Thứ Ba, 29 tháng 12, 2015

Mỹ, Nga dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ bài học thân phận?


Tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ đã thách thức đến lợi ích của Mỹ và Nga. 
Một quốc gia muốn trỗi dậy thành một cường quốc khu vực hay thế giới, đều luôn gắn liền với tham vọng địa chính trị. Sẽ là sự “trỗi dậy hòa bình” nếu như quốc gia đó chỉ sử dụng bằng sức mạnh mềm và đương nhiên khi muốn dùng sức mạnh cơ bắp để trỗi dậy thì nhất định đẩy khu vực hay cả thế giới vào một cuộc chiến tranh là không tránh khỏi.
Giấc mơ Thổ chia cắt Syria và Iraq
Tham vọng bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ
Tham vọng bành trướng của Thổ Nhĩ Kỳ
Ankara đang triển khai thực hiện một chiến lược đầy tham vọng khi lợi dụng cuộc nội chiến đẫm máu trại Syria và Iraq để bành trướng lãnh thổ thay vì như bành trướng vùng biển kiểu Trung Quốc.
Theo đó, phía Bắc của Syria và Iraq và phía Tây Nam của Armenia sẽ bị Đế chế Erdogan nuốt gọn.
Tháng 6/2012, sau khi một máy bay do thám của Thổ Nhĩ Kỳ bị một hệ thống phòng không của Syria bắn hạ, Ankara công bố những quy tắc giao chiến mới, theo đó, không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẵn sàng đánh chặn, tấn công các máy bay bay tới gần không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Quy tắc giao chiến mới đó (rất ngang ngược, cậy mạnh) tạo ra một vỏ bọc trên không hiệu quả như một vùng cấm bay, cho các hoạt động quân sự và hậu cần của Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ phiến quân nổi dậy chống Assad ở vùng biên giới Syria-Thổ.
Đương nhiên, các nhóm Hồi giáo do Ankara hậu thuẫn chiến đấu chống chế độ Assad là những đối tượng hưởng lợi ích chính từ những quy tắc giao chiến này trong một khu vực trải dài từ biên giới Bab al-Salam xuống Aleppo dài chừng 90 km và sâu hơn 50 km trong lãnh thổ Syria.
Phía Tây Bắc biên giới Thổ-Syria lại do lực lượng dân quân người Kurd kiểm soát, cho nên, khi tham gia vào liên minh chống IS do Mỹ, thay vì không kích vào IS thì Ankara là không kích vào lực lượng này nhằm tạo điều kiện cho nhóm quân Turkman mở rộng, phát triển sang phía Tây Bắc biên giới Syria.
Tại biên giới phía Bắc Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ đưa quân đội và xe tăng tràn vào thành phố Mosul. Hành động này của Thổ Nhĩ Kỳ được họ giải thích một cách ngang ngược, vô lý, bị Iraq lên án, chống lại mạnh mẽ nhưng đến nay quân đội Thổ vẫn chưa rút khỏi khu vực đó. Âm mưu của Thổ là tách khu vực tự trị người Kurd Iraq, KDP ra khỏi Iraq bao gồm Kirkuk, Mosul và Arbil rất nhiều dầu mỏ và khí đốt.
Nhìn bản đồ trên, chúng ta có thể thấy nếu như điều này xảy ra thì Thổ Nhĩ Kỳ hoàn toàn tự chủ về năng lượng mà không phải phụ thuộc 75% năng lượng vào nước ngoài như hiện nay mà còn xuất khẩu. Một ý đồ cực kỳ sáng suốt, táo bạo, của giới cầm quyền Ankara.
Như vậy, rõ ràng các hoạt động nêu trên của Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian qua là đều nhằm đặt mục tiêu này là không bàn cãi.
Đáng tiếc là bắt đầu từ năm 2011, tham vọng đó không lọt qua được mắt ông chủ Mỹ và nguy hiểm hơn là tham vọng đó đụng chạm đến lợi ích Mỹ và Nga.

