Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2019

Mỹ điều chỉnh chiến lược “chống khủng bố” thành chiến lược “chống độc tài”


Hành xử của Mỹ tại Venezuela khiến thế giới không còn tin vào nền dân chủ của ai ngoài của mình…
Chiến tranh lạnh kết thúc, Liên Xô tan rã, nước Mỹ đã lên ngôi vị bá chủ thế giới. Tuy nhiên sự bá chủ này chưa phải là tuyệt đối khi trên thế giới vẫn còn có những quốc gia không chịu hàng phục Mỹ hay ngăn cản lợi ích quốc gia của Mỹ. Do vậy, chiến lược để thâu tóm quyền lực của Mỹ mang tên “chống khủng bố” ra đời.
Sau vụ khủng bố ngày 11/9, Tổng thống Mỹ G. Buhs đã từng tuyên bố đại loại như sau, rằng Mỹ sẽ tiêu diệt những kẻ khủng bố dù chúng ở đâu, ở quốc gia nào và kể cả những quốc gia nào tài trợ, nuôi dưỡng quân khủng bố…
Theo tinh thần chống khủng bố này thì nước Mỹ với sức mạnh quân sự đứng đầu thế giới sẽ có quyền tấn công lực lượng khủng bố bất kỳ chúng ở đâu được phát hiện và các quốc gia nào tiếp tay, che giấu, tài trợ…
Đến đây một vấn đề nghiêm trọng đặt ra cho thế giới là, tất nhiên, chống khủng bố là tốt, nhưng xác định ai là kẻ khủng bố, quốc gia nào tài trợ tiếp tay cho khủng bố lại thuộc quyền của Mỹ, đồng nghĩa với việc Mỹ có quyền sử dụng kinh tế, quân sự hùng mạnh của mình để can thiệp, tấn công ai đó mà Mỹ cho là khủng bố...
Và thực tế là từ cơ sở đó, bất kỳ ai, quốc gia nào mà bị Mỹ “khoác áo khủng bố” là Mỹ có thể độc lập hoặc cùng NATO tấn công bằng quân sự hay cấm vận, trừng phạt cho đến khi đầu hàng hoặc qua sự can thiệp đó một “cuộc cách mạng màu” hay bạo loạn lật đổ sẽ diễn ra…
Điều dễ nhận ra là “khủng bố” và “nhân quyền” trong khái niệm của Mỹ luôn là đi liền với nhau. Quốc gia nào “vi phạm nhân quyền” là có lực lượng “khủng bố” mà tạo ra nó thì quá dễ với Mỹ…
Như vậy, có thể nói, nhân quyền và khủng bố là 2 nguyên cớ cho Mỹ can thiệp vào bất cứ đâu, quốc gia nào chống Mỹ…
Vì thế, từ sau vụ 11/9 đến nay, dưới nhiều đời Tổng thống Mỹ, nước Mỹ đã ra tay chống khủng bố tại Afganixtan, Iraq, Lybia, Syria, Triều Tiên (Mỹ cho là quốc gia khủng bố)…bắt đầu như thế nào, cách thức ra sao, người dân thế giới đã rõ…
Mỗi lần như vậy, “vô tình” đều rơi vào các quốc gia thù nghịch với Mỹ và cho đến khi một chính quyền mới ra đời phục vụ cho lợi ích của Mỹ…nhưng đáng tiếc là những quốc gia nêu trên khi Mỹ can thiệp chống khủng bố thì khủng bố càng nhiều ra và đất nước thì thất bại…
“Chống khủng bố” tại Lybia và đặc biệt “chống khủng bố” tại Syria của Mỹ-NATO và liên minh ra sao và như thế nào, nhằm mục đích gì…đã chứng minh cho nhận định trên.
Nói tóm lại, thực hiện chiến lược chống khủng bố do Mỹ phát động sau vụ 11/9 thực chất là chiến lược can thiệp của Mỹ nhằm trấn áp bất cứ quốc gia nào trên thế giới không tuân theo lệnh Mỹ. Chiến lược được ra đời và thực thi bởi một quốc gia hùng mạnh nhất đang Bá chủ thế giới – Hoa Kỳ.
