Thứ Ba, 14 tháng 8, 2018

Đòn phản công của Nga trên Caspian, Mỹ tiếp tục “lấm lưng trắng bụng”!



Rõ ràng đã có một cuộc chiến địa chính trị đã đang xảy ra vô cùng quyết liệt giữa Nga và Mỹ, theo tình thế: Mỹ đang ra sức, không từ một biện pháp nào để bóp nghẹt, kiềm chế sự trỗi dậy mãnh liệt của Nga, trong khi Nga đang bình tĩnh, chủ động phản công phá vây, kiên cường…
Có thể nói đây là một cuộc “chiến tranh lai” của Nga và Mỹ mà hai bên đã tập trung rất nhiều nguồn lực và sức lực trí tuệ để giành chiến thắng…
Mỹ đã tấn công Nga tổng lực với quy mô lớn nhất trên mặt trận kinh tế, chính trị, quân sự mà trong đó đòn tấn công về kinh tế là khắc nghiệt, quyết liệt nhất có mức độ sắp đến đỉnh điểm như với Iran và Triều Tiên, là đòn tấn công mà Mỹ có ưu thế nhất so với Nga.
Liệu nền kinh tế Nga có đứng vững trước đòn cấm vận, trừng phạt của Mỹ hay không thì chúng ta sẽ chờ và có thể chờ lâu mới biết hiệu quả và kết quả, vì nếu như mà có hiệu quả thì Mỹ đã không ngại ngần tung ra hết chiêu để ngăn cản từ năm 2014 thay vì cay cú khi Nga bá chủ Trung Đông…
Trong bài viết này, chúng ta quan tâm đến điều dễ thấy nhất với kết quả rõ ràng nhất của “trận đấu địa chính trị” Nga - Mỹ tại “sân” Caspian…
Caspian – tử huyệt của Nga!
Nếu như người Nga coi Kaliningrad quan trọng như thế nào với NATO thì NATO coi vùng Caspian cũng quan trọng với Nga như vậy.
Thật ra, khả năng phòng thủ phía Nam của Nga rất hạn chế khi chỉ tập trung vào NATO mở rộng phía Đông. Nếu như NATO có một căn cứ tại đây thì Nga không chỉ phải đối phó với NATO về mặt quân sự mà nguy hiểm hơn, một vùng Kavkaz sẽ bất ổn bởi các loại khủng bố đe dọa an ninh Nga.
Tính chất nguy hiểm, nhạy cảm của vùng Kavkaz là một trong những nguyên nhân, mục tiêu buộc Nga xuất binh can thiệp quân sự tại Syria như chúng ta đã biết qua tuyên bố công khai của Putin là “...đánh chặn quân khủng bố từ xa…”.
Đương nhiên, các tinh hoa chính trị - quân sự chiến lược Mỹ-Phương Tây cũng quá biết điều này…cho nên, vào năm 1994, tại Viện Công nghệ Massachusetts, dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Daniel Fain, một kế hoạch cho sự hiện diện quân sự thường trực của Mỹ tại Caspian được xây dựng…
May mắn cho Nga, không rõ vì lý do gì, có thể do Mỹ chủ quan coi thường Gấu Nga chỉ là “cái trạm xăng”, chỉ là “gấu nhồi bông” nên Mỹ không ráo riết triển khai, bởi nếu Mỹ thực hiện ngay và luôn năm đó thì Nga cũng sẽ ngồi nhìn bởi chẳng có ai, chẳng có gì để phản ứng…
Hãy tưởng tượng, sau khi chính quyền Assad bị sụp đổ bởi IS, sẽ có hàng trăm ngàn tên chiến binh hùng hổ tiến vào vùng Kavkaz dưới sự chỉ huy của NATO có căn cứ tại đây thì nước Nga sẽ như thế nào? Không lẽ Nga sẽ sử dụng VKHN tại biên giới quốc gia của mình…rất phức tạp.
Vì vậy, vùng Caspian là rất quan trọng cho cả đôi bên, là tử huyệt của Nga nhưng cũng là một địa quân sự chiến lược của Nga với Trung Đông.
