Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

CHÚC MỪNG NĂM MỚI!


Lê Ngọc Thống xin gửi đến các bạn xa gần lời chúc sức khỏe. Năm Mới hạnh phúc bình an. Cảm ơn các bạn đã không chê nhà nghèo vẫn đến thăm trong thời gian qua.

TRUNG QUỐC BỊ NHỪ ĐÒN Ở CHÂU PHI


Việc Thủ tướng Nhật Bản đi thăm đền Yasukuni, Trung Quốc huy động 43 vị đại sứ của mình trên khắp thế giới, đồng loạt đăng tải các bài viết trên báo chí toàn cầu, “dạy lịch sử” cho các quốc gia sở tại vế chiến tranh thế giới lần thứ 2, đã đành, nhưng việc ông Shinzo Abe đi thăm 3 nước châu Phi thì có gì mà Trung Quốc cũng phản ứng quyết liệt?
Trước hết hãy biết một điều, đó là có một cuộc chiến bí mật, đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc xung quanh việc kiểm soát và khai thác nguyên liệu của châu Phi đã và đang diễn ra quyết liệt. Sự quyết liệt của cuộc đối đầu này đã thể hiện tầm quan trọng của nguồn nguyên liệu châu Phi đối với sự sống còn của các nước này về phương diện kinh tế, đồng thời cũng qua đó họ khẳng định sức mạnh, vị thế của mình trên trường quốc tế.
No đòn
Trong năm 2008, Trung Quốc nhập khẩu 32% lượng dầu mỏ qua châu Phi trong khi Mỹ là 80%. Năm 2010 Trung Quốc trở thành nước tiêu thụ xăng dầu nhiều nhất thế giới, trên cả Mỹ trong khi chỉ nắm giữ 1,7% trữ lượng dầu mỏ thế giới mà nhu cầu tiêu dùng thì gia tăng một cách chóng mặt. Đến năm 2020, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu 10-15 triệu thùng/ngày. Đối với Bắc Kinh, dầu mỏ đã trở thành là “nổi ám ảnh quốc gia” thực sự.
Để khắc phục sự thiếu hụt trầm trọng đó, Trung Quốc triển khai trên toàn bộ các vùng chiến lược của thế giới một “chính sách ngoại giao tài nguyên”, thực hiện một loạt chính sách năng lượng mới. Và châu Phi là nơi mối quan tâm được tăng lên trong chính sách năng lượng của Trung Quốc, là “miền đất hứa” trong tương lai.
Đương nhiên, Mỹ cũng có chiến lược của mình và Châu Phi đã trở thành nơi sàn đấu cuộc chơi năng lượng quy mô lớn của 2 cường quốc kinh tế và quân sự Mỹ, Trung Quốc.
Trước thời điểm tháng 7/2011. Tại Libya, Mỹ và liên quân đã xóa bỏ chế độ Gaddafi khiến Trung Quốc mất trắng 20 tỷ USD (con số chưa chính thức) khi đầu tư ở đó về cơ sở hạ tầng, viễn thông và dầu lửa. Tình trạng giao tranh ác liệt trong thời kỳ Mùa xuân Ả rập 2011 cũng làm cho dự án này tới dự án khác bị bỏ trống khiến Trung Quốc bị thua lỗ nặng nề bởi hơn nửa đầu tư của Trung Quốc trong lĩnh vực dầu lửa ở nước ngoài là ở các khu vực bị coi là bất ổn, như Iran, Nigeria, Sudan, Nam Sudan và Venezuela.
Đây là những canh bạc đầy rủi ro, nhưng các thị trường chính đều đã bị các hãng phương Tây thống trị hoặc bị giới hạn sản lượng do các lệnh trừng phạt, khiến cho Trung Quốc không có mấy lựa chọn.
Rõ ràng là Trung Quốc không bao giờ coi Mỹ vô can trong chuyện này, tuy nhiên, trên “sàn đấu” Sudan mới thể hiện một cuộc đấu năng lượng quyết liệt rõ ràng nhất giữa Mỹ và Trung Quốc đã và đang diễn ra.
Dấu hiệu của cuộc chiến này với Trung Quốc là sợ hỗ trợ để giữ vững một quốc gia Sudan thống nhất, trong khi đó với Mỹ (và đồng minh Israel) thì phải chia tách đất nước Sudan, tạo ra một Nam Sudan độc lập.
Trung Quốc đã đầu tư lớn vào Sudan và trở thành đối tác quan trọng của Sudan. Sudan có rất nhiều dầu mỏ, chỉ riêng dầu mỏ nước này cũng đáp ứng 10% nhu cầu của Trung Quốc, có ngày như năm 2008, Trung Quốc nhập trung bình 800.000 thùng/ngày. Sudan là nước duy nhất ở châu Phi mà Trung Quốc tiến hành khai thác dầu mỏ bằng chính công ty của mình rất thành công. Vì vậy, dứt khoát Trung Quốc phải bảo vệ chế độ Khartoum, tức một Sudan thống nhất mà có chính phủ thân với Trung Quốc và thực sự họ đã làm đủ mọi cách để hỗ trợ chế độ Hồi giáo Khartoum Sudan.
Phía Mỹ, Sudan cũng là vùng lợi ích chiến lược năng lượng quan trọng của mình. Do đó, để có được nguồn dầu mỏ quan trọng này, ngăn chặn Trung Quốc vào Nam Sudan, việc của Mỹ là vô hiệu hóa chế độ Hồi giáo Khartoum thân Trung Quốc. Trong khi đó, Israel cũng coi Sudan là rất nguy hiểm vì có khả năng hỗ trợ khủng bố. Bộ trưởng nội địa Israel tuyên bố: “Chúng tôi phải làm sao để cho Sudan không ổn định lâu dài, chúng tôi duy trì cuộc xung đột ở Nam Sudan để Sudan không thể trở thành một cường quốc vùng ảnh hưởng đến châu Phi và trong thế giới Ả rập”.