Đương nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đã, đang được ông chủ Mỹ và Nga dạy cho một bài học về thân phận. Nguy cơ chế độ “Đế chế Erdogan” sụp đổ, không phải là khó xảy ra.
Nga trừng trị kẻ phản bội Thổ Nhĩ Kỳ
Sau khi đâm lén vào Nga một nhát (bằng việc bắn rơi máy bay SU-24 của Nga) thì Nga triển khai một loạt hành động đáp trả khủng khiếp, tàn khốc, với Thổ Nhĩ Kỳ.
Với Nga, nếu như trước đây, Nga còn tôn trọng, nể nang một số lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ thì việc “đâm sau lưng Nga, đồng lõa với khủng bố của Thổ” đã khiến Nga coi Thổ là đối tượng tác chiến trực tiếp, nguy hiểm, phải chiến thắng trong chiến dịch quân sự mà Nga đang triển khai tại Syria.
Về mặt quân sự, chỉ chưa đầy 3 tuần, Nga phá sạch, phá tan tành công sức chuẩn bị bao năm của Thổ Nhĩ Kỳ trong mưu đồ với Syria tại khu vực biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ. Nga triển khai hệ thống phòng không hiện đại với một tuyên bố lạnh lùng của Tổng thống Nga Vladimir Putin khi họp với các tướng lĩnh quân đội: “Tôi lệnh cho các anh hành động cực kỳ kiên quyết. Bất cứ mục tiêu nào đe dọa quân đội Nga hoặc các cơ sở hạ tầng trên mặt đất phải bị tiêu diệt tức khắc”.
Những trận không kích của Nga nhằm vào cơ sở hạ tầng xuất khẩu dầu lậu, các “đường ống trên bánh xe” của quân khủng bố với Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh sập tuyến buôn bán dầu lậu trên tuyến biến giới phía Bắc Syria-Thổ. Đến nay, gần như tuyến biên giới phía Bắc Syria đã được quân chính phủ kiểm soát.
Có thể nói, tại khu vực dọc theo biên giới từ Latakia đến Aleppo, nhóm quân mà Nga cho là khủng bố được Ankara hậu thuẫn bị đánh nhừ tử buộc 3 lựa chọn: chết, đầu hàng và tháo chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, không một chiếc máy bay nào của không quân Thổ dám cất cánh xâm nhập vào cái khu vực mà trước đây Thổ Nhĩ Kỳ coi như là của mình dù đó là lãnh thổ của Syria.
Đây là thắng lợi lớn có tính chiến lược của liên quân Nga-Syria-Iran trên chiến trường Syria kể từ biến cố SU-24 bị bắn hạ.
Đồng thời với việc tiêu diệt nhóm khủng bố người Turkmen, Nga bắt tay hợp tác với lực lượng người Kurd phía bắc Syria (YPG) cung cấp vũ khí trang bị cho họ và ủng hộ lực lượng đối lập trong nước Thổ Nhĩ Kỳ.
Cùng với cấm vận, trừng phạt kinh tế, người Nga đang học người Mỹ tiến hành một cuộc “cách mạng màu” tại Thổ Nhĩ Kỳ là có thể, bởi vì, Tổng thống Nga Putin coi việc bắn rơi SU-24 là hành động thù địch và thẳng thừng tuyên bố rằng, ông không nhìn thấy triển vọng cải thiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ.
Đừng ngạc nhiên về điều này, bởi khi đã thù địch lẫn nhau thì không gì là không thể không làm.
Giới quân sự thế giới cho rằng, hành động ngang ngược bất chấp của Thổ Nhĩ Kỳ tại phía Bắc Iraq là biểu hiện sự thất bại nặng tại Syria… là rất đúng và chính xác. 
Thổ Nhĩ Kỳ không liệu sức mình, lợi dụng vào thế Mỹ để đối đầu, thách thức Nga là cực kỳ xuẩn ngốc, bởi một lẽ rằng Mỹ là một cường quốc chỉ lợi dụng kẻ khác chứ không bao giời có kẻ khác lại lợi dụng được Mỹ.
Chính tham vọng của Thổ Nhĩ Kỳ đã thách thức đến lợi ích của Mỹ và liệu rằng chính Mỹ qua Nga dạy cho Thổ Nhĩ Kỳ một bài học về thân phận hay không? Phải chăng Thổ Nhĩ kỳ đã đi vào vết xe đổ của Iraq thời Saddam khi tấn công vào Kuwait? Và chính thức vụ SU-24 ai mắc bẫy ai? 
(Còn tiếp)

