Thứ Tư, 20 tháng 4, 2016

Nga đang run sợ kế hoạch B của CIA?


Tại Syria, máu có thể đổ nhiều hơn khi phiến quân có vũ khí hiện đại của các thế lực nuôi dưỡng, như tình thế không thể đảo ngược.
Trước khi hội nghị đàm phán hòa bình cho Syria, Mỹ đã phao tin, đe dọa chính quyền Assad, rằng sẽ có “kế hoạch B” nếu tiến trình tại Geneva bị đổ vỡ.
Kế hoạch B, theo đó, sẽ phân mảnh Syria thành nhiều vùng, chia cắt sự thống nhất của Syria mà Assad mơ ước theo đuổi…
Kế hoạch B này chính là thông điệp đe dọa. Tuy nhiên, lời đe dọa này xem ra rất có lý, phù hợp với tình hình mà thậm chí giới phân tích còn cho rằng nó không khác với ý đồ chính trị của Nga là Liên bang hóa Syria
Đe dọa Assad là bởi vì lúc đó, Assad đang bị truyền thông Mỹ-PT đề ghép tội phá hoại đàm phán hòa bình. Mỹ gây áp lực để buộc Assad ngồi vào bàn đàm phán ở vào một vị thế như lực lượng đối lập của Mỹ. Nói cách khác Mỹ tung đòn gió để hạ thập vị thế của Assad.
Trong khi đó, Nga tuyên bố rằng, Nga chẳng có kế hoạch B, C gì hết ngoài mục đích tập trung tìm ra một giải pháp hòa bình thông qua đàm phán và nhằm làm tăng thiện chí của mình, Nga tuyên bố rút quân.
Đó là chuyện bên lề trước cuộc đàm phán hòa bình tại Geneva lần thứ nhất do LHQ chủ trì tại Thụy Sỹ.
Bình cũ rượu…cũ
Cũng vẫn “bên lề” cuộc đàm phán lần thứ 2 tiếp tục nhóm họp tại Geneva-Thụy Sỹ, trước đó đã xuất hiện 2 sự kiện quan trọng: Syria tiến hành bầu cử quốc hội và Kế hoạch B của CIA Mỹ “được bị lộ”.
Vì kế hoạch này khác với trước về nội dung chính nên chúng ta tạm gọi là “Kế hoạch B1” của CIA trong khi chính quyền Mỹ phủ nhận kế hoạch này.
Nội dung của kế hoạch này là: Nếu tiến trình hòa bình tại Geneva thất bại thì CIA sẽ cung cấp vũ khí hiện đại cho lực lượng đối lập.
Vũ khí hiện đại này được hiểu là có thể bắn rơi máy bay Nga, tiêu diệt các ụ pháo binh của quân đội Syria…nói chung là chúng sẽ khiến cho Liên minh Nga…không thể làm mưa, làm gió như trước.
Kế hoạch B1 này của CIA không có gì mới nếu như chúng ta nhớ lại tại Ukraine trước và sau khi có Minsk-2. Lúc đó, các nghị sỹ Mỹ, phó Tổng thống Mỹ… đều hô hào viện trợ vũ khí cho Kiev đó sao. Thậm chí họ nổi nóng phê bình chính phủ Mỹ là nhu nhược sợ Nga...
Trước tình hình đó, người Nga rất bình tĩnh, lạnh lùng tuyên bố rằng, nếu Mỹ có cung cấp viện trợ vũ khí cho Kiev đi nữa thì máu có thể bị đổ nhiều hơn, nhưng tình thế thì không thể đảo ngược.
Viện trợ vũ khí cho lực lượng này chống lại lực lượng thứ 3 là một vấn đề nhạy cảm không giống như bán vũ khí theo kế hoạch từ trước.
