Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

Bằng S-300, Nga đưa Israel vào khuôn khổ!

Việc Il-20 bị bắn hạ khiến cho Nga có hành động “leo thang quân sự hợp lý” đã làm cho không quân Liên minh Mỹ-Anh-Pháp lo ngại...

Không ai, không một vị chỉ huy nào muốn người lính của mình hy sinh trong chiến đấu. Chiến tranh không phải là cuộc chơi cờ của 2 người mà dễ dàng thí tốt hay thí xe để bắt Tướng.
Máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi SU-24, bọn khủng bố bắn hạ SU-25 và mới đây là Il-20 bị bắn hạ làm thiệt mạng 15 binh sỹ của Nga trên chiến trường Syria…đó là sự hy sinh ngoài ý muốn, chẳng phải là “thí quân” nếu như ai đó nghĩ vậy như trong đánh cờ.
Tất nhiên, đôi lúc người lính phải chấp nhận hy sinh, nhưng người chỉ huy đừng để sự hy sinh của họ trở nên vô ích...
Nga bằng chuyển giao S-300 cho Syria - cơn ác mộng cho Israel.
Dư luận Nga, ngay cả những người trong Duma Quốc gia đều rất phẫn nộ trước vụ Il-20 bị bắn hạ làm chết 15 quân nhân Nga. Họ đòi trả thù, muốn hạ gục “một cái gì đó” của Israel và có vẻ như những ai yêu mến nước Nga, căm thù quân khủng bố quốc tế, cũng đề chung ý nghĩ như vậy…
Câu hỏi này được yêu cầu bởi người Syria và, với họ, tất cả những ai yêu Syria rằng là khi nào Israel sẽ trả giá cho sự điên rồ và vi phạm chủ quyền của Syria trong suốt những năm của cuộc chiến khủng bố mà quân đội Ả Rập Syria đã gặp phải?
Rất may là tất cả mọi người có suy nghĩ như trên đều không phải là Tổng thống Nga Putin. Putin tuyên bố rằng vụ Il-20 không giống bản chất như vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ SU-24, do đó, Nga sẽ đối xử với Israel theo cách tăng cường bảo vệ an ninh cho Nga ở Syria nhiều hơn, thế thôi!
Vào hôm nay, thứ Hai ngày 24/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói trên kênh truyền hình Rossiya 24 như sau:
“Theo chỉ thị của Tổng thống Liên bang Nga Putin, Bộ Quốc phòng Nga sẽ thực hiện các biện pháp sau đây để tăng khả năng chiến đấu của hệ thống phòng không Syria:
Đầu tiên. Các lực lượng vũ trang Syria sẽ nhận được một hệ thống tên lửa không đối không S-300 hiện đại của Nga trong vòng hai tuần tới. 
Hệ thống PK S-300 có khả năng ngăn chăn máy bay không kích trong phạm vi hơn 250 km và đồng thời đánh một số mục tiêu không khí, nó sở hữu khả năng chống nhiễu cao và tốc độ bắn nhanh, sẽ tăng cường đáng kể khả năng chiến đấu của phòng không Syria.
Tôi nhấn mạnh rằng vào năm 2013, theo yêu cầu của phía Israel, chúng tôi đã đình chỉ việc chuyển giao tổ hợp S-300 cho Syria sau khi các nhân viên quân sự Syria đã được huấn luyện. Hôm nay tình hình đã thay đổi. Và đó không phải lỗi của chúng tôi.
Thứ hai. Các sở chỉ huy phòng không và các đơn vị phòng không Syria sẽ được trang bị các hệ thống điều khiển tự động, hệ thống điều khiển tự động này cho đến nay chỉ được cung cấp cho các lực lượng vũ trang Nga.
Điều này sẽ đảm bảo việc quản lý tập trung tất cả các lực lượng và cơ sở phòng không của Syria, theo dõi tình hình không khí và nhận lệnh nhanh chóng, chính xác các chỉ định mục tiêu.
Quan trọng nhất, việc xác định tất cả các máy bay của Nga bằng các phương tiện phòng không của Syria sẽ được đảm bảo (không có tình trạng “quân ta bắn quân mình” như vừa qua khi không có mã IFF).
Thứ ba. Nga sẽ tiến hành đàn áp vô tuyến điện tử trong điều hướng vệ tinh, radar trên không và hệ thống thông tin liên lạc chiến đấu, tấn công các đối tượng ở các khu vực giáp với Syria trên Biển Địa Trung Hải sẽ được thực hiện.
Chúng tôi tin rằng việc thực hiện các biện pháp này sẽ “làm nguội những cái đầu nóng” của ai đó, nếu không, chúng tôi sẽ phải trả lời phù hợp với tình hình phát triển”.
Như vậy có thể nói, chẳng nghi ngờ gì nữa, Nga sẽ chuyển giao cho quân đội Syria hệ thống phòng không S-300 trong vòng 2 tuần tới.