Chủ Nhật, 13 tháng 12, 2015

Điểm yếu không thể chấp nhận của quân đội Assad


Càng đánh càng mạnh là nguyên tắc bất di bất dịch của sách lược tổ chức xây dựng lực lượng để giành thắng lợi trong chiến tranh. 
Một quân đội, lực lượng, dù mạnh đến đâu, trong chiến tranh thì cũng có lúc bị bại trong một trận chiến đấu. Đó là điều không thể tránh khỏi.
Tuy nhiên, “cách thua” trong một trận chiến đấu như thế nào lại rất quan trọng, nó thể hiện tính kỷ luật và bản lĩnh của một đội quân.
Cũng là bại trận, bị tổn thất, mất vị trí chiến đấu… nhưng hành động chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, quyết không để vũ khí lọt vào tay giặc với bỏ chạy, để toàn bộ vũ khí, khí tài quân sự “nguyên đai nguyên kiện” lọt vào tay giặc là hoàn toàn khác nhau về tính chất và hậu quả.
Quân đội của Tổng thống Assad thường hay mắc phải “cách thua” tệ hại này trong chiến đấu, bỏ chạy để lọt toàn bộ vũ khí trang bị vào tay giặc, do vậy, đem lại hậu quả tiếp theo cực kỳ nghiêm trọng. Đây là một “cách thua” không thể chấp nhận.
Quân đội Syria trong chiến tranh trước đây đã từng để nguyên cả một hệ thống tên lửa phòng không SA-75 do Liên Xô viện trợ lọt vào tay đồng minh của Mỹ, khiến Việt Nam phải tốn rất nhiều xương máu để phát hiện ra trong chiến tranh chống Mỹ và cùng với các chuyên gia Liên Xô khắc phục hơn 9 tháng trời mới loại bỏ sự “bắt bài” của Mỹ. Điều này đã nói lên sự tai hại không chỉ một mình đơn vị đó gánh chịu mà trước hết là đơn vị bạn và rộng hơn là đồng minh của họ.
Hiện nay, trong cuộc chiến 4 năm qua không ít lần một số đơn vị trong quân đội Assad tháo chạy đã để vũ khí trang bị hiện đại lọt vào tay quân khủng bố khiến chúng càng đánh thì càng mạnh.
Quân khủng bố sử dụng chiến lợi phẩm
Quân khủng bố sử dụng chiến lợi phẩm "ngay và luôn" nhằm vào quân đội Assad
Ảnh trên là một khẩu pháo D30 122mm kể cả đạn dược liều phóng, nói chung là “nguyên đai nguyên kiện” mà quân chính phủ vứt lại khi tháo chạy và đã được lực lượng khủng bố sử dụng “ngay và luôn” dội trực tiếp vào đầu quân chính phủ.
Đến đây, chúng ta đã hiểu phần nào tại sao quân khủng bố có đủ vũ khí hạng nặng từ đâu ra, máy bay, xe tăng từ đâu ra…và tiếc thay chúng đều từ quân đội chính phủ “cung cấp” phần lớn.
Tháo chạy là hành động biểu hiện một “cách thua” bạc nhược, mất tinh thần, mất ý chí chiến đấu. Tháo chạy là thể hiện một đơn vị hay một đội quân có tổ chức kém về kỷ luật chiến trường và không có bản lĩnh.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như quân đội chính phủ Syria trong một số trận chiến đấu nào đó để lọt vũ khí hiện đại của Nga cung cấp, trang bị, vào tay quân khủng bố, thậm chí ngay cả hệ thống tên lửa S-300? Rõ ràng là vô cùng nguy hiểm cho ngay chính mình mà cả đồng minh là Nga. Người Nga có dám trao hệ thống vũ khí tối tân, hiện đại của họ cho một đơn vị nào đó của quân đội chính phủ khi tình trạng tháo chạy là “cách thua” nếu như thường xảy ra? Tất nhiên, sẽ không bao giờ.
Vì thế, ngoài yêu cầu chiến thuật, tức là phải bố trí lực lượng để bảo vệ hệ thống vũ khí trang bị hiện đại tiên tiến thì quân đội chính phủ phải nâng cao ý chí, bản lĩnh chiến đấu. Đặc biệt với những đơn vị được trang bị vũ khí tối tân hiện đại thì đặt nặng kỷ luật chiến trường và phải là lực lượng trung thành, ít nhất là phá hủy để không để lọt vào tay giặc.

