Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Khi Mỹ-Nga nói, hãy ngồi xuống và im lặng!


Nga, Mỹ là người chơi trên bàn cờ Syria-Trung Đông chứ không phải là quân cờ. Các bên pro Nga, Mỹ có thể đánh nhau nhưng Nga-Mỹ thì không bao giờ.
Hai cánh tay đắc lực của Trump: Mattis và Tillerson

Đã qua rồi thời Mỹ trị vì thiên hạ kể từ sau chiến tranh lạnh, Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ Donald Trump đã bị cạnh tranh, chia xẻ quyền lực bởi sự trỗi dậy của nước Nga thời Putin và một Trung Quốc đã qua giai đoạn “giấu mình chờ thời”.
Dù muốn hay không, đây là một thực tế khách quan mà chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump phải chấp nhận. Và “không lý gì chúng ta (Mỹ) lại không có mối quan hệ với một quốc gia có lực lượng hạt nhân hùng mạnh như chúng ta”.
Nhưng liệu chính quyền của tổng thống Donald Trump có dễ dàng thực hiện một chính sách thực dụng trên cơ sở cân bằng quyền lực hay không khi trên đầu còn tồn tại một Deep State?
Vậy “Deep State” là gì?
Đây là một khái niệm chỉ một nhà nước, một thế lực “đứng trên” một chính quyền nhà nước hiện tại. Nói cách khác nhà nước, chính quyền hiện tại dù được công khai là do dân bầu nhưng là công cụ phải luôn thực hiện đường lối, chủ trương của “Deep State”.
Deep State là bao gồm những tinh hoa chính trị, các đầu sỏ tài phiệt hay nhóm “1%”. Do đó, dù Tổng thống là người của đảng Cộng hòa hay đảng Dân chủ thì chính quyền của Tổng thống đó đều phải thực hiện đường lối đối ngoại, đối nội phục vụ lợi ích của Deep State.
Lý luận về “Nhà nước pháp luật” thì điều này hoàn toàn hợp lý, cũng như Việt Nam, Trung Quốc, Mỹ không thực hiện chế độ “đa đảng” mà “độc đảng” trong đó nhà nước là công cụ thực hiện đường lối đối ngoại, đối nội mà Đảng đó, Deep State (ở Mỹ) đề ra.
Như vậy có thể nói Obama hay Trump không thể thay đổi đường lối, chính sách đối ngoại mà thiếu sự ủng hộ, nhất trí của Deep State. Vấn đề sách lược, tổ chức thực hiện như thế nào trong các đời tổng thống để giữ vững địa vị độc tôn của Mỹ trên trường quốc tế để qua đó đánh giá sự khác biệt của các đời tổng thống. Tổng thống Mỹ không phải là người quyền lực nhất.
Sự thực dụng của Tống thống Mỹ Donald Trump
Thực dụng là từ thực tế rút ra cho mình những gì có thể và những gì không thể để chọn lựa cho mình phương án tối ưu về lợi ích quốc gia, lợi ích địa chính trị, quân sự…thay vì bất chấp thực tế, bất chấp quy luật khách quan.
Nhìn vào Trung Đông chúng ta đã cảm nhận được sự khác nhau rất lớn về chính sách Trung Đông của Mỹ thời ông Obama và Trump…
Ông Barak Obama ở cương vị Tổng thống khi nước Mỹ đang là siêu cường bá chủ thế giới. Lúc đó, Trung Quốc đang “giấu mình chờ thời”, Nga thì đang âm thầm khắc phục hậu quả “hậu chiến tranh lạnh” nên Mỹ “một mình một rừng” khiến tiếng nói Mỹ, răn đe của Mỹ, hành động của Mỹ ai cũng phải nghe, phải sợ…
Khi chính quyền Obama đã về cuối nhiệm kỳ thì nước Nga thời Putin xuất hiện. Chính quyền Obama-Mỹ bị Putin-Nga phản đòn 2 cú tại Crimea và Syria khiến cho “lấm lưng trắng bụng” khựng lại…
Đương nhiên, Obama-Mỹ không quen có ai đó cản đường dù là nước Nga vĩ đại, Mỹ đã thực hiện 2 nước cờ hiểm đánh vào tử huyệt của Nga: Hạ giá dầu và cấm vận trừng phạt kinh tế Nga. (Còn thật ra, việc mở rộng NATO về phía Đông hay dùng NATO để bóp chết Nga…thì chỉ có kẻ ngốc, hoang tưởng mới cho rằng nước Nga – một cường quốc hạt nhân như Mỹ, sẽ bị thúc thủ bởi đám quân ô hợp NATO)
Tại Syria. Mục tiêu trước sau như một của Obama-Mỹ là “Assad must go”, cho nên thỏa thuận ngừng bắn, tìm giải pháp chính trị cho Syria, chỉ là “phút nghỉ chiến thuật” thôi. Nó luôn bị Obama-Mỹ phá hoại, điển hình nhất là thỏa thuận Lavrov-Kerry tháng 9/2016.
