Thứ Sáu, 30 tháng 1, 2015

Quyền lực và dollars khiến Ucraine vỡ trận


Chính quyền Kiev đã bị đặt trong một tình thế vô cùng bi đát: Đánh thì bại trận dẫn đến nguy cơ vỡ trận, mà không đánh thì nguy cơ bị lật đổ, tan rã.
Có thể nói, khủng hoảng tại Ucraine thực chất là một cuộc chiến địa chính trị quyết liệt nhất giữa Nga với Mỹ và phương Tây sau chiến tranh lạnh. Nhân dân Ucraine đã không may rơi vào vòng lao lý do một chính quyền vô trách nhiệm, đã tự biến mình thành một quân cờ mặc sức cho thế lực bên ngoài thi thố, như một con chuột bạch cho những kẻ hiếu chiến, bất nhân thí nghiệm.
Tính đến nay, trong cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” mà chính quyền Kiev và quân ly khai gây ra tại miền Đông, đã có ít nhất 5.086 người đã thiệt mạng và 10.948 người bị thương từ giữa tháng 4/2014 đến ngày 21/1/2015. Đây là con số, dù chưa dừng lại tại đó, nhưng cũng khiến cho người dân Việt Nam đau lòng về những người bạn đã một thời hết lòng ủng hộ cho sự thống nhất giang sơn Việt Nam. Buồn hơn nữa khi “Thế trận tại Ucraine là thế trận mà chính phủ mới thành lập (sau vụ Maidan) của Ucraine hoặc phải tan rã hoặc lãnh thổ Ucraine bị chia cắt” lại đang sắp trở thành hiện thực.
Trong cuộc chiến với quân ly khai miền Đông nói riêng và trong quân sự nói chung, bại một số trận không phải là thảm họa, là điều có thể xảy ra, nhưng trong chiến dịch tranh dành sân bay Donetsk được ví như “Trận Stalingrad” ở miền Đông Ukraine và của riêng người Ukraine, xét trên các khía cạnh giá trị chiến lược và giá trị biểu tượng thì kẻ bại trận này, đồng nghĩa với thảm họa. Đáng tiếc cho Kiev là họ bị bại trận, để mất sân bay Donetsk và mất luôn điểm chốt 29, 31 trên tuyến cao tốc vào tay chính phủ cộng hòa Donestk (DPR).  
Đối với Kiev, việc để mất sân bay Donetsk đã giáng một đòn đau vào quyết tâm đánh thẳng vào sào huyệt của quân ly khai, làm mất uy tín của chính quyền cũng như khả năng chiến đấu của quân đội. Quân đội chính phủ Kiev không có được điểm tựa chiến lược về hậu cần, kỹ thuật để triển khai các chiến dịch tấn công vào các địa điểm bị kiểm soát bởi cộng hòa Donestk (DPR) và Lugansk (LPR) tự xưng.
Với quân ly khai, sân bay Quốc tế Donetsk có chiều dài đường băng gần 4km, thuộc diện dài nhất ở châu Âu, đủ sức tiếp nhận các loại máy bay vận tải hạng nặng, dù hiện nay đã bị hư hại không thể hoạt động, nhưng xét trong dài hạn, việc kiểm soát được khu vực chiến lược này cũng sẽ có điều kiện thuận lợi để thiết lập các đầu cầu về giao thông và hậu cần, đó sẽ là hạ tầng quan trọng để xây dựng một nhà nước độc lập ở Đông Ukraine như những gì mà các thủ lĩnh DPR tuyên bố.
Có thể nói, chính quyền Kiev đang ở trong 2 áp lực rất nguy hiểm. Một là được dựng lên bởi các lực lượng cực đoan từ Maidan và hai là tồn tại bằng sự viện trợ của nước ngoài. Do vậy, muốn nước ngoài viện trợ và không muốn bị phong trào Maidan lật đổ thì phải chống Nga điên cuồng, đó là phải tấn công vào quân ly khai miền Đông. Cho nên, không đánh không được, mà đánh thì chỉ có thua.
Trước hết, về tổ chức chỉ huy. Cái gọi là quân đội Ucraine chỉ là một đội quân ô hợp. Nói là ô hợp vì nó gồm lực lượng đánh thuê, lực lượng của các nhà tài phiệt và lực lượng của chính phủ, tham gia tác chiến tại miền Đông. Một lực lượng tham gia tác chiến mà có mục tiêu chính trị khác nhau, đương nhiên, sẽ không bao giờ chịu sự lãnh đạo của nhau, vì nhau, vì mục tiêu chung…thì khi tác chiến liệu có lực lượng nào quyết tâm hy sinh, quên lợi ích riêng của mình không? Đã thế, tướng lĩnh chỉ huy của quân chính phủ chỉ là “tay ngang” thì rất khó để chỉ huy tác chiến hợp đồng trong chiến dịch lớn. Trong khi đó, quân ly khai thì chỉ một mục tiêu chính trị “chiến thắng hay là chết” đã khiến cho họ thành một khối thống nhất có quyết tâm ý chí cao. Các mũi tấn công phải cố hết sức mình để hoàn thành nhiệm vụ của chỉ huy giao mà không tính toán thiệt hơn với đơn vị này, đơn vị kia vì có cùng lợi ích. Ngoài ra rất khó để phân biệt có cố vấn quân sự Nga hay không bởi vì họ đều là người Nga.