Với vũ khí công nghệ cao thì luôn đem đến sự nguy hiểm cho kẻ thù, nhưng sự nguy hiểm đó sẽ nhằm vào chúng với mức độ gấp bội khi vũ khí công nghệ cao đó bị kẻ thù bắt bài, điều khiển.
Không thể phủ nhận quân đội chính phủ đã có những lực lượng, đơn vị thiện chiến, trung thành, có bản lĩnh chiến trận như lữ đoàn 103 hay những người lính đã chiến đấu trong vòng vây suốt 2 năm trời tại sân bay chiến lược Aleppo. Không thể phủ nhận dưới sự không kích của không quân-vũ trụ Nga, quân đội Assad đã được củng cố lòng tin, đã chiến thắng trận này đến trận khác…Nhưng để độc lập tác chiến, bảo vệ thành quả sau khi Nga kết thúc không kích, hỗ trợ trên không, trước một một đội quân khủng bố đông, liều lĩnh thì quân đội chính phủ phải có vũ khí trang bị tối tân hiện đại, phải biết khai thác sử dụng thành tạo và đặc biệt là phải biết bảo vệ bí mật công nghệ của loại vũ khí của mình quản lý, sử dụng.
“Càng đánh càng mạnh” là nguyên tắc bất di bất dịch của sách lược tổ chức xây dựng lực lượng để giành thắng lợi trong chiến tranh. Nếu không làm được điều đó, nếu kỷ luật chiến trường không nghiêm khắc, thì quân đội chính phủ Syria không thể đương đầu, bảo vệ thành quả trong tình thế chiến trường, lãnh thổ Syria đã đang phân mảnh nghiêm trọng hoặc ít nhất trong tình thế hiện nay, họ chưa thể là lực lượng mặt đất mạnh nhất, đáng tin cậy nhất.
Để giành chiến thắng có tính chiến lược tạo lợi thế cho giải pháp chính trị sắp tới, quân đội của chính phủ Syria sẽ còn rất nhiều việc phải làm.

Thứ Tư, 2 tháng 12, 2015

Bắn hạ SU-24-Mỹ_NATO muốn gì?


Một SU-24 giá trị kinh tế không là gì. Một người lính Nga "bị diệt" thì tổn thất so với cả cuộc chiến tranh cũng vô cùng nhỏ bé. Như vậy người ta cần là ý nghĩa chính trị của việc bắn nó rơi và cái gì khác lớn hơn?
Quả thật sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay SU-24 của Nga, tôi cứ suy nghĩ mãi và rất nhiều thắc mắc, nghi vấn. Bởi vì khi thực hiện một hành động quân sự mà mang tính chính trị rất cao thì người ta sẽ thu được kết quả gì mà lợi nhiều hơn hại nhiều lần. Thế nhưng, trong vụ SU-24 Nga, Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện một hành động cực kỳ nguy hiểm mà gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, kinh tế, quân sự của mình mà cái lợi đem lại là hầu như không có gì ngay cả một thông điệp. Chẳng hạn:
Chỉ là “nắn gân Nga”, cảnh cáo Nga đừng có đụng đến “ vùng đệm” và lực lượng người Turkuman tuyến biên giới thôi ư? Chỉ trả thù việc Nga hủy diệt tuyến buôn dầu lậu mà Ankara là chủ đầu mối thôi sao?....Và dù là gì hơn nữa thì xem ra nó quá nhỏ và không một chút tác dụng so với hậu quả mà Nga sẽ giáng trả. Chẳng lẽ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và bộ tham mưu của ông ta không tính toán và lường hết được hậu quả sẽ như thế nào…?
Đây là điều hết sức vô lý, và do đó sẽ có một điều gì đó lớn hơn mà các thế lực chống Nga (Mỹ-NATO) muốn có sau vụ này mà Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là một công cụ. Vậy “điều lớn hơn” đó là điều gì? Chúng ta hãy phán đoán trong từng diễn biến sau đây:
Đã rõ ràng, Mỹ và NATO dính líu vào vụ này. Mỹ đã cung cấp đường bay và lập kế hoạch cho không quân Thổ Nhĩ Kỳ phục kích để bắn hạ SU-24 của Nga.
Đã rõ ràng máy bay Nga không thể không bay vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ, tuy nhiên, Mỹ-NATO bởi Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức thực hiện đã không được như ý khi chậm mất 2 phút nên máy bay Nga rơi vào lãnh thổ Syria.
"Allah Akbar" trong nền của "mặt trời" ở Syria
Nga chuyển “phản ứng nhiệt hạch từ Mặt trời” đến khu vực máy bay SU-24 của Nga bị bắn hạ

