Thứ Năm, 26 tháng 1, 2017

Triển khai tên lửa đạn đạo xuyên lục địa sát biên giới Nga, Trung Quốc nhắm vào ai?


Không ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ, trừ Việt Nam, nhưng Nga thì không.
Vào hôm thứ 3 ngày 24/1 Global Times (Hoàn cầu Thời báo) một phụ trang của Nhân dân Nhật báo-Trung Quốc đã đăng tải tin và ảnh về việc Trung Quốc triển khai  lữ đoàn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) DF-41 tại tỉnh Hắc Long Giang cách biên giới Nga 300 km.
Tên lửa ICBM DF-41 của Trung Quốc, theo định danh của NATO là CSS-X-10, có tầm bắn lên đến 14.000km. DF-41 sử dụng nhiên liệu rắn, mang theo 10-12 đầu đạn hạt nhân cho các mục tiêu độc lập.
DF-41 của Trung Quốc nhắm vào mục tiêu nào?
Không nhắm vào Nga!
Một thực tế giờ đây giới quân sự Nga đã công nhận là tại vùng Đông-Bắc của Trung Quốc đã bố trí nhiều loại tên lửa tầm trung như DF-4, DF-21, DF-26 là đủ khả năng bay tới Nga. Tên lửa tầm trung này để tấn công Nga thì độ chính xác cao hơn, đe dọa nghiêm trọng hơn so với ICBM.
Trong khi đó, theo Nga thì ICBM là DF-41 của Trung Quốc triển khai tại đây, Đông-Bắc Trung Quốc, thì gần Mỹ hơn, chỉ cách New York 12.000km và xa thêm Moscow 6000km. Do đó, DF-41 không nhằm vào Nga. Đó là sự lý giải theo nguyên nhân kỹ-chiến thuật.
Về nguyên nhân chính trị, các chuyên gia Nga cho rằng, Nga và Trung Quốc là bạn bè, không ở trong trạng thái răn đe hạt nhân lẫn nhau như Nga-Mỹ. Trung Quốc và Nga có ký hiệp định năm 2001 là không xỉa tên lược vào nhau. Do đó, DF-41 tại Đông-Bắc Trung Quốc không nhằm vào Nga.
Quân sự can thiệp của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương
Để nhằm vào Mỹ, bố trí DF-41 tại vùng Đông-Bắc là hợp lý, nhưng DF-41 bố trí tại Tây-Bắc Trung Quốc thì nhằm vào ai?