Về trang bị, quân đội Ukraine được trang bị yếu kém hơn quân ly khai. Tổng thống Poroshenko đã từng kêu gào Mỹ viện trợ vũ khí, Hạ viện, thượng viện Mỹ cũng thống nhất viện trợ vũ khí cho Ukraine nhưng không thể muốn mà được.
Mỹ không viện trợ vũ khí cho Kiev, không phải vì Mỹ sợ tuyên bố của Nga là Nga sẽ động binh. Mỹ sẵn sàng đánh Nga đến người châu Âu cuối cùng thì Ukraine, giá trị không là gì so với châu Âu nên cũng không ngoại lệ. Vấn đề là hiện nay, quân đông không phải là mạnh, là thắng mà quyết định thành bại  trên chiến trường Ukraine là bên nào có nhiều vũ khí hiện đại, công nghệ cao chứ không phải chỉ dựa vào mấy quả lựu đạn, pháo cối hay xe bọc thép hạng nhẹ.
Vũ khí Mỹ không thiếu, nhưng sử dụng được không phải ngày một ngày hai mà phải có trình độ, huấn luyện nhiều năm mới khai thác sử dụng được. Vì thế, quân Kiev hiện nay là không thể sử dụng được vũ khí hiện đại, hạng nặng… của Mỹ dù có cho không.
Trong khi đó, vũ khí hạng nặng, hiện đại, vũ khí công nghệ cao của Nga chắc chắn không thể không viện trợ cho quân ly khai. Quân ly khai đã, sẽ được huấn luyện thường xuyên, hàng ngày, trực tiếp bởi người Nga láng giềng, điều mà người Mỹ có muốn cũng không thể làm ngay được cho quân Kiev. Hãy lưu ý rằng, chỉ cần chuyến xe “cứu trợ nhân đạo” thứ 2 là quân Kiev từ thế thượng phong với tuyên bố “quân ly khai đầu hàng hay là chết”, đã vội chấp nhận kí thỏa thuận ngừng bắn Minsk vào 5/9/2014, nay Nga đã “cứ trợ nhân đạo” cho miền Đông chuyến thứ 12 và phương Tây yêu cầu Nga công khai hàng viện trợ thì đã quá muộn.
Có một điều lạ lùng là lâu nay Kiev cũng như Mỹ-phương Tây đều tố cáo Nga cung cấp vũ khí hạng nặng, hạng nhẹ…và đưa quân chính quy sang Ukraine nhưng lại không cung cấp bằng chứng. Tại sao hệ thống vệ tinh quân sự của Mỹ-NATO bay lượn như sao trên vùng trời Ukraine mà không chụp được một bức ảnh nào để chứng minh quân Nga, xe tăng Nga …đang tràn qua biên giới? Đây không phải là chuyện đùa với Mỹ-NATO, hãy coi chừng trình độ tác chiến điện tử của Nga, có thể Nga đã vô hiệu hóa tất cả. Tại sao pháo, tên lửa của quân ly khai như "có mắt" mà của quân Kiev lại "như mù"... Và, tại sao không quân của chính phủ Kiev không sử dụng cho chiến dịch, đều liên quan đến vũ khí phòng không đáng gờm mà quân ly khai có được.
Thứ hai là về chiến thuật. Kiev, trước hội nghị “four Nomandie” đã tập trung lực lượng, chuẩn bị tấn công phủ đầu chiếm sân bay Donetsk nhưng bị lộ tẩy mà không biết hoặc bất chấp không cần biết là điều cực kỳ nguy hiểm đến thành bại của chiến dịch quân sự.
Để tiến hành một chiến dịch quân sự là phải đánh giá so sánh lực lượng, từ đó mới hạ quyết tâm chiến dịch, nhưng đằng này các nhà quân sự, chính trị Kiev có vẻ như không hề làm công tác tham mưu, bởi hầu như tất cả các tiêu chí, đặc biệt là ý chí, tinh thần, đều thua kém, Kiev chỉ hơn mỗi quân đông. Tổng thống Poroshenko đã từng ngầm ngùi khi ký thỏa thuận ngừng bắn 5/9 rằng” Ukraine muốn thắng nhưng Nga không cho họ thắng” và ngay Thủ tướng hiếu chiến Jatsenuik cũng phải xót xa, bi quan rằng, đánh nhau với quân ly khai miền Đông là đánh nhau với nước Nga…thế nhưng Kiev vẫn lao vào. Phải chăng Kiev cần viện trợ nên bất chấp? Kiev quý dollars hơn máu người lính?...
Tổng thống Putin trước đó 2 ngày đã gửi kế hoạch hòa bình đến TT Poroshenko nhưng bị từ chối thẳng thừng. Đây là nước cờ “bỏ thuốc độc vào giếng” của “cáo già” của Putin trước “thỏ non” Poroshenko và đặc biệt trước sự hiếu chiến của Thủ tướng Ukraine Jatsenuik, đã làm cho cả hai đều mắc sâu vào bẫy. Rõ ràng, trước dư luận, Nga đã có thiện chí, mong muốn hòa bình đấy chứ, nhưng Kiev đâu có muốn vậy, họ muốn giải quyết xung đột với người miền Đông bằng quân sự. Và, giờ đây nếu quân ly khai miền Đông đang đe dọa tiến về Mariupol thì các ngài hãy kêu gào với…quân ly khai. Sự giải thích của nước Nga là, “giờ đây quân ly khai miền Đông đâu có nghe Kremlin và Kremlin cũng đâu có quyền hành gì với họ như phương Tây tưởng” là sự giải thích “chuẩn không cần chỉnh” trước các hoạt động quân sự của quân ly khai nếu xảy ra.
