Thứ Hai, 2 tháng 9, 2024
Nghệ thuật nghi binh trong chiến dịch Kursk 2024
Chủ Nhật, 18 tháng 8, 2024
Kursk - Đòn tấn công chớp nhoáng kết thúc...Ukraine!
Thứ Ba, 13 tháng 8, 2024
Trận chiến Kursk 2.0
....Một đòn tấn công chớp nhoáng gọi là thành công thì phải đánh chiếm được mục tiêu đề ra hoặc ít nhất là phá hủy chúng. Đòn tấn công chớp nhoáng thành công nhất ở cảnh giới cao nhất là mục tiêu trọng yếu được đánh chiếm và sau đó lực lượng dự bị đến tiếp quản, trấn giữ.
Ở đây, trong trận chiến Kursk, dưới góc nhìn quân sự thuần túy (không nói về mục tiêu chính trị), 2 mục tiêu đó là điểm trung chuyển khí đốt Sudzha và NPP Kursk, ngoài ra, BTTM AFU hy vọng sẽ khiến quân Nga tại mặt trận phía Đông Donbass sẽ rút lực lượng về cứu nguy cho Kursk.
Vậy dấu hiệu của đòn tấn công chớp nhoáng thất bại là gì? Đó là thời gian tác chiến kéo dài nhưng không dứt điểm được mục tiêu. Khi độ sâu chiến lược dài, rộng mà không có nguồn lực cung cấp về hậu cần, kỹ thuật và lực lượng trong khi mục tiêu không dứt điểm được thì cái gọi đòn tấn công chớp nhoáng trở thành hành động tự sát. Giống như bạn bất ngờ sử dụng dao găm đâm một con hổ, nhưng đâm không đúng chỗ hiểm, chỉ quẹt vào mông nó trong khi bạn không có chỗ để lui, tháo chạy thì coi như bạn đã dâng đến miệng nó một bữa ăn ngon.
Tại Kursk, lực lượng tham gia của Ukraine đã rơi vào tình trạng như trên trong khi đó lực lượng Nga đang tấn công tại phía Đông Donbass vào các hệ thống phòng thủ của AFU không hề thay đổi tư thế. Torest, Chasov Yar, Pokrovsk…đang đếm ngược ngày thất thủ. Mặt khác, lực lượng Nga cũng “cơ động chớp nhoáng” đến Kursk không phải từ mặt trận Donbass mà từ nguồn lực vô tận của Nga. Như tôi đã nói vào ngày 8/8 rằng BTTM AFU rút lui ngay lúc này còn kịp, nhưng giờ thì muộn mất rồi…Điều lạ là truyền thông PT vẫn tự hỏi là không rõ mục tiêu chiến dịch Kursk của Zelensky đạ được là gì?! Phải chăng cho đến lúc này LLĐK của Ukraine mới chiếm được 28-30 ngôi làng là mục tiêu chiến dịch quân sự?
Các quý ông lưu ý cho điều này: Chiến dịch này của LLVT Ukraine vẫn không có được sự hỗ trợ của Không quân. Nói cách khác, vùng trời tác chiến (Kursk) vẫn do không quân Nga làm chủ tuyệt đối. Tuy cơ động theo LLĐK, BTTM AFU có bố trí LLPK theo hay không thì chưa rõ…nhưng trong máy ngày qua chỉ có một trực thăng Nga bị bắn hạ(!) đã chứng tỏ LLPK chiến dịch của Ukraine chưa lộ diện hoặc không có cơ động theo LLĐK. Đến hôm nay, các mũi tấn công của LLĐK đã chậm lại trong khi LLKQ Nga vẫn chưa tung hết khả năng…Vậy thì kịch hay đang còn phía trước, “chưa thấy nước đừng vội cởi quần”....
Thứ Tư, 26 tháng 6, 2024
Nga lựa chọn chiến tranh hay sự xấu hổ?
Thủ tướng Vương quốc Anh (thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ 2) là Winston Churchill đã nhiều lần nói về thực tế rằng khi đối mặt với một cuộc chiến sắp xảy ra, cần phải đưa ra lựa chọn đúng đắn. Cuối cùng, lời nói của ông đã được biên soạn thành một câu cách ngôn ngắn gọn, ông không trực tiếp phát âm nhưng phản ánh rất chính xác quan điểm của ông về vấn đề:
“Nếu một quốc gia, lựa chọn giữa chiến tranh và sự xấu hổ, chọn sự xấu hổ, thì quốc gia đó sẽ nhận cả chiến tranh và sự xấu hổ…”.