Tại khu vực máy bay rơi, sau khi cứu hộ phi công không thành công, Nga ngay lập tức, nên nhớ “ngay lập tức”, hủy diệt khu vực này bằng một loại vũ khí khủng khiếp chưa từng có. Không những sinh vật mà ngay sắt thép cũng chảy ra nước bởi nhiệt độ. Có một video quay trực tiếp cảnh này mà người thuyết minh cũng lộ ra hoảng hốt lắp bắp kêu lên "Allah Akbar" khi chứng kiến từ xa. Đến nay, chỉ mới thấy cảnh SU-24 Nga bị cháy trên bầu trời, song cảnh SU-24 nằm dưới đất thì không thấy dù lực lượng Turkumen và Al-Nusra…đang có mặt sẵn để làm việc đó…
Vậy tại sao lại là SU-24? Đơn giản là vì SU-24 đã từng làm nên một sự kiện mà dư luận nửa tin nửa ngờ trong ngày 10/4/2014 tại Biển Đen khi làm mù hoàn toàn hệ thống Aegis hiện đại và nhiều tiền của khu trục Donald Cook. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Đại tá Steven Warren cho rằng, “các cuộc diễn tập của Su-24 của Nga gần "Cook" (12 lần làm mô phỏng động tác tấn công) là đáng sợ và không thể chấp nhận”.
Rõ ràng là Mỹ-NATO cần có “Khibiny” của Nga được trang bị trên SU-24 của Nga. Câu hỏi đặt ra là vũ khí tác chiến điện tử “Khibiny” trên SU-24 tại sao không phát huy tác dụng mà vẫn bị bắn hạ? Câu trả lời đã rõ khi Mỹ-NATO nghiên cứu mai phục chuẩn bị hàng tháng trời và bắn hạ theo nghệ thuật tác chiến của Việt Nam: Bắn hạ B-52 theo “tam giác đạc”, lối đánh trong trường hợp bị nhiễu nặng…
Đến đây chúng ta khẳng định một điều rằng, “cái điều lớn hơn” đó chính là công nghệ “Khibiny”, công nghệ tác chiến điện tử của Nga đã và đang làm nản lòng Mỹ-NATO trên chiến trường Syria và đã từng trên Ukraine.
Bởi vì chúng ta cũng nên hiểu rằng, trong chiến tranh hiện đại vũ khí công nghệ cao thì tác chiến điện tử có ý nghĩa mang tính quyết định sự thành bại của cuộc chiến. Điều gì xảy ra khi hoạt động tác chiến điện tử của Nga bị Mỹ-NATO khống chế, phá hoại? Nếu vậy thì thu được, khám phá ra được công nghệ bí hiểm “Khibiny” từ SU-24 Nga thì Mỹ-NATO sẽ thay đổi toàn bộ thế trận với Nga không chỉ ở trên Syria, Trung Đông mà toàn bộ châu Âu. Quả thật, đây mới là một món lợi lớn của việc bắn hạ SU-24 của Nga.
Đáng tiếc là Ankara đã biến mình thành một công cụ, một con thiêu thân khi thực hiện mưu đồ của Mỹ-NATO để lãnh hậu quả một mình. Thổ Nhĩ Kỳ tất nhiên là được Mỹ-NATO "thưởng nóng", nhưng không đủ để "phục thuốc" bởi đòn từ Nga.

Người Nga không “ngố” như họ tưởng, họ biết cách bảo vệ bí mật của họ bằng những cơ chế kỹ thuật riêng và ngay cả sức mạnh như sự hủy diệt vừa rồi trong khu vực SU-24 bị rơi.