Có thể nói, chiến lược “chống khủng bố” “nhân quyền” của Mỹ sẽ tiếp tục diễn biến theo ý đồ Mỹ nếu như không có sự thay đổi cục diện địa chính trị thế giới, thay đổi trật tự quyền lực từ đơn cực sang đa cực mà Liên bang Nga, dưới thời đại Vladimir Putin đã thách thức chiến lược này của Mỹ…
Chiến lược “chống độc tài” kiểu mới…
Quy kết khủng bố, đẻ ra khủng bố để can thiệp, lật đổ…thực tế là chiến lược này đã nát bét, để lại hậu quả hỗn loạn không kiểm soát nổi của Mỹ như tại Afganixtan, Lybia và Syria…buộc giới cầm quyền Mỹ “suy nghĩ 2 lần” khi trực tiếp đem quân đi can thiệp chống khủng bố và thay đổi sách lược…
Có lẽ đối tượng áp dụng đầu tiên sách lược này của Mỹ chính là Venezuela, quốc gia láng giềng của Mỹ.
Thực tế, Mỹ đã phá hoại và lật đổ chính quyền Venezuela từ thời ông Hugo Chavez làm tổng thống (nổi bật nhất là cuộc đảo chính quân sự năm 2002 bị thất bại)…
Thời đó, Venezuela nghèo đói cùng cực đã giảm 2/3, GDP bình quân đầu người đã tăng từ 4.105 USD năm 1999 lên 12.500 USD năm 2017, tỷ lệ biết đọc biết viết đã tăng từ 91% lên 97% ...nhưng vì mỗi tội không làm chư hầu cho Mỹ nên…thế thôi.
Tiếp tục, các phe phái đối lập được Mỹ hậu thuẫn thất bại lần thứ 2 trong chiến dịch tranh cử Tổng thống Venezuela khi ông Nicolas Maduro giành chiến thắng để bước vào nhiệm kỳ thứ hai thì sự chịu đựng của Mỹ đã đến giới hạn, Mỹ muốn giành lại Venezuela - một quốc gia giàu có với trữ lượng dầu khổng lồ.
Điều khiến cho dư luận thế giới ngạc nhiên là chiến dịch lật đổ Tổng thống Venezuela Maduro lại “không giống ai” từ trước đến nay…
Một tay sinh viên tốt nghiệp đại học tại Mỹ về nước trở thành một thành viên quốc hội đối lập (vì quốc hội này tự xưng), được ai đó cấp tiền xúi dục hàng trăm ngàn người biểu tình rồi đột ngột tuyên bố tự xưng anh ta, Juan Goaydo, 35 tuổi là Tổng thống Venezuela!!!
Điều ngạc nhiên và lố bịch hơn là ngay và luôn Tổng thống Trump của Mỹ công nhận Goaydo là Tổng thống Venezuela lâm thời…Tất nhiên, các chư hầu của Mỹ phải theo Mỹ đã đành mà ngay cả nước Pháp, Đức vĩ đại, nơi được coi là văn minh, dân chủ nhất thế giới…mà cũng công nhận theo.
Tổng thống dân cử của Venezuela Maduro tuyên bố, Mỹ là kẻ đứng sau cuộc đảo chính và yêu cầu toàn bộ nhân viên đại sứ Mỹ rời khỏi Caracas trong vòng 72 giờ…
Mỹ phản ứng, rằng Maduro không còn là Tổng thống Venezuela nữa, Mỹ đã công nhận (bổ nhiệm) Goaydo, nên tuyên bố của ông Maduro là vô hiệu, nhân viên Đại sứ quán Mỹ quyết không rời và nếu một trong ai đó có vấn đề gì là Mỹ sẽ ra tay! Chấm hết!
Ô hô, vậy thì thế giới này loạn hết cả rồi. Trước đây, sự lật đổ hay đảo chính đều che đậy dưới cái tên mỹ miều, nhưng nay ở trường hợp Venezuela thì họ không cần che đậy gì hết. Luật quốc tế là luật rừng.
