Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2024

UKraine - Điều tội tệ còn chưa đến...

Kể từ ngày 29/12/2023 đến nay, Nga thực hiện nhiều đợt tấn công bằng tên lửa và UAV nhằm vào hạ tầng quân sự Ukraine với quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Hậu quả của nó tuy chưa được giải mã, nhưng nói nghiêm túc, điều tồi tệ nhất vẫn chưa đến với chính quyền Kiev-Ukraine.
1, Điều tồi tệ sẽ đến với Ukraine là gì?
Sau khi đợt tấn công bằng tên lửa tầm xa và UAV của Nga lần này, lực lượng PK tầm trung, tầm xa của Ukraine sẽ biến mất thì điều tồi tệ sẽ đến với chính quyền Kiev-Ukraine là Nga sẽ tung lực lượng không quân xuất kích làm chủ không phận Ukraine.
Và như tôi đã nói ở Youtube trước, rằng, bất luận chiến thuật gì để giành chiến thắng trên chiến trường buộc đối phương ngồi vào bàn đàm phán hoặc đầu hàng thì lực lượng không quân phải làm chủ không phận tác chiến và lực lượng mặt đất phải xuất hiện để giải quyết chiến trường.
LLKQ làm chủ vùng trời tác chiến là khi chỉ khi LLPK của địch đã bị mất sức chiến đấu, lúc đó các loại máy bay chiến đấu của ta từ trực thăng tấn công đến máy bay ném bom chiến trường hỗ trợ bộ binh…sẽ tung hoành, truy sát các mục tiêu để đánh sập hoàn toàn hạ tầng quân sự của địch. Khi hạ tầng quân sự địch bị đánh sập hoàn toàn, tức các sân bay, bến cảng, kho tàng đạn dược, các trung tâm SCH, trung tâm liên lạc, radar; các hệ thống phòng ngự kiên cố…bị đánh tan nát thì chưa cần LLMĐ xuất hiện, chính quyền sở tại có thể ngồi vào bàn đàm phán đầu hàng.
Các bạn có biết vì sao tại chiến trường Syria, quân khủng bố các loại lại nhanh chóng thua trận, tan nát nhanh như vậy khi Nga xuất hiện không? Thực tế là tại chiến trường Syria, lực lượng khủng bố các loại không có hệ thống PK tầm trung, tầm cao mà chỉ có tên lửa vác vai như Stinger tầm bắn dưới 5000 mét, nên không quân Nga tha hồ vùng vẫy ném bom. Đặc biệt máy bay SU-25 được mệnh danh là “xe tăng bay” luôn tác chiến an toàn, hỗ trợ cho quân Assad tấn công và phòng ngự.
Không có một hệ thống phòng ngự nào, kiên cố ra sao của quân khủng bố mà Nga không tiêu diệt được. Vì, bom, bom các loại dội vào đầu thì không ai có thể cầm cự nổi. Đó là lý do vì sao một số khu vực gọi là trung tâm hang ổ của quân khủng bố chiếm đóng phải đầu hàng theo hình thức được Nga cho phép rút quân về Idlib để chính quyền Assad chiếm giữ như Aleppo, Đông Ghouta, Daraa…đều là những hang ổ quân khủng bố được Mỹ, Anh xây dựng, nuôi dưỡng…không chịu được bom Nga phải chấp nhận rời khỏi.
Nhưng tại chiến trường Ukraine thì khác, rất khác vì Nga đang chiến đấu với 54 quốc gia trong đó có NATO do Mỹ đứng đầu. Tại đây, Mỹ-NATO cung cấp cho Ukraine hơn 200 hệ thống PK hiện đại như Iris T; NASAMS; Patriot, chưa tính đến S-200, S-300, Buk-M1… của Liên Xô để lại và tất nhiên hệ thống PK tầm thấp như Stinger…thì không thiếu.
Vậy LLPK này của Ukraine có mạnh không? Không biết, chỉ biết rằng, “xe tăng bay” SU-25 vốn hoạt động hiệu quả tại Syria nhưng trong CDQSĐB thì mất dạng, các loại máy bay ném bom của Nga chỉ hoạt động trên đường chiến tuyến, không tác chiến sâu trong hậu phương phía Tây Ukraine. Người Nga từ trước đến nay, tấn công cơ sở hạ tầng quân sự, năng lượng của Ukraine đều phải dùng tên lửa chính xác tầm xa phóng từ ngoài khu vực tầm hiệu quả của LLPK Ukraine.
