Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Mỹ mất khả năng thực hiện thỏa thuận!


Đã đến lúc cũng buộc phải hỏi “Ai là người chịu trách nhiệm ở Washington? Nhà Trắng hay Lầu Năm Góc?”
Nixon đã nói với Kissinger: "Không thể để có cái đuôi chó phản lại cái đầu con chó được”. Nhưng đó là R.Nixon ám chỉ chính quyền VNCH dám ngăn cản, phá đám Hiệp định Paris mà Mỹ đã ký với Việt Nam, còn giờ đây, chính Lầu Năm Góc lại ngăn cản phá hoại thỏa thuận của Obama và Kerry ký với Nga thì sao?
Obama không nói với Kerry về Lầu Năm Góc và giới “diều hâu” Mỹ như vậy được, nhưng điều khiến cho giới quan sát nhận ra rằng: “Mỹ hoàn toàn mất kiểm soát tại Syria và tại nội bộ nước Mỹ cũng đang có sự rạn nứt, vật vã” khiến cho thế giới lo sợ.
Liều điều gì xảy ra trong một siêu cường khi các tướng chống lại Tổng thống-Tổng tư lệnh?
Thỏa thuận gì gì tại Syria giữa Nga và Mỹ thì đều luôn nhằm đạt tới 3 nội dung chính: Tách cái gọi là lực lượng đối lập ra khỏi al-Nusra Font, Nga-Mỹ hợp tác tấn công IS, al-Nusra, và các bên đối lập cùng chính phủ Assad đàm phán tìm ra giải pháp hòa bình.
Đã có 2 thỏa thuận chính thức và các đợt ngừng bắn…được triển khai từ đó đến nay nhưng tất cả đều bị chết yểu bởi sự phá hoại của các bên. Và hy vọng nhất vào thỏa thuận Nga-Mỹ ký ngày 9/9/2016 sau những lần đàm phán căng thẳng, cũng bị phá vỡ trong phút chốc.
Trước tình hình diễn biến đó, Nga tuyên bố “Mỹ đã mất khả năng thực hiện thỏa thuận”. Tuyên bố khiến dư luận, giới quan sát lo ngại.
Cơ sở nào đề Nga tuyên bố Mỹ mất khả năng thực hiện thỏa thuận?
Thông thường khi nói “недоговороспособны” (mất khả năng) một điều gì đó như “mất khả năng cơ động”, “mất khả năng chiến đấu”, hay “mất khả năng chi trả”…thì coi như chủ thể của nó hoàn toàn mất hết chức năng thực hiện nhiệm vụ.
Thỏa thuận Nga-Mỹ ký ngày 9/9 tại Geneva đã tạo ra hay đã bộc lộ một sự rạn nứt giữa Lầu Năm Góc và Nhà Trắng cực lớn, không thể lấp đầy khiến cho thỏa thuận đó chết ngay lập tức như một cú tát vào uy tín của Nhà Trắng (chính quyền Tổng thống Obama)
Vào ngày thứ bảy, tại một cuộc họp báo khẩn cấp tại Liên Hiệp Quốc, Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin ​​thẳng thừng:
“Câu hỏi lớn được hỏi là: Ai là người chịu trách nhiệm ở Washington? Nhà Trắng hay Lầu Năm Góc? Bởi vì chúng tôi đã nghe ý kiến ​​từ Lầu Năm Góc ngược với những gì mà ​​chúng tôi đã nghe từ Obama và Kerry”.
Đáng buồn là ông Churkin không phải là người duy nhất đã nhận thấy sự “bất tuân thượng lệnh” của Lầu Năm Góc với Tổng tư lệnh Obama. Một bài báo gần đây trên tờ New York Times cũng lên tiếng nhấn mạnh sự phân chia đó như sau:
“Bộ trưởng Quốc phòng Carter là một trong những quan chức chính quyền, chống lại thỏa thuận ...Hôm thứ ba tại Lầu Năm Góc, các quan chức không đồng ý một sự chấm dứt bạo lực ở Syria tổ chức trong bảy ngày - phần ban đầu của thỏa thuận - Bộ Quốc phòng sẽ đưa ra một phần của thỏa thuận này vào ngày thứ tám...” (Rõ ràng người quyết định là Bộ Quốc phòng rồi)
“Trong khi đó, Tư lệnh không quân Mỹ, Trung tướng Jeffrey L. Harrigian nói với các phóng viên trên một cuộc gọi hội nghị video: Tôi không nói rằng có hay không, sẽ là quá sớm để nói rằng chúng ta sẽ thực hiện (New York Times). Hết trích.
Rõ ràng, Trung tướng Harrigian xuất hiện để được nói rằng ông có thể không làm theo lệnh của Tổng tư lệnh nếu nó không theo ý thích của mình. Chính xác thì thỏa thuận đó phụ thuộc vào tùy chọn hoạch định của Lầu Năm Góc.
Rốt cuộc, Lầu Năm Góc không thực hiện thỏa thuận (lệnh của Tổng thống-Tổng tư lệnh) vì 2 điểm, một là tách lực lượng đối lập ra khỏi al-Nusra; hai là hợp tác quân sự với Nga. Và, không chờ đến ngày thứ 8, chỉ đến ngày thứ 5, Lầu Năm Góc đã trắng trợn không kích quân Syria…Thỏa thuận chết.
Vậy thì, từ những phân tích trên, trong một chính quyền sắp mãn nhiệm, có sự bất tuân, chống đối nhau, đặc biệt khi Lầu Năm Góc là chủ thể thực hiện thỏa thuận lại công khai thực hiện hành động khiêu khích, phá hoại trực tiếp, thì liệu cái chính quyền đó có khả năng thực hiện thỏa thuận hay không?