Rốt cuộc, bằng bộ máy tạo ra sức mạnh quân sự, kinh tế, Mỹ và đồng minh đã phá vỡ Sudan. Tháng 7/2011, Nam Sudan, quốc gia thứ 193 của thế giới ra đời do ông Salva Kiir làm tổng thống.
Sự chia tách Sudan là một đòn đau của Trung Quốc khi 20 tỷ USD đầu tư vào Sudan trước đó trở nên vô ích. Đau hơn nữa là 80% lượng dầu mỏ của Sudan lại nằm ở Nam Sudan, vùng ảnh hưởng của Mỹ.
Một lần nữa Trung Quốc buộc phải làm lại từ đầu. Chuyến thăm Trung Quốc vào năm 2012 của Tổng thống Salva Kiir của Nam Sudan đã đem về 8 tỷ USD cho dự án cơ sở hạ tầng và dầu lửa. Trung Quốc như cơn say khát dầu, tung tiền tiếp tục đầu tư lớn vào Nam Sudan mà bất chấp điều gì đang chờ phía trước.
Những tưởng rằng tương lai sẽ có kết quả tốt đẹp như 10 tháng đầu năm 2013 thì bất ngờ Nam Sudan xảy ra nội chiến giữa các phiến quân ủng hộ Riek Machar, người vẫn là phó tổng thống của nước này cho tới khi bị cách chức hồi tháng Bảy vừa rồi với chính phủ của tổng thống Kiir. “Oái ăm” thay, một số mỏ dầu lớn nhất mà Trung Quốc đang hoạt động lại nằm ở các vùng thuộc kiểm soát của phiến quân.
Không rõ có bàn tay của Mỹ hay của lực lượng nào, chỉ biết rằng sản lượng dầu đã giảm 20% kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột ba tuần trước và hơn 300 công nhân Trung Quốc đã phải đi sơ tán. Bắc Kinh như đang ngồi trên đống lửa. 
 “giận cá chém thớt”
Trong bối cảnh đó, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đi thăm 3 nước châu Phi để cùng với Mỹ “đánh hội đồng” Trung Quốc mà Trung Quốc không nổi đóa mới chuyện lạ, Trung Quốc chưa táng tên lửa đạn đạo, tên lửa hạt nhân vào Tokyo là kiềm chế lắm rồi, là may cho Nhật Bản lắm rồi.
Phải công nhận rằng Trung Quốc đã có tầm nhìn xa khi đầu tư đến vùng chiến lược quan trọng châu Phi và có lúc Châu Phi như là sân sau của Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc đã phạm sai lầm lớn khi quá tham lam, tàn bạo, thực hiện chính sách khai thác tài nguyên như kiểu “thực dân khai thác thuộc địa” khiến cho chính phủ và người dân bản xứ bức xúc, lên án.
Ngoại trưởng Mỹ bà H. Clinton trong chuyến thăm châu Phi tháng 6/2012 nói: “Chúng ta đã chứng kiến điều đó ở thời kỳ chủ nghĩa thuộc địa, khi các đế quốc dễ dàng đến, lấy đi nguồn khoáng sản tự nhiên, trả hậu cho các nhà lãnh đạo, rồi rời đi và khi họ bỏ đi, họ chẳng để lại gì nhiều cho người dân bản địa. Chúng tôi không muốn phải chứng kiến chủ nghĩa thực dân mới tại Châu Phi”.
Nói đâu xa, ngay tại ĐNA, Myanmar một thời là sân sau của Trung Quốc, nhưng chính hành xử theo kiểu “thực dân khai thác thuộc địa” của Trung Quốc đã buộc Myanmar đoạn tuyệt. Và gần đây nhất là Indonesia. Chính phủ và người dân bực tức vì Trung Quốc đến khai thác rồi chỉ mua khoáng sản thô đem về nước tinh chế đã buộc Tổng thống Indonesia quyết định nói “không” với xuất khẩu khoáng sản thô từ ngày 12/1/2014.
Rõ ràng là cũng không thể trách Trung Quốc chuyện này, vì để phát triển kinh tế thì ngay môi trường của chính quốc họ cũng sẵn sàng “phá” không tiếc cơ mà. Cho nên, chuyện “cướp, phá” ở châu Phi là bình thường.
Mỹ, trước đó và chuyến thăm châu Phi của Nhật Bản vừa rồi đã khai thác điểm yếu “thực dân mới” này của Trung Quốc để cạnh tranh với Trung Quốc về địa kinh tế cũng như địa chính trị tại châu Phi. Đương nhiên, châu Phi tin Mỹ, Nhật Bản hơn Trung Quốc vì chính sách đầu tư của Mỹ, Nhật Bản có trách nhiệm, có lợi, có sự quyến rũ hơn với chính phủ và người dân bản xứ.
Bởi vậy, Trung Quốc gay gắt chỉ trích, tố cáo Nhật Bản là kẻ “phá đám”, tố cáo Nhật Bản đang phục hồi chủ nghĩa quân phiệt, nhắc nhở tội ác năm xưa mà Nhật Bản đã gây ra để chính phủ các nước (họ quên lâu rồi) tránh xa Nhật Bản…là hợp với logic.
Điều thú vị là Mỹ, Nhật Bản vẫn tỏ ra lạnh lùng, tỉnh bơ, có vẻ như coi Trung Quốc la lối, cay cú, tức giận là chuyện đương nhiên và tỏ vẻ thích thú.

