Mong muốn tấn công vùi dập chính quyền
Assad là một chuyện, nhưng xảy ra hay không thì phụ thuộc vào sự sẵn sàng của
Nga-Syria
S-300 tại Syria, cơn ác mộng cho phi công
Mỹ, Anh, Pháp
Rõ ràng với
diến biến căng thẳng tại Syria
thì việc Mỹ và liên minh tấn công Syria tiếp theo luôn luôn là tình
huống có thể xảy ra. Điều đó có nghĩa là Mỹ, Anh, Pháp và Nga-Syria đang chuẩn
bị sẵn sàng đến ngưỡng ở trong tình trạng “súng có thể cướp cò”.
Mỹ chẳng ngây
ngô tung ra 105 quả Tomahawk cho phòng không Syria tập bắn. Trong 9 mục tiêu bị
tấn công thì có 7 mục tiêu là sân bay, căn cứ không quân của Syria , còn 2 địa điểm “có VKHH” chỉ
là che đậy vì chẳng có VKHH ở đó, nếu có thì có ai còn sống...
Nga tuyên bố
bắn hạ 71 quả, Mỹ tuyên bố không bị hạ quả nào, tất cả đều đến đích…
Mặc kệ tuyên bố
của 2 bên, chúng ta thấy rằng Syria
không hề hấn gì, chỉ bị thương nhẹ 3 người dân thì điều đó có nghĩa là Syria
chiến thắng.
Một chiến thắng
của một lực lượng phòng không thô sơ như Syria với một Liên minh ba cường
quốc đứng đầu thế giới nhanh gọn, dễ dàng như vậy không nói lên điều gì sao?
Trước hết, khi
vạch ra kế hoạch tác chiến cho trận tập kích bằng tên lửa này, người Mỹ, Anh,
Pháp, không coi chiến thắng là phương án ưu tiên. Bởi lẽ, đòn này, sự thiệt hại
mà nó gây ra không làm thay đổi thế trận tại Syria , thế trận đó, chiến thắng của
Assad là không thể đảo ngược.
Khi một chiến
dịch quân sự mà chiến thắng không phải là phương án ưu tiên thì đòn tấn công
ngày 14/4 của Mỹ và liên minh chỉ có thể nhằm 2 mục tiêu: Mục tiêu chính trị và
có thể là mục tiêu chiến thuật (Nói là có thể vì nếu như Mỹ coi đây là màn dạo
đầu chuẩn bị cho đòn quyết định tiếp theo).
1, Về mục tiêu chính trị
Mới đây, sau
ngày 14/4, Trump đã tự hào rằng, Trump là người gây khó khăn, nguy hiểm cho Nga
nhất trong số các đời tổng thống Mỹ kể từ chiến tranh lạnh đến nay.
Trump công khai
rằng, đã có cuộc đối đầu giữa lính Nga-Mỹ tại Syria
khiến hàng trăm người Nga thiệt mạng cách đây vài tuần…(Vụ 7/2 tại Dier Ezzor
phía Đông sông Euphrates )
Và nếu như “nối
các điểm” này lại với nhau thì Trump đã chứng tỏ Trump sẵn sàng đối đầu quân sự
với Nga, không lùi bước…đã chiến thắng trước quân Nga mà không sợ bị trừng phạt.
Có lẽ đây là
những hành động chứng tỏ ai đó nghi ngờ về chính quyền Trump “thân Nga” hay
“bắt tay với Nga”…chỉ là “thuyết âm mưu”.
Tuy nhiên,
trong đòn tấn công ngày 14/4, Mỹ đã tránh những rủi ro tối thiểu khi không có
một tên lửa nào phóng ra khả dĩ đe dọa an ninh Nga để buộc Nga đáp trả.
Trong khi đó, ai
cũng thừa biết từ khoảng cách 2500 km, tên lửa hành trình Tomahawk ở khu trục
hạm USS Donald Cook vẫn phóng trúng đích như thường…thì tại sao Mỹ lại điều
động tàu Donald Cook mang tên lửa hành trình áp sát Tartus, Đông Địa Trung Hải…
Đừng dại thử
tuyên bố của Tổng Tham mưu trưởng LLVT Nga, Mỹ không dại “đem búa đi thử kính
để xem kính có dễ vỡ hay không”.
Do đó, chiến
hạm Donald Cook, Mỹ vừa dùng để làm “con tin” mà thông qua đó, người Mỹ muốn
nói rằng, nếu tên lửa có lạc sang vị trí Nga thì Mỹ không cố ý, bởi nếu cố tình
thì Mỹ không dại đem Donald Cook nằm trong tầm hỏa lực của Hải quân Nga tại
Tartus.
2, Mục tiêu chiến thuật.
