Thứ Năm, 26 tháng 7, 2018

Israel ngậm ngùi dâng cho Nga một món quà khiến Mỹ lạnh gáy!



Hơn ai hết, người Việt Nam hiểu rằng, khi công nghệ bí mật của tên lửa rơi vào tay đối phương thì hậu quả sẽ tai hại, khủng khiếp như thế nào trong cuộc chiến…
Bộ đội tên lửa Việt Nam đã tốn rất nhiều xương máu khi Lybia đã để Israel bắt sống cả trung đoàn tên lửa SAM-2 (chủng loại giống Liên Xô viện trợ cho Việt Nam) chuyển cho Mỹ nghiên cứu, đối phó trong cuộc đối đầu với tên lửa  trên bầu trời miến Bắc Việt Nam.
Hiện nay, không chỉ sử dụng tình báo quân sự, công nghiệp, các quốc gia còn thực hiện cả những chiến dịch quân sự để đoạt các công nghệ thuộc diện bí mật quân sự của quốc gia khác. Đây là một cuộc chiến rất quyết liệt có tác động rất lớn không chỉ đến an ninh mà cả nền kinh tế quốc gia.
Mỹ-NATO xuýt chiếm được Khibiny của Nga?
Chúng ta hãy trở lại vụ Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ máy bay SU-24 của Nga.
Đây là một hành động được coi là đầu tiên khi một thành viên NATO bắn hạ máy bay của Nga, một hành động cực kỳ nguy hiểm mà gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh, chính trị, kinh tế, quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ trong khi cái lợi đem lại là hầu như không có gì ngay cả một thông điệp.
Với lý do chỉ là “nắn gân Nga”, cảnh cáo Nga đừng có đụng đến “ vùng đệm” và lực lượng người Turkuman tuyến biên giới thôi ư? Chỉ trả thù việc Nga hủy diệt tuyến buôn dầu lậu mà Ankara là chủ đầu mối thôi sao?...
Thực tế dù là gì hơn nữa thì xem ra nó quá nhỏ và không một chút tác dụng so với hậu quả mà Nga sẽ giáng trả. Chẳng lẽ Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và bộ tham mưu của ông ta không tính toán và lường hết được hậu quả sẽ như thế nào…?
Đây là điều hết sức vô lý, và do đó, sẽ có một điều gì đó lớn hơn mà các thế lực chống Nga (Mỹ-NATO) muốn có sau vụ này mà Thổ Nhĩ Kỳ chỉ là một công cụ.
Vậy “điều lớn hơn” đó là điều gì? Chúng ta hãy phán đoán trong từng diễn biến sau đây:
Đã rõ ràng, Mỹ và NATO dính líu vào vụ này. Mỹ-NATO nghiên cứu, lập kế hoạch, mai phục chuẩn bị hàng tháng trời cho không quân Thổ Nhĩ Kỳ phục kích để bắn hạ SU-24 của Nga.
Mỹ-NATO đã bố trí lực lượng đón sẵn các khu vực, tuy nhiên, thật may mắn cho SU-24 Nga là Mỹ-NATO bởi Thổ Nhĩ Kỳ tổ chức thực hiện đã không được như ý khi chậm mất 2 phút nên máy bay SU-24 Nga rơi vào lãnh thổ Syria thay vì Thổ Nhĩ Kỳ.

Vậy tại sao lại là SU-24? SU-24 có gì mà Mỹ-NATO bất chấp mạo hiểm và kỳ công như vậy? Đơn giản là vì SU-24 đã từng làm nên một sự kiện mà dư luận nửa tin nửa ngờ trong ngày 10/4/2014 tại Biển Đen khi làm mù hoàn toàn hệ thống Aegis hiện đại và nhiều tiền của khu trục Donald Cook.
Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Đại tá Steven Warren cho rằng, “các cuộc diễn tập của Su-24 của Nga gần "Cook" (12 lần làm mô phỏng động tác tấn công) là đáng sợ và không thể chấp nhận”.
Rõ ràng là Mỹ-NATO cần có để cần biết vũ khí tác chiến điện tử (EW) “Khibiny” của Nga được trang bị trên SU-24 của Nga.
Đến đây chúng ta khẳng định một điều rằng, “cái điều lớn hơn” đó chính là công nghệ “Khibiny”, công nghệ tác chiến điện tử của Nga đã và đang làm nản lòng Mỹ-NATO trên chiến trường Syria và đã từng trên Ukraine.
Bởi vì chúng ta cũng nên hiểu rằng, trong chiến tranh hiện đại vũ khí công nghệ cao thì tác chiến điện tử có ý nghĩa mang tính quyết định sự thành bại của cuộc chiến. Điều gì xảy ra khi hoạt động tác chiến điện tử của Nga bị Mỹ-NATO khống chế, phá hoại?
Nếu thu được, khám phá ra được công nghệ bí hiểm “Khibiny” từ SU-24 Nga thì Mỹ-NATO sẽ thay đổi toàn bộ thế trận với Nga không chỉ ở trên Syria, Trung Đông mà toàn bộ châu Âu.
Quả thật, đây mới là một món lợi lớn mà Mỹ-NATO và Thổ Nhĩ Kỳ bất chấp nguy hiểm để bắn hạ SU-24 của Nga.
Israel dâng quà cho người Nga…
Người Nga tại chiến trường Syria không cần nhọc công vẫn có được những công nghệ tên lửa quý hiếm từ Mỹ và Israel biếu không.
Ở đây chúng ta không nhắc lại vụ tên lửa Tomahawk của Mỹ bị Nga bắt sống vì dù như Trump tuyên bố là mới lạ, thông minh…thì món quà đó vẫn không quý bằng loại tên lửa tinh vi, hiện đại bậc nhất của Mỹ-Israel mang tên David's Sling mà người Nga có trong tay…
Vào thứ Hai, ngày 23/7/2018, theo hướng tên lửa SS-21 được phóng từ Syria, hai quả tên lửa cực kỳ hiện đại của Israel, David's Sling, đã rời bệ phóng vút lên đánh chặn…
Khi không đánh chặn được mục tiêu, một trong hai quả tên lửa đã nhận được lệnh để tự hủy và phát nổ trong không khí, nhưng thật đáng tiếc, quả tên lửa thứ hai dường như không tuân theo mệnh lệnh và rơi xuống ... trong lãnh thổ Syria.
Tại Syria, ngay lập tức máy bay trực thăng Nga và Syria đã “tiếp nhận quà” khiến cho Isreal không kịp trở tay…
Không cần giới thiệu về tên lửa đánh chặn David's Sling, chỉ biết rằng, David's Sling là một loại tên lửa đánh chặn tầm xa và tiên tiến được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu trong phạm vi từ 40 đến 400 km, bao gồm cả tên lửa hành trình. Mỗi tên lửa giá một triệu đô la Mỹ.
Trước đó nó đã lên kế hoạch để David's Sling sẽ thay thế Patriot PAC-2 đang bị lạc hậu trong kho vũ khí của hệ thống phòng không của Israel.
Người phát ngôn quân đội Israel (IDF) nhận định rằng, bí quyết của tên lửa David's Sling chắc chắn đã được các kỹ sư Nga nghiên cứu. Nói cách khác, tổn thất tên lửa này không chỉ là một thất bại quân sự, mà là một thảm họa cho cả hệ thống phòng không của Israel và Mỹ.