Việt Nam có câu: “Tham ăn thì dại ở” không biết có đúng với ai trên “sàn đấu” châu Phi?

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

NGƯỜI LÍNH NGỤY ẤY BÂY GIỜ CÒN SỐNG HAY KHÔNG?


Ông gì ơi! Còn sống không?
Nếu còn sống chắc người ấy không thể quên. Và biết đâu qua đây họ tìm thấy nhau…thì hạnh phúc biết chừng nào nhỉ. 
Đêm đó dưới vầng trăng nhạt, tổ trinh sát chúng tôi trên đường trở về. Chợt đâu đó, hòa trong tiếng côn trùng, có giọng người rên rỉ, tuyệt vọng. Anh Cầu tiểu đội trưởng ra hiệu cho tôi và cậu Duy, cẩn trọng. Chúng tôi lặng lẽ tiến tới, bên vạt rừng một người lính ngụy gục đầu trong vũng máu. Người lính mở to đôi mắt mờ đục, đầy đau đớn nhìn lên. Khi nhận thấy những chiến sĩ giải phóng, anh ta thều thào:
- Xin các ông làm phúc, cho tôi một phát đạn.
Tiểu đôi trưởng của chúng tôi quan sát người lính ngụy. Anh không nói gì, khẽ ngồi xuống, lấy bông băng, băng bó cho người bị thương. Rồi chúng tôi dìu người lính ngụy quay lại trận địa địch. Khi cách căn cứ địch một tầm bắn, tiếu đội trưởng khẽ đặt người lính bị thương nằm xuống, giọng anh nhẹ nhàng:
- Chúng tôi chỉ có thể đưa anh được tới đây, phía trước là người của các anh.
Anh Cầu cẩn trọng đặt khẩu A R15 vào tay người lính, xong khẽ nói:
- Anh đợi chúng tôi ra khỏi tầm hỏa lực của căn cứ rồi hãy nổ súng báo hiệu để người của anh ra đón.
Người lính ngụy nắm chặt tay tiểu đội trưởng, mắt nhòa lệ, thổn thức.
- Ôi! những con người nhân hậu thế này mà gọi là kẻ thù sao?
Chúng tôi trở về, đi rất xa mà vẫn không nghe tiếng súng. Anh lính ngụy muốn chúng tôi thật sự an toàn.
Trước khi về tới đơn vị, anh Cầu nghiêm nét mặt:
- Các cậu phải tuyệt đối giữ kín chuyện này. Lộ ra là tớ bị kỷ luật đấy.
(Lưu ý người kể không phải tôi, tôi-Ngọc Thống, không phải lính thời đó)

Lời bình: Đều là người Việt, người lính 2 chiến tuyến đều có các giá trị tình cảm, những xúc cảm như nhau, nhưng tại sao tâm hồn chiến sĩ của chúng ta mới đẹp làm sao trong khi đối phương thì quá tàn ác. Rõ ràng môi trường giáo dục, tuyên truyền, quyết định hành vi. 

Thứ Sáu, 17 tháng 1, 2014

VŨ KHÍ ÂM THANH VÀ BIỂN NGƯỜI, AI THẮNG?