Tin từ các báo nước ngoài, “quyết định của Trump (chắc là đã sau khi tham khảo ý kiến đảng Dân chủ) công nhận ngay và luôn Juan Goaydo là Tổng thống Venezuela được Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ mạnh mẽ…”
Nhưng, chính trị là thủ đoạn, nếu như một ngày nào đó Bà Clinton tuyên bố bà là Tổng thống Mỹ lâm thời vì ông Trump là tay sai của Putin, gian lận bầu cử…Đảng Dân chủ lại ủng hộ mạnh mẽ thì Trump và nước Mỹ sao đây?
Một ngày nào đó người đứng đầu cuộc biểu tình “Áo vàng” trên nước Pháp tuyên bố ông (bà) ta là Tổng thống Pháp và Nga, Trung Quốc…công nhận ngay và luôn thì ông Macron tính sao?...
Qua sự kiện đảo chính Venezuela, Mỹ mới hiểu “cảm giác an ninh” của Nga của Trung Quốc ra sao khi Mỹ cứ nhằm vào các quốc gia láng giềng của họ để lật đổ, chống phá đối đầu…Việc Nga tăng cường các chuyên bay của “Thiên Nga trắng” đến Venezuela khiến Mỹ hết kiên nhẫn…
Hoảng hốt lo sợ và sự chịu đựng đã đến giới hạn nhưng thiếu cách xử lý thì người Mỹ hành xử với Venezuela như vậy là…logic của trùm xã hội đen.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2019

Tại sao S-300 Nga-Syria im lặng sau 2 đợt tấn công của Israel?


Ngay từ năm 2010 Nga đã muốn đưa S-300 sang Syria nhưng áp lực chính trị quá mạnh buộc Nga phải ngừng ý định. Như vậy S-300 không chỉ là một một loại vũ khí quân sự mà còn là một vũ khí địa chính trị.
S-300 là vũ khí địa chính trị cho nên người Nga và Syria sử dụng nó trong trò chơi địa chính trị khu vực khi cục diện địa chính trị khu vực ...
S-300 không cần tấn công, nó đã hoàn thành nhiệm vụ và phục vụ trong trò chơi lớn địa chính trị khu vực.
Kể từ khi không quân Israel “đắp chiếu” gần 3 tháng sau khi S-300 cùng với những tuyên bố quyết liệt của Nga-Syria về đóng cửa không phận Syria thì vài tuần nay, Israel đã hoạt động trở lại…
Điểm khác duy nhất trước đây là không quân Israel không xâm phạm không phận Syria nữa, thay vào đó họ từ không phận Lebanon phóng tên lửa và bom vào khu ngoại ô Damascus.
Nếu như lần trước, ngày 25/12/2018, S-300 không tấn công vì F-16 Israel lại núp sau 2 máy bay dân sự đang hạ cánh thì lần này, đêm 11/1/2019 không có máy bay chở khách và F-16 lại ở thời gian trên không phận Lebanon lâu hơn nhưng S-300 vẫn im lặng…
Đây là một câu hỏi không chỉ của những người Việt Nam quan tâm mà ngay trên nhiều bài báo Nga cũng đặt dấu hỏi như vậy.
Đương nhiên thôi, rằng là Syria sẽ thay đổi quy tắc chơi mới nếu Israel tấn công Syria thì sẽ bị đáp trả tương xứng...thế mà…giờ lại im re vậy mà không ai thắc mắc, tò mò mới là chuyện lạ.
Quân đội Syria có làm được như tuyên bố của Damascus không? Được! Chắc chắn là được. Bởi vì trong 2 đòn tấn công của Israel đó, phòng không Syria chỉ tấn công bắn hạ tên lửa, bom điều khiển và cho thấy họ bắn hạ rất thành công.
Điều đó chứng tỏ rằng họ không khó khăn để bắn hạ máy bay mang chúng vì phát hiện dễ hơn, mục tiêu chậm hơn, lớn hơn…
Như vậy, lý do đầu tiên, S-300 không tấn công là không phải bị không quân Israel vô hiệu hóa mà vì lý do khác vô hiệu hóa nó...
Chẳng hạn, không quân Israel chỉ ở trên không phận Lebanon và chỉ tấn công vào mục tiêu của Iran-Hezbollah.