Hành động này tạo ra một cơn ác mộng cho Israel khi hệ thống phòng không Nga-Syria, VKS Nga chính thức đóng của không phận Syria. Bắt đầu từ đây, mọi máy bay, vật thể không khí bay vào không phận Syria đều bị ngăn chặn hoặc bắn hạ.
Hành động này có nghĩa là Israel bắt đầu từ đây không còn hành động bất cứ lúc nào, bất cứ đâu, nhằm vào bất cứ ai trên lãnh thổ Syria được nữa. Israel phải “suy nghĩ 2 lần” khi đối đầu với Nga.
Hành động này sẽ khiến Iran-Hezbollah có thời cơ, điều kiện để cơ động, tổ chức, xây dựng lực lượng, đe dọa đến an ninh nhà nước Do Thái Israel mà không nơm nớp bị Israel tấn công.
Hành động này không chỉ để răn đe Israel mà còn là một cơ hội “leo thang quân sự hợp lý” của Nga khiến không quân Liên minh Mỹ lo lắng.
LƯU Ý: Nếu như ai đó cho rằng khi Nga chuyển giao S-300 cho quân đội Syria thì ít nhất phải cả năm sau Syria mới có thể trực chiến được là hơi thiển cận. Từ năm 2013 đến nay, Nga đã huấn luyện đào tào cho người Syria vài trung đoàn S-300 để sẵn sàng đợi...tình huống có lợi để tung đòn...
Không quân Israel sẽ thúc thủ hay S-300 của Nga mất uy tín?
Rất nhiều ý nghĩ lo lắng rằng S-300 trong tay những “kẻ ngốc”, thường bỏ của chạy lấy người khi đối đầu với không quân Israel có bản lĩnh, mưu trí, dày dạn chiến trận thì chỉ sớm hay muộn “nộp mạng’ cho Israel mà thôi.
Sự lo lắng của họ là có cơ sở, bởi lịch sử đã chứng minh trong những cuộc chiến của người Ả Rập với Israel. Nhưng lần này là hơi khác biệt, sự khác biệt cơ bản…
Chúng ta hãy đọc kỹ bước chuẩn bị thứ 2, thứ 3 của Bộ QP Nga để hiểu…
Theo đó, S-300, trên danh nghĩa Nga chuyển giao cho Quân đội Syria nhưng được “quản lý tập trung bằng hệ thống điều khiển tự động mà hệ thống này chỉ được trang bị cho quân đội Nga mà thôi”. Rút ra, người Nga sẽ quản lý nó còn người Syria thực hiện…
Tiếp theo, đối tượng tác chiến điện tử của Nga chủ yếu là Israel.
Như vậy, về nguyên tắc, nếu không quân Israel muốn xâm phạm không phận Syria thì hãy bước qua Nga, nói cách khác là đối đầu với Nga chứ không phải chỉ là Syria. Do đó, hy vọng để đánh đòn phủ đầu tan nát S-300 hay “tóm sống” nó như đã từng với SAM-2 của Israel là rất khó khăn. Bởi vì, về mặt kỹ, chiến thuật, không quân Israel CÓ THỂ vượt qua S-300 (S-300 chưa qua thực chiến), nhưng về mặt chiến lược thì Israel chưa đủ tầm, khả năng và ý chí để đối đầu quân sự trực tiếp với cường quốc quân sự nhất nhì thế giới như Nga.
Đúng như giới tinh hoa chính trị Israel đánh giá: "Vấn đề của Israel không phải là S-300 mà mối quan hệ với Nga..."
Cuối cùng, vấn đề quan trọng nhất là mối quan hệ Nga-Syria-Israe-Iran.
Nga và Syria chẳng thích thú gì khi Iran có âm mưu trở thành một “cường quốc khu vực”, lấy Syria làm bàn đạp để chống lại Israel. Do đó, các bước triển khai của Bộ QP Nga về S-300 không phải là để đóng hoàn toàn bầu trời cho Israel mà chủ yếu để buộc Israel phải hoàn thành, chấp nhận nghiêm túc thỏa thuận ngầm trước đây và thực hiện thỏa thuận mới theo điều kiện của Nga…
Nếu như Israel muốn tiêu diệt kể thù đe dọa đến an ninh nhà nước Do Thái Israel thì Nga tôn trọng lợi ích đó như thỏa thuận ngầm trước đây, nhưng không như trước đây muốn đánh bất cứ lúc nào, bất cứ ai, bất cứ đâu trên lãnh thổ Syria mà Israel phải thông báo cho Nga rõ…
Về thời gian, trước bao lâu do Nga quy định, về vị trí chính xác và đặc biệt không được đụng đến người, cơ sở vất chất kỹ thuật của Syria. Nếu không, như Shoigu cảnh báo là “Nga sẽ trả lời phù hợp với tình hình phát triển”.