Đến đây, chúng ta đều thấy rằng, Kiev muốn giải quyết miền Đông bằng biện pháp quân sự là không thể, họ càng đánh càng thua và trong tình thế hiện nay (nội bộ Ukraine và quốc tế), Ukraine, trên nguyên tắc đã bị vỡ trận. Quân ly khai có đủ sức không những chiếm Mariupol mà còn đủ sức để tiến đến Kiev.

Tuy nhiên, khai thác nó hay không, phụ thuộc vào chiến lược Nga, mối quan hệ Nga với Mỹ-phương Tây…Nếu như Kiev và phương Tây tin rằng, Nga chỉ cần một nhà nước liên bang hóa tại Ukraine mà quyền lợi của người Nga ở đó được bảo đảm, một chính phủ không bài Nga, không là thành viên NATO thì cuộc khủng hoảng Ukraine kết thúc. Đáng tiếc là Mỹ không muốn khủng hoảng Ukraine kết thúc, nên máu người Nga và người Ukraine vẫn chảy.

Thứ Sáu, 16 tháng 1, 2015

ĐỪNG CÓ DẠI, ĐẢNG CSVN KHÔNG QUÊN "CHUYÊN CHÍNH VÔ SẢN" ĐÂU.

Bất kỳ chế độ nào, dù có thối nát đến đâu thì ai muốn lật đổ nó phải chấp nhận "gươm kề cổ, súng kề tai...". Đó là quy luật cách mạng. Có vị nào dám không? Có ai có khí tiết như đảng viên Đảng CSVN dám chấp nhận khi lật độ chế độ thực dân chưa? 
Lưu ý: Bài viết chỉ đề cập đến quy luật của đấu tranh cách mạng mà thôi.
Người viết bài này không có ý kể lại lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi Pháp xâm lược đến nay và đương nhiên lịch sử của Đảng CSVN gắn liền trong đó mà qua đó muốn chỉ ra những giá trị sự thật mà dân tộc Việt Nam đã, đang và sẽ còn là sự lựa chọn duy nhất đúng, là nơi gửi gắm đặt trọn niềm tin vào một tương lai tươi sáng mà thôi.
Pháp xâm lược Việt Nam từ năm 1858.
Ngôn ngữ của lũ Việt gian thời đó là: “ Không, Pháp không xâm lược Việt Nam mà Pháp chỉ đem quân đến “khai hóa văn minh” Việt Nam thôi” và của lũ Việt gian cháu con thời nay là: “Việt Nam đánh đưổi Pháp, Mỹ và lũ chư hầu là đuổi đi 2 nền văn minh…” của tên San “vẫu” đại diện, hầu như không có gì khác.
Nếu như quân Minh đô hộ nước ta tàn bạo “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn” thì thực dân Pháp cũng không kém khi “thịt xương vùi gốc cao su mấy tầng”. Bao nhiêu cuộc khởi nghĩa bị dìm trong biển máu. Đất nước, dân tộc quằn quại dưới gót dày quân xâm lược.
Năm 1930 Đảng CSVN ra đời. Mẹ Việt Nam, dân tộc Việt cảm thấy Đảng CSVN mới thành lập nó nhỏ nhoi, ít ỏi quá như muốn kêu lên: “Còn tổ chức, còn Đảng nào nữa không, thành lập ngay đi mà cùng nhau cứu nước. Một mình Đảng CSVN thì Pháp nó giết hết, chém hết trong nháy mắt”.
Lịch sử đã chứng minh: Không có một tổ chức nào hoạt động chống Pháp để dành độc lập dân tộc cho đến năm 1945 ngoài Đảng CSVN.
Tại sao lại không có tổ chức nào ngoài Đảng CSVN hoạt động trong thời gian này? Và đây là sự thật: Mục tiêu của Đảng CSVN là đánh đổ thực dân Pháp giải phóng dân tộc, do đó Đảng CSVN là đối tượng phải tiêu diệt “không đội trời chung” của thực dân Pháp. Đảng viên của tổ chức này là những chiến sỹ Cách mạng phải đối mặt với “gươm kề cổ, súng kề tai, thân sống chỉ coi còn một nửa”, chấp nhận xả thân, hy sinh vì độc lập tự do của dân tộc. Dân tộc Việt Nam bấy giờ thiếu gì người có lòng yêu nước và căm thù giặc, nhưng có lòng yêu nước thôi chưa đủ, yêu nước mà tham sống sợ chết thì chẳng giải quyết được gì. Thực dân Pháp như một “biển lửa” để “thử vàng” và đương nhiên, sẽ không có chỗ cho những ai tham sống sợ chết, những kẻ cơ hội, những tổ chức bịp bợm. Bởi vậy, chỉ có duy nhất một tổ chức Đảng CSVN, và đó là sự lựa chọn của lịch sử.
Đến đây, một chân lý được hình thành: Họ – những chiến sỹ Cộng sản chính là những người con yêu nước ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam và Đảng CSVN là một tổ chức gồm toàn thể những người con ưu tú nhất của dân tộc Việt Nam. Giống như một định lý trong toán học, nó đúng cả chiều thuận lẫn chiều nghịch.