Vừa qua, chính quyền tỉnh Hải Nam, Trung Quốc áp đặt cái gọi là “lệnh cấm tàu thuyền nước ngoài đánh bắt cá hay khảo sát” trong “khu hành chính Hải Nam mới trên biển” mà không được “sự cho phép” của giới hữu trách Trung Quốc. “Quy định” mới trên được thông qua vào cuối tháng 11 năm ngoái và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2014.
Chính quyền Mỹ cho rằng đây là “hành động khiêu khích và có thể gây nguy hiểm trên Biển Đông …”
Hành động khiêu khích? Không chính xác.
Thứ nhất đây là hành động để chứng tỏ Trung Quốc đã chính thức không còn tôn trọng UNCLOS mà mình là thành viên. Bởi vì cái “khu hành chính Hải Nam mới trên biển” nó không tuân thủ theo UNCLOS một cách trắng trợn, nó chỉ là sản phẩm của một tham vọng chủ quan Trung Quốc mà thôi.
Thứ hai, đây là hành động cậy mạnh, ngang ngược bất chấp, với một mưu mô xảo quyệt để từng bước chiếm trọn Biển Đông. Một hành động muốn làm lại luật, chia lại hiện trạng, dựa vào sức mạnh của một “đế quốc kiểu mới” đang trỗi dậy.
Còn nhớ, đầu năm 2013, nhà đương cục tại tỉnh Hải Nam đã thông qua Pháp lệnh quản lý trị an, cho phép Cơ quan an ninh biên giới của Sở Công an tỉnh khám xét, bắt giữ và trục xuất tàu bè nước ngoài “xâm nhập phi pháp” trên Biển Đông (từ 1-1-2013).  
Có thể nói, xét về mức độ và tính chất thì cái lệnh này năm 2013, còn hung hăng, ngang ngược, tham lam hơn rất nhiều cái lệnh năm 2014. Tại đây, Trung Quốc do đã động đến vấn đề “an toàn hàng hải” nên khiến cho các nước lớn nổi đóa, phản đối quyết liệt. Rốt cuộc, Trung Quốc chữa thẹn bằng cho rằng đây chỉ là quy định của chính quyền địa phương và cuối cùng im lặng, chấp nhận cái lệnh này trở nên vô giá trị.
Rút kinh nghiệm “ngoạm miếng to nuốt không trôi” lần trước, quy định lần này của các vị con trời ở đảo Hải Nam Trung Quốc, đối tượng hẹp hơn, chỉ là tàu đánh cá, do đó Trung Quốc chỉ nhắm tới 5 nước nhỏ, yếu, có tranh chấp trên biển mà đặt Mỹ, Ấn Độ, Nga và Nhật Bản ra ngoài cuộc chơi vì chẳng bao giờ tàu cá của Mỹ hay Nhật Bản…đến Biển Đông đánh bắt.
Đây là chiến thuật rất khả thi của Trung Quốc nhưng cũng rất chi là hèn hạ đối với một quốc gia mang danh là cường quốc, trung tâm thế giới.
Ngày 10/1, Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định những yêu sách đơn phương mà Trung Quốc áp đặt tại Biển Đông là bất hợp pháp và vô giá trị.
Bất hợp pháp là đương nhiên nhưng sẽ chắc chắn là vô giá trị với Việt Nam
Với CSB Việt Nam, chiến thuật “biển người” là vô tác dụng.
Dư luận thế giới và đa số người Việt Nam để rất quan tâm đến lược lượng Hải quân, không quân…của mình đã và đang tiến thẳng lên hiện đại. Nhưng có một lực lượng đang tiến thẳng lên hiện đại bằng sức trẻ, bằng một nhãn quan chiến lược cực kỳ nhạy bén, sắc sảo của bộ thống soái tối cao Việt Nam, đó là lực lượng Cảnh sát biển thì ít biết đến dù CSB Việt Nam đang hàng ngày hàng giờ sử dụng hết năng lực để hoàn thành nhiệm vụ.
Có thể nói so sánh về lực lượng Hải quân thì Việt Nam còn yếu mặt này mặt kia, nhưng với lực lượng CSB thì Việt Nam thuộc diện hiện đại và mạnh trong khu vực.
Tháng 6 năm 2013, khi con tàu L'Adroit thuộc lớp tàu tuần tra ven biển Gowind của Pháp sang thăm Việt Nam. Ngoài mục đích khẳng định mối quan hệ hợp tác song phương giữa hai nước trên lĩnh vực kinh tế và quân sự, Pháp muốn giới thiệu với CSB Việt Nam về mẫu tàu mới này. Đây là con tàu có điểm đặc biệt là tàng hình và còn trang bị vũ khí phi sát thương gồm 2 súng nước có tầm bắn khoảng 200m và vũ khí âm thanh cỡ nhỏ (tầm ảnh hưởng 500-1.000m) ở hai bên mạn tàu.
Trung Quốc đã lo ngại nếu Việt Nam mua loại tàu này nhưng chắc chắn giới quan sát có hiểu biết của Trung Quốc sẽ lo ngại hơn khi thấy Việt Nam không có động tĩnh gì. Điều đó có nghĩa là…bạn có cần mua không thứ bạn đã có?
Mùa thu 2005, ngoài khơi bờ biển Somalia, hải tặc trên các tàu cao tốc bao vây tàu chở khách viễn dương “Seabourn Spirit”. Bọn hải tặc hoàn toàn tin tưởng vào sự vượt trội của chúng và yêu cầu thủy thủ đoàn thả thang dây, song chỉ vài phút sau, chúng buộc phải vứt lựu đạn và súng để ôm lấy đôi tai đau đớn. Hải tặc đã bị Thiết bị phát âm thanh tầm xa (Long Range Acoustic Device – LRAD) của Mỹ nện cho một đòn  nhớ đời.
Điều ngạc nhiên thú vị là không hiểu tại sao trên các tàu hiện đại của CSB Việt Nam đều trang bị LRAD của Mỹ, thiết bị có thể tạo ra âm hưởng tối đa 146 dB, cao hơn giới hạn gây đau đớn cho con người (120-130 dB) và gây thủng màng nhĩ. Đây là vũ khí phi sát thương chỉ được dùng trên biển để chống hải tặc và với Việt Nam thì dùng để xua đuổi hàng ngàn tàu cá ồ ạt xong vào vùng EEZ đánh bắt trái phép khi cần thiết?.
Năm 2014, Mỹ chính thức viện trợ cho Việt Nam 5 con tàu tuần tra cao tốc cho lực lượng CSB Việt Nam. Thật ra, cái giá trị ở 5 con tàu này không phải là “cao tốc”, vì chỉ vậy thôi Việt Nam vẫn đóng được, mà nó nằm ở chỗ khi thấy nó thì ngay cả hải tặc cũng khiếp sợ chứ ngư dân trên tàu cá không là gì. 5 con tàu này chắc chắn không thể thiếu LRAD chính hiệu.
Với trang bị và sức mạnh hiện có, lực lượng CSB Việt Nam đủ sức bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình, đủ sức coi cái lệnh của chính quyển đảo Hải Nam là vô giá trị.

Tất nhiên, nếu như ai đó cậy mạnh, muốn đưa lực lượng hải quân hùng hậu vào cuộc lại là chuyện khác.

