Thứ Ba, 29 tháng 8, 2017

Mỹ bất an sau sự cố USS John S McCain bị đâm!


Mỹ đình chỉ hoạt động trên biển 24 giờ, Tư lệnh Hạm đội bị cách chức, Hạ viện Mỹ sẽ họp…nước Mỹ đang bất an…
Chỉ hơn 2 tháng, sau vụ một tàu khu trục khác của Hải quân Mỹ là tàu Fitzgerald đã đâm va với một tàu hàng ngoài khơi bờ biển Nhật Bản khiến cho mạn phải tàu gần như đổ sụp và 7 người trên tàu Fitzgerald đã thiệt mạng. Khu trục hạm USS Fitzgerald hoàn toàn mất sức chiến đấu.
Vào sáng sớm ngày 21/8/2017 gần Singapore, phía đông eo biển Malacca, trong khi đang hành trình trên biển, tàu khu trục USS John S. McCain lãnh trọn nguyên một cái Bullbow của tàu chở dầu sau cú đâm gần như chính ngang vào mạn trái. Hơn chục người chết và mất tích…khiến khu trục hạm này cũng mất sức chiến đấu…
Đây là 2 khu trục hạm lớp Arleigh Burke  thuộc diện hiện đại nhất của Hải quân Mỹ thuộc Hạm đội 7 hoạt động tại khu vực Thái Bình Dương. Chúng được trang bị hệ thống Aegis, tên lửa phòng không, diệt hạm, hành trình, ngư lôi…đặc biệt là mảng raddar AN/SPY có thể phát hiện, theo dõi định vị 100 mục tiêu từ cự li 160 km…
Việc chỉ có 2 tháng mà 2 khu trục hạm kiểu loại này của Hạm đội 7 bị tai nạn đâm va khiến cho Hải quân Mỹ bất an và ra lệnh đình chỉ hoạt động trên biển trong 24 giờ để tìm nguyên nhân. Hạ viện Mỹ họp gấp vì chuyện này…
Đâm va hàng hải là do nhiều nguyên nhân, nhưng nếu như chỉ nguyên nhân do con người thì không khó để tìm ra ngay và luôn. Vấn đề quan trọng ở đây là phải tìm ra nguyên nhân lỗi hệ thống trong phương tiện dẫn tàu trên biển của USS John S McCain và con tàu chở dầu kia (nếu cần) của các nhà Hải quân Mỹ…
Góc nhìn hoa tiêu hàng hải
Đối với tàu dân sự, như tàu chở chở dầu kia, thì được trang bị một hệ thống hàng hải dẫn đường cực kỳ hiện đại. Bạn chỉ cần nạp dữ liệu đầu vào (trong đó có tọa độ điểm đến….) vào máy tính là bật máy. Hệ thống điều khiển tự động sẽ căn cứ gió, dòng, định vị vệ tinh từ tín hiệu của GPS…để chọn ra một hướng đi hợp lý, đưa con tàu đến tọa độ cần đến, sai số chỉ 1,5m.
Với những con tàu hiện đại như vậy, bạn sẽ không thấy vô lăng, bánh lái hàng hải, rồi không nghe mệnh lệnh của Thuyền trưởng như lái phải…, lái trái…tất cả đều chăm chú vào màn hình trước mặt để xử lý, báo cáo sự cố.
Ngoài ra, khi hành trình trên biển, một loại radar hàng hải được bật lên để tránh đâm va mà không cần bất kỳ thủy thủ nào quan sát trên mặt biển bằng mắt thường…
Như vậy, với công nghệ hiện đại, ngày nay người đi biển không như ngày xưa phải căng mắt để nhìn, căng tai để nghe, căng mũi để ngửi, chẳng phải xác định vị trí tàu bằng địa văn, thiên văn...các sỹ quan hoa tiêu hàng hải rất nhàn nhã, họ đã có máy móc hỗ trợ.