Đó là chuyện bàn sau, hiện tại, chúng ta hoàn toàn đồng ý với các chuyên gia phân tích Nga về cơ sở chính trị, cơ sở kỹ-chiến thuật của lữ đoàn tên lửa DF-41 mà Trung Quốc bố trí tại vùng Đông-Bắc là không nhằm vào Nga. Vậy nó nhằm vào ai?
Nhằm vào Mỹ?
Việc triển khai, bố trí tên lửa DF-41 là một quá trình lâu dài, nó được Mỹ, Nga theo dõi từ lâu nhưng đến hôm nay Hoàn cầu Thời báo được phép tuyên bố vào thời điểm này là có lý do của nó.
Trước đó chính quyền của D.Trump đã có những hành động, tuyên bố gì ảnh hưởng đến Trung Quốc? Có 2 sự việc khiến Trung Quốc không thể chấp nhận được.
Một là D.Trump tuyên bố có thể xem lại quan điểm “một Trung Hoa” trong vấn đề Đài Loan.
Hai là tạo ra một ranh giới đỏ trên Biển Đông khi D. Trump đồng ý với tuyên bố của Ngoại trưởng đề cử, ông  Rex Tillerson,  khi được hỏi về quan điểm của chính quyền Trump trên Biển Đông trong buổi điều trần xác nhận  "Chúng ta sẽ phải gửi Trung Quốc một tín hiệu rằng…bạn truy cập tới những hòn đảo này là không được cho phép. "Cách duy nhất để chặn truy cập của Trung Quốc đối với các đảo mà họ chiếm trong vùng biển Nam Trung Quốc là Mỹ sẽ ban hành lệnh phong tỏa bằng hải quân, đó là một hành động chiến tranh”.
Có thể 2 vấn đề cực kỳ nhạy cảm này đã chấn động đến ngay “thần kinh trung ương” của Bắc Kinh.
Tại sao chính quyền D.Trump mới “chân ướt chân ráo” đã vội có những tuyên bố nguy hiểm và vô trách nhiệm “5 ăn 5 thua” như vậy? Tuyên bố mà về chính sách chỉ có hai hậu quả thực tế: thực thi, có nghĩa là xung đột, hoặc “võ mồm” thì có nghĩa tự hạ thấp uy tín của chính quyền mới với Châu Á. 
Lịch sử lặp lại?
Thông cáo chung Thượng Hải được ký giữa Mỹ-Trung Quốc sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ R.Nicxon năm 1972, có điểm nhấn mà Nga cần nhớ kỹ là, Đài Loan đã trở thành một con bài trao đổi giữa Mỹ-Trung Quốc. Liên Xô và Việt Nam đã trở thành kẻ bị hại, thua thiệt trong Thông cáo này.
Đó là câu chuyện lịch sử, nhưng hiện tại, chính quyền mới của Mỹ muốn gì với Trung Quốc qua con bài Đài Loan? Dư luận đang để ý và thấy rằng có những vấn đề lớn giữa 3 cường quốc Mỹ-Trung Quốc-Nga.
Trước hết, chẳng ai ngây thơ khi D.Trump lên làm Tổng thống Mỹ thì Nga-Mỹ sẽ bình thường hóa quan hệ. Nga vẫn là kẻ thù nguy hiểm mà bất kỳ ai lên làm tổng thống nước Mỹ cũng muốn tiêu diệt. Mỹ cần Trung Quốc để chống Nga. Do đó, cũng như trước đây, Mỹ buộc Trung Quốc phải lựa chọn hoặc Đài Loan hoặc chống Nga.
Không ngạc nhiên khi Global Times hô hào rằng, “Trung Quốc phải hiện đại hóa hạt nhân để không một quốc gia nào dám thác thức quân sự, rằng, mở rộng kho VKHN để buộc Mỹ phải tôn trọng…”
Mỹ chẳng có bất ngờ gì về hành động này của Trung Quốc mà có vẻ như Mỹ đang cần Trung Quốc công khai để vận động nguồn tài chính hàng trăm tỷ USD cho chính quyền của D.Trump khởi động quá trình hiện đại hóa lực lượng hạt nhân Mỹ sau 25 năm kể từ khi Liên Xô tan rã.
Liệu Trung Quốc vì Đài Loan, vì lợi ích cốt lõi trên Biển Đông mà sẵn sàng có với Mỹ một “Thông cáo Thượng Hải 2.0”?
Rõ ràng là Bắc Kinh không thèm đấu “võ mồm” với chính quyền của Tổng thống D.Trump…Trung Quốc đáp lại lập tức bằng cách triền khai ICBM tại vùng Đông-Bắc mà Nga cho rằng để nhằm về phía Mỹ.
Tuy nhiên, được biết là Trung Quốc đã triển khai 3 lữ đoàn tên lửa DF-41 trong đó có 1 lữ đoàn tại Tân Cương là vùng Tây-Bắc Trung Quốc. Vậy lữ đoàn tên lửa DF-41 này nhằm vào ai? Chắc là nhằm vào Pháp và Anh chăng?
Phản ứng của điện Kremlin, Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov tuyên bố:
 “Trung Quốc là đồng minh của chúng tôi, là đồng minh chiến lược, là đối tác của chúng tôi cả trong chính trị và trên bình diện  kinh tế-thương mại. Chúng tôi coi trọng mối quan hệ này. Đương nhiên, nếu thông tin này đúng sự thật, với hoạt động theo kế hoạch phát triển lực lượng vũ trang và xây dựng quân đội của Trung Quốc, chúng tôi không cảm nhận như là mối đe dọa với đất nước Nga”.

Nga có thể tự an ủi, đặt lòng tin vào Trung Quốc bao nhiêu tùy, nhưng người Nga nên biết là không ai hiểu Trung Quốc bằng Mỹ, trừ Việt Nam, nhưng Nga thì không.

Thứ Hai, 23 tháng 1, 2017

IS đã phạm sai lầm chiến lược!


