Một nền văn hóa tương đồng sẽ trở thành sức
mạnh to lớn nếu Trung Quốc và Việt Nam đoàn kết tạo ra một cục diện
địa chính trị khu vực.
Thời đại phong
kiến đã qua lâu, thế giới loài người đã bước sang giai đoạn “toàn cầu hóa”, văn
minh hơn, đã loại bỏ hoàn toàn lối cai trị thực dân, phong kiến. Khi con người
đã sáng tạo, chế tạo ra những loại vũ khí hủy diệt tinh vi, hiện đại thì đông,
lớn, chắc chắn không thể tạo ra một quyền lực để cai trị được ít, nhỏ như ngày
xưa.
Ngày nay,
“quyền lực mềm” mới thực sự là thứ quyền lực cai trị.
Việt Nam – Trung Quốc, đừng ăn thua!
Trung Quốc là
nước láng giềng có nhiều duyên nợ với Việt Nam hàng ngàn năm nay. Các triều
đại phong kiến Trung Quốc đã luôn cất quân xâm lược Việt Nam hết lần này đến lần khác và đã có thời gian
đô hộ Việt Nam
tổng cộng trên 1000 năm…
Lịch sử đã rút
ra cho nhân dân 2 nước chúng ta bài học nhận thức gì?
Thứ nhất, Trung
Quốc sẽ không bao giờ đồng hóa được Việt Nam ,
nghĩa là ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam là rất cao. Dân tộc Việt Nam đã
và sẽ không bao giờ khuất phục trước sự cai trị đô hộ của người Trung Quốc và
nếu như điều đó xảy ra thì sự chống đối, phản kháng của dân tộc Việt là rất
quyết liệt, liên tục không ngừng, cho đến khi loại bỏ sự áp đặt.
Thứ hai, trong
lịch sử các cuộc chiến tranh quy ước thông thường đã xảy ra giữa Việt Nam và Trung Quốc thì Việt Nam chưa từng thua trận. Từ đời nhà
Hán, nhà Tống, nhà Minh, nhà Thanh họ đã động binh tấn công xâm lược Việt Nam
với những chiến dịch quân sự lớn, quy mô nhưng kết quả đã biết.
Điều này cho
thấy, tuy người Việt Nam
mạnh yếu có lúc khác nhau nhưng không sớm thì muộn người Việt Nam vẫn sẽ đuổi được người Trung
Quốc ra khỏi lãnh thổ của mình. Đó là một thực tế, lịch sử không thể chối cãi.
Thứ ba, dân tộc
Việt Nam và Trung Quốc tương đồng về nền văn hóa nên người Việt Nam vẫn biết
lễ, nghĩa, tôn trọng Trung Quốc là một quốc gia xóm giềng hùng mạnh và từ trước
tới nay chưa từng có ý đồ, âm mưu chống
Trung Quốc trừ khi Trung Quốc áp đặt tư tưởng bá quyền nước lớn, bành
trướng chủ quyền lãnh thổ…thì Việt Nam buộc phải chống lại.
Như vậy, khi
hiểu, nhận thức được 3 vấn đề này thôi thì giới lãnh đạo Trung Quốc không nên
có ý đồ gì đó với Việt Nam để khiến họ phải chống lại gây ra mối bất hòa giữa 2
quốc gia láng giềng. Ăn thua với nhau chỉ gây tổn hại cho nhân dân 2 nước nhưng
không thay đổi được gì, không áp đặt được ý chí chính trị lên được Việt Nam .
Việt Nam mang ơn sự giúp đỡ của nhân dân
Trung Quốc
Ngay từ năm
1950, Đảng và Bác Hồ mở chiến dịch Biên Giới cũng là để tranh thủ sự ủng hộ,
giúp đỡ của Trung Quốc. Có thể nói, không có sự giúp đỡ của Trung Quốc không có
thắng lợi Điện Biên Phủ buộc Pháp ký Hiệp định Geneva .
Không có sự
giúp đỡ của Trung Quốc, Việt Nam
không thể thắng Mỹ, thống nhất non sông đất nước năm 1975.
Nhân dân Trung
Quốc dù còn đói khổ nhưng đã chắt chiu giúp Việt Nam từ thứ nhỏ nhất như cái kim sợi
chỉ, đến xe tăng đại bác. Trung Quốc trang bị cho người lính Việt Nam từ
đầu tới chân trong kháng chiến chống Mỹ...
Đành rằng, tại
Triều Tiên, để bảo vệ an toàn cho mình một khu đệm an toàn trước Mỹ, Trung Quốc
đã phải đổ không biết bao nhiêu xương máu “quân chí nguyện” mới có được.
