Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Mỹ và Nga đang vờn nhau quanh miệng núi lửa


Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ coi Nga là một kẻ thất bại giống như Đức, Nhật Bản trong thế chiến thứ 2, còn Mỹ thì ngạo nghễ lên ngôi số 1 thế giới.
Mỹ quên rằng Liên Xô tan vỡ là do chiến thắng của ngoại giao, “chót lưỡi đầu môi” chứ không phải bằng vũ lực, Mỹ quên rằng Liên Xô tan rã là do họ tự ngã (cải cách cải tổ) để hòa nhập vào một thế giới phương Tây, để hy vọng Mỹ và phương Tây sẽ coi họ là đối tác trong các quyết định lớn của quan hệ quốc tế. Nhưng gần như cả thập niên 90, họ đã thất vọng, Mỹ và phương Tây luôn lừa dối, xúc phạm Nga, đặt Nga trong mối quan hệ quyền lực, có nghĩa là Mỹ lãnh đạo mà Nga chư hầu. Đáng tiếc là tình thế Nga không giống như Đức, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Luôn căm thù và sợ sệt nước Nga, một đối thủ tiềm tàng, vũ khí trang bị đang đầy mình chưa quỵ hẵn, nên Mỹ hành xử theo lối của kẻ thắng cuộc thời trung cổ “đào tận gốc trốc tận ngọn” buộc Nga phải và chỉ có thể làm chư hầu. Đó là NATO vẫn phát triển về phía Đông, sát biên giới Nga. Phương châm của Mỹ là bất cứ ai cũng có thể trở thành thành viên NATO nhưng trừ Nga, đã biến châu Âu thành một liên minh quân sự hùng hậu duy nhất trên thế giới để chống Nga. Đây là minh chứng hùng hồn cho sự căm thù Nga của Mỹ, sự luôn sợ Nga của Mỹ, đây là một “đòn đánh dưới thắt lưng” của Mỹ nhằm vào Nga sau chiến tranh lạnh.
Rõ ràng là, không những sau chiến tranh lạnh mà lịch sử nước Nga, văn hóa Nga, chưa quen có kẻ nào đè đầu cưỡi cổ. Hitler, Napoleon…đã nếm đủ sự ngạo mạn khi tiến về phía Đông mà quên lời răn từ Bismarck, ông tổ ngoại giao thiên tài của Đức thế kỷ 19: “Lạy chúa, đừng tiến về phía Đông”…thì ngày nay Nga không thể chấp nhận một trật tự thế giới kiểu Mỹ là đương nhiên.
“Định lý” nguy hiểm!
Có một điều là nếu như Nga và Mỹ xảy ra chiến tranh nóng thì không có kẻ thắng và kẻ bại mà thế giới sẽ bị hủy diệt. Vì thế, kẻ nào gây ra hay có ý định gây ra thì hoặc là kẻ đã già nua sắp kề miệng lỗ, không con cháu, thân thích...có ý nghĩ “nếu tao chết thì cả thế giới phải chết theo” hoặc là một kẻ tâm thần, hoang tưởng, chứ một người bình thường, muốn sống, có nhu cầu hạnh phúc không ai có tư tưởng và hành động như vậy.
Hàng loạt lá chắn tên lửa của Mỹ giăng ra ở châu Âu để ngăn chặn tên lửa Nga bay sang đất Mỹ là một sự ngộ nhận rất nguy hiểm hay là ẩn chứa điều gì khác?
Hơn ai hết, các nhà quân sự Mỹ có thể biết nó chắn được hay không khi mà hệ thống lá chắn dù đạt tỷ lệ 99%, một tỷ lệ nằm ngoài rất xa trí tuệ của người Mỹ, thì nước Mỹ vẫn chẳng còn gì ngoài bụi phóng xạ. Trong khi đó, chắc chắn Nga cũng bị no đòn từ Mỹ và hậu quả còn tệ hơn Mỹ rất nhiều.  Đáng mừng là cả Mỹ và Nga đều nhận thức được điều đó không phải từ bây giờ, cho nên trái đất tránh được sự hủy diệt.
Vì vậy, kịch bản một cuộc so găng giữa Nga và Mỹ chỉ là tưởng tượng, nhưng sự nguy hiểm của tình thế này ở chỗ: Mỹ có thể tấn công ai mà Mỹ thù ghét, thì Nga cũng không dám làm gì và ngược lại, Nga có thể tấn công ai thì Mỹ cũng chẳng dám làm gì Nga.
Đây là một “định lý” cho các nước nhỏ, lân bang phải ghi nhớ khi “làm bài”, tránh quá tả hoặc quá hữu, trong quan hệ để chuốc họa vào thân.
Giả thiết đặt ra khi Nga “bị dồn vào chân tường”, bất ngờ tấn công một nước thuộc thành viên NATO nào đó, Mỹ vào cuộc hay không? Dùng định lý trên để chứng minh thì kết quả là Mỹ sẽ không. Mỹ sẽ không nhưng Mỹ chỉ huy cho NATO ra trận.
Người Mỹ phải rút quân khỏi Apganixtan, người Mỹ không đưa quân bộ sang Iraq để chống IS…chứng tỏ người Mỹ biết sợ chết, biết sẽ là dại dột nếu đem quân xe đổi lấy quân tốt. 
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ là rất khôn ngoan: “Thời các chiến dịch lớn của quân đội Mỹ ở nước ngoài đã qua”. Rõ rồi, vậy là Mỹ chỉ thích coi các võ sỹ thi đấu, hô hào, cổ vũ, cá cược, bán găng tay thu tiền…chứ không muốn mình là võ sỹ trực tiếp thi đấu, huống chi thi đấu với một võ sỹ ngang cơ, với kết quả biết trước là cả hai đều gục trên sàn đấu, để cho kẻ khác thu tiền thì càng không. Và do đó, dễ hiểu là một cuộc “chiến tranh lạnh” phiên bản mới 2.0 ra đời mà các nước Đông Âu là tân binh hăng hái đi đầu mới đây, đã vỗ béo cho các cụm công nghiệp quân sự Mỹ như thế nào.