Đẳng cấp trong xử lý của Nga và Israel
Trong vụ SU-24, tại khu vực máy bay rơi, sau khi cứu hộ phi công không thành công, Nga ngay lập tức, nên nhớ “ngay lập tức”, hủy diệt khu vực này bằng một loại vũ khí khủng khiếp chưa từng có. Không những sinh vật mà ngay sắt thép cũng chảy ra nước bởi nhiệt độ.
Đến nay, chỉ mới thấy cảnh SU-24 Nga bị cháy trên bầu trời, song cảnh SU-24 nằm dưới đất thì không thấy, dù lực lượng Turkumen và Al-Nusra đang có mặt sẵn để làm việc đó…tất cả đều không còn dấu vết.
Như vậy, người Nga đã chắc chắn một điều vũ khí Khibiny trên SU-24 sẽ bị lửa và nhiệt độ thiêu hủy mà không thể lọt vào tay Mỹ-NATO.
Đối với Israel, IDF nói rằng, thông thường, sau khi vũ khí bí mật không tự hủy mà rơi vào lãnh thổ đối phương thì IDF sẽ hủy diệt bằng pháo binh và không quân để không để lọt vào tay đối phương (kiểu như Nga đã làm trong vụ SU-24).
Tuy nhiên, trong vụ này IDF không thể làm điều này vì 2 lý do chính:
Thứ nhất, hệ thống phức hợp David's Sling không tính toán được độ chính xác vị trí mà tên lửa rơi xuống ở đây trên lãnh thổ Syria.
Thứ hai, trong khi đó Nga đã phát hiện mục tiêu rõ hơn, nhanh hơn và ngay và luôn điều động lực lượng và trực thăng đến để đoạt lấy món quà này khiến IDF đã quá muộn để hành động.
Nói rằng quá muộn vì nếu IDF hành động như đã từng thì sẽ đụng vào lực lượng Nga và sẽ kéo theo một cuộc đối đầu quân sự nghiêm trọng với Nga. Do vậy, Israel quyết định rằng bí mật quân sự không đáng để mạo hiểm một cuộc đụng đầu quân sự lớn với Nga.
Như vậy, chúng ta dễ thấy đẳng cấp Nga khác hoàn toàn với Israel
Nga là đẳng cấp của một cường quốc quân sự hàng đầu, và thật may mắn cho Thổ Nhĩ Kỳ là SU-24 rơi trong lãnh thổ Syria. Nếu như máy bay SU-24 Nga rơi trong khu vực lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ thì Nga vẫn ra tay để hủy diệt như thường, đó là điều không thể nghi ngờ…
Israel cũng biết “tiếc của” như Nga nhưng Israel biết, khi “mật ngọt đã rơi vào tay Gấu Nga” thì cướp lại không dễ.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2018

Hải quân Mỹ có vượt qua nổi bãi thủy lôi với 6000 quả các loại của Iran?


Với 6000 quả thủy lôi hiện đại các loại rải trên Đại Tây Dương là quá ít, nhưng ở eo biển Hormuz thì…
Mỹ vẫn kiên quyết trong mong muốn cắt giảm xuất khẩu dầu của Iran xuống bằng không, ngay cả khi điều này làm tổn thương các nước nhập khẩu dầu từ Iran
Các biện pháp trừng phạt thứ cấp của Mỹ   đối với các công ty giao dịch với Iran sẽ “quay trở lại” vào ngày 6/8/2018 đối với thương mại ô tô và kim loại và vào ngày 4/11/2018 cho các giao dịch dầu và ngân hàng. Sẽ không có miễn trừ đối tượng nào
Giai đoạn “dự lệnh” dao động từ 90 đến 180 ngày nhằm mục đích cho phép các thực thể kết thúc các giao dịch, liên hệ ở Iran. 
Không ăn thì đạp đổ!
Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh eo biển hormuz
Brian Hook, giám đốc chính sách và kế hoạch của Bộ Ngoại giao Mỹ,  cho biết: “Mục tiêu của chúng tôi là tăng áp lực lên chế độ Iran bằng cách giảm doanh thu từ việc bán dầu thô” nhằm đánh bại nền kinh tế của Iran trong bối cảnh các  cuộc biểu tình đang diễn ra trong nước. 
Tháng 7 năm ngoái, John Bolton khi chưa phải là cố vấn an ninh quốc gia nhưng đã công khai kêu gọi  thay đổi chế độ ở Tehran. Và giờ đây, khi đã là Cố vấn an ninh quốc gia thì không có điều gì khiến cho Iran tin rằng ông ta đã thay đổi quan điểm của mình.
Để thực hiện, Mỹ đã tiếp cận Saudi Arabia về chủ đề tăng xuất khẩu để bù đắp cho việc giảm lượng dầu của Iran trên thị trường thế giới.
Trong khi đó, Tổng thống Iran Hassan Rouhani  cảnh báo  Hoa Kỳ về hậu quả. Ông cho biết các chuyến hàng xuất khầu dầu từ các nước khác sẽ bị gián đoạn nếu xuất khẩu dầu của Iran bị đình chỉ.
Tướng Qassem Solaimani, chỉ huy lực lượng Al Quds của Đội bảo vệ cách mạng, giải thích rõ quan điểm của Tổng thống Iran, xác nhận rằng, quốc gia của ông sẽ chặn các chuyến hàng dầu qua eo biển Hormuz nếu chính quyền Mỹ ngăn chặn xuất khẩu dầu của Iran. 
Tướng Mohammad Ali Jafari, chỉ huy của Lực lượng Cảnh sát Cách mạng Hồi giáo, tuyên bố rằng “hoặc là tất cả đều có thể sử dụng Eo biển Hormuz hoặc không ai”.
Rõ ràng là Iran đang sẵn sàng và tỏ ra quyết liệt để thực hiên theo câu ngạn ngữ của Phương Tây: “Không ăn thì đạp đổ” nếu như Iran bị cấm vận xuất khẩu dầu.
Điều gì xảy ra khi eo biển Hormuz bị phong tỏa
Iran, Kuwait, Qatar, UAE, và phần lớn nhất của xuất khẩu dầu mỏ của Ả Rập Saudi và Iraq đi qua eo biển Hormuz, chiếm 20% lượng dầu mỏ trên thế giới (khoảng 35% lượng xăng dầu được buôn bán bằng đường biển) hoặc 17- 18 triệu thùng / ngày và khoảng 3 triệu thùng sản phẩm dầu. Ngoài ra khí tự nhiên hóa lỏng được vận chuyển từ Qatar cũng qua đây. 
Dầu, khí đốt đi đến các phần khác nhau của thế giới và không có tuyến đường thay thế. Chỉ có Saudi Arabia (hai đường ống xuất khẩu 5,1 triệu thùng một ngày), UAE (một đường ống có công suất 1,5 triệu thùng / ngày) và, ở mức độ thấp hơn, Iraq (một đường ống dẫn tới Thổ Nhĩ Kỳ với sản lượng 1 triệu thùng/ngày.