Như vậy, chính quyền Mỹ thời ông Obama hay nói các khác là Deep State chưa quen, không quen với sự nổi lên của Nga, khó tiêu hóa được “thế giới lưỡng cực” nên quyết tâm chống Nga hy vọng đè bẹp Nga đến cùng.
May thay cho Nga là dù rất cay cú khi chưa gỡ gạc được “những bàn thua” trước Nga thì chính quyền Obama, chính quyền mang đậm đặc tư tưởng bài Nga này đã rơi vào buổi hoàng hôn của nhiệm kỳ.
Và, chỉ còn vài ngày là rời khỏi Nhà Trắng nhưng không có một tổng thống Mỹ nào miễn nhiệm, sắp bàn giao như Obama lại có những quyết định…không đẹp, gây áp lực với chính quyền mới của Trump đến thế như chúng ta đã thấy…
Donald Trum đắc cử Tổng thống Mỹ đã có một góc nhìn nhận đánh giá trật tự thế giới rất thực tế khách quan…
Thứ nhất là vấn đề đối đầu trực tiếp với nước Nga.
Cấm vận, trừng phạt, bao vây cô lập kinh tế Nga, đồng thời hạ giá dầu đã không có tác dụng với nước Nga mà còn bị tác dụng ngược khi chính nhờ thế mà Nga đã đứng vững trên đôi chân của mình.
Khi nền kinh tế Nga đã trụ được và tăng trưởng trong một môi trường khắc nghiệt như vậy thì với một đất nước có nhiều tài nguyên, rộng lớn, có cơ sở khoa học công nghệ hiện đại tiên tiến như Nga thì Mỹ có thể làm được gì để khiến Nga sụp đổ?
Về quân sự, Tổng thống Nga Putin khẳng định: “…nếu như chiến tranh Nga-Mỹ xảy ra thì không ai sống sót”. Deep State Mỹ dù có hung hăng, diều hâu đến mấy thì cũng đều hiểu những gì Putin nói. Putin nói chứ không phải Trung Quốc nói “cả hai cùng chết”…
Thứ hai là tại Syria và Trung Đông.
Sự thực dụng của chính quyền Donald Trump được biểu hiện rõ nét nhất tại đây từ thỏa thuận ngừng bắn với Nga tại Nam Syria.
Nếu như ai cho rằng, thỏa thuận giữa Trump và Putin trên Syria chỉ có vậy như họ tuyên bố là rất ngây thơ. Trump và Putin chắc chắn có thỏa thuận rộng hơn nhiều so với công khai. Không chỉ trên Syria mà có thể gồm Libya, Yemen…mà chỉ những nhà nghiên cứu sâu địa chính trị mới hiểu.
Trước hết thỏa thuận này có lợi cho chính Nga-Mỹ khi họ ngăn chặn, loại bỏ nguy cơ đối đầu trực tiếp với nhau không ai muốn, ngoài ý muốn tại Nam Syria.
Dù cho Iran, Syria và đặc biệt là Israel phản đối gay gắt, nhưng Nga, Mỹ là người chơi trên bàn cờ Syria-Trung Đông chứ không phải là quân cờ hay nhân vật phụ như Israel. Các bên pro Nga, Mỹ có thể đánh nhau nhưng Nga-Mỹ thì không bao giờ.