Dù có lạc quan bao nhiêu thì câu trả lời là “Không”, Không bao giờ!

Thứ Năm, 22 tháng 9, 2016

Mỹ dính đòn hiểm, đau, liên tiếp của Nga sau vụ “không kích nhầm” vào quân đội Syria


Có thể nói, gây áp lực mạnh để đối phương lúng túng mắc sai lầm và lợi dụng sai lầm của đối phương để ra đòn là một chiêu thức mà Putin và Bộ tham mưu của ông ta thực hiện rất nhuần nhuyễn mỗi khi điều kiện đó xảy ra không chỉ trên chiến trường Syria.
Còn nhớ sau vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ SU-24 Nga (được coi như là hành động cuồng loạn của Thổ Nhĩ Kỳ), Nga đã tung 2 cú đòn quân sự khiến Thổ Nhĩ Kỳ và NATO cắn răng chịu trận.
Đầu tiên, Nga thiết lập “quy tắc chơi” hay “quy tắc tham gia” (Rules of Engagement), theo đó đưa S-300 và S-400 vào trực chiến với tuyên bố “Bất cứ mục tiêu, đại diện cho một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với Nga xuất hiện trong khu vực phòng thủ sẽ bị phá hủy”.
Tuyên bố của Nga lúc đó khiến cho lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ không thể và không dám cất cánh cùng với lượng lượng không quân NATO tại căn cứ Incrilik
Tiếp theo, ngay và luôn là toàn bộ tuyến biên giới giáp Latakia nơi có cơ sở hạ tầng quân sự, lực lượng chiến binh Turkumen của Thổ Nhĩ Kỳ dày công xây dựng, nuôi dưỡng huấn luyện bị không quân Nga phá sạch và làm chủ tuyến biên giới mà quân đội Thổ Nhĩ Kỳ không dám phản ứng.
Sau 2 cú đòn này, vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ trên bàn cờ Syria đã giảm hẵn và đã tỏ ra “tôn trọng” Nga trong các hoạt động của mình.
Đòn “dưới thắt lưng” của Mỹ vào quân đội Syria
Năm ngày sau khi Mỹ phải chấp nhận ký với Nga một thỏa thuận về Syria mà báo chí Mỹ đã cho rằng đó là một thắng lợi của Nga thì ngay sau đó xuất hiện vụ không kích của “Liên quân chống IS” do Mỹ chỉ huy, nhằm vào lực lượng Quân đội chính phủ Syria ở Deir ez-Zor.
Diễn biến đòn tấn công của “Liên quân chống IS” tóm lược như sau:
Từ căn cứ tại Iraq, 4 máy bay (2 F-16 và 2 A-10) xuất phát, không kích vào vị trí của quân đội Syria đã giết chết 62 binh sĩ và khoảng 100 người bị thương. Cuộc không kích dừng lại sau 50 phút khi Nga can thiệp.
Mỹ cho biết cuộc tấn công được dừng lại ngay sau khi Nga thông báo với phía Mỹ rằng họ đã không kích nhầm vào quân đội chính phủ Syria. Mỹ chơi rất đẹp, rất nghiêm túc với thỏa thuận là không tấn công quân đội Syria, lực lượng chống IS, đúng không?
Tuy nhiên, Nga và Syria, cho rằng họ đã nhiều lần thông báo cho Mỹ là đã tấn công vào quân đội Syria, nhưng Mỹ vẫn tiếp tục. Chỉ sau khi các tên lửa S-300 bật radar ngắm bắn khóa mục tiêu thì cuộc tấn công mới bị cắt đứt.
Từ gốc độ chính trị, rõ ràng quân đội Syria của Tổng thống Assad là lực lượng “không đội trời chung” với Mỹ, nhưng, hành động quân sự chỉ là phục vụ cho mục tiêu chính trị thì cuộc không kích của “Liên quân chống IS” là sự “nhầm lẫn có tính toán”.
Từ góc độ quân sự, có thể nói đây là đòn tấn công hiệu quả cao, hợp đồng tác chiến giữa không quân và bộ binh rất chặt chẽ, bài bản được chuẩn bị từ trước chu đáo. Lưu ý rằng, 7 phút sau khi cuộc không kích chấm dứt, lực lượng IS lập tức xung phong.
Giao tranh dữ dội xảy ra giữa IS và quân đội Syria và nếu không có viện binh và hỗ trợ của không quân Nga thì thay vĩ giữ được và mở rộng những vị trí chiến lược tại Deir ez-Zor, quân đội Syria sẽ mất những thứ đó vào tay IS, một cái giá rất đắt của chính quyền Assad phải gánh chịu.