1, Với Mỹ: Khi các nguồn dầu, khí bị chặn tại eo biển Hormuz, cùng với việc trừng phạt Venezuela thì giá dầu sẽ tăng lên đến 100 USD/thùng và có thể nhiều hơn nữa, sẽ làm tan nát ước mơ của Tổng thống Trump về dầu giá rẻ để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Mỹ, lấy phiếu giữa nhiệm kỳ.
Tuy nhiên, mặt khác, giá dầu tăng cao sẽ thúc đẩy sản xuất đá phiến của Mỹ. Hiện tại, khai thác đá phiến với giá dầu từ 70-80 USD/thùng là không có lợi nhuận, nhưng Mỹ không thể để nó phá sản, và do đó, khai thác đá phiến đang gánh nặng nợ để tồn tại… 
Trong khi đó, Mỹ vẫn là một trong những nước tiêu thụ dầu lớn nhất trên thế giới. Nó chiếm khoảng 25% tổng lượng tiêu thụ của thế giới (hơn 19 triệu thùng / ngày), nhưng sản xuất trong nước chỉ cung cấp 7,5 triệu thùng.
Theo Bộ Năng lượng Hoa Kỳ, vào cuối năm nay, dự kiến ​​sẽ nâng mức tự cung tự cấp lên 10 triệu thùng và đến cuối năm 2019 để đạt được sản lượng trong nước 11 triệu thùng/ngày, nhưng ngay cả trong trường hợp này, sự phụ thuộc vào nhập khẩu sẽ vẫn ở mức 43%. Hiện tại, sự phụ thuộc là gần một nửa, thậm chí đến 52%, do xuất khẩu dầu của Mỹ. 
Như vậy, chỉ có một mức tăng giá từ 59,9 đến 71 USD / thùng vào tháng 1/2018, Mỹ chi phí tổn thất trực tiếp là 99,9 triệu USD/ngày, hoặc 36,4 tỷ USD/ một năm. 
Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên trước phản ứng tiêu cực của Nhà Trắng với kế hoạch của OPEC + Nga đưa giá dầu thế giới lên 80 USD/thùng vào cuối năm nay. Và, chưa tính nếu như Iran chặn eo biển Hormuz thì giá dầu ít nhất là 100 USD/thùng và còn cao hơn.
 Rõ ràng là Mỹ dường như theo đuổi hai mục tiêu loại trừ lẫn nhau cùng một lúc, đó là giá dầu tăng sẽ tạo điều kiện cho khai thác đá phiến nhưng lại làm kinh tế bầm dập. Vì thế, từ quan điểm của lợi ích kinh tế Mỹ, việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran là không khôn ngoan…
2, Với các đối tác khác: Các đối tác nhập khẩu lớn nhất từ eo biển này là Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan và Đông Nam Á, ngoài ra cả Thổ Nhĩ Kỳ ở Trung Đông dự kiến ​​sẽ bị áp lực rất lớn của Mỹ và không có thể chịu nổi.
Các quốc gia này sẽ vùng lên chống Mỹ hay không thì hãy chờ khi Iran đóng cửa eo biển Hormuz rồi biết…
Mỹ sẽ làm gì khi eo biển Hormuz bị phong tỏa?
Eo biển Hormuz khoảng hẹp nhất chỉ có 50 km lại không thuận tiện cho an toàn hàng hải.
Trong cuộc “chiến tranh tàu chở dầu” năm 1984-1987, cứ 3 ngày một lần lại có báo cáo về một nạn nhân mới. Thường các cuộc tấn công hay rơi vào các tàu chở dầu. Trong số 340 tàu bị thương, thiệt hại là 3%. Năm 1984 ghi nhận 3 tàu bị đánh chìm, năm 1986 là 2 và năm 1987 là 6.
Đặc biệt lưu ý là trước khi lực lượng tàu quét mìn xuất hiện thì giao thông qua eo biển hoàn toàn cắt đứt. Đã có 10 tàu vận tải bị vấp mìn và nạn nhân của nó tiếp theo là tàu khu trục Mỹ  Samuel B. Roberts  đã gần như bị đánh chìm sau khi vấp phải.
Hiện nay, hải quân Iran được trang bị hiện đại hơn nhiều, nhưng cũng không thể mạnh hơn Hạm đội 5 Hải quân Mỹ.
Tên lửa của Hải quân Iran có thể đặt ra một mối đe dọa nghiêm trọng cho các tàu chiến Mỹ, nhưng chúng sẽ được phát hiện bởi trạm radar băng tần X dựa trên Qatar của Mỹ trong ít nhất là bốn phút. Khi đó, chúng sẽ được các tên lủa đánh chặn Patriot và THAAD  đặt tại Saudi Arabia, Kuwait, và UAE được tăng cường bởi các tàu tuần dương và tàu khu trục của Hải quân Mỹ trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis tiêu diệt.
Tuy nhiên, phong toa một eo biển bằng một lực lượng tàu sân bay hay các khu trục hạm tên lửa là một phương án không tối ưu và chỉ dùng cho bên có lực lượng hải quân mạnh, vượt trội. Vì thế, phương án tối ưu và thực sự gây ra vô vàn nguy hiểm nhất chính là phong tỏa bằng thủy lôi.
Kết quả hình ảnh cho hình ảnh thủy lôi 
Theo các ước tính khác nhau, Iran có kho dự trữ từ 3.000 đến 6.000 quả thủy lôi, bao gồm các loại: tiếp xúc (chạm nổ), phi tiếp xúc (kích nổ bằng trường vật lý), thủy lôi phản lực RM-2 (cơ động lao đến mục tiêu), thủy lôi cơ động đáy MDS (tự cơ động đến vị trí đã định).
Nói chung, khi người Iran đã chiếm quyền điều khiển được UAV hiện đại nhất của Mỹ thì thủy lôi của Iran khi được các phương tiện khác bí mật bố trí thì bất kỳ một thuyền trưởng nào cũng phải “suy nghĩ 2 lần” trước khi mạo hiểm vượt qua eo biển.
Mỹ sẽ sử dụng tàu rà quét mìn hiện đại để rà quét những quả thủy lôi hiện đại? Không ai nói trước được thành công bao nhiêu %, có điều, chính Hải quân Mỹ cũng không rà quét được thủy lôi Mỹ đã phong tỏa ở Việt Nam.
Rà phá thủy lôi chống phong tỏa vùng biển, trên thế giới cho đến nay chỉ có Hải quân Việt Nam là giàu kinh nghiệm và thành tích nhất đã từng khiến 3 cường quốc Mỹ, Nga, Trung Quốc phải “tâm phục khẩu phục”.
Vậy, cuối cùng liệu Iran có dám phong tỏa eo biển Hormuz như họ nói hay không?
Vấn đề là do tình hình thế giới hiện nay không như trước, nghĩa là Iran không đứng một mình trước sự cấm vận của Mỹ. Iran có Nga, Trung Quốc và đặc biệt thú vị là còn có thêm phương Tây như Pháp, Anh, Đức…đều chống lại quyết định của Mỹ. Vì thế, khi chưa bị “dồn vào bước đường cùng” thì Iran sẽ không mạo hiểm như tuyên bố.
Tuyên bố của Iran chẳng qua là để kích thích sự chống lại quyết định của Mỹ từ các nước liên quan mà thôi, nhưng trong lịch sử, eo biển Hormuz đã từng hơn một lần biến những con tàu chở dầu thành những nạn nhân xấu số.