Đối với tàu quân sự, như khu trục hạm USS lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ, đương nhiên sẽ hiện đại hơn nữa. Có radar hàng hải thì khi hành trình trên biển,  chẳng có vị chỉ huy nào ra lệnh mở radar mảng AN/SPY phục vụ cho tác chiến làm gì...
Cả hai loại tàu này đều có một điểm chung khi hành trình trên biển là lớp trực canh trực ca đều thực hiện nhiệm vụ của mình trong phòng kín. Họ theo dõi tình hình máy tàu, điện năng, vị trí tàu, tàu thuyền xung quanh…nói chung là toàn bộ chi tiết sức sống con tàu đều trên màn hình.
Với tình hình đó thì tránh đâm va hàng hải là không có gì khó khăn. Tùy theo khả năng cơ động của tàu (phụ thuộc vào trọng lượng) thì như 2 con tàu này, chỉ cần phát hiện ra nguy cơ đâm va trong khoảng cách 1 hải lý là dư sức xử lý…
Thế nhưng…tàu Hải quân Mỹ vẫn bị đâm vào hông trong tình thế mà họ như đang muốn cắt mũi tàu vận tải. Sự cố này chứng tỏ 2 con tàu này bị “mù toàn tập”, nghĩa là mù mắt (vì không có ai quan sát tình hình mặt biển bằng mắt thường) và mù công nghệ (Radar hàng hải…). Ít nhất là như thế trong một tình huống ngẫu nhiên.




Hải quân Mỹ đang lo sợ điều gì?
 Như đã nói trên, nếu nguyên nhân là con người thì không đáng lo lắng vì chỉ cần chấn chỉnh, rút kinh nghiệm, đến bù là xong. Vấn đề nguy hiểm ở đây là lỗi hệ thống công nghệ…
Nếu như lỗi hệ thống công nghệ thì nếu như do chính nó thì cũng không đáng ngại, chỉ cần sửa chữa, hiệu chỉnh (như việc hiệu chỉnh sai số của la bàn) là xong…tuy nhiên, nếu như lỗi này do tác động bên ngoài…thì đây mới là điều đáng quan tâm, đáng lo lắng…
Đáng sợ thứ nhất là đây không phải là đâm va ngẫu nhiên.
Từ đầu năm 2017 đã có 4 vụ như sau:
1, Tàu tuần dương hỏa tiễn USS Antietam, mà bằng cách nào đó bị mắc cạn ở ngoài khơi bờ biển Nhật Bản;
2, Tàu tuần dương tên lửa USS Lake Champlain, bí ẩn va chạm với một chiếc thuyền đánh cá của Hàn Quốc;
3, Tàu khu trục USS Fitzgerald bị đâm ngang hông bởi một tàu container ngoài khơi bờ biển Nhật Bản vào ngày 17 tháng 6.
Và 4, bây giờ Khu trục hạm John S McCain bị đâm ngang hông bởi tàu chở dầu Libya tại gần eo biển Malaca.
Rõ ràng, thứ nhất, hệ thống xác định vị trí tàu bằng vệ tinh định vị của tàu có vấn đề hoặc tín hiệu vệ tinh đã bị sai lệch.
Khi sỹ quan Hoa tiêu hàng hải xác định sai vị trí tàu thì húc vào đá ngầm, mắc cạn hay đâm va là đương nhiên không bàn cãi.
Chẳng hạn nếu vị trí tàu là chính xác thì nó chỉ cách con tàu khác hay bãi cạn rất gần, lúc đó toàn bộ con tàu phải tập trung năng lực để tránh mối nguy cận kề. Nhưng khi vị trí tàu sai thì nó khiến anh sẽ nghĩ rằng, tàu còn cách mối nguy đó quá xa… Và, khi con tàu chềnh ềnh trên cạn hay kê mõm vào đá ngầm hay bị đâm vào hông thì sỹ quan điều khiển tàu vẫn không biết mô tê vì sao…
Thứ hai là, cứ cho tín hiệu vệ tinh GPS bị sai lệch…thì không thể có ngẫu nhiên khi 2 khu trục hạm USS lớp Arleigh Burke lại “lấy hông mình để đâm” vào đối thủ có trọng lượng lớn gấp 30 lần mình được.