Chẳng hạn, tại Ukraine, nếu Mỹ cung cấp vũ khí sát thương công khai cho quân đội Kiev thì có nghĩa là Mỹ đã tuyên chiến công khai với người Nga, Nga sẽ đáp trả sòng phẳng chuyện này một cách tương xứng.
Mỹ sẽ làm gì khi Nga bán S-300, S-400 cho Trung Quốc, Iran; Mỹ sẽ làm gì khi Nga bố trí tên lửa sát sườn của Mỹ hay sổ toẹt cái lệnh cấm vận của Mỹ với Triều Tiên…Nói chung, trên thế giới, không thiếu gì quốc gia, lực lượng, cần vũ khí Nga để diệt Mỹ.
Nga đang lo sợ?
Tại Syria, CIA đã cố tình để lộ Kế hoạch cung cấp trang bị vũ khí cho lực lượng đối lập đe dọa không chỉ Assad mà còn đe dọa lực lượng không quân-vũ trụ Nga (VKS). Đúng là trò trẻ con làm nũng với người lớn.
Nếu như lực lượng do CIA huấn luyện đào tạo mà chỉ cần mấy quả tên lửa vác vai bắn hạ được máy bay Nga; có mấy hệ thống phản pháo như đã từng viện trợ cho quân Kiev-Ukraine là có thể khóa miệng được Assad…thì Nga và chính quyền Assad không như bây giờ.
Tại sao khi Nga xuất hiện, thế trận tại Syris đảo ngược, làm sụp đổ chiến lược của Mỹ và liên minh tại Syria, Trung Đông mà CIA không viện trợ cái loại vũ khí như kế hoạch để khỏi ngồi vào bàn đàm phán, buộc quên chuyện “Assad must go”? Nga đâu có cấm CIA làm việc đó?
Nếu CIA cho rằng đó là con bài tẩy có tính quyết định để lật đổ Assad, biến Nga ở Syria thành Liên Xô ở Afganixtan thì việc gì Mỹ, CIA phải nuôi và buộc phải đánh giả IS tốn kém hàng tỷ USD?
Cái lực lượng đối lập, “ôn hòa” được CIA nuôi dạy hùng mạnh, đoàn kết có ý chí chiến chiến đấu, ý chí chính trị…đến vậy sao? Vũ khí là quan trọng nhưng con người mới quyết định. Người ta quá rõ lực lượng quyết định trên chiến trường Syria là ai mà không có quân của CIA nuôi dạy.
Thỏa thuận ngừng bắn ngày 27/2/2016, người Nga không đến nổi ngốc để tạo điều kiện cho phe nổi dậy sau khi bị nện cho tan rã, suy sụp về ý chí, tinh thần, có thời gian hồi phục, tiếp nhận vũ khí hiện đại…chống lại mình.
Lực lượng này đã không còn là đối tượng tác chiến trực tiếp, nguy hiểm của Nga và quân đội Syria nữa. CIA chỉ còn con bài cuối, bất chấp đạo lý là giao những loại vũ khí này vào tay IS mới may ra có thể gây khó khăn cho người Nga.
Nhưng, cũng như tại Ukraine, máu đôi bên có thể đổ nhiều thêm nhưng tình thế thì không thể đảo ngược. Mơ Nga sẽ bị sa lầy ở Syria bởi mấy thứ tên lửa vác vai là mơ giữa ban ngày.
Có điều, cũng nên đặt ra một vấn đề là tại sao Mỹ cứ nhăm nhăm kế hoạch B, C cho giải pháp hòa bình không thành công? Nếu Mỹ thật lòng muốn có hòa bình cho Syria, tại sao Mỹ không đánh giá trung thực nguyên nhân nào khiến đàm phán hòa bình thất bại? Cách khắc phục?...
Cách hành xử mà không cần biết nguyên nhân là áp đặt, thiếu khách quan và thiếu trung thực.