Chủ Nhật, 15 tháng 7, 2018

"Đế quốc Nga" đang chia lại thế giới!

Phần cuối: Vận hành thế trận
Có vẻ như Mỹ không cần tranh chấp với Nga tại Địa Trung Hải và bỏ mặc phiến quân ôn hòa tại Syria cho Nga và SAA mặc sức “giết mổ”…Tuy nhiên, trong nghệ thuật quân sự, rút lui, phòng thủ…không phải là dấu hiệu của kẻ yếu, nó không nói lên điều gì hết…
1, Mỹ đi nước trước…
Mỹ điều động 2 tàu gồm tàu chỉ huy USS Mount Whitney và khu trục hạm tên lửa hộ tống URO Porter của Hạm đội 6 Mỹ vào Biển Đen rất gần với Crimea - Sevastopol để thực hiện cuộc tập trận với Ukraine mang tên Sea Breeze -18 với nội dung:
“Thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, bao gồm cả việc đàn áp các hoạt động bất hợp pháp trên biển, chống đối trong không khí và dưới nước cũng như các hoạt động tìm kiếm và cứu hộ”.
Các hoạt động “bất hợp pháp” ở đây được hiểu như sau: Người Nga đang hoạt động “bất hợp pháp” tại Crimea và tại vùng biển Azov và dựng lên cây cầu Crimea… (theo quan điểm của Ukraine và Mỹ).
Như vậy, đêm trước của cuộc gặp Trump-Putin, ở Biển Đen, có hai tàu chiến hiện đại của Mỹ công khai ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine nhằm đơn giản là đủ để kích động một sự cố khác trong lãnh thổ tranh chấp, tạo cớ cho Hải quân Mỹ có mọi quyền can thiệp vào cuộc xung đột Ukraina… 
Để từ đó, theo sau, toàn bộ Hạm đội 6 có thể vào Biển Đen và ở lại vô thời hạn, cho đến khi “hoạt động bất hợp pháp” của Nga bị dừng lại. Lúc đó, Hạm đội 6 Mỹ sẽ gia tăng áp lực thường xuyên lên Crimea và cầu Crimea - cây cầu quan trọng về mặt chiến lược của Nga.
 Đây là điều sẽ mang lại cho Tổng thống Mỹ nhiều át chủ bài hơn trong các cuộc đàm phán trong tương lai.
Rõ ràng là thật khó chịu và bất an khi một Hạm đội Hải quân Mỹ xuất hiện tại “ao nhà”, một khu vực rất nhạy cảm về an ninh của Nga.
2, Nga ra quân…
 Thông báo mới nhất cho Airmen ( NOTAM ), lực lượng đặc nhiệm Địa Trung Hải của Hải quân Nga sẽ tổ chức các cuộc tập trận hải quân ngoài khơi Syria trong vài tuần. 
Cuộc tập trận hải quân sẽ bắt đầu vào ngày 11 tháng 7, chỉ năm ngày trước khi Tổng thống Nga và Putin Vladimir Putin và Donald Trump gặp nhau tại thủ đô Helsinki của Phần Lan để thảo luận về tình hình phức tạp ở Syria.
Vị trí của cuộc tập trận sẽ ở Đông Địa Trung Hải giữa bờ biển Syria và phần phía Nam của Síp qua cảng Tartus, sẽ được dành cho 10 đến 20 tàu chiến tiến hành các cuộc tập trận tên lửa từ ngày 11, 12, 18, 19, 25 và 26
Trong thời gian tập trận, không phận sẽ ngừng hoạt động từ 10:00 sáng đến 6:00 chiều theo giờ Moscow
Các tàu chiến sẽ tiến hành các cuộc tập trận tên lửa với nhiều loại vũ khí có hướng dẫn chính xác. Đặc biệt, có sự tham gia của tàu khu trục Admiral Essen của Nga, tàu khu trục tên lửa Admiral Grigorovich, cùng với Hạm đội Biển Đen tại Sevastopol, trang bị hệ thống tên lửa Kalibr
Văn phòng báo chí của Hạm đội Biển Đen Nga báo cáo vào ngày 18 tháng 6, các tàu hộ tống lớp Buyan Grad Sviyazhsk và Veliky Ustyug trang bị hệ thống tên lửa Kalibr bắt đầu hành trình đến Biển Địa Trung Hải từ Sevastopol.
Rõ ràng Người Nga đã định thời gian tập trận của họ trùng với hội nghị thượng đỉnh NATO hai ngày ở Brussels trong tuần này. Bầu trời và bờ biển của Syria sẽ bị đóng cửa giao thông trong những ngày đó, cũng rơi bốn ngày trước hội nghị thượng đỉnh Helsinki ngày 16/7 giữa Tổng thống Trump và Putin, chắc chắn sẽ bao trùm cuộc khủng hoảng Syria. 
Cuộc tập trận này của Putin nhằm thực hiện 3 ý đồ:
Thứ nhất là vận hành “đòn cơ động chiến lược” khi hình thành Hạm đội thứ 5 – Hạm đội Địa Trung Hải, nhốt Hạm đội 6 Mỹ trong Biển Đen khi cần thiết nếu như Hạm đội 6 Mỹ kéo nhau vào hết Biển Đen đe dọa Crimea và cầu Crimea…dưới chiêu bài “đàn áp hoạt động bất hợp pháp” nêu trên…
Thứ hai là việc đóng cửa không phận, hải phận này nhằm loại bỏ bất kỳ trở ngại nào từ bên ngoài có ý đồ cản trở quân đội Syria dứt điểm Quneitra đối diện biên giới Golan của Israel và củng cố kiểm soát tỉnh Daraa và biên giới Syria-Jordan.
Thứ ba, đây là một thông điệp cảnh báo nghiêm khắc cho Lầu Năm Góc và CIA của Putin khi không chịu nghe lệnh Trump từ tháng 7/2017 đã ngoan cố viện trợ cho phiến quân tại Daraa hơn 10 triệu USD vũ khí (đã lọt vào tay SAA).
Thật là dại dột nếu Hạm đội 6 Mỹ kéo nhau vào hết Biển Đen để “đàn áp các hoạt động bất hợp pháp” của Nga tại đây…
Về nguyên tắc chiến thuật, khi bạn vào hang thì phải có người canh giữ ngoài cửa hang. Cửa ra duy nhất của Biển Đen là Địa Trung Hải và bẫy sẽ sập xuống, không có đường ra khi Hạm đội Địa Trung Hải Nga đang “tung tăng” bên ngoài, chấn giữ ở đây.
Vì thế như đã trình bày nhiều lần, Hạm đội Địa Trung Hải của Nga là bước “cơ động chiến lược, chiến thuật” cực hay, lợi hại của Nga-Putin…mà ít nhất là Mỹ có phá bỏ hay không Công ước Montreux cũng không còn quan trọng với Nga nữa…
Tại sao Hạm đội tàu sân bay Mỹ rời khỏi Địa trung Hải?
Sau khi máy bay chiến đấu Rafale M của Pháp đã hạ cánh trên sàn của USS Harry Truman để tập trận chung với US F / A-18 / F Super Hornets. Bộ Tư lệnh Hải quân Mỹ ra lệnh cho tàu sân bay USS Harry Truman và lực lượng tấn công ra khỏi Địa Trung Hải đến Đại Tây Dương.