Cứ cho tín hiệu vệ tinh GPS là giả thì tàu còn có hệ thống radar hàng hải để phát hiện, đo được khoảng cách tàu thuyền trên biển, lúc đó tốp trực canh sẽ phát hiện ngay sự sai lệch…nhưng đâm va vẫn cứ xảy ra.
Đừng đổ tội cho ca trực ngủ quên…nên nhớ khi tàu hành trình vào một eo biển có mật độ tàu thuyền đi lại như mắc cửi thì việc đầu tiên của hạm trưởng là báo động toàn tàu “chuẩn bị chiến đấu”. Đó là nguyên tắc mà chẳng có thằng nào ngủ quên ở đây cả.
Rõ ràng, tín hiệu GPS sai lệch vẫn chưa đủ để khiến con tàu hoàn toàn đâm va, mắc cạn mà hệ thống dẫn tàu hành trình, các cảm biến sự cố...của con tàu bị mất quyền chỉ huy. Đây là yếu tố cực kỳ nguy hiểm cho một con tàu chiến hiện đại khi nó bị biến thành đồ chơi nằm trong tay đối phương.
Vậy, ai là kẻ phá tín hiệu, làm sai lệch tín hiệu GPS và điều này thực tế đã xảy ra chưa?
Sự cố Biển Đen!
Vào ngày 22 tháng 6, tại Biển Đen, hơn hai chục con tàu nhận thấy rằng hệ thống định vị GPS vệ tinh của họ cho thấy dữ liệu hoàn toàn sai về vị trí của tàu mà trong số đó là một chiếc tàu của Hải quân Hoa Kỳ.
Tàu Hải quân Mỹ xác định vị trí tàu bằng định vị vệ tinh từ tín hiệu của GPS, đột nhiên phát hiện ra vị trí tàu của họ đang ở … trên mặt đất, tại thành phố Gelendzhik của Nga cách vị trí tàu thật những 32 km.
 Những sự kỳ quặc tương tự đã được nhận thấy bởi 20 tàu nữa, nằm gần bờ biển Nga sau khi họ liên lạc với nhau và đều xác nhận con tàu của họ đang ở sâu trong đất liền Nga mặc dù họ đang lênh đênh trên Biển Đen.
Phương tiện truyền thông và các chuyên gia phương Tây, Mỹ bắt đầu tranh luận với nhau để phán đoán cho rằng Nga đang thử nghiệm một loại Vũ khí không gian mới mà chắc chắn sẽ “được sử dụng cho điều ác”.
Quả thật việc phá sóng GPS trong một khu vực nhỏ cần bảo vệ là không khó, nhưng điều này xảy ra trên một khu vực rộng lớn bao la đại dương thì không phải ai cũng làm được. Giống như bạn có thể dùng chiếc ô có thể che tránh mưa cho mỗi bạn và bằng cách nào đó để che mưa cho cả thành phố…
Nếu như đây là thật thì người ta đã can thiệp ngay vào nơi phát sóng, đó chính là vệ tinh trên quỹ đạo. Tuy nhiên, điều đó vẫn chưa đánh sợ, điều đáng sợ hơn là làm sao, bằng cách nào người ta lại có thể chiếm quyền kiểm soát, điều khiển của nhau.

Chiếm quyền kiểm soát một chiếc UAV đã nguy hiểm, chiếm quyền kiểm soát điều khiển một khu trục hạm thì không còn gì để nói. Đó là lý do mà không chỉ Hải quân Mỹ mà chính quyền Mỹ cũng náo loạn cả lên.  

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Đã quá muộn để Mỹ “nói gì làm nấy” ở Triều Tiên.