Thứ Năm, 16 tháng 1, 2014

Vì ai mà chúng tôi ra nông nỗi này? 
(Tôi trích một đoạn trong hồi ký "Tình muộn" của tôi để ai đó đọc thì thông cảm cho tôi khi phải nổi nóng muốn đập tay Raisny một cái cuốc vào đầu cho hả giận.)
"....Quả thật, về lần này dẫu mẹ không nói hắn cũng cố sắp xếp thời gian để đến thăm một thằng bạn. Đó là Huy. Cùng một đơn vị trinh sát với nhau hắn và Huy có chung một người bạn rất thân nữa là Nguyên. Trong một lần đi điều nguyên căn cứ của địch, ba người không may đã sa vào một bãi mìn mà lần đầu tiên cánh trinh sát thủy quân lục chiến gặp phải cách gài. Đó là cối treo cây. Quả đạn cối 60li hoặc 81li được treo trên một cành cây cao. Hệ thống bẫy bố trí dưới mặt đất rất tinh vi mà đơn giản. Khi vừa nghe tiếng “phựt”, hắn, Huy, Nguyên nhanh như sóc tung người ra 3 phía nhưng không kịp. Quả cối 60li đúng là từ trên trời rơi xuống “Oàng”… Một tiếng nổ đanh vang lên phá tan vẽ tĩnh mịch âm u của rừng chiều. Nguyên gần nhất nên bị rất nặng, hai chân bị gãy nát, hy sinh ngay lúc đó. Có lẽ nhờ Nguyên che chắn hết nên hắn và Huy không dính mảnh cối nào. Cả hai đang chưa hết choáng váng, bàng hoàng trước cảnh tượng bạn đã hy sinh thì rất nhanh Huy đã phát hiện 5 tên lính Pôn Pốt từ xa đi tới. Chúng rất nghênh ngang và chủ quan vì cho rằng hệ thống bẫy đặt ngay tại điểm mà quả cối rơi xuống, nên khi cối nổ thì phải trúng ngay đội hình, và với sức công phá, sát thương của nó thì một tiểu đội cũng thương vong hết nói gì vài ba người mà lính trinh sát Việt Nam thường hay đi như thế. Nhưng chúng đã lầm, và khi kịp nhận ra sự sai lầm thì đã muộn… Để chúng tới gần, cách chừng 5mét, hắn vung tay ném quả US, thay vì ném vào giữa đội hình thì hắn lại ném ra xa phía sau lối đi bọn chúng chừng 6 đến 7mét. Cùng lúc đó, Huy với 2 loạt AK điểm xạ đã làm 2 tên đi đầu gục ngay tại chỗ.  Ba tên còn lại khiếp vía quay trở lại chạy tháo thân nhưng bị quả US của hắn đón đợi sau 7 giây đã nổ. Gọn gàng. Đây là cách đánh tiêu diệt gọn lính Pôn Pốt – quân chuyên đánh trộm rồi bỏ chạy như ma rừng – mà cánh lính trinh sát hay áp dụng. “Rút mau!” Hắn nói nhỏ và lao tới  Nguyên. Rồi, không biết sức mạnh nào mà với một trọng lượng 65 kg trên vai và một cơ số trang bị mà hắn vác Nguyên đi băng băng. Cả hai đều hiểu rằng thời gian bây giờ được tính bằng máu. Chạy chừng 10 phút cả hai đành phải rúc vào một hốc đá bởi có quá nhiều đạn M79 đang nổ lung tung trên hướng đi của họ.
 Rừng đã nhá nhem tối rồi tối hẳn, màn đêm che chở cho họ nhưng lại rất khó khăn để đưa Nguyên về nhà. Lúc đầu họ làm cáng để khiêng nhưng người đi đầu cứ va vấp cây rừng liên tục nên nhiều khi cả người lẫn cáng đều té nhào. Sau đó họ thay cáng bằng cách vác bạn lên vai, người đi trước mở đường và liên lạc với người vác đi sau bằng sợi dây võng. Cứ thế thay nhau, họ dò dẫm đi trong rừng đêm cho đến chừng 5 giờ sáng thì không thể đi tiếp được nữa. Áo quần, tóc tai tơi tả, bê bết máu bạn, cả hai ngồi bệt xuống tựa lưng vào gốc cây. Căng thẳng, đói, mệt hình như làm cho cả hai thiếp đi một chút nhưng chắc không được lâu, họ phải dậy ngay tức khắc bởi đàn kiến đỏ bâu quanh khi phát hiện mùi tanh của máu.
 Rừng đã sáng hẳn, Huy leo lên cây để xác định tọa độ. Họ chỉ còn cách đơn vị bạn chừng nửa km. Huy ở lại canh chừng, Thụ cằt rừng vào đơn vị bạn gọi người ra giúp.

Nguyên được khiêng đi rồi, hắn và Huy lê bước thất thểu theo sau. Bỗng nhiên hắn ngoái lại, đằng sau không có ai cả, chỉ có cây rừng và tiếng lá đưa xào xạc nhưng sao làm hắn sờ sợ. Cảm giác lạnh lưng, hở sườn cứ dồn dập, ám ảnh khiến hắn thốt lên: “Huy ơi!”. Hình như Huy không nghe tiếng hắn gọi, thấy cứ cắm cúi bước. Hắn vội bước nhanh tới ngang Huy thì … té ra Huy vừa đi, vừa khóc..."

Thứ Tư, 15 tháng 1, 2014

CAMPUCHIA ĐANG BỊ NHIỄM “CÁCH MẠNG MÀU”?