Năm 1945, chỉ mới 15 năm sau ngày thành lập, Đảng CSVN, cũng chỉ duy nhất họ, đã lãnh đạo toàn dân tộc Việt Nam khởi nghĩa dành chính quyền thành công, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nước công nông đầu tiên ở ĐN châu Á. (Dân tộc Việt Nam lựa chọn họ, đặt niềm tin vào họ quả không nhầm)
Năm 1946, Pháp trở lại xâm lược ở miền Nam, miền Bắc có 20 vạn quân Tưởng tiến vào. Không cần nhắc đến Pháp, cũng không cần quan tâm đến quân Tưởng vì Bác Hồ chỉ cần một nhát…ký thôi thì 20 vạn quân Tưởng phải rút về nước. Điều ta cần hiểu và quan tâm ở đây là: Việt Nam lúc này có thêm một tổ chức đảng nữa, đó là Quốc Dân Đảng. Cái đảng mà theo đuôi bọn xâm lược vào “theo đóm ăn tàn” thì bản chất ra sao, mục tiêu là gì… thì dân tộc này lạ chi nữa. Có điều năm 1946 là năm mà vận mệnh đất nước như ngàn cân treo sợi tóc, Đảng CSVN và Bác Hồ với tinh thần đoàn kết dân tộc đồng ý để Quốc Dân đảng vào Quốc hội, tham gia chính quyền hy vọng cùng nhau xây dựng, bảo vệ đất nước. Nhưng một Đảng, ra đời, hình thành như Quốc dân đảng thì phản dân, hại nước, tay sai cho giặc… sớm muộn cũng bộc lộ nguyên hình. Vụ án Ôn Như Hầu chứng minh tất cả.
Điều thú vị thiêng liêng mà lịch sử như sắp đặt đó là Người quyết định cuối cùng vứt tổ chức Quốc Dân đảng vào sọt rác lịch sử không phải là ai trong tổ chức Đảng CSVN mà là một người đại diện cho tầm trí tuệ dân tộc – Cụ Huỳnh Thúc Kháng.
Năm 1954 Pháp đại bại, cơ hội để Việt Nam thống nhất đã đến nhưng Mỹ nhảy vào thay chân Pháp kéo theo một chính phủ tay sai Ngô Đình Diệm.
Đến đây thì đã có tiến sỹ luật bào chữa cho Mỹ rằng: “Mỹ không xâm lược Việt Nam, đây là cuộc chiến tranh về ý thức hệ…” nào là “ sau năm 1973 thì trở thành cuộc nội chiến giữa 2 miền”…
Theo tôi hiểu thì Luật khác với Lịch sử. Luật thì mang tính chủ quan, do con người đặt ra. Lịch sử là khách quan nó tồn tại ngoài ý muốn của con người. Là tiến sỹ Luật, Cù Vũ có thể xây dựng ra một luật mới hay một điều luật mới, nhưng không thể xuyên tạc, bóp méo, phủ nhận lịch sử. Không thể “xây dựng” lịch sử theo ý muốn của mình như Luật được. Luật thì có thể “lách” nhưng Lịch sử thì không thể “lách”. Và đây là lịch sử: “ Từ năm 1945, kể từ ngày khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “hễ còn một tên xâm lược nào trên đất nước ta thì ta phải chiến đấu quét sạch nó đi”, đã tiến hành nhiều “nhát quét”. Chế độ chính quyền Sài Gòn sụp đổ năm 1975 là “nhát quét” cuối cùng.
Năm 1975 Việt Nam thống nhất đất nước, nghĩa là phải trải qua 31 năm gian khổ, hy sinh Đảng CSVN mới thực hiện được mục tiêu giải phóng dân tộc thống nhất đất nước. Lúc này không thiếu gì kẻ thù địch nhưng đặc biệt sâu khi Liên Xô và các nước XHCN ở Đông Âu tan rã thì tổ chức đảng này, đảng kia thi nhau ra đời đòi xóa sổ Đảng CSVN. Họ tưởng Việt Nam cũng tan rã như các nước khác, họ hý hửng muốn ăn cướp thành quả Cách mạng vô cùng to lớn mà Đảng CSVN, dân tộc Việt Nam hy sinh không biết bao nhiêu xương máu mới giành được. Chúng là ai? Điểm mặt, chỉ tên, cách chúng hoạt động, thái độ, tư cách của chúng khi bị bắt chứng tỏ chúng chỉ toàn là một lũ ươn hèn tham sống sợ chết, không có lý tưởng. Những Đảng viên của Đảng CSVN mà như vậy liệu có cuộc Cách mạng tháng Tám không? Dưới chế độ Ngô Đình Diệm, máy chém kéo lê khắp miền Nam, đặt Cộng sản ra ngoài vòng pháp luật thì nếu như bản chất, tư cách, mục đích lý tưởng của các Đảng viên Đảng CSVN mà như các đảng vớ vẩn kia chắc chắn đã đầu hàng hết.
Dân tộc Việt Nam lựa chọn bọn này sao? Dân tộc Việt Nam đặt niềm tin vào bọn này sao? Dân tộc Việt Nam để cho tổ chức bao gồm những bọn này lãnh đạo sao?