Rõ ràng, nếu dùng phương án tác chiến này thì rất tốn kém và hiệu quả, hiệu suất không cao bằng sử dụng máy bay ném bom trực tiếp, nhưng người Nga phải dùng vì không muốn mất phi công và hơn nữa đó là các bước tiến hành có phương pháp, bài bản trong cuộc chiến tranh hiện đại VKCNC của thế kỷ 21.
Hiện nay, để ném bom chính xác vào mục tiêu, Nga có 2 phương án mà kỹ thuật cho phép:
Thứ nhất: Nga sử dụng thiết bị SVP-24 lắp trên máy bay. Thiết bị này tính toán các thông số chuyến bay của máy bay: nó đang ở độ cao bao nhiêu, vị trí của nó với địa hình, tốc độ, độ ẩm không khí, hướng gió, vị trí tọa độ mục tiêu…Sau đó phi công chỉ việc ấn nút và bom chỉ rơi với độ sai số 5 mét.
Tại Syria, người Mỹ chê người Nga là ném bom nhiều nhưng toàn là bom ngu, trong khi bom của Mỹ là loại bom thông minh JDAM-ER, nhưng Mỹ không biết rằng, gắn vào quả mỗi quả bom là mỗi bộ não rất tốn kém thì Nga chỉ gắn một bộ não trên máy bay (SVP-24) để dùng chung cho các loại bom nên giá rẻ như bèo.
Tuy nhiên, tại Ukraine vì như nói trên, LLPK Mỹ-NATO ở đây không phải đùa nên không quân Nga không thể bay sâu vào tọa độ mục tiêu để thả bom được. Vì vậy các kỹ sư quân sự Nga phải ra tay học người Mỹ, gắn một thiết bị Mô-đun Dẫn đường và Cánh nâng Hợp nhất (UMPK) vào các loại bom dẫn đường (KAB) chất đầy trong kho mà Liên Xô để lại. UMPK gồm thiết bị định vị vệ tinh GLONASS và hệ thống điều khiển để tăng đáng kể độ chính xác, kèm theo cánh nâng cho phép bom bay xa hơn nguyên bản nên gọi là bom lượn là thế. Ném bom lượn chính là phương án thứ 2 mà Nga sử dụng tại CDQSĐB.
Nếu như, vâng, nếu như LLPK Ukraine của Mỹ-NATO bị đợt tấn công quy mô lớn này của Nga bắt đầu từ ngày 29/12/2023 đến một thời điểm nào đó hoàn toàn mất sức chiến đấu, chẳng hạn, hệ thống thông tin, radar bị thiệt hại nặng, đạn tên lửa bị hết…thì điều tồi tệ sẽ đến: Không quân Nga sẽ làm chủ không phận Ukraine. Lúc đó, hậu quả ra sao thì chúng ta xem lại chiến trường Syria hay Iraq nơi mà không quân Nga, Mỹ làm chủ không phận tác chiến, sẽ biết…
Đến đây thì mọi người có thể hiểu là tại sao cho đến thời điểm này mà quân Nga chưa được lệnh tấn công quy mô thay vì đang duy trì thế phòng ngự tích cực. Nói như vậy không có nghĩa là LLKQ Nga không dám hy sinh, nhưng Nga có thời gian nên không cần thiết, tại sao phải hy sinh đổ máu khi mà tiền có thể mua được máu xương người lính, đúng không?
2, Mỹ-NATO đã làm gì để Nga không thắng tại Ukraine?
Thứ nhất, liên tục leo thang, cung cấp cho LLVT Ukraine (AFU) những loại vũ khí mà họ đánh giá là Wunderwaffe (vũ khí kỳ diệu) thay đổi thế trận…
***Lần lượt phải kể đến là UAV Bayraktar. Quả thật, giai đoạn đầu của CDQSĐB, UAV của Ukraine chiếm ưu thế, đặc biệt loại UAV Bayraktar của Thổ Nhĩ Kỳ đã nổi danh lợi hại trong cuộc chiến tại Armenia và trước đó tại Lybia đã khiến cho Bộ tổng TM AFU –NATO rất hý hửng. Nhưng chi vài tháng sau, Baraktar mất dạng, Giờ đây UAV Nga không chỉ vượt trội về số lượng mà cả chất lượng như loại Lancet khiến Mỹ-NATO kinh hoảng. Dòng UAV phản lực có vận tốc 500km/h đã ra đời đã thực nghiệm gần đây.
***Nhóm các loại tên lửa: HIMARS; bom phóng dẫn đường JDAM-MS; tên lửa dẫn đường Excalibur của Mỹ phóng từ M777 và gần đây nhất thể hiện khá nguy hiểm lợi hại là tên lửa Storm Shadow của Anh gắn trên máy bay SU-24M của Ukraine.
Có thể nói, ban đầu những loại vũ khí này chứng tỏ sự lợi hại của nó, nhưng dần dần, Nga đã thích nghi và đối phó rất hiệu quả. Bằng EW, các loại tên lửa của HIMARS, Excalibur hoàn toàn đi sai lệch mục tiêu. Nhưng điều quan trọng hơn trong chống trả của Nga là khiến cho các loại vũ khí này chỉ thực hiện PA tác chiến duy nhất là cắn trộm, “bắn và chạy” mà không thể trở thành một lực lượng tác chiến trong đội hình chiến dịch để gây áp lực mạnh, thường xuyên, liên tục, lên kẻ thù. Hãy so sánh với Kh-22, Kh-47 (dao găm)…Nga sử dụng chúng nhiều PATC khác nhau, có phương pháp, chủ động, hợp đồng tác chiến hẳn hoi chứ không “bắn và chạy”.