Tuy nhiên, tại
Việt Nam, Trung Quốc không cần đổ xương máu để có được một tư thế, tình thế
quân sự với Mỹ như tại Triều Tiên thì đổ tiền của cũng là việc buộc phải nên
làm. Việt Nam đánh Mỹ không
chỉ cho Việt Nam
mà cho cả Trung Quốc.
Lợi ích quốc
gia là trên hết, khiến cho Trung Quốc có thể lợi dụng sự giúp đỡ để mặc cả với
Mỹ trên lưng Việt Nam, buộc Việt Nam phải đổ máu nhiều hơn trong sự nghiệp giải
phóng miền Nam thống nhất đất nước, nhưng xét toàn cục thì sự giúp đỡ đó của
Trung Quốc cho Việt Nam lợi nhiều hơn hại.
Đây là một thực
tế không thể phủ nhận. Phủ nhận thực tế này chỉ là những kẻ vong ân bội nghĩa,
chỉ là những kẻ căm thù sự toàn vẹn thống nhất non sông. Ơn này của người dân
Trung Quốc, con cháu Việt Nam
sống trong một đất nước thống nhất, giàu mạnh, tự do ngày nay và tương lai phải
để dạ.
Biển Đông đủ rộng cho Trung Quốc và Việt
Nam
Ngày nay thế
giới đã thay đổi, không một quốc gia nào muốn độc lập theo kiểu cô lập mà sự
phát triển đều phụ thuộc lẫn nhau. Thế giới chỉ còn Trung Quốc, Việt Nam , Triều Tiên, Lào là do Đảng Cộng Sản nắm
quyền lãnh đạo thì việc bất đồng, tranh chấp xảy ra giữa Trung Quốc và Việt Nam
trên Biển Đông là không thể chấp nhận.
Bài học trong
cuộc chiến biên giới Việt Nam
– Trung Quốc vô cùng thấm thía cho nhân dân 2 nước. Vì thế, lãnh đạo 2 quốc gia
láng giềng không được phép để xảy ra các tình thế, tình huống tương tự trên
biên giới, hải đảo và trên Biển Đông, phải khép lại quá khứ để hướng tới tương
lai.
Không phủ nhận
là đã có sự tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc trên Biển Đông.
Nhưng trước hết 2 nước thì nên “đóng băng” tình hình những gì đang tồn tại sự
kiểm soát thực tế của đôi bên…
Biển Đông đủ
rộng. Nếu Việt Nam và Trung Quốc đã thành công mỹ mãn khi phân định vùng vịnh
Bắc Bộ thì tại sao 2 bên lại không tiếp tục phân định Biển Đông?
Rõ ràng và cấp
thiết là Việt Nam
và Trung Quốc phải có ngay một hiệp định phân định Biển Đông (cửa vịnh Bắc Bộ)
để cùng quản lý, khai thác trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, công bằng. Phải
biến vùng cửa vịnh Bắc Bộ là một vùng biển hợp tác, an toàn chỉ có Trung Quốc
và Việt Nam
mà không để bất kỳ một thế lực ngoài nào can thiệp.
Tội ác mà Trung
Quốc gây ra trên biên giới phía Bắc với nhân dân Việt Nam tháng 2/79 có chất
cao như tội ác của thực Pháp, phát xít Nhật và đế quốc Mỹ không, nhưng Việt Nam
vẫn nhân nghĩa, đại nghĩa, khép quá khứ tiến tới thân thiện với Pháp, Mỹ, Nhật
thì chẳng có lý do gì để không làm được với Trung Quốc “núi liền núi, sông liền
sông và chung một Biển Đông”.
Đáng tiếc là sự
tham lam quá độ, phi lý, bởi “đường chín khúc” của ban lãnh đạo Trung Quốc đã
khiến cho vùng biển trở nên căng thẳng mà thế giới đánh giá là điểm nóng chiến
tranh đã khiến cho mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc không trọn vẹn như
mong muốn.
Một số thế lực
thù địch lợi dụng mâu thuẫn trong tranh chấp trên Biển Đông của 2 nước để kích
động chiến tranh, bài Trung, thoát Hán…để trục lợi. Nhân dân 2 nước cần tỉnh
táo để không mắc mưu kẻ thù.
Tất nhiên, Việt
Nam kiên quyết không bao giờ chấp nhận sự áp đặt phi lý như thế và như đã nói
trên, sự chống trả của Việt Nam là kiên quyết, không ngừng để bảo vệ chủ quyền
lãnh thổ, lãnh hải…
Lịch sử không dạy ai điều gì nhưng sẽ trừng phạt
nghiêm khắc kẻ nào không chịu học nó.