Như vậy, rõ ràng là trước đây Israel thực hiện hành động tiêu diệt, ngăn chặn Iran-Hezbollah kết nối đến Địa Trung Hải rất quyết liệt có hiệu quả cao bởi tính bất ngờ, quyền tự do tự tung tự tác khi Nga nhắm mắt làm ngơ thì sự dại dột trong vụ Il-20 của Nga khiến Israel trả giá.
Tuy thế, rồi đây có thể các căn cứ lực lượng Iran-Hezbollah bị Isarel không kích tiếp thì chúng ta cũng đừng ngạc nhiên, nghi ngờ tại sao S-300 "vô dụng" bởi một thực tế là hành động quân sự cũng chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị mà thôi.

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

Ba bài học xương máu cho VKS Nga


Trong chiến tranh, mất cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu không cao là phải trả giá bằng xương máu của binh lính.
Nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao, dự trù mọi tình huống để không bị bất ngờ vốn là tư tưởng tác chiến của một quốc gia như Việt Nam luôn bị kẻ thù đe dọa. Với nước Nga, đành rằng Nga không phải là VN, nhưng khi đối đầu với Liên minh Mỹ-NATO thì không thừa...
Một chiếc máy bay tác chiến điện tử của Nga Il-20 bị bắn hạ ngay tại gần căn cứ không quân Khmeimim là một vết nhục không thể nuốt trôi của lực lượng phòng không Nga – lực lượng được đánh giá là hiện đại nhất thế giới, vượt qua cả Hoa Kỳ.
Những cái giá Nga phải trả…
Nói rằng trong cuộc chiến Syria, Quân đội và Hải quân Nga đã trưởng thành. Đã có hàng ngàn sỹ quan chỉ huy các cấp từ phân đội đến cấp quân đoàn đều qua “thực chiến” tại Syria, đã có hàng trăm loại vũ khí mới được thử nghiêm thành công tại Syria…nhưng có một điều mà giới quân sự nhận thấy là trình độ Chỉ huy-Tham mưu được tôi luyện hay không thì xem lại…
Có vẻ như Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nga không lường hết những tình huống xảy ra trên một chiến trường mà có rất nhiều thế lực cộm cán tham gia nên luôn “chạy theo tình huống”, rút kinh nghiệm sau khi để bị hậu quả bi thảm không đáng có.
Chiến tranh không phải là “bắn đạn thật” trong diễn tập mà sai lầm là rút kinh nghiệm dễ dàng cho một bài học mà chiến tranh khi đã sai lầm là kéo theo tổn thất về người và của. Bài học để rút kinh nghiệm trong chiến tranh là được tính bằng xương máu.
Ngày 24 tháng 11 năm 2015 tại Syria, chiếc F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ một chiếc Su-24 của Nga. Chỉ huy máy bay, phi công Oleg Peshkov đã bị quân khủng bố bắn chết khi đang nhảy dù…
Lý do là máy bay ném bom SU-24 tác chiến không có máy bay tiêm kích SU-30 đi kèm, Nga không triển khai hệ thống phòng không S-300, S-400 tại Syria và dịch vụ tìm kiếm và cứu hộ không hoạt động đúng lúc…
Bài học một chiếc SU-24 và cái chết của một phi công để lại là tuyên bố của Bộ Tổng TM Nga thiết lập “quy tắc chơi” thứ nhất hay “quy tắc tham gia” (Rules of Engagement), theo đó đưa S-300 và S-400 vào trực chiến với tuyên bố “Bất cứ mục tiêu, đại diện cho một mối nguy hiểm tiềm tàng đối với Nga xuất hiện trong khu vực phòng thủ sẽ bị phá hủy”.
 Vào ngày 3 tháng 2 năm 2018, một chiếc máy bay Su-25 bị bắn hạ tại Syria. Phi công chính Filipov sau khi nhảy dù đã có một trận chiến không cân sức với quân khủng bố và, để không rơi vào tay giặc, Filipov đã chia với quân khủng bố một quả lựu đạn, anh dũng hy sinh. 
Lý do là trên chiếc máy bay Su-25 mà Filippov đang bay không được trang bị các bẫy nhiệt để chống lại tên lửa MANPADS, mặc dù các trang bị này được hiện đại hóa lắp đặt trên những chiếc Su-25 khác ở Nga. 
Lại một lần nữa dịch vụ tìm kiếm cứu hộ không hoạt động khi không thiết lập một cách kịp thời của các vị trí tai nạn để gửi máy bay trực thăng và máy bay tấn công ngăn chăn từ trên không…
Bài học từ vụ này là Bộ Tổng TM Nga đã thay thế SU-25 bằng một loạt SU-25 kiểu mới có hệ thống bẫy nhiệt…để khắc chế tên lửa MANPADS.