 
Nếu ai đó thực sự muốn xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, thì cách tốt nhất để làm điều này là kích động Triều Tiên.
Để đạt được lợi thế chính trị và quân sự từ vũ khí hạt nhân (VKHN), thì không chỉ có sở hữu VKHN mà phải còn là một sự chứng minh, rõ ràng cho tất cả các quyết tâm áp dụng nó vào cơ hội đầu tiên. Nói cách khác là chúng minh khả năng, quyết tâm sẵn sàng sử dụng nó.
Đây là tiên đề giá trị của hiện tại, chứ không phải là sự răn đe hạt nhân thông thường.
Ai có khả năng và quyết tâm sử dụng VKHN?
Có 9 quốc gia trong “câu lạc bộ hạt nhân”. Nhưng chỉ có hai trong số đó thực sự sẵn sàng sử dụng vũ lực hạt nhân.
Đầu tiên là Hoa Kỳ.
Người Mỹ không chỉ sở hữu VKHN, mà còn sẵn sàng sử dụng nó. Ngay khi tạo ra một quả bom nguyên tử, Mỹ chứng minh nay và luôn. Họ “thử nghiệm” vũ khí mới này trên các thành phố của Nhật Bản là HiroshimaNagasaki.
Không ai nghi ngờ gì rằng, trong những hoàn cảnh thích hợp, Mỹ có thể sử dụng sức mạnh phân hủy hạt nhân khủng khiếp. Mỹ không chỉ là mạnh nhất, mà còn là người táo bạo nhất nếu như không muốn nói là...dã man, tàn bạo nhất trong lịch sử chiến tranh.
Cuộc khủng hoảng khét tiếng ở Caribe không phải do “hành động hung hăng của Liên Xô”, như Hollywood, các nhà văn và nhà báo phương Tây tưởng tượng trong những câu chuyện bày ra, mà chỉ vì Washington lúc đó gần như chuẩn bị nhấn nút sử dụng.
Hoa Kỳ đã làm nổi lên cơn cuồng loạn, và họ bắt đầu đe dọa cuộc chiến tranh nguyên tử… Đó là toàn bộ “cuộc khủng hoảng” chúng ta đã chứng kiến mà mọi người đều sợ, bởi vì họ biết: Mỹ có thể sẵn sàng sử dụng.
Ấn Độ và Pakistan đã đánh nhau nhiều lần. Cả hai đều có vũ khí hạt nhân nhưng không ai đem ra sử dụng. Ngay cả Israel vẫn chưa dám đánh bom hạt nhân vào người Ả Rập. Có lẽ bởi vì ở tại Trung Đông nhỏ hẹp nên bất cứ nơi nào bạn thả một quả bom nguyên tử, chẳng khác nào bạn thả ngay trên đầu của chính bạn.
Nhưng Mỹ thì không. Mỹ có thể sử dụng VKHN vào một bán cầu khác mà không ảnh hưởng gì. Vì vậy, sở hữu VKHN và dám sử dụng chúng trên thế giới, trong các quốc gia sở hữu VKHN, thì quốc gia đầu tiên là Hoa Kỳ.
Và, thật không may mắn có thêm quốc gia thứ 2: CHDCND Triều Tiên.
Thật nguy hiểm cho thế giới khi có 2 quốc gia dám sử dụng VKNH nhất thì 2 quốc gia đó đang đối đầu nhau và nguy cơ đụng độ quân sự xảy ra là rất lớn…
Tại sao lại là Triều Tiên?
Ai đe dọa ai? Triều Tiên đe dọa Mỹ? 29.000 quân Mỹ bố trí sát nách Triều Tiên hay ngược lại? Hàng năm Mỹ-Hàn tổ chức những cuộc tập trận với tình huống giả định là tấn công Triều Tiên kể cả bằng phương án tác chiến sử dụng VKHN hay là ngược lại?
