Thứ Tư, 19 tháng 5, 2021

Đối đầu Nga-Mỹ trong cuộc chiến “chặn đường ống dẫn khí đốt”

 

Nga đã thắng tuyệt đối Mỹ trong cuộc chiến khí đốt trên chiến trường châu Âu.

Tại sao chúng tôi gọi “chặn đường ống dẫn khí đốt” là một cuộc chiến giữa Nga và Mỹ? Bởi lẽ, Nga và Mỹ đã xảy ra 2 trận chiến “chặn đường ống dẫn khí” với nhau nhằm mục tiêu “hất cẳng” nhau ra khỏi thị trường khí đốt châu Âu.

1, Trận đầu tại Syria, Nga đi quân trước…

Vào năm 1999, lúc đó Mỹ đang còn là một bá chủ thế giới, là người chơi chính, lớn và độc quyền tại Trung Đông đã đề xuất với chính quyền Damascus xây dựng một đường ống dẫn khí từ Qatar đi qua Syria đến châu Âu. Tuy nhiên, trung thành với bạn bè, để bảo vệ quyền lợi của Nga, tổng thống Syria Bashar Assad không chấp nhận.

Vậy là, năm 2011, Mỹ-phương Tây tiến hành tổ chức lật đổ chính quyền Bashar Assad theo một câu khẩu hiệu được các chư hầu Mỹ hô vang “Assad must go!”. Hơn 60 quốc gia theo lệnh Mỹ với chiêu bài chống khủng bố can thiệp vào Syria.

Kết quả là quân đội của Tổng thống Bashar Assad bị chúng dồn về phía biển Địa Trung Hải trong một khu vực còn 30% diện tích Syria và “ngày của Assad đã được đếm số”.

Trước tình thế đó, chính quyền Assad yêu cầu Nga giúp đỡ và Nga đã động binh vào ngày 30/9/2015 như đã biết.

Nga động binh nhằm đạt 2 mục tiêu:

Thứ nhất là chặn quân khủng bố từ xa, vì Nga xác định nếu như Syria bị Mỹ-phương Tây tạo ra giống Lybia, quân khủng bố lật đổ được chính quyền thì sớm hay muộn nhưng tên khủng bố các loại này sẽ đến biên giới Nga. Quan điểm của Nga là diệt quân khủng bố tại hang ổ của chúng hơn là tìm diệt từng tên trên đường phố Nga.

Thứ hai là chặn đường ống dẫn khí đốt từ Qatar (Trung Đông) đi qua Syria đến châu Âu.

Quả thật, lúc đó, đúng như Tổng thống Mỹ Obama đã nói “Nga là một trạm xăng”, bởi gần 60% GDP của Nga thu được từ nguồn bán dầu khí, trong đó nguồn cung cấp cho châu Âu chiếm hơn 45%. Vì vậy, nếu đường ống Qatar (Trung Đông) – Syria – châu Âu được kết nối thì lập tức Nga sẽ bị Mỹ-PT hất cẳng ra khỏi thị trường này.

Đến đây hãy chú ý một chút về Ukraine. Năm 2014, Mỹ-PT thực hiện Maidan dựng nên một chính quyền của Mỹ. Ngoài các mục tiêu chiến lược Mỹ đặt ra thì ai cũng biết Nga cung cấp dầu khí cho châu Âu chủ yếu qua hệ thống đường ống trung chuyển Ukraine. Do đó, khi đường ống dẫn khí từ Trung Đông qua Syria đến châu Âu được kết nối là lúc chính quyền Kiev được lệnh phá hoại gây rối đường ống Nga tại đây.

Rõ ràng mọi tuyến dẫn khí của Nga đến châu Âu bị chặn. Lúc đó, nước Nga tiếp tục tan rã như Liên Xô. Mỹ-PT có âm mưu trí tuệ với Nga lắm chứ không phải dạng vừa…

Chính vì vậy Nga phải ra tay can thiệp tại Syria để bảo vệ nền kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi của mình, nếu không thì như Tổng thống Mỹ Obama nói: “Sẽ xé nền kinh tế Nga ra từng mảnh”.

Và kết quả thì “Syria sống lâu!”…Nga đã chặn thành công đường ống dẫn khí mà Mỹ-Phương Tây muốn xây dựng qua Syria. Tỷ số 1 – 0 nghiêng về Nga.

Trận đấu thứ 2, Mỹ đi quân trước…

Nghĩ lại thật thú vị, nếu như tại Syria, Nga quyết tâm chặn đường ống dẫn khí từ Qatar qua Syria thì tại biển Baltic, Mỹ lại tìm cách chặn đường ống dẫn khí đốt Nga-Đức trong dự án Nord Stream-2.

Đơn giản là, nếu như dự án Nord Stream-2 (SP-2) thành công thì khí sạch, giá rẻ của Nga sẽ chiếm thị trường châu Âu, đánh bật khí LNG đắt đỏ của Mỹ ra khỏi. Châu Âu sẽ gắn bó, phụ thuộc với Nga hơn với Mỹ tạo ra một cục diện địa chính trị quá xấu cho Mỹ.

Diễn biến: Mỹ tìm mội cách ngăn chặn bằng các lệnh trừng phạt với bất kỳ công ty, quốc gia nào hợp tác với dự án SP-2. Sự trừng phạt là nghiêm khắc đến mức nhiều công ty, quốc gia phải “bỏ cuộc”. Tất cả các biện pháp ngăn chặn mà Mỹ đưa ra một cách có hệ thống, năm này qua năm khác, chống lại Nord Stream-2 dừng việc xây dựng. Tình thế có lúc đã dừng trong một năm…buộc Nga phải tự mình chuẩn bị khâu kỹ thuật trong lắp đặt và phương tiện.

Đáng tiếc, không như Nga ở Syria “làm” 1 ngày bằng Mỹ-NATO “làm” trong 4 năm, các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã không có tác dụng hiệu quả. Và cho đến thời điểm này, không còn trở ngại nào đối với dự án SP-2 khi Thủ tướng Đức tuyên bố:

 “Do sản lượng khí đốt ở châu Âu đang suy giảm nhanh chóng, ngày càng cần nhiều khí đốt tự nhiên từ Nga. Do đó, nhiệm vụ chính hiện nay là khởi động Nord Stream 2 càng sớm càng tốt. Đường ống sẽ tăng gấp đôi nguồn cung cấp cho Đức qua Biển Baltic. Các nhà chức trách ủng hộ dự án mà không cần quan tâm đến lệnh trừng phạt của Mỹ”.

Cơ quan Hàng hải Liên bang Đức và Quản lý Thủy văn (BSH) quyết định cấp phép cho dự án lắp đặt đường ống trong vùng EEZ của Đức từ ngày 17/5. Và theo tính toán vào ngày 15/6 sà lan đặt ống bằng định vị neo “Fortuna” sẽ kết thúc nhiệm vụ, 15 ngày sau, 30/6, tàu đặt ống bằng định vị động “Akademik Chersky” cũng hoàn thành.

Như vậy có thể nói ngay bây giờ mà không cần chờ trận đấu kết thúc là Nord Stream-2 sẽ thành công và không ai có thể ngăn chặn được Mỹ đã thất bại trong trận đấu này. Khán giả đã rời khán đài (Mặc dù các kho chứa trống rỗng nhưng người châu Âu không mua vì chờ khí từ Nord Stream-2 sắp tới có giá rẻ hơn nhiều với giá mua ngay bây giờ).
Tỷ số chung cuộc 2 cho Nga và 0 cho Mỹ.

Nord Stream-2 chính thức “chốt hạ”! (tiếp theo)

 

Nga không có gì để nói với Mỹ về dự án Nord Stream-2

Với sự ngăn chặn của Mỹ cùng với sự chống phá điên cuồng của Ba Lan, Ukriane, các quốc gia vùng Baltic…có thể nói, hôm nay việc hoàn thành Nord Stream-2 (SP2) là không thể đảo ngược. Nord Stream-2 nhất định phải hoàn thành.