Từ 2 vụ việc trên chúng ta thấy rõ là Bộ Tham mưu Quân đội Nga mà cụ thể là lực lượng Không quân vũ trụ Nga luôn chạy theo các tình huống, họ không dự kiến các tình huống xấu xảy ra để có phương án xử lý. Đặc biệt trong tìm kiếm cứu nạn Nga xử lý cực kỳ chậm, Mỹ cứu phi công bị rơi ở Việt Nam thế kỷ trước còn nhanh hơn…
Và bây giờ, ngày 17 tháng 9 năm 2018 trong khu vực Latakia, phòng không Syria được bắn hạ một máy bay trinh sát vô tuyến điện tử Il-20. 15 thành viên phi hành đoàn đã bị thiệt mạng…
Chúng ta sẽ đi sâu phân tích trong vụ này để biết được sự chủ quan, đơn giản không thể tin nổi trong kế hoạch tác chiến phòng thủ bảo vệ căn cứ của Nga tại Syria
 Il-20 bị bắn hạ là lỗi chủ quan của Nga

Không nhắc lại diễn biến sự kiện, chỉ biết rằng sau vụ việc Il-20 bị bắn hạ, Bộ quốc phòng Nga đổ tội cho Israel là “khiêu khích thù địch” và dùng Il-20 làm bẫy để nhử S-200 của Syria tiêu diệt, rằng là chỉ thông báo cho Nga chưa đến một phút trước cuộc tấn công…
Đúng là Israel có sự “khiêu khích thù địch” như Bộ QP Nga tố cáo là không sai vì (1) Israel đã bất chấp sự nguy hiểm của Nga đã tấn công vào Latakia rất gần với căn cứ Khmeimim của Nga, coi thường sự cảnh báo của người Nga và (2) là Israel tấn công tại Latakia trong bối cảnh Liên minh Mỹ-Anh-Pháp đang rình rập tấn công vào Syria mà căn cứ Nga, người Nga cũng không bị loại trừ, để nhằm mục đích trinh sát cho Mỹ-Anh-Pháp dò tìm và phát hiện hệ thống phòng không Nga.
Hành động đó của Israel – đồng minh thân cận của Mỹ, không phải là hành động thù địch là gì?. Nga đáp trả là hoàn toàn đúng và sự đáp trả của Nga đã, đang và sắp tới mà Nhà nước Do Thái Israel gánh chịu là xác đáng.
Tuy nhiên, việc Il-20 bị bắn hạ, ở cấp độ nhà nước thì Israel là một trong những nguyên nhân, nhưng ở góc độ chiến thuật quân sự thuần túy, phi công của Israel không có lỗi mà lỗi của Nga là chính, chủ yếu…
Thứ nhất: Lực lượng phòng không không quân Nga tại Khmeimim chủ quan, sẵn sàng chiến đấu không cao.
Trong khi các tàu chiến Pháp, Anh đang lượn lờ quanh đảo Síp đang sẵn sàng phóng tên lửa thì căn cứ Khmeimim và khu vực xung quanh có vẻ như hệ thống radar phòng không, radar hàng hải, hệ thống tác chiến điện tử nghe nói là cực kỳ hiện đại của Nga lại không hoạt động hoặc hoạt động nhưng đáng tiếc là không hiệu quả…
Chúng ta thấy quá rõ điều này, đó là tại sao 4 chiếc F-16 của Israel tấn công tại Latakia mà không một chiếc SU nổi tiếng không chiến của Nga cất cánh để dù không tiêu diệt nó thì cũng theo dõi nó trong khi Il-20 đang chuẩn bị hạ cánh? Nga không có đơn vị tham gia trực chiến, không có trực ban tác chiến chắc?...
Bộ QP Nga đổ lỗi là Israel rằng, Israel thông báo tấn công trước cho Nga chưa được 1 phút. Ôi chao! Vậy lực lượng phòng không bảo vệ căn cứ Nga chỉ trông chờ vào thông báo của Israel, còn Mỹ-Anh-Pháp liệu có thông báo cho Nga không khi phóng tên lửa vào Khmeimi và Tartus? Ngây thơ!
Rõ ràng, dù có thông báo hay không thì hệ thống phòng không Nga tại khu vực quanh, gần, 2 căn cứ phải 24/24 theo dõi phát hiện mục tiêu để sẵn sàng xử lý khi có lệnh. Nhưng Nga trong vụ này…đã nhắm mắt hoặc khả năng quản lý phát hiện mục tiêu chỉ là…tin đồn.
Thứ hai: Đơn giản và cẩu thả trong hợp đồng tác chiến với PK Syria.
Không rõ Tiểu đoàn 44 phòng không S-200 của Syria bố trí ngay sát Khmeimim để hợp đồng tác chiến với S-300, S-400 Nga bảo vệ 2 căn cứ Nga hay nhằm mục tiêu gì thì không rõ, nhưng với cách đánh “thiếu chuyên nghiệp”, phóng tên lửa vô tội vạ, trong khi không được cung cấp thiết bị và mã IFF (nhận biết địch-ta) tương thích cho nó. Sự cẩu thả nguy hiểm này dĩ nhiên sẽ dẫn đến hậu quả nếu như tình huống xung đột với Liên minh Mỹ-Anh-Pháp xảy ra và thực tế nó đã xảy ra…
Lỗi của phi công Israel? Không! Phi công của Israel không có lỗi. Đây là mưu trí, bản năng của người lính khi vận dụng “địa hình địa vật” để chiến đấu bảo vệ được mình, hoàn thành nhiệm vụ mà trong tình huống chiến đấu họ có thể.