Nga đang gặp nguy hiểm và sự nguy hiểm của Nga.
Thành quả thắng lợi sau chiến tranh lạnh khi trở thành ngôi vị số 1 thế giới của Mỹ là vô cùng to lớn. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến 2 thành quả lớn mà Mỹ giành được là Trung Đông và đồng USD.
Bắt đầu từ năm 2001, Mỹ bình định Trung Đông đến nay đã thành công, điều này có nghĩa Mỹ hoàn toàn khống chế, làm chủ nguồn năng lượng dầu mỏ thế giới, trừ Nga và riêng Iran, Mỹ không bình định được thì Mỹ cấm thế giới mua dầu của Iran.
Và, đồng đô la trở thành một đồng tiền mạnh nhất, gần như là một đồng tiền chung của thế giới. Ngay Trung Quốc cũng mua trái phiếu Mỹ với số lượng hơn 4000 tỷ USD, đã “đem vàng ròng, mồ hôi, của mình để đổi lấy mấy tờ giấy lộn được in tinh xảo (USD) của Mỹ” thì dù có tuyên bố là trung tâm kinh tế thế giới, vượt Mỹ đi nữa thì “áo mặc vẫn phải chui qua đầu”.
Với hai lợi thế trên, Mỹ đã ra đòn với Nga. Mỹ không cấm thế giới mua dầu của Nga vì Nga không phải là Iran mà Mỹ “ra lệnh” đồng loạt hạ giá dầu mỏ. (Nhiều người cho rằng OPEC đứng đầu là Saudi Arabia, Iraq…đang hạ giá để bóp chết dầu đá phiến của người Mỹ. Thật là ngây thơ đến lú lẫn, hóa ra Mỹ bỏ ra bao nhiêu tiền của và máu ở Trung Đông là để có sự “cạnh tranh” đến lợi ích quốc gia Mỹ vậy sao?)
 Cuộc chơi kiểu “thi đốt tiền đun sôi nước” của công tử Bạc Liêu xứ Việt Nam đã khiến Nga khánh kiệt dần. Rõ ràng khi nguồn thu cho quốc gia từ bán dầu mỏ chiếm 50% thì khi giá giảm, thất thu là đương nhiên, kèm theo cấm vận, đồng tiền nội địa mất giá so với USD cũng là đương nhiên. Vấn đề là nền kinh tế Nga có sụp đổ hay không? Putin có bị lật đổ để một vị tổng thống nghiện rượu Voska nào lên thay, dưới cái gậy của Mỹ hay không?
Những người ghét Nga, khi hay tin đồng Rup mất giá thì hoan hỉ, cho rằng Nga đang tuyệt vọng, tan rã đến nơi, Nga phải bó giáo xin hàng…là đánh giá quá thấp người Nga. Đã có lúc họ phải “luộc dày da để cầm hơi” mà người Nga vẫn dạy cho Hitler một bài học thì hiện tại, chẳng có gì khiến họ phải gục ngã. Việt Nam vừa thoát 30 chiến tranh thì cũng bị cấm vận ngặt nghèo, lại đồng thời phải tiến hành 2 cuộc chiến tranh phía Nam, phía Bắc, lạm phát phi mã, lương Trung úy thuyền phó mua chỉ 2 tô phở…nhưng có bị tan rã đâu, rồi Iran, Cuba…còn tệ gấp trăm lần Nga hiện nay, họ vẫn đứng vững đó thôi. Cho rằng Nga sắp bị sụp đổ là hơi bị sớm.
Tuy nhiên, mọi điều đều có thể, và nếu như Nga đã tuyệt vọng thì điều gì sẽ xảy ra với một cường quốc quân sự hùng mạnh nhất nhì thế giới, dưới sự lãnh đạo của một vị tổng thống như V.Putin? Nên hiểu rằng, Liên Xô sụp đổ là tự ngã, là tự nguyện, nó khác với Nga hiện tại bị phương Tây cấm vận, OPEC bán phá giá dầu mỏ…là đòn đánh trực tiếp.
Trong một tình thế “tuyệt vọng”, một kẻ đang mang trên mình đầy đủ các thứ có thể phá vỡ tình thế tuyệt vọng đó thì kẻ đó có thử không, hay là chịu chết? Chắc chắn, nếu như người Nga đã “tuyệt vọng” thật sự, thì cuộc chiến giữa Nga và Trung Đông hoặc Nga và NATO sẽ xảy ra. Đó là logic tự nhiên, là bản năng sinh tồn.

Có lẽ đây là điều mà nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới lo lắng nhất và hy vọng Mỹ và Nga đã, đang, có một vạch đỏ giới hạn cho cuộc chơi của họ.
Mỹ và Nga như đang vờn nhau bên miệng núi lửa, nhưng kẻ rơi xuống miệng núi lửa không phải, không bao giờ là họ, mà kẻ khác. Định lý trên luôn luôn đúng.

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Khí đốt và dầu lửa-loại vũ khí khiến thế giới lo sợ



Nếu như vũ khí khí đốt của Nga đang khiến cho Liên minh châu Âu lạnh gáy, có nguy cơ vỡ trận thì vũ khí dầu lửa, Mỹ sử dụng cũng đang làm Nga điêu đứng, khiến Nga nguy hiểm hơn bao giờ hết.

EU nguy cơ vỡ trận bởi vũ khí khí đốt của Nga
Châu Âu không thể thiếu khí đốt của Nga, điều đã được khẳng định không chỉ trên lý thuyết mà mùa Đông năm 2009 là một thực tế phủ phàng.
Châu Âu phải cần hơn 30% khí đốt từ Nga nhưng không thể lấy Ukraine là quốc gia trung chuyển duy nhất, lịch sử và hiện tại đã chứng minh điều này một cách không thể chối cãi.
