Giàu có nhưng không mạnh thì đừng tham gia
trò chơi địa chính trị, bởi sẽ có ngày “tiền mất, tật mang”.
Xem lại thì nhà
Saudi chỉ sống nhờ vào một “trạm xăng” ngoài ra chẳng có gì khác. Saudi chỉ xuất
khẩu dầu và nhà Saudi được bảo vệ bởi Hoa Kỳ từ “hệ thống petrodollar”. Như vậy
nền kinh tế, chính trị của Arabia Saudi (Ả rập-Xê út) đều nhờ vào dầu lửa, nói
cách khác, sự tồn tại, phát triển của Ả Rập-Xê út là trên “bồn chứa đầy ắp dầu”.
Chính vì thế,
khi cạn dầu thì kinh tế sẽ gặp khó khăn và chính trị của nhà Saudi cũng thấp
xuống như chú lùn. Tất nhiên, nếu chẳng may bồn chứa gặp lửa nổ tung thì nhà
Saudi sẽ…bay theo khói lửa.
Hoang tưởng sức mạnh…nghịch lửa.
Thực tế là Ả
Rập-Xê út rất giàu, nhờ Mỹ bảo kê vì “hệ thống petrodollar” nên nhà Saudi hết
đời này đến đời khác cha truyền con nối cai trị dân Ả Rập-Xê út như thời trung
cổ và đừng ai bép xép chuyên dân chủ, nhân quyền với nhà Saudi nhé vì Mỹ không
cho phép nên nó được miễn nhiễm.
Tuy nhiên thật
rắc rối khi GIÀU và MẠNH là 2 phạm trù bổ sung cho nhau nhưng hoàn toàn khác
nhau. Vì thế, Ả Rập-Xê út rất giàu nhưng không mạnh. Đó là một thực tế với Ả
Rập-Xê út.
Nhà Saudi bỏ
tiền ra thuê hàng trăm ngàn lính đánh thuê, đồng thời, chi không tiếc tiền để
mua vũ khí trang bị tiên tiến hiện đại nhất thế giới. Mỹ có loại chủng loại vũ
khí gì thì Saudi có thứ đó, ngoại trừ VKHN, do đó có thể nói quân đội Ả Rập-Xê
út là đội quân hùng hậu nhất tại Trung Đông.
Đã có lúc không
biết “trời cao đất dày” là gì, sau khi lực lượng khủng bố tại Syria được nhà
Saudi nuôi dưỡng bị Nga dần cho te tua đã dám tuyên bố “Ả Rập-Xê út sẽ điều
động 100.000 quân sang Syria” để dọa Nga cơ đấy.
Cậy mình giàu,
nghĩ mình mạnh, nhà Saudi không chuyên tâm khai thác dầu để bán hưởng lạc lại
bày đặt tham gia “trò chơi địa chính trị”. Họ có “dấu vân tay” tại Syria, Iraq
và gần đây nhất, kể từ khi ông Mohammed bin Salman (MBS) trở thành Thái tử, từ năm
2015, nhà Saudi đã tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược láng giềng Yemen và bị
rắc rối đến nay…
Nhà Saudi không
biết rằng, đã là lính đánh thuê thì họ chiến đấu vì tiền, họ cần tiền để sống, do
vậy, làm gì thì làm, đánh nhau với ai thì đánh, nhưng mạng sống của mình, họ
phải bảo vệ đầu tiên. Cho nên, với lính đánh thuê, tinh thần, ý chí chiến đấu –
yếu tố quyết định thành bại cuộc chiến, thì lực lượng của nhà Saudi không có,
nó là mặt hàng xa xỉ.
Nhà Saudi không
biết rằng, vũ khí trang bị tiên tiến hiện đại nhưng con người điều khiển, sử
dụng nó như thế nào lại có ý nghĩa quyết định thay vì vũ khí. Trong khi nhà
Saudi không có người lính thực thụ và còn vũ khí thì…chỉ biết rằng, cho đến nay
hệ thống phòng không được trang bị hiện đại nhất của Mỹ là hệ thống Patriot đã
“kéo cờ trằng” trước tên lửa, UAV của Iran được sử dụng bởi Houthis…
Nhà Saudi không
được Mỹ dạy dỗ nên không hiểu chiến tranh với láng giềng là nguy hiểm như thế
nào. Sự nguy hiểm ở chỗ phạm vi không gian chiến trường sẽ không hạn chế ở quốc
gia bị xâm lược (ở đây là Yemen )
mà với vũ khí công nghệ cao như hiện nay thì chính quốc (Ả Rập-Xê út) cũng trở
thành chiến trường. Ả Rập-Xê út không phải Hoa Kỳ, đúng không?