Đúng như người Nga đánh giá “Kế hoạch B” là “trò chơi vô lương tâm và không trung thực” nhằm phá vỡ tiến trình hòa bình cho Syria.

Thứ Ba, 5 tháng 4, 2016

Cuộc chiến Syria: Tại sao Nga thắng?


“Trùm chăn” quân khủng bố các loại tại Syria để “quăng bom” là một thành công lớn của Nga về mặt chiến thuật quân sự.
Có thể nói, trong chiến dịch quân sự tại Syria, Nga đã thực hiện một loạt mưu kế khiến Mỹ-NATO đau đầu phán đoán, đối phó…nhưng đáng tiếc là dù vậy, Mỹ-NATO cũng chỉ biết sau khi đã lãnh đòn.
Nga đã tinh toán rất kỹ về chiến thuật, chiến lược ngắn hạn cũng như dai hạn và từng bước thực hiện đầy tự tin và khoa học. Nga tìm ra những điểm yếu chết người của Liên minh do Mỹ đứng đầu, đặc biệt là mâu thuẫn giữa Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ để lợi dụng triệt để.
Syria hóa chiến tranh” kiểu Nga!
Người Mỹ đã từng thực hiện 3 phương thức chiến tranh ở Việt Nam: Chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và Việt Nam hóa chiến tranh. Đó là sản phảm trí tuệ của Mỹ và người Mỹ đã đang áp dụng những phương thức chiến tranh này trên thế giới sau cuộc chiến Việt Nam.
Rút kinh nghiệm từ sự thất bại của Mỹ ở Việt Nam, người Nga đã vận dụng sáng tạo 3 phương thức chiến tranh này tại Syria và kết quả là thay vì bại như Mỹ, thì Nga đã thắng. Thắng về quân sự lẫn chính trị trên chiến trường.
Về chiến thuật, Nga đã tiến hành đồng thời 3 phương thức chiến tranh trong đó chỉ một nửa của chiến tranh cục bộ, thay vì như Mỹ tiến hành từng phương thức lần lượt.
Về chiến lược, tại Syria, Nga rất rõ ràng, nhằm mục tiêu cụ thể. Trong khi đó chiến lược của Mỹ thì kiểu “nước đôi”, mập mờ, để đạt mục tiêu chủ yếu là loại Assad, cho nên dẫn đến bị động, do dự, thiếu quyết đoán…như Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây đánh giá.
Chẳng hạn, tại sao Mỹ không nghe Ankara lập vùng cấm bay trước khi Nga nhảy vào can thiệp quân sự? Vì Mỹ sợ Thổ Nhĩ Kỳ trỗi dậy, bá quyền, hưởng lợi ở Syria. Tại sao Mỹ càng không kích IS càng mạnh? Vì Mỹ muốn IS là lực lượng mặt đất chủ yếu tiêu diệt Assad…
Mỹ thừa biết cái đám phiến quân nổi dậy được hậu thuẫn bởi 5 cha 7 mẹ không phải là đối thủ của Assad, ngay cả đám phiến quân do Mỹ đào tạo mà đám do CIA với đám do Lầu năm góc lại đánh nhau tranh giành thì không thể trông đợi bất kỳ điều gì ở đám nào khác.
Có thể nói, sử dụng IS là ý đồ hiểm của Mỹ, nhưng cũng như cách chơi dao, rất nguy hiểm cho chính mình. Nga đã khai thác điều này trong chiến thuật “tương kế tựu kế” đã thành công ngoạn mục.