Tuy nhiên, đáng tiếc, đây chỉ là “đòn dưới thắt lưng” nếu như đặt nó trong các thỏa thuận song phương hay đa phương đã được ký kết hay ngầm thông qua trong khu vực tác chiến.
Nga phản đòn sau cú “dưới thắt lưng”.
Đòn chính trị. Thứ nhất, ngay lập tức Nga triệu tập HĐBA để tố cáo Mỹ. Cuộc họp được triệu tập vào cuối tuần qua, nhưng thay vì cung cấp một lời giải thích, Đại sứ Mỹ tại LHQ, Samantha Powers, đứng dậy và bước ra khỏi cuộc họp. Không có lời giải thích đến từ Mỹ.
Bằng những dẫn chứng phân tích có cơ sở Nga đã vạch mặt Mỹ cho cả thế giới thấy rõ điều ai cũng biết từ lâu. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố:
"Nếu trước đây chúng tôi đã có những nghi ngờ rằng Fatah al-Sham (trước đây gọi là al-Nusra Front) được bảo vệ theo cách này, bây giờ, sau khi các cuộc không kích thứ bảy vào quân đội Syria, chúng tôi đi đến một kết luận thực sự đáng sợ cho toàn thế giới: Nhà Trắng hỗ trợ và bảo vệ IS”.
Thứ hai, Nga tố cáo Mỹ vi phạm thỏa thuận đã ký ngày 9/9 tại Geneva và do đó đã công khai một số điều khoản bí mật mà Mỹ không công bố vì “lý do an ninh đến thỏa thuận”.
Do từ trước nay toàn bộ lực lượng đối lập chống chính phủ Assad đều có liên quan với Mỹ, kể cả IS và al-Nusra, cho nên bỏ ai, giữ ai là một việc khó khăn và nhạy cảm của Mỹ. Đó chính là các cách thức phân tách lực lượng và khu vực nhóm đối lập mà Mỹ đã thỏa thuận với Nga.
Sự công khai của Nga điều nhạy cảm mà Mỹ cố giấu này đã làm hoảng loạn nội bộ lực lượng đối lập, ai là kẻ bị Mỹ bỏ rơi, ai là kẻ giữ lại...tạo điều kiện cho đồng nghiệp không mấy dễ chịu của CIA, cơ quan FSB của Nga, gây mâu thuẫn, lôi kéo, sử dụng…
Có thể nói đây là đòn rất hiểm của Nga khiến cho chủ tớ có nguy cơ trở mặt với nhau.
Đòn quân sự. Thứ nhất, Sau vụ tấn công, Nga lập tức thiết lập “quy tắc tham gia” hay “quy tắc chơi” thứ hai. Lưu ý, trong vụ SU-24, “quy tắc chơi” mà Nga thiết lập chỉ áp dụng trong trường hợp máy bay Nga bị đe dọa. “Quy tắc chơi” lần này áp dụng cho trường hợp quân đội Syria bị không kích.
Theo đó: Tất cả các cuộc không kích “nhầm” vào quân đội Syria tiếp theo sẽ là lần “nhầm lẫn” cuối cùng của các phi công. Nghĩa là, bất kỳ máy bay nào tấn công vào quân đội Syria đều bị bắn hạ.
Đây còn là một “quy tắc chơi” không mấy dễ chịu với không quân Thổ Nhĩ Kỳ đang tác chiến trong Syria và Israel đang tác chiến trên cao nguyên Golan-lãnh thổ của Syria bị chiếm đóng.
Phạm quy tắc chơi mà Nga thiết lập là sự coi thường hệ thống S-300, S-400 của Nga nếu như đó là những hệ thống phòng không quảng cáo lâu nay chỉ là “tin đồn”. Giới quan sát đang chờ xem có ai thử “nhầm” lần thứ hai hay không.
Thứ hai, theo http://en.farsnews.comTehran (FNA), 3 ngày sau vụ tấn công nhầm vào quân đội Syria của Mỹ, một chiến hạm Nga tại Địa Trung Hải đã phóng ba tên lửa Kalibr giết chết 30 sỹ quan tình báo của các nước gồm Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Ixrael, Saudi, Qatar và Anh.
Những sỹ quan tình báo này chính là những người đã lên kế hoạch chỉ đạo các cuộc tấn công của lực lượng Hồi giáo cực đoan ở Aleppo và Idlib. Họ đã bị chết ngay tại phòng tham mưu tác chiến bí mật tại khu vực Dar Ezza khu vực phía Tây Aleppo gần núi Saman Syria.
Đây là đòn đau không thể kêu. Nga không nhận lỗi vụ này vì Nga không “nhầm” như Mỹ khi Nga có quyền tấn công vào kẻ khủng bố.