Đợt trước, có 3 người lính Syria bị thương là do một số kho đạn dược vũ khí của Hezbollah-Iran được “nhúng” vào trung tâm hậu cần của Lữ đoàn 138, thuộc Quân đoàn 4, SAA. Và lần này cũng thiệt hại kho đạn dược của Iran-Hezbollah mà thôi.
Như vậy xét cho cùng thì so với trước, Israel đã nghiêm chỉnh lắm rồi, trong khi Syria cứ “lờ đi” để cho Iran-Hezbollah tập kết trang bị đe dọa an ninh Israel như vậy thì Israel tôn trọng Syria lắm rồi…
Do đó đừng vì chỉ đọc "Israel tấn công vào Syria" mà hiểu sai nội dung, bản chất đòn tấn công, rồi cho rằng S-300 Syria vô dụng, không dám hành động với F-16...
Chính quyền Assad có muốn gây chiến với Israel không? Trong tình thế này chắc là không, nhưng họ cũng không thể từ chối lực lượng Iran-Hezbollah…
Israel cũng chọn lựa phương án, mục tiêu tấn công “hợp lý” với Syria như vậy thì ngay chính quyền Assad họ cũng không cho S-300 phát hỏa vào máy bay Israel, huống chi hệ thống đó kết nối tự động với Nga – quốc gia có lợi ích với Israel lớn hơn.
Hoạt động quân sự cũng chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị và do đó chúng ta có thể suy nghĩ, liên hệ…để coi những điều đưới đây là lý do cho sự im lặng của S-300…
Nếu như báo chí các quốc gia Trung Đông đưa tin đúng thì trong vài tuần nay khi không quân Israel phóng tên lửa vào các căn cứ của Iran-Hezbollah trên lãnh thổ Syria thì chính cơ quan tình báo MOSSAD của Israel đã hành động như thể Israel đã rút hoàn toàn mọi yêu sách chống lại Assad, công nhận tính hợp pháp của quyền lực và đang tích cực khôi phục tình hữu nghị giữa các nước Ả Rập bị phá hủy năm 2011.
Làm sao Dịch vụ an ninh của Israel lại hành động chống lại lợi ích của nhà nước và trái với quan điểm của chính phủ?
Sự rút quân của Mỹ và các đồng minh tạo ra sự hình thành một cấu trúc quyền lực khó chịu nhất đối với Israel: Iran-Syria-Lebanon, có nghĩa là đầu ra của xe tăng Iran đến vùng ngoại ô Nahariya của Israel với khoảng cách quá gần. Thậm chí, Iran không cần thiết phải chuyển các đơn vị cơ giới của mình đến Thung lũng Bekaa, nó quả đủ khi chỉ cần hỗ trợ cho Hezbollah là buộc Isarel đối phó vô cùng vất vả.
Đây là cơn ác mộng tồi tệ nhất đối với Israel.
Do đó, hóa ra việc đánh bật Damascus ra khỏi liên minh Iran-Hezbollah trở thành vấn đề an ninh quốc gia của Israel
Điều này chỉ có thể được thực hiện bằng cách trả lại Cộng hòa Ả Rập Syria (UAR) cho Liên minh các quốc gia Ả Rập , liên kết 22 quốc gia Ả Rập, chủ yếu là Sunni, trong khu vực. 
Có gì lạ khi các thành viên hàng đầu của Liên đoàn Ả Rập kể từ tháng 12 năm ngoái đã vội vã tăng tốc khôi phục quan hệ ngoại giao với Damascus
Ngày 27 tháng 12, chính thức ra mắt đại sứ quán UAE. Arabia Saudi đang chính thức chuẩn bị cho sự trở lại của phái đoàn ngoại giao với UAR. Qatar, KuwaitBahrain cũng đang quay trở lại Syria
Té ra đây là các hành động phối hợp 4 cơ quan tình báo của KSA, UAE, Ai Cập và ... Israel, theo kế hoạch, đã thống nhất tại “cuộc họp kín của những người đứng đầu các dịch vụ đặc biệt của các quốc gia này” mà Tel Aviv được đại diện bởi người đứng đầu của Mossad, Yossi Cohen (tin của MEE)
Rõ ràng là tình báo Israel đã bí mật với KSA (Arabia Saudi) UAE, Ai Cập bắt tay với Syria hậu chiến để gạt Thổ Nhĩ Kỳ và Iran ra khỏi ảnh hưởng khu vực. Đây là sách lược rất thông minh và hợp lý của Mossad.