Caspian, một hướng tấn công tên lửa Kalibr của Nga
Chúng ta đã biết có một hiệp ước hạn chế tầm bắn tên lửa giữa Nga và Mỹ mà theo đó 2 bên không sử dụng tên lửa hành trình từ bờ hay như tên lửa kiểu dạng Iskander thì tầm bắn không được có khoảng cách xa hơn 500km…
Việc Nga bị Mỹ ép ký văn kiện này đã tạo lợi thế tuyệt đối cho Mỹ bởi vào thời điểm đó ngoại trừ Mỹ ra, Nga, Trung Quốc không có tên lửa hành trình kiểu Tomahawk được bố trí trên tàu chiến.
Khi Nga có tên lửa Kalibr thì phóng nó chỉ có 2 vị trí là ngoài khơi Địa Trung Hải và…biển Caspian. Và, đó là lý do tại sao sự ra mắt đầu tiên của 26 quả Kalibr đầu tiên lại từ 3 tàu nhỏ của hạm đội Caspian tại phía Nam biển Caspian như thế giới đã chứng kiến…
Như vậy để khống chế kiểm soát Trung Đông, Nga có 2 hướng tấn công sử dụng tên lửa hành trình Kalibr trong đó hướng Caspian là an toàn nhất, dễ dàng nhất và luôn trong trạng thái “ngay và luôn” rất lợi hại vì hải quân Nga không có nguy cơ đụng độ với hải quân Mỹ như hướng Địa Trung Hải.
Phát triển và ngăn chặn…
Nga đã khiến cho Mỹ bất ngờ về chiến lược.
Thứ nhất là Mỹ không ngờ về chiến thắng thuyết phục, hiệu quả của Nga tại Syria nên chiến lược gây loạn từ hướng Kavkaz là rất khó thực hiện vì Nga đã chặn từ xa diệt hết lực lượng có thể từ Syria tràn qua. Mỹ đã chấp nhận thất bại tại Syria và đang tính rút lui…
Thứ hai là Mỹ không ngờ Nga có tên lửa hành trình Kalibr được bố trí trên tàu chiến và do vậy hướng biển Caspian lại trở nên lợi hại cho Nga để sử dụng Kalibr khống chế, kiểm soát toàn bộ Trung Đông…
Ngay sau khi 26 quả tên lửa Kalibr được 3 tàu nhỏ của Hạm đội Caspian phóng ra tại phía Nam biển Caspian thì coi như Nga đã đánh bài ngửa. Người Nga không thể che đậy vị trí quan trọng của vùng biển Caspian trong ý đồ chiến lược của mình được nữa…
Tất nhiên Mỹ sẽ ngăn chặn Nga một mình tung hoành trên biển Caspian bằng cách triển khai kế hoạch đã xây dựng từ năm 1994…theo đó phải cắm một căn cứ NATO tại đây, tại biển Caspian…
Thật may mắn, họ đã bước đầu làm được khi Thượng viện Kazakhstan vào cuối tháng 4/2018 đã phê chuẩn giao thức song phương với Hoa Kỳ (tháng 6 năm 2017), cho phép sử dụng các cảng Kuryk và Aktau để chuyển hàng hóa của Lầu Năm Góc đến Afghanistan. 
Đồng thời, thỏa thuận hợp tác quân sự của Mỹ-Kazakhstan cho năm 2018-2021 đã có hiệu lực. Theo đó, quân đội 2 nước không chỉ tiến hành các bài tập chung, mà còn tạo ra một căn cứ NATO ở Mangyshlak.
Kazakhstan đã phê chuẩn một thỏa thuận với Hoa Kỳ về việc vận chuyển hàng hóa quân sự của Mỹ và thậm chí cả quân đội tới Afghanistan qua tuyến đường biển Caspian vì lý do các đường dây cung cấp được thiết lập từ lâu của Mỹ tới Afghanistan qua Pakistan hiện đang bị đe dọa. 
Tuy nhiên, đó chỉ là bề ngoài, trên thực tế, đây là lần đầu tiên quân đội Mỹ hiện diện tại biển hồ Caspian có các quốc gia bao quanh. Sự xuất hiện của căn cứ NATO ở Aktau về cơ bản là một mối đe dọa trực tiếp đến an ninh của Liên bang Nga…
Trong khi đó với Nga, ba năm sau, kể từ khi phóng tên lửa Kalibr tại Caspian, Nga quyết định di chuyển  Hạm đội Caspian đóng tại Astrakhan về căn cứ mới Kasspiisk.