Syria và Trung Đông: Phiên bản Crimea2.0


Nếu như cho rằng, giới tinh hoa chính trị, quân sự Mỹ-phương Tây thấu suốt mọi chuyện là có thể hơi thiếu khiêm tốn. Họ vẫn mắc sai lầm mà dư luận vẫn nhận ra từ kết quả.
Trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Phe đối lập cùng với Mỹ và phương Tây đang ăn mừng chiến thắng cuộc biểu tình bạo loạn lật đổ Tổng thống Ukraine Yanukovych trong tháng 2/2014 thì họ như chết đứng, tê liệt phản ứng, khi biết bán đảo Crimea hoàn toàn bị “lính lạ” làm chủ trong chớp nhoáng. Toàn bộ quân đội, Hải quân Ukraine trên Crimea hoàn toàn bị thúc thủ và chính quyền cộng hòa tự trị Crimea tuyên bố muốn sát nhập vào Liên bang Nga. Ba ngày sau Crimea đã trở về thuộc Nga.
Đây là đòn đau nhất của Mỹ-phương Tây trong khủng hoảng Ukraine. Đau là vì chính họ là nguyên nhân để Crimea về tay Nga. Đau là “miếng bánh ngon nhất”, họ cần nhất, đã thuộc Nga không một tiếng súng, không tốn một giọt máu, không tốn một dollar nào.
Giới quân sự, chuyên gia…trên thế giới đã phân tích nhiều về hành động của Nga như thế nào để có Crimea và coi đó như là “nghệ thuật tác chiến độc đáo” mang tên Nga mà cả đối phương cũng phải “tâm phục khẩu phục”.
Một hành động mau lẹ, gọn, ít tốn sức, nhưng có kết quả lớn nhất khiến đối phương không kịp phản ứng và không thể đảo ngược…được coi như  một miếng đánh mang tên “Crimea”.
Những tưởng rằng khi biết Nga có một miếng đánh sở trường như vậy thì rút kinh nghiệm, lần sau phải tránh ra hoặc phải tìm cách hạn chế, không để cho Nga có điều kiện để thi thố, thì thật không ngờ…Thổ Nhĩ Kỳ và các thế lực khác lại tạo điều kiện cho Nga thi thố miếng đánh sở trường này tại Syria và Trung Đông.
Nga có muốn Crimea về tay mình hay không? Quá muốn đi chứ, nhưng quan trọng mang tính quyết định ở đây không phải là bằng cách nào mà là lúc nào. Đó chính là thời cơ để hành động. Chính Mỹ-phương Tây đã tạo ra thời cơ để Nga hành động.
Trên chiến trường Syria và rộng ra trên khu vực Trung Đông, thế trận hiện tại, Nga có muốn khóa chặt và kiểm soát biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ hay không? Cực kỳ muốn, vì nhóm nổi dậy chống Assad chủ yếu ở phía Tây quanh Damascus, Homs, Hama…các lực lượng này sống được là nhờ nguồn tiếp tế của các thế lực nước ngoài qua đường biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ, khóa chặt biên giới, chặn được nguồn tiếp tế là các lực lượng này hết đất sống.
Nga có muốn tấn công quân nổi dậy chống Assad mà Thổ Nhĩ Kỳ nuôi dưỡng, hỗ trợ, huấn luyện là người Turkuman trên biên giới Thổ-Syria không? Cực kỳ muốn, vì đây là lực lượng mạnh, thiện chiến cùng nhóm Al-Nusra-chi nhánh của Al Qeada, là át chủ bài của chiến lược lật đổ Assad của Ankara… nhưng vì lý do địa chính trị nên Nga chưa thể để tấn công.
Nga có muốn tạo ra một vùng cấm bay trên vùng duyên hải phía Tây Syria và thậm chí một vùng cấm bay trên toàn Syria không? Đương nhiên rồi, có điều, điều một lực lượng phòng không, máy bay tiêm kích mạnh qua Syria, khi quân khủng bố không có không quân là thiếu minh bạch. Nga không thể bất chấp các thách thức địa chính trị trên toàn khu vực…
Bất ngờ, một chiếc máy bay ném bom SU-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ mai phục bắn hạ, một phi công bị bắn chết, một lính thủy đánh bộ đi cứu hộ thiệt mạng cùng một chiếc trực thăng MI-8 bị quân khủng bố đốt cháy…đã tạo ra một tình thế mới thay đổi hiện trạng thế trận tại Syria.