Dự án South Stream là cần thiết cho an ninh năng lượng châu Âu mà chủ yếu là 7 quốc gia của EU gồm Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Italy, Croatia, Áo. Đây là dự án mang lại lợi ích kinh tế lớn cho cả hai phía. EU mà thực tế là Ủy ban châu Âu (EC) tại Brussels lại “chính trị hóa” South Stream; Nga cũng chẳng phải là không có ý đồ, nên không đời nào chấp nhận chia xẻ cho kẻ khác bí kíp vũ khí của mình…Vì thế, dự án bị Nga hủy bỏ … đúng cách, đúng thời điểm, để ra đòn với EU.
Nga tung đòn này khi các nước trong EU có liên quan đã đầu tư vào đó hơn 2,8 tỷ USD, đương nhiên đây là con số đồng nghĩa với con số thiệt hại nếu như dự án dừng hẳn. Ngoài ra, sự thiệt hại càng lớn hơn khi chính các quốc gia này, thay vì mua trực tiếp từ Nga, phải mua qua trung gian như Hy Lạp chẳng hạn, nếu như Ukraine bất ổn.
Lãnh đạo EU đã nghe những phẫn nộ của lãnh đạo các quốc gia này như Hungary, Serbia…và ngay Bulgaria cũng đã “trở cờ”…khiến EC hốt hoảng lo ngại nội bộ sẽ chia rẽ, thế trận tốn bao công sức xây dựng để bao vây, cô lập Nga bị vỡ.
Không ngồi nhìn và chờ EU vỡ trận, Nga tiếp tục tấn công để chia rẽ thêm bằng cách hỗ trợ, hợp tác song phương với các quốc gia trên về năng lượng như Serbia và Hungary là 2 quốc gia đang bất mãn với EU nhất…
Như vậy, vấn đề tình thế đã đặt ra là mùa Đông này, châu Âu chỉ nhận được khí đốt từ Nga qua con đường duy nhất là Ukraine. Tại Ukraine tình hình đang bất ổn khi quân chính phủ Kiev và quân ly khai đang gầm ghè cho một cuộc chiến tranh và nếu chiến tranh xảy ra tại Ukraine thì châu Âu lạnh cóng.
Theo logic thì ở tình thế này ai muốn Ukraine bất ổn nhất? Đương nhiên là Nga, vì khi Ukraine bất ổn, quân Kiev và quân ly khai nói chuyện với nhau bằng đại bác hạng nặng thì đòn đánh bằng vũ khí khí đốt của Nga càng có hiệu quả với châu Âu. Tuy nhiên, Nga cũng phải tính đến sự trừng phạt, cấm vận của EU vào Nga, dù rằng bị rét chết nhanh hơn bị đói, nhưng khi đã bị đói hoặc bị rét thì chúng đều có chung một kết quả.
Cuộc đàm phán giữa phe chính phủ và ly khai tới đây tại Minsk sẽ cho biết Nga sẽ thực hiện đến cùng vũ khí khí đốt của mính với châu Âu hay không.
Nga điêu đứng trước vũ khí đầu lửa của Mỹ
Trong tháng 11 vừa qua tại Vienna, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã quyết định tiếp tục duy trì sản lượng dầu mỏ ở mức độ hiện tại. Việc duy trì sản lượng khai thác dầu hiện hành với mức 30 triệu thùng một ngày, cộng với nguồn dầu đá phiến từ Mỹ giữa lúc cầu thế giới giảm đồng nghĩa với việc giá dầu sẽ tiếp tục lao dốc là sự vô lý, nhưng có tính toán của Mỹ và Saudi Arabia-đồng minh thân cận của Mỹ.
Có thể nói, sinh ra OPEC để chủ động thực hiện việc tái kiểm soát thị trường, nhưng khi OPEC bị Mỹ thao túng thì hoàn toàn phụ thuộc Mỹ. Mỹ muốn giá dầu cao là cao, muốn thấp là thấp vì hầu như các quốc gia xuất khẩu dầu ở Trung Đông đều do Mỹ chi phối, dựng lên, nếu không thì Mỹ đã chẳng phải tốn bao nhiền tiền của và người để bình định Trung Đông trong suốt thời gian qua. Vì thế, Mỹ đã, đang sử dụng giá dầu toàn cầu như một vũ khí lợi hại để đánh Nga và Nga đã thấm đòn.
Quả thật đúng khi người ta ví von “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết oan”. Venezuela, Nigeria …là những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất, khi giá dầu đã giảm hơn 30% kể từ tháng sáu, thấp hơn mức giá ở điểm hòa vốn của các quốc gia này. Ngay cả IS một tổ chức khủng bố, khi giá dầu tuột dốc cũng làm cho nguồn thu của IS bị giảm, đồng nghĩa với việc tuyển dụng lính, mua vũ khí lậu…gặp khó khăn lớn.
Đối với Nga, Nga cần giá dầu tối thiểu ở mức 107 USD/thùng để duy trì một ngân sách cân bằng cho năm 2015, nếu giá dầu cứ lao dốc trong khi 50% GDP của Nga là nhờ vào xuất khẩu dầu thì nền kinh tế Nga bị suy thoái trong một tương lai gần là không tránh khỏi.
Đây là đòn rất hiểm mà Mỹ tung ra khiến cho không những Nga mà các nước khác liên quan cũng lao đao. Tuy nhiên, hiệu quả của nó phụ thuộc vào thời gian, nếu thời gian càng kéo dài thì sự tàn phá của nó càng lớn và ngược lại.
Hệ lụy của việc sử dụng vũ khí khí đốt và dầu lửa
Nếu như châu Âu bị Ukraine khống chế tuyến đường ống khí đốt thì châu Âu sẽ làm gì? Châu Âu sẽ làm mọi cách vì sự ấm áp của dân châu Âu nhưng sẽ không bao giờ có cách tấn công trước vào nước Nga. Đó là các xử lý của phương Tây khi chưa phải bị cùng đường, trong khi đó, Nga đang ở địa vị và tình thế khác hẳn.