Sau chiến thắng tại Aleppo, lực lượng mặt đất của Nga-Syria đã cần phải có thời gian để củng cố, vì để bảo vệ Aleppo, quân đội Syria (SAA) đã bị kéo căng ra khắp mặt trận. Đúng lúc đó, IS tấn công đánh chiếm Palmyra mà điểm quyết chiến chiến dịch là Căn cứ không quân T4.
Đây là hành động táo bạo, quyết đoán của Bộ tham mưu IS và bước đầu họ đã thành công, tuy nhiên, điểm quyết chiến chiến dịch T4 thì IS không dứt điểm được và thực tế là không thể vì VKS Nga và lực lượng thiện chiến của SAA kịp thời cơ động đến đã biến nó thành “cối xay thịt”.
Trước tình thế đó, IS đã rút ồ ạt lực lượng phía Tây Palmyra. Ở góc nhìn quân sự, thì đây là một quyết định đúng, bởi khi đã không còn yếu tố bất ngờ và lộ rõ ý đồ tác chiến trước đối thủ thì nên rút lui nếu không dứt điểm được mục tiêu. Rõ ràng, ít nhất, IS đã thắng Nga-Syria ở cấp độ chiến thuật.
Ở cấp chiến thuật, Nga-Syria đã bị động, lúng túng với lối đánh bất ngờ, áp sát và đặc biệt sử dụng “bom xe” của IS. Với lối đánh này cộng với ý chí “tự sát” đã khiến những lực lượng chưa phải là thiện chiến của SAA hoảng loạn, rất khó chống trả, vừa hạn chế tối đa sức mạnh của VKS Nga.
Tuy nhiên, theo dõi tình hình chiến sự, kể từ khi đụng độ với VKS Nga và SAA sau Aleppo ở cấp chiến dịch, chiến lược, Bộ tham mưu IS có vẻ như đã phạm 2 sai lầm nghiêm trọng.
Một là: Đánh giá sai sức mạnh của VKS Nga trong mối tương quan tấn công và phòng ngự, cố thủ.
IS rất có thế mạnh trong phòng ngự, cố thủ. Tại đây, IS thường lấy dân làm con tin “lá chắn sống” và buộc đối phương phải tiến hành một cuộc “chiến tranh đường phố” khiến cho không chỉ VKS Nga bất lực mà các hoạt động tác chiến cơ giới hiện đại cũng gặp bất lợi.
Nhưng, khi tấn công, muốn hạn chế khả năng của VKS Nga thì phải áp sát đối thủ và tất yếu khi gặp phải trận địa phòng ngự của SAA như tại T4 hay Dier ez-Zor thì chiến thuật của IS gặp phải một mâu thuẫn không thể giải quyết, đó là:
Nếu dùng đội hình lớn, dày, có sức đột kích mạnh để chọc thủng tuyến phòng ngự của SAA thì sẽ bị VKS Nga sẽ nghiền nát đội hình. Nhưng nếu áp sát để hạn chế VKS Nga thì đội hình tấn công mỏng, không có chiều sâu và tất yếu sẽ không đủ sức xuyên thủng tuyến phòng ngự…
Như vậy, mâu thuẫn giữa tập trung lực lượng để đột kích với phân tán lực lượng để tránh bị VKS tiêu diệt là không thể giải quyết, là lựa chọn cực kỳ khó khăn của IS.
Đó là lý do vì sao, cũng như tấn công căn cứ không quân T4 tại Palmyra, khi yếu tố bất ngờ đã không còn, IS càng đánh càng đuối sức, lực lượng bị tổn thất lớn dưới mưa bom của VKS Nga và chắc tại Dier ez-Zor, IS cũng không thoát khỏi tình thế này.
Hai là, đánh giá sai tình hình và thế bố trí lực lượng.
Bộ tham mưu của IS lẽ ra, thay vì rút khỏi Palmyra để dồn lực lượng củng cố Raqqa và bảo vệ Al Bab thì họ lại tiếp tục mở chiến dịch tấn công đánh chiếm Dier ez-Zor với một tham vọng lớn là để khống chế một khu vực trung tâm dầu mỏ của Syria kết nối với Palmyra.
Bản đồ tình hình phân bố lực lượng tại Syria đến ngày 24/1/2017