Theo DEBKA File, tính đến chủ nhật ngày 8 tháng 7, không một tàu chiến Mỹ nào được nhìn thấy giữa Syria và Cyprus. Các máy bay phản lực của Mỹ hiện chỉ có thể tiếp cận không phận của Syria từ Iraq hoặc vùng Vịnh.
 Vậy tại sao Mỹ rời khỏi biển Địa Trung Hải mà không quay trở lại thách thức tuyên bố của Nga? Phải chăng Mỹ bỏ rơi “con nuôi, con đẻ” của mình tại Tây Nam Syria mặc cho không quân Nga và SAA “săn bắn, giết mổ”?
Đầu tiên phải nói là thực tế, lực lượng của Hải quân Mỹ có tại Địa Trung Hải không đủ khả năng trấn áp Hải quân Nga tại đây và không có ưu thế nếu xảy ra tác chiến.
Nga không cần tàu sân bay ở Địa Trung Hải vì Nga có căn cứ không quân Khmeimim mà chủng loại máy bay tấn công khủng hơn máy bay Mỹ trên tàu sân bay. Ngoài ra, các đơn vị hỗ trợ cho EW (tác chiến điện tử) của Nga có nhiều và có lợi thế hơn tàu sân bay Mỹ.
Lưu ý là Nga rút không quân về nước chủ yếu là máy bay SU-25 (Xe tăng bay”…là những loại mà chiến thuật hiện tại không cần, có chiếc “thú mỏ vịt” nào Nga rút đâu. Hơn nữa, máy bay Nga rút thì Mỹ-NATO biết nhưng máy bay Nga đến Khmeimim thì không hay…nên đừng tin.
Như vậy, tính riêng không quân Mỹ trên tàu sân bay USS Harry Truman là yếu thế hơn với “tàu sân bay” Khmeimim. Khmeimim lại không thể đánh chìm nhưng USS Harry Truman có thể bị đánh chìm.
Về tàu hộ tống tấn công của hạm đội tàu sân bay Mỹ đối đầu với hơn 10 tàu tên lửa Kalibr đặc nhiệm (Hạm đội muỗi) của Nga là rất khó xoay xở.
Trước đây, các chuyên gia Nga tính rằng, để diệt một hạm đội tàu sân bay Mỹ, Hải quân Trung Quốc phải mất 40% lực lượng. Riêng Hải quân Nga hiện nay thì chưa biết, nhưng tuyên bố cấm bay tại Địa Trung Hải, bất chấp kẻ nào ở đó thì chứng tỏ Nga tự tin và không nói suông.
 Tiếp theo, dù Hạm đội tàu sân bay Mỹ ở đó, không gây ra xung đột với Nga thì Mỹ vẫn không dại làm quân xanh cho Nga tập trận. Vì thế, tập trận xong với Hải quân Pháp là USS Harry Truman dông thẳng ra Đại Tây Dương cho yên tâm.
Và cuối cùng Hạm đội tàu sân bay Mỹ “lượn lờ” tại Địa Trung Hải để làm gì, đe dọa ai khi thế trận tại Tây Nam Syria là không thể đảo ngược? VKS Nga vẫn không kích hỗ trợ cho SAA và SAA thì cứ thắng hết trận này đến trận khác, trong khi “thánh chiến” lũ lượt đầu hàng…
Có vẻ như Mỹ không cần tranh chấp với Nga tại Địa Trung Hải. 

Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2018

Đế quốc Nga đang chia lại thế giới!

Phần 2: Thành lập Hạm đội Địa Trung Hải. 
Đến hôm nay, chúng ta có thể khẳng định rằng sức mạnh, tiềm lực Nga thời Putin mạnh hơn thời đỉnh cao Liên Xô. Bởi vì không chỉ về ưu thế của vũ khí Nga với Mỹ mà trong lĩnh vực địa chính trị Nga – Mỹ, có những điều Liên Xô mong muốn, chưa từng làm được thì Nga đã đang làm được.
Tại sao Nga thành lập Hạm đội Địa Trung Hải? Trước khi tuyên bố thành lập Hạm đội Địa Trung Hải, Nga đã có những bước đi chiến lược để chiếm lĩnh bờ Đông, Tây Địa Trung Hải bằng cách tạo ra những căn cứ từ Syria đến Algeria giáp cửa ra Đại Tây Dương…
Nhưng…hãy nói sau, chúng ta hãy bắt đầu từ những cơ sở khác đầy thú vị…
Nga tiến về phía Tây đến Châu Phi không một tiếng súng!
Cộng hòa Trung Phi ( CAR) “bị bắt bởi lính đánh thuê Nga”… 
Mozambique “tái khởi động” quan hệ với Nga và xem xét danh sách các loại vũ khí mà họ muốn nhận… 
Cộng hòa Dân chủ Congo đề nghị Nga “nhập” vào hợp tác quân sự… 
Tại Nam Sudan, một cuộc đàm phán về xây dựng một căn cứ quân sự Nga đang được tiến hành…
Đây không phải là những tiêu đề hoang tưởng của BBC hay CNN. Đây là thực tế của hai tháng qua mà trong khi dư luận rất ít chú ý thì các chiến lược gia Mỹ và Phương Tây đang lo lắng, xáo trộn nghiêm trọng bởi “cuộc xâm lược của Nga” đến Châu Phi – Lục địa đen.
 Có thể nói, chỉ riêng về mặt địa lý, kết quả đã vượt quá những gì mà thời gian đỉnh cao ảnh hưởng của Liên Xô. Và, đặc biệt, nó đang được xây dựng trên một nguyên tắc hoàn toàn khác…
Chẳng hạn, tại Cộng hòa Dân chủ Congo, đây là khu vực Trung Châu Phi mà không có sự hiện diện của Liên Xô, bất chấp mọi sự cố gắng, nỗ lực liên tục tạo ra ảnh hưởng của Liên Xô thời đỉnh cao sức mạnh.
Ngay vào năm 1999, một hiệp định về hợp tác quân sự giữa Moscow và Brazzaville đã được ký kết, nhưng vẫn là “trên giấy” vì lý do chính trị (hiệp định không có hiệu lực vì vị thế thân phương Tây, bài Nga của chính phủ Congo).
Và vào ngày 27/5/2018, hiệp định đã được hồi sinh. Việc giao vũ khí, trang thiết bị và các thiết bị cụ thể khác của Nga được thực hiện trong thỏa thuận mới. Bên cạnh đó, sự hiện diện của các cố vấn Nga và việc đào tạo các chuyên gia quân sự từ Congo ở Nga đang được triển khai…
Chẳng hạn, tại Cộng hòa Trung Phi (CAR). Vào ngày 30/3, kỷ niệm 2 năm trúng cử Tổng thống tại Bangui, Tổng thống CAR Touadéra thay toàn bộ đội an ninh bảo vệ từ tàn dư của lực lượng gìn giữ hòa bình của LHQ tại Rwandans bằng lực lượng an ninh Nga.