Lưu ý rằng, di chuyển một căn cứ hải quân hoặc không quân không dễ như di chuyển hay cơ động một quân đoàn hay thậm chí một phương diện quân từ vị trí này đến vị trí khác…
Tại Kasspiisk Nga đã xây dựng một khu vực khổng lồ bao gồm cầu cảng, bến tàu kho tàng bến bãi. Phương tiện trang bị, tàu thuyền, tăng mạnh và mới 85%, đặc biệt có cả lực lượng lính thủy đánh bộ và không quân của Hạm đội…mà trước đây không có.
Như vậy, nếu như Mỹ đã đặt một chân của NATO tại Caspian thì Nga cũng đã bố trí, chuẩn bị lực lượng để sẵn sàng cho cuộc thách thức…
Mỹ bị “bật bãi” tại Caspian
Vào ngày Chủ nhật 12/8, tại Aktau của Kazakhstan, các tổng thống Nga, Kazakhstan, Azerbaijan, Turkmenistan và Iran đã ký một văn kiện lịch sử: “ Công ước về tình trạng pháp lý của biển Caspian”. 
Trong đó, MoscowTehran nhượng bộ cho phép Ashgabat và Astana,  xây dựng đường ống dẫn khí đốt và dầu dọc theo đáy biển Caspian mà không cần có sự cho phép của các nước Caspian khác. Nghĩa là đường ống có thể đi qua đáy biển của Nga và Iran… 
Đổi lại, vì điều này, tất cả họ đều cam kết không cho phép các lực lượng vũ trang của các nước thứ ba tiếp xúc biển Caspian. Chấm hết.
Chúng ta không cần quan tâm lắm về tình trạng pháp lý của biển Caspian, chỉ biết rằng ý đồ đặt căn cứ quân sự của Mỹ-NATO tại Kazackhstan bị chấm dứt. Điều đó có nghĩa là Mỹ-NATO bị “bật bãi” tại vùng Caspian.
Vậy là trong cuộc chiến địa chính trị Nga-Mỹ, nếu như tại Ukraine, Trung Đông đang cẳng thẳng thì tại vùng Kavkaz và Caspian đã phân biệt rõ ràng thắng bại. Một lần nữa Mỹ bị “lấm lưng, trắng bụng” tại đây.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2018

Chiến thuật “Đánh chuột nhưng không vỡ bình” của Putin tại Idlib có thành công?


Không có cuộc chiến tranh nào kết thúc bằng thỏa thuận mà phải có kẻ thắng người thua bởi một trận cuối…
Lực lượng khủng bố nguy hiểm, đe dọa tiềm tàng an ninh Nga đã được tập trung vào Idlib-Syria. Tiêu diệt nó ngay và luôn tại một nơi xa lãnh thổ Nga là một trong những mục tiêu đề ra công khai trong tuyên bố của Tổng thống Nga Putin khi phát động chiến dịch quân sự tại Syria tháng 10/2015.
Máy bay trinh sát điện tử Il-20M của Nga trên vùng trời Idlib
 Sức nóng từ quân khủng bố tại Idlib
Tỉnh lỵ Idlib là một trong 4 khu vực “giảm leo thang” còn sót lại tại Syria. Bằng chiến thuật vừa đánh vừa đàm, Nga – Syria đã khôn khéo giành lại khu vực bị phiến quân chiếm đóng với tổn thất ít nhất để “gom” phiến quân về tại một nơi – Idlib.
Tại Idlib có nhiều thành phần lực lượng, nhưng quy lại có 2 thành phần:
Một là các thành phần trong cái gọi là “lực lượng đối lập ôn hòa” thuộc quyền cai quản, nuôi dưỡng của Thổ Nhĩ Kỳ.  
Hai là lực lượng khủng bố bị cấm hoạt động tại Nga và khủng bố được LHQ xác định như Hayat Tahrir al-Sham (HTS), Ahrar al-Sham và các nhóm phiến loạn từ các nơi khác di tản về đây. Đây là những đối tượng tác chiến trực tiếp của Nga-Syria dù cho chúng ở đâu kể cả trong 4 “vùng giảm leo thang”.
Thật may mắn cho các lực lượng “hỗn hợp” tại Idlib, khu “giảm leo thang” này được Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ chính, nên dù bị “cấm hoạt động tại Nga”, bị LHQ liệt kê là “khủng bố” đều là đối tượng tác chiến của Nga –Syria nhưng không phải là kẻ thù của Thổ Nhĩ Kỳ. 