***Nhóm xe bọc thép: Xe tăng chiến đấu chủ lực (Loepard-2A4-A6, Challenger, Abram-M1); Xe chiến đấu bộ binh (Bradlay, Marder); Xe thiết giáp chở quân (Stryker). Đây là những xe bọc thép được quảng bá rất tốt thông qua truyền thông khổng lồ của PT. Đến mức người lính Ukraine tin rằng, và được cố vấn, chuyên gia NATO dạy rằng, lính Nga khi thấy Loepard-2A6 hay Bradlay xuất hiện là sẽ bỏ chạy…Thế nhưng, Leopard-2A4, Bradlay…cháy rất đượm, đến mức, lính Ukraine cho rằng sử dụng xe tăng cũ của Liên Xô còn an toàn hơn Leopard của Đức. Và chiến trận Robotine – Zaporozhya đã trở thành bãi phế liệu Leopard, Bradlay, Stryker…lớn nhất châu Âu.
Rõ ràng là những loại nhóm vũ khí trên của Mỹ-NATO cung cấp cho Ukraine sẽ là “vũ khí kỳ diệu” nếu đối tượng tác chiến của nó là “những người đàn ông râu dài, cưỡi lạc đà”, nhưng đáng tiếc, đây là Nga, cho nên, nó trở thành “đồ chơi trẻ con”.
Đã gọi là “Vũ khí kỳ diệu” thay đổi thế trận, thay đổi trò chơi thì phải đạt được 2 điều. Thứ nhất là không thể đối phó và thứ hai là sức công phá lớn, gây áp lực mạnh, thường xuyên, liên tục lên đối phương. Ít nhất, tên lửa Kh-22, Kh-47 Kinzhal (dao găm) và bom lượn của Nga đáp ứng 2 điều đó. Để chứng minh ta lấy dẫn chứng là bom lượn khi nó xuất hiện là có sự thay đổi chiến trường như thế nào…
Giai đoạn đầu của CDQSĐB, Nga gặp rất nhiều khó khăn khi đụng phải những pháo đài mà người Ukraine chiếm giữ như Bakhmut, Soledar, Marinka và Uglendar…vì đây là những hệ thống phòng ngự kiên cố và nó luôn pháo kích vào cư dân vùng Donbass mà pháo binh Nga không gặm được. Rất nhiều lần quân Nga tấn công như tại Ugledar, chịu tổn thất lớn nhưng không thay đổi được tình hình. Ngoài ra, AFU được cung cấp nơi trú ẩn bằng thép đúc sẵn. Khi được lắp ráp, chúng có kích thước bằng một toa xe lửa và được thiết kế để chôn ở độ sâu 1,5 mét. Với “mái nhà” bằng đất như vậy, các khoang chứa trở thành hầm trú ẩn có thể chịu được sức công phá của đạn pháo 150 mm.
Nhưng khi xuất hiện BOM LƯỢN thì tình hình thế trận, chiến trường thay đổi ngay và luôn…Chẳng hạn:
Một quả bom lượn FAB-500 chui vào lòng đất từ 11-15 mét. Do đó ngay khi chỉ chạm vào boongke thì chúng tạo ra một hố sâu tới 8 mét và người trong boongke thép nói trên sẽ bị chôn sống ngay tại đó. Với loại FAB-1000, 1500…thì không có một hầm ngầm cố thủ nào chịu đựng nổi.
Bom lượn là ác mộng kinh hoàng của lính phòng ngự Ukraine. “Hàng không Nga thả hai chiếc cùng lúc - từng cặp, tám chiếc mỗi giờ. Nghe như thể một chiếc máy bay phản lực đang lao xuống người bạn, giống như cánh cổng địa ngục đang mở ra”. “Và nếu bốn hoặc năm quả bom nặng từ 500 kg đến 1,5 tấn tấn công cứ điểm trung đội hoặc cứ điểm tiểu đoàn, thì tin tôi đi, ở đó chỉ còn lại sự trống rỗng”…Đây là thú nhận của người lính trận Ukraine mà tờ New Yokr Times đưa tin.
Điều nguy hiểm nữa là bom lượn không thể nào đánh chặn được, BTTM AFU phải công nhận. Do đó, không quân Nga mặc sức “giết mổ”, Nga giải phóng Bakhmut, Soledar, Marinka mà không như phương án tác chiến tại Mariupol. Chậm-chắc-tiêu diệt nhiều sinh lực địch- bảo vệ mình tổn thất ít nhất có thể.