Chiến tranh thì chúng ta hiểu, còn “sự xấu hổ” ở đây là gì? Đó là nhân nhượng trước kẻ thù, kẻ thù tiến dần từng bước trong khi ta lùi từng bước, sợ chiến tranh…dẫn đến mất đất, mất dân. Đó là sự bạc nhược của một chính quyền nhà nước trước kẻ thù.
Thật ra mà nói thì ý tưởng này được Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố dõng dạc bằng lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến: “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta đã nhân nhượng, nhưng chúng ta càng nhân nhượng thì TD Pháp càng lấn tới, vì chúng muốn cướp nước ta một lần nữa…Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ…Toàn quốc hãy anh dũng đứng lên!.
Bây giờ người Nga phải đối mặt với những người mang cùng nền văn hóa Anglo-Saxon mà Churchill thuộc về. Vì vậy, đương nhiên, họ sẽ có suy nghĩ giống như Churchill nên họ đặt ra câu hỏi tương tự với Nga: Chiến tranh hay sự xấu hổ? Tổng thống Nga cũng vừa vào lăng viếng Chủ tịch HCM về chắc đã hiểu…sự càng nhân nhượng thì kẻ địch càng lấn tới…
Diễn biến cuộc chiến Nga với Ukraine càng ngày leo thang đến quy mô cuộc chiến Nga với Mỹ-NATO. Nói chính xác là Hoa Kỳ - một quốc gia được bao bọc bởi đại dương, không có biên giới với các quốc gia kẻ thù địa chính trị, chưa bao giờ phải hứng chịu một cuộc chiến tranh toàn diện trên lãnh thổ của họ. Bom không bao giờ rơi xuống đầu họ, mẹ họ không dùng thân mình che chắn cho con khỏi mảnh đạn. Điều này cho phép họ cư xử như một con khỉ với một quả lựu đạn - họ không biết, chưa từng biết mình sẽ phải đối mặt với điều gì trong trường hợp xảy ra xung đột thực sự. Đây thực sự là mối nguy hiểm chính đối với toàn thế giới....
Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2024
Chấp nhận thua hoặc đầu hàng vô điều kiện!
Đừng dại đùa với lửa!
Thứ Tư, 8 tháng 5, 2024
Nga không nói suông!
Thứ Bảy, 13 tháng 4, 2024
Đừng đánh nhau với Nga!...
Thứ Ba, 2 tháng 4, 2024
Đe dọa Putin? Học lại lịch sử!
Tại sao những kẻ chủ mưu cấp nhà nước là những tinh hoa chính trị lại quên mất Putin là một võ sỹ judo đai đen thượng thừa. Putin đã vận dụng cái tinh túy nhất của môn võ học Judo “mượn sức thắng sức” vào hoạt động chính trị, quân sự của mình đã từng khiến cho PT tập thể sấp mặt không biết bao lần mà vẫn không rút ra bài học sao?
Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2024
Chiến lược “luộc ếch” của PT và “dần dần, cẩn thận, nhưng mỗi ngày” của Putin!
Tổng thống Nga Putin đã tái đắc cử với số phiếu kỷ lục hơn 87,97%. Nói không ngoa thì cả nước Nga đã đứng sau Tổng thống của họ. Điều đó cho phép Tổng thống Putin triển khai kế hoạch tạo ra khu vệ sinh (vùng đệm) để bảo vệ an ninh Nga và tất nhiên, “Kharcov và Odessa là vùng đất lịch sử của Nga” như Putin nói sẽ không nằm ngoài vùng đệm.
Thứ Bảy, 24 tháng 2, 2024
Đừng ảo tưởng! Ukraine không thể, không bao giờ thắng, chỉ đầu hàng!
Thứ Sáu, 12 tháng 1, 2024
UKraine - Điều tội tệ còn chưa đến...
Thứ Hai, 8 tháng 1, 2024
Tiếng hú tên lửa Nga làm tắt lịm "hỏa lực mồm" châu Âu!
Vâng, 54 quốc gia bao gồm những quốc gia mạnh giàu nhất thế giới đứng đầu là Mỹ, Anh, Nhật Bản, Đức…chống lại Nga, bằng đội quân ủy nhiệm Ukraine được Mỹ-NATO dày công hỗ trợ, huấn luyện, cung cấp vũ khí trang bị với tinh thần “miễn là cần thiết”.