Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

Kỷ niệm buồn thời...

Vết thương lòng rỉ máu.
Người ta đi lấy chồng vì đất nước có thêm 2 châu Ô châu Lý, còn em thì bỏ đất mà đi.
Người ta đi rồi về được mà sao em chẳng thấy về.
Không biết bây giờ em ở nơi đâu, 2 chiếc phù hiệu mỏ neo bạc trên ve áo anh em lấy đi một, nói rằng tàu anh phải neo một cái trên bờ mới chắc, giờ em còn giữ nó không em?

TRUNG QUỐC DÙNG MẸO CỜ BẠC HAY MƯU LƯỢC NHÀ BINH TRÊN BIỂN ĐÔNG?



Các nhà nghiên cứu và dư luận trên thế giới đều cho rằng Trung Quốc đã hết “bài” trên Biển Đông, ngoại trừ còn “bài” quân sự.
“Bài” theo họ nghĩa là các sách lược, chiến lược mang tính công khai, minh bạch trên cơ sở biện chứng khoa học trong tranh chấp, thậm chí chiếm đoạt Biển Đông, chứ “bài” ngang ngược, “xã hội đen”, độc ác vô nhân đạo…thì không nằm trong đối tượng nghiên cứu của họ.
Trung Quốc luôn cảm nhận được rằng, các nước láng giềng mà họ tranh chấp, cướp đoạt chủ quyền là các quốc gia nhỏ bé, yếu so với Trung Quốc thì sẽ không dám làm điều gì đó, mà điều đó, giống như khiêu chiến với Hải quân Trung Quốc – một lực lượng mà Hải quân Mỹ, Nhật Bản nghĩ đến còn phải sợ nữa cơ mà!
Xuất phát từ tư tưởng đó, cho nên, các lực lượng như tàu cá, tàu tuần tra, chấp pháp trên biển trong thời gian qua, cậy có Hải quân mạnh đằng sau là không sợ ai, tha hồ làm càn, nhiều lần cắt cáp tàu nghiên cứu dầu khí Việt Nam, hung hăng ngang ngược xua đuổi, bắt bớ trái phép tàu cá của ngư dân láng giềng, lấy thịt đè người như vụ Scarborough…Đó thực sự như dư luận đánh giá là “những con rồng khuấy đảo Biển Đông” là nguyên nhân trực tiếp đầu tiên gây nên tình hình căng thẳng trên khu vực.
Mới đây, Trung Quốc gộp các đơn vị tuần tra, chấp pháp trên biển bao gồm Hải giám, Cảnh sát biên phòng, Ngư chính, Cảnh sát hải quan lại thành Cục cảnh sát biển Trung Quốc (tức là những con rồng này được nhốt chung một chuồng mà không bị giải thể) và khi hoạt động ở Biển Đông và Biển Hoa Đông "đều phải lấy danh nghĩa Cảnh sát biển Trung Quốc".
Đây là nét “đặc sắc kiểu Trung Quốc”, bởi lực lượng CSB “ô hợp” này giống như lực lượng “Hồng vệ binh” mà Trung Quốc sử dụng trong cách mạng văn hóa, nhưng đối tượng chủ yếu của nó là ngư dân láng giềng.
Việc một quốc gia nào đó thành lập Cảnh sát biển chuyên trách thực thi pháp luật trên vùng biển chủ quyền của mình được quốc tế thừa nhận thì không có gì lạ. Nhưng “pháp lý hóa” cấp nhà nước hay “bảo kê” cho nhiều lực lượng hoạt động trên biển ở khu vực tranh chấp và cả những khu vực thuộc chủ quyền quốc gia khác được “mang danh cảnh sát biển Trung Quốc” là gây nguy hiểm cho láng giềng, là hành động cậy thế nước lớn, ngang ngược.
Ông Hạ Kiến Bân, Chủ tịch Tập đoàn quốc doanh Ngư nghiệp Bảo Sa tại tỉnh Hải Nam, đã từng thúc giục chính phủ nước này vũ trang và huấn luyện quân sự cho 100.000 ngư dân Trung Quốc để tràn xuống biển Đông đối đầu với các nước trong khu vực…chắc không phải chờ lâu vì chỉ cần cái tập đoàn của ông được sáp nhập vô Cục cảnh sát biển Trung Quốc là lập tức toại nguyện. Ông sẽ được trang bị vũ khí phương tiện (“danh nghĩa của CSB Trung Quốc” mà) tha hồ tự tung tự tác với đồng nghiệp láng giềng.
Ông Trần Tích Quý, Cục trưởng Cục Hải dương quốc gia Trung Quốc, cơ quan quản lý trực tiếp lực lượng tàu Hải giám cũng là chính ủy Cục cảnh sát biển Trung Quốc cũng đã cao giọng tuyên bố: "Trung Quốc sẽ không chủ động gây sự trên biển, nhưng có ai đó xâm phạm và thách thức lợi ích biển của Trung Quốc, Trung Quốc quyết không tha”
Ai cũng biết đứng sau nó là Hải quân Trung Quốc, là nhà cầm quyền Bắc Kinh, họ khuyến khích các “con rồng” này để trục lợi, biến thành một công cụ gây hấn, xâm lược hay rõ hơn là công cụ bành trướng, gây ra những nguy hiểm khôn lường cho tính mạng, tài sản của ngư dân các nước láng giềng.
Tất cả những dấu hiệu đó báo hiệu một hành động trấn áp, ngang ngược, cơ bắp hơn mà các lực lượng mang danh là Cảnh sát biển Trung Quốc sẽ thực hiện trên “cái phông” là các cuộc tập trận diễu võ dương oai của hải quân trên Biển Đông… là không tránh khỏi cho ngư dân các nước trong khu vực Biển Đông.
Vậy thì thử hỏi với lối tư duy và hành động theo kiểu “xã hội đen” như vậy thì có bao giờ hết bài, thưa các nhà nghiên cứu chiến lược thế giới?
Điều đáng buồn và mỉa mai là công cụ bành trướng này tỏ ra vô cùng ngang ngược, độc ác vô nhân đạo bao nhiêu, như bắn vào tàu cá ngư dân Việt trong vùng chủ quyền, đánh cá truyền thống của họ, thì cũng bị “người sử dụng” đối xử như vậy bấy nhiêu. Chúng chỉ là “vật tế thần chiến tranh” mà thôi.
Việc sử dụng bài “công cụ bành trướng” là nguy hiểm, là tiềm ẩn gây nên nguy cơ xung đột quân sự rất cao trên Biển Đông, thực chất nó là một con dao 2 lưỡi, chỉ là “mẹo cờ bạc” chứ không phải là mưu lược nhà binh. Gian lận, xảo trá, lấy thịt đè người chỉ có thể một lần thắng, tạo ra được một Scarborough mà thôi.
Nhưng, khi một quốc gia không sợ bất cứ kẻ thù nào, kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh hải bằng mọi giá; khi một quốc gia vốn rất yêu chuộng hòa bình mà bị buộc phải chuẩn bị sẵn sàng cho chiến tranh mức cao nhất không có thể còn nín nhịn hơn được nữa thì cái công cụ bành trướng tác quai tác quái trên biển đó sẽ biến mất ngay khi cần thiết.
Chúng không phải là đối tượng tác chiến của dân tộc Việt.
Ngạn ngữ Nga có một câu rất chí lý: “Chó cứ sủa, đoàn người cứ tiến”. Biển đảo của chúng ta, ta dùng mà không ai có thể ngăn cản. Nhưng khi đã bị “cắn” thay vì “sủa” thì phải dùng gậy, không nể nang.

Với tầm nhìn chiến lược của đảng CSVN, Cảnh sát biển Việt Nam, thành lập năm 1998, đã thực sự là lực lượng hiện đại đủ sức hoàn thành sứ mạng giao phó: Thực thi pháp luật Việt Nam trên biển.

Đã đến lúc Việt Nam phải cảnh báo cho khu vực và thế giới biết hành vi của các lực lượng được “mang danh” cảnh sát biển Trung Quốc, hoạt động ở khu vực tranh chấp và khu vực không thuộc chủ quyền của Trung Quốc trên những con tàu quân sự “đội lốt” dân sự.
Trước một lực lượng tuần tra, chấp pháp trên biển của Trung Quốc đông và mạnh với hành động ngang ngược, hung hăng như vậy; trước một mục đích sử dụng lực lượng này làm công cụ bành trướng như vậy…không ai không nghĩ rằng sẽ có xuất hiện thêm vài “Scarborough Việt Nam”. Nhưng, cho đến nay, cái gì của chúng ta, ta giữ lấy, đó là thực tế không thể xuyên tạc, chối cãi.


Bảo vệ ngư dân, cùng ngư dân, vì ngư dân là bảo vệ chủ quyền. Việt Nam đã, đang và sẽ như vậy, chẳng có ai nghi ngờ về điều đó. Nhưng lực lượng chấp pháp trên biển của Việt Nam không làm như vậy với ngư dân Trung Quốc không phải vì Việt Nam quá sợ mấy cái tàu chiến Trung Quốc đang diễn tập diễu võ dương oai ngoài khơi mà vì Việt Nam không có, không thể hành xử cái lối độc ác, vô nhân đạo.
Ngư dân Trung Quốc cũng như ngư dân Việt Nam vô tội, hiền lành chỉ mưu sinh khó nhọc trên biển.
Nhân dân Việt Nam kiên quyết phản đối hành động bắn vào tàu cá của ngư dân Việt Nam, đuổi bắt phá hoại tài sản…Đây là hành động không đẹp của một nước lớn. Yêu cầu Trung Quốc chấn chỉnh Hải giám và các lực lượng “mang danh” CSB Trung Quốc, không được tái diễn hành động độc ác vô nhân đạo đó, nếu không, Trung Quốc chỉ chuốc lấy lòng căm hận ngút trời của toàn thể dân tộc Việt Nam.
Mẹo cờ bạc không thể dùng làm mưu lược nhà binh.