Một tờ báo nước ngoài giật tít “Ném bom vào Assad – một món quà cho Nga”, rõ ràng về phạm trù đạo đức thì có lẽ Nga không muốn cũng như không muốn SU-24 bị bắn hạ. Nhưng xét về chính trị và quân sự thì đúng là cơ hội cho Nga thật.

Thứ Tư, 21 tháng 9, 2016

Liệu thế cờ Biển Đông có thay đổi vì Phipines?


“Đi trên dây” giữa các cường quốc phải có bản lĩnh vững vàng, phải có một sức mạnh đủ để buộc ai đó phải trả giá đắt nếu động vào lợi ích quốc gia cốt lõi.
Quả thật là nếu như Philipines quyết định ngã theo Trung Quốc toàn diện, triệt để thì thế cờ Biển Đông sẽ thay đổi nhưng không đáng kể. Bởi lẽ Philipines không phải là một thực lực chính trên bàn cờ.
Nói rằng “toàn diện, triệt để” tức là Philipines hoàn toàn về phe Trung Quốc, xóa bỏ quan hệ đồng minh, triệt thoái toàn bộ căn cứ Hải Lục Không quân của Mỹ tại đây.
Bài học Crimea!
Kể từ khi ông Duterte được bầu làm Tổng thống Philipines và đặc biệt là sau tuyên bố của PCA về Biển Đông, ông ta và chính phủ của mình đã có những tuyên bố gây sốc trong quan hệ Phi-Mỹ và Biển Đông, những tuyên bố “văng mạng” nhưng chứa đầy tư tưởng dù mâu thuẫn.
Chẳng hạn, Philipines sẽ mua vũ khí Trung Quốc và Nga; Philipines sẽ đàm phán song phương với Trung Quốc về Biển Đông, Philipines yêu cầu lính đặc nhiệm Mỹ phải rút và mới đây Bộ trưởng ngoại giao Philipines tuyên bố gây sốc tại Mỹ, rằng “Philipines không thể mãi là người anh em da màu của Mỹ” (“Người anh em da màu của Mỹ” là cụm từ của Tổng thống Mỹ William Howard Taft dùng trong thời Philipines là thuộc địa của Mỹ).
 Rõ ràng, thấp thoáng sau những tuyên bố đó, đã hiện rõ tư tưởng của Philipines hiện nay là muốn độc lập hơn với Mỹ trong quan hệ đối ngoại, nói cách khác, nếu không nhầm thì Philipines muốn có chính sách đối ngoại và vị thế như Việt Nam.
Tuy nhiên, để có một chính sách quốc phòng “ba không” thể hiện hòa bình, độc lập, tự chủ như Việt Nam thì đã quá muộn với Philipines. Là người tình của Vua chúa mà bỏ đi ngoại tình theo anh khác thì có thể bị lãnh đòn tàn khốc trở lên chứ không phải đùa.
Chúng ta hãy trở lại mối tình Vua Nga với nàng Ukraine xinh đẹp, họ có với nhau đứa con “căn cứ quân sự Hải quân tại Crimea”.
Mỹ-NATO quyết tâm kéo Ukraine ra khỏi Nga nhằm mục tiêu xóa sổ căn cứ quân sự của Nga tại đây. Nếu mất căn cứ hải quân này, Nga mất quyền kiểm soát tại Biển Đen, Hạm đội Biển Đen của Nga bị xóa sổ. Và, Nga đã hành động ra sao thì đã rõ.
Trong tình thế Biển Đông hiện nay, điều gì sẽ xảy ra nếu Philipines đòi triệt thoái các căn cứ quân sự của Mỹ khi Trung Quốc đang hoành hoàn thách thức vị trí siêu cường Mỹ? Nên nhớ, hùng mạnh như Nhật Bản, Hàn Quốc mà cũng chưa dám manh động huống chi là Philipines.
Chỉ khi nào căn Mỹ tại Philipines bị triệt thoái nhường chỗ cho Trung Quốc thì thế cờ Biển Đông mới có sự thay đổi chút ít, tuy nhiên, Philipines thừa biết Mỹ còn mạnh hơn Nga nhiều lần và Philipines cũng chỉ là “người anh em da màu của Mỹ” mà thôi.
Người Mỹ đã có được bài học mà Nga đã truyền cho từ Ukraine và mới đây đã có thêm một kinh nghiệm quý báu từ Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc đảo chính quân sự vừa qua. Và chắc chăn, người Philipines cũng đã “ớn lạnh” khi tham khảo “đề tài” này cặn kẽ.
Philipines muốn gì?