Rõ ràng, tấn
công vào Yemen
láng giềng (bằng không quân), với cơ cấu nền kinh tế xuất khẩu dầu là chính thì
chẳng khác nào nhà Saudi đang ngồi trên bồn xăng mà mạo hiểm nghịch, đùa với
lửa…
Hậu quả khủng khiếp…
Ngày 14/9, 10
UAV của lực lượng Houthis do Iran
sản xuất đã tấn công vào 2 cơ sở khai thác chế biến dầu lớn nhất của Ả Rập-Xê
út. Chi tiết thì các báo đã đưa tin, chúng ta chỉ cần biết kết quả là cuộc tấn
công đã làm tê liệt ngành công nghiệp dầu lửa của Ả Rập-Xê út, khiến cho sản
lượng dầu xuất khẩu của Ả Rập-Xê út ngay sau đó bị giảm xuống một nửa và giá
dầu thế giới thì tăng vọt…
Đây là một
thiệt hại khủng khiếp, một giá trả đắt khó chịu đựng nổi của nhà Saudi bởi một
hành động nho nhỏ của Iran-Houthis. Tất nhiên thôi, nếu như cần đốt cháy một
bồn dầu lửa thì chỉ một que diêm là đủ, đúng không?
Lý do chính cho
đòn tấn công là trả đũa 5 cuộc tấn công gần đây của Israel
bằng máy bay không người lái được phóng từ các khu vực do SDF kiểm soát ở Syria vào các căn cứ Hashd thân Iran . Trong các
vụ này, các UAV của Israel
được hỗ trợ, tài trợ của nhà Saudi. Một quan chức tình báo cao cấp của Iraq
cho biết như vậy.
Ngoài ra, đây
cũng là một thông điệp Iran đến Mỹ và các đồng minh của họ, nếu như cuộc bao
vây Iran vẫn tiếp tục thì sẽ không có ai có được sự ổn định trong khu vực.
Mỹ đang đổ tội
cho Iran
và đang bị mất uy tín khi không biết tại sao hệ thống phòng không Ả Rập-Xê út
lại không làm gì được. Với tình hình này thì liệu nhà Saudi sẽ bỏ qua vũ khí
Mỹ, chấp nhận mua hệ thống phòng không của Nga hay không đã khiến Mỹ lo lắng…
Không chỉ vậy, cho
đến nay chưa ai khẳng định UAV không xuất phát tấn công từ đâu, căn cứ của
Houthis - Yemen hay từ căn
cứ của lực lượng thân Iran
tại Iraq .
Tuy nhiên, từ 2 căn cứ sau đây, có thể phán đoán chắc là UAV xuất phát từ Iraq :
1, Nếu từ Iraq
thì UAV hành trình đến mục tiêu tại Ả Rập-Xê út chỉ bằng một nửa quãng đường từ
Yemen đến mục tiêu, tức là Iraq – Ả Rập-Xê út chỉ 500-600km, trong khi Yemen –
Ả Rập-Xê út từ 1.100-1200km.
2, Truyền thông
Kuwait
hôm thứ 7 rằng họ đã phát hiện nhìn thấy UAV bay qua không phận của họ. Nếu như
UAV xuất phát từ Iraq thì
bay qua không phận của Kuwait
là đương nhiên…và hệ thống phòng không Kuwait ngủ quên cũng là chuyện bình
thường.
Nhưng, chuyện
không bình thường là tất cả những quốc gia sống nhờ vào khai thác, chế biến
xuất khẩu dầu ở vùng Vịnh đều là những người “ngồi trên bồn xăng” hưởng lộc thì
đừng nên “nghịch đùa với lửa”, phải tránh xa “lửa” bởi chỉ cần một ngọn lửa nhỏ
vương vào thì coi như thành tro tàn.
Sự kiện vừa rồi
với nhà Saudi chỉ là một bài học ban đầu. Giàu có nhưng không mạnh thì đừng dại
dột tham gia “trò chơi địa chính trị” kẻo có ngày “tiền mất, tật mang”.