Không bao giờ! Chế độ, chính quyền mà các vị mơ tưởng, hoài vọng ngày xưa đã từng có luật 10/59, kéo lê máy chém khắp miền Nam loại những người CS ra ngoài vòng pháp luật thì ngày nay, những kẻ muốn cướp quyền, xóa bỏ Đảng CSVN nên nhớ, Đảng CSVN vẫn luôn tuân thủ nguyên tắc “chuyên chính vô sản”. Họ sẵn sàng ra tay dùng sức mạnh trừng trị không thương tiếc để bảo vệ ngôi vị của mình khi cần thiết. Các vị đang ra mặt chống Đảng, đòi lật đổ chế độ để này một cách hung hăng trên mạng xã hội…thấy Đảng CSVN chưa ra tay trấn áp bằng bạo lực mà tưởng dễ. Các vị nên hiểu, biết kỹ điều này: Chó sủa bậy, lung tung…còn có thể cho phép, nhưng khi cắn bậy là bị đập chết liền. Không tin các “anh hùng muốn thay đổi chế độ” cứ thử “cắn bậy” xem…
Sẽ còn rất lâu, Đảng CSVN để lại một dấu ấn khó phai mờ trong tâm trí, tâm hồn của dân tộc Việt Nam. Dù có nhiều thế lực chia lìa, dù có một bộ phận không nhỏ Đảng viên thái hóa biến chất thì việc hô hào dân tộc Việt Nam đứng lên xóa sổ Đảng CSVN, thay thế vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN bằng cách làm như các vị, bằng trí tuệ như các vị và đặc biệt bằng ý chí, lý tưởng, như các vị trong thời điểm này thì làm sao mà lật đổ chế độ này được, chỉ mang vạ vào thân thôi.
Đảng CSVN bảo vệ vị trí lãnh đạo của họ chỉ cần bằng 1/100 hành động của Đảng Cần lao nhân vị của Ngô Đình Diệm hay đảng của Nguyễn Văn Thiệu thôi, thì các vị sẽ không còn một mống. Một lần nữa nên nhớ là chỉ được sủa thôi nhé, không được cắn bậy. Cắn bậy là bị đập chết liền đấy.

Thứ Năm, 8 tháng 1, 2015

Argentina - bài học đắng cay về chủ quyền biển đảo


Mua loại vũ khí gì mới chỉ là phần ngọn, mua của ai và cách mua như thế nào mới là phần gốc của vấn đề.
Cuộc hải chiến trên quần đảo Falkland (Malvinas) giữa Vương quốc Anh và Argentina được coi như là một trận hải chiến lớn nhất từ sau thế chiến lần 2 đến nay.
Trận hải chiến đã để lại cho giới quân sự những bài học bổ ích trong nghệ thuật tác chiến hiện đại trên biển…, nhưng với Việt Nam, kinh nghiệm từ Argentina, không những thế, còn lớn hơn, đó là: Mua sắm vũ khí ra sao và như thế nào trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo.
Tự chủ được tên lửa diệt hạm Kh-35 là tham vọng trong tầm tay của Việt Nam từ năm 2013
Tự chủ được tên lửa diệt hạm Kh-35 là tham vọng trong tầm tay của Việt Nam từ năm 2013
Hơn 30 năm trôi qua, kể từ khi bắt đầu trận hải chiến, giờ đây, chúng ta không quan tâm đến diễn biến, chiến thuật tác chiến của Anh hay của Argentina làm gì nữa. Với Việt Nam, điều cần nhớ là: trong trận hải chiến đó, Argentina đã bị thất bại cay đắng. Nói là “cay đắng” bởi vì hầu như các chuyên gia quân sự, giới quan sát trên thế giới, đều cho rằng, nếu như có đủ tên lửa Exocet thì hải quân Hoàng gia Anh sẽ ôm hận.
Tên lửa Exocet là của Pháp sản xuất bán cho Argentina đã phát huy sức mạnh khiến Hải quân Anh mất tinh thần. Khi cuộc chiến đang vào giai đoạn quyết định thì Anh chặn Pháp không bán tên lửa Exocet cho Argentina dù qua trung gian Peru. Pháp là đồng minh với Anh, Mỹ mà không nghe theo là chuyện lạ.
Một câu hỏi đặt ra là, điều gì sẽ xảy ra nếu tên lửa diệt hạm đó không phải mua của Pháp mà của Nga? Quả thật, chỉ sau khi hết vụ này đến vụ khác, nước Anh đều ra tay ngăn cản Argentina mua vũ khí phục vụ cho tranh chấp chủ quyền trên quần đảo Falkland, như máy bay hay tên lửa diệt hạm…thì Argentina mới nhận thức ra được vấn đề bằng cách, mua vũ khí Nga qua vụ máy bay SU-24.
Và chắc chắn, nếu Argentina cần SU-30, tên lửa diệt hạm hiện đại…thì Nga cũng sẵn sàng bán ngay, để dạy cho nước Anh một bài học về cảm giác khi bị kẻ nào đó nhúng mũi vào chuyện người khác.
Vụ Pháp bán tàu Mistral cho Nga cũng vậy thôi, khi bị Mỹ và NATO ép thì Pháp cũng sẵn sàng “bất tín” một lần nữa. Hành động bạc nhược của Pháp đã khiến Ấn Độ nghi ngại trong thương vụ mua 126 máy bay Rafale, bởi không chắc rằng, Pháp sẽ không bội tín dưới sức ép của Mỹ hay Trung Quốc sẽ khiến không quân Ấn Độ dang dở.
Như vậy, mua vũ khí là phải tính đến đối tượng tác chiến trực tiếp, trước mắt và lâu dài là ai, kẻ đó có liên quan gì đến người bán…Nếu như bất chấp điều này, thì khi chiến tranh xảy ra, kết quả vẫn là “cay đắng”.
Một số người vội mừng và đặt cược hết toàn bộ vào vũ khí Mỹ khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí là ngây thơ. Đã biết và hiểu rõ mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ như thế nào chưa?