Hơn ai hết Philipines nhận ra cái liên minh quân sự với Mỹ đã không phát huy tác dụng trong việc đối đầu tranh chấp với Trung Quốc trên Biển Đông trong thời gian qua.
Philipines có nền kinh tế phát triển hơn Việt Nam nhưng do dựa vào ô đồng minh Mỹ nên có một nền quốc phòng què quặt, yếu kém. Khi có vấn đề xảy ra như tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc vừa qua, Hải quân Philipines không có một chút sức răn đe để làm Trung Quốc suy nghĩ lại.
Mỹ không đánh nhau với Trung Quốc vì chủ quyền của Philipines cho nên với Trung Quốc, “Philipines chỉ là con muỗi” như các học giả Trung Quốc đánh giá. Tuy là đồng minh với Mỹ, nhưng Mỹ không coi Philipines có tầm chiến lược như Đài Loan.
Trước tình hình cuộc chiến địa chính trị trên Biển Đông giữa Mỹ, Trung Quốc cùng các nước lớn như Nga, Ấn Độ, Nhật Bản…diễn ra rất căng thẳng, quyết liệt thì Philipines đã nhận thức được vai trò, vị trí và giá trị của họ trong thế trận này.
Đáng buồn là, có một điều mà Philipines thừa hiểu, nếu như Trung Quốc ra tay với Philipines trên Biển Đông lúc nào, ra sao…thì họ không cần nhìn vào Philipines mà chỉ nhìn vào Mỹ. Đây không phải là lỗi của chính quyền Tổng thống Duterte mà hậu quả để lại của quá khứ.
Vì thế, Tổng thống Philipines Duterte cố gắng giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ hoặc chứng tỏ cho Trung Quốc thấy rằng họ đang cố gắng rời xa Mỹ bằng một loạt phát ngôn “văng mạng” với Mỹ nhằm mục đích chỉ để lấy lòng Trung Quốc, tránh đối đầu với Trung Quốc. Đồng thời nhắc nhở Mỹ phải có sự “đầu tư” thích đáng vào Philipines.
“Đi trên dây” giữa các cường quốc không đơn giản, phải có bản lĩnh vững vàng, phải có một sức mạnh đủ để buộc ai đó phải trả giá đắt nếu động vào lợi ích cốt lõi quốc gia không thể nhân nhượng. Đáng tiếc, Philipines chưa hội tụ đủ những điều kiện cần thiết này.

Philipines không đủ sức nặng, khả năng để thay đổi thế cờ trên Biển Đông.