Đối với vũ khí chiến thuật, Nga có ít nhất 3 thứ gọi là “Wunderwaffe (vũ khí kỳ diệu) Kh-47 Kinzhal; Kh-22 và BOM LƯỢN các loại từ 250 – 9000. Đây là những loại vũ khí khắc tinh của hệ thống hầm ngầm SCH, kho tàng đạn dược, trong hệ thống phòng ngự kiên cố của quân Ukraine mà không có nó quân Nga bó tay, ngược lại, có nó thì không một cái gọi là pháo đài kiên cố nào có thể chịu đựng nổi. Điều tồi tệ hơn nữa là Ukraine và Mỹ-NATO chưa có cách nào dể ngăn chặn được nó. Rõ ràng, trong chuyện này Nga chiếm ưu thế tuyệt đối.
Vậy đây có phải là loại “vũ khí kỳ diệu” hay không thì chúng ta tự hiểu. Và, tất yếu, trong chiến tranh quy ước, bên nào có nhiều vũ khí kỳ diệu, bên đó thắng.

Thứ Hai, 8 tháng 1, 2024

Tiếng hú tên lửa Nga làm tắt lịm "hỏa lực mồm" châu Âu!

 Vâng, 54 quốc gia bao gồm những quốc gia mạnh giàu nhất thế giới đứng đầu là Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đức…chống lại Nga, bằng đội quân ủy nhiệm Ukraine được Mỹ-NATO dày công hỗ trợ, huấn luyện, cung cấp vũ khí trang bị với tinh thần “miễn là cần thiết”.

Bây giờ thì sao: Hãy nghe tuyên bố của Tổng thống Mỹ Biden về việc hỗ trợ cho Ukraine khi cuộc phản công với nhiều hy vọng (hão huyền) của Kiev thất bại thảm hại…buộc Tổng thống Zelensky chạy sang Mỹ cầu cứu. Tổng thống Biden nói: “…Mỹ tiếp tục hỗ trợ Ukraine miễn là chúng tôi có thể”.
Theo ngôn ngữ của lính là thế này:
“Miễn là cần thiết” được hiểu: Tụi mày cứ oánh mạnh vào, đừng sợ, bọn tao sẽ cung cấp, hỗ trợ cho tụi mày bất cứ thứ gì “miễn là cần thiết” cho chiến thắng của chúng ta.
“Miễn là chúng tôi có thể” được hiểu: Bọn tao vẫn ủng hộ tụi mày, nhưng chỉ trong khả năng có thể của bọn tao thôi, cái chính là giành chiến thắng hay thất bại thì tụi mày làm chủ. Chúng tao không có “cây đũa thần” để có thể thay đổi thế trận mong muốn, tạo ra chiến thắng cho tụi mày được...

https://youtu.be/zXu8UDEE7Ks