Nga và Syria chỉ có thể tự trách mình và có lẽ đây là bài học xương máu thứ 3 của lực lượng VKS Nga trên chiến trường Syria: Cảnh giác cao độ, sẵn sàng chiến đấu cao trong mọi tình huống

Thứ Hai, 3 tháng 9, 2018

Đằng sau sự cay cú của Mỹ về S-400 của Nga



Xu thế hướng tới việc bảo vệ bầu trời trước Mỹ-Phương Tây là yếu tố quan trọng trong cục diện địa chính trị thế giới
Cho đến lúc này nếu như ai đó còn cho rằng, Mỹ cạnh tranh với Nga thị trường vũ khí thông qua việc cấm vận, trừng phạt bất cứ đồng minh, quốc gia nào mua S-400 của Nga là chưa thấu đáo.
Hiện nay, ngoại từ Trung Quốc chỉ có 4 quốc gia đang có ý đồ ráo riết mua S-400 của Nga là Thổ Nhĩ Kỳ, Arbia Saudi, Iraq và Qatar đều là những đồng minh thân thiện của Mỹ, có căn cứ quân sự của Mỹ trên đó.
Việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm mua S-400 có thể dễ hiểu vì căng thẳng với Mỹ xảy ra bởi 2 nguyên nhân chính trong 2 vụ: đảo chính lật đổ Erdogan và người Kurd Syria. Đây là 2 mâu thuẫn không thể dung hòa của Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ. Thế nhưng các đồng minh khác của Mỹ, các quốc gia khác thì sao?
Vậy S-400 có gì đặc biệt mà Mỹ đe dọa cả cấm vận, trừng phạt cả thế giới đến thế?
Thứ nhất, về tính chất, S-400 chỉ là vũ khí phòng thủ.
Thứ hai, về tính năng kỹ chiến thuật, S-400 cũng chỉ là tin đồn, chúng chưa thực chiến lần nào và không chắc đã hơn hẳn hệ thống Patriot của Mỹ.
Rõ ràng, ở góc nhìn quân sự thuần túy thì S-400 của Nga không là cái gì khiến Mỹ phải sợ, phải lo…
Tuy nhiên, người Việt Nam có câu “Có tật giật mình” lại rất đúng với Mỹ trong việc giải thích sự cay cú và những quyết định vô lý, oan ức gây ra với S-400 Nga.
Cái “tật” của Mỹ ở đây là quyền lực địa chính trị ở Trung Đông và thế giới bị suy giảm bởi S-400.
S-400 – Vũ khí địa chính trị số 1 thế giới. 
S-400 của Nga không chỉ là một loại vũ khí quân sự thông thường mà nó là vũ khí địa chính trị số 1 của thế giới. Biểu hiện 2 vấn đề chính sau đây:
1, Việc không chỉ Thổ Nhĩ Kỳ, Arbia Saudi và Qatar và các quốc gia khác bao gồm đồng minh của Mỹ…có ý định mua S-400 của Nga để bảo vệ không phận của họ thể hiện lòng tin chính trị của họ với nước Nga.
Kể từ đây, họ muốn tự bảo vệ mình, tài nguyên của mình không phải từ Nga…
Sự hiểu biết, lòng tin về quân sự - chính trị của các quốc gia Trung Đông với Nga sẽ có một chiến lược chung về dầu khí mà trong đó các khu vực dầu khí, vùng lãnh thổ bảo vệ dưới sự kiểm soát đáng tin cậy của hệ thống phòng không S-400 Nga.  
Rõ ràng, trong tương lai sẽ xuất hiện một hệ thống phòng không của các khu vực do Nga lãnh đạo, kiểm soát có thể là Trung Đông hay khu vực nào đó thuộc châu Âu…
2, Phải nhớ rằng nội dung then chốt của chiến lược chiếm lĩnh lãnh thổ và quốc gia của Mỹ là đạt được ưu thế vượt trội trên không. Không có điều này, Mỹ không nghĩ đến bất kỳ chiến dịch quân sự nào. Đó là lý do vì sao Mỹ duy trì 11 tàu sân bay để thực hiện phương án tác chiến chiếm lĩnh bầu trời như chúng ta đã biết…
Đạt được ưu thế vượt trội trên không hoặc chiếm lĩnh vùng trời tác chiến đã không chỉ là một phương án mà trở thành một chính sách, một chiến lược chiếm đoạt thuộc địa kiểu mới mà không cần dùng lực lượng mặt đất của mình của Mỹ.