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

ĐỪNG DẠI DỘT THỬ LÒNG YÊU NƯỚC CỦA DÂN TỘC VIỆT!



Không ai trên thế giới này có thể nghi ngờ về lòng yêu nước của dân tộc Việt. Lịch sử hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước đã làm cho câu nói của Bác Hồ đã trở thành một chân lý “…Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì lòng yêu nước lại kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ nhấn chìm bè lũ cướp nước và bán nước”.

Không rõ tinh thần yêu nước của dân tộc Trung Hoa như thế nào, bởi vì từ xưa Trung Quốc chỉ đi xâm lược, mở rộng lãnh thổ, cai trị các láng giềng nhưng khi bị các quốc gia khác tới xâm lược như Nguyên Mông, Anh, Nhật Bản thì họ đều thúc thủ và ý chí của họ thể hiện trong “Vạn lý trường thành”, trong cuộc biểu tình chống Nhật Bản mới đây…thì chỉ có họ mới hiểu, đánh giá được thực chất, sức mạnh kết nối lòng yêu nước của dân tộc họ.
Dân tộc Việt, lòng yêu nước được biểu hiện theo cách khác, đơn giản là “Sông núi nước Nam, vua Nam ở” nó đã “rành rành định sẵn” rồi. Kẻ nào, dù hung hãn đến đâu, xâm phạm là phải và bị đánh đuổi, đơn giản thế thôi. Về ý chí thì “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm 20 năm hoặc lâu hơn…”, “dù có đốt cháy dãy Trường Sơn cũng phải dành độc lập”…khác với ý chí xây một “Vạn lý trường thành” của dân tộc Trung Hoa.

Chủ quyền của Tổ quốc luôn thiêng liêng trong mỗi người Việt Nam

Lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam chỉ duy nhất một lần giặc ngoại xâm đến không đánh mà đã đầu hàng khiến gần 100 năm dân tộc Việt bị đô hộ tủi nhục. Nhưng đó là triều đình nhà Nguyễn đầu hàng chứ dân tộc Việt không đầu hàng. Còn đó Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, còn đó lời bất hủ của Nguyễn Trung Trực…và hơn 90 năm sau, năm 1954, dân tộc Việt rửa nhục bằng trận Điện Biên Phủ chấn động địa cầu.
Mỹ thua Việt Nam có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân đầu tiên là Mỹ không hiểu dân tộc Việt. Chỉ đến năm 1972 khi Nixon bắt tay Mao Trạch Đông ở Thượng Hải thì người Mỹ mới tin rằng VNDCCH và Mặt trận DTGPMN đánh Mỹ là vì lý do thống nhất đất nước chứ không phải đánh Mỹ bởi sự “ủy nhiệm” của Trung Quốc hay Liên Xô. (Đáng tiếc là cho đến bây giờ nhiều kẻ hoặc là hâm hoặc là lạc giống nòi, dám xúc phạm lòng yêu nước dân tộc, bịa đặt tuyên truyền cho rằng cuộc kháng chiến chống Mỹ của dân tộc ta chỉ là cuộc chiến tranh được “ủy nhiệm”. Máu xương của thế hệ ông, cha, anh đổ xuống để có hôm nay, cho con cháu một Việt Nam liền một dải, không như bán đảo Triều Tiên hiện giờ là quý báu biết chừng nào và đương nhiên chỉ ai là con cháu Lạc Hồng mới cảm nhận được ).
Lòng yêu nước của dân tộc Việt, về góc độ xã hội, lịch sử được gọi là Truyền thống, về góc độ khoa học được gọi là Gen di truyền. Cho nên, thế giới có đổi thay, chế độ có đổi thay thì truyền thống đó hay gen di truyền đó không bao giờ thay đổi.
Thời gian gần đây, lòng yêu nước của dân tộc Việt đang được các thế lực ngoại bang kích hoạt, đang kết nối để thành “một làn sóng” và biểu hiện có vẻ như “làn sóng” này ngày càng “tích trữ động năng”.
Động thái hung hăng, ngang ngược, đe dọa gây hấn trên Biển Đông của Trung Quốc đòi độc chiếm 80%, xâm phạm đến chủ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt đang ngày càng được người Việt Nam trong và ngoài nước ý thức rất rõ ràng.
Sự việc đường “lưỡi bò” trên bản đồ; đèn lồng in chữ “Tam Sa”; sách vở in sai, có cờ Trung Quốc; siêu thị Big bán nho…được sự “quan tâm” sát sao của dân cả nước là dấu hiệu của lòng tự tôn dân tộc, lòng yêu nước đang phát tiết mà không cần chính quyền hô hào phát động.
Động thái của người Việt trong thời gian vừa qua, báo hiệu cho kẻ nào, tổ chức xã hội, kinh doanh nào, vì cá nhân, tham lam, coi thường lợi ích quốc gia một lời cảnh cáo nghiêm khắc.
Hành động rất nguy hiểm của Trung Quốc mới đây trên Biển Đông, dùng súng bắn cháy ca bin tàu đánh cá của ngư dân Việt trong vùng biển chủ quyền Việt Nam là hành động ngang ngược, độc ác, vô nhân đạo.

Ca bin tàu bị Hải giám TQ bắn cháy nhưng quyết không để cháy cờ Tổ quốc

Dân tộc Việt luôn yêu chuộng hòa bình, muốn là bạn với làng giềng một cách thân thiện, hữu nghị.
Hạm đội 7 của Hoa Kỳ ngày xưa (là niềm mơ ước của hạm đội Nam Hải-Trung Quốc ngày nay) khi Hải quân Việt Nam là con số “không” còn không dọa nạt được Việt Nam thì vài chục con tàu giả dạng Hải giám, đằng sau có vài con tàu chiến tập trận, đã tỏ ra hung hăng, xua đuổi phi pháp tàu đánh cá của ngư dân Việt Nam là có thể dễ dàng chiếm được chủ quyền trên Biển Đông của Việt Nam ư? Khiến Việt Nam sợ sệt ư? Chỉ tổ tốn dầu và hao máy mà thôi.
Dân tộc nào cũng có lòng yêu nước. Đối với dân tộc Việt, bài học kinh nghiệm cho bất kỳ kẻ xâm lược muốn thắng được Việt Nam thì phải triệt tiêu hoặc chia rẽ được lòng yêu nước của dân tộc Việt. Nếu không làm được điều đó, hoặc đã kích hoạt lòng yêu nước của dân tộc Việt “kết nối” thì dù hung hăng, hung hãn, mạnh đến đâu chăng nữa, không sớm thì muộn đều bị thất bại thảm hại.
Lịch sử vốn không bao giờ lặp lại, nhưng khi đã lặp đi lặp lại nhiều lần thì chứng tỏ điều đó đã trở thành quy luật khách quan, mà khi đã là quy luật thì đừng dại dột làm trái với nó, sẽ không thành công đâu.
Chỉ có kẻ điên mới mong có sóng thần để thử độ vững của đê chắn sóng.

Thứ Ba, 26 tháng 3, 2013

TRIỀU TIÊN CÓ THỂ VÍT CỔ “PHÀO ĐÀI BAY B-52” NHƯ VIỆT NAM HAY KHÔNG?



Chỉ có bản lĩnh, trí tuệ thôi, chưa đủ. Phải hòa trộn vào đó rất nhiều máu xương mà không phải bất kỳ dân tộc nào trên thế giới cũng chấp nhận trả giá mới có thể vít cổ được “pháo đài bay” của Hoa Kỳ.

Sự hủy diệt khủng khiếp mang tên “pháo đài bay” B-52
B-52 do hãng Boeing chế tạo là loại máy bay ném bom hạng nặng, tầm xa được sử dụng từ năm 1955. B-52 có tầm bay không cần tiếp nhiên liệu xa hơn bất kỳ máy bay nào khác (khoảng 8.000 km) và có thể mang tới 30 tấn bom cùng các vũ khí khác. Tốc độ lớn nhất lên tới 1.000 km/h, bán kính chiến đấu 7.210 km, tầm bay tối đa 15.000 km và trần bay tối đa 17.000 m.
Trong một phi vụ oanh tạc máy bay B-52 thường đi thành nhóm ba chiếc theo đội hình mũi tên, trên độ cao 9–10 km và ném khoảng gần 100 tấn bom tương đương 138 quả bom, mỗi quả nặng 250kg với mật độ dày đặc xuống một khu vực khoảng 2,5 km². Nếu mật độ bom rơi là khoảng 130 quả trên 1 km², tức là khoảng cách trung bình giữa hai hố bom cạnh nhau là khoảng 80 mét. Với mật độ ném bom dày như vậy xác suất huỷ diệt trong bãi bom B-52 sẽ là cực cao và thử hỏi có sinh vật nào có thể tồn tại trong khu vực đó?
Không quân Hoa Kỳ đã dùng B-52 để ném bom rải thảm dọn đường và B-52 đã thể hiện được sức mạnh tàn phá rất ghê gớm, đã gây ra các huỷ diệt rất lớn, gây cảm giác rất ghê sợ, hãi hùng trong hàng ngũ đối phương và những người đã từng trải qua các trận bom B-52. Không nghe tiếng máy bay, chỉ phát hiện ra máy bay B-52 rải thảm khi tiếng rít đến kinh người của hàng trăm quả bom xé gió từ trên không trung lao xuống và mặt đất như bị chao đảo rung chuyển hơn các trận động đất lớn nhất nhất đã từng. Một khu vực chừng 2,5 km² đã thành bình địa, những hố bom chi chít như mặt trăng bị các thiên thạch bắn phá.
Mỹ là quốc gia khác với Trung Quốc hay khoe khoang, phô trương vũ khí, nhưng với B-52 thì ngoại lệ. Mỹ cho đó là “pháo đài bay bất khả xâm phạm” bởi tính năng kỹ chiến thuật của nó thể hiện tinh hoa khoa học hàng không của nước Mỹ không phải là chuyện chơi.