Lúc này Assad và Moscow sẽ làm gì…khi bổng dưng sự cô lập của Syria được Mossad hóa giải? Chắc chắn là không phóng tên lửa vào Tel Aviv hay S-300 bắn vào F-16 vì chúng chỉ nhắm vào Iran-Hezbollah. Nhưng bắn hạ tên lửa vẫn bắn, tố cáo vẫn tố cáo vì Iran-Hezbollah không phải kẻ thù của Damascus...
Như vậy, có thể thấy Israel bắt đầu tái cơ cấu rất nhanh chính sách của mình đối với Assad, để không rơi ra khỏi “trò chơi lớn”. Phản ứng này, tốt hơn bất kỳ dấu hiệu nào, chỉ ra rằng Thỏa thuận tuyệt vời giữa Nga và Hoa Kỳ, Nga và Israel đang diễn ra, và Israel là một phần trong kế hoạch hoạt động của nó.
Đến đây, nếu tình hình quân sự, chính trị của khu vực đã đang xảy ra như đã nói trên thì đừng nên thắc mắc tại sao không sử dụng S-300 để bắn hạ máy bay Israel hay sử dụng Iskander của Syria để phóng vào Israel…mà để làm cảnh hay Nga-Syria chỉ tuyên bố khoác lác…
S-300 đã hoàn thành nhiệm vụ của nó từ khi xuất hiện tại Syria
“Bách chiến bách thắng, phi thiện chi thiện giả dã; bất chiến nhi khuất nhân chi binh, thiện chi thiện giả dã”, ý nói đánh đâu thắng đó không được gọi là cao minh nhất, không thông qua chiến tranh mà khiến kẻ địch đầu hàng mới là cảnh giới cao nhất của binh gia.
Đây là câu nói phản ánh nội dung quan trọng nhất trong tư tưởng binh gia của Tôn Tử. Tôn Tử chỉ coi chiến tranh là biện pháp hạ sách nhất, động binh là chiến lược bất đắc dĩ phải dùng mà thôi.
Cho nên, để đánh thắng quân địch, tài trí nhất là biết dùng mưu, thấp hơn thì dùng các biện pháp ngoại giao, thấp hơn nữa là dùng vũ lực, hạ sách nhất mới phải đánh.
Người Nga - Syria cũng nghiên cứu sâu về binh pháp Tôn Tử đấy chứ!
Rõ ràng là kể từ khi xuất hiện tại Syria, S-300 chưa khai hỏa lần nào, nhưng không phận Syria được bảo vệ khiến máy bay Israel không dám mò vào như trước là thực sự không đánh mà thắng. Bây giờ nó nằm im sẵn sàng phục vụ tốt trong trò chơi lớn địa chính trị khu vực.

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2019

Nước Mỹ bất lực trong cuộc chiến siêu thanh, hoảng loạn vì “thiên thạch thông minh” Avangard


Thực tế Avangard là một thành tựu khoa học công nghệ vật liệu, vũ trụ vĩ đại nhất từ trước tới nay, mở ra một kỷ nguyên vật lý mới mà chỉ có duy nhất người Nga nắm giữ…nhưng chưa phải là một loại vũ khí duy nhất mà nước Nga có thể gây tổn thương cho nước Mỹ.
Nga sở hữu rất nhiều loại vũ khí khác có thể như vậy, song Avangard chỉ như một “luồng lửa vũ trụ” đốt cháy tấm màn thưa che dậy những điều mà chính quyền Mỹ, giới tinh hoa quân sự chính trị Mỹ cố tình che đậy dư luận, dân chúng Mỹ trong suốt thời gian qua…
Hoản loạn? Đó là diễn biến tâm lý diễn ra không thể khác…
Hoảng loạn bởi lâu nay người Mỹ tin tưởng dù rất phiêu lưu, rằng, người Mỹ có khả năng đánh chặn các tên lửa ICBM của Nga, Trung Quốc bay vào lục địa Mỹ bằng hệ thống phòng thủ tên lửa quốc gia (NMD) và các loại tên lửa tấm ngắn, tầm trung bằng hệ thống Aegis hiện đại.
