Sự hợp tác
nào của Trung-Mỹ trên Biển Đông mà không có hiện diện của Nga-Việt, chắc chắn
sẽ mang lại sự bất lợi cho Nga và Việt Nam .
Thực chất Mỹ tố cáo Trung Quốc, hành động thách thức
tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông tạo ra sự căng thẳng với Trung
Quốc nhằm 3 mục tiêu quan trọng.
Thứ nhất là triển khai, bố trí lực lượng tại Biển Đông
nói riêng và khu vực Tây-TBD.
Thực hiện chiến lược “xoay trục” của Mỹ sang châu
Á-TBD, Mỹ tuyên bố đưa 60% lực lượng Hải quân sang khu vực châu Á-Thái Bình
Dương. Tuy nhiên, để đưa 60% lực lượng sang một khu vực mới không phải là
chuyện đơn giản, đặc biệt triển khai lực lượng vào Biển Đông-Tây-TBD là đòi hỏi
nhiều điều kiện đáp ứng.
Trước hết là vị trí đứng chân (căn cứ): Mỹ đã chính
thức trở lại căn cứ Subic
Tiếp theo là sự hỗ trợ của đồng minh, tập hợp lực
lượng và tranh thủ sự đồng thuận của khu vực: Liên minh Mỹ-Nhật-Úc đã hình
thành với sự hỗ trợ đắc lực của Philipines (cho Mỹ căn cứ và hỗ trợ hậu cần cho
Nhật Bản tuần tra Biển Đông). Sự xuất hiện quân sự của Mỹ trên Biển Đông đã gần
như “danh chính ngôn thuận”.
Đến đây chúng ta thấy mục tiêu thứ nhất, Mỹ đã đạt
được trọn vẹn mà công lớn nhất giúp Mỹ chính là Trung Quốc. Sự hung hăng, tham
vọng và hành động bành trướng của Trung Quốc không cần che đậy đã khiến các
quốc gia trong khu vực lo lắng, bất an. Đó là mảnh đất tốt cho Mỹ phát triển.
Thứ hai là lôi kéo Việt Nam ,
biến Việt Nam
thành tiền đồn ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc.
Rõ ràng là, Trung Quốc muốn bành trướng ở đâu, kiểu
gì, mặc, nhưng đụng vào chủ quyền biển đảo của Việt Nam là bị chống lại một cách kiên
quyết, không khoan nhượng. Lịch sử đã dạy cho Việt Nam
nhiều bài học và đến đây thì không ai hiểu Mỹ và Trung Quốc bằng Việt Nam .
Trên Biển Đông, Trung Quốc và Mỹ càng căng thẳng, Việt
Nam
càng độc lập tự chủ, không theo ai chống ai. Việt Nam
không theo Trung Quốc chống Mỹ vì tuyên bố của Mỹ, hành động của Mỹ phù hợp với
lợi ích của Việt Nam (chứ
tuyệt nhiên không phải Mỹ tuyên bố, điều lực lượng sang Biển Đông…là vì Việt Nam ).
Việt Nam cũng không theo Mỹ để chống Trung Quốc vì Việt Nam đủ tự tin, đủ sức
đương đầu bảo vệ lợi ích của mình trên Biển Đông. Điều Việt Nam cần là cùng Trung Quốc giải
quyết tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và là bạn với Mỹ.
Thứ 3 là đẩy Nga ra khỏi Biển Đông.
Đẩy Nga ra khỏi Biển Đông không chỉ là mục tiêu của Mỹ
mà ráo riết hơn, nhu cầu bức thiết hơn còn là của Trung Quốc.
Với Trung Quốc, mấu chốt của vấn đề là việc Nga cung
cấp vũ khí phòng thủ biển cho Việt Nam càng hiện đại bao nhiêu thì làm cho âm
mưu chiến Biển Đông của Trung Quốc gặp phải trở ngại bấy nhiêu. Tại sao Nga lại
cung cấp vũ khí cho Việt Nam
bảo vệ Biển Đông? Đương nhiên lợi ích Nga không thể ít và ít trọng lượng hơn
mối quan hệ chiến lược Nga-Trung Quốc rồi.
Với Mỹ, Nga là kẻ thù thách thức vị trí bá chủ thế
giới của Mỹ với một sức mạnh hiện hữu không giống như Trung Quốc. Do đó quân
cảng Cam Ranh với sự xuất hiện của Nga khiến Mỹ bất an. Mỹ đã từng thử quan hệ
Nga-Việt khi tuyên bố (không chính thức) yêu cầu Việt Nam không cho
máy bay chiến lược Nga tiếp dầu ở Cam Ranh. Phải chăng một thông điệp yêu cầu
về sự lựa chọn của Việt Nam
về Hoa Kỳ và Nga?
Việt Nam, Nga thừa hiểu điều này và lặng lẽ quan sát
chuyến đi của vị phó chủ tịch quân ủy Trung Quốc cùng 7 vị tướng Trung Quốc
sang Mỹ vừa rồi. Họ ký thỏa thuận bí mật gì không ai biết, nhưng bất kỳ sự hợp
tác của họ trên Biển Đông mà không có hiện diện của Nga-Việt, chắc chắn sẽ mang
lại sự bất lợi, bất an cho Nga và Việt Nam.
Sách lược tốt nhất cho mối quan hệ Nga-Việt hiện nay
là “tựa lưng nhau” để chống kẻ thù trước mặt của mình.
Nga đã từng tuyên bố tập trận với Trung Quốc trên Biển
Đông, tập trận với Brunei
trên Biển Đông…chuyện bình thường. Nhưng khi đã đến lúc Nga-Việt Nam
tuyên bố tập trận trên Biển Đông thì rõ ràng là chuyện không bình thường, bởi
vì sự quan tâm của Trung Quốc và Mỹ là rất lớn.
Tình thế cũng đã đến lúc có cuộc tập trận Việt-Nga
trên Biển Đông với vị trí xuất phát tấn công là quân cảng Cam Ranh?