Khả năng ném bom theo kiểu "rải thảm” là điểm đáng sợ, khủng khiếp nhất mang tên “pháo đài bay” B-52.
Mỹ có nhiều bài học kinh nghiệm sát thực từ nhiều cuộc chiến tranh và với một lối tư duy khoa học, thực tế thì không khó để Mỹ cải tiến, củng cố B-52 hoàn thiện, tối tân hơn. Nếu như so sánh B-52 hiện nay của Mỹ và H-6 của Trung Quốc (máy bay ném bom chiến lược tầm xa, thuộc bộ ba vũ khí chiến lược) thì một trời một vực.
Vì vậy, B-52 đã hơn 60 năm qua nó vẫn trường tồn, chưa có đối thủ thay thế đã chứng tỏ khả năng siêu việt của “pháo đài bay” B-52. “Pháo đài bay” B-52 của Mỹ giờ đây hiện đại hơn rất nhiều so với trước đây là điều không cần phải bàn, không ai nghi ngờ gì về điều đó.
Và, liệu người Triều Tiên, thậm chí cả người Trung Hoa hợp sức có “vít cổ” được “pháo đài bay” B-52 hay không?
Không bắn rơi “pháo đài bay” B-52 dù chỉ một chiếc khi chiến tranh thông thường giữa Bắc Triều Tiên với Mỹ - Hàn Quốc xảy ra thì coi như Bắc Triều Tiên bị xóa sổ hay trở về “thời kỳ đồ đá” là chắc chắn chỉ sau một tuần “rải thảm” và cũng là điều cảnh báo cho Trung Quốc.
Việc củng cố tinh thần bằng các tuyên bố mạnh bạo (có thể duy ý chí) sẽ có tác dụng ngược khi đụng đầu với B-52 mà không trừng trị được nó thì ý chí suy sụp, tan rã càng nhanh vì khi đó B-52 thực sự không phải là con ngáo ộp như đã tưởng. Phản ánh tâm lý này, người Trung Hoa có câu thật chí lý: “Chưa thấy quan tài chưa đổ lệ”.
Bắc Triều Tiên có trong tay nhiều loại tên lửa có thừa khả năng vươn tới và vượt tầm bay của B-52. Nhưng bắn rơi được B-52 lại không phụ thuộc vào điều đó mà quyết định chủ yếu bởi khả năng đối đầu với một cuộc chiến tranh áp chế điện tử của Mỹ có hiệu quả hay không. Nếu “pháo đài bay” bị rụng thì chắc chắn chiến thắng của Mỹ-Hàn Quốc không thể dễ dàng.
Trong suốt lịch sử tổn tại của mình cho đến ngày nay, B-52 đã đạt được không ít những chiến thắng quan trọng và có thể nói chỉ chiến thắng, ngoại trừ một lần thảm bại tại Việt Nam trên bầu trời của Hà Nội.
Cho dù thế, không những thế giới mà ngay cả Việt Nam cũng không một ai có thể nghi ngờ sức mạnh của mối đe dọa mang tên B-52. Những tướng lĩnh, cựu chiến binh Việt Nam đã từng đối đầu với B-52…đều không bao giờ coi thường, đánh giá thấp B-52 tuy đã đánh thắng chúng.
Đương nhiên, Việt Nam là quốc gia đầu tiên và duy nhất cho đến ngày nay vít cổ được “pháo đài bay” B-52 của Mỹ không đơn giản như những nguyên nhân đã công khai đại chúng trên báo chí…mà còn nhiều nguyên nhân về khoa học, nghệ thuật quân sự bí mật không thể công khai.
Đương nhiên, chiến thắng bằng bản lĩnh, trí tuệ thôi ư, chưa đủ. Hòa trộn trong đó là máu xương mà không phải dân tộc nào trên thế giới cũng dám chấp nhận trả giá.
Liệu sẽ có một danh từ mới trong thuật ngữ quân sự là: “Bình Nhưỡng-Điện Biên Phủ trên không” hay không? Vấn đề còn tùy thuộc trước hết vào “phong độ” của “pháo đài bay”, vì “đẳng cấp” của “pháo đài bay” đã là vĩnh viễn và sau cùng là Bắc Triều Tiên có giống Việt Nam hay không.
Mỹ, Nhật Bản “giật mình”, Trung Quốc “an phận” sau động thái của Bắc Triều Tiên.
Trong chiến tranh hay chuẩn bị cho chiến tranh, hầu như quốc gia nào cũng không muốn mình phải đối phó với nhiều hướng. Đó là nguyên tắc tối thiểu trong hoạt động quân sự. Nhưng Bắc Triều Tiên lại khác, họ tuyên bố đánh phủ đầu VKHN không những với Mỹ mà còn vào cả Nhật Bản. Điều đó có nghĩa Bắc Triều Tiên muốn một mình chọi lại 3 khi hoặc là quá mạnh để đủ sức đương đầu hoặc là có VKHN để răn đe cùng chết.
Sự khác thường này chứng tỏ, không có chiến tranh xảy ra bắt đầu từ Bắc Triều Tiên, nhưng tuyên bố của Bắc Triều Tiên đã làm cho khu vực Đông Bắc Á và Tây TBD rùng rùng chuyển động.
Đầu tiên, khiến Mỹ phải triển khai ở phía Tây của mình tại bang Alaska 14 hệ thống đánh chặn tên lửa với giá gần 1 tỷ USD dù rằng Mỹ “ngáp dài” khi nghe lời tuyên bố của Bắc Triều Tiên (ngạc nhiên chưa).
Còn Nhật Bản, tình hình căng thẳng ở Đông Bắc Á và Senkaku là chất xúc tác mạnh làm Nhật Bản thay đổi lớn như “lột xác”.
Thứ nhất là nhờ đó mà đảng dân chủ tự do (LDP) trở thành đảng cầm quyền đưa ông Shinzo Abe làm thủ tướng và chắc chắn cuộc bầu cử thượng viện Nhật Bản sắp tới đảng LDP sẽ chiếm đa số (trước đó hạ viện họ đã chiếm đa số).
Thứ hai là việc sửa đổi Hiến pháp Nhật Bản mà linh hồn là điều 9. Hiến pháp Nhật Bản muốn sửa đổi cần có 2 yếu tố, bên ngoài và bên trong.
Yếu tố bên trong là phải cần 2/3 hạ viên, thượng viện thông qua và sau đó trưng cầu dân ý với đa số cử tri tán thành . Vấn đề này, hiện nay chủ trương của đảng LDP và thủ tướng Shinzo Abe dưới tác động của Trung Quốc và Bắc Triều Tiên sẽ rất dễ dàng được toại nguyện.
Yếu tố bên ngoài, quan trọng nhất là Mỹ, nhưng Mỹ luôn ủng hộ, trong khi đó (trước đây) các nước láng giềng châu Á rất e ngại và phản đối thì bây giờ cũng rất đồng lòng (Trừ Trung Quốc, họ cực lực phản đối).
Như vậy, Nhật Bản sẽ trở thành một quốc gia bình thường, có một quân đội bình thường như Trung Quốc, như Việt Nam…là sự thật. “Nhật Bản đã xin lỗi đủ và đang ngẩng đầu hướng tới tương lai”.
Còn với Trung Quốc. Tuyên bố, hành động của Bắc Triều Tiên làm cho tình hình an ninh của Trung Quốc bị ảnh hưởng là không thể chối cãi. Trung Quốc dù có ngấm ngầm giúp Bắc Triều Tiên bao nhiêu chăng nữa cũng buộc phải biểu quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên vì nếu không thì điều gì sẽ xảy ra khi Hàn Quốc và đặc biệt là Nhật Bản cũng tuyên bố thay đổi Hiến pháp, sản xuất sở hữu VKHN để đối đầu với Bắc Triều Tiên? Hơn ai hết, Trung Quốc sẽ đánh giá rất chính xác động thái của đồng minh Bắc Triều Tiên đã thu được kết quả hay là hậu quả.
Điều đáng quan tâm là với Mỹ và Nhật Bản, Bắc Triều Tiên chả là gì mà đối tượng chính của họ là Trung Quốc, và, không có gì ngạc nhiên khi Mỹ không ký với Bắc Triều Tiên một hiệp ước hòa bình.

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

Tàu sân bay dùng để răn đe hay tác chiến trên biển Đông?