Tiếp theo là thực tế chiến lược của Mỹ tại Nam Syria theo trục biên giới Jordan đến Iraq hoàn toàn thất bại nên Mỹ vớt vát trước khi rời bỏ và để tập trung lực lượng về Đông Bắc Syria
Trong bối cảnh, tình thế chiến trường như vậy, thỏa thuận ngừng bắn Nga-Mỹ đã xảy ra cho chính 2 Tổng thống chấp nhận.
Hiện tại có vẻ như các bên đã thống nhất về các lĩnh vực, khu vực ảnh hưởng tại Syria. Với Mỹ là toàn bộ vùng Đông Bắc hiện đang được kiểm soát bởi lực lượng chính YPG pro Mỹ. 
Mỹ đã đang xây dựng  thêm  ở đó với tổng số  hiện nay là  8 hoặc 9 căn cứ quân sự. Ít nhất 3 trong số đó có sân bay riêng của Mỹ được Quốc hội Mỹ cho phép hợp pháp. Rõ ràng là quân đội Mỹ có kế hoạch ở lại trong khu vực ngay cả sau khi IS bị đánh bại…
Rõ ràng Mỹ đã “yên phận” với những gì có lợi nhất tại Syria thay vì như chính quyền Obama là bất chấp để lật đổ bằng được Assad dù cho IS có chiếm Damascus thì chính quyền Trump lại thực tế, thực dụng hơn nhiều. Trump vừa có được lợi ích địa chính trị tối đa, vừa tiêu diệt được IS…
Khi Nga-Mỹ nói, hãy ngồi xuống và im lặng…
Trong 6 năm cuộc chiến Syria đã xảy ra nhiều thỏa thuận ngừng bắn, nhưng đều bị phá vỡ. Vậy thỏa thuận ngừng bắn lần này liệu có bị phá vỡ hay không?
Có 3 nguyên nhân khiến cho thỏa thuận này khó bị phá vỡ:
1, Thỏa thuận này do chính 2 tổng thống Trump-Putin ký.
Chính Trump cũng tự hào cho rằng, thỏa thuận này đã phát huy tác dụng hơn “những thỏa thuận trước kia không có gì cả” bởi “đó là vì chính Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin ký và được tổ chức”.
Không giống như Tổng thống Obama, người không bao giờ hết lòng cam kết với một trong hai hiệp ước ngừng bắn do Kerry đàm phán và sắp miễn nhiệm (tổng thống vịt què). Lệnh ngừng bắn này đằng sau nó có thẩm quyền của chính Tổng thống Trump đang bắt đầu của nhiệm kỳ.
2, Các thành viên hàng đầu trong nhóm chính sách đối ngoại của Donald Trump là Tillerson, Mattis và McMaster, đều ở cùng một phía và làm việc tốt với nhau như một nhóm thống nhất. Đặc biệt là Bộ trưởng QP Mattis vốn là Tướng cựu Thủy quân lục chiến nên rất có uy tín với lính Mỹ tại Syria.
Đáng chú ý là sau lời cảnh báo phát ngôn viên Nhà Trắng Sean Spiser về việc Assad sẽ trả giá đắt khi sử dụng VKHH thì Mattis làm dịu tình hình bằng tuyên bố: “Có vẻ như cảnh báo có hiệu lực. Assad sẽ không thực hiện” khiến cho lực lượng khủng bố miền Nam Syria tố cáo “Mỹ đã cảnh báo sớm để bảo vệ Assad”.
Trong vài tuần trở lại đây, rõ ràng Mattis đã kiểm soát chính sách của Mỹ ở Syria và ủng hộ lệnh ngừng bắn thay vì như đám bậu sậu của Obama, khi Ngoại trưởng Kerry ký thỏa thuận thì Bộ trưởng QP Carter phá...như thỏa thuận Lavrov-Kerry ký tháng 9/2016.
3, Trump khác với Obama bởi  tính thực dụng. Obama cứ bám lấy mục tiêu vô vọng nên không quan tâm đến thỏa thuận, trong khi Trump quan tâm đến thỏa thuận mình ký vì chính nó đem lại lợi ích tối đa cho nước Mỹ mà tay Assad ở lại hay ra đi không quan trọng.