Nga là một cường quốc quân sự hùng mạnh, một cường quốc hạt nhân, Nga đang ở trong một tình thế bị dồn đến chân tường, nền kinh tế “đang suy kiệt” trong lúc phải đối mặt với những lệnh cấm vận kinh tế nặng nề của châu Âu và Mỹ. Nga sẽ làm gì?
Nếu như phương Tây và Mỹ xem đây là một kết quả tốt để tăng áp lực với ông Putin nhằm kiềm chế Tổng thống Nga trong vấn đề Ukraine, khuất phục nước Nga…thì đây là một sự ngộ nhận cực kỳ nguy hiểm cho khu vực châu Âu và thế giới.
Thực tế là trừng phạt, cấm vận của EU đối với Nga đã có tác dụng, nhưng đòn làm Nga liêu xiêu hơn cả là đòn giảm giá dầu lửa. Đồng rúp rớt giá…nền kinh tế Nga đã có dấu hiệu suy thoái... Tuy nhiên, tại sao ngân sách quốc phòng của Nga tăng mạnh, Nga sẽ chi quân sự mức kỷ lục trong năm 2015,  với số tiền 3,3 ngàn tỷ rúp (62 tỷ USD) để mua thêm tàu ngầm, máy bay, tên lửa cùng vũ khí cho quân đội Nga và dự kiến năm 2015 sẽ có hàng nghìn cuộc tập trận lớn của quân đội…Tiếp theo là một loạt các hoạt động của lực lượng không quân, hải quân Nga đã được NATO cho rằng là nguy hiểm đến an ninh châu Âu?…Vậy, lý giải hiện tượng này như thế nào?
Một là khả năng chịu đựng của nền kinh tế Nga không như Mỹ và phương Tây tưởng; khả năng đoàn kết, ý thức dân tộc của người dân Nga trước danh dự, vận mệnh của Tổ quốc sẽ không như Mỹ và phương Tây tưởng sẽ xuất hiện “cách mạng màu”…Nga tin tưởng sẽ sẽ vượt qua được tình thế kinh tế ngặt nghèo này.
Hai là Nga sẽ sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề khi an ninh nước Nga (bao gồm chính trị, quân sự, kinh tế) bị đe dọa nghiêm trọng tại thời điểm bế tắc mọi biện pháp hòa bình. (không thế thì mua súng ống đạn dược làm gì, đúng không?)
Nếu Nga ra tay đánh sập toàn bộ các giếng dầu của những quốc gia bán phá giá dầu ở Trung Đông thì liệu Mỹ có dám phát động một cuộc chiến tranh tổng lực với Nga hay không?
Ukraine là một mồi lửa để làm bùng nổ thùng thốc súng chiến tranh thế giới, nhưng mồi lửa đó luôn bị người chơi khống chế, kiểm soát để chúng không được phép gần giới hạn nguy hiểm vì NATO không muốn chiến tranh với Nga, nhưng mồi lửa Trung Đông lại có tính nguy hiểm khác. OPEC đừng mơ mộng đem cái thứ băng tuyết ra để tước đoạt mạng sống của gấu Nga. Một hành động đối đầu không tưởng.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Chiến tranh khí đốt giữa Nga và châu Âu bắt đầu!



 “Già néo đứt dây”, EU đang hốt hoảng...
Tuyên bố của Tổng thống Putin về việc ngừng dự án “Dòng chảy phương Nam” (South Stream) đã gây cho châu Âu “cảm giác lạ”. Bằng mọi cách trì hoãn, ngăn cản Nga thực hiện dự án này, châu Âu đã không nghĩ rằng Nga lại từ bỏ nó dễ dàng dứt khoát đến vậy.
Trong giới chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), rõ ràng,,, họ thừa biết sự giận dữ của Moscow, nhưng rất yên tâm rằng, Nga sẽ không có con đường nào khác ngoài việc tiếp tục xây dựng South Stream theo điều kiện riêng mà họ đặt ra. Tiếc thay, trong chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của Putin, những tính toán của họ đã trở nên sai lầm và khiến EU đang hốt hoảng.
Về ý nghĩa chính trị, EU đã thắng Nga khi buộc Nga phải đình chỉ dự án South Stream. Bởi lẽ, EU không muốn phụ thuộc vào Nga hoàn toàn, khi Nga độc quyền về đường ống cung cấp khí đốt và nguồn khí. EU đã hoàn toàn “chính trị hóa” đường ống khí đốt South Stream.
Nhưng, nên nhớ rằng EU đang rất cần South Stream để đa dạng hóa nguồn cung, hạn chế phải phụ thuộc vào một Ukraine bất ổn. Vấn đề là cái South Stream đó có đáp ứng yếu tố chính trị mà EU đặt vào đó hay không mà thôi.
Chính vì thế, khi Nga đã chấp nhận “không nài ép EU thực hiện” nữa vì “châu Âu không cần đến South Stream” thì EU lại...hốt hoảng. Kinh tế mới quyết định chính trị, chính trị chỉ là sự biểu hiện tập trung của kinh tế mà thôi.
Khi Bulgaria không chấp nhận thì South Stream sẽ bị hủy bỏ. Châu Âu chỉ nhận được khí đốt qua Ukraine.
Khi Bulgaria không chấp nhận thì South Stream đã bị hủy bỏ. Châu Âu chỉ nhận được khí đốt qua mỗi đường Ukraine.
Làm gì có chuyện các thành viên EU không cần South Stream, ít nhất là 7 thành viên của EU gồm Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Italy, Croatia, Áo. Việc các nước này bị thiệt hại đặc biệt là Bulgaria, Serbia và Hungary, chẳng hạn, hủy bỏ dự án này có thể khiến Bulgaria mất đi nhiều lợi ích, trong đó, riêng nguồn thu ngân sách từ phí trung chuyển khí đốt sẽ đem lại cho họ 400 triệu euro/năm…luôn là “nguy cơ bất ổn” cho EU.