Tàu sân bay, cái tên nó đã nói lên tất cả. Nó là một phương tiện mà các quốc gia sử dụng để cho không quân của họ tác chiến xa căn cứ.
Trong chiến tranh hiện đại, bên nào làm chủ vùng trời của khu vực tác chiến là bên đó chiếm ưu thế và sẽ thắng, bởi lẽ, không quân là lực lượng cơ động cực nhanh, có thể tấn công bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu (đất liền, mặt biển, trong lòng biển) và với vũ khí trang bị cực kỳ hiện đại nên tấn công tiêu diệt dễ dàng bất cứ mục tiêu nào, trong khi tiêu diệt nó thì khó khăn.
Trên thế giới chưa có quốc gia nào tuyên bố đã thành công trong việc dùng tên lửa bờ tiêu diệt được tàu sân bay. Liên Xô đã bỏ cuộc ý tưởng này với tàu sân bay Mỹ thời “chiến tranh lạnh”. Tên lửa đạn đạo tấn công các tàu trên biển là một nhiệm vụ rất khó khăn đòi hỏi phải có sự tham gia của một số các hệ thống cảm biến trên không, trên biển và trong không gian, các hệ thống định vị và công nghệ điều khiển tấn công chính xác. Rất tiếc, khả năng này không phải là điểm mạnh của công nghiệp quốc phòng Trung Quốc. Vì vậy, việc Trung Quốc “hư hư, thực thực” cho rằng họ đã chế ra loại tên lửa DF-21D có thể tiêu diệt tàu sân bay của Mỹ...chưa có nhiều người tin. Nhưng, phương án chống tiếp cận hay chiến lược tác chiến phi đối xứng của Trung Quốc đối với tàu sân bay Mỹ nói riêng và Hải quân Mỹ nói chung để bảo vệ vùng biển của mình đã trở thành phương án tối ưu khiến Mỹ không dám coi thường.
Việt Nam cũng đã sử dụng chiến lược chống tiếp cận này trong khu vực biển Đông và thực sự chiến lược này càng trở nên lợi hại, hết sức nguy hiểm cho cụm tàu chiến đấu sân bay nào hoạt động trong vành đai phòng thủ biển.
Rõ ràng, khu vực phòng thủ trên biển Đông của Việt Nam thì hẹp, lại có nhiều đảo ở những vị trí hiểm yếu. Cho nên, cụm tàu chiến đấu sân bay tham gia tác chiến trong khu vực biển Đông sẽ tồn tại một mâu thuẫn không thể khắc phục. Đó là mâu thuẫn nội tại giữa tàu sân bay và máy bay trong chức năng tác chiến. Nếu như biển Đông là một khu vực quá hẹp cho tàu sân bay khiến cho nó dễ bị ăn đòn tên lửa, ngư lôi từ trong bờ thì ngược lại đây là một khu vực quá rộng cho máy bay phải xuất phát từ căn cứ tác chiến nơi những hòn đảo xa xôi mà không có tàu sân bay. Chấp nhận cho máy bay tác chiến thuận lợi thì phải chấp nhận nhiều rủi ro đến với tàu sân bay.
Bởi vậy, tàu sân bay tác chiến ở biển Đông xem ra quá mạo hiểm. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là kẻ địch không dám mạo hiểm. Tàu sân bay là biểu tượng sức mạnh quốc gia, nhưng khi mà có quá nhiều sự bất lợi trong tác chiến trên biển thì kẻ địch sẽ dùng hết bài sức mạnh để áp đảo, sẵn sàng liều lĩnh để giành chiến thắng. Chỉ khi nào biểu tượng sức mạnh bị đánh sập, giá phải trả quá đắt như “thần tượng B-52 Mỹ rơi trên bầu trời Hà Nội”, kẻ thù mới chịu suy nghĩ lại. Có thể nói, tàu sân bay, tên lửa hành trình...là những thứ kẻ địch không chỉ dùng để hăm dọa, uy hiếp mà chúng nhất định sẽ đem ra thi thố. Đó chính là bản chất cậy mạnh, hung hăng của quân xâm lược bao đời nay. Tàu sân bay hoạt động không phải đơn lẻ mà trong sự bảo vệ vòng trong vòng ngoài của cụm tàu chiến các loại. Tấn công nó có thể dùng chiến thuật “bóc vỏ” hay thọc sâu của chiến thuật đặc công…bởi các phương tiện ta có. Nhưng thế nào và kiểu gì thì việc xác định chính xác tọa độ mục tiêu trên biển của các lực lượng phòng thủ biển là hết sức quan trọng. Đành rằng máy bay, tàu tên lửa, phóng lôi và các hệ thống tên lửa bờ đều có khả năng tự phát hiện và tiêu diệt mục tiêu, nhưng do tầm phát hiện của radar hạn chế nên khi phát hiện ra mục tiêu thì mục tiêu cũng phát hiện ra mình. Lúc này chỉ có tính đối kháng mà không có tính bất ngờ, chưa chắc anh đã thoát khỏi bị tiêu diệt của lực lượng bảo vệ hùng hậu tàu sân bay. Tọa độ mục tiêu trên biển là dữ liệu đầu vào của hệ thống chỉ thị mục tiêu và tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải. Tham số bắn cho hệ thống tên lửa đối hải cũng từ đây, tên lửa phóng hết tầm ngoài khả năng của radar hỏa lực cũng từ đây và đặc biệt đòn tấn công tập trung, bất ngờ của nhiều phương tiện mang tên lửa vào một mục tiêu cũng từ đây, từ dữ liệu mục tiêu này. Đến đây rõ ràng là bên phòng thủ hay bên tấn công, bên nào nhìn xa hơn, bắn xa hơn thì bên đó có lợi thế rất lớn. Có thể nói đây là hình thức tác chiến chống tiếp cận hay phòng thủ từ xa hiệu quả nhất. Sẽ là không hồ đồ khi nói rằng, nếu như các tàu ngầm KILO của Việt Nam cũng nhận được các tham số mục tiêu, dữ liệu, từ hệ thống này thì…chắc chắn, tàu sân bay không dùng hay dùng để tác chiến trên biển Đông là điều chúng ta chẳng quan tâm.

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

"ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG" - KINH NGHIỆM QUÝ BÁU CHO PHÒNG THỦ BIỂN VIỆT NAM (P1).