Chính quyền Trump đã chấp nhận rằng việc lật đổ chính quyền của Tổng thống Assad là không thể thực hiện được. Thay vào đó, nó tập trung vào việc tăng đòn bẩy ở Syria bằng cách thiết lập các khu vực được kiểm soát bởi các proxy của nó, trong khi đồng thời thực hiện những nỗ lực thực sự để tiêu diệt ISIS.
Thỏa thuận Nga-Mỹ-Jordan được soạn thảo, tham chiếu với Israel, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ…trước khi 2 tống thống ký. Tuy nhiên, không phải ai cũng đồng ý với Nga-Mỹ…
Thổ Nhĩ Kỳ không vừa lòng khi Mỹ rãnh tay điều lực lượng về phía Bắc Syria hỗ trợ cho SDF giải phóng Raqqah, củng cố vững chắc Bắc Syria do YPG kiểm soát.
Israel phản đối quyết liệt, mặc dù thỏa thuận này không ảnh hưởng gì đến an ninh Israel, nhưng thực chất là Israel lo lắng về cao nguyên Golan, vùng đất mà Israel đã chiếm đoạt của Syria
Nhưng, khi Nga, Mỹ đã thỏa thuận với nhau thì bất kỳ ai trên chiến trường Syria và Trung Đông hay thậm chí trên thế giới, hãy ngồi xuống và im lặng.

Thứ Ba, 18 tháng 7, 2017

Putin và Trump đang diễn?


Khi thế giới ngày càng trở nên lưỡng cực hoặc thậm chí đa cực, Donald Trump chính là Tổng thống phù hợp nhất, tốt nhất nước Mỹ.
Việc người Nga nếu có can thiệp vào bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua thì không phải là vấn đề khiến ai đó ngạc nhiên, bởi lẽ, không chỉ Nga mà Mỹ hay bất kỳ một quốc gia nào cũng muốn đối thủ hay đối tác, láng giềng của mình có một người đứng đầu hợp ý mình, thân thiện hơn.
Tuy nhiên muốn là một chuyện, làm và làm được điều mình muốn hay không lại là chuyện khác…
Trên thế giới này có nhiều quốc gia nằm ở vị trí chiến lược trong trò chơi địa chính trị của các nước lớn có những cuộc bầu cử mà tổng thống đắc cử chưa kịp lên ngôi thì bị lật đổ…mà trong đó “dấu vân tay” của Mỹ và phương Tây…không thiếu.
Vì thế cho nên dư luận thế giới chỉ quan tâm đến việc Nga có đủ khả năng và trình độ để can thiệp vào cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua hay không thôi, còn có hay không khi có đủ năng lực, muốn ai đắc cử…thì khỏi bàn.
Bầu cử tổng thống tại nước Pháp, người Nga muốn bà Marine Le Pen hơn ông Macron là rõ ràng vì bà Le Pen có đường lối thân thiện với Nga hơn. Thế nhưng trước đó, bầu tổng thống Mỹ, thì Nga muốn ai trong Donald Trump và Hillary Clinton đắc cử?
Với Nga thì Trump hay Hillary Clinton?
Theo quan điểm của tổng thống Trump trong trả lời phỏng vấn với CBN News thì Nga sẽ hạnh phúc hơn khi H.Clinton đắc cử Tổng thống…
Lý do chính là do bà H.Clinton yếu năng lực hơn Trump. Và, tất nhiên rồi, Nga sẽ thích đối thủ của mình có một người lãnh đạo yếu kém hơn là một người thông minh, tài giỏi.
Tổng thống Trump cho rằng bà H.Clinton sẽ làm giảm sức mạnh quân đội vì không tiêu tiền cho nó, trong khi ông thì mạnh tay chi tiền để phát triển quân đội. Bà H.Clinton không đủ khả năng làm giảm giá năng lượng, xuất khẩu năng lượng như ông ta…là những điều mà Nga không muốn…
Vậy cách lý giải này của Trump có giống với suy nghĩ của Nga hay không?