Người Pháp, với sự quan tâm, “trách nhiệm lịch sử với thuộc địa cũ” của họ đã té ngửa và la lối om xòm…Và chuyện này được Tổng thống Touadéra tuyên bố:
“Từ giờ trở đi có một nhóm lực lượng đặc biệt của Nga để tăng cường an ninh cho Tổng thống. Một vị trí mới xuất hiện trong cấu trúc của chính quyền tổng thống - một “giám đốc an ninh” trong số các sĩ quan Nga, người cũng chịu trách nhiệm về công việc của bảo vệ”. 
Người Pháp khẳng định rằng, vị trí này, tức vị sĩ quan này cũng là “trung gian quan trọng cho sự tiếp xúc giữa CAR và Nga trong lĩnh vực phòng thủ và kinh tế”.
Rõ ràng là cách Nga đến và nguyên tắc xây dựng mối quan hệ là khác Liên Xô và tất nhiên khác xa với chính sách thuộc địa kiểu Mỹ, Pháp…
Quyền lực Địa Trung Hải quyết định vị thế địa chính trị
Nga không dùng sức mạnh tại Địa Trung Hải để thực hiện lối “ngoại giao pháo hạm”, nhưng, không có sức mạnh tại Địa Trung Hải, Nga sẽ không dễ dàng tiến đến châu Phi, vùng sừng châu Phi và Trung Đông.
Muốn có được điều đó thì Nga phải chứng minh Mỹ không phải, không còn là thế lực mạnh duy nhất, mới thay đổi tư duy đối ngoại của nhiều quốc gia Trung Đông, Bắc Phi (bờ Tây Địa Trung Hải) và là điều kiện để Nga xâm nhập vào thị trường độc quyền của Mỹ dễ dàng.
Đó là lý do vì sao sự kiện Nga phóng lần đầu tiên 26 quả Kalibr được coi như là một cú chấn động địa chính trị mạnh, là dấu chấm hết sự độc tôn của Mỹ, đã “hạ bệ thói ngạo mạn cố hữu, vô lý của Mỹ”, tạo ra cho các quốc gia Trung Đông, Châu Phi…có nhiều lựa chọn lợi ích quốc gia.
Trong cuộc đối đầu, nắn gân nhau giữa Mỹ và Nga tại chiến trường Syria, giới quân sự, chính trị của Trung Đông, Châu Phi chắc đã vỡ vạc ra nhiều vấn đề, họ có đủ cơ sở để so sánh, đánh giá sức mạnh quân sự Nga, Mỹ, qua đó xác định chính sách đối ngoại trong một thế giới thay đổi: đa cực.
Thật ra, vũ khí hạt nhân, sức mạnh chính của nó ở tính răn đe. Và, vì thế, chả có NATO nào dám tấn công Nga, cũng như Nga cũng chẳng dại đột tấn công NATO. Cho nên, việc thành lập Hạm đội Địa Trung Hải của Nga chủ yếu là để tranh giành địa chính trị tại Trung Đông và Châu Phi.
Nga xác lập quyền lực tại Địa Trung Hải như nào?
Quyền lực phải dựa vào sức mạnh, vậy, Nga làm gì để có sức mạnh tại Địa Trung Hải?
Muốn có sức mạnh thì bất kỳ một nền nghệ thuật quân sự nào cũng đều coi thế và lực là nội dung của sức mạnh. THẾ lấy lực làm cơ sở và LỰC quyết định THẾ.
1, Nga tạo thế
Ở các đội quân viễn chinh thì mất THẾ, nhưng khi đã tạo được THẾ, như THẾ bố trí lực lượng gắn liền với thế địa lý, lại có tác dụng hỗ trợ rất lớn cho lực, tăng LỰC lên nhiều lần.
Tại biển Địa Trung Hải, nếu phải lựa chọn một hạm đội tàu sân bay và các căn cứ không-hải quân ven bờ thì căn cứ ven bờ tối ưu hơn cả về phương diện chiến thuật và kinh tế.
Như đã nói phần trước, Nga sau khi đã có được căn cứ không-hải quân liên hợp Tartus và Khmeimim tại Syria xác lập nên một điểm đứng chân vững chắc thì Nga đang từng bước tiến đến Lybia để “sửa sai” cho hành động trước đây của thời Medvedev làm tổng thống…
Mùa xuân năm 2011, một vụ tranh cãi công khai giữa Thủ tướng Putin và Tổng thống Nga Medvedev về các sự kiện ở Libya khi Nga đã không sử dụng các cơ hội để phủ quyết một nghị quyết của HĐBALHQ tạo điều kiện cho Mỹ-NATO phá nát Lybia giết chết Đại tá Gaddafi.
Putin đánh giá sự kiện này như một sự thất bại của chính sách ngoại giao của nước Nga.
Vào ngay 11/1/2017, tàu sân bay Kuznetsov của Nga neo tại bờ biển phía Đông Lybia đã đón tướng Khalifa Haftar, chỉ huy quân đội quốc gia (LNA) đang kiểm soát một vùng rộng lớn phía Đông Lybia có cảng biển Tobruk, đối lập với chính quyền Tripoli được LHQ bảo trợ (GNA).
Động thái cam kết của Nga trên chiến hạm Kuznetsov đã cho thấy Nga sẽ bắt đầu bằng cách cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và chuyên môn cũng như đào tạo cho nhân viên LNA và cung cấp vũ khí giá trị 4,2 tỷ dollars đã được ký năm 2009 khi lệnh cấm vận vũ khí của LHQ về Libya là không còn hiệu lực.
Lúc này người ta mới chú ý đến một cuộc tập trận đầu tiên của Nga tại Bắc Phi giữa Nga và Ai Cập đã diễn ra trước đó trên biên giới với Lybia, khu vực do quân đội của tướng Khalifa Haftar kiểm soát, người từng học tại Học viện quân sự Liên Xô, Ai Cập và là bạn của Tổng thống Ai Cập Al-Sisi.
Mỹ-Phương Tây không muốn và khó chịu điều này vì cho rằng nếu để Khalifa Haftar cai trị duy nhất Lybia sẽ nguy hiểm và phản tác dụng…Đương nhiên, phương Tây không muốn với Nga tại Lybia, hay Syria…là chuyện thường tình, nó không có giá trị với ý chí Nga.
Có thể nói, Lybia trong trạng thái hỗn loạn, điều gì sẽ xảy ra khi Nga sẽ thống trị chính trị Lybia như đã xảy ra ở Syria? Phương Tây sẽ hiểu, nhưng điều chắc chắn, Hải quân Nga ngoài căn cứ Tartus ở bờ Đông Địa Trung Hải nay đang có thêm một điểm dừng chân mới là cảng biển sâu Tobruk-Lybia-bờ Tây Địa Trung Hải.
Tại Algeria. Theo nguồn tin từ Pradva, Algeria đã cho phép các tàu Nga (gồm cả tàu ngầm) sử dụng cơ sở của nó tại Mers el-Kebir như một căn cứ. Điều này nếu nhìn từ Việt Nam thì không có gì là nghi ngờ, bởi khi Nga đã cung cấp tàu ngầm, máy bay hiện đại cho Algeria…là không thể khác.