Ngày nay, trên thế giới khi nói "Điện Biên Phủ" có nghĩa đó là một khái niệm của chiến thắng chứ không chỉ đơn giản là một địa danh. Một chiến thắng vĩ đại mang tầm chiến lược có tác dụng thay đổi bước ngoặt của thế trận, chiến tranh. Một chiến thắng mang dấu ấn thuộc về một quốc gia nhỏ bé tiến hành chiến tranh chống xâm lược. Khái niệm này , "Điện Biên Phủ", bắt đầu có từ Việt Nam và hoàn toàn ngược lại với khái niệm như "Oa téc lô" hay "Trân Châu Cảng" mà người Pháp hay người Mỹ nói riêng và thế giới nói chung khi nói về sự thất bại. Điện Biên Phủ đầu tiên xảy ra trên thung lũng lòng chảo Điện Biên Phủ Việt Nam mà nạn nhân là đế quốc Pháp. Đó là nơi kết thúc chế độ thực dân kiểu cũ ở Việt Nam và trên thế giới. Điện Biên Phủ thứ hai xảy ra trên bầu trời Hà Nội và lân cận nên gọi là "Điện Biên Phủ trên không" mà nạn nhân là không lực Hoa Kỳ. Đó là nơi chôn vùi thần tượng "siêu pháo đài bay B-52", buộc Mỹ phải chấm dứt chiến tranh tại Việt Nam, mở đầu cho sự sụp đổ của chế độ ngụy quyền Sài Gòn. "Điện Biên Phủ trên không" là một trận đánh vô cùng ác liệt giữa một bên là bộ đội binh chủng PK-KQ Việt Nam và quân dân Hà Nội, Hải Phòng chống lại cuộc tập kích chiến lược của không lực Hoa Kỳ với sự "oanh tạc tập trung nhất trong lịch sử chiến tranh", với đầy đủ tính chất của một cuộc chiến tranh hiện đại, công nghệ cao, với át chủ bài là siêu pháo đài bay B-52 bất khả xâm phạm mà mới nghe tên thì bất kỳ quốc gia nào cũng run sợ. Từ "Điện Biên Phủ trên không", chúng ta có được những kinh nghiệm chỉ có được từ máu xương, vô cùng quý giá, mà thế hệ cha anh đã để lại, không ngừng chuẩn bị thế, lực, sẵn sàng làm nên một "Điện Biên Phủ trên Biển" nếu như các thế lực thù địch liều lĩnh gây chiến tranh xâm lược chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải.
Nghiên cứu, chuẩn bị kỹ để quyết đánh, quyết thắng.
Nước Mĩ cho bay thử chiếc B-52 đầu tiên vào ngày 16 tháng 4 năm 1952, trước trận “Điện Biên Phủ trên không” 20 năm. Vào lúc đó Việt Nam mới có trung đoàn pháo cao xạ 37mm đầu tiên mới được thành lập. Năm 1962, mười năm sau khi chiếc B-52 đầu tiên ra đời, ngay cả Tư lệnh bộ đội phòng không, Đại tá Phùng Thế Tài cũng "lúng túng" chưa biết gì về B-52 - đối tượng tác chiến chủ yếu sau 10 năm nữa, nhưng Việt Nam còn có Bác Hồ - Người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang, là một vị lãnh tụ có tầm nhìn xa trông rộng, trên mọi lĩnh vực. Ngay từ rất sớm, năm 1962, Bác chỉ thị phải tìm hiểu kỹ B-52 để đánh thắng nó. Năm 1968, Bác nói" Ở Việt Nam, Mỹ nhất định sẽ thua nhưng Mỹ chỉ chịu thua khi thua trên bầu trời Hà Nội". Vậy là Người đã khẳng định B-52 nhất định sẽ oanh kích Hà Nội. Theo lời Bác dạy, toàn quân, đặc biệt là lực lượng nòng cốt phòng không-không quân, nghiên cứu chuẩn bị, và, để có được cuốn "cẩm nang đỏ" cách đánh B-52 thì phải không biết bao nhiêu xương máu cha anh đã đổ. Nếu không vậy, chúng ta sẽ mất đi sự tự tin, không có cách để đánh B-52, thì dù có gan dạ, anh hùng đến mấy cũng nát tan dưới hàng vạn tấn bom rải thảm của B-52, nếu như không muốn nói là "trở về thời kỳ đồ đá". Quy luật của chiến tranh để dành chiến thắng là vậy, bản chất tàn bạo, dã man của kẻ xâm lược là vậy. Ngày nay, trước việc bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc, kẻ thù của chúng ta nhất định sẽ không từ một thủ đoạn dã man, tàn bạo nào, sử dụng phương tiện vũ khí công nghệ hiện đại hiện có để uy hiếp, đánh phá, hòng đạt được mục tiêu xâm lược của chúng. Bởi vậy, tìm hiểu, nghiên cứu kỹ những loại vũ khí tối tân hiện đại của kẻ thù để chúng ta chủ động, tự tin, sáng tạo, giáng trả quyết liệt, bắt chúng phải trả giá đắt đã trở nên cấp thiết ngay trong thời bình. Nghiên cứu kỹ để xây dựng, tổ chức, bố trí lực lượng. Nghiên cứu kỹ để chuẩn bị vũ khí đánh trả. Nghiên cứu kỹ để phát hiện ra điểm yếu của kẻ thù, khoét sâu thêm, tìm ra cách đánh phù hợp. Đó là kinh nghiệm máu xương, là bài học quý giá của thế hệ cha anh để lại từ "Điện Biên Phủ trên không".
Chuẩn bị để “ngắm bắn thẳng” vào mục tiêu.
Trong “Điện Biên Phủ trên không”, xác định chính xác tọa độ B52 là yếu tố quyết định thắng lợi của chiến dịch. Điều gì xảy ra nếu tên lửa Việt Nam không biết B52 ở đâu mà phóng? Và bây giờ điều gì xảy ra khi chúng ta không có hệ thống vệ tinh quân sự định vị mục tiêu trên biển để dẫn bắn? Khi Việt Nam không có máy bay trinh sát chỉ thị mục tiêu cảnh báo sớm hoặc máy bay chỉ thị mục tiêu KA-32 như của Nga? Trong cuộc chiến tranh chống Mỹ, có một hình thức tác chiến của lực lượng pháo binh mà Mỹ-Ngụy kinh sợ đó là ngắm bắn qua nòng pháo, qua ống phóng của dàn hỏa tiễn được gọi là “ngắm bắn thẳng”. Tác chiến kiểu này chỉ xảy ra khi mục tiêu quá gần. Ngày nay với vũ khí công nghệ cao, đa dạng, thì một khu vực phòng thủ như trên biển Đông cũng được xem như khu vực quá chật hẹp. Do đó, tấn công các mục tiêu trên biển Đông nếu như có sự bố trí, chuẩn bị sẵn sàng và với vũ khí công nghệ cao, hiện đại, như ngày nay thì không khác gì “ngắm bắn thẳng”. Chúng ta đã có hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài trang bị trên tàu cảnh giới và hệ thống nhận chỉ thị mục tiêu, tính toán tự động các tham số bắn cho tên lửa đối hải Chức năng của hệ thống chỉ thị mục tiêu và tính toán phần tử bắn cho tên lửa đối hải là trinh sát phát hiện mục tiêu, truyền tham số mục tiêu về sở chỉ huy và các lực lượng tên lửa, máy bay chiến đấu để tiến công mục tiêu một cách bất ngờ ngoài tầm radar hỏa lực, bảo đảm tính toán phần tử bắn và bắn hết tầm của tên lửa. Hệ thống này tỏ ra cực kỳ lợi hại, cực kỳ nguy hiểm cho mục tiêu nào đã bị chúng định vị chính xác. Vì thế Việt Nam phải xây dựng hệ thống này thành một Trung tâm chỉ thị mục tiêu và tính toán phần tử bắn cho pháo tầm xa, tên lửa đất đối hải và thậm chí tên lửa trên các tàu chiến, máy bay khi mục tiêu ngoài tầm radar hỏa lực. Dữ liệu đầu vào của Trung tâm này là vị trí mục tiêu từ các trạm quan trắc, quan sát mục tiêu trên biển. Dữ liệu đầu ra là các tham số bắn cho các bệ phóng tên lửa…được truyền đến Bộ tham mưu Hải quân. Vấn đề là tất cả hệ thống quan trắc, cảnh giới khu vực phòng thủ biển của Việt Nam làm sao để xác định chính xác vị trí mục tiêu bất cứ khi nào chúng xuất hiện? Đối phương chỉ có thể xác định vị trí mục tiêu trên biển Đông bằng vệ tinh, hoặc bằng hệ thống Radar tầm xa ngoài đường chân trời… nhưng sự chính xác còn phụ thuộc rất nhiều yếu tố, tức là vẫn bị “nhiễu loạn” bởi các yếu tố khách quan như thời tiết, địa hình và đặc biệt là sự ngụy trang, đánh lừa của đối phương... Nhưng chúng ta thì không có vệ tinh, thay vào đó chúng ta cóì vị trí hết sức thuận lợi để quan sát, quan trắc, trên biển Đông nên độ chính xác của chúng ta khác họ cơ bản. Đối phương cần 3 vệ tinh mới định vị được mục tiêu dưới biển, trong khi chỉ cần một vị trí quan trắc, quan sát trên bờ, trên đảo là coi như đã “khóa gọn” được mục tiêu bằng tác nghiệp đơn giản. Huống chi ta có hàng ngàn đảo lớn nhỏ giữa khơi xa, hàng trăm ngọn núi cao của dãy Trường Sơn hùng vĩ nhô ra bờ biển tạo nên một hệ thống quan trắc chồng chéo nên rất dễ dàng định vị được mục tiêu chính xác bằng các phương pháp giao hội. Bằng phương pháp giao hội, bảo đảm hàng hải cho rà quét thủy lôi Mỹ không được để sót một mét vuông nào, Hải quân Việt Nam ngày xưa đã xác định chính xác vị trí từng điểm trên một diện tích hàng trăm hải lý vuông thì ngày nay với trang bị phương tiện quan trắc, quan sát, hiện đại thì không khó khăn để “khóa mục tiêu” trên khu vực biển Đông, tạo điều kiện thuận lợi cho “ngắm bắn thẳng”. (Tiếp theo: Tàu sân bay, dùng để răn đe hay tác chiến trên Biển Đông)

Thứ Sáu, 22 tháng 3, 2013

Đêm buồn tỉnh lẻ và Những đồi hoa sim

Những lần ôm súng trong rừng khuya, trên trời thì trăng sáng ngời qua kẽ lá, phía trước thì quân địch chỉ cách một con sông nước xanh trong mà không thể uống, còn trong lòng bớt chợt một điều gì như man mác, như buồn dâng lên. Bạn bè ơi, đang ở đâu?... Chiến tranh sao tàn nhẫn đã biến tôi, một cậu bé ngón tay trỏ chưa hết mực học trò đã phải đưa vào cò súng.

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

HÃY CÒN ĐÓ HOÀNG SA!

Phải làm sao để con cháu bây giờ và thế hệ mai sau khi nhìn lên bản đồ đất nước thân yêu thì luôn luôn được nhắc nhở từ hồn thiêng sông núi rằng: “Hãy còn đó Hoàng Sa!”. Ngày 20 tháng 1 năm 1974, lợi dụng cuộc chiến tranh ở Việt Nam đã bước vào giai đoạn cuối, Trung Quốc cho quân xâm lược Hoàng Sa. Năm mươi tám (58) lính Hải quân của VNCH (từ giờ trở đi bài viết này xưng danh họ là 58 người con của dân tộc Việt Nam) đã ngã xuống. Máu của họ nhuộm đỏ một vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ Quốc, nhưng đau đớn thay, họ vẫn không bảo vệ được mãnh đất ông cha để lại cho con cháu. Bọn xâm lược đã cướp mất Hoàng Sa cho đến tận bây giờ. Giá như hồi đó Hải quân Việt Nam chỉ cần 3 tàu phóng lôi cánh ngầm hay tên lửa thôi, từ Nghệ An xé gió lao vút ra (nhưng bấy giờ có được những con tàu như vậy là không tưởng)… Kết quả thế nào chưa rõ, nhưng một thông điệp gửi cho Trung Quốc và thế giới rằng: “Hai miền Bắc-Nam của Việt Nam có thể đánh nhau huynh đệ tương tàn đi chăng nữa thì Tổ Quốc VN vẫn là trên hết, dân tộc VN vẫn là trên hết. Một mét đất, một hòn đá mà ông cha để lại thì phải kiên quyết dành giữ bằng mọi giá.”. Nhưng than ôi, lực bất tòng tâm. Còn nhớ ngày 14 tháng 3 năm 1988, khi Trung Quốc dùng nhiều tàu chiến bất ngờ tấn công đánh chiếm Trường Sa trong lúc Hải quân Việt Nam chỉ có ở đó 3 tàu vận tải chở lính công binh ra xây đảo. Những người lính Hải quân tàu chiến trong đất liền nghe tin, máu như sôi lên sùng sục. Lúc đó, tôi chỉ là quyền thuyền trưởng một con tàu chiến loại BGM của Mỹ vũ khí trang bị 2 khẩu 37ly 4 nòng, chỉ biết giậm chân lên sàn tàu kêu trời, bất lực nhìn đồng đội bị địch “tra tấn”, ức hiếp…mà không biết làm sao. Hơn ai hết tôi hiểu, mình với con tàu lạc hậu của mình, không thể ra được đến Trường Sa. Chỉ đến đó, tôi cùng đồng đội mới hiểu hết sâu sắc nỗi lòng của Trần Hưng Đạo khi viết hịch tướng sỹ có đoạn: “Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa, chỉ căm tức chưa xả thịt, lột da, ăn gan uống máu của quân thù….” mà hồi học trò cứ khơi khơi… Nếu như hồi đó tàu chiến của Hải quân Việt Nam trực chiến ở đó thường xuyên như sau này thì không bao giờ xảy ra tình cảnh đó. Bài học mà Trung Quốc nhận được là trí tuệ và lòng dũng cảm của những người lính Hải quân Việt Nam khi “tay không” đối đầu với sức mạnh được trang bị vũ khí đầy đủ là đã như thế nào. Đó chính là sức mạnh vô địch, sức mạnh của lòng yêu nước căm thù quân xâm lược, thà chết để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng. Sức mạnh đó ngày nay được trang bị vũ khí hiện đại, tối tân không kém gì Trung Quốc thì sẽ vô cùng đáng suy nghĩ trước khi hành động. Vậy là, Sáu mươi tư (64) chiến sỹ thuộc lữ đoàn 125 Hải quân Việt Nam đã anh dũng hy sinh để bảo vệ Trường Sa. Máu của họ – những người con của dân tộc Việt Nam cũng đã nhuốm đỏ một vùng lãnh hải thiêng liêng của Tổ quốc. Họ được cả nước tôn vinh, Tổ quốc ghi công xứng đáng. Đó là nghĩa, là tình, là trách nhiệm của dân tộc đối với những người đã hy sinh xương máu của mình bảo vệ đất nước. Nghĩ đến Hoàng Sa, đến 58 người con của dân tộc Việt Nam đã ngã xuống lòng bỗng dưng đượm buồn, xót xa… Họ, rõ ràng không chết vì chống lại sự nghiệp thống nhất đất nước, họ chết vì bảo vệ Hoàng Sa-lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc Việt Nam. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “… bất cứ ai, hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên bảo vệ nền độc lập dân tộc…”. Người không đồng ý với cách nói của một số cán bộ khi báo với Người về những trận thắng “tuyệt đẹp” nào đó, Người khuyên nên dùng từ thắng lớn thay vì tuyệt đẹp. Cảnh máu chảy, xương tan, nước mắt của mẹ khóc con, vợ khóc chồng thì có gì là hay là tuyệt đẹp cơ chứ, huống chi thảm cảnh đó là của đồng bào ta với nhau! Nếu như năm 1974, Người còn sống thì với đạo đức, nhân cách, văn hóa của Người, chắc chắn, ít nhất Người cũng lén chùi những giọt lệ rơi khi hay tin 58 người con của dân tộc Việt vì bảo vệ Hoàng Sa đã vùi thây nơi biển cả. Chỉ cần một giọt lệ thôi – lệ của một Con Người mà do “non sông Việt Nam, dân tộc Việt Nam đã sinh ra” thì họ cũng đủ yên lòng nơi chín suối. Lịch sử là những điều đã qua, nó không thể thay đổi theo ý muốn chủ quan của con người hiện tại. Xin chớ phủ nhận lịch sử. Phủ nhận lịch sử chẳng khác nào “bắn vào lịch sử một viên đạn, lập tức sẽ nhận lại một quả đại bác”. Vì thế những gì cần quên như những mất mát, đau thương, tủi nhục… thì cố quên, còn những gì cần nhớ thì phải nhớ. Nếu sợ bị thời gian phôi pha thì phải khắc bia dựng tượng mà nhớ. Phải làm sao để con cháu bây giờ và thế hệ mai sau khi nhìn lên bản đồ đất nước thân yêu thì luôn luôn được nhắc nhở từ hồn thiêng sông núi rằng: “Hãy còn đó Hoàng Sa!”.