Các lực lượng này cùng với các băng nhóm vũ trang được hậu thuẫn bởi Thổ Nhĩ Kỳ thường “thay tên, đổi áo” luôn rình rập tấn công vào Nga và quân độ chính phủ Syria (SAA).
 Hàng chục vụ sử dụng UAV tấn công vào căn cứ không quân Nga tại Khmeimim, tấn công vào quân chính phủ tại Homs, Hama và gần đây nhất tại Latakia ngày 9/7 giết chết 25 binh lính của SAA.
Tất cả những hành động tấn công, khiêu khích, vi phạm đều xuất phát từ Idlib – khu vực giảm leo thang do Thổ Nhĩ Kỳ bảo trợ mà không thể không nghi ngờ có sự tiếp tay và làm ngơ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì vậy, xóa sạch ổ nhóm này tại Idlib không chỉ là quyết tâm của chính quyền Assad mà còn là của Nga.
Tuy nhiên, rất khó khăn để tấn công. Sự khó khăn không phải về quân sự mà chủ yếu là chính trị mà không tính toán kỹ sẽ kéo theo những biến chứng địa chính trị khó lường. Đây chính là nguyên nhân khiến Nga – Syria phải suy nghĩ 2 lần trước khi quyết định tấn công vào Idlib…
Lựa chọn khó khăn của Nga trong mục tiêu Idlib
Ngày 5 tháng 8, người đứng đầu Chechnya, Ramzan Kadyrov, đề xuất với Putin và bày tỏ ý kiến ​​rằng, Nga và quân đội chính phủ ở Syria không nên để thời gian nghỉ ngơi cho các chiến binh ở Idlib. Theo ông, trì hoãn vấn đề này sẽ có những hậu quả tiêu cực, vì thời gian nghỉ ngơi cho phép những kẻ khủng bố tăng cường vị trí của họ và thu hút sự hỗ trợ từ bên ngoài.
Kadyrov lưu ý rằng, kinh nghiệm về phản ứng nhanh chóng và kiên quyết đấu tranh chống lại các chiến binh trong chiến dịch Chechnya cho thấy, nếu chúng ta không có hành động quyết định thì tình hình ở Chechnya sẽ vẫn còn khó khăn vào lúc này…
Vì vậy, Kadyrov kêu gọi không lãng phí thời gian và “không nhìn xung quanh” đã đến lúc quét sạch mọi lực lượng phiến quân tại Idlib.
Tổng thống Syria Bashar Assad thì tuyên bố ngày 26/7: “Idlib là mục tiêu của chúng tôi, nhưng không chỉ là Idlib. Tuy nhiên, Idlib là mục tiêu được ưu tiên”…
Trong khi đó, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cảnh báo Putin rằng lựa chọn quân sự sẽ có “hậu quả tồi tệ nhất”.
Tại cuộc gặp Putin bên lề hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, Nam Phi mới đây, Erdogan nói: “Tôi đã yêu cầu sự can thiệp của Putin. Hy vọng của tôi là, cầu Chúa, Putin sẽ làm những gì cần thiết…”
Rõ ràng quan điểm của Kadyrov và Tổng thống Assad là đúng và chính xác, nhưng cảnh báo của Erdogan là cũng không sai và không được coi thường…buộc Nga-Putin phải suy nghĩ 2 lần trước một lựa chọn rất khó khăn là đánh hay không?
Chiến thuật “đánh chuột không làm vỡ bình”
Tại mục tiêu Idlib, tình thế buộc Nga có 2 sự lựa chọn sau:
1, Không thể không đánh. Đúng như quan điểm của người đứng đầu Cộng hòa Chechnya Kadyrov…và “sức nóng khủng bố” tỏa ra từ Idlib thì ai cũng biết. Do đó, trên quan điểm chống khủng bố thì phải đánh.
2,  Nhưng khi đánh sẽ gây một biến chứng trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, một nhân tố quan trọng trong giải pháp chính trị tại Syria và là một đối tác tầm chiến lược của Nga trong cuộc chiến địa chính trị với Mỹ.
Không muốn gây ra một biến chứng trong mối quan hệ địa chính trị với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng lại muốn tiêu diệt những kẻ khủng bố đe dọa tiềm tàng an ninh Nga thì Putin không còn cách nào khác là phải áp dụng chiến thuật “Đánh chuột nhưng không làm vỡ bình”.