Như vậy tại Địa Trung Hải, bờ Đông và bờ Tây đã đang có vị trí đứng chân của Hải quân Nga cho phép tàu chiến Nga tiếp cận tại vùng biển của Pháp, Ý và thực tế, mới đây Pháp đã báo động khi phát hiện tàu ngầm Nga xuất hiện tại vùng nước cảng Toulon hải quân Pháp…
2, Tăng cường lực
Sức mạnh Nga, nếu chỉ nhìn vào số lượng máy bay, tàu chiến tại khu vực Địa Trung Hải thì chỉ là “ngón tay út của Mỹ”. Mỹ-NATO có các căn cứ không quân, hải quân và đặc biệt tại Biển Địa Trung Hải Mỹ điều động hạm đội chiến đấu tàu sân bay khi cần…
Sức mạnh của Nga ở đây thể hiện khi vũ khí trang bị tiên tiến đã tạo ra một hình thức, phương án tác chiến trên biển kiểu mới, biến kiểu tư duy tác chiến trên biển của Mỹ-NATO trở nên lạc hậu…
Nói về hệ thống phòng không và hệ thống tác chiến điện tử EW thì Mỹ-NATO tại đây phải chấp nhận cửa dưới của Nga…và có ảnh hưởng lớn đến sự đối đầu của hạm đội Địa Trung Hải của Nga và Hạm đội tàu sân bay Mỹ.
Hiện tại, hạm đội tàu sân bay Mỹ tại Địa Trung Hải với lối đánh chính là dùng máy bay và tên lửa Tomahawk để đe dọa và trấn áp…thì lực lượng Nga tại đây cũng thừa khả năng đó bằng máy bay và tên lửa Kalibr…không những thế lại còn có tính cơ động gấp bội.
Tuy nhiên, khi đối đầu với Nga, thay vì như trước đây, tàu sân bay và các khu trục hạm bảo vệ là “bất khả xâm phạm” thì nay bất kỳ con tàu chiến nào của Hạm đội Địa Trung Hải, nhỏ, nhanh, hỏa lực mạnh cũng đều có khả năng tấn công tiêu diệt được nó.
Thực tế, qua 2 lần tấn công, uy lực, hiệu quả tác chiến của Tomahawk tại Syria là cực thấp. Nếu như không quân (máy bay trên tàu sân bay) không dám thử với S-300, S-400…thì tại đây, biển Địa Trung Hải không đủ lớn cho Hạm đội tàu sân bay của Mỹ phát huy tác dụng.
 Ngày 16/5 Putin tuyên bố: “Các tàu Hải quân Nga được trang bị tên lửa Kalibr sẽ hiện diện thường trực tại Địa Trung Hải”. Có nghĩa là sau đó một hạm đội thứ 5 mang tên Hạm đội Địa Trung Hải của Nga xuất hiện với đầy đủ sức mạnh, ưu thế, vị thế và tầm ảnh hưởng…thách thức tất cả.
Đây là điều mà Liên Xô thời đỉnh cao dù có nỗ lực liên tục vẫn không đạt đến khả năng như này, như Hải quân LB Nga thời Putin.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chia lại thế giới, ít nhất là trật tự quyền lực, theo cách của một Đế quốc kiểu mới.
Phần cuối: Vận hành thế trận...

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2018

"Đế quốc Nga" đang chia lại thế giới!


Phần 1: MỘT CƠ ĐỘNG CHIẾN LƯỢC ĐẦY NGOẠN MỤC CỦA NGA
Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Vladimir Korolev tuyên bố, Nga sẽ thành lập Hạm đội 5, mang tên là Hạm đội Địa Trung Hải. Đây sẽ là Hạm đội thứ 5 sau Hạm đội Biển Bắc, Hạm đội Thái Bình Dương, Hạm đội Baltic và Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.
Hạm đội Địa Trung Hải có cảng chính tại Tartus – Syria, phía Đông của biển Địa Trung Hải.
Cảng Tartus, khi Liên Xô chưa tan rã, cũng đã có sự hiện diện của Hải quân Liên Xô, nhưng chủ yếu là nơi cung cung cấp hậu cần.
Có thể nói, việc Nga thành lập Hạm đội Địa Trung Hải là một sự cơ động chiến lược đầy ngoạn mục, vì Hạm đội Địa Trung Hải không chỉ là một cái tên hay là vài chục chiếc tàu chiến trang bị tên lửa hiện đại…mà để có một Hạm đội hoạt động tại đây là không hề đơn giản một chút nào…
Đó là, người Nga phải có ý đồ chiến lược, kế hoạch chuẩn bị, và kế hoạch thời cơ để khi thời cơ đến là triển khai thực hiện ngay…
Trong một quá trình đó, chúng ta thấy rõ Nga đã thực hiện 2 nước đi mà đối phương chỉ có thể nhận thức được sau khi nhận được kết quả…
1, Đánh chiếm Sevastopol - Crimea
Mỹ và Phương Tây đã tiêu tốn gần 5 tỷ USD để tạo ra Maidan-Ukraine lật đổ chính quyền Yanukovych, nhưng đây là một kế hoạch cực kỳ chủ quan coi thường Nga đến mức…cẩu thả của họ khiến một kết quả rất chi là trớ trêu: “Cốc (Mỹ-PT) mò, Cò (Nga) xơi”
Đầu tiên, Mỹ-PT quên mất tại Sevastopol đang có căn cứ Hải quân Nga cùng với 25.000 quân, và khi diễn biến Maidan căng thẳng lên cao thì Nga đã tăng lên gần 40.000 quân (thỏa thuận với Ukraine cho phép quân thường trực của Nga hiện diện tại Sevastopol).
Nếu như người Mỹ giả vờ quên ý đồ, nhiệm vụ của hàng chục ngàn lính Mỹ đóng tại tại Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc…thì người châu Âu phải cảm nhận được điều đó, nhưng cả hai đều quên hoặc chủ quan cho rằng Nga sẽ không dám hành động như Mỹ…
Tiếp theo, lực lượng phát xít, đảo chính tại Ukraine bộc lộ ý đồ quá sớm…
Khi lửa cháy ở Maidan chưa kịp tắt thì các tuyên bố, hành động bài Nga như phát xít bài người Do Thái của lực lượng đảo chính đã thành cao trào, vồ vập không thể cưỡng lại…
Đây là 2 điều kiện để tạo ra yếu tố thời cơ xuất hiện và Nga-Putin chớp lấy, giành trọn Sevastopol-Crimea nhanh gọn mà không tốn một viên đạn, một giọt máu như nó đã từng rơi vào Ukraine năm 1954.
Đúng là hành động của Nga khác Mỹ, lực lượng Nga đồn trú tại đây là “những người đàn ông bịt mặt lịch sự”…
Việc có được Sevastopol-Crimea, Nga đã tạo ra được một nền móng chiến lược vững chắc cho ý đồ chiến lược Địa Trung Hải của mình.
Bắt đầu từ đây, bằng thực lực hiện có như các hệ thống phòng không S-300, S-400, lực lượng không quân, lực lượng tên lửa bờ như Bastion và hệ thống tác chiến điện tử hiện đại, Nga hoàn toàn kiểm soát Biển Đen mà không cần nhiều đến một lực lượng tàu ngầm, tàu mặt nước.
Biển Đen như là “ao nhà” của Nga và Nga không lo lắng an ninh phía Nam từ hướng Biển Đen.