Thứ Bảy, 16 tháng 3, 2013

MỘT CHÚT VỀ “GÓC NHÌN CỦA LÍNH”

Vâng, chỉ là “Góc nhìn của một người lính” mà thôi, không gì khác hơn. Tôi, nguyên là lính trinh sát lính thủy đánh bộ lữ đoàn 101 Vùng 5 Hải quân. Đánh nhau với bọn Pôn Pốt hàng chục trận mà đối thủ chính là trung đoàn đặc công thiện chiến do thằng Pol làm trung đoàn trưởng trên chiến trường Cô Công CPC. Là tổ trưởng tổ TS tham gia đánh chiếm đầu cầu trong trận đổ bộ đánh chiếm Cô Công (CPC)-trận đổ bộ lớn nhất của HQVN từ trước đến nay. Cuộc đời lính TS của tôi không ít tên địch đã bị gục bởi trước mũi dao và súng của tôi nhưng cũng không ít lần vác xác bạn trên vai, đã hơn 5 lần chết hụt. Tôi, tốt nghiệp HVHQ, ra trường là thuyền phó, TT tàu chiến, đã từng tham gia chỉ huy bắn đạn thật, diễn tập trong thời bình… Ai đó nghe tiếng tên lửa rú, tiếng bom rơi, tiếng đạn xéo bên hông có thể sợ, hoảng hốt, nhưng tôi thì không vì đã từng. Đe dọa ai chứ đe dọa tôi và đồng đội tôi thì hơi bị khó thuyết phục đấy. Là một lính chiến, tôi có góc nhìn của một thằng lính chiến, của từng là một sỹ quan tham mưu-tác chiến. Bởi vậy tôi có thể viết những điều có thể viết và đương nhiên, hơn ai hết tôi luôn phải xác định những gì không thể viết, không thể nói. Mọi người tham khảo, tranh luận, phản biện cứ thỏa mái. Biết đâu từ nhiều góc nhìn nhưng tập trung về một điểm. Email: ngocthong19.5@gmail.com

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

TRUNG QUỐC HAY MỸ MUỐN TRIỀU TIÊN THỐNG NHẤT?



 
Một thế lực ngoại bang có thể đè đầu, cưỡi cổ, chỉ huy điều khiển với một chính phủ hay một chế độ, nhưng làm điều đó với một dân tộc thì chưa và không bao giờ.