Cấm vận, trừng phạt, phong tỏa, đe dọa tấn công bằng vũ lực của Mỹ và liên minh, vô nhân đạo, hèn mạt với một dân tộc Triều Tiên đã tồn tại gần 7 thập kỷ để buộc Triều Tiên “nộp” VKHN, nhưng khi sự đe dọa xâm lược ngày càng trắng trợn thì đối phó với xâm lược chỉ có thể là tăng cường sức mạnh quân sự là logic của vấn đề.
Vậy lựa chọn của Triều Tiên là gì trong tình huống này?
Ký với Mỹ một hiệp ước hòa bình? Mỹ không muốn.
Bỏ VKHN? Điều nguy hiểm là chính sách của Mỹ khiến Bình Nhưỡng nhận thức được rằng, bãi bỏ chế tạo, sở hữu, VKNH là tự sát, bởi khi đó “bom napal” Mỹ dội lên đầu, khi đó Triều Tiên là Lybia, là Iraq.
Rõ ràng với Mỹ, Triều Tiên không có sự lựa chọn, họ buộc phải chấp nhận chiến tranh với Mỹ. Thật không may, đây là một cuộc chiến mà họ phải chấp nhận hy sinh tất cả, họ bị Mỹ dồn vào bước đường cùng phải chết, nhưng chết, họ sẽ kéo một nửa thế giới xuống mộ-mộ hạt nhân, với họ.
Đến đây, nếu ai đó trong các tướng lĩnh diều hâu nước Mỹ thực sự muốn xảy ra một cuộc chiến tranh hạt nhân, thì cách tốt nhất để làm điều này là kích động, đe dọa và tấn công Triều Tiên.
Kết quả hình ảnh cho Tên lửa Triều Tiên
Triều Tiên phóng tên lửa ở rất nhiều vị trí. Đó không phải là phóng thử!

Mỹ nên “suy nghĩ 2 lần”!
Như đã nói, trên thế giới không phải chỉ có Mỹ và Nga là 2 quốc gia có VKHN mà đã có 9 quốc gia sở hữu thứ vũ khí giết người hàng loạt đáng sợ này, nhưng điều đáng quan tâm ở đây là trong số 9 quốc gia này thì đồng minh của Mỹ chiếm đa số.
Nước Mỹ đang tìm mọi cách để tiêu diệt nước Nga, từ việc luật hóa lệnh trừng phạt kinh tế chống Nga, Triều Tiên và Iran mà Tổng thống Trump vừa ký xong, lại ngăm nhe viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraine, kéo NATO đến biên giới Nga… thì Nga-Putin sẽ làm gì?
Nếu như Mỹ sẵn sàng tung con bài Đài Loan (bán vũ khí cho ĐL) và mở xích cho Nhật Bản xóa bỏ điều 9 Hiến pháp để răn đe Trung Quốc thì việc quan hệ mật thiết với Iran, Triều Tiên và Trung Quốc của Nga không có gì ngạc nhiên.
Nếu như Mỹ muốn Ukraine gây loạn cho Nga thì điều gì ngăn cản Nga sẽ hợp tác với Triều Tiên chống lại Mỹ? Nếu như Mỹ bán cho Ukraine tên lửa hiện đại thì Nga sẽ không dám cung cấp cho Triều Tiên S-300 hay S-400? Và thậm chí cả công nghệ để ICBM bay tới đất Mỹ?
Bắt đầu từ ngày 6/3, giới truyền thông luôn đưa tin, đại loại rằng: “Triều Tiên đã bất chấp LHQ phóng thử tên lửa ICBM…” vân vân và vân vân.
Đáng tiếc là giới truyền thông không phân biệt được “phóng thử tên lửa” và “tập trận tên lửa” là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Thực tế là trong đó có các cuộc tập trận phóng tên lửa tham gia vào cuộc tập trận của lực lượng pháo binh chiến lược Hwasong của Quân đội Triều Tiên nhằm để “lập trình ngược” đòn tấn công hạt nhân của Mỹ-Hàn đang diễn tập với cùng thời gian…
Mỹ dám tấn công Triều Tiên không?