Rõ ràng là bất kỳ động thái nào liên quan tới mặt hàng này cũng có thể là nguyên nhân khiến nội bộ EU lục đục. Họ đã lên tiếng tố cáo đây là “trò chơi mèo vờn chuột của các nước lớn”, Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic đã nói trên đài truyền hình quốc gia "Liệu còn có dự án nào tốt hơn South Stream không? Chúng ta đang phải trả giá cho một cuộc xung đột giữa các cường quốc lớn”…
Do vậy, nếu EU không giải quyết thấu đáo lợi ích chung và riêng, kinh tế và chính trị thì có nguy cơ đổ vỡ. Nước Anh đã vì quyền lợi riêng trong vấn đề người lao động nhập cư đã đe rời bỏ EU thì không có gì bảo đảm là 7 nước này không có suy nghĩ đó. Vấn đề là lợi ích bị ảnh hưởng nhiều hay ít mà thôi.
Rõ ràng là EU đang ngăn cản không cho Nga thực hiện dự án Nouth Stream khiến Nga đầu hàng, bỏ cuộc. EU nên ăn mừng chiến thắng chứ, sao người phát ngôn Ủy ban châu Âu còn tuyên bố: " Ủy ban châu Âu và EU vẫn duy trì cam kết đối với khu vực về đường dẫn khí đốt và thứ 3 tuần tới sẽ là một trong những cơ hội đầu tiên để đại diện các quốc gia thành viên EU và Ủy ban châu Âu đối thoại về vấn đề này cũng như xem xét xây dựng liên minh năng lượng cho EU. Ủy ban châu Âu cho rằng, cuộc đối thoại vẫn sẽ được tiến hành theo kế hoạch vào ngày 9/12 tới, bởi an ninh năng lượng luôn được đặt ưu tiên hàng đầu”? (VOV) 
Ra vậy! Cuộc mặc cả Nga-EU về South Stream đã đến hồi gay cấn. EU “ra giá” quá cao khiến Nga quay lưng và khi Nga quay lưng thì EU hốt hoảng gọi lại. Nhưng Nga đã “bỏ của chạy lấy người” rồi. Nga bị phương Tây cấm vận, giá dầu giảm khiến kinh tế suy thoái, vay tiền thì EU cấm…thì lấy tiền đâu mà đầu tư.
Tuyên bố dừng dự án Nouth Stream cũng chính là thông điệp của Nga: Thôi, các ngài hãy quên South Stream đi. Các ngài chỉ còn mỗi đường dẫn khí đốt qua đất của “kẻ tống tiền” Ukraine mà thôi. Ráng mà khuyên nhủ Kiev và quân ly khai thế nào đó để mà nhờ cậy trong mùa Đông rét buốt trước khi có dòng chảy khí đốt đến từ Mỹ.
Nga dừng dự án South Stream đồng nghĩa với việc khí đốt từ Nga đến EU chỉ một con đường là phải qua Ukraine. Tình hình này sẽ tạo điều kiện cho Kiev tống tiền EU càng lớn và đây mới là thắng lợi lớn của Ukraine.
Cách đây vài tháng, EU đã ký với Nga thỏa thuận tài chính bảo lãnh trả nợ cho Ukraine để Nga mở van khí đốt cho Ukraine sau khi đã khóa 6 tháng. Tuy nhiên hiện giờ, điều đó vẫn chưa xảy ra và Nga đã cho Kiev một đòn tiếp theo là cắt nguồn than đá bán cho Kiev, thì mùa Đông này khi hết lượng khí đốt dự trữ, Ukraine sẽ ra sao? Điều này chỉ EU là biết rõ hơn ai hết.
Với thế, thời, như vậy, trước mùa Đông này, chắc chắn quân ly khai sẽ tấn công mạnh vào quân chính phủ Kiev để buộc EU phải 2 lựa chọn, hoặc là phản ứng lấy lệ hoặc là tan nát hệ thống đường ống trung chuyển ở Ukraine. Nếu như tình hình Ukraine căng thẳng, giao tranh ác liệt xảy ra thì đường ống dẫn khí đốt đến châu Âu nhất định bị trục trặc là đương nhiên, Kiev sẽ giở trò với lượng khí đốt của châu Âu trong đường ống đi qua đất của mình là có thể…
Rốt cuộc, châu Âu tái hiện mùa Đông lạnh lẽo như năm 2009 hay không lại phụ thuộc vào Kiev và...sự tấn công của quân ly khai, mà quân ly khai với Nga như thế nào thì ai chả biết. 
Như vậy, Nga, nếu như trả đòn cấm vận của EU bằng khí đốt thì hoặc là trực tiếp cắt nguồn cung tại Nga hoặc dùng Ukraine, mà cả hai đều không có gì khác nhau, thì Ukraine chính là nơi mà Nga có thể ra đòn nhất theo cách đó khiến EU không có cớ để lên án, vừa che đậy được hành động không “quân tử” của Nga đối với khách hàng EU (Dù EU đã, đang cấm vận Nga cũng chẳng quân tử gì).

Vì thế, tuyên bố dừng dự án South Stream của Nga là có tính toán đúng về thời điểm, là nước “rút xe chiếu tướng” của Nga, được coi như là lời tuyên chiến khí đốt của Nga với châu Âu. Mùa Đông, cuộc chiến tranh khí đốt Nga-châu Âu đã bắt đầu.
 Đột phá Thổ Nhĩ Kỳ
Nếu như trước đây thì Nga không dễ dàng từ bỏ South Stream, bởi vì tài sản khí đốt không phải như đồng tiền để lâu thì sinh lợi, mà khí đốt chỉ sinh lợi khi được tiêu dùng, nhưng bây giờ tình hình đã khác.