Động thái của CHDCND Triều Tiên (BTT).
Hội đồng bảo an LHQ ra nghị quyết trừng phạt vào ngày 07/3/2013 khi Bắc Triều Tiên tiến hành thử VKHN lần thứ ba . Ngày 11/3/2013, Mỹ-Hàn Quốc tổ chức tập trận lớn.
Trước hết mà nói thì việc BTT thử VKHN, tên lửa đạn đạo…bị LHQ cấm vận, trừng phạt đã quá quen. Nghị quyết lần này thực chất “có cũng như không” vì trên thực tế tất cả các hành động trên của Liên hợp quốc đều đã được triển khai đã lâu, chỉ có điều nó không được luật hóa bằng một nghị quyết mà thôi.
Đối với cuộc tập trận thì đây cũng không phải là lần đầu Mỹ và Hàn Quốc tổ chức diễn tập quân sự liên hợp mà nó cũng không phải là một cuộc diễn tập lớn nhất trong năm nay.
Thế nhưng, đột nhiên BTT nâng mức độ đối đầu giữa hai bên lên cao hơn nhiều so với quá khứ. BTT tuyên bố bãi bỏ hiệp ước đình chiến đã ký với Mỹ năm 1953, có nghĩa là tuyên bố 2 miền đang là chiến tranh; cắt đường dây nóng với Xơ-un; đe dọa tấn công phủ đầu hạt nhân vào nước Mỹ…toàn là những tuyên bố và hành động khiến cho dư luận yêu chuộng hòa bình sởn tóc gáy.
Liệu chiến tranh hạt nhân có xảy ra không? Chắc chắn là không. Bởi nếu có thì cũng chỉ 2 miền Triều Tiên bị “xóa khỏi trái đất” chứ nước Mỹ thì không đời nào bị ảnh hưởng dù chỉ một sợi tóc. Hơn ai hết BTT quá hiểu điều này.
Chiến tranh thông thường có thể xảy ra nhưng liên quân Mỹ-Hàn vượt trội thì chỉ khi nào giới lãnh đạo BTT muốn tự xóa sổ chế độ của mình mới chủ động tiến hành, còn liên quân Mỹ-Hàn thì không bao giờ muốn chiến tranh với BTT ít nhất là trong tương lai gần.
Vậy động thái của BTT là gì?
Có thể nói tuyên bố, hành động quyết liệt của BTT trong tình hình vừa qua là tạo ra một “môi trường sạch” nhằm mục đích đàm phán trực tiếp với Mỹ.
“Môi trường sạch” đó là một nước CHDCND Triều Tiên độc lập, không phụ thuộc vào Trung Quốc như đã từng.
Tại sao Trung Quốc lại ra đòn với BTT là đồng minh thân cận hay tại sao BTT bị ăn đòn của Trung Quốc? Đơn giản là BTT không nghe theo cái gậy chỉ huy của Bắc Kinh.
Tuyên bố của BTT là “Độc lập (không phụ thuộc) quan trọng hơn cuộc sống” là nhằm vào Trung Quốc. Trước lần thử VKHN lần thứ 3, BTT cũng từ chối, không tiếp vị phái viên đặc biệt của chính phủ Trung Quốc về bán đảo Triều Tiên Vũ Đại Vĩ với lời tuyên bố: “Việc thử hạt nhân là quyền chủ quyền của BTT và Trung Quốc chả có liên quan gì đến việc này”. Và hơn 4 tháng nay tất cả các phương tiện truyền thông BTT không đưa một tin nào về Trung Quốc(THX), BTT coi như Trung Quốc không còn tồn tại bên cạnh họ.
Việc phớt lờ Mỹ, và ngay cả Trung Quốc tiến hành phóng vệ tinh, thử VKHN, BTT muốn khích động chủ nghĩa dân tộc Triều Tiên.
Dân Hàn Quốc, những người hiểu biết, có lòng tự trọng đỡ bớt phải xấu hổ, nhục nhã khi chính quyền Hàn Quốc muốn tăng tầm bắn của tên lửa cũng phải xin phép Mỹ. Họ-dân tộc Triều Tiên có quyền tự hào.
Ngay trong lĩnh vực phát triển kinh tế, Trung Quốc là một trung tâm kinh tế thế giới nhưng BTT vẫn không định hướng phát triển theo mô hình Trung Quốc mà họ có vẻ như chọn mô hình của Việt Nam là không phải không có lý do của nó.
Hơn ai hết, giới lãnh đạo mới, trẻ, của BTT đã nhận thức được là đồng minh với Trung Quốc trong 60 năm qua thì được cái gì, mất cái gì. Hơn ai hết họ đã hiểu hòa bình, độc lập, hòa nhập cùng thế giới của BTT chả là gì so với lợi ích quốc gia của Trung Quốc.
Một dấu hiệu, một hành động thoát khỏi sự phụ thuộc vào Trung Quốc của BTT là quá rõ ràng. Đã đến lúc mà BTT phải đi theo con đường mà mình đã chọn, không để kẻ nào lợi dụng, mặc cả trên lưng của mình.
Trung Quốc hay Mỹ muốn 2 miền Triều Tiên thống nhất?
Trước hết nói về Trung Quốc. Thực ra, Trung Quốc dùng BTT làm “vùng đệm” nó chỉ có ý nghĩa chiến lược của thập niên 70 thế kỷ trước. Nhưng hiện nay, thế kỷ 21 khi chiến tranh đã chuyển sang một phương thức, khái niệm mới bởi việc sử dụng vũ khí công nghệ cao thì “vùng đệm” lại không có ý nghĩa gì về chiến lược. Đặc biệt khi Mỹ và Trung Quốc không có khả năng xảy ra chiến tranh thì “vùng đệm” BTT này đã phản tác dụng.
Tình hình BTT bây giờ lại trở thành một gánh nặng cho Trung Quốc. Đồng minh thì yếu, bị cô lập với thế giới, lại là nguyên nhân để cho Mỹ, Nhật Bản…hình thành một liên minh, một hệ thống phòng thủ bao vây chống Trung Quốc mà Trung Quốc khó có thể phản đối. Mỗi lần BTT thử tên tên lửa, VKHN là mỗi lần Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc hoàn thiện, tăng cường hệ thống lá chắn tên lửa nhằm vào Trung Quốc. Trung Quốc không bực tức với BTT khi an ninh quốc gia bị đe dọa mới đáng ngạc nhiên.
Nếu ai đó nói rằng Trung Quốc muốn bán đảo Triều Tiên “không có hòa bình, không xảy ra chiến tranh, không bất ổn” thì có lẽ là sách lược ngày xưa. Bây giờ Trung Quốc chỉ muốn 2 miền Triều Tiên thống nhất nhưng phải trong hòa bình (vì Trung Quốc không muốn có hàng triệu người BTT tị nạn) hơn ai hết.
Tuy nhiên, một bán đảo Triều Tiên “không có hòa bình, không xảy ra chiến tranh, không bất ổn” lại là sách lược Mỹ muốn duy trì để thực hiện chiến lược châu Á-TBD của mình, kiềm chế Trung Quốc.
Tình hình bán đảo TT sẽ không căng thẳng, sẽ phi vũ khí hạt nhân khi chỉ cần Mỹ ký với BTT một hiệp ước hoà bình, không xâm phạm BTT trước thì ngay lập tức BTT sẽ hủy bỏ kế hoạch chế tạo VKHN. Nhưng Mỹ không đồng ý mà yêu cầu BTT phải hủy bỏ chế tạo VKHN vô điều kiện.
Rõ ràng đây là cuộc nói chuyện, trao đổi của “hai người điếc” với nhau và bất kỳ một người bình thường nào cũng nhận thấy hành xử của Mỹ là “ăng ô”, cố tình gây khó, ngang ngược.
Nguyên nhân là do Mỹ không bao giờ muốn ký với BTT một hiệp ước hòa bình dù không bao giờ tấn công BTT.
Nếu có hiệp ước hòa bình với BTT thì căn cứ quân sự với 30000 quân Mỹ ở Hàn Quốc có lý do gì để tồn tại? Dân Hàn Quốc để cho căn cứ Mỹ, quân Mỹ tồn tại hay không? (Trong khi đó cứ cho rằng, gần gấp đôi số quân đó ở căn cứ trên Nhật Bản sẽ không đi đâu vì Trung Quốc gây hấn là có lý do chính đáng)… Nói chung là thế chiến lược, thế trận của Mỹ bị thay đổi hết sức không có lợi khi một mắt xích của vòng cung Đông Á bị đứt. Và điều này là gì nếu như không phải là có lợi cho Trung Quốc.
Mỹ không muốn Triều Tiên thống nhất, dù cho thống nhất theo kiểu của nước Đức, là điều chắc chắn.
Chính vì vậy, động thái của BTT đã chứng tỏ, với họ, không còn tồn tại việc đàm phán 6 bên. BTT muốn có một “môi trường sạch” để đàm phán trực tiếp với Mỹ chắc chắn không phải mục đích mơ ước là ký với Mỹ một hiệp ước hòa bình, vết xe đổ của giới lãnh đạo tiền nhiệm, mà sẽ có một hướng khác đầy bí mật, bất ngờ.
Với tinh thần, ý đồ đó, thế giới đang lo lắng, chăm chú theo dõi diễn biến ngày hôm nay khi bắt đầu diễn ra cuộc tập trận thường niên của Mỹ-Hàn Quốc sẽ khiến cho BTT không kiềm chế, chiến tranh lớn sẽ nổ ra…là hảo huyền, thiếu cơ sở.
Có thể nói vấn đề thống nhất 2 miền Triều Tiên các thế lực ngoại bang dù có muốn hay không muốn là ý định của họ. Thế lực ngoại bang có thể đè đầu cưỡi cổ, chỉ huy điều khiển với một chế độ nhưng với một dân tộc thì không bao giờ.
Hai miền Nam-Bắc Triều Tiên thống nhất được hay không vấn đề là lãnh đạo 2 miền có đặt quyền lợi dân tộc, lòng tự trọng dân tộc trên hết hay không. Nếu đồng lòng thì không một thế lực nào có thể ngăn cản sự thống nhất của 2 miền. Chỉ có dân tộc Triều Tiên mới tự định đoạt được số phận của mình.
Chuyện kể rằng, có một doanh nhân là chủ tịch HĐQT một doanh nghiệp lớn người Hàn Quốc sang Việt Nam. Người Việt hỏi “Ông sang Việt Nam, ông thấy kinh tế Việt Nam cách Hàn Quốc bao nhiêu năm?”. Ông ta trả lời: “Chừng 30 năm”. Người Việt bổng dưng buồn. Nhưng ông ta nói tiếp một câu: “Thế nhưng về thống nhất đất nước, chúng tao cách chúng mày không biết bao nhiêu năm!”. Tự nhiên người Việt thấy lòng mình đầy tự hào nhớ về ngày 30/4/1975 lịch sử.
Có lẽ chỉ có người ngoài, những người đồng cảnh, người ta mới nhìn thấy cái vĩ đại của một dân tộc khác, bởi vì đó chính là nỗi mơ ước đến khát khao, đến cháy bổng của dân tộc họ.

ĐÒN PHẢN CÔNG VÀO “TỬ HUYỆT BẤT KHẢ KHÁNG” CỦA HẢI QUÂN TÁC CHIẾN TẦM XA ĐỊCH.