Về ý chí chính trị, lợi thế của Nga trước Mỹ-NATO là chính quyền Syria  hợp pháp, quân đội Syria trung thành với chính phủ. Biểu hiện là họ tồn tại hơn 4 năm trời chống thù trong giặc ngoài đến kiệt quệ nhưng không tan rã, đầu hàng, như Iraq hay Lybia.
Đây là sự khác biệt rất lớn về ý chí chính trị của chính quyền Syria với chính quyền Saddam và Gaddfi, là lợi thế có tính quyết định để Nga vạch ra chiến lược, mục tiêu, can thiệp quân sự đúng lúc, đúng thời điểm và tin tưởng vào chiến thắng.
Về sức mạnh quân sự, Nga quá mạnh là điều bất ngờ không chỉ riêng ai.
Nga buộc Mỹ-NATO phải thúc thủ, án binh bất động, để quây nhốt, “trùm chăn”, quân khủng bố các loại tại Syria đúng với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng rồi “quăng bom” không thương xót.
Trong chiến dịch quân sự Nga tiến hành tại Syria, hầu như toàn bộ ý đồ tác chiến của Nga hoàn toàn được thực hiện đúng.
Trước hết, đó là phải “trùm chăn” quân khủng bố các loại, nghĩa là bao vây, cắt đứt mọi nguồn tiếp tế từ bên ngoài. Đó là khống chế vùng trời, làm chủ tuyến biên giới.
 Quân khủng bố tại Syria tồn tại được là nhờ sự hậu thuẫn từ bên ngoài như là động mạch chủ để nuôi sống cơ thể. Cắt đứt động mạch chủ này thì quân khủng bố, thời gian đồng nghĩa với cái chết.
Thực tế cho thấy tuyến biên giới quan trọng nhất giáp Thổ Nhĩ Kỳ, còn hơn 90 km và Aleppo là quân đội Syria chưa kiểm soát, còn lại Nga và liên minh đã làm được điều mình muốn từ đầu năm 2016.
Có thể nói, “trùm chăn” được quân khủng bố là chiến thắng, là không bị sa lầy và Nga đã làm được khi bên trong, bên ngoài tứ phía thọ địch là thành công rất lớn của Nga về mặt quân sự. 
Bắt đầu từ đây, Nga hoàn toàn chủ động chọn đối tượng tác chiến, khu vực tác chiến, mục tiêu tác chiến dễ dàng như chọn đồ chơi trong túi và với lực lượng không quân chiếm lĩnh vùng trời, Nga và quân đội Syria tác chiến như là cuộc đi săn của đại bàng trên đồng cỏ. 
Như chúng ta đã từng biết, mở đầu chiến dịch, đòn tấn công phủ đầu của Nga không phải là vào sào huyệt của IS mà vào phiến quân nổi dậy chống chính phủ các loại vì lúc đó nó là đối tượng nguy hiểm nhất đe dọa an ninh sống còn của chế độ Assad.
 Thỏa thuận ngừng bắn ngày 27/2 lại tạo ra một lợi thế lớn cho quân đội Syria, từ nay họ không lo nhiều về mặt trận sau lưng mà chỉ tập trung vào đối tượng tác chiến chiến lược là IS.
Chỉ có thắng IS, đẩy IS ra khỏi lãnh thổ phía Tây Syria thì cơ may một giải pháp hòa bình cho Syria mới thành hiện thực.
Khi IS bị cô lập, khi IS không có ai dám công khai hỗ trợ vũ khí, đặc biệt là tên lửa phòng không thì không quân Nga các loại sẽ tha hồ làm mưa làm gió trên đầu IS.