Chắc chắn là Nga không từ bỏ South Stream trong tương lai, nhưng hiện tại, Nga không việc gì phải sốt sắng với South Stream khi trong túi đã cạn tiền mà có một hướng đi khác thõa mãn được 3 mục tiêu: Bán được khí đốt; trả đũa đòn cấm vận của EU; đột phá vào một mắt xích trọng yếu của NATO. Đó chính là hướng đột phá chiến lược Thổ Nhĩ Kỳ của Nga.
Tại chuyến thăm của TT Putin ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Thổ đã thống nhất nhiều vấn đề quan trọng. Ở đây ta chỉ chú ý đến 2 điểm: Thứ nhất, từ ngày 01/01/2015, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua khí đốt của Nga với giá giảm 6%, và từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xây dựng một đường ống dẫn công suất mới là 63 tỷ mét khối mỗi năm. Thứ hai, bắt đầu tái lập quan hệ giữa Moscow và Ankara về vấn đề Syria.
Một. Đường ống dẫn khí đốt Nga-Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen - Blue Stream.
Đường ống dẫn khí đốt này sẽ thay thế cho South Stream, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ sau khi tiếp nhận, sẽ xây dựng một kho gas ngầm khổng lồ sát biên giới Hy Lạp (Nam EU) vừa giải quyết được vấn đề an ninh năng lượng, vừa là một trung tâm phân phối năng lượng cho các quốc gia Nam EU và vùng Balkan…
Không chấp nhận, ngăn cản South Stream, thì đương nhiên các nước thành viên EU không thể mua khí đốt trực tiếp từ nhà sản xuất Nga với mức giá thấp hơn, mà buộc các nước này sẽ mua khí đốt thông qua một trung gian là Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng lại đắt hơn.
Nhập giá khí đốt thấp nhất từ Nga, và có một lực lượng lao động tương đối rẻ, khiến Thổ Nhĩ Kỳ đang trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu so với hầu hết các quốc gia thành viên EU. Có thể nói, Thổ Nhĩ Kỳ được lợi lớn, rất lớn khi ký thỏa thận này với Nga.
Vậy Nga được gì trong thay đổi hướng xuất khẩu mới này?
Thay vì South Stream, một đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga vượt Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện-Blue Stream
Thay vì South Stream, một đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga vượt Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện-Blue Stream.
Rõ ràng là những cơ sở kỹ thuật của South Stream được Nga chuyển sang phục vụ cho Blue Stream, do đó, những thiệt hại khi bỏ dự án South Stream sẽ được bù đắp khi thu được lợi nhuận từ xuất khẩu sang đầu mối Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, quan trọng hơn là qua thỏa thuận này Nga đã ra đòn trả đũa sự bao vây, cấm vận trừng phạt của EU vào Nga. Nga có cơ sở để hạ quyết tâm tuyên chiến khí đốt với châu Âu mà không sợ hết đường lùi. Đồng thời, như chúng ta thấy, thực ra, tuyên bố dừng dự án South Stream của Nga chỉ là đòn gây áp lực với EU, buộc EU phải “hạ giá”, thay đổi quan điểm “chính trị hóa” trong đàm phán triển khai South Stream mà thôi, bởi cả hai, Nga và EU đều cần thiết (Nga thì bán được khí đốt, còn EU thì tránh được Ukraine) và bị tổn thất lớn lớn khi hủy bỏ vĩnh viễn dự án này.
Thực tế là EU đang kêu gọi Nga hãy quay lại dự án và Bulgaria cũng lên tiếng đồng ý...nhưng lập trường của Nga là "nó đã chết", đã là thi đấu thì nước cờ đã đi rồi, không được hoãn. Không cẩn thận thì EU sẽ vỡ trận trước đòn hiểm mang bản sắc "nhu đạo" này của Nga.
Hai. Tái lập quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Syria.
Tái lập quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khi vấn đề Syria vẫn tồn tại là chứng tỏ lợi ích, chiến lược quốc gia, của 2 bên thỏa thuận đạt được là rất lớn. Chỉ cần biết qua 8 thỏa thuận công khai của Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thôi, mà đã biến vấn đề Syria từ gai góc, đối đầu quyết liệt trong quan hệ 2 nước, thành “tròn trịa” thì mới thấy được giá trị của các thỏa thuận.
Có thể nói NATO đang rất lo lắng khi Nga triển khai lực lượng hùng mạnh tại Crimea. Việc này đã khiến cho cán cân quyền lực khu vực thay đổi nghiêm trọng. Nga đã chứng minh cho NATO và Kiev một thực tế nghiệt ngã là lấy lại Crimea là không tưởng.
Các thành viên NATO quanh Biển Đen bao gồm Bulgaria, Romania, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó, theo các chuyên gia quân sự thì chỉ có Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ với 15 tàu ngầm, 19 tàu khu trục, tàu tên lửa 25 và 20 tàu khác là có thể tạo ra nguy hiểm cho Hạm đội Biển Đen của Nga.
Thổ Nhĩ kỳ là một thành viên NATO có lực lượng đông nhất sau Mỹ, đang có nhiều bất đồng với khối, chẳng hạn như trong mua tên lửa Trung Quốc, tấn công IS…nói chung vẫn còn dòng máu nóng của Đế chế Ottoman cho nên khó chịu với gậy chỉ huy của Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên được Nga cung cấp công cụ bảo đảm, chủ động cho an ninh năng lượng, kinh tế, điều mà không phải đến từ huyền thoại NATO, từ sân chơi EU mà Thổ Nhĩ Kỳ chờ đợi vô vọng để gia nhập. An ninh kinh tế chính là an ninh quốc phòng mà Thổ Nhĩ Kỳ có được từ ngoài NATO.