Sự bảo đảm “bầu trời mở” cho NATO mà chủ yếu là cho không quân Mỹ chỉ tạo điều kiện cho Mỹ làm chủ khống chế vùng trời gây nên sự đe dọa vô cùng to lớn về một cuộc tấn công quân sự cho bất kỳ quốc gia đồng minh nào và quốc gia tân thuộc địa nào nếu trái với ý đồ chính trị của Mỹ.
Đó là “quyền bay” của Mỹ, thực chất là việc bỏ qua chủ quyền của các nước sở tại; đó là cung cấp hệ thống phòng không cho đồng minh thân cận nhưng đều được các trụ sở Mỹ “giúp đỡ” và khi có dấu hiệu ai đó độc lập như Thổ Nhĩ Kỳ chẳng hạn là Mỹ rút ngay lập tức hệ thống Patriot của mình.
Trong khi đó Nga không như thế vì Nga không thể, không có lý do để hạn chế chủ quyền của đối tác, do đó, việc chuyển giao cung cấp hệ thống phòng không hiệu quả cao cho đối tác là rõ ràng, tin cậy theo cách: S-400 trong tay, bạn muốn làm gì tùy bạn!.
Chính sách hạn chế chủ quyền trong lĩnh vực quốc phòng của Mỹ với đối tác, đồng minh, do đó, có tác động cực kỳ tiêu cực, cực kỳ khó chịu đến việc bảo vệ lợi ích của nhà nước ở các quốc gia đó, buộc họ đòi hỏi giải pháp thay thế.
Và những “giải pháp thay thế” này, không có gì hơn là việc mua lại “chìa khóa của họ lên bầu trời” của chính họ. Đó chính là cần S-400 của Nga.
 Sự hiện diện của S-400 trong tay của các quốc gia đòi chủ quyền đánh bật con bài quan trọng nhất trong kho vũ khí quyền bá chủ, đánh sập vị thế bất tử của sức mạnh không quân Mỹ. Và, rõ ràng, sự hiện diện của các tổ hợp S-400, nhiệm vụ của bộ chỉ huy quân sự Hoa Kỳ không được giải quyết. 
 Thật không may cho Mỹ, những khuynh hướng như vậy trong tư duy của các nhà lãnh đạo của nhiều nước trên thế giới đã tìm hiểu đầy đủ ở Nga. Và, sự lo lắng của Mỹ về một trật tự địa chính trị từ S-400 mà ra là có cơ sở.
Tóm lại, khi Mỹ sử dụng chiến lược khống chế làm chủ vùng trời như là một công cụ để cai trị khu vực thì S-400 ngăn cản công cụ đó. Sự ngăn cản đồng nghĩa với trật tự, địa chính trị khu vực tồn tại lâu nay bị phá vỡ. Sự bị vá vỡ đó hạn chế quyền lực bá chủ của người Mỹ.
Làm gì để phá bỏ vị thế S-400 của Nga?
Trước hết, Mỹ phải chứng minh S-400 của Nga chỉ là tin đồn, nó chẳng khác gì hệ thống Patriot của Mỹ.
Thực tế Patriot của Mỹ đã thực chiến tại Arbia Saudi với lực lượng Houthi nhưng…dở ẹc, hoàn toàn mất uy tín. Vấn đề là phải dưa S-400 của Nga vào thực chiến và làm cách nào đó để hạ bệ tin đồn về S-400 của Nga. Và, chiến trường thử lửa không đâu bằng Syria.
Đáng tiếc là trong 2 lần phóng ra hơn 164 quả tên lửa Tomahawk các loại (gồm loại mới đẹp thông minh) trên các phương tiện (máy bay, tàu chiến) từ nhiều hướng, nhưng S-400 Nga vẫn chưa khạc lửa.
Tư tưởng tác chiến của Nga là chỉ khi nào Mỹ đụng đến Nga thì Nga mới đụng đến Mỹ, nghĩa là chỉ khi nào Mỹ phóng tên lửa tấn công vào căn cứ Nga, người Nga thì lúc đó Nga mới đáp trả, nghĩa là lúc đó S-400 có thể được sử dụng.
Tuy nhiên, S-400 không phải chủ yếu là để tiêu diệt tên lửa hành trình, tên lửa đạn đạo…mà nếu như Mỹ tấn công Nga thì không chỉ bắn hạ tên lửa Mỹ mà Nga bằng mọi phương tiện, tất nhiên bao gồm S-400 để tiêu diệt nơi nó xuất phát.
Vậy, trong trận tới tại Idlib, Mỹ hãy kiểm tra S-400 của Nga để chứng tỏ thực hư bằng cách dội bom, tên lửa, vào người Nga, căn cứ Nga…
Thứ hai, về phần ngọn, Mỹ phải cải tiến Patriot hiện đại hơn S-400, nhưng như thế vẫn chưa đủ mà về phần gốc, Mỹ phải loại bỏ công công cụ cai trị và quyền bá chủ của mình với đối tác thì các đối tác sẽ không quan tâm đến S-400 của Nga.