Thế giới nín thở chờ Putin ra đòn trả đũa, cổ phiếu giảm giá, dầu tăng giá…các thế lực cực đoan hí hửng đã đành nhưng các thế lực có máu mặt cũng hí hửng phen này Nga chuẩn bị làm lớn theo kiểu “Nga-Thổ đánh nhau và hành động của chúng ta”, nào là thế giới bên bờ vực chiến tranh lần thứ 3…Tuy nhiên, hành động của Nga lại rất bình tĩnh đến mức lạnh lùng.
Bộ Quốc Phòng Nga chỉ tuyên bố 3 điểm.
1, từ giờ trở đi, máy bay ném bom không hoạt động một mình mà được các máy bay tiêm kích bảo vệ.
2, Sẽ thông qua các biện pháp nhằm tăng cường phòng thủ trên không. Theo đó, tàu tuần dương hạm mang tên lửa Moscow được trang bị hệ thống tên lửa phòng không “Fort” tương tự hệ thống S-300 vào trực chiến, gần khu vực ven biển Latakia. Bất cứ mục tiêu, đại diện cho một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với Nga xuất hiện trong khu vực phòng thủ sẽ bị phá hủy.
3, Chấm dứt liên lạc quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ.
Như vậy, tại điểm 1 được hiểu là Nga sẽ đưa nhiều máy bay tiêm kích sang Syria để “bảo vệ” SU-24 đi ném bom. Nga không thể chấp nhận F-16 không quân Thổ Nhĩ Kỳ sẽ chiếm ưu thế khi “đâm sau lưng” một lần nữa.
Tại điểm 2 được hiểu là Nga sẽ triển khai lực lượng phòng không đủ mạnh để đề phòng và sẵn sàng trừng trị không quân Thổ Nhĩ Kỳ “đâm sau lưng”.
Rõ ràng Nga đã hóa giải tất cả những áp lực cho hành động của mình nung nấu từ lâu một cách mau lẹ, gọn gàng, tuyệt đối, như không.
Các thế lực thù địch với nước Nga chưa kịp hết hí hửng và chưa kịp “đọc hiểu” hết tuyên bố của Bộ QP Nga thì đã sửng sốt khi tại Syria, tiêm kích Nga đã xuất hiện và cùng với nó là hệ thống S-300, S-400 đã đi vào trực chiến. Toàn bộ không phận của Syria được quản lý, bất kỳ máy bay nào bay vào phải báo cáo với Nga để tránh xảy sự cố như SU-24.
Sự phản ứng của Mỹ trước việc Nga triển khai S-300 và S-400 khiến Nga vô cùng “ngạc nhiên”. Ý của Nga là Mỹ phản đối một chuyện đã rồi và chuyện đó như là “nhu cầu tất yếu không thể khác”, Mỹ phản đối một chuyện mà không liên can gì đến Mỹ…Thật là hài hước.
Cái đau của Mỹ-NATO, Israel, Saudi Arabia và Qatar là hệ thống phòng không S-300, S-400 và các máy bay tiêm kích Nga đã bố trí tại Syria đâu phải chỉ dành cho Thổ Nhĩ Kỳ. Cùng với hệ thống phòng thủ tên lửa mà Nga đã ký thỏa thuận với Armenia thì biên giới Nga đã kéo sát đến Trung Đông.
Nếu như tình hình chỉ đến đây thì chiến trường Syria chưa thể coi là có phiên bản “Crimea2.0”. Về quân sự, Nga không phản ứng trả đũa trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng gián tiếp thì sự trả đũa của Nga là khủng khiếp trên 2 vấn đề. Đầu tiên là Nga hủy diệt không nương tay toàn bộ cơ sở hạ tầng của Thổ Nhĩ Kỳ dày công xây dựng một “vùng đệm” mấy năm qua trên tuyến biên giới với Syria và do đó phiến quân người Turkuman đều là đối tượng tác chiến của không quân Nga. Đồng thời, Nga tập trung đánh mạnh vào nguồn thu của LIH từ bán dầu lậu, tất cả các đầu mối kể cả nơi khai thác đều bị truy kích thay vì như trước kia.
"Allah Akbar" trong nền của "mặt trời" ở Syria
Nga chuyển “phản ứng nhiệt hạch từ Mặt trời” vào khu vực SU-24 bị rơi, hủy diệt toàn bộ quân khủng bố ở đây.
Vấn đề tiếp theo là Nga sẽ “quan hệ sâu sắc hơn” với lực lượng dân quân người Kurd Syria. Đây là mối nguy hiểm thách thức đến sự toàn vẹn Thổ Nhĩ Kỳ mà Ankara lo sợ nhất. Nếu thế thì Nga thực sự “vươn tay” vào trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ.
Có thể nói, đây là những đòn mà Nga ra tay trên Syria nhưng hậu quả khủng khiếp thì thuộc về Thổ Nhĩ Kỳ.

Cũng như Crimea, một sự chấn động địa chính trị thế giới, sau vụ SU-24 Nga bị bắn hạ, tình thế và thế trận trên Syria, Trung Đông và chống khủng bố IS sẽ thay đổi lớn.