Hai trở ngại cuối cùng…

1, Về kỹ thuật: Điểm vượt qua nhau giữa Nord Stream-1 và Nord Stream-2. Hai đường ống này có 2 điểm giao nhau (vượt qua nhau). Điểm giao thứ nhất đã được Thụy Sỹ giải quyết, điểm giao thứ hai thì Thụy Sỹ bị Mỹ đe trừng phạt nên giao lại cho người Nga giải quyết.

Vượt qua nhau của 2 đường ống không đơn giản, bạn phải đổ đất đá, hoặc làm “cầu vượt”…nếu muốn, tuy nhiên, một công việc như vậy sâu dưới đáy biển không phải là đơn giản…

2, Về chính trị: Các vụ kiện của hai tổ chức môi trường Đức Deutsche Umwelthilfe (DUH) và Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Đa dạng Sinh học (NABU) chống lại SP-2, thách thức sự cho phép của Cơ quan Hàng hải Liên bang Đức và Quản lý Thủy văn (BSH) cho việc hoàn thành đoạn đường ống dẫn khí chưa hoàn thành trong vùng đặc quyền kinh tế của Đức.

Lý do, DUH và NABU cho rằng nó “gây ra mối đe dọa đối với thiên nhiên và động vật biển, phá hủy môi trường sống của các loài “chim” dưới đáy biển với diện tích hơn 16 sân bóng đá”. BSH đã bác bỏ những tuyên bố này là không có căn cứ. Hai tổ chức hiện đã nộp đơn lên Tòa án Hành chính Hamburg.

…Nord Stream-2 cứ tiến!

Không còn trở ngại chính trị.

Hôm qua, 17/5, Bộ Kinh tế Đức cho biết: Do sản lượng khí đốt ở châu Âu đang suy giảm nhanh chóng, ngày càng cần nhiều khí đốt tự nhiên từ Nga. Do đó, nhiệm vụ chính hiện nay là khởi động Nord Stream 2 càng sớm càng tốt. Đường ống sẽ tăng gấp đôi nguồn cung cấp cho Đức qua Biển Baltic. Thủ tướng Đức, Angela Merkel nhấn mạnh: các nhà chức trách sẽ ủng hộ dự án mà không cần quan tâm đến các lệnh trừng phạt của Mỹ.

Tiếp theo, sau khi DUH và NABU đã có quyết định từ tòa án đình chỉ giấy phép hoạt động do BSH cấp cho đến cuối tháng 5 thì BSH ra quyết định cho phép dự án hoạt động đặt đường ống trong Vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Đức từ ngày 17/5.

Thực tế Tòa án ra quyết định đình chỉ xây dựng đường ống trong EEZ có hiệu lực đến hết tháng 5 cũng chỉ mang tính biểu tượng, vì trong thời gian tháng 5, “Fortuna” – Sà lan đặt ống theo định vị neo và “Akademik Chersky” – tàu đặt ống theo định vị động đang hoạt động tại vùng EEZ Đan Mạch.

Và cuối cùng là kỹ thuật vượt qua nhau của 2 đường ống thì Nga đã tính trước, tàu “Akademik Chersky” dư sức làm việc này.

 Như vậy có thể nói, dự án Nord Stream-2 đã đến lúc không có biện pháp nào ngăn chặn nữa. Theo kế hoạch, ngày 15/6, sà lan đặt ống “Fortuna” sẽ hoàn thành nhiệm vụ và “Akademik Chersky” chậm hơn, sẽ kết thúc vào ngày 30/6.

Những điều kỳ lạ…

Đức đang đẩy lùi một cách kiên định và có hệ thống mọi nỗ lực của Mỹ nhằm đóng cửa dự án. Không có lời đe dọa nào hiệu quả, và ngay cả việc khiêu khích với Navalny cũng không hiệu quả. Nhưng tại sao, thực tế không phải là Đức là vệ tinh của Mỹ? Nhưng gần như lần đầu tiên sau nhiều năm, người Đức thể hiện chủ quyền của mình và không phục tùng người Mỹ.

Bạn nói rằng Đức chỉ đơn giản là không muốn mất một dự án mang lại lợi nhuận cho mình. Tất nhiên là vậy, nhưng mất thị trường Mỹ còn đau hơn nhiều. Con số này lớn hơn nhiều so với những tổn thất có thể có từ dự án SP-2, nhưng không có gì, quân Đức chấp nhận “đôi công”…

Dù sao thì Đức cũng là đầu tàu EU nên Mỹ không thể ra tay mạnh, nhưng Đan Mạch? Ít ai tin rằng Đan Mạch sẽ cho phép đặt đường ống dẫn khí trong EEZ của mình. Tất nhiên, về lý thì họ không có lý do gì để từ chối, nhưng tìm ra một “nạn nhân chất độc Novichok” là không khó…

Không chỉ thế, theo các quy tắc của Đan Mạch, chỉ những tàu có định vị động mới có thể đặt đường ống. Vì vậy, “Fortune” không thể hoạt động ở đó. Nhưng một điều kỳ diệu đã xảy ra: Đan Mạch đã ân cần tạo ra một ngoại lệ cho Fortune. 

Vậy, nếu sự ngoan cố của Đức là điều dễ hiểu, là bên tham gia trực tiếp và hưởng lợi thì Đan Mạch, tại sao lại đi ngược lại Mỹ?

Té ra bây giờ chúng ta mới vỡ vạc ra nhiều điều là tại sao Nga chỉ công bố toàn châu Âu chỉ có 1 quốc gia không thân thiện (Kẻ thù) là Cộng hòa Séc.

Và cuối cùng, cuộc gặp cấp cao giữa 2 tổng thống Nga và Mỹ diễn ra vào giữa tháng 6/2021 tại đâu chưa rõ, nhưng để chuẩn bị cho cuộc gặp này, Ngoại trưởng Mỹ Anthony Blinken tại cuộc gặp với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov muốn “thảo luận về Nord Stream 2 và việc đạt được quan hệ ổn định hơn giữa hai nước”.

Nhưng Nga không có gì để nói với Mỹ về Nord Stream-2. Để đạt được “mối quan hệ ổn định giữa 2 nước” Mỹ nên quên đi chủ đề “Nord Stream-2”. Đã đến lúc người Mỹ phải hiểu rằng ngày nay không phải là năm 1918 hay năm 1945, khi họ can thiệp vào cán cân quyền lực của châu Âu. Thế giới đã thay đổi. Sự thô bạo của Mỹ coi các đối tác EU của mình như chư hầu đã qua. Mỹ không phải là bá chủ thế giới.

Nord Stream-2 sắp hoàn thành và chắc chắn hoàn thành, và nếu như có cuộc gặp cấp cao Nga-Mỹ vào giữa tháng 6 thì thử xem trong cặp của Tổng thống Nga Putin có gì?...

Nord Stream-2: Trận quyết chiến chiến lược Nga-Mỹ

 

Nord Stream-2 thành công hay thất bại cho biết thế giới đã đang là đơn cực hay đa cực…

Không thể phủ nhận là Nga và Mỹ đang có những chiến lược (nghệ thuật, cách thức) sử dụng quyền lực (quân sự, kinh tế) để gây ảnh hưởng chính trị lên toàn châu Âu. Đây, gọi là một “cuộc chiến địa chính trị” Nga – Mỹ, mà khi đã gọi là một cuộc chiến thì đôi bên không từ một biện pháp, thủ đoạn nào để dành chiến thắng.