Rõ ràng cả 2 điều trên đều rất khó thực hiện với Mỹ, do đó, chỉ có cách thứ 3 là: Những quốc gia nào, kể cả đồng minh mà mua S-400 của Nga sẽ bị Mỹ cấm vận, trừng phạt.
OK! Đây là ưu thế vượt trội của Hoa Kỳ đối với bất kỳ quốc gia nào trên thế giới mà Mỹ nên phát huy.

Đằng sau 2 cuộc tập trận lớn nhất của Nga



Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Nga, xảy ra 2 cuộc tập trận mà Liên Xô cũng chưa thể…
Tập trận mang tính chất huấn luyện nâng cao sẵn sàng chiến đấu và tập trận để răn đe đối phương là 2 hình thức tính chất khác nhau…
1, Cuộc tập trận trên Địa Trung Hải
Bộ quốc phòng vừa tuyên bố sẽ tổ chức một cuộc tập trận tại Địa Trung Hải.
Chỉ huy cuộc tập trận là tướng 3 sao Vladimir Korolyov – Tư lệnh Hải quân Nga.
Thời gian cuộc tập trận từ  ngày mùng 1 đến ngày 8/9/2018.
Địa điểm tập trận khu vực vùng trời và vùng biển Địa Trung Hải.
Lực lượng tham gia: Hải quân có 26 tàu chiến (có 2 tàu ngầm), được điều động từ Hạm đội Biển Bắc, Hạm đội Biển Đen, Đội tàu Caspian. Kỳ hạm là tàu tuần dương tên lửa Marshal Ustinov.
Không quân có 34 máy bay các loại gồm máy bay tên lửa chiến lược TU-160, máy bay săn ngầm Tu-142 và Il-38, máy bay chiến đấu SU-33 máy bay SU-30SM của hải quân.
Nội dung tập trận: Chống ngầm, chống máy bay, bảo đảm thông tin liên lạc hàng hải, chống cướp biển, cứu nạn cứu hộ và kết thúc bằng bắn đạn thật gồm bắn pháo và phóng tên lửa. Nhưng trong đó có một nội dung đặc biệt là vận hành chiến thuật có tên là “The Wall” (Phát hiện và chống các mục tiêu bay thấp).
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại Nga, người Nga đã tổ chức một cuộc tập trận hợp đồng quân binh chủng có tính tấn công bên ngoài lãnh thổ trong một khu vực hẹp được coi như một hướng chiến dịch của Hải quân và Không quân vũ trụ (không quân chiến lược).
Vấn đề chúng ta quan tâm là tính chất của cuộc tập trận này là gì hay đằng sau, thông điệp của nó ra sao…
Cuộc tập trận này xảy ra trong bối cảnh cuộc chiến tranh Syria đang vào phút cuối. Nga-Syria đang mở một chiến dịch cuối cùng để tiêu diệt quân khủng bố đang cố thủ cuối cùng tại Idlib. Trong khi đó, Mỹ-Anh-Pháp đang không muốn Syria chiến thắng, họ sử dụng con bài VKHH để lấy cớ tấn công vào Syria lần thứ 2.
Mỹ-Anh-Pháp đã hành động ráo riết khi đã điều lực lượng đến Địa Trung Hải, Vịnh Ba Tư với một số lượng chừng 200 quả tên lửa Tomahawk trên các tàu chiến và chưa kể tên lửa trên máy bay của họ trên các sân bay quanh Syria.
Trước tình hình đó, Nga tuyên bố tập trận tại đây, như đã thông báo trên.
Rõ ràng, cuộc tập trận này thực chất là một cuộc cơ động lực lượng của Hải quân, Không quân Nga nhằm đề phòng sự can thiệp của Mỹ-Anh-Pháp vào chiến dịch giải phóng Idlib của liên quân Nga-Syria.
Thời gian cuộc tập trận cho chúng ta phán đoán rằng, chiến dịch Idlib sẽ bắt đầu trong khoảng thời gian từ 1-9/9 ngay sau cuộc gặp của các ông lớn Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Đức, Pháp (7/9) tại Ankara-Thổ Nhĩ Kỳ.
Cuộc tập trận Hải quân khi có sự xuất hiện của TU-160 là chuyện lạ, độc đáo chưa từng có tiền lệ.
TU-160 là máy bay ném bom mang tên lửa chiến lược tầm xa mà đối tượng, khu vực tác chiến của nó không phải là Idlib, lại càng không phải để đối đầu với B-1В của Mỹ mang 24 tên lửa hành trình AGM-158 JASSM trên mặt đất được triển khai tại căn cứ không quân ở Qatar.
Vậy thì…có lẽ TU-160 chỉ để nhằm vào các căn cứ không quân của Mỹ, Anh, Pháp bên ngoài Địa Trung Hải nếu như Mỹ-Anh-Pháp liều lĩnh bất chấp cảnh báo của Tướng Valery Gerasimov, rằng “nếu tấn công vào người Nga, vào căn cứ Nga thì Nga sẽ không chỉ bắn hạ tên lửa mà tiêu diệt cả nơi nó xuất phát…”
Như vậy, có thế nói, tại Địa Trung Hải-Syria, lực lượng Nga đã chuẩn bị rất kỹ càng, phòng thủ rất kín kẽ để sẵn sàng đáp trả bất kỳ tình huống nào.