Thông cáo Thượng Hải giữa Mỹ và Trung Quốc năm 1972, trong đó Trung Quốc thỏa thuận với Mỹ ngăn cản sức tấn công của ta vào miền Nam bằng cách ngừng viện trợ vũ khí, đạn dược, đồng thời cướp và ngăn chặn không cho vũ khí Liên Xô quá cảnh sang Việt Nam…chẳng phải là bài học giá trị sao.
Vậy vũ khí của quân đội Việt Nam mua của ai và mua như thế nào?
Rõ ràng là gần 90% vũ khí, Việt Nam mua sắm là từ Nga và hầu như các loại vũ khí Nga đều tạo nên xương sống cho sức mạnh của các quân binh chủng như Không quân, Hải quân…
Một vấn đề đặt ra là, liệu mối quan hệ của Nga-Trung có ảnh hưởng gì đến tranh chấp chủ quyền biển đảo Việt Nam-Trung Quốc nếu như xung đột quân sự nổ ra hay không?
Lúc đó, toàn bộ vũ khí Nga mà chúng ta đang sử dụng, liệu có xảy ra hiện tượng như Argentina, nghĩa là thiếu, cần bổ sung, nhưng mua, Nga không bán, khi hư hỏng thì không có đủ thiết bị thay thế, sửa chữa, thậm chí các tính năng kỹ, chiến thuật bị “bán” cho đối thủ…hay không?
Rất khó trả lời một cách chính xác cụ thể, chẳng hạn Nga không lên tiếng trong vụ giàn khoan Trung Quốc, nhưng tốc độ hoàn thành hợp đồng 6 chiếc tàu ngầm cho Việt Nam lại được Nga tăng tốc...thì đâu là chính, đâu là phụ?... 
Và… có vẻ như, Nga và Việt Nam (cả hai) đã thống nhất, lường tính trước những tình huống tương tự.
Thứ nhất, như chúng ta đã biết quan hệ Nga-Trung là đối tác, đối tượng (tác chiến) đan xen lẫn nhau. Về đối tác thì ai cũng biết vì được tuyên truyền rộng rãi, nhưng về đối tượng thì điều tế nhị, khó tuyên bố, tuy nhiên, hãy xem việc họ mua bán vũ khí với nhau là hiểu.
Nguyên tắc bất di, bất dịch là vũ khí sẽ được bán cho ai mà không dùng nó chống lại mình. Mới đây, Trung Quốc muốn mua máy bay ném bom chiến lược TU-22 của Nga nhưng Nga không bán dù đã bị Nga loại khỏi biên chế, bán sắt vụn…đã chứng minh về đối tượng, độ tin cậy…rất rõ ràng: Trung Quốc không phải là liên minh chiến đấu và cũng không phải là bạn thân thiết. Bởi vậy, Nga bán vũ khí cho Trung Quốc như thế nào, ra sao đều được tính toán kỹ, tiền không thể hơn an ninh quốc gia, như ví dụ trên.
Thứ hai, do quan hệ Nga-Việt là mối quan hệ truyền thống, có độ tin cậy cao, nên khâu chuyển giao công nghệ để Việt Nam tự chủ, đặc biệt là tự chủ về số lượng đạn, tên lửa cho ý đồ chiến dịch, chiến lược phòng thủ, đã được đặt ra trong mọi tình huống có thể khi Nga ở vào thế không thể.
Cảng Cam Ranh đã trở thành một căn cứ Hải quân quan trọng, lợi hại nhất của hạm đội tàu ngầm, tàu chiến mặt nước hiện đại bậc nhất của Việt Nam…luôn có dấu ấn của Nga, đặc biệt là trung tâm huấn luyện tàu ngầm hiện đại nhất thế giới. Việc thỏa thuận vấn đề tàu chiến Nga ra vào quân cảng Cam Ranh chứng tỏ Việt-Nga đã có một cơ sở, nền tảng quân sự rất dày và vững mới tạo ra một độ tin cậy như thế.
Thứ ba, đây là một điều hết sức đặc biệt lý thú, đó là mối quan hệ tay ba Việt-Nga-Ấn. Có một cấu trúc và cơ chế cho Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam đủ sức làm chủ cuộc chơi trên Biển Đông gắn liền với Việt-Nga-Ấn. Một lực lượng không quân đủ sức làm chủ vùng trời Biển Đông cũng gắn liền với Việt-Nga-Ấn. Có thể nói Ấn Độ là sự bổ sung hoàn hảo nhất mà Nga không có thể, là người bạn quý, chung tình mà Việt Nam có được.
Như vậy, khi mua những loại phương tiện vũ khí chủ yếu tạo nên sức mạnh trụ cột của quân đội như tàu ngầm, máy bay, tên lửa…thì nhất thiết phải làm chủ được phần gốc của công nghệ để cải tiến kỹ thuật, tạo ra sự độc đáo, đồng thời đảm bảo đủ vật tư thiết bị kỹ thuật thay thế, sửa chữa, tự chủ được đạn dược…Tất cả những yêu cầu đó, người bán phải là những quốc gia có độ tin cậy cao, càng ít có mối quan hệ phức tạp càng tốt.
