Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Nga-Syria hạ quyết tâm chiến dịch “Damascus Steel”!



Nga-Syria đã đi trước quân khủng bố và thế lực chống lưng, một bước rất mau lẹ, bất ngờ…
Nhiều người cứ nghĩ rằng, với thế trận tại phía Đông Idlib thì Nga-Syria sẽ phát triển tiếp, dứt điểm lực lượng HTS tại đây, nhưng không phải.
Sau khi đánh chiếm sân bay quan trọng Abu Dahur và toàn bộ khu vực phía Đông Idlib thì Bộ