Một trong trận quyết chiến chiến lược của cuộc chiến địa chính trị này là Nord Stream-2 (đường ống dẫn khí đốt từ Nga đến Đức viết tắt là SP2). Tại đây, Mỹ quyết phá bằng mọi cách còn Nga thì bằng cách quyết xây…

Tuyến Nord Stream-2 là mục tiêu kinh tế hay chính trị?

V.I. Lenin định nghĩa: “chính trị là sự biểu hiện tập trung của kinh tế”. Còn chiến tranh (quân sự) chỉ là bước phát triển tiếp theo của chính trị. Nói cách khác chiến tranh chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị, rốt cuộc, chính trị, quân sự thuộc phạm trù kinh tế.

Người Nga tuyên bố rằng, họ xây dựng đường ống dẫn khí là chỉ mục đích kinh tế, nghĩa là để bán khí đốt cho châu Âu, thế thôi.

Mỹ tuyên bố rằng tuyến SP-2 có độc quyền về khí đốt, do vậy, về chính trị nó cho phép Nga củng cố mạnh mẽ vị thế của mình ở châu Âu (cả phương Tây, nơi tiêu thụ khí đốt chính của Nga và phương Đông, nơi khí đốt của Nga được trung chuyển).

Nếu căn cứ theo định nghĩa của V.I.Lenin thì tuyên bố của Mỹ không có vô lý chút nào. Tuy nhiên, nếu như có sự vô lý thì điều vô lý ở đây là: Vậy châu Âu không muốn Nga củng cố vị thế của họ ở châu Âu thì liệu châu Âu mà cụ thể là EU có nghĩ rằng, mối quan hệ của mình với Mỹ thì sao? Họ không phụ thuộc vào Mỹ? Họ là “đồng minh” chứ không phải là “chư hầu”?...

Vì thế điều rút ra ở đây là: “không có bữa trưa nào miễn phí”, Nga hay Mỹ cũng thế thôi, khi bạn đã mua, đã là khách hàng thì luôn có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, vấn đề là bên nào hàng tốt, rẻ (chất lượng) và tin cậy thì hợp đồng, phần còn lại là cạnh tranh của những người bán là Nga-Mỹ.

Về kinh tế, Nga không cần Nord Stream-2

Nga không bao giờ bỏ trứng vào một giỏ trong các vấn đề chiến lược. Vấn đề khí đốt cũng đã được Điện Kremlin giải quyết một cách toàn diện.

Thứ nhất, ngoài các đường ống dẫn khí đốt đi qua Đông Âu, các đường ống dẫn khí đốt đã được xây dựng dẫn Nga đến thị trường châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản).

Thứ hai, các công ty sản xuất khí đốt của Nga đã tăng đáng kể (gấp ba lần chỉ trong ba năm qua) sản lượng LNG của họ và tiếp tục tăng công suất và xây dựng một đội tàu chở khí có khả năng cung cấp LNG cho người tiêu dùng quanh năm bằng Tuyến đường Biển Phương Bắc.

Tất cả những điều này cùng nhau tạo cơ hội cho việc điều động nhanh chóng nguồn cung cấp khí đốt cho một thị trường có lợi hơn. Trong khi châu Á, nơi giá giao ngay thường xuyên cao hơn giá châu Âu, cho nên, các hãng vận chuyển LNG của Nga hướng đến nơi có giá cao hơn. 

LNG, mặc dù đắt hơn so với khí đường ống, nhưng nó có lợi thế là việc điều động theo các hướng và khối lượng cung cấp dễ dàng hơn thay vì hướng cố định như đường ống. Ngoài ra, LNG của Nga vẫn rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Thực tế cho thấy, tổng lượng khí đốt chảy dọc theo các tuyến đường thay thế, được tiêu thụ trong nước và chuyển đến các bến LNG, cho phép Nga từ bỏ Nord Stream 2 mà không bị thiệt hại đáng kể, bởi vì, trong khi EU vẫn phải mua LNG của Nga trên thị trường giao ngay, nhưng tất nhiên, sẽ đắt hơn đường ống theo hợp đồng dài hạn.

Chính vì những lý do trên mà Gazprom đã ám chỉ với các đối tác châu Âu rằng họ đã sẵn sàng từ bỏ SP-2, vì bản thân các đối tác EU coi dự án như thể Gazprom cần nó chứ không phải chính họ. Ở cấp nhà nước trong EU, chỉ có Đức bảo vệ SP-2 nhưng không phải lúc nào cũng nhất quán. Những người còn lại thì giả vờ rằng đây không phải việc của họ...

Rõ ràng nếu ở góc độ kinh tế thì Gazprom bỏ lâu rồi, nhưng ở góc độ chính trị thì Điện Kremlin không cho phép.

Nord Stream-2: Đối đầu ý chí chính trị Nga-Mỹ

Nếu Gazprom ngừng xây dựng SP-2 ngày hôm nay và chờ đợi thời điểm tốt hơn là cấp độ một doanh nghiệp, thì đối với cấp độ nhà nước Nga, một quyết định như vậy là không thể chấp nhận được với Điện Kremlin – Putin. 

Ai cũng biết, SP-2 luôn bị Mỹ gây áp lực, cấm vận…nghĩa là Mỹ không từ bất kỳ một biện pháp nào để ngăn chặn Gazprom-Nga hoàn thành SP-2. Nếu Gazprom-Nga dừng dự án thì trong con mắt của thế giới, đây sẽ là một thất bại của Nga khi đối đầu trực tiếp với Mỹ. 

Theo đó, không chỉ quyền lực chính trị của Điện Kremlin sẽ bị suy giảm mà còn cả các khả năng phát triển thương mại và hợp tác kinh tế và không chỉ theo hướng châu Âu mà các khu vực khác nếu như khi Mỹ muốn, quyết tâm can thiệp…

Mặt khác, đây là một điểm quan trọng: Khi quyết định ký kết các hợp đồng quan trọng mang tính chiến lược với ai, cả nhà nước và công ty tư nhân đều phải tính đến những rủi ro chính trị có thể xảy ra. Nếu bạn hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng của mình, bất kể điều gì, thì hợp đồng sẽ được ký kết với bạn. Nếu một dự án có nguy cơ bị phá vỡ vì chính trị mà bạn thì có vẻ dễ bị tổn thương về mặt chính trị, đương nhiên, ưu tiên sẽ được dành cho người khác.

Nếu dự án SP-2 được hoàn thành thì cả thế giới sẽ thấy rằng, sức mạnh Mỹ cũng chỉ đến thế thôi…Thế giới không còn là đơn cực mà là đa cực.

Vì vậy, dự án SP-2, bản chất của nó không chỉ là kinh tế thuần túy, nó mang lại những rủi ro chính trị đáng kể cho cả hai bên, bên xây (Nga) và  bên phá (Mỹ). Và chính điều này làm tăng chi phí, cường độ quyết liệt, không khoan nhượng trong cuộc đấu Nga-Mỹ về SP-2. 

Không phải ngẫu nhiên mà từ năm ngoái các tàu của Hải quân Nga và hiện giờ là Hạm đội Baltic-Nga đã phải yểm trợ cho các tàu đang rải ống, bảo vệ chúng trước các hành động khiêu khích của Mỹ…Điều này nói lên sự hoàn thành SP-2 có ý nghĩa chính trị quan trọng như nào với Nga – Mỹ.
Mời các bạn xem tiếp phần 2: Nord Stream-2 chính thức "chốt hạ".
Và cũng chuyên đề này phần 3: Thắng tuyệt đối Nga 2, Mỹ 0 (2-0)

Thứ Hai, 17 tháng 5, 2021

Vòm Sắt Israel bị “toang” bởi chiến thuật của người Palestine!