Có một đọc giả khuyên tôi đừng viết sang lãnh vực chính trị (Vâng, chỉ bài này thôi), nhưng tôi đã từng vào sống ra chết ở đó, bạn tôi đang nằm ở đó nên khi nghe, thấy tay Raisny đê tiện, bỉ ổi này tôi muốn "đập cho nó một nhát cuốc vỡ sọ" như Pon pôt và quan thầy nó từng làm với dân Campuchia.Tức không chịu được
Lịch sử đã rành rành phơi bày cái gọi là “Cách mạng màu” chỉ là thứ virus gây bệnh nguy hiểm cho bất kỳ một chính phủ quốc gia nào, dân tộc nào tự tin, độc lập tự chủ…
"Cách mạng màu" hay còn gọi là "cách mạng đường phố", là tên gọi của những sự kiện chính trị, trong đó các phe đối lập sử dụng phương pháp chống đối phi bạo lực là chủ yếu để lật đổ chính quyền hiện hữu mà sau đó, tình hình xã hội, kinh tế, chính trị ở những nước có "cách mạng" chẳng những không được nâng lên một tầm cao hơn, mà thậm chí, còn bị kéo lùi xuống những tầng nấc thấp hơn, có biểu hiện suy thoái cục bộ.
Do đó, xét về mặt bản chất, các sự kiện đã diễn ra với tên gọi "cách mạng màu", "cách mạng đường phố", không phải là những cuộc cách mạng. Bởi vì, đã gọi là cuộc cách mạng là “thay cũ đổi mới”, cho nên, trên thực tế, đó chỉ là những cuộc "bạo loạn chính trị" dưới sự hỗ trợ của ai đó tài trợ, nhằm thay đổi chính quyền hiện hữu bằng một chính quyền mới thân với “kẻ tài trợ”.
Khi chính phủ một quốc gia nào đó, dù họ đang lãnh đạo đất nước phát triển nhưng tỏ ra độc lập, tự chủ, không theo sự chỉ đạo của nước lớn nào thì nguy cơ “cách mạng màu” sẽ xuất hiện.
Kịch bản, diễn viên, được đạo diễn như sau:
Thứ nhất, thủ lĩnh phe đối lập, bằng công cụ truyền thông định hướng dư luận thân, ghét những quốc gia chỉ định, sau đó tố cáo chính phủ hiện hành để tạo ra tâm lý hoài nghi.
Thứ hai là tố cáo gian lận bầu cử (nếu đảng mình bị thất cử), đòi bầu cử lại bằng việc tổ chức biểu tình để gây áp lực. Khi cảm thấy cuộc biểu tình đã có lực lượng tham gia quá đông, chính phủ mất quyền kiểm soát thì họ sẽ tiến hành gây bạo loạn, lật đổ chính phủ hiện hành.
“Cách mạng màu” đang diễn ra ở Campuchia?
Việt Nam và thế giới không quên ông Sam Rainsy, Chủ tịch đảng cứu quốc Campuchia (CNRP) trước và sau khi bầu cử đã không ngớt lời ủng hộ Trung Quốc và công nhận các đảo trên Biển Đông đều là của Trung Quốc, một sự việc mà trên thế giới chỉ có người Trung Quốc mới dám tuyên bố. Ngoài ra ông còn quay sang ủng hộ Mỹ và đặc biệt, trong bất luận thời điểm nào thì Việt Nam là đối tượng mà ông Sam Rainsy chĩa mũi dùi vào đả kích, bôi nhọ và xuyên tạc tình hữu nghị Việt Nam và Campuchia. (Vì sao Việt Nam thì cái trò kích động thù hằn dân tộc để trục lợi của một vài phe nhóm chính trị trên khu vực và thế giới thời gian qua đã rõ.)
Thất bại trong bầu cử, đảng CNRP của ông Rainsy tẩy chay quốc hội, tố cáo gian lận trong bầu cử, đòi bẩu cử lại. Để gây áp lực, đương nhiên, sẽ có các cuộc biểu tình mà ai cũng biết CNRP sẽ tổ chức sắp tới như kịch bản.
Và, cuộc biểu tình được CNRP tổ chức kéo theo hàng chục ngàn người tham gia, đòi Thủ tường Husen từ chức, rầm rộ, đặc biệt trong mấy ngày qua.
Một đất nước nghèo, đang dần ổn định, đi lên, chưa kịp vui với những con số tăng trưởng đáng mừng đang bị các cuộc biểu tình làm náo loạn. Bạo lực đã xảy ra làm ít nhất 4 người thiệt mạng và hàng chục người bị thương.