Sau trận Aleppo, IS đã trở thành đối tượng tác chiến của Nga-Syria, Thổ Nhĩ Kỳ, YPG và có khả năng kể cả Mỹ. Do đó củng cố, giữ vững Raqqa, Al Bab và nếu cả Mosul tại Iraq bằng lợi thế phòng ngự vốn có của mình thì IS vừa bảo toàn được lực lượng vừa không bị nguy hiểm tại Al Bab.
Rõ ràng, nếu như IS không tấn công Dier ez-Zor, rút lực lượng về bảo vệ Al Bab thì Nga-Syria chưa hẳn là tấn công Al Bab, bởi lẽ, Nga-Syria cũng đang cần IS ngăn chặn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại hướng này trong khi họ đang còn bận tâm làm sạch phiến quân quanh Damascus.
Khi Thổ Nhĩ Kỳ đã lộ rã dã tâm của mình với đất nước Syria thì Nga-Syria giải phóng Al Bab từ tay IS thì hợp lý, dễ dàng hơn nhiều lần từ tay quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Cho nên Nga-Syria không muốn Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Al Bab. Và tại sao Al Bab lại quan trọng như vậy thì chúng đã biết.
Có thể IS “buông” Al Bab để “chụp” Dier ez-Zor, nhưng đáng tiếc, Dier ez-Zor là nơi mà Nga-Syria quyết không thể để bị rơi vào tay IS bất cứ giá nào. Rõ ràng, IS đã chọn sai mục tiêu tấn công.
Rốt cuộc, nếu mất Al Bab và không dứt điểm được Dier ez-Zor thì IS sẽ còn lại vùng đất chiến lược nào? Sự lựa chọn thế trận của IS là không xác đáng. Tự họ đã kéo căng lực lượng và làm mất lợi thế tác chiến của mình.
Khi IS cố thủ trong một khu vực không có dân để làm lá chắn thì “lực lượng IS sẽ biến từ “dạng này sang dạng khác” chỉ là thời gian. VKS Nga sẽ hủy diệt không thương tiếc bất cứ khi nào muốn, nơi đó sẽ trở thành bãi thử vũ khí của Nga mà thôi.
Như vậy, có thể nói, IS trong thế trận tại Syria đã thắng Nga-Syria và cả quân đội Thổ Nhĩ Kỳ về cấp chiến thuật nhưng bại về chiến dịch, chiến lược.
Không thể nói rằng Nga-Syria đã bẫy IS tấn công Palmyra, Dier ez-Zor, bởi vì IS tấn công vào 2 khu vực này là một thất bại nặng về chiến thuật của Nga-Syria, nhưng trong những đòn tấn công của đối phương Nga-Syria đã biết lợi dụng để phản đòn.
Mưu là lừa địch, kế là điều động địch, buộc địch đánh theo cách đánh của ta…thì chứng tỏ Bộ tham mưu Nga-Syria đã dày dạn bản lĩnh chiến trận. Họ đã biến sự thất thế thành lợi thế để dành kết quả cuối cùng. 
“Thắng trong các trận chiến nhưng thua toàn bộ cuộc chiến” là bài học của Mỹ tại Việt Nam.

Trên khắp mặt trận, IS đang tấn công nhưng các đòn tấn công đang bị đuối dần, tổn thất ngày càng tăng, thời gian không ủng hộ IS.

Chủ Nhật, 1 tháng 1, 2017

Di chúc của chính quyền tổng thống Obama!