 

Trong cuộc chiến công nghệ tên lửa, một đất nước có chiều sâu chiến lược hẹp như Israel an ninh luôn bị đe dọa…

Đầu tiên phải khẳng định 2 điều sau:

1, Hệ thống phòng không Iron Dome (Vòm Sắt) là một hệ thống phòng không chiến thuật chống tên lửa, rocket…của Israel thuộc loại tốt nhứt trên thế giới. Nó đã từng kinh qua trận chiến với hiệu quả chiến đấu cao. Cỡ như Mỹ mà cũng phải bỏ tiền ra mua 2 hệ thống Iron Dome thì biết nó tiên tiến ra sao rồi đấy. Cho nên, ai đánh giá thấp Vòm sắt là “điếc không sợ súng”.

2, Mối quan hệ giữa chiến thuật và công nghệ trong tác chiến của chiến tranh hiện đại công nghệ cao: Nếu những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể và ngược lại những gì mà chiến thuật không thể thì công nghệ có thể.

Kinh nghiệm xương máu của người Palestine…

Vòm sắt là hệ thống đánh chặn cuối cùng các loại tên lửa, rocket tự chế (qassam) của 2 đối tượng tác chiến trực tiếp gần gũi là Hamas (Phong trào kháng chiến Hồi giáo Palestine) và Hezbollah (Lebanon) phóng vào lãnh thổ Israel.

Ra mắt sử sử dụng lần đầu tiên bằng việc bắn rơi 8 Grad của Hamas bắn từ dải Gaza. Quân đội Isarel xoa tay tuyên bố Hệ thống Vòm sắt có hiệu quả chiến đấu tuyệt đối.

Năm 2011, sau khi Vòm sắt được chính thức thông qua, Palestine tổ chức 229 cuộc tấn công, phóng vào Israel 386 quả Qassam. Kết quả trong 386 Qassam, Vòm sắt chỉ chặn được 34 quả, hiệu suất khoảng 10%...

Năm 2012 trong chiến dịch “Cloud Pillar” Vòm sắt đánh chặn được 421 Qassam với hiệu suất chiến đấu được công bố là 85%. Đây là một thành công lớn nhất tạo ra thương hiệu “Vòm sắt”.

Đặc biệt năm 2014, Hamas phóng vỏa Israel gần 4000 quả Qassam trong thời gian 50 ngày theo cách vài chục quả mỗi ngày, nhưng hoàn toàn thất bại trước Vòm sắt. Trận chiến này Israel toàn thắng.

Rõ ràng, dù nói gì thì nói, các loại tên lửa, rocket tự chế của người Palestine đã tỏ ra bất lực, không gây ra mối đe dọa lớn cho an ninh Israel vì họ có Vòm sắt là không thể phủ nhận.

Sau chiến dịch này, phải mất 7 năm sau, người Palestine mới nghiên cứu những lỗ hổng công nghệ (tử huyệt) của Vòm Sắt để sử dụng chiến thuật hợp lý, đổi mới tư duy tác chiến, cải tạo sản xuất vũ khí mới có tầm bắn xa hơn…Và thật thông minh, họ đã tìm ra và thực hiện đúng theo phương châm tác chiến: “những gì công nghệ không thể thì chiến thuật có thể”.

Phát hiện tử huyệt của Vòm sắt!

Trước khi chiến dịch, Hamas đã mất nhiều thời gian và từ kinh nghiệm xương máu các chiến dịch trước, trong chiến dịch “Jerusalem Sword”, Hamas đã phát hiện ra 2 lỗ hổng công nghệ (tử huyệt) cơ bản của Vòm sắt để khoét sâu vào bằng chiến thuật…

Tử huyệt thứ nhất, mỗi một hệ thống Vòm sắt chỉ quản lý và khả năng đánh chặn 125 mục tiêu, phóng hết cơ số trong vòng 10 phút.

Tử huyệt thứ hai, sau khi “xuất” trong 10 phút, Vòm sắt phải nghỉ lấy hơi, thời gian nghỉ có báo viết là 2-3 giờ để nạp pin, có báo viết là mất 30 đến 80 phút, nên chúng ta lấy con số thấp nhất là từ 30-80 phút.

Tử huyệt thứ 3, Hamas biết việc cơ động hệ thống Vòm sắt rất hạn chế vì nó phải được bật liên tục và nếu một pin của bệ phóng này bị lỗi thì không thể thay thế bằng pin của bệ phóng khác…

Sử dụng chiến thuật nhắm vào tử huyệt…

1, Đối với tử huyệt thứ nhất: Được biết, Israel có khoảng 14 hệ thống Vòm sắt, bố trí tại 2 hướng Gaza và bờ Tây Jordan, mỗi hướng có 6-7 Vòm sắt và tại dải Gaza thì hệ thống Vòm sắt có thể bắn chặn thành công (trên lý thuyết) chừng 7x125=875 mục tiêu. Như vậy, nếu số lượng Qassam của Hamas phóng ra lớn hơn 875 quả và salvo (phóng loạt cấp tập) thì Vòm sắt của Israel chỉ có thể ngước nhìn quả tên lửa thứ 876 trở đi…

2, Đối với tử huyệt thứ hai, sau khi “xuất” hết Tamir diệt 875 mục tiêu trong 10 phút thì Vòm sắt phải nghỉ để nạp năng lượng, thời gian là 30-80 phút. Đây là thời gian “chết giấc” của Vòm sắt mà trong khoảng thời gian đó, tên lửa của Hamas có thể bay vào phòng ngủ của vợ chồng Thủ tướng nếu như nó bay chính xác mà không ai quan tâm. 30 phút là quá đủ.

Diễn biến cuộc chiến giữa Hamas và Israel cho thấy, Hamas đã sử dụng một chiến thuật khác trước, Hamas phóng cấp tập, liên tục, như tối ngày 11/5 có khi phóng 135 quả chỉ trong 5 phút. Đặc biệt lưu ý là Hamas “cố tình” phóng Qassam về hướng mà biết chắc Israel bố trí hệ thống Vòm sắt. Tính đến nay Hamas đã phóng gần 2000 Qassam về lãnh thổ Israel

Với chiến thuật này, người Palestine buộc Israel phải đối phó, xử lý ngay và luôn là sử dụng hết công suất, năng lực của hệ thống Vòm sắt để đánh chặn các Qassam mà không còn cách nào khác, tạo ra một màn pháo hoa trên bầu trời dải Gaza…

Israel vốn thông minh nhưng do ngạo mạn, chủ quan đã vô tình “chơi theo lối chơi” của Palestine áp đặt.

Và kết quả, Israel bị ăn hai đòn hiểm, (1) số lượng tên lửa Tamir của Vòm sắt dùng không đúng mục đích, cứ vơi dần trong kho, có nguy cơ cạn kiệt và (2) là để lộ ra một tử huyệt cực kỳ nguy hiểm khiến cho toàn bộ hệ thống Vòm sắt bị toang…Đó là: Thời gian “chết giấc” của Vòm Sắt cho phép Hamas sẽ tung ra tên lửa có tầm bay xa, công phá mạnh, độ chính xác cao đến những vị trí mình muốn mà không bị đánh chặn.

Quả thật là về công nghệ, không ai có thể phủ nhận sự tiên tiến hiện đại của hệ thống đánh chặn chiến thuật của Vòm Sắt. Tuy nhiên, công nghệ không phải là chiến thuật. Hệ thống Vòm Sắt của Israel trứ danh đã bị chiến thuật người Palestine chọc thủng.

Bạn không tin và nghi ngờ về điều này? Vậy hãy trả lời câu hỏi là, nếu như Vòm Sắt có hiệu quả 90% thì việc gì Israel hốt hoảng, run lên, đe dọa sử dụng bộ binh tấn công vào dải Gaza, đúng không? Tại sao họ không biểu diễn “bắn pháo hoa” trên vùng trời Trung Đông cho thế giới chiêm ngưỡng?
Nhưng liệu Israel có xua quân sang dải Gaza không? Hầm ngầm chằng chịt dưới mặt đất và cơ giới-điểm mạnh của Israel không thể phát huy trong thành phố là cơn ác mộng của quân lính Israel nếu như tràn sang...