Chiến thuật: “Đánh chuột nhưng không làm vỡ bình” hay nói như người Anh là “ăn bánh nhưng miếng bánh còn nguyên” đòi hỏi nghệ thuật, tinh xảo và sắc lẹm như “phẫu thuật” may ra mới thành công…trong đó, công tác chuẩn bị ngoại giao là rất quan trọng.
Khu vực tác chiến chủ yếu là Bắc-Tây Bắc Latakia. Đối tượng tác chiến chủ yếu là HTS và các chiến binh nước ngoài khác. Mục tiêu tác chiến là kiểm soát  biên giới Latakia-Thổ Nhĩ Kỳ và chiếm lại khu Jisr Al-Shughour chiến lược.
Lưu ý, khu vực tác chiến, đối tượng tác chiến và mục tiêu tác chiến tại Idlib đều nằm trong sự kiểm soát của lực lượng khủng bố bị cấm hoạt động tại Nga và được LHQ xác định là khủng bố mà không thuộc các lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ và không thuộc 12 điểm mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ canh giữ. Dù vậy, đây cũng là một sự chấp nhận bắt buộc khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ.
Lực lượng tham gia: Bộ Tham mưu SAA của Syria đã điều động các lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến nhất từ chiến trường Tây Nam Syria như Quân đoàn cơ giới số 4, lực lượng Vệ binh Cộng hòa, lực lượng Hổ (Tiger Forrce) đến khu vực.
Riêng Nga, đã xuất hiện rất nhiều chuyến bay của IL-20M trên vùng trời Idlib. Có nghĩa là Nga đã lập dữ liệu mục tiêu cho các loại hỏa lực mạnh phục vụ cho ý đồ tác chiến là đánh tiêu diệt là chính. Việc Nga đưa tên lửa Iskander đến Syria không phải là để thử nghiệm.
 Rõ ràng, với sự chuẩn bị về mặt quân sự như trên thì không thể nghi ngờ có một đòn tấn công vào Idlib sắp xảy ra. Không có cuộc chiến tranh nào kết thúc bằng một số thỏa thuận mà phải có kẻ thắng người thua bởi một trận cuối…

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018

Tư tưởng “không nổ súng trước” của Việt Nam



Không nổ súng trước không có nghĩa là sợ kẻ thù, sợ chiến tranh mà Việt Nam muốn hòa bình, không muốn chiến tranh.
Đã 54 năm, kể từ ngày 2/8/1964, “Sự kiện Vịnh Bắc Bộ” đã mở màn cho một chiến dịch ném bom của không quân Mỹ vào miền Bắc Việt Nam, một chiến dịch ném bom hung bạo, ác liệt nhất trong lịch sử, hòng đưa dân tộc Việt trở về “thời kỳ đồ đá” mở màn...
Tất nhiên, tiếc thay, đến nay vẫn có người cho rằng “Việt Nam khiêu khích”, “Việt Nam nổ súng trước” như giới truyền thông Mỹ lu loa một thời…đồng thời một số kẻ cũng lu loa đồn thổi lên rằng là có một lệnh cấm nổ súng nào đó trong chiến dịch CQ-88 của Việt Nam để hòng chứng tỏ Đảng CSVN, Quân đội Việt Nam yếu hèn…
Tư tưởng “không nổ súng trước” và cơ hội hòa bình…
Tư tưởng “không nổ súng trước” chỉ xuất hiện trong tình thế khi 2 quốc gia đang bị đe dọa bởi chiến tranh, trong tình huống 2 lực lượng vũ trang của họ đang đối đầu mà bất kỳ bên nào nổ súng trước thì chiến tranh sẽ xảy ra.
Tư tưởng “không nổ súng trước” của Việt Nam chỉ xuất hiện trong hòa bình, khi cơ hội cho hòa bình vẫn còn và tư tưởng đó sẽ mất đi khi chúng ta xác định không còn cơ hội nào cho hòa bình, bởi kẻ thù muốn chiến tranh, có dã tâm xâm lược Tổ quốc, giang sơn.
Do đó, với tinh thần yêu chuộng hòa bình, Việt Nam chỉ “rút kiếm” khi chỉ khi không còn một cơ hội hòa bình nào. Và, thực tế, dân tộc Việt trong suốt hơn 4000 năm giữ nước luôn luôn là người rút kiếm sau, bị buộc phải rút kiếm nhưng là “người cuối cùng tra kiếm vào vỏ”.