Dư luận thế giới hết sức ngạc nhiên khi chính quyền sắp mãn nhiệm của tổng thống Obama lại có những quyết định chống Nga rất quyết liệt mà người Nga cho là “hung hăng, điên cuồng và cay cú”.
Chẳng hạn, ngày 30/12, tổng thống Mỹ Obama ra lệnh trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga tại Mỹ.
Theo đó, thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ tổng cộng có 35 quan chức thuộc Đại sứ quán Nga ở thủ đô Washington DC và Tổng lãnh sự quán Nga tại San Francisco hoạt động không phù hợp với thân phận ngoại giao hoặc lãnh sự đã được yêu cầu rời khỏi nước này cùng với gia đình trong vòng 72 giờ.
Mỹ cũng đóng cửa hai cơ sở do Chính phủ Nga sở hữu tại thành phố New York và tiểu bang Maryland, bắt đầu từ chiều 30-12. Hai cơ sở này được cho là của tình báo Nga. 
Ngoài ra, chính quyền Tổng thống Barack Obama cũng công bố một loạt biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào hai cơ quan tình báo chủ lực của Nga là Cơ quan Tình báo Quân đội (GRU) và Cơ quan An ninh Liên bang (FSB), cùng 4 quan chức của GRU và 3 công ty cung cấp "hỗ trợ thiết bị" cho cơ quan này, cũng như 6 cá nhân liên quan tới chiến dịch tấn công mạng mà Mỹ cho rằng nhằm can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua.
Tổng thống Obama còn tuyên bố Mỹ sẽ thực thi các biện pháp trả đũa khác "vào thời điểm thích hợp", bao gồm cả các chiến dịch mật không cần công khai.
Không những thế, ông Obama còn kêu gọi các đồng minh của Mỹ cùng sát cánh để thực thi các biện pháp trừng phạt với Mỹ để đưa Nga "trở về con đường chính đạo" và không thực hiện các biện pháp gây bất ổn ở các nước khác.
Có thể nói “ngay cả khi bom gầm tại Việt Nam, ngay cả khi tình hình nghiêm trọng ở Trung Đông vẫn không có loại biện pháp trừng phạt ngoại giao vô trách nhiệm như vậy” (Zyuganov-TBT Đảng CS Nga).
Văn minh, lịch sự hay vì lợi ích quốc gia?
Vậy lý do gì mà các biện pháp trừng phạt mới chống Nga được tung ra khi chính quyền Mỹ hiện tại sẽ kết thúc nhiệm kỳ trong 18 ngày nữa?
Việc ra những quyết định có tính định hướng, ràng buộc chính sách đối ngoại của một chính quyền trong thời điểm sắp mãn nhiệm ở những quốc gia văn minh, dân chủ, lịch sự như Anh, Pháp, Mỹ…là rất hiếm thấy.
Bởi vì đó là hành động thiếu tôn trọng, gây áp đặt cho chính quyền mới, nó được coi như là di chúc của chính quyền cũ buộc chính quyền mới phải thực hiện quyền thừa kế mọi vấn đề và các hậu quả để lại.
Đáng buồn là tại nước Mỹ đã xảy ra tình cảnh này. Ở đây, tuy ông Obama không thất cử vì không tranh cử nhưng ông ta đã vận động hết mình, toàn tâm toàn ý cho bà H.Clinton với hy vọng nếu đắc cử, bà H.Clinton sẽ đi tiếp, rửa hận cho thất bại của mình.
 Đơn giản, dễ hiểu là đã 2 nhiệm kỳ nhưng chính quyền của Tổng thống Obama vẫn không “bẻ được răng con gấu Nga”. Mỹ-NATO chẳng làm gì được nước Nga, không những thế lại bị gấu Nga cho ăn những “cú tát” nẩy đom đóm tại Gruzia, Ucraine, Syria.
Và chính gấu Nga chứ không ai khác đã khiến cho chư hầu của Mỹ, trước đây Mỹ đặt đâu ngồi đấy, nay đã dám mặc cả, ra điều kiện với Mỹ để thỏa mãn lợi ích quốc gia cao nhất của họ. Vị thế Nga đã thách thức Mỹ trên bàn cờ địa chính trị thế giới.
Tiếc thay, bà H.Clinton thất cử, người thắng cử là ông D.Trump. Ông Trump không phải là bà H.Clinton cho nên chính sách đối ngoại của chính quyền mới của ông Trump sẽ khác ông Obama.
Phe cánh của Obama-H.Clinton cho rằng, ông Trump có chiều hướng thân Nga, sẽ kết nối với Putin, sẽ bình thường hóa quan hệ với Nga…chính vì thế, cay cú, không chấp nhận thất bại, họ tiến hành một chiến dịch nhằm đảo ngược kết quả bầu cử...khiến nước Mỹ có một thời gian hỗn loạn.