Đúng như lời ngoại trưởng Nga Lavrov, người vốn rất “thùy mỵ”, nhưng vẫn có lời đanh thép tại cuộc họp báo hôm qua: “Chớ có dại đùa với lửa ở Syria”.
Tất nhiên, người Mỹ không ngồi nhìn khi họ đã chuẩn bị tác chiến điện tử rất quy mô tại phía Đông Euphrates để loại bỏ hệ thống phòng không của Syria buộc S-300 và thậm chí S-400 của Nga phải lộ diện…
2, Cuộc tập trận “Vostok-2018”
Sau khi cuộc tập trận tại Địa Trung Hải kết thúc, 2 ngày sau, ngày 11/9 Nga sẽ tổ chức một cuộc tập trận lớn nhất kẻ từ năm 1981 mang tên “Vostok-2018”.
Cuộc tập trận West-1981 diễn ra khi Liên Xô và NATO đối đầu diễn ra rất căng thẳng. Liên Xô đã huy động 100.000 quân, 6.000 xe tăng và xe bọc thép, 6.000 khẩu pháo, 400 máy bay và trực thăng.
Còn bây giờ, Nga trong cuộc tập trận Vostok-2018 huy động 300.000 quân, 36.000 xe tăng và xe bọc thép, 1.000 máy bay trực thăng, máy bay và máy bay không người lái.
Như vậy, về lực lượng, Nga đã vượt hẳn quy mô lớn nhất thời Liên Xô.
Về khu vực tập trận. Vostok-2018 được tổ chức tại khu vực rộng lớn của biên giới phía Đông đất nước, từ những thảo nguyên của Orenburg và rừng Siberia đến bờ biển Kamchatka và Kuril…
Được biết, trong các hạng mục tập trận có nội dung sử dụng Vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Và bây giờ chúng ta nhận thức được điều gì trong cuộc tập trận này?
Bối cảnh cuộc tập trận lớn nhất từ trước đến nay diễn ra khi Mỹ đang tung ra đòn trừng phạt kinh tế có tính chất tối hậu thư cho Nga. Rất nhiều chỉ trích cuộc tập trận này từ NATO và cả “lực lượng thứ năm” (phe đối lập nước Nga)…rằng tại sao “không dành tiền để đưa vào nền kinh tế”…
Nhưng Putin và những người dân Nga cho rằng, nếu không tự bảo vệ được nước Nga trước kẻ thù bên ngoài thì không còn nền kinh tế nào và “nếu một đất nước không nuôi quân đội của mình thì phải đi nuôi người khác”…
Cuộc tập trận quy mô này cho thấy, dù trừng phạt cấm vận kinh tế…thì Quân đội và Hải quân Nga – đồng minh tin cậy duy nhất của Liên bang Nga, vẫn đã đang là một lực lượng hùng mạnh không sợ bất cứ kẻ thù nào…
Tiếp theo, tại sao Nga không tổ chức cuộc tập trận tại phía Tây đất nước nơi mà NATO đang tiến dần đến biên giới Nga, hàng năm “giơ nắm đấm của mình” đe dọa…mà lại tổ chức ở biên giới rộng lớn phía Đông trên những thảo nguyên của Orenburg và rừng Siberia đến bờ biển Kamchatka và Kuril?
Rõ ràng, cuộc tập trận này, khu vực tập trận và NATO được mời quan sát, theo dõi…chứng tỏ NATO không phải là đối tượng tác chiến.
Phải chăng, Nga xác định, khi Thổ Nhĩ Kỳ - một lực lượng lớn, đông thứ 2 sau Mỹ, của NATO hết mặn mà với NATO; khi mâu thuẫn giữa 2 bờ Đại Tây Dương đang lên cao…thì có đáng để Nga huy động một lực lượng lớn như thế tập trận nhằm vào NATO?
Việc có 3.200 quân Trung Quốc cùng vũ khí trang bị và quân Mông Cổ tham gia, chỉ có tính tượng trưng nhưng đã đủ để nói lên với Mỹ-NATO rằng, một trung tâm quyền lực khác trên thế giới rất mạnh đã xuất hiện bắt đầu từ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Như vậy, chỉ từ ngày 1/9 đến 15/9 Nga tổ chức 2 cuộc tập trận mà từ trước đến nay Liên Xô cũng không thể.
Nếu như người Mỹ biết, hiểu rằng, Mỹ giàu có…như bây giờ là nhờ vào sức mạnh quân sự thì, khi đã không đủ sức mạnh quân sự để trấn áp Nga-Trung Quốc thì đừng mơ tưởng dùng biện pháp trừng phạt, cấm vận là có thể buộc họ quỳ gối.