Tại sao cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra vào tháng 12/1946? Hãy đọc lời kêu gọi của Bác Hồ: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng nhưng chúng ta càng nhân nhương kẻ địch càng lấn tới vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa…”
Phải, chúng ta đã nhân nhượng để kéo dài môi trường hòa bình, để tìm kiếm cơ hội hòa bình. Chúng ta phải cắn môi chảy máu trước sự hung hăng, khiêu khích trắng trợn của thực dân Pháp, và khi không thể còn cơ hội hòa bình nào thì Việt Nam phải rút kiếm.
Sau hiệp định Genava 1954, Việt Nam vẫn hy vọng hào hợp dân tộc để tiến hành Tổng tuyển cử thống nhất 2 miền Nam-Bắc, nhưng chỉ khi Mỹ-Diệm lê máy chém khắp miền Nam, đặt những người Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật thì lúc đó chúng ta mới tiến hành đấu tranh bằng vũ trang.
Rõ ràng, đối lập với tư tưởng “không nổ súng trước” là tư tưởng “nổ súng trước” là hành động gây chiến tranh. Và, tất nhiên, tư tưởng “nổ súng trước” luôn là tư tưởng của những quốc gia xâm lược, nước lớn, bành trướng lãnh thổ, lãnh hải.
Việt Nam, như đã nói, yêu hòa bình, ghét chiến tranh nên luôn có tư tưởng “không nổ súng trước”, tuy nhiên, có lúc buộc chúng ta phải “hành động nổ súng trước” mà “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” là điển hình…
“Sự kiện vịnh Bắc Bộ” bài học nguyên giá trị!

Về so sánh lực lượng. Nếu như nói rằng lúc đó, so sánh về lực lượng không quân và hải quân, Mỹ hùng mạnh như thế nào thì không cần đặt ra con số, chỉ biết rằng, Việt Nam chẳng có gì để so sánh với Mỹ. Vùng trời, vùng biển Việt Nam bị Mỹ khống chế, Mỹ như “múa gậy vườn hoang”.
Về tình thế, Mỹ đã lập sẵn kế hoạch và chuẩn bị đầy đủ mọi cơ sở vật chất, kỹ thuật để ném bom miền Bắc Việt Nam, cứu nguy cho chế độ tay sai sắp tan rã. Vấn đề là cần có cớ để ra tay và tàu khu trục SS Maddox được giao thực hiện nhiệm vụ đó.
Quyết định của Việt Nam. Hơn ai hết, chúng ta quá rõ âm mưu này nhưng vẫn quyết định tấn công vào Maddox. Vì sao?
Thực ra, đánh đuổi tàu Maddox ra khỏi vùng biển chủ quyền hay thậm chí đánh chìm nó với Việt Nam không phải là điều gì quá to tát, hệ trọng, bởi lẽ, tàu Maddox trong cuộc đối đầu sắp tới của Việt Nam và Mỹ trên bầu trời miền Bắc, chỉ là “con tép riu”, là chuyện nhỏ. Cả miền Bắc Việt Nam phải đối đầu với cuộc tấn công của không lực Mỹ, của hạm đội 7 Hải quân Mỹ mới là hệ trọng, mới là chuyện vô cùng lớn mang tính sống còn.
Nhưng, Việt Nam quyết định tấn công, đánh đuổi tàu Maddox khi nó ngang ngược xâm phạm lãnh hải, chủ quyền, có nghĩa là chấp nhận cuộc đối đầu đó – cuộc đối đầu mà Mỹ muốn có bằng mọi cách gây cớ, với mọi khiêu khích trắng trợn, ngang ngược, nhất định sẽ xảy ra…, khi đã xác định không còn cơ hội nào để tìm kiếm cho hòa bình dù rất mỏng manh.
Điều rút ra từ quyết định của Việt Nam và ý nghĩa mang tính thời sự nóng cho hiện tại của “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” là:
Thứ nhất, về quan điểm quân sự, Hải quân Việt Nam dám đánh bất cứ lực lượng Hải quân nào đông, mạnh cỡ nào dù về lý thuyết là không ai dám.