Trước hết, đường lối đối ngoại (với Nga) của Tổng thống tiền nhiệm Obama và của H.Clinton là một (bà H.Clinton còn “diều hâu” hơn cả Obama). Rất cứng rắn, sẵn sàng chiến tranh…như chúng ta đã chứng kiến trong thời gian qua khiến cho quan hệ Nga-Mỹ xấu tệ hại chưa từng thấy sau chiến tranh lạnh và thậm chí còn có nguy hiểm hơn.
Chính Ukraine, một nhà nước duy nhất trên thế giới, bài Nga, coi Nga là kẻ thù (vì Mỹ-PT đã tạo ra một “sản phẩm” như vậy), đã công khai ủng hộ H.Clinton trong cuộc bầu cử tống thống Mỹ vừa qua mới là quốc gia can thiệp vào cuộc bầu cử…đã cho thấy sự khác nhau Trump và H.Clinton.
Căn cứ vào hành vi, hậu quả để lại của Obama-H.Clinton và căn cứ vào các tuyên bố trước cuộc bầu cử của Trump và H.Clinton thì thông thường, phải, thông thường, Nga sẽ ủng hộ Trump trở thành Tổng thống Mỹ hơn H.Clinton.
Nhưng, nếu như đánh giá của Trump với CBN News thì việc Nga ủng hộ H.Clinton đắc cử là sự ủng hộ tỉnh táo, nhìn đúng bản chất vấn đề, có tầm nhìn xa thay vì ủng hộ theo thông thường của “người trần mắt thịt” như đã nói trên…
Vậy, tại sao Trump bị nghi ngờ có sự hỗ trợ của Nga đến thế? Đến mức sau khi đắc cử, hàng loạt nghi ngờ chứng cứ đưa ra không chỉ của đảng đối lập, báo chí mà cả Đảng Cộng hòa, khiến Trump phải buộc chấp nhận đơn từ chức của người bạn thân nhất, cố vấn an ninh quốc gia ngài Michael Flynn?
Hiện nay, rõ ràng là chưa ai trong nước Mỹ đưa ra chứng cứ buộc tội Nga can thiệp vào bầu cử, nhưng nếu như đặt ra rằng, Nga muốn ai là tổng thống Mỹ, Trump hay H.Clinton thì trong cuộc gặp tại G-20 vừa qua tại Đức, đã nói rõ điều đó: Nga thích Trump hơn H.Clinton.

Trump khác B.Obama về Putin
Có lẽ sau chiến tranh lạnh, không một đời Tổng thống Mỹ nào có cách nhìn về Nga như Trump hiện nay. Tất cả, ngoại trừ Trump đều bất chấp cảm giác an ninh của Nga, bất chấp lợi ích Nga. Họ đều coi Nga chỉ là một cường quốc bại trận trong chiến tranh lạnh.
Obama coi Nga chỉ là một “cường quốc khu vực”, nhưng sau khi nếm đòn Nga tại Ukraine, Syria thì Obama mới nâng cấp coi “Nga là một quốc gia quan trọng có quân đội đứng sau Mỹ, và phải là một phần của giải pháp trên trường quốc tế chứ không phải là một phần của vấn đề…” (vẫn còn ngạo mạn coi Nga chỉ là giải pháp trong khuôn khổ Mỹ thống trị thế giới)
Nếu như Obama đã buộc phải chấp nhận như vậy thì H.Clinton không bao giờ chấp nhận dù rằng Obama và H.Clinton đều ngạo mạn coi Nga không có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia và thậm chí có ý kiến trái với Mỹ như các quốc gia châu Âu.
 Vì thế H.Clinton, ứng viên tổng thống Mỹ năm 2017, có cách nhìn thô bạo và ngang ngược, vô lý, khi coi Putin bảo vệ lợi ích của mình là “hành động của Hitler”.