2, Đánh chiếm đầu cầu Địa Trung Hải
Trong tác chiến đổ bộ thì đánh chiếm bãi đổ bộ hay đánh chiếm đầu cầu mặc dù là hành động tác chiến mở màn cho chiến dịch, nhưng lại là vấn đề được ưu tiên, quan tâm đầu tiên có tính quyết định thành bại của chiến dịch.
Bởi vì, nếu anh không đánh chiếm đầu cầu thành công thì sẽ bị tổn thất lớn và không thể phát triển tiếp theo các hướng của chiến dịch…dẫn đến thất bại toàn bộ chiến dịch.
Syria được coi như là một đầu cầu để Nga đặt chân lên bờ phía Đông Địa Trung Hải.
Muốn làm chủ, khống chế được Địa Trung Hải thì phải bắt đầu từ chi phối khủng hoảng tại Syria, đồng thời qua đó, đối phó được với cuộc khủng hoảng tại biên giới của Nga với Ukraine, Donbass và vùng Baltic.
Chính vì thế, Syria trong chiến lược Nga là rất quan trọng và cuộc khủng hoảng tại Syria nó liên quan rất lớn đến bối cảnh địa chiến lược Trung Đông và châu Âu.
Từ năm 2011, Mỹ-PT đã bắt đầu triển khai chiến lược lật đổ Assad và họ đã định kết thúc năm 2013 bằng chiến dịch quân sự của Mỹ-NATO triển khai tấn công vào Syria chỉ cần ấn nút thì Nga đã ra tay ngăn chặn thành công.
Đêm trước của cuộc tấn công Syria vào ngày 3/9/2013, tên lửa của Mỹ-NATO phóng đi từ các căn cứ quân sự NATO tại Ý (theo Pradva 27/9) để thăm dò hệ thống radar phòng thủ tại Syria thì bị các tàu khu trục Nga tại Địa Trung Hải bắn hạ. Nga đã chứng minh sức mạnh quân sự của mình.
Đây là sự cảnh báo cứng rắn nhất của Nga đến Mỹ-NATO, rằng Nga sẵn sàng đối đầu với NATO và kiên quyết không thể để NATO lặp lại Lybia tại Syria. Và, đây mới là lý do quyết định làm cho Mỹ-NATO trở nên “thiện chí” để ngừng tấn công Syria, chấp nhận biện pháp giải giáp VKHH Syria.
Tránh Nga “chẳng xấu mặt nào” vì Mỹ-PT có cơ sở và thừa khả năng buộc “Assad must go” bởi một đám lực lượng cái gọi là đối lập cùng với khủng bố IS, Al-Qeada dưới sự chỉ huy của Mỹ-PT đã khiến chính quyền Assad tồn tại tính bằng giờ.
Thực tế thình thế là đúng, Assad buộc phải đề nghị Nga giúp đỡ trực tiếp bằng quân sự.
Tháng 10/2015, khi Syria, cụ thể là chính quyền Bashar Assad thân Nga đang chuẩn bị rơi vào tay Mỹ-PT thì Nga xuất binh, can thiệp quân sự vào Syria theo lời mời của chính quyền Assad trên danh nghĩa tiêu diệt khủng bố.
Mối liên kết Biển Đen – Địa Trung Hải
Sai lầm của Mỹ-PT khi để tuột khỏi tay Crimea là có thể hiểu được, bởi lẽ, khi đó Địa Trung Hải đang trong tầm kiểm soát của họ, cảng biển Tartus của Syria, Nga hiện diện không đáng kể, còn chính quyền Assad đang bị Mỹ-PT lật đổ trong một thời gian được tính bằng ngày…
Tuy nhiên, khi Nga chỉ bằng một lực lượng quân sự tối thiểu, nhưng thu được một thắng lợi tối đa về quân sự, chính trị tại Syria và Trung Đông thì lúc này giới tính hoa chính trị, quân sự thế giới mới nhận thức được đâu là sân chơi nhỏ, đâu là sân chơi lớn của Nga-Putin.
Tại Syria, Nga được phép của chính quyền Assad sử dụng cảng biển Tartus trong thời gian 49 năm và gia hạn 25 năm. Nga có quyền xây dựng để cho phép 11 tàu chiến các loại trú đậu cùng một lúc, trừ tàu sân bay.
Đây là sự khác biệt lớn về chất lượng, nội dung, thế trận.. của Hải quân Nga và Liên Xô khi xuất hiện tại đây mà có rất nhiều người nhầm lẫn cho rằng Liên Xô hiện diện ở đó nhiều tàu chiến như thế mà không có khả năng kiểm soát Địa Trung Hải thì Nga hiện nay không bỏ bèn gì….
Ở góc nhìn địa quân sự, Hạm đội Biển Đen của Nga chỉ có một lối ra Địa Trung Hải và tiếp theo ra Đại Tây Dương là “đi nhờ qua nhà hàng xóm Thổ Nhĩ Kỳ” bằng eo biển Bosphorus và Dardanelles.
Thổ Nhĩ Kỳ là thành viên của NATO, và theo công ước Montreux thì khi Thổ Nhĩ Kỳ có chiến tranh thì Thổ Nhĩ Kỳ có quyền đóng cửa với bất cứ kẻ thù địch nào. Tất nhiên khi cuộc chiến Nga-NATO xảy ra thì Nga là đối tượng phải bị cấm đó.
Như vậy, ở góc nhìn chiến lược an ninh quốc gia thì Biển Đen và do đó Hạm đội Biển Đen của Nga có nhiệm vụ bảo vệ an ninh phía Tây Nam của nước Nga, nhưng nếu đặt trong chiến lược toàn cầu của một siêu cường Nga thì Hạm đội Biển Đen không thể đáp ứng…
Do đó, khi một hạm đội Nga xuất hiện có căn cứ cảng chính là Tartus với một căn cứ không quân Khmeimim tại bờ Đông Địa Trung Hải cùng toàn bộ sức mạnh đáng gờm của nó…thì được coi như một sự cơ động chiến lược mang tính toàn cầu của Nga.
Hạm đội Địa Trung Hải của Nga thực sự đã đánh mất ưu thế của Mỹ-NATO lâu nay dựa vào Công ước Montreux.
Hạm đội Địa Trung Hải, ngoài ra, nó bao gồm toàn bộ sức mạnh của Hạm đội Biển Đen có nhiệm vụ kiểm soát biển Địa Trung Hải và để đáp trả việc NATO tiến về phía Đông thì Hạm đội Địa Trung Hải như một con dao găm Nga kề vào sườn phía Nam của NATO, điều Liên Xô chưa làm được.
Năm 2017, giới truyền thông Mỹ-PT đã kêu lên thất thanh, hoảng hốt, rằng “Putin đã kiểm soát thế giới từ Crimea đến Marocco”…nhưng khi biết sớm hơn, rằng hiện nay Putin đã tuyên bố sẽ có chục tàu tên lửa nhỏ trang bị Kalibr thường trực trên biển Địa Trung Hải thì với họ thế chưa đủ….
Sẽ có một cảnh báo nguy hiểm, lạnh lùng: Hải quân Nga đang tiến về phía Tây, sau lưng NATO. Nếu như bạn muốn chiến tranh, chiến tranh sẽ không từ một ai, không từ một lãnh thổ nào… 
Phần 2: Thành lập Hạm đội Địa Trung Hải