Tờ báo Nga RIA Novosti bình luận “Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận “người Tatars (gốc Thổ Nhĩ Kỳ) ở Crimea chưa bao giờ được đối xử tốt như vậy về quyền nhà nước và tình trạng ngôn ngữ; thừa nhận Crimea là một phần của Nga…Châu Âu bất ngờ và giữ im lặng như chết”…
Có thể chúng ta chưa tin vào lời bình của tờ báo này, song quả thật, châu Âu bất ngờ về kết quả “chuyến đi phương Tây” của Putin là đúng và châu Âu đã im lặng hay nhiều lời về sự tái lập mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thì dư luận đã biết. Phải chăng đây là sự ra tay nhanh, hiểm, của ngài Putin?
Nếu như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được gắn chặt nhau bằng lợi ích kinh tế như khí đốt, điện hạt nhân…thì vị trí thành viên NATO của Thổ Nhĩ Kỳ là không còn ý nghĩa. Khi đó, một lỗ hổng phòng thủ cực lớn của NATO được tạo ra, một mắt xích trọng yếu nhất ngăn chặn Nga tại biển Đen ra Địa Trung Hải bị chặt đứt. 
Pháp là thành viên NATO nên đang đau đầu với áp lực của Mỹ trong vụ bán tàu đổ bộ cho Nga giữa 2 thái cực hoặc là lời lớn khi bán được, hoặc là lỗ lớn khi không bán. Chọn lời hay lỗ là chọn ở lại hay rời bỏ NATO của Pháp. Thực ra, Pháp gia nhập NATO đâu phải vì để cậy nhờ ô an ninh của Mỹ mà vì mục đích kinh tế. Vì vậy, phép tính toán thiệt hơn của nước Pháp đang diễn ra.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp rời bỏ NATO?...Không phải ai cũng biết, nhưng nếu như vậy thật, thì ai cũng biết là có liên quan đến Nga.
Khi khả năng và kỹ năng lãnh đạo thế giới của Mỹ đang bị suy giảm; khi thế giới luôn vận động không ngừng và đang có xu hướng chuyển động đa cực thì các mối quan hệ, những định vị chiến lược không thể đứng yên. 

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Ukraine-mồi lửa bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ 3?


Ukraine đang là một mồi lửa, vấn đề là liệu mồi lửa này có thể làm bùng nổ thùng thuốc súng hay không, đồng nghĩa với việc Ukraine gia nhập vào NATO hay không và thời điểm nào có tính quyết định.
Nếu như ngày xưa 2 bên đối địch trong cuộc chiến tranh lạnh như thùng thuốc súng mà chỉ cần một mồi lửa thì chiến tranh nóng, hủy diệt thế giới sẽ bùng nổ, thì ngày nay liệu có lặp lại một cuộc chiến tranh lạnh kiểu đó từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine hay không?
Nước Nga trong tình thế nguy hiểm.
Khủng hoảng ở Ukraine chưa kết thúc, nhưng Mỹ-phương Tây đã hiểu ra được một điều đã quá muộn: Họ đã phán đoán sai cảm giác của Nga. Với họ đây là một trò chơi địa chính trị, nhưng với Nga thì không. Nga đã, đang nhận thức rằng: Nga đang bị Mỹ-NATO bao vây, an ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng. Và, từ nhận thức đó, Nga sẵn sàng làm tất cả, không khoan nhượng, thậm chí đưa đất nước sẵn sàng cho tình trạng chiến tranh.
Đến đây, có rất nhiều người lấy ý tưởng “tự do”, “dân chủ”, “độc lập” để cho rằng, “Ukraine hay Gruzia là 2 quốc gia độc lập thì họ muốn theo ai, làm gì là quyền của họ mà Nga không được quyền can thiệp”…
Đúng vậy, nhưng quyền đó của anh không được ảnh hưởng, đe dọa đến an ninh của đất nước tôi. Còn nếu anh liên minh với kẻ thù của tôi, tạo chỗ đứng chân cho kẻ thù xỉa dao vào sườn tôi…thì anh, đương nhiên chính là kẻ thù trực tiếp, đầu tiên, đe dọa đến an ninh, chủ quyền của tôi và tất nhiên sẽ bị giáng trả. Đây là nguyên tắc hành động chung, bất di bất dịch của Nga, Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào để bảo vệ an ninh của mình.
Mỹ-NATO coi Nga là kẻ thù thì không thể biện bạch. Bằng chứng là NATO, tại sao lại cứ liên tục tiến về phía Đông nước Nga, tại sao lại xây dựng các hệ thống lá chắn tên lửa chống Nga…Đây chẳng phải là hành động vừa bao vây, vừa “trùm chăn” nước Nga sao?
Vậy thì gia nhập vào NATO chính là gia nhập vào hàng ngũ kẻ thù của Nga để bao vây cô lập Nga dẫn đến tiêu diệt hoặc lật đổ chính quyền Nga. Hành động của Mỹ-NATO luôn chứng tỏ điều đó mà buộc Nga ngồi nhìn là không thể. Khi Nga phản ứng thì tố cáo Nga là “gây bất ổn an ninh châu Âu” là “gắp lửa bỏ tay người” của phương Tây.
EU là liên minh kinh tế, chính trị của châu Âu (không có Mỹ, Na Uy và Iceland) còn NATO là liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, nhưng thực chất toàn là thành viên châu Âu (không có Áo, Phần Lan và Thụy Điển) do Mỹ chỉ huy. Vì các thành viên Đông Âu gia nhập EU và trở thành NATO là tất yếu của một quá trình, cho nên, không có gì lạ khi Nga phản ứng quyết liệt với Ukraine, Gruzia.
Đây chính là điều đã khiến nước Nga nổi giận thách thức trật tự quốc tế đơn cực do Mỹ-NATO thao túng, đầu tiên là ở Gruzia năm 2008 và hiện nay là ở Ukraina.