Thế nhưng khi biết rằng, nếu đối đầu với Nga, với Avangard (tất nhiên cả các loại khác nữa nhưng Avangard là rõ ràng nhất) thì NMD, Aegis của Mỹ chỉ là đống kim loại vô dụng. Và, lúc này nước Mỹ mới vỡ lẽ ra rằng, té ra nước Mỹ không được bảo vệ như lâu nay họ vẫn tưởng…
Tướng Không quân John Heithen, chỉ huy bộ chỉ huy chiến lược Hoa Kỳ, nói với Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện ngay khi Nga và Trung Quốc đang ráo riết tìm kiếm chế tạo vũ khí siêu âm: “Chúng tôi không được bảo vệ khi không thể ngăn chặn vũ khí như vậy tấn công chúng tôi”.
Tomas Karaco, giám đốc dự án phòng thủ tên lửa tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, nói với CNBC: “Những loại tên lửa có cánh siêu tốc này đang tấn công những khoảng trống trong hệ thống phòng thủ tên lửa của chúng tôi. Thật không may, chúng tôi đã chủ quan để Nga đi quá xa”. 
Bây giờ chúng ta tính toán cụ thể, nên nhớ là cụ thể, để xem sự xuất hiện “tàu lượn Avangard” thì điều gì sẽ xảy ra với nước Mỹ…
Phải khẳng định là Nga chế tạo ra Avangard không phải là để tấn công nước Mỹ, nhưng việc Nga có Avangard có nghĩa là Nga “đem NMD của Mỹ nhân với số 0”, và “đem khoảng 120 tỷ USD với khoảng 20 năm làm việc của Mỹ để tạo ra Aegis, nhân với số 0”…để tất cả cho ra kết quả bằng 0.
Trong khi đó, nhiệm vụ “nhân chúng với 0” lại rất dễ và rẻ bởi khi trong kho của Nga còn tồn động rất nhiều tên lửa cũ của Liên Xô loại UR-100 UTTH nhiên liệu lỏng và rắn mà không cần chạy đua để sản xuất.
Và đây là điều thú vị nhất trong cuộc chiến địa chính trị, quân sự giữa Nga-Mỹ bắt đầu... 
Toàn bộ học thuyết quân sự về sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ dựa trên việc sử dụng 12 nhóm tàu ​​sân bay (CSG) tấn công mạnh nhất (nay chỉ còn 11) của Mỹ đã sụp đổ (tất nhiên chỉ với Nga, còn nó vẫn có giá trị trên toàn thế giới).
 Một CSG được bảo vệ bởi 1-2 tàu ngầm, 2 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 2 tàu khu trục lớp Arleigh Burke với hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis…mà theo tính toán của chuyên gia quân sự Nga, Hải quân Trung Quốc, muốn tiêu diệt được nó thì phải mất 40% lực lượng.
Riêng tuần dương hạm lớp Ticonderoga có thể phóng một loạt 122 quả tên lửa phòng không, và theo các chuyên gia Trung Quốc đã tính, phải cần 150 đến 200 máy bay SU-27 của Trung Quốc đánh “hội đồng” mới diệt được chiến hạm này.
Do đó, có thể nói, từ trước đến nay, CSG luôn có ưu thế trên không trong bán kính 800-1000 km mà nhiệm vụ của ngành công nghiệp quốc phòng Nga tìm ra cách đánh chìm các CSG này - cho đến khi chưa có Dagger và Avangard, nhiệm vụ dường như không thể giải quyết được.
Bây giờ tình hình đã thay đổi hoàn toàn. Khi hệ thống Aegis chỉ có tác dụng với Trung Quốc, Triều Tiên, Iran…thì với Nga, với Avangard nó chỉ là đống kim loại vô dụng, có nghĩa là CSG không được bảo vệ trước đòn tấn công của lực lượng Nga.