Kết quả cuối cùng là 18 ngày nữa, ông Obama phải bàn giao cho Tổng thống đắc cử D.Trump. Và như trên đã nói, trong bối cảnh đó, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Obama ra tay nhằm đạt mục tiêu kép.
Đó là, hành động chống Nga của chính quyền sắp mãn nhiệm của Obama với Nga đã làm cho quan hệ Nga-Mỹ vốn đã tồi tệ càng tội tệ hơn. Ông Obama muốn tăng độ quán tính chống Nga khi bộ máy của chính quyền ông ta ngừng hoạt động.
Rõ ràng là ra lệnh trừng phạt dễ dàng bao nhiêu thì thu lại lệnh đó khó khăn bấy nhiêu và không phải ngày một ngày hai mà nó cần phải qua một quá trình pháp lý lâu dài.
Vì thế, chính quyền của Tổng thống đắc cử D.Trump vẫn phải tiếp tục chịu trách nhiệm thực thi “di chúc” của chính quyền cũ để lại dù ông Trump có thân Nga bao nhiêu đi nữa. Ai đó cho rằng khi ông Trump vào Nhà Trắng là lệnh trừng phạt Nga được dỡ bỏ ngay là thiếu hiểu biết, mơ hồ.
Đây là cú ra đòn gỡ gạc cuối cùng của ông Obama vào Putin và nước Nga, đồng thời trói tay chân ông Trump, đặt ông Trump trên con tàu không có hệ thống phanh hãm, đang chạy theo quán tính trên đường ray chống Nga.
Các biện pháp trừng phạt trực tiếp chống lại Nga vào buổi “hoàng hôn của nhiệm kỳ” mục đích cuối cùng là áp đặt, làm suy yếu tính hợp pháp của Tổng thống đắc cử Donald Trump và lập trường chính sách đối ngoại của mình trong mối quan hệ với Moscow.
Các quyết định không chỉ gây nguy hiểm cho các mối quan hệ ngoại giao đang diễn ra giữa Washington và Moscow đang ở mức thấp nhất, mà nó còn bôi nhọ Tổng thống mới đắc cử và cố tình phá hoại quá trình chuyển đổi, cụ thể là sự gia nhập của Donald Trump tới Nhà Trắng.
Nga ra đòn ra sao?
Trước đây đã từng, khi Mỹ trục xuất 1 nhà ngoại giao Nga thì đáp lại, Nga trục xuất một nhà ngoại giao Mỹ, nhưng lần này thì Tổng thống Nga Putin bác bỏ đề xuất của ngoại trưởng Nga S.Lavrov. Putin không trục xuất bất cứ nhà ngoại giao Mỹ nào khiến nhiều người phán đoán sai về Putin.
Nếu như coi chính quyền của tổng thống Obama sắp mãn nhiệm như là đối thủ sắp chết, không đánh cũng chết thì  đòn đánh mà nó tung ra rất mạnh, rất quyết liệt, hung hãn…như là sự cùng quẫn, giãy chết. Putin sẽ xử lý như thế nào với đòn này?
Là con nhà võ, chắc chắn Putin tránh “tiếp chiêu” hung hãn, “không còn gì để mất” của đối thủ để giữ sức, để tránh bị thương vì sớm muộn gì đối thủ cũng sẽ chết hay sẽ biến khỏi sàn đấu.
Là đội bóng chắc Putin sẽ không cho cầu thủ của mình đáp trả với đối thủ khi đối phương cay cú, khiêu khích, để tránh bị thẻ phạt, chấn thương, làm sứt mẻ lực lượng cho trận đấu tới.
Là chính trị gia, Putin không bị cuốn vào hành động “ngoại giao vô trách nhiệm” làm phá vỡ quan hệ đối ngoại 2 quốc gia, không quan tâm đến hoạt động ngoại giao theo “kiểu bếp núc”.
Là tổng thống, Putin không cần quan hệ với một tổng thống “vịt què”, không làm trầm trọng thêm tình thế, gây khó cho quan hệ Nga-Mỹ thời Putin-Trump đang chuẩn bị khởi động.
Các trang mạng, báo chí Nga và báo chí Mỹ-PT đều bái phục Putin bao nhiêu thì coi hành động của Obama là hạ sách bấy nhiêu. Ngay tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cũng phải khen cách xử lý của Putin thông minh là không phải đơn giản.
Bộ ngoại giao Mỹ im lặng không bình luận, Nhà Trắng thì “chúng tôi không có câu trả lời cho những quảng cáo Nga”.

Vậy thì “Nga đang quảng cáo” điều gì mà thế giới đều tấm tắc khen? Chắc chắn nó phải là một sản phẩm hoặc một tư tưởng rất có giá trị. OK Nga!