong cuộc chiến đó.
Cách đặt tên cho cuộc chiến tranh này của nhà cầm quyền đã lừa bịp người dân và người lính Trung Quốc suốt một thời gian dài khi trình độ dân trí của dân Trung Quốc còn thấp, mọi liên lạc thông tin với quốc tế bị hạn chế dù không cần phải bưng bít.
Ngày nay dân trí Trung Quốc đã khác, nếu chính quyền cứ dùng luận điệu rất lố bịch này để tuyên truyền thì dân Trung Quốc sẽ coi như chính phủ đã xúc phạm đến họ và sẽ phản tác dụng. Đã đến lúc người dân Trung Quốc tự hỏi tại sao lại lừa dối họ? Đây là câu hỏi cũng chính là vấn đề của Bắc Kinh phải giải quyết sự thật lịch sử.
Sự thật mà người dân Trung Quốc cần biết là tại sao lại tấn công vào lãnh thổ Việt Nam? Và, đây là sự thật:
1, Về quân sự, Trung Quốc cứu nguy cho tay sai của họ bị Việt Nam tấn công ở Tây Nam. Do đó, trong thuật ngữ quân sự, Trung Quốc gọi là “phản công tự vệ” là không sai. Nhưng như vậy có nghĩa là Trung Quốc đã nuôi dưỡng, hỗ trợ một “nhà nước Khme Đỏ”, coi nhà nước đó là đồng minh.
Khme Đỏ đã tàn sát hơn 2 triệu người dân Campuchia là tội diệt chủng, chúng tàn sát hàng chục ngàn người dân Việt Nam tại vùng biên giới là tội khủng bố cấp nhà nước. Những tên cầm đầu của Khme Đỏ hiện đang bị LHQ truy tố tội ác chiến tranh dù muộn nhưng đã chứng minh Việt Nam có công giúp Campuchia thoát khỏi diệt chủng.
Vậy thì hôm nay, Bắc Kinh giải thích thế nào với người dân Trung Quốc về mối liên hệ của mình với chế độ diệt chủng man rợ có một không hai trên thế giới? Rất khó.
Trung Quốc cho rằng “phản kích tự vệ” thắng lợi và rút quân về nước. Vậy thắng lợi như thế nào? Trong khi quân đội Việt Nam vẫn “y án” chế độ diệt chủng Khme Đỏ. Các quân đoàn chủ lực của Việt Nam chuẩn bị tham chiến ra đòn thì Trung Quốc đã tuyên bố rút quân nên “chẳng có cơ hội cho Trung Quốc tiêu diệt”? Rất khó.
2, Về chính trị, tấn công Việt Nam để chứng tỏ Trung Quốc cùng phe với Mỹ để được Mỹ đầu tư tài chính, kỹ thuật, phục vụ cho đường lối cải cách mở cửa của Trung Quốc.
Sự thật này nếu như giải thích theo lý luận chiến tranh cách mạng thì không sai, bởi hoạt động quân sự chung quy lại cũng chỉ nhằm phục vụ cho mục tiêu chính trị. Nhờ nó mà Trung Quốc mới cất cánh trỗi dậy như ngày nay.
Nhưng với người dân Trung Quốc khi đem gần 60 ngàn mạng người cùng với với hàng chục ngàn mạng người dân láng giềng vô tội để giải thích cho mục tiêu chính trị đạt được này là không thể nuốt nổi. Nó quá dã man, tàn độc và quá hèn mạt. Té ra Trung Quốc có khác chi tên lính đánh thuê cho Mỹ đâu!.

Như vậy, lịch sử cuộc chiến 17/2/1979, giải thích nó với người dân Trung Quốc thế nào cho đúng sự thật là một vấn đề rất khó với Bắc Kinh trong hiện nay, nó rất mâu thuẫn nếu như không giải thích bằng sự thật. Nhưng nói lên sự thật thì Trung Quốc không muốn.

7 nhận xét:

  1. Hay quá bác ạ: Việt Nam đã làm gì Trung quốc mà họ phải "Phản kích tự vệ"?

    Trả lờiXóa
  2. nhung qua min coc dung trong chien tranh bien gioi mien no la ket hop cua mot nhom toi ac the gioi, no duoc thiet ke ben Anh, vi mach boi Motolola , thuoc no va san xuat ben Tao, muc dich chinh la tao ra thuong tat cho hang van nguoi Mien va bo doi VN, lam mot ganh nang cho 2 nha cam quyen, the gioi loi Mien ra xu, loi ra Tao, Tao duoc giat day boi My, tham giao cua Anh cuoi cung toi diet chung chim xuong, khon ai dam xu, nguoi khong xu thi troi xu, vu chin muoi mot la cai qua ma mi phai tra, no ben anh hay phap cung la canh bao, moi hay gieo gio se gat bao la chan ly tu ngan xua

    Trả lờiXóa
  3. Làm sao để những bài báo như này đến được với độc giả Trung Quốc. Quyền biết sự thật là quyền chính đáng của họ. Thật đáng tiếc khi hơn 1 tỷ người sống trong 1 nhà nước ( Trung Quốc) luôn luôn thực hiện triệt để quyền bưng bít thông tin và quyền nói dối nhân dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề là trước sau thì người dân Trung Quốc họ cũng biết hết sự thật đó

      Xóa
  4. VN mình hồi đó đừng đánh người anh em VNCH, 2 anh em hòa hợp giúp đỡ lẫn nhau thì VN thành siêu cường rồi, thằng Tàu sao dám đánh. Hoàng Sa, Trường Sa cũng sẽ dc bảo vệ vững chắc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay quá anh bạn mù phongNV.Làm anh em với VNCH tức là phải dưới háng Mỹ,là phải kéo máy chém tiêu diệt cộng sản...thật là thong manh ngu nữa.Theo ban phong thì cứ há mồm cho chúng nó ỉa vào là êm nhất?

      Xóa
  5. Ta nên xem đây là 1 cuộc đụng độ giữa các đảng Cộng Sản anh em với nhau, để khép lại quá khứ . Ngày nay chúng ta lại cùng 1 chiến tuyến chống Mỹ như ngày xưa . Vả lại Bác Hồ cũng nói chúng ta nên ứng xử với nhau dựa trên các nguyên tắc của chủ nghĩa Mác-Lê

    Trả lờiXóa