Hãy tưởng tượng một CSG của Mỹ đang hành quân trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu cao nhất, bỗng nhiên có 3-6 “thiên thạch” có điều khiển, từ trên trời lao xuống…Và, tất cả phản ứng duy nhất có thể của các lực lượng trên hạm đội CSG là phát ra tín hiệu cuối SOS và mang phao cứu sinh…
Tuy nhiên, người Nga đâu chỉ có mỗi Avangard mà còn có 11 chiếc MiG-31K được trang bị mỗi chiếc 1 tên lửa Dagger siêu thanh đủ để phá hủy một chiếc tàu sân bay. Một sự trùng hợp 11 tàu sân bay Mỹ với 11 chiếc MiG31K chắc không phải là ngẫu nhiên.
Như vậy, các CSG của Mỹ gần như bất khả xâm phạm trong những năm qua trên dại dương đến nay, sau khi xuất hiện tên lửa siêu thanh sẽ chấm dứt, do đó, việc sử dụng CSG để chống lại một kẻ thù tiềm năng như Nga sẽ không chỉ vô nghĩa, mà còn rất nguy hiểm.
Như vậy, không chỉ CSG không được bảo vệ mà cả lục địa Mỹ cũng không được bảo vệ, đều phải “giơ đầu chịu báng” trước đòn tấn công của Avangard, Dagger mà Nga đã sở hữu duy nhất trên thế giới.
Nước Mỹ, người Mỹ vốn quen tấn công người khác mà không quen có ai đó đe dọa tấn công lại mình kể từ khi thế chiến thứ 2 kết thúc…nhưng khi một thực tế đập vào mắt phủ phàng như vậy thì…dư luận, dân chúng Mỹ không hoảng loạn, Lầu Năm Góc không bị áp lực mới chuyện lạ…

Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Sở hữu “tàu lượn” Avangard Người Nga đã “nhổ vào các định luật vật lý”!


Máy hơi nước, điện xoay chiều, bom hạt nhân và bây giờ tên lửa có cánh Avangard là những bước ngoặt vĩ đại nhất đánh dấu sự phát triển không ngừng tri thức loài người…
Ý nghĩa khoa học của Avangard
Vào ngày 16/7/1945, đúng 5 giờ 29 phút 45 giây sáng theo giờ địa phương, Dự án Manhattan – dự án nghiên cứu và phát triển vũ khí hạt nhân của Mỹ – kết thúc bằng một vụ nổ khi quả bom nguyên tử đầu tiên trên thế giới được thử nghiệm thành công ở Alamogordo thuộc tiểu bang New Mexico, Mỹ.
Vào ngày 26/12/2018 Tổng thống Nga Vladimir Putin đích thân giám sát vụ phóng thử cuối cùng tên lửa UR-100N UTTH mang đầu đạn Avangard để nghiệm thu. Đây là đầu đạn đầu tiên trên thế giới có khả năng bay trong bầu khí quyển với tốc độ siêu âm ở khoảng cách liên lục địa. 
Quân đội Nga đã thử nghiệm thành công mỹ mãn hệ thống tên lửa siêu thanh Avangard này.
Tổng thống Putin chưa lúc nào vui ra mặt như vậy, ông chúc mừng và cảm ơn quân đội, đồng thời tuyên bố rằng Avangard sẽ đi vào hoạt động vào năm 2019 với 1 trung đoàn (12 bệ phóng) sẽ được biên chế vào Lực lượng Tên lửa chiến lược.
Quả thật, nếu như sự ra đời của bom nguyên tử mở ra một chương mới về năng lượng hạt nhân cho loài người thì đây là một thành tựu khoa học công nghệ vật liệu, vũ trụ vĩ đại nhất từ trước tới nay mở ra một kỷ nguyên vật lý mới mà chỉ có duy nhất người Nga nắm giữ…
 Như vậy, Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới sở hữu một loại tên lửa mà chúng hoạt động theo một nguyên tắc vật lý mới, tất nhiên, nhưng vấn đề không phải là tên lửa, đây là một cuộc cách mạng công nghệ sản xuất tên lửa đã xảy ra tại Liên bang Nga.
Avangard - Nga “nhổ vào các định luật vật lý!”