Trong khi đó, đa dạng hóa nguồn mua sắm vũ khí, tức là lựa chọn mua những loại vũ khí có tính độc đáo trên thế giới, phù hợp với yêu cầu tác chiến hiện tại, nhằm bổ sung những khiếm khuyết và nắm bắt công nghệ khi được chuyển giao, để phát triển nền công nghiệp quốc phòng cho riêng mình, đặc biệt là đảm bảo an ninh, an toàn, bí mật nhờ loại trừ nguy cơ bị can thiệp từ bên ngoài vào vũ khí trong mọi tình huống, mọi hình thức.
Lựa chọn mua vũ khí để phù hợp với lối đánh, đủ sức đương đầu với các thác thức về an ninh chủ quyền mà không trở thành gánh nặng cho nền kinh tế, khó khăn bao nhiêu, thì mua ai, mua ra sao để xây dựng nền công nghiệp quốc phòng phát triển, tiến tới tự chủ, làm chủ công nghệ, không bị nước ngoài can thiệp vào trong bất kỳ tình huống nào…càng khó khăn phức tạp hơn bội phần.

Argentina trong trận hải chiến Faikland là một bài học đắng cay không chỉ riêng ai. 

Thứ Năm, 1 tháng 1, 2015

Nga-NATO đoạn tuyệt, châu Âu coi chừng!


Đoạn tuyệt với NATO, thực chất đây là lời tuyên chiến của nước Nga với NATO
Vào ngày 23/12/2014, quốc hội Ukraine đã thông qua dự luật từ bỏ quy chế quốc gia trung lập, nhằm mở đường cho Ukraine gia nhập vào NATO.
Nước Nga đã chỉ trích mạnh mẽ quyết định này, Thủ tướng Nga cảnh cáo “Trên thực tế, đây là đơn xin vào NATO và điều này sẽ biến Ukraina thành một đối thủ quân sự tiềm tàng của Nga và Moskva sẽ buộc phải hành động”. Bộ trưởng quốc phòng Nga khẳng định: “Nếu quyết định này, trong tương lai, mang tính chất quân sự, chúng tôi sẽ đáp trả một cách thích hợp. Nga sẽ cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ với NATO”. Và đây là tuyên bố thẳng thừng từ điện Kremlin: “Nga cần sự đảm bảo 100% rằng không ai nghĩ về tương lai Ukraine gia nhập NATO, nếu điều này xảy ra thì quan hệ Nga-NATO sẽ đoạn tuyệt”.
Có thể nói, đây chỉ là hành vi khiêu khích Nga, mới chỉ là “ý chí chính trị” của Ukraine mà thôi, nhưng điều Nga quan tâm, nhắm tới là những cái đầu nóng NATO dưới cái gậy chỉ huy của Mỹ, là những thành phần “chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”. Vậy điều gì xảy ra khi Nga tuyên bố đoạn tuyệt quan hệ với NATO?
Chắc chắn bất kỳ một người châu Âu nào trung thực cũng biết NATO do ai làm chủ, ai nuôi và tồn tại đến ngày nay nhằm mục đích gì…Rõ ra là, NATO do Mỹ chỉ huy và làm chủ, dùng để chống Nga, bao vây tiêu diệt Nga, biến Nga thành một “con gấu nhồi bông” như 28 thành viên NATO hiện tại, trong đó có cả Đức và Pháp.
NATO dành cho tất cả các nước châu Âu nhưng trừ Nga, vì sao như vậy thì dân châu Âu cũng hiểu rõ hơn ai hết và vì sao trong tình thế hiện nay, dân tộc Nga đoàn kết xung quanh tổng thống của họ đến thế, đã có câu trả lời. Không quá đáng khi nói rằng, danh dự châu Âu còn lại là nước Nga, đúng hay không hãy xem sự chi phối của Mỹ vào 2 tổ chức EU (chính trị-kinh tế) và NATO (quân sự) thì rõ. Bởi thế, chẳng có gì ngạc nhiên khi báo Mỹ đưa tin có hàng loạt lãnh đạo châu Âu phản kháng Mỹ trong lệnh trừng phạt Nga.
NATO là tổ chức quân sự đánh thuê cho Mỹ để được chia phần mà thôi, vì tất cả hoạt động của NATO đều chủ yếu phục vụ lợi ích của Mỹ. Ngay khi tiếng súng nội chiến của Libya còn chưa chấm dứt, nhiều quốc gia trong khố NATO đã không ngần ngại hy vọng nhận được những hợp đồng khai thác dầu béo bở vì "công lao" đã giúp lực lượng nổi dậy tại đây lật đổ được chế độ Gaddafi đấy thôi. Tuy nhiên, “miếng bánh Nga” ngày nay là khó gặm nhất trong lịch sử và hiện tại của NATO mà nếu không cẩn thận, tổ chức đánh thuê cho Mỹ này bị Nga nghiền nát.
Rõ ràng NATO cho Mỹ đặt các lá chắn tên lửa chống Nga, NATO liên tục mở rộng về phía Đông bao vây Nga. Năm 2008, Nga đã có thông điệp cho NATO tại Gruzia, nhưng NATO vẫn tiếp tục thử Nga tại Ukraine dẫn đến lời cảnh cáo cuối cùng: “đoạn tuyệt NATO”.
Đoạn tuyệt với NATO, thực chất đây là lời tuyên chiến của nước Nga với NATO để bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh hoặc nóng theo tình hình dựa theo học thuyết quân sự mới nhất của Nga khi coi sự sự mở về phía Đông của NATO là mối đe dọa hàng đầu an ninh Nga.