Tấn công vào một mục tiêu nào mà sự chiến thắng sẽ làm rúng động toàn bộ chiến dịch hay ảnh hưởng sống còn đến kết quả chiến dịch…thì mục tiêu đó được coi là “tử huyệt”.
Thực tế trong chiến tranh, có những “tử huyệt” của địch, để phát hiện ra nó không phải dễ dàng, đơn giản, mà cần có những bộ óc sáng suốt của những vị tướng tài, của một bộ tham mưu tài giỏi đầy kinh nghiệm chiến trận mới “nhìn thấy” cái mà ngay địch cũng không thể “nhìn thấy”. Vì loại “tử huyệt” này  nó tồn tại lịch sử và khách quan, có khi ngay trước mắt nhưng chẳng ai “nhìn thấy” và cũng có khi chỉ chịu lộ ra trước những tác động, hoạt động quân sự của đôi bên như bày mưu, cài thế… mà thôi.
“Buôn Ma Thuột” trong chiến dịch mùa xuân năm 1975 là “tử huyệt” thuộc kiểu loại đó.
Nhưng thực tế cũng có những “tử huyệt” thì dù có che dấu kiểu gì cũng không thể được vì nó tồn tại mang tính bắt buộc, tính nguyên tắc và tính khoa học, cho nên chẳng cần kinh nghiệm và nhãn quan quân sự vẫn rất dễ nhận biết và ai cũng “nhìn thấy”.
Tử huyệt loại này gọi là “bất khả kháng”.
Trong cuộc chiến tranh thống nhất đất nước thì “2 con đường mang tên Hồ Chí Minh” là “tử huyệt bất khả kháng” của chúng ta mà Mỹ-Ngụy nhận thấy, vì chúng ta không còn con đường nào khác. Nếu Mỹ ngăn chặn được sự vận chuyển, hoạt động của của chúng ta trên 2 con đường này thì coi như cách mạng miền Nam, các lực lượng vũ trang miền Nam không cần đánh cũng tan rã, bị tiêu diệt.
Vậy “tử huyệt bất khả kháng” của lực lượng hải quân tác chiến tầm xa (HQTX) khi đối đầu với lực lượng hải quân tác chiến tầm gần (HQTG) và lực lượng phòng thủ bờ biển là ở đâu?
Có thể nói, phương án tác chiến của HQTX mà các cường quốc biển thực hiện để tấn công từ hướng biển vào một quốc gia nào đó đều có hình thức chung, dù trên thế giới mới chỉ có Mỹ thực hiện, đó là: Bắt đầu bằng đòn tấn công của tên lửa tầm xa từ tàu ngầm, tàu mặt nước vào hệ thống phòng thủ biển, trung tâm quân sự, kinh tế quan trọng, hệ thống TTLL, Radar... Tiếp theo máy bay từ tàu sân bay xuất kích tấn công để làm chủ vùng trời, truy tìm tiêu diệt tàu ngầm, tàu mặt nước đối phương. Cuối cùng là lực lượng lính thủy đánh bộ từ các tàu đổ bộ cỡ lớn LPD, LCAC…đổ bộ vào bờ.
Một chiến dịch tấn công của HQTX phát động bao gồm một loạt giai đoạn từ A đến Z và các đòn tấn công trên được coi là giai đoạn cuối cùng là Z. Nếu quốc gia nào chỉ “nhìn thấy” đòn cuối cùng, nghĩ nhiều về nó thì có khi hoảng loạn, thiếu tự tin, bi quan…dẫn đến tê liệt ý chí phản kháng. Vì, quả thật, đây là sức mạnh khủng khiếp mà sức chịu đựng thì khả năng có hạn.
Tuy nhiên, đòn cuối cùng này có thực hiện được trọn vẹn hay không, có phát huy toàn bộ sức mạnh hỏa lực hay không và trong một thời gian đã định hay không…thì còn phụ thuộc rất nhiều một loạt kế hoạch tác chiến khác như kỹ thuật, hậu cần, dịch vụ…mà thiếu nó lực lượng tuyến đầu dù có thực hiện phương châm tác chiến “đánh nhanh, thắng nhanh” cũng không dám mạo hiểm triển khai tấn công.
Điều gì sẽ xảy ra nếu như không thể “đánh nhanh thắng nhanh” mà không có lực lượng tiếp tế khi hết tên lửa, hết dầu, hết nước ngọt hay hỏng hóc trong khi chưa đánh quỵ được đối phương?.
Rõ ràng, những sự phụ thuộc mang tính bắt buộc… này chính là “tử huyệt bất khả kháng” của địch. Nếu HQTG chủ động “tránh thế mạnh ban đầu của địch”, ưu tiên cho nhiệm vụ tác chiến tiêu diệt lực lượng hậu cần, kỹ thuật của địch chính là đòn đánh vào tử huyệt.
 Còn nhớ trong cuộc chiến chống Nguyên Mông lần thứ 3. Sử sách không ghi diễn biến cụ thể, chỉ biết là đối đầu với hơn 400 thuyền chiến của Ô Mã Nhi tại cửa biển Vân Đồn, "hải quân bờ" của Trần Khánh Dư-vị tướng đánh thủy giỏi nhất Đại Việt lúc bấy giờ, đại bại. Trước khi tự trói chịu tội ông tướng nhà Trần phát hiện lẻo đẻo đằng sau có một đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ do không kịp theo đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi, vậy là gom góp "tàn quân" Trần Khánh Dư diệt gọn đoàn thuyền này.
Lịch sử đã ghi nhận dù có hay chưa có 400 thuyền chiến của Ô Mã Nhi thì vua tôi nhà Trần cũng bị buộc phải rời Thăng Long để tránh sức mạnh của quân bộ Thoát Hoan, và do đó, điều Thoát Hoan cần nhất, mang tính sống còn là đoàn thuyền lương củaTrương Văn Hổ chứ chưa phải là đoàn thuyền chiến của Ô Mã Nhi. Không có lương thực trong khi ở ngay nơi “vườn không nhà trống” thì có thêm 400 hay 1000 thuyền chiến của Ô Mã Nhi cũng bằng không mà còn nguy hiểm hơn.
Không rõ là do “vô tình hay hữu ý”, tướng Trần Khánh Dư đã chơi một đòn cực hiểm buộc Thoát Hoan chỉ có một mệnh lệnh rút quân là thượng sách, logic quân sự mà chẳng ai chê trách. Và, Ô Mã Nhi với 400 thuyền chiến trong trận “lượt về” trên sông Bạch Đằng kết quả thế nào ta đã rõ.
Như vậy, có thể nói, phát hiện và chọn mục tiêu có tính chất “tử huyệt” để tấn công của HQTG là cực kỳ quan trọng.
Nhưng, tấn công như thế nào để tiêu diệt nó mới là điều quyết định.
Đương nhiên là phải dùng lối đánh tập kích bất ngờ, nhưng tấn công vào thời điểm nào, ở đâu…thì còn tùy thuộc vào tuyến xuất phát tấn công của địch, đặc biệt vào địa hình khu vực xảy ra tác chiến, bởi lẽ điều này nó quyết định đội hình tấn công của HQTX.
Dứt khoát trong khu vực Biển Đông và Hoàng Sa, Trường Sa, đội hình tham gia tác chiến của địch sẽ chỉ có thể là dài. Và, đây chính là “tử huyệt bất khả kháng” của đối phương.
Với một chiều dài bờ biển hơn 3000km và với hơn 3000 hòn đảo lớn nhỏ như của Việt Nam ta, thì phối hợp lực lượng (nhanh, thấp, sâu, uy lực mạnh) tập kích từ nhiều hướng là đòn cực kỳ lợi hại, khó chống đỡ của địch, là đòn đánh sở trường của Hải quân Việt, sát tinh với đội hình dài.
Do sở trường, sở đoản của lực lượng HQTX và HQTG khác nhau và thực tế chiến tranh giữa 2 lực lượng này chỉ xảy ra giữa Mỹ với đối thủ quá yếu cho nên chưa có kiểm nghiệm, khẳng định được sự lợi hại của 2 lực lượng HQTX và HQTG đối đầu sẽ như thế nào. Nhưng nếu như nói rằng lực lượng HQTX và HQTG đều giống nhau về vũ khí, còn phương tiện mang nó, HQTX hiện đại hơn, to lớn hơn thì không sai, để rồi, từ đó suy ra rằng, HQTX sẽ luôn luôn làm chủ khu vực tác chiến là quá vội vàng, chủ quan.
Có thể thấy, qua cuộc chiến Falklands/Malvinas giới quân sự đã quá rõ những “tử huyệt” của lực lượng hải quân khi tác chiến tầm xa cách căn cứ hàng ngàn hải lý mà lực lượng hỗ trợ thiếu trước hụt sau. Nếu lúc đó hải quân Argentina bản lĩnh hơn một chút, thêm một chút “sức rướn” là Hải quân Anh quốc bị ôm hận.
Với Việt Nam. Liệu có một cuộc tấn công của lực lượng HQTX của kẻ thù vào lãnh thổ hay không?
Giả sử (nếu Trung Quốc) dùng lực lượng hải quân, sử dụng hình thức tác chiến như trên với Việt Nam thì đương nhiên quy mô, phạm vi không chỉ dừng lại ở đó mà họ sẽ triển khai bao gồm trên không, trên biển và trên bộ, nghĩa là không chỉ mỗi hải quân tác chiến. Đây là một cuộc chiến tranh tổng lực, chiến tranh lớn giữa 2 quốc gia láng giềng.
Trong tình hình bối cảnh hiện nay, đây là điều khó xảy ra vì những bộ óc sáng suốt của cả 2 bên đều biết chắc chắn cuộc chiến sẽ không có ai thắng.
Lịch sử chống ngoại xâm phương Bắc của Việt Nam có một điều cứ giống như “lời nguyền” rằng: “Những lúc nào Việt Nam chuẩn bị sẵn sàng, kỹ lưỡng thì quân phương Bắc tràn sang không sớm thì muộn đều bị “OUT”, cũng đáng để cho giới nghiên cứu suy nghĩ.
 Tuy nhiên, sự đụng độ hải quân của Trung – Việt bởi 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam (Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 và một số đảo đá ngầm của Trường Sa năm 1988) là rất dễ xảy ra, là nguy cơ tiểm ẩn nguy hiểm.
Dùng lực lượng Hải quân tấn công đánh chiếm Trường Sa và 80% diện tích Biển Đông là không có gì phải nghi ngờ về âm mưu, đã, đang hành động của Trung Quốc. Nhưng tấn công Trường Sa mà không tổ chức để đánh quỵ lực lượng phòng thủ biển Việt Nam thì…chỉ có mấy viên tướng nghỉ hưu (của Trung Quốc) chỉ huy mới dành được chiến thắng, còn Bộ tham mưu Trung Quốc hiện nay là không thể.
Vì vậy, chỉ còn cách là phải tiến hành một cuộc chiến tranh tổng lực như ở trên hòng đánh quỵ khả năng phòng thủ của Việt Nam, mà như vậy thì…lại khó xảy ra như đã phân tích trên.
Rốt cuộc, khả năng Trường Sa bị tấn công hay không lại phụ thuộc vào sức mạnh của bờ. Nói như ông cựu Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam: “Bờ có vững đảo mới yên” là hoàn toàn chính xác.
Có một điều mà chỉ giới quân sự mới biết và hiểu, rằng, khi tấn công Trường Sa thì không có nghĩa là Hoàng Sa và thậm chí Biển Đông nằm ngoài khu vực xảy ra tác chiến. Tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam, bản lĩnh Việt Nam đã, đang và sẽ không phủ nhận điều này.
Việt Nam đã qua rồi thời kỳ luôn dùng chiến thuật để bù đắp sự thiếu hụt về công nghệ. Thế hệ tướng lĩnh, binh sỹ Việt Nam hôm nay sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu với kẻ thù bảo vệ Tổ quốc thuận lợi hơn nhiều lần so với cha anh. Đó là, có sự chuẩn bị bài bản, kỹ càng; không chênh lệch quá lớn về sự hiện đại (chất lượng) của vũ khí; những kinh nghiệm quý báu chỉ có từ máu xương mà thế hệ cha anh để lại từ 2 cuộc chiến tranh với Pháp, Mỹ.
Trên thế giới, ngoại trừ hải quân Mỹ thì chưa có một lực lượng hải quân của quốc gia nào có đủ khả năng đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết cho việc tác chiến tầm xa (cách căn cứ hàng ngàn hải lý).
Trung Quốc đang phấn đấu “Mỹ có cái gì thì Trung Quốc có cái đó”, nhưng xem ra thời gian không phải được tính bằng một con số. Trong khi đang loay hoay để thoát khỏi sự bao vây của Mỹ, Nhật, Úc…ra khỏi chuỗi đảo thứ nhất, cho nên, Biển Đông là vị trí không gần cũng không xa với Hải quân Trung Quốc, là nơi họ dành mọi nỗ lực sức mạnh, ưu tiên lực lượng, để tiến ra TBD bằng hướng này.
Tiến ra phía Nam để có mặt ở TBD với Trung Quốc không quan trọng và rất dễ dàng, nhưng cách tiến ra như thế nào mới là quan trọng. Nếu vừa tiến vừa chiếm chắc sẽ không thành công vì, Nhật Bản tuy vậy nhưng chưa từng chống xâm lược, còn Việt Nam thì đã quá nhiều lần với mọi đối thủ. Bởi vậy, con đường hòa bình – con đường không bao giờ có tử huyệt là con đường nhanh nhất để Trung Quốc tiến ra TBD.