Do đó, giải phóng Palmyra, làm gãy xương sống IS mới chỉ là bước đầu và với thế trận này thì việc IS bị đánh tan hoặc tháo chạy khỏi Syria là không tránh khỏi.
(Xem tiếp: Cuộc chiến Syria: Mỹ mắc mưu kế Nga)

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

Cuộc chiến Syria: Mỹ đã mắc mưu kế Nga


Đẳng cấp cao nhất trong mưu kế nhà binh là dùng đòn “tương kế tựu kế”, đó là biến âm mưu, sức mạnh của địch để thực hiện ý đồ tác chiến của ta, cộng hưởng sức mạnh cho ta.
Trong chiến tranh, vũ khí trang bị hiện đại, quân linh thiện chiến…chỉ là chân, tay, không mang tính quyết định thành bại của cuộc chiến. Bộ tham mưu của cuộc chiến, nơi chỉ huy thực hiện mưu kế tác chiến, mới là bộ óc, quyết định thành bại.
Vì vậy, thắng kẻ địch trên chiến trường thì phải có mưu sâu, kế cao hơn địch. Và, thực tế trên chiến trường Syria, Mỹ-NATO đã bị mắc mưu kế của Nga, nói cách khác bị ăn một cú lừa ngoạn mục của Nga.
Chiến dịch nghi binh mang tên Aleppo
Đại thắng mùa xuân năm 1975 của Việt Nam đã hơn 40 năm. Mỹ có thể quên tất cả nhưng có một điều mà giới quân sự không thể quên vì nó đã đưa vào giáo án quân sự kinh điển, đó là chiến dịch nghi binh của QĐNDVN trong chiến dịch Tây Nguyên.
Nghi binh không đơn giản chỉ là vài hành động nhỏ lẻ tầm chiến thuật mà phải quy mô cấp chiến dịch mới lừa được một đối phương có một bộ máy chiến tranh tình báo, trinh sát đồ sộ như Mỹ.
Tại Syria, Nga cũng thực hiện một chiến dịch nghi binh tài tình không kém, khiến cho Mỹ-phương Tây với những tinh hoa chính trị quân sự uyên bác cũng bị hút vào chiến dịch này. “Aleppo”, cái tên khiến cho giới quân sự liên tưởng đến “Thuần mẫn-Đắc Lắc” của Việt Nam.
Rất nhiều nhận định cho rằng, Aleppo là trận quyết chiến chiến lược của Nga và Syria mà chiến thắng sẽ là thứ có sức nặng nhất, Nga-Syria đem đến bàn đàm phán. Nghĩa là Aleppo quyết định thành bại cho cuộc đàm phán đôi bên diễn ra tại Geneva.
Trước thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực từ ngày 27/2 để mở đầu cho hội nghị đàm phán hòa bình tại Geneva do LHQ tổ chức thì Nga và quân đội Syria, Hezbolla đã tổ chức tấn công bao vây Aleppo.
Diễn biến chiến sự lúc đó, không ai là không nghĩ rằng Aleppo đã đến lúc cài thời gian đếm ngược.
Nguy cơ thất thủ của Aleppo chỉ là vấn đề thời gian khiến Thổ Nhĩ Kỳ hoảng hốt và cuồng loạn đối phó. Những tuyên bố của Ankara, của nhà Saudi về việc đưa bộ binh tràn vào Syria cứu nguy Aleppo đã chứng minh điều này.
Tuy bị áp lực lớn từ bên ngoài bởi những tuyên bố rắn, động binh rầm rộ nhưng Nga và Syria bỏ ngoài tai. Hành động điều quân, không kích tăng cường đã chứng tỏ ý chí quyết tâm của Nga và liên quân là không gì ngăn cản được việc giải phóng Aleppo. Quả đấm đã tung ra là không thể thu lại.
Kết quả là Mỹ buộc phải yêu cầu và thỏa thuận với Nga ngừng bắn để cứu nguy, giống như trọng tài xin ngừng trận đấu để hội ý, nhưng vừa để giảm hưng phấn của đối thủ.
Nga chỉ chờ có thế, OK ngay với điều kiện là chỉ ngừng bắn với danh sách Mỹ, Nga đã chọn, còn lại thì Nga vẫn “quăng bom” bình thường. Đồng thời, Nga, Mỹ phối hợp giám sát lệnh ngừng bắn, ai vi phạm sẽ bị trừng trị.