Thứ hai, về quan điểm chính trị, đụng đến chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thì dù có bị trở về “thời kỳ đồ đá”, dù phải hy sinh tất cả, dân tộc Việt cũng không bao giờ khuất phục, quyết bảo vệ toàn vẹn giang sơn.
“Dám đánh”, “Không sợ bất cứ kẻ thù xâm lược nào”…là tính cách, là nét văn hóa, đã trở thành bản chất, truyền thống, gen di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác của dân tộc Việt, quân đội Việt mà “Sự kiện vịnh Bắc Bộ” là cảnh báo cho bất kỳ lực lượng nào trong hiện tại và tương lai…
Chúng ta không muốn chiến tranh, nhưng, khi sự khiêu khích trắng trợn, ngang ngược, nguy hiểm của bất kỳ kẻ thù nào, khi cơ hội hòa bình đã không còn thì Việt Nam buộc phải “rút kiếm”...
Cuộc chiến đó dù có phải kéo dài “5 năm, 10 năm hoặc lâu hơn nữa…” thì chiến thắng cuối cùng vẫn thuộc về dân tộc Việt Nam như lịch sử đã chứng minh trong hàng ngàn năm qua.
Như vậy, có thể nói, tư tưởng “không nổ súng trước” luôn xuyên suốt trong quá trình dựng nước giữ nước và thể hiện rõ nét thời Đảng CSVN lãnh đạo. Tư tưởng đó thể hiện sự yêu chuộng hòa bình không muốn chiến tranh, luôn tìm cơ hội hòa bình để ngăn ngừa chiến tranh nhưng không sợ chiến tranh.
Từ “Sợ” không có trong từ điển quân sự Việt Nam.
Vậy “…lệnh cấm nổ súng” là gì?
Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh quần đảo Trường Sa
Tổ quốc Việt Nam phía Trường Sa
Tư tưởng “không nổ súng trước” khi triển khai tổ chức thực hiện thì không chỉ bằng hoạt động quân sự mà bao gồm cả ngoại giao, chính trị và kinh tế…nhằm để giữ vững hòa bình, ngăn ngừa chiến tranh.
Một biểu hiện trong hoạt động quân sự là hành động của một đơn vị nào đó trong tình huống đối đầu với kẻ địch là lệnh “không nổ súng trước”.
Lệnh không nổ súng trước là hoàn toàn khác nhau về bản chất, về tình thế, tình huống và tầm ý nghĩa với lệnh cấm nổ súng.
Lệnh cấm nổ súng chỉ là một hành động trong tác chiến để nhằm một mục đích nào đó chứ không phải là tư tưởng.
Lệnh “cấm nổ súng” (người ta chỉ hay nói là lệnh không được nổ súng) chỉ xảy ra khi nhằm mục đích là phải bắt sống đối tượng hoặc để tránh gây thương vong cho dân khi lực lượng có súng đang làm nhiệm vụ…
Còn khi 2 lực lượng vũ trang của 2 quốc gia đang đối đầu nhau, khi kẻ địch đã nổ súng, máu của người dân, binh lính đã đổ, chủ quyền đã bị xâm hại thì “lệnh cấm nổ súng” đồng nghĩa với lệnh đầu hàng.
Trong lịch sử chống quân xâm lược, không thiếu kẻ đầu hàng giặc, từ thường dân đến vương tướng như Trần ích Tắc, Lê Chiêu Thống…Và, thật đau đớn đầu hàng giặc ngoại xâm, cắt đất cho giặc…cấp nhà nước thì từ năm 1858 đến nay đã có triều Nguyễn đầu hàng thực dân Pháp.
Gần đây, nếu như gọi chế độ VNCH thay vì không muốn gọi là chế độ tay sai Mỹ, dâng Hoàng Sa của tổ tiên cho Trung Quốc, cũng là một sự đầu hàng giặc cấp nhà nước thứ hai.
Vậy nên, đừng so sánh khập khiểng với những chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng tại đảo Gạc ma.
Đúng! Chính những người lính đó đã tạo nên “Vòng tròn bất tử” để Hải quân Việt Nam quyết tâm biến đau thương, căm thù thành hành động, thực hiện chiến dịch CQ-88 thành công lớn.
Mất một Gạc ma, chúng ta có thêm hàng chục Gạc ma sừng sững hiên ngang trên quần đảo Trường Sa giữa Biển Đông. Tổ quốc Việt Nam rộng dần về phía Trường Sa là không thể phủ nhận.