Điều mà nhân dân khu vực ĐNA này ghi nhớ và ghi nhận là “cách mạng đường phố” không phải chỉ tại Campuchia, Thái Lan …mà nó sẽ xuất hiện tại bất cứ quốc gia nào trên thế giới khi một phe nhóm chính trị nào đó muốn chiếm quyền thì vì lợi ích nhóm, họ sẵn sàng bất chấp lợi ích quốc gia, dân tộc. Đất nước càng náo loạn, rối loạn họ càng hưởng lợi.
Chính vì vậy mà ngay Liên bang Nga, ông chủ tịch Hội dồng an ninh Nga tuyên bố là Nga không bao giờ chấp nhận “cách mạng màu” là vậy.
Vậy thì kịch bản, diễn biến sự kiện chính trị tại Campuchia y chang các cuộc “cách mạng màu” hay “cách mạng đường phố” rồi còn gì.
Rõ ràng phe đối lập đang tổ chức một cuộc “bạo loạn chính trị” nhằm lật đổ chính quyền của Thủ tướng Hunsen đã xảy ra tại Campuchia
Campuchia đang ra tay “quét virus”?
Cuộc biểu tình ở Campuchia và Thái Lan đang diễn ra trong bối cảnh chính quyền hiện hành đều cho là vi hiến. Tuy mục đích giống nhau nhưng ông Suthep ở Thái Lan tỏ vẻ hung hăng, táo tợn hơn ông Rainsy bởi vì quân đội Thái Lan không phải là quân đội Campuchia.
Tại Campuchia, trong khi biểu tình đang tràn ngập đường phố, quân đội Capuchia tổ chức diễn tập bắn đạn thật, Thủ tướng Hunsen ngày 3,4/1 sang thăm Việt Nam và vừa rồi ngài Chủ tịch quốc hội Campuchia sang Việt Nam dự lễ kỷ niệm 35 năm ngày 2 nước tiêu diệt bọn diệt chủng Khmer Đỏ.
Một thông điệp rắn cho phe đối lập là chính phủ kiên quyết bảo vệ thành quả cách mạng mà binh lính, nhân dân đã tốn vô vàn máu xương mới có được.
Khác với quân đội Thái Lan, Bộ Quốc phòng Campuchia khẳng định: “Quân đội Hoàng gia sẽ quyết tâm bảo vệ kết quả bầu cử Quốc hội khóa V và Chính phủ Hoàng gia dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Hunsen để tiếp tục cải cách một cách sâu rộng, có chất lượng và hiệu quả, Quân đội Hoàng gia quyết tâm, với danh dự của mình, trong việc hoàn thành nghĩa vụ một cách quyết liệt để duy trì trật tự và an ninh quốc gia”.
Đến thời điểm này 5/1, trước sự trấn áp của lực lượng an ninh và quân cảnh, cuộc biểu tình đã bị rã đám, cùng với đó, Tòa án Campuchia cũng đã triệu tập ông Sam Rainsy và cấp phó của ông ta là Kem Sokha để thẩm vấn “vì việc kích động hành vi tội phạm hoặc có hành vi dẫn tới sự hỗn loạn nghiêm trọng ảnh hưởng đến an sinh xã hội”.
Trốn chạy hay “trong khi nhiều thành viên đảng đối lập Campuchia CNRP tập hợp nhau tại trụ sở của đảng thì các lãnh đạo cấp cao đã phải tới "một nơi an toàn" và bí mật”...là điều tất yếu phải tính đến đầu tiên khi Campuchia không phải là Thái Lan.
Chúng ta không ngại biểu tình, nhưng biểu tình của một nhóm người lợi dụng dân chủ để kích động bạo loạn, lật đổ, bấp chấp lợi ích quốc gia là không thể chấp nhận. Một cuộc “cách mạng đường phố” như vậy chẳng đem lại kết quả tốt đẹp gì như đại đa số người dân mong đợi.
Không biết Campuchia vào thời kỳ trước năm 1979 thì ông Raisny cùng CNRP đang ở đâu, tại sao không “biểu tình” để chống Khmer Đỏ? Tên là “Đảng cứu quốc” sao không thành lập lúc đó mà cứu quốc? Trong khi đó có những người Việt Nam cùng tuổi như ông đã lại vì dân tộc Campuchia mà vào sống ra chết, mất đi bao người bạn. Vậy, họ và chính phủ của dân tộc đã thoát nạn bị diệt chủng của Đảng nhân dân Campuchia (CPP) do Hunsen làm thủ tướng có chấp nhận bị cướp đi dễ dàng chỉ bằng cách “diễu phố, đập phá” hay không? Không bao giờ! Đó là quy luật cách mạng.
Nhân dân Việt Nam không bao giờ can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, láng giềng, nhưng rất mong muốn láng giềng ổn định và phát triển.