Sau thỏa thuận ngừng bắn, 2 tuần sau, Nga bất ngờ tuyên bố rút quân ra khỏi Syria.
Mỹ-NATO đang nghi ngờ, theo dõi, phán đoán hành động của Putin thì chưa đầy 2 tuần sau, Nga và quân đội Syria bất ngờ dùng toàn lực, tung một quả đấm nhanh, mạnh, giải phóng Palmyra từ tay IS.
Vậy là đến đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “lật bài”. Nước cờ Putin trên chiến trường Syria đã lộ rõ, rất dễ để nhận ra.
Một, Aleppo chỉ là đòn nghi binh, dùng để có được thỏa thuận ngừng bắn chứ Nga chưa dại động vào “tổ ong bò vẽ” Aleppo, điểm nhạy cảm gắn chặt với “lợi ích quốc gia” của nhiểu nước...để rồi phải đối phó với những tình huống tác chiến ngoài dự tính.
Đòn nghi binh thành công, Nga được lợi lớn (1) vì dù có gan to bằng trời, thì Ankara và nhà Saudi cũng không dám hành động ngang ngược tại Syria trái lệnh Mỹ. (2) Quân đội Syria chỉ lo tập trung vào một mục tiêu khác rất quan trọng, chủ yếu, là IS.
Nga tài tình thực hiện “tương kế tự kế”
Đẳng cấp cao nhất trong mưu kế nhà binh là dùng đòn “tương kế tựu kế”, đó là biến âm mưu, sức mạnh của đối phương để thực hiện ý đồ tác chiến của ta, tạo ra sự cộng hưởng sức mạnh cho ta.
Thế trận Syria, thay vì như nhiều người tưởng, chiến thắng Aleppo quyết định thành bại chiến trường Syria và quyết định thành bại giải pháp chính trị cho Syria là hoàn toàn sai lầm.
Chính chiến thắng IS mới là quyết định sự thành bại của chiến trường và đàm phán hòa bình cho Syria. Vì thế,  Palmyra mới là một “Stalingrat” và giải phóng Palmyra là một chiến thắng có tầm chiến lược, khiến IS bị choáng váng, gãy xương sống…chứ không phải là Aleppo.
Giải thích cho điều này là, các phe phái đối lập đàm phán tại Geneva “lên gân” với Assad, không những thế, ngay cả Anh, Pháp, Mỹ…cũng thế, đều dựa vào và lấy uy thế của IS để ra bài với Nga và Syria.
Có nghĩa là, khi IS tháo chạy khỏi Syria thì Mỹ, Anh…không có gì trên bàn đàm phán. Phiến quân các loại không phải là đối thủ của Assad, cho nên, đó là lý do vì sao khiến Mỹ và PT nhẹ nhàng và nhân nhượng IS, đánh giả vào IS là vậy.
Rõ ràng, trên danh chính ngôn thuận thì IS là mục tiêu mà Mỹ và liên minh hơn 60 quốc gia phải tiêu diệt. Mỹ đã tiêu tốn hàng tỷ USD để thực hiện, nhưng khi chúng bị tiêu diệt, sắp đến ngày tận số bởi Nga thì Mỹ “đau lòng” khôn tả mà không biết làm gì, kêu ai.
IS sắp tới sẽ bị Nga và quân đội Syria đánh quyết liệt mà không thể có ai dám công khai ngăn cản như đã từng ngăn cản chiến dịch quân sự phía Bắc Syria, Aleppo mà Nga từng triển khai.
Có thể nói, đây là cú “gậy ông đập lưng ông” của Nga cực hay và thú vị đến mức, giải phóng Palmyra, cả thế giới “Bravo Putin” thì Mỹ, Anh… “ngậm hột thị”, không đón nhận, chỉ đổ lỗi cho Assad.
Đến đây, ý đồ, mục tiêu tác chiến Putin đã lộ rõ mà có biết cũng không thể đảo ngược: Nga và liên minh nhằm phía Đông thẳng tiến đến thành trì, sào huyệt cuối cùng của IS tại Syria.

Đàm phán hòa bình, tìm giải pháp chính trị thành công cho Syria khi chỉ khi IS tháo chạy hoặc bị tan rã tại Syria.