Với bản chất và
cách thức tiến hành chiến tranh của ba cường quốc quân sự hàng đầu thế giới đã
từng làm mưa làm gió trong thế kỷ qua thì, Mỹ và Anh, Pháp sẽ không dừng lại,
hay, đòn tấn công tiếp theo đã có sẵn kế hoạch trên bàn tác chiến.
Thông qua đòn
tấn công này, Bộ Tham Mưu Mỹ, Anh, Pháp đã tung ra mồi miếng mồi lớn là 105 quả
Tomahawk để thu được 3 mục tiêu chiến thuật: (1) làm bộc lộ toàn bộ lực lượng
phòng không Syria, (2) lựa chọn phương án tác chiến tối ưu và (3) là thử nghiệm
vũ khí mới.
Đầu tiên, không
thấy Mỹ áp dụng chiến thuật áp chế cứng phòng không Syria, chiến thuật mà Mỹ
luôn áp dụng trong các cuộc chiến gần đây để dành ưu thế tuyệt đối.
Hầu như 105 tên
lửa Tomahawk không có tên lửa diệt radar và các trung tâm thông tin, có thể Mỹ
chủ quan cho rằng hệ thống phòng không Syria không đáng quan tâm hoặc Mỹ muốn
nắm toàn bộ “hồ sơ” và mạng kết nối với Nga của phòng không Syria…nên để cho
phòng không Syria mặc sức…
Thứ hai là có
vẻ như Mỹ đã chọn được phương án tấn công tiếp theo, thay vì tên lửa Tomahawk
được phóng ra từ biển trên các con tàu chiến thì tên lửa phóng ra từ máy bay là
không thể đánh chặn.
Trong 71 quả
tên lửa bị hạ thì Anh, Pháp đều tuyên bố không quân của họ phóng ra đều trúng
đích, như vậy chứng tỏ, tên lửa “không đối đất” hoạt động tốt hơn tên lửa “hải
đối đất”.
Và thứ ba là Mỹ
và Pháp đã thử nghiệm tên lửa hành trình kiểu mới, đặc biệt là Pháp họ đang
muốn có tên lửa của họ tương đương với Kalibr.
Nếu như đòn tấn
công ngày 14/4 là đòn chiến thuật thì ắt hẳn sẽ có đòn tấn công lớn tiếp theo…
Đòn tiếp theo
mà Mỹ và liên quân tung ra sẽ có thêm lực lượng là B-52, B-2 và Hạm đội tàu sân
bay USS Harry S. Truman đang trên đường hành quân đến Đông Địa Trung Hải…
Đặc biệt, không
loại trừ lực lượng mặt đất của Mỹ xuất hiện khi xe bọc thép, xe tăng Abrams và
BMP Bradley của Mỹ đã được di chuyển sang tập kết tại Jordan…
Sau khi thực
hiện đòn thăm dò hay để trinh sát thực địa, lực lượng phòng không, căn cứ quan
trọng của quân đội Syria…đã được đánh dấu thì toàn bộ sức mạnh của hạm đội tàu
sân bay USS Harry S. Truman, cùng với không quân Anh, Pháp và B-52, B-2 sẽ đồng
loạt tấn công…
Đây mới là
phương án tác chiến mang tính cách Mỹ, một cường quốc quân sự từng bá chủ hoàn
cầu, làm mưa làm gió trong thế kỷ qua. Phương án tác chiến mà chiến thắng được
ưu tiên cao nhất như đã từng đè bẹp Libya ,
Nam Tư , Iraq …
Tôi nghi ngờ
rằng, thay vì các tên lửa Tomahawk được sử dụng như “quân tiên phong” từ tàu
ngầm, tàu mặt nước thì Mỹ, Anh, Pháp sẽ sử dụng không quân phóng tên lửa không
đối đất làm mũi tấn công chính.
Còn phía Nga?
Sau ngày 14/4, rút kinh nghiệm trận đánh và dự kiến tình huống chiến trường,
Nga đã tuyên bố: “Trước đây, nếu có sự “đóng băng” việc cung cấp S-300 cho
Syria và một số nước khác vì có sự phản đối thì ngay hôm nay Nga sẽ cung cấp
S-300 cho quân đội Syria”.
Rõ ràng là
Putin đã quyết định tung ra 2 bảo bối để thay đổi tư tưởng chiến thuật cho quân
đội Syria .
Đó là quân đội Syria
có cơ hội để thay đổi từ phòng ngự bị động chuyển sang phòng ngự chủ động với
đối tượng tác chiến là Mỹ và Anh, Pháp…
Nếu như có điều
gì đó khiến Mỹ, Anh, Pháp hủy bỏ kế hoạch tác chiến tấn công vào Syria đòn tiếp
theo thì điều đó chính là sự thay đổi tư tưởng chiến thuật của quân đội Syria
mà do Nga chống lưng đằng sau với một quyết tâm sắt đá.
Chúng ta sẽ phân tích kỹ vấn đề này ở góc nhìn chiến
thuật.