Nghịch lý ở đây là không có động cơ siêu thanh nhưng vấn đề của chuyến bay siêu thanh đã được giải quyết…
Tên lửa đạn đạo UR-100N UTTH sau khi mang đầu đạn Avangard vào quỹ đạo gần trái đất đúng thời gian dự kiến thì lập tức sẽ có 3-6 đầu đạn Avangard được tách ra bước vào bầu không khí dày đặc và bay đến mục tiêu được chỉ định…
Lưu ý là tên lửa đạn đạo UR-100 UTTH Nga không thiếu và Mỹ, kiểu dạng này cũng vậy, không thiếu, nhưng quan trọng nhất là phần chiến đấu mang tên Avangard với tính năng kỹ chiến thuật siêu đẳng của nó thì người Mỹ không có.
Tính năng kỹ chiến thuật của nó thực sự nghe giống như khoa học viễn tưởng, xem ra, có vẻ như người Nga đã nhổ vào các định luật vật lý hiện đại mà chúng ta đã hiểu biết từ trước tới nay…
Đây này: đơn vị chiến đấu Avangard sau khi tách khỏi tên lửa đẩy nó cơ động giống như “một viên đá nhảy lướt trên mặt nước” với tốc độ 27 Mach, lao vào tầng khí quyển như một quả cầu lửa chẳng khác gì một thiên thạch…nhằm đúng vào mục tiêu đã chọn.
Đây là những gì gây ra phản ứng không tin tưởng của Mỹ-phương Tây về hoạt động của Avangard chẳng khác nào lúc Galilei tuyên bố quả đất quay quanh mặt trời… 
Thật vậy, thực sự không thể bay trong một thời gian dài trong bầu khí quyển với tốc độ lớn gấp 27 lần âm thanh. Bởi khi bay với một tốc độ lớn như thế xuyên qua tầng khí quyển dày đặc của quả đất, tương đương tốc độ vũ trụ cấp 2 (9000- 11000km/s) thì tất cả đều bốc cháy…
Làm thế nào mà các nhà thiết kế Nga đã chế tạo ra một vật liệu không tưởng hình thành nên một lớp vỏ để bảo vệ toàn bộ thiết bị điện tử của Avangard bảo đảm cho nó vẫn hoạt động chính xác trong một đám mây plasma ở nhiệt độ khoảng 2000 độ?
Thế nhưng thực tế vẫn là thực tế khi Avangard đã bay lượn vào tầng khí quyển với độ khủng khiếp 27 Mach gần bằng tốc độ vũ trụ cấp 2, lao thẳng đúng mục tiêu mà không một máy tính nào có thể dự báo được đường bay của chúng và không một phương tiện hiện hành nào có thể đánh chặn.
 Có thể nói trong 6 loại vũ khí “siêu nhiên” mà Putin công bố trong Thông điệp Liên bang tháng 3 thì Avangard là thứ duy nhất Nga đã thực hiện theo “nguyên tắc vật lý mới”…
Ngoài ra thì đều đã dựa trên thành tựu khoa học cũ, chẳng hạn như “tên lửa bay không giới hạn”, nghe rất mới và đặc biệt “siêu nhiên”, nhưng thực ra thì đó là cách thu nhỏ một “nhà máy hạt nhân” mà không phải là một phát minh vĩ đại…
Còn Avangard? Nguyên tắc bay trong lớp khí quyển của trái đất là càng bay trong đó với vận tốc nhanh bao nhiêu thì càng bị bốc cháy bấy nhiêu, do đó khi bay với vận tốc vũ trụ thì đều trở thành bó đuốc như ta đã thấy các thiên thạch lao vào trái đất…
Do đó, chế tạo ra được các vật bay có tốc độ siêu thanh từ 10 – 30 Mach là điều không tưởng mà không ai nghĩ có thể theo các định lý vật lý thông thường. Thế nhưng, các nhà khoa học Nga đã có Kinzhal (Dagger) bay 10 Mach và, Avangard có vận tốc 27 Mach bay liên lục địa (thời gian dài)…
Vậy, thành tựu khoa học đó của một đất nước “cây xăng” như ngài TNS Mỹ quá cố John McCain đã từng đặt cho nước Nga nghĩa coi thường, chắc phải giật mình nơi chín suối khi chính nó đã khiến nước Mỹ hoảng loạn…