Và còn đây là ứng viên Tổng thống Mỹ năm 2008 ngài TNS Mỹ McCain nói Putin như thế này: “Không có đạo đức tương đương giữa người bán thịt và tên côn đồ và giữa đại tá KGB và Hoa Kỳ…”
Trong khi đó, Trump nhìn nhận đánh giá nước Nga về Putin thế nào? Tại cuộc phỏng vấn với BCN News sau cuộc gặp 135 phút với Putin tại G-20 Trump nói:
“Vâng anh ấy muốn những điều tốt cho Nga , và tôi muốn những điều tốt đối với Hoa Kỳ. Và tôi nghĩ rằng trong một trường hợp như Syria, nơi chúng ta có thể có được với nhau, hãy ngừng bắn, và có nhiều trường hợp khác mà đi cùng có thể là một điều rất tích cực, nhưng luôn luôn Putin sẽ muốn Nga và Trump sẽ muốn Hoa Kỳ…”
“Đôi khi bạn sẽ không có được với mọi thứ. Nhưng chúng tôi đã có một cuộc họp tốt, đó là một cuộc họp mặt trực diện, đó là một cuộc họp dài. Mọi người nói, “Ồ họ không nên đi cùng” Vâng, những người đang nói điều đó là ai? Tôi nghĩ rằng chúng tôi đi cùng rất, rất tốt. Chúng ta là một cường quốc hạt nhân mạnh mẽ, và họ cũng vậy . Không có lý gì để không có một mối quan hệ nào…”
 Đây quả thật là một sự thừa nhận đơn giản về một thực tế hiển nhiên của Tổng thống Trump, rằng Nga là một cường quốc hùng mạnh như Mỹ, có những lợi ích có thể không tương xứng với Mỹ, do vậy, 2 bên cần phải tôn trọng lợi ích của nhau…
Có thể nói, trái ngược với sự hiểu biết của Tổng thống Trump về những thực tế địa chính trị cơ bản, về thực tế của quyền lực Nga và Trung Quốc và nhu cầu đối thoại bình đẳng trong lợi ích của Hoa Kỳ với các nhà lãnh đạo của các quốc gia đó, trong số các chính trị gia Mỹ ngày nay, ông đứng gần như một mình.
Đó là lý do duy nhất quan trọng tại sao rất nhiều người ghét Trump và đang cố gắng để loại bỏ Trump, nhưng đó cũng là lý do quan trọng nhất tại sao tại thời điểm này khi thế giới ngày càng trở nên lưỡng cực hoặc thậm chí đa cực, Trump là Tổng thống tốt nhất của nước Mỹ hiện tại.
Trump và Putin đang diễn…?
Rõ ràng là, nếu như Nga can thiệp vào bầu cử thì việc Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, trong đó có công của Putin, vậy nên, theo logic thì Trump và Putin là bạn bè. Nhưng sau cuộc gặp gỡ trên, Mỹ vẫn tiếp tục triển khai cấm vận Nga và Nga trả đũa chuyện bị Obama trục xuất 35 nhà ngoại giao Nga.
Cả hai đang diễn hay đang bảo vệ nhau?
Tổng thống của 2 cường quốc đứng đầu thế giới ngồi “tán chuyện” với nhau hơn 2 tiếng (135 phút) chỉ có 2 kết quả được công bố mà tinh ý sẽ nhận thấy thú vị.
Một là ngừng bắn tại Nam Syria. Đây là kết quả mà cả 2 cùng thắng như dư luận thế giới đã công nhận.
Hai là Ukraine, Mỹ chính thức cử đại diện của mình tham gia thay vì chỉ bộ tứ như trước, nhưng Mỹ không làm phức tạp thêm tình hình mà cũng chỉ giải quyết trong khuôn khổ Minsk-2 mà thôi. Quá tốt cho Nga.
Vấn đề cấm vận, trừng phạt thì Nga không cần quá quan tâm, Mỹ cứ việc, Trump cứ thẳng tay. Còn Putin thì tiến hành cú “trả đũa” trục xuất 30 nhà ngoại giao Mỹ mà lẽ ra thực hiện “ngay và luôn” từ thời Obama nhưng để dành hôm nay cho kịch tính.
Cần phải hiểu cơ chế quyền lực của Nga khác Mỹ. Tổng thống Mỹ không phải là người quyền lực nhất nước Mỹ, trên đầu Trump là một “Deep State” mà không tỉnh táo sẽ có một Jonh F. Kennedy, trong khi Nga thì không, trên đầu Putin không có ai.

Họ diễn hay bảo vệ nhau? Thời gian sẽ trả lời từng chút một cho chúng ta phán đoán, tự hiểu.