Đoạn tuyệt với NATO có nghĩa, cấu trúc an ninh châu Âu không còn tồn tại, NATO đã được coi là kẻ thù. Ngay khi Crưm tái sáp nhập vào Nga, NATO đã đình chỉ nhiều chương trình hợp tác với Nga. Theo Bộ Quốc phòng Nga thì Hiệp ước START-3 là một trong số ít những gì còn lại giữa Moskva và Washington trong lĩnh vực an ninh toàn cầu. Nếu hiệp ước này cũng bị vi phạm nốt thì chiến tranh hạt nhân là điều khó tránh khỏi.
Đoạn tuyệt với NATO, cuộc chiến tranh lạnh phiên bản 2 bắt đầu, Nga bắt buộc thắt chặt một loạt về an ninh hàng không, hàng hải, năng lượng…với châu Âu. Châu Âu chắc chắn sẽ bị Nga cắt toàn bộ khí đốt…mà châu Âu không thể chấp nhận được điều này trong tương lai gần.
Đoạn tuyệt NATO, đồng thời tại Ukraine, Nga sẽ thực hiện biện pháp quân sự mạnh để đè bẹp Kiev như học thuyết quân sự mới của Nga, buộc NATO phải lựa chọn hoặc là chiến tranh với Nga hoặc từ bỏ Kiev. Chiến tranh với Nga, liệu có một nước nào trong NATO muốn làm điều đó với Nga không hay họ chỉ cậy nhờ vào Mỹ? Vậy thì nước Mỹ có muốn chiến tranh với Nga không? Nếu như Nga và Mỹ không bao giờ để xảy ra chiến tranh, vì nếu xảy ra thì cả 2 đều không sống sót, thì theo logic Mỹ sẽ sẵn sàng hy sinh một thành viên nào đó của NATO khi “bị gấu Nga cho ăn tát”. Thực tế đã chỉ ra rằng, khi lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia Nga bị đe dọa nghiêm trọng…thì tình huống xảy ra như ở Gruzia hoặc Ukraine không tránh khỏi. Nga sẽ không bao giờ cân nhắc xem Gruzia hay Ukraine có là thành viên của NATO hay không.
Tư cách là cường quốc quân sự hạt nhân, Nga và Mỹ đều có “vạch đỏ giới hạn” về an ninh, lợi ích quốc gia, của mình để không ai xâm phạm. Nói cách khác là Mỹ có thể dùng quân cờ NATO chơi với Nga chứ không đời nào NATO dùng quân cờ Mỹ để chơi với Nga. Cho nên, 28 thành viên NATO thừa đủ tỉnh táo để biết danh phận mình, thừa biết cái “vạch đỏ giới hạn” của Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine là đâu để dừng lại.
Phải công nhận rằng, ngoại trừ vũ khí hạt nhân thì vũ khí thông thường NATO không kém Nga, nếu như không muốn nói là hùng hậu hơn, nhưng NATO không có những loại vũ khí có sức răn đe lớn mang tính quyết định thành bại chiến trường. Về quân số thì NATO cũng đông quân hơn, nhưng NATO là một đội quân ô hợp, nói là ô hợp vì truyền thống đánh nhau, lợi ích quốc gia của 28 thành viên rất khác nhau. Thử hỏi xem có nước nào cho Mỹ triển khai vũ khí hạt nhân để nhận đòn giáng trả của Nga? Chưa có, hoặc chưa dám. 
Lịch sử chỉ ra rằng chỉ có quân Đức, Pháp ở châu Âu may ra cùng đẳng cấp với quân đội Nga, nhưng Đức, Pháp đã từng có gương của Hitler, Napoleon, lại là đầu tàu EU thì chỉ dùng thành viên làm quân cờ chứ dại gì biến mình là quân cờ cho các thành viên. Các thành viên NATO ở vùng Baltic là hung hăng chống Nga nhất là vì họ đánh Nga bằng quân của Anh, Đức, Pháp…chứ quân đội của họ không đủ cho một sư đoàn Nga ra tay thì cho vàng cũng không dám.
Tuy nhiên với Nga thì khác đấy. Nếu như NATO chiến đấu với Nga vì lợi ích của Mỹ thì Nga chiến đấu vì lợi ích của dân tộc Nga, sau lưng người lính Nga là quê hương đất nước. Đây chính là sức mạnh vô địch của Liên bang Nga hiện nay.

Có một điều lạ, là 2 cuộc chiến tranh thế giới đều bắt đầu từ châu Âu. Cùng là nước đế quốc với nhau, nước Đức, sau bại trận ở thế chiến 1 đã bị tước đoạt toàn bộ thuộc địa, bồi thường chiến phí, trong khi Mỹ Anh Pháp hưởng lợi quá lớn dẫn đến một Hitler nước Đức ra đời. Ngày nay, sau chiến tranh lạnh, Liên Xô bị tan rã, một loạt nước Đông Âu theo NATO, nước Nga, phần còn lại của Liên Xô bị bao vây, trừng phạt kinh tế…liệu có xuất hiện một Hitler kiểu Nga hay không? Chắc là không, bởi thế giới đang mở, Nga chưa bị bao vây tứ phía đến mức cùng đường, Nga chưa đến tình thế “không còn gì để mất” buộc phải gây chiến tranh để giải quyết mọi chuyện. Nhưng chính vì thế mà Nga sẵn sàng đoạn tuyệt với NATO có nghĩa là với châu Âu. Nga đã chuẩn bị tinh thần không có châu Âu nếu như lời cảnh báo của Nga không có giá trị với NATO.