Ấn Độ và Trung Quốc đã, đang và sẽ tham gia vào các mối quan hệ cạnh tranh gay gắt hơn trong cuộc đấu tranh giành lãnh thổ và các nguồn lực. Mâu thuẫn quân sự giữa hai bên đã và sẽ tiếp tục.
Có thể sẽ có một cuộc chiến tranh quy mô lớn giữa Ấn Độ và Trung Quốc vào năm 2050, nhưng sẽ không bao giờ được ném bom nguyên tử. Nếu không, đối với họ, ý nghĩa bị mất, vì nguồn tài nguyên khan hiếm, đất và nước, sẽ trở nên không phù hợp sau “chiến thắng”.
Nhưng chúng ta không thể sống cho đến năm 2050. Không chỉ tôi, bạn, Ấn Độ và Trung Quốc và tất cả nhân loại. Bởi vì Mỹ sẽ bắt đầu một cuộc chiến tranh nguyên tử với Triều Tiên, nước duy nhất sẵn sàng để chơi trò chơi chết người này.
“Nếu Trung Quốc không giải quyết được vấn đề Triều Tiên, chúng tôi sẽ làm”, Tổng thống Donald Trump tuyên bố.
Và, ngay sau khi phóng 59 quả Tomahawk và Syria, Trump điều động một hạm đội tàu sân bay do tàu sân bay hạt nhân Karl Vinson hùng hổ trang biển Đông Bắc Á để “giải quyết Triều Tiên theo cách của Mỹ”.
Hùa theo kẻ mạnh, tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc mạnh mồm tuyên bố: Nếu Triều Tiên “vượt ranh giới đỏ”, Trung Quốc sẽ không kích quét sạch cơ sở hạt nhân…
Ý đồ của Trung Quốc là rõ ràng, nhưng thực hiện được hay không là chuyện khác. Nên nhớ, Triều Tiên không giống như Iran, thay vì chỉ có phòng thí nghiệm thì Triều Tiên đã có VKHN. Nếu như làm được như Trung Quốc thì Mỹ đã thừa sức làm từ lâu rồi.
Muốn tấn công chiến thắng Triều Tiên Mỹ chỉ có duy nhất 2 phương án:
1, Dùng đòn tấn công phủ đầu bằng VKHN.
Mỹ chắc sẽ thắng, nhưng có 2 tình huống không thể lường trước được. Thứ nhất, nếu sống sót thì Triều Tiên sẽ đáp trả vào Mỹ (Điều này hiện nay Mỹ không khẳng định được năng lực hạt nhân, tên lửa của Triều Tiên đến đâu) thì chiến thắng của Mỹ giá vô cùng đắt.
Thứ hai, Triều Tiên rất khôn ngoan khi bố trí các cơ sở, tên lửa…gần sát biên giới Trung Quốc, Nga thì Mỹ sẽ không dám mạo hiểm…
Do đó phương án tác chiến phủ đầu bằng đòn hạt nhân là khó xảy ra.
2, Tập trung năng lực tấn công phủ đầu bằng vũ khí thông thường hòng làm tê liệt toàn bộ năng lực đáp trả của quân đội Triều Tiên, phá tan cơ sở hạt nhân…
Nếu phương án này thắng lợi thì quá tốt cho Mỹ, nhưng rủi thay, đây là phương án dễ thất bại nhất. Như đã phân tích trên, Triều Tiên là quốc gia có gan sử dụng VKHN khi bị dồn vào đường cùng. Nếu không thì họ cố sống cố chết tìm cách sở hữu nó làm gì.
Rốt cuộc, Mỹ chỉ muốn Trung Quốc ra tay diệt Triều Tiên bằng gây áp lực, đe dọa trừng phạt kinh tế Trung Quốc mà thôi.

Đã quá muộn để Mỹ “nói gì làm nấy” ở Triều Tiên.