Putin nhắm vào Gruzia và Ukraina không phải nhằm khẳng định lại tình cảm và cam kết của người Nga đối với nam Ossetia, Abkhazia hay Crưm, mà nhằm trừng phạt những quốc gia này vì có các liên hệ với phương Tây chống Nga, gây nguy hiểm cho an ninh Nga. Chắc chắn Nga không ngu dại bành trướng đất đai để bị phương Tây trừng phạt, cấm vận trong tình thế đất nước đang trong thời gian phục hồi…ít nhất là trong giai đoạn này.
Tuy nhiên tại sao các nước Đông Âu sau khi Liên Xô tan rã, lại đều muốn vào EU và NATO? Phải chăng, Nga đã cậy mạnh, ức hiếp…nên đã biến các quốc gia này thành kẻ thù? Hay là các quốc gia này buộc phải đối đầu với Nga dưới sự điều khiển của Mỹ-NATO để được một quyền lợi gì đó mà bất chấp hậu quả?...
Dư luận đang chờ để biết những bằng chứng tố cáo nước Nga về vấn đề này, song hiện tại, thực sự, phản ứng của Nga phù hợp với quan niệm phổ biến là nước Nga đang bị bao vây bởi các cường quốc thù địch phương Tây.
Chúng ta không bênh vực ai cả, Nga và Mỹ hay EU đều như nhau. Nếu Nga cứ mở rộng liên minh quân sự chống Mỹ của mình đến sát biên giới nước Mỹ thì Mỹ có quyền phản ứng, hành động quyết liệt với quốc gia đó.
Chiến tranh nóng Nga-Mỹ-NATO có xảy ra?
Chiến tranh nóng xảy ra giữa Nga với Mỹ-NATO khi thỏa mãn 2 điều kiện. Điều kiện đủ là có một cuộc chiến tranh lạnh tồn tại giữa 2 bên như thùng thuốc súng và điều kiện cần là có một mồi lửa. Có thuốc súng và có thêm mồi lửa là bùng nổ, thế thôi.
Mỹ-NATO, như trên đã phân tích, đã bao vây, “trùm chăn” nước Nga, quyết tâm khuất phục Nga. Hành động đó đã, đang và sẽ luôn luôn khiến mối quan hệ Nga với Mỹ-NATO trong tình trạng của thùng thuốc súng.
Hiện nay, có thể nói tình trạng căng thẳng giữa Nga và Mỹ-NATO đang rất cao, xấu nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine.
Rõ ràng, Ukraine đang là một mồi lửa, vấn đề là liệu mồi lửa này có thể làm bùng nổ thùng thuốc súng hay không đồng nghĩa với việc Ukraine gia nhập vào NATO hay không và thời điểm nào có tính quyết định.
Nếu Ukraine không gia nhập NATO. Trò chơi địa chính trị của Mỹ-phương Tây chỉ dừng lại ở hiện trạng, có tính đến cảm giác, phản ứng của Nga thì chiến tranh nóng Nga-NATO không xảy ra.
Nếu Ukraine được vào NATO thì chiến tranh nóng xảy ra hay không phụ thuộc vào thời điểm gia nhập mà cụ thể là cuộc khủng hoảng chưa kết thúc hoặc sau khi kết thúc.
Khủng hoảng Ukraine được gọi là kết thúc khi tình hình Ukraine được ổn định hoặc là liên bang hóa hoặc là thống nhất…được Nga, phương Tây công nhận. Lúc này Ukraine gia nhập NATO thì chiến tranh nóng Nga-NATO rất khó xảy ra.
 Khủng hoảng Ukraine được coi chưa kết thúc khi đang nội chiến hay mấp mé nội chiến, tranh chấp lãnh thổ với Nga căng thẳng vì Crimea. Lúc này nếu Ukraine được kết nạp vào NATO là chiến tranh nóng giữa Nga với NATO sẽ xảy ra chắc chắn. Tại sao?
Ai cũng biết điều 5 trong NATO là gì, vì thế khi NATO đồng ý cho Ukraine gia nhập có nghĩa là tuyên chiến với quân ly khai miền Đông Ukraine và đương nhiên cũng chính là Liên bang Nga.
Như vậy, mồi lửa đang cháy Ukraine chỉ làm bùng nổ thùng thuốc súng khi chỉ khi Ukraine vào NATO tại thời điểm khủng hoảng chưa kết thúc. Tuy nhiên, dù Kiev đang hô hào, trưng cầu dân ý; tổng thư ký NATO ủng hộ kết quả trưng cầu, rồi Mỹ cổ vũ…nhưng Mỹ-NATO không đời nào vì Ukraine mà đánh cược toàn bộ tài sản của mình khi gây chiến tranh với Nga. Ukraine có trưng cầu dân ý đạt 1000% thì NATO vẫn mặc vì Mỹ-NATO đâu có ngu dại đi đánh thuê cho Kiev với cường quốc quân sự như Nga.
Làm thế nào để mồi lửa đang cháy Ukraine không làm nổ thùng thuốc súng? Điều này tùy thuộc vào người chơi là Mỹ-NATO nhưng trước hết là đừng để nó quá gần và để nó đủ nhỏ. Việc hiện nay, Mỹ vẫn chưa dám cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine là thuộc trong kiểu chơi đó.
Không ai muốn Nga sa lầy tại Ukraine bằng Mỹ, nhưng muốn vậy phải chống lưng cho chính quyền Kiev đủ mạnh và đặc biệt là cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Kiev như đã từng cho quân Taliban ở chiến trường Apganixtan. Nhưng nếu cung cấp VKST cho Kiev thì không chỉ mang lại “4 tai vạ” cho Mỹ như báo chí Mỹ phân tích mà gấu Nga sẽ “vả” lại ngay tại Iran và Bắc Triều Tiên.

Vậy, chiến tranh nóng Nga với Mỹ-NATO sẽ chưa xảy ra khi Ukraine chưa gia nhập NATO. Người Mỹ và châu Âu đủ tỉnh táo để nhận thấy không thể thắng Nga bằng chiến tranh nóng. Họ muốn thắng Nga trong cuộc chiến địa chính trị với trò chơi không mạo hiểm.