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

THĂM ĐỀN YASUKUNI LÀ QUYỀN CỦA ÔNG SHINZO ABE. ĐỪNG LÀM TO CHUYỆN ĐỂ KÍCH ĐỘNG HẰN THÙ DÂN TỘC.


Bản thân đền Yasukuni không có gì xấu xa, quan trọng là Thủ tướng Nhật Bản đến đó viếng thăm để làm gì. Ông cầu khẩn cho đất nước hòa bình mà không giống với những gì như tiền nhân đã gây ra hay thề nguyện một lòng rửa hận…mới là quan trọng.
Đền Yasukuni thực chất là nơi thờ cúng những người đã bị chết trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 của Nhật Bản. Nếu như “nghĩa tử là nghĩa tận” mà người Á Đông quan niệm thì dù người đã chết có tội, những người đang sống có nhân cách, văn hóa, không ai bới tung mồ mả của họ, không ai ngăn cấm con cháu họ đến thắp một nén nhang nhớ về tiền nhân.
Nếu quan điểm cho rằng đền Yasukuni là thờ cúng những người có tội, cho nên ai vào đó thăm viếng đều có ý đồ xấu xa là không đúng. Vậy, đền thờ Quan âm Bồ tát đó, liệu mọi người vào đó thăm viếng, cầu khẩn đều là có ý đồ tốt đẹp cả chắc? Nhầm to.
Như vậy, ai trong ngôi đền đó không quyết định tốt, xấu cho hiện tại và tương lai mà nhân cách người cầu nguyện, nội dung cầu nguyện như thế nào mới quyết định cho hiện tại, tương lai.
Trung Quốc và Hàn Quốc coi đền Yasukuni là biểu tượng cho chủ nghĩa quân phiệt Nhật và thái độ phủ nhận quá khứ của Nhật Bản. Vì thế, bất kỳ nhà cầm quyền Nhật Bản nào vào thăm đền không cần biết mục đích gì, là Trung Quốc và Hàn Quốc ra sức phản đối, chỉ trích mạnh mẽ cho rằng Nhật Bản khiêu khích, “thách thức trật tự thế giới thời hậu chiến”...
Tại sao Trung Quốc, Hàn Quốc lại khắt khe với Nhật Bản đến vậy nếu như không muốn nói là duy trì quá lâu mối hận thù dân tộc? Chẳng lẽ trên khu vực Châu Á-TBD này chỉ mỗi Trung Quốc và Hàn Quốc bị Nhật Bản xâm lược thôi sao?
Vậy, tội ác ngàn đời mà các triều đại phong kiến Trung Quốc gây ra cho dân tộc Việt Nam, mà chỉ riêng triều đại nhà Minh thôi đã “độc ác thay! trúc Nam Sơn không ghi hết tội, dơ bẩn thay! nước Đông Hải không rửa sạch mùi” thì sao?
Vậy, tội ác man rợ tày trời của lính Pác Chung Hi gây ra với dân tộc Việt Nam trong chiến tranh thì sao?
Chẳng lẽ Việt Nam phản đối, chỉ trích bất kỳ ai vào thăm đền Vương Thông hay Liễu Thăng? Vô lý!
Tội ác mà Nhật Bản gây ra cho dân tộc Trung Hoa và Triều Tiên thì chẳng thấm vào đâu so với tội ác mà quân xâm lược gây ra cho dân tộc Việt Nam.
Ai xin lỗi, dân tộc Việt Nam đây? Ai bồi thường cho dân tộc Việt Nam đây? Và nếu có thì làm sao mà đến bù được máu?
Quá khứ chúng ta không quên nhưng không lấy nó để áp đặt cho hiện tại, chỉ những kẻ có dã tâm mới luôn đem chuyện quá khứ ra để điều chỉnh hành vi hiện tại. Quá khứ là lịch sử, đã là lịch sử thì đương nhiên cả tư tưởng, hành động cũng đều không tiên tiến, mới mẻ bằng hiện tại và chỉ có thể lấy đó làm bài học kinh nghiệm cho hiện tại, tương lai mà thôi.
Khép lại quá khứ để hướng tới tương lại là quy luật phát triển tất yếu của việc xây dựng lòng tin giữa các quốc gia.
Tiếc thay có những quốc gia dùng quá khứ để kích động hận thù giữa các quốc gia, dân tộc để đạt một mục đích chính trị của mình.
Ngôi đền Yasukuni không tạo ra tính “diều hâu”, “hiếu chiến”, “dân tộc chủ nghĩa”…(nếu có) của ông Shinzo Abe khi đến thăm mà trớ trêu thay tạo ra cho Thủ tướng Nhật Bản tư tưởng đó lại chính từ Trung Quốc.
Khách quan, chưa nói đến ai đúng ai sai trong việc Trung-Nhật tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông. Chỉ biết rằng trong vụ tranh chấp này thái độ hung hăng của Trung Quốc đã kích động tinh thần dân tộc chủ nghĩa của không những thủ tướng Nhật Bản mà cả nước Nhật Bản.
Trung Quốc nói trỗi dậy hòa bình nhưng ngân sách quốc phòng tăng hàng năm 2 con số. Cậy mạnh, đe dọa sử dụng vũ lực, Trung Quốc bất chấp, hung hăng đòi biến Biển Đông thành “ao nhà”, khống chế các tuyến hàng hải sống còn của Nhật Bản trên Biển Đông. Trung Quốc đòi chủ quyền ở Sekaku, đơn phương lập ADIZ trên Hoa Đông…Tất cả những hành động, mục đích đó đều đe dọa, thách thức đến chủ quyền an ninh Nhật Bản…
Từ năm 2010 đến nay, Nhật Bản đã chuẩn bị đủ mọi thứ cần thiết để đối đầu với Trung Quốc như, tái vũ trang, vô hiệu hóa điều 9 Hiến pháp…là những điều mà Trung Quốc cho rằng Nhật Bản đã phục hồi chế độ quân phiệt…và đang rất lo ngại.
Nếu đánh giá của Trung Quốc về Nhật Bản là đúng thì Thủ tướng Nhật Bản ông Shinzo Abe đi thăm đền Yasukuni hay không đi chẳng có gì quan trọng, chẳng thay đổi được gì nước Nhật Bản.
Vậy ông Abe đi thăm đền Yasukuni nhằm mục đích gì?
Thứ nhất là ông Shinzo Abe thăm đền là chỉ nhắm vào Trung Quốc (Hàn Quốc thừa biết) rằng: “Trước đây còn chút tình gì đó với nhau nên nể nang, bây giờ Trung Quốc và Nhật Bản chẳng còn gì để “vì nhau”, chẳng còn gì để mất thì việc gì mà phải giữ ý tứ cho rách việc”.
Thứ hai là, nếu như Trung Quốc thông qua phát ngôn của các tướng lĩnh “diều hâu”…như La Viện chẳng hạn, rằng “…Nhật Bản muốn đánh nhau thì dẫn xác đến”, hoặc, “Nhật Bản muốn hòa đàm thì được, còn đánh nhau thì tiếp”…thì đi thăm đền Yasukuni, ông Shinzo Abe cũng nhún vai mà rằng “Đã đến nước này thì Trung Quốc muốn chơi kiểu gì cũng chiều, chấp hết”.
Trung Quốc và Nhật Bản bây giờ giống như 2 kẻ điếc (nghĩa là không nghe được nhau, ai nói người nấy nghe).
Trung Quốc và Nhật Bản bây giờ là 2 cường quốc kinh tế, quân sự hùng mạnh trên thế giới.
Vì vậy cuộc chiến giữa họ xảy ra cũng là cuộc chiến khủng khiếp không có kẻ thắng người thua, cho nên, tốt nhất đừng đem ra để dọa nhau. Thử xem!