Thứ Tư, 12 tháng 5, 2021

Ra đòn nhanh như chớp, Nga một lần nữa khiến Mỹ-NATO “sấp mặt”!

 

Không phải ngẫu nhiên mà trong Thông điệp Liên bang ngày 21/3 của Tổng thống Nga Putin có dành thời gian nói về vụ đảo chính quân sự tại Belarus. Tất nhiên, ngoài ý nghĩa chính trị, Putin muốn cho thế giới biết Mỹ-PT (người tổ chức thực hiện) đã trở thành một tổ chức khủng bố, tội phạm như thế nào thì vì sự kiện này là một cuộc đấu “nóng” lớn, gay go, quyết liệt, mang tính đối đầu trực tiếp giữa Nga với Mỹ-NATO mà bên chiến thắng là Nga.

Như bài viết trước, tôi đã một phần nêu rõ đằng sau việc cơ động thần tốc và rút quân của Nga ở biên giới phía Tây của Nga trong đó có nêu vấn đề “Tại sao Mỹ - NATO ngồi nhìn “đứng hình” không phản ứng…” điều đó có nghĩa là trước đó, Mỹ-NATO không hề ngồi yên.

Đương nhiên rồi, vậy Mỹ-NATO đã chuẩn bị những gì trong trong cuộc chiến Donbass? Mỹ-NATO đã tiến hành 3 kế hoạch tác chiến sau đây để tấn công Nga…

1, Dùng Ukraine nghi binh…

Mấy tháng trời ròng rã chuẩn bị, Ukraine tuyên bố sẽ tấn công Donbass. Họ kéo xe pháo hạng nặng, tập trung lực lượng…một cách công khai tại “đường liên lạc” cùng với những tuyên bố rất quyết liệt…Một cuộc chiến của quân đội Ukraine (APU) chỉ chờ đến giờ G.

Mục tiêu chiến dịch là hút sự tập trung của Nga vào hướng Donbass – Ukraine.

Đây chính là điều giải thích cho nhiều người trong câu hỏi là tại sao Nga đã cảnh cáo rằng tấn công Donbass là sự mở đầu cho sự kết thúc của nhà nước Ukraine, thế nhưng chính quyền Kiev có vẻ như bỏ ngoài tai, dù không có khả năng chiến thắng, trong khi Mỹ-NATO, EU tỏ rõ quan điểm là Ukraine chỉ có một mình khi đối đầu với Nga tại Donbass.

2, Đảo chính quân sự tại Belarus…

Mỹ-NATO dàn dựng một cuộc đảo chính quân sự tại Belarus, tiến hành vào ngày 9/5 khi Belarus tổ chức diễu hành mừng chiến thắng tại Minsk, theo đó (trong lời khai của những kẻ cầm đầu bị bắt):

Sử dụng đặc vụ bắn tỉa, ám sát toàn bộ gia đình Tổng thống Belarus Lukashenko; chiếm giữ các trung tâm phát thanh và truyền hình để phát sóng lời kêu gọi của họ đến người dân; ngăn chặn quân nội bộ và các đơn vị cảnh sát chống bạo động trung thành với chính phủ hiện tại ở thủ đô; tắt hoàn toàn hệ thống điện của Belarus để cản trở hành động của các cơ quan quyền lực và thực thi pháp luật.

Tiếp theo, thành lập “Ủy ban hòa giải quốc gia” chiếm quyền quản lý nhà nước, thay đổi trật tự hiến pháp với việc bãi bỏ chức vụ tổng thống và cuối cùng là yêu cầu NATO gửi quân đến Belarus…

3, Bốn mươi ngàn quân Mỹ-NATO sẽ tràn vào Belarus…

Mỹ-NATO đã chuẩn bị sẵn lực lượng này trong cuộc tập trận của họ đang diễn ra. Chỉ chờ khi cuộc đảo chính quân sự tại Belarus thành công theo “lời mời” của “chính quyền lâm thời” Belarus, quân Mỹ-NATO sẽ đường đường chính chính xuất hiện tại Smolensk – dí một mũi dao vào sườn Putin.

Như vậy, có thể nói, với 3 kế hoạch tác chiến này, và còn có thể tình tiết tăng nặng tại Syria và vùng Nagorno-Karabakh, Mỹ-NATO tạo ra thế tấn công, bao vây Nga và đặc biệt là đe dọa nghiêm trọng đến Kaliningrad.

Đây là một đòn tấn công toàn diện bao gồm cả tấn công mạng mà như Putin nói không chỉ “bằng một công tắc” mà đứng đằng sau nó là Mỹ-NATO tổ chức thực hiện – một hoạt động khủng bố, tội phạm mà Putin không tiện nêu tên…

Tại sao Mỹ-NATO bị “sấp mặt” mà không thể kêu?

Rõ ràng 3 kế hoạch tác chiến của Mỹ-NATO trong đó (1) kế hoạch then chốt là đảo chính quân sự tại Belarus bị FBS của Nga và KGB của Belarus triệt phá, bắt giữ gọn bọn cầm đầu và (2) là Nga không bị mắc lừa tại Donbass đã thế lại còn phát huy “đòn judo” sở trường.

Như đã nói bài trước, Nga thần tốc cơ động 2 quân đoàn và 3 sư dù (tấn công đổ bộ đường không) đến biên giới phía Tây, ở đây chúng ta cụ thể hơn về ý đồ tác chiến của Bộ tổng Tham mưu Nga với 3 sư dù số 7,76 và 98.

Đầu tiên phải khẳng định là với lực lượng của Nga tại phía Tây giáp Ukraine và tại Biển đen – Crimea thì nếu cho rằng để chiến đấu với APU của Ukraine thì chẳng khác nào “dùng búa để đập ruồi”. Việc Nga điều động, sử dụng lực lượng như vừa qua để ngăn chặn tình huống xấu nhất xảy ra tại Belarus là ngăn chặn NATO trong đó có lực lượng cơ động thiện chiến là lực lượng lính dù.

Lực lượng lính dù (đơn vị tấn công đổ bộ đường không) thì Nga cũng như Mỹ đều có, nhưng cơ cấu trang bị, tổ chức khác nhau.

Mỹ sử dụng để “cai trị” nên trang bị gọn nhẹ, tầm hoạt động nằm trong sự hỗ trợ của các căn cứ quân sự Mỹ trên toàn cầu, nhưng Nga sử dụng quân dù để tấn công, phòng thủ BVTQ, nên trang bị phương tiện gồm cả xe tăng, thiết giáp và pháo binh, cơ động trong khoảng cách chiến thuật hợp lý, tối ưu khoảng cách 1000 km tính từ các đơn vị hỗ trợ…

Trong cuộc điều động lực lượng vừa qua, chúng ta biết rõ vị trí của 2 quân đoàn 58 và 41 ở bãi tập Voronesk nhưng 3 sư dù thì không nghe thấy thông tin vị trí xuất phát tấn công nó ở đâu. Có lẽ 3 sư dù này ở đâu đó mà nó có thể xuất hiện tại Belarus hoặc tại Ukraine ở điểm cần đến…

 Hình thức tác chiến chính của lính dù là tập kích và đột kích…do đó, trong một tình huống nào đó, chỉ trong một vài giờ, một hoặc hai sư đoàn dù này của Nga bao gồm những người lính được huấn luyện kỹ, và xe tăng, thiết giáp, pháo binh…hiện đại sẽ là nỗi kinh hoàng của những “con cho rừng Tabaki” dù đang sủa xung quanh “hổ Sherkhan”.

Kết quả, 3 kế hoạch tác chiến của Mỹ-NATO bị hoàn toàn phá sản, một thất bại đau không thể kêu được. Mỹ -NATO tuy đã lộ rõ ràng ràng là người dàn dựng cuộc đảo chính nhưng phớt lờ, “ngậm hột thị”, như Putin nói rằng “họ giả vờ như không biết”.

Trận đấu kết thúc, Nga tuyên bố thu quân. Nguyên tắc cuộc chơi đã được Nga thiết lập: Bất kỳ một thế lực nào cũng không được phép tổ chức một “cuộc chiến tranh thắng lợi nhỏ” xung quanh biên giới Nga. Nếu…sẽ bị đáp trả không tương xứng, nhanh chóng và cứng rắn”.

Thứ Sáu, 7 tháng 5, 2021

Liệu Trung Quốc có can thiệp vào Myanmar như Nga vào Syria?

 

Đường ống dẫn dầu từ vịnh Belgan qua Myanmar dài 771km đến Côn Minh Trung Quốc có nguy cơ bị chặn…

Hội nghị G7 đã họp và không phải ngẫu nhiên, G7 đã dành nhiều thời gian để bàn về tình hình Myanmar…

Tình hình chung về Myanmar…

1, Biểu tình bạo loạn…

Năm 2010, dưới áp lực của các cuộc “cách mạng màu”, quân đội đã nhượng bộ cho phép một chính phủ dân sự nhưng vẫn giữ phần lớn quyền lực kinh tế và hiến pháp của mình. Năm 2016, ứng cử viên Suu Kyi, con gái của cựu lãnh đạo quân đội và là Cha của Quốc gia Aung San, đã được bổ nhiệm vào vị trí người đứng đầu chính phủ mới (Mỹ rất ủng hộ và phong tặng bà ta giải Nobel)

Nhưng bà Aung San Suu Kyi hóa ra là một người theo chủ nghĩa dân tộc, thân thiện với Trung Quốc như quân đội và cũng hung hãn không kém với nhiều dân tộc thiểu số của Myanmar. Đây là lý do vì sao chính quyền Obama đòi tước giải Nobel hòa bình của bà ta.

Các cuộc bầu cử vào năm 2020, không bao gồm bỏ phiếu ở nhiều vùng dân tộc, đã mang lại sự ủng hộ áp đảo cho bà Aung San Suu Kyi. Điều này khiến quân đội lo ngại rằng nguồn thu nhập chính của họ sẽ sớm bị đe dọa. 

Vào ngày 1/2/2021, quân đội Myanmar tiến hành một cuộc “đảo chính theo hiến pháp cho phép” với lý do gian lận trong bầu cử, quản thúc bà Aung San Suu Kyi, chiếm quyền lãnh đạo lâm thời đất nước.

Một cuộc biểu tình toàn quốc “Bất tuân dân sự” của Myanmar chống lại lực lượng quân sự bùng nổ. Nhưng, cơ hội để thành công thực tế là bằng không. Bởi lẽ khoảng 70% dân số Myanmar sống ở các vùng nông thôn, trong khi các cuộc biểu tình chỉ xảy ra ở ba thành phố lớn Yangon, Mandalay và Naypyitaw, cho nên, quân đội vốn rất quyết liệt đã không gặp khó khăn gì để “hạ gục” những người biểu tình, ít nhất 765 người thiệt mạng.

Đến đây, giai đoạn này, các cuộc biểu tình “tay không chống lại sắt thép” đã thất bại, lúc này tình hình Myanmar đã chuyển sang một hình thức mới: Các tổ chức đấu tranh bằng vũ trang với quân đội, nói cách khác là cuộc nội chiến đã đang bắt đầu diễn ra…

2, Nội chiến…

Có thể nói, một cuộc cách mạng màu chống lại quân đội đã thất bại, và đến lúc phương án B – mô hình Syria, được kích hoạt: “nếu chúng tôi không có nó, chúng tôi sẽ phá hủy nó”.

Chúng ta hãy xem bản đồ phân bố các sắc tộc Myanmar và chú ý đến 2 sắc tộc chính là Kachin (màu đỏ) và Karen (màu cam) ở Đông Nam có lịch sử lâu dài chống lại đa số người Miến Điện (màu tím sẫm) đã giành được quyền tự trị ở Myanmar.


Trong Thế chiến II, Quân đội Quốc gia Miến Điện dưới sự chỉ huy của Aung San đã chiến đấu bên phía Nhật Bản để đánh bật cường quốc thuộc địa Anh ra khỏi Miến Điện. Anh, quốc gia lúc đó còn kiểm soát Ấn Độ, đã sử dụng Kachin và Karen để tiến hành một cuộc chiến tranh du kích chống lại các lực lượng ủy nhiệm Miến Điện của Nhật Bản.

Bây giờ MI6 “nuôi quân 3 năm, sử dụng một ngày” tập trung các nhóm du kích ly khai, mở mặt trận thứ hai của phương án B. Những đòn tấn công của Liên minh Karen nằm vào quân đội Myanmar đã diễn ra…

Hôm qua, 6/5, cái gọi là Chính phủ Thống nhất Quốc gia đã công bố ý định thành lập “Quân đội Liên bang” - một lực lượng quân sự gồm những người đào tẩu khỏi lực lượng an ninh, các nhóm dân tộc nổi dậy và những người tình nguyện giống như “Quân đội Quốc gia Syria”. 

Quân đội Liên bang sẽ được cung cấp vũ khí tài trợ nuôi dưỡng miễn phí của CIA, MI6 và Ấn Độ có vai trò quan trọng như Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria. Mấy ngày gần đây, quân du kích Kachin đã sử dụng Manpad bắn hạ Mi17 của quân đội Myanmar không bỗng dưng mà có…

Đây sẽ là một bước ngoặt chuyển đổi từ đấu tranh biểu tình thành một cuộc đối đầu vũ trang với quân đội. Myanmar đang bước vào giai đoạn quan trọng mà Syria đã đứng vào năm 2011…nội chiến lan rộng.

Myanmar – “Syria Đông Nam Á”


Năm 1999, Tổng thống Assad của Syria không cho phép một đường ống dẫn khí, dầu đi qua Syria đến châu Âu vì điều này ảnh hưởng lớn đến Nga. Lập tức Mỹ-phương Tây phát động một cuộc chiến để lật đổ chính quyền Tổng thống Assad bắt đầu từ năm 2011 như chúng ta đã chứng kiến.

Năm 2014, tình thế Syria như “ngọn đèn trước gió”, Damascus kêu gọi Nga giúp đỡ và Nga đã ra tay can thiệp quân sự bảo vệ chính quyền Assad cho đến nay.

Nói về Myanmar, để tránh dải “đá ngầm” ở Biển Đông và eo biển Malacca, Trung Quốc đã xây dựng một đường ống dẫn dầu từ cảng biển của Myanmar đến Côn Minh để đề phòng khi bị phong tỏa năng lượng. Tất nhiên, chiến lược này của Trung Quốc không được Mỹ-Anh ủng hộ và tìm cách phá hoại.

Liệu đường ống này an toàn khi tại Myanmar xảy ra tình trạng nội chiến lan rộng và có thể một chính quyền mới hoàn toàn theo Mỹ-Anh ra đời? Không thể, cho nên, đó là phương án của Mỹ-Anh nhằm vào Trung Quốc mà Ấn Độ cũng có dấu vân tay trong đó.

Chắc chắn là Mỹ-Anh muốn điều đó xảy ra rồi, vấn đề là liệu Trung Quốc có như Nga xuất binh can thiệp đánh tan lực lượng ủy nhiệm của Mỹ-Anh bảo vệ an toàn cho đường ống dẫn dầu của mình hay không?

Quá khó vì 2 thứ, (1) địa hình Myanmar không giống như Syria và (2) lực lượng không quân Trung Quốc không phải là Nga. Vì thế, hiện tại Trung Quốc đang im lặng và cố gắng giữ một “cấu hình thấp”.

Xem ra Mỹ-Anh đang chơi một đòn khá hiểm với Trung Quốc tại ĐNA và lưu ý là có vẻ như có dấu vân tay của Ấn Độ.


Thứ Năm, 6 tháng 5, 2021

Cú phản ứng “bất đối xứng” của Nga mang tên KGB!

 

Khi bên ngoài không một kẻ thù nào dám động đến Nga thì bên trong đã đến lúc Nga thẳng tay trừng trị mầm loạn "nội xâm"...

Từ trước tới nay chúng ta thường nghe nhiều về thuật ngữ “bất đối xứng” trong cuộc đối đầu địa chính trị giữa Nga và Mỹ-phương Tây diễn ra trên các lĩnh vực ngoại giao, quân sự. Vậy, phản ứng bất đối xứng là gì?

Phản ứng “gương” hay “mắt đến mắt” được hiểu là: Nếu anh gây ra cho tôi điều gì thì để đáp trả tôi sẽ gây ra cho anh cũng như thế. Trong khi đó, phản ứng “bất đối xứng” là: Nếu anh gây ra cho tôi một thì anh sẽ nhận lại sự đáp trả của tôi là nhiều hơn, có thể là số lượng hay tính chất mức độ…

Những phản ứng bất đối xứng của Nga trong quân sự, ngoại giao…

Đối với lĩnh vực quân sự, có thể nói kể từ năm 2014 và đặc biệt từ năm 2018 đến nay phản ứng của Nga trước hành động của Mỹ-NATO hầu như là bất đối xứng…

Đối đầu với các cuộc tập trận của Mỹ-NATO thì Nga luôn đáp trả bằng những cuộc tập trận lớn hơn về quy mô và số lượng quân tham gia…, thậm chí có những lần Nga tuyên bố tập trận bắn đạn thật ngay trong khu vực tập trận của Mỹ-NATO.

Đặc biệt, trên chiến trường Syria và Trung Đông, thực chất là cuộc đối đầu giữa Mỹ-NATO bằng các lực lượng ủy nhiệm và trực tiếp không công khai. Mỹ-NATO đã nhiều lần gây cho quân Nga nhiều tổn thất, nhưng sau đó được Nga trả đũa gây ra hậu quả nặng nề hơn…

Nói chung phản ứng quân sự của Nga với Mỹ-NATO trên chiến trường châu Âu khi đối thủ mở NATO về phía Đông và trên chiến trường Trung Đông luôn “bất đối xứng” để toát lên một tư tưởng: Nga có sức mạnh, đừng ai dại dột đụng đến sức mạnh quân sự Nga.

Đối với lĩnh vực ngoại giao thì chỉ bắt đầu từ năm 2021 người ta mới thấy lần đầu tiên Nga phản ứng “bất đối xứng” với Mỹ-PT.

Về số lượng thì ví dụ như Ba Lan mở đầu trục xuất 3 nhà ngoại giao Nga thì Nga đáp lại trục xuất 5 nhà ngoại giao Ba Lan. Hoặc chính Nga mở đầu bằng trục xuất, trừng phạt với EU…

Về mức độ, tính chất ví dụ như Mỹ mở đầu trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga thì đáp lại, Nga trục xuất 10 nhà ngoại giao Mỹ (phản ứng gương), thế nhưng vừa rồi mặc dù số lượng người như nhau nhưng Nga bổ sung thêm mấy điều kiện nữa mà Mỹ không có – đó chính là phản ứng bất đối xứng.

Tất nhiên, nếu chỉ nói đến đây thôi thì nó không phải là trọng tâm của bài viết vì người ta còn thấy một phản ứng “bất đối xứng” khác của Nga rất thú vị trong mấy tháng gần đây mà truyền thông phương Tây hài hước là “khiêu vũ nhầm với KGB”…cần phải nêu lên.

Phản ứng bất đối xứng kiểu KGB!

Toàn bộ văn phòng FBK của Navalny trên 50 tỉnh thành LB Nga bị đóng cửa, chạy lấy người...



Những thông tin về việc Mỹ-PT ra lệnh trừng phạt đòn này đến đòn khác nhằm vào Nga từ kinh tế đến chính trị là không ít, luôn luôn xuất hiện, đến mức nó trở nên quen thuộc với thế giới và người Nga. Tất nhiên thôi, bởi phương Tây đứng đầu là Mỹ, đông, kinh tế mạnh, nên phản ứng của Nga chỉ có thể nai lưng chịu đòn.

Mặt khác, hậu quả của kỷ nguyên Gorbachov – Yelsin để lại cho nước Nga còn quá nặng nề mà Putin và Bộ tham mưu của ông ta không thể ngày một ngày hai xóa bỏ…

Không ai có thể ngờ và tin rằng ở nước Nga của Putin, “trên thực tế , tất cả các lĩnh vực trong đời sống kinh tế của Nga đều được kiểm soát bởi các nhà phân tích người Mỹ và kiểm toán viên người Mỹ , những người đã kiểm tra một cách bình tĩnh và hợp pháp chính phủ, ngân hàng, tập đoàn và làm rò rỉ thông tin cho các dịch vụ đặc biệt “lợi ích quốc gia” của Mỹ . Kết quả là ở Washington và CIA, họ biết rõ hơn ở văn phòng của Medvedev hay Mishustin xem vấn đề của Nga là ở đâu và ai đang ăn cắp . Vì vậy, họ biết những điểm đau nhức và những tác nhân có thể xảy ra”. (Đánh giá của Vitaly Borodin, người đứng đầu dự án Liên bang về an ninh và chống tham nhũng, năm 2018)

Quả thật, không phải là “hỏa lực mồm”, năm 2014, Tổng thống Mỹ Obama đã tuyên bố chắc như đinh đóng cột rằng, “sẽ xé nát nền kinh tế Nga” là có cơ sở cả đấy…

Cũng không ai có thể tin rằng, tại Nga đã tồn tại rất nhiều thành phần đối lập chống nhà nước điên cuồng vẫn ngang nhiên tồn tại từ báo chí, đài phát thanh-truyền hình, các tổ chức “đối lập” nhận tiền tài trợ từ nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ (NGO), nhân viên đại sứ quán Mỹ, phương Tây (tình báo trá hình)…nghênh ngang, tự do hơn bất cứ đâu.

Cũng không ai có thể tin rằng, nước Nga có VKHN, có tên lửa siêu thanh…nhưng phương Tây muốn biểu tình là sẽ có biểu tình (như 3 cuộc biểu tình vì Navalny đầu năm 2021)…

Tóm lại nền chính trị, xã hội Nga đang còn bị chi phối bởi phương Tây bởi một “lực lượng đối lập thân phương Tây” mà người Nga gọi là “cột thứ năm” – là mầm loạn, là lực lượng của “cách mạng màu” mà Mỹ - PT sử dụng để lật đổ chính quyền Putin.

Vậy phản ứng bất đối xứng của Nga trước tình hình Mỹ-PT đã đang có hành động thù địch với Nga là gì?

Sau khi xác định những quốc gia không thân thiện (kẻ thù) thì Nga bắt đầu ra tay càn quét, tận diệt “mầm loạn” một cách quyết liệt không nể nang… khiến truyền thông phương Tây la lên rằng Putin hành động thanh trừng như Stalin năm 1937

Cụ thể Nga đặt tất cả các hoạt động của các tổ chức nhận tiền nước ngoại hoạt động ở Nga vào nhóm “đặc vụ nước ngoài”; ngăn chặn các tổ chức phi chính phủ (NGO) hoạt động, chấm dứt người Nga phục vụ trong các cơ quan đại diện nước ngoài tại Nga; chấm dứt hoạt động “tổ chức tư vấn, kiểm toán Mỹ-PT”…

Ở đây chúng ta chỉ nhắc đến 3 đối tượng lớn bị ăn đòn “bất đối xứng”:

1,  Radio Liberty (đài Châu Âu tự do) đóng trên đất Nga tự vỗ ngực là “nguồn tin tức hàng đầu ở Nga” đã bị đưa vào đối tượng “đặc vụ nước ngoài”, trong những ngày gần đây đã có hàng trăm hành vi vi phạm luật bị Nga xử phạt hơn 1 triệu USD đang có nguy cơ bị đóng cửa. Nhà đài đang bán tháo thiết bị và các nhà báo ở Matxcova đang bị cắt giảm chưa biết đi đến Kiev hay là Praha.

Và tiếp theo đài Echo Moscow (Tiếng vọng Matxcova) chuẩn bị…

2, Tổ chức chống tham nhũng (FBK) do Navalny đứng đầu…Không sai khi nói rằng đây là một “tổ chức đối lập” chống Nga lớn nhất mà Mỹ-PT rất hy vọng. FBK có các trụ sở văn phòng lớn trên 50 tỉnh thành toàn Nga.

Là một tổ chức được Nga xác định nhóm “đặc vụ nước ngoài”, sau khi Tòa án Matxcova tuyên án FBK là một “tổ chức cực đoan” (tên gọi khác của tổ chức khủng bố) thì ngay lập tức cấp phó của Navalny là Leonid Volkov tuyên bố đóng cửa toàn bộ trụ sở của FBK. Bởi nếu không thì các nhân viên của FBK sẽ dính án hình sự là quân khủng bố với ít nhất là 9 năm bóc lịch.

Và “Tổ chức bảo vệ nhân quyền công dân” (FZPG) chuẩn bị nâng cấp lên thành “tổ chức cực đoan”…

Tước vũ khí CIA

Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden bắt đầu đóng vai “cảnh sát tốt và xấu”, tức vừa mới gọi điện với Putin đề nghị gặp mặt thì ngay và luôn sau đó ra lệnh trừng phạt, trục xuất 10 nhà ngoại giao Nga, Bộ Ngoại giao Nga đã ngay lập tức nói rõ rằng họ không có ý định chịu đựng một trò hề như vậy.

Phương Tây ngay lập tức cáo buộc Nga quá khắc nghiệt, vì Putin cuối cùng đã bắt đầu phản ứng “bất đối xứng” với bất kỳ hành động không thân thiện nào. Đơn cử: Theo lệnh Mỹ, Ba Lan trục xuất 3 người Nga, CH Séc trục xuất 18, Nga đáp lại theo thứ tự Ba Lan 5 và Séc 20 đồng thời cấm người Nga làm việc trong các cơ quan này…

Riêng với Mỹ, đây là đòn giáng thứ nhất: Nga hạn chế các chuyến công tác ngắn hạn thông qua cơ quan đại diện ngoại giao. Theo đó, bây giờ người Mỹ sẽ nhận không quá 10 thị thực mỗi năm, và khi đó bắt đầu theo nguyên tắc có đi có lại: nếu Nga đã dành thêm 5 thị thực để đảm bảo hoạt động chuyên môn của đại sứ quán thì Mỹ sẽ nhận được giấy tờ nhập cảnh 5 người.

Mọi người, ai cũng đều hiểu rất rõ rằng những thị thực như vậy đã được các nhân viên tình báo CIA - Mỹ sử dụng để thực hiện các hoạt động ngoại hối ngắn hạn: gặp gỡ phe đối lập Nga, đàm phán, họp giao ban…

 Và đây là đòn giáng thứ hai: Chấm dứt “Bản ghi nhớ năm 1992”.

Đây là một thỏa thuận về cái gọi là “vùng đất mở”, theo đó các bên bãi bỏ tất cả các khu vực đóng cửa (cấm) trên lãnh thổ của Hoa Kỳ và Nga cho các quan chức. Nói một cách đơn giản, các quan chức lãnh sự Mỹ, Nga được đi lại tự do khắp đất nước của nhau. Bây giờ stop! Các quan chức ngoại giao Mỹ hiện nay bị cấm đi lại tự do trên khắp đất nước Nga.

Cuối cùng đòn giáng thứ 3: Nga cấm toàn bộ hoạt động của các quỹ và tổ chức phi chính phủ của Mỹ (NGO), thường liên quan đến việc tài trợ cho các nhóm đối lập và chống chính phủ khác nhau.

Bây giờ chúng ta phân tích xem tại sao đây là 3 đòn bất đối xứng của Nga khiến Mỹ “đau không nói nên lời”…

 Mỹ luôn có những kế hoạch nghiêm túc cho một “cột thứ năm” của Nga nhằm mục tiêu đánh sập đối thủ địa chính trị của Mỹ, cụ thể là Nga, từ bên trong bằng bàn tay của “phe đối lập”. Đây là chiến thuật ưa thích, sở trường của Washington áp dụng thành công trong thế kỷ qua.

Vì vậy, (1) những người Mỹ có thị thực ngắn hạn giờ đây được yêu cầu ngồi tại đại sứ quán và quan sát nước Nga từ cửa sổ thay vì tự do hội họp, giao ban, ra chỉ thị cung cấp tiền cho các đại lý phe đối lập trên đất Nga...

(2) Nếu trước đây (chưa chấm dứt “vùng đất mở”) đại diện của các dịch vụ đặc biệt của Mỹ tự do đi khắp đất nước Nga, bổ sung hàng ngũ những người bất mãn với chế độ, với sự trợ giúp của một đồng đô la mạnh, thì giờ đây tiện ích này đã đóng cửa. Không có các đại diện của Mỹ, không có USD, những người cấp tiến tiềm năng trở thành những nhà “cách mạng đi văng”, những người giờ phải ngồi ở nhà và thể hiện sự bất mãn trước TV, hoặc tiến hành các hoạt động chống đối bằng chi phí của họ.

 (3) Ngoài ra, khi các hoạt động của các quỹ và tổ chức phi chính phủ của Mỹ, thường liên quan đến việc tài trợ cho các nhóm đối lập và chống chính phủ khác nhau bị cấm hoạt động thì rõ ràng, CIA không thể tuyển dụng đại lý qua Internet. Trong khi đó, hiện nay bên trong nước Nga, các cơ cấu chống chính phủ khó có thể tìm được một nhà tài trợ giàu có, cho nên, sẽ chẳng có một ai, một tổ chức nào vì tiền mà lại hoạt động khi không có tiền.

Như vậy, việc Mỹ trục xuất 10 nhân viên ngoại giao Nga thì đáp lại Nga trục xuất 10 nhân viên ngoại giao Mỹ và còn đáp trả thêm 3 đòn nêu trên, ngoài ra còn đòn thứ 4 “ cấm tất cả người Nga và người nước thứ 3 làm việc tai cơ quan ngoại giao Mỹ đóng tại LB Nga”. Đây cũng là một đòn rất hiểm là lý thú hoàn toàn có dấu vân tay của ngoại trưởng Nga Lavrov mà đã nói ở các bài viết trước.

Rõ ràng đây là một phản ứng “bất đối xứng” đem lại kết quả tốt nhất cho Nga: Xóa sổ “cột thứ năm”, đập tan mầm loạn, cơ sở “cách mạng màu”, xây dựng một nước Nga có nền chính trị ổn định…

Và, tất nhiên, đây là một cú Boomerang tăng nặng của Mỹ. Nga chính thức đã tước vũ khí của Mỹ - loại vũ khí mà Mỹ dùng để đánh sập nước Nga từ bên trong. Bắt đầu từ đây, nước Nga và chính quyền Putin vững như bàn thạch khi bên ngoài không ai dám đụng đến, bên trong thì yên ổn.

Chào mừng nước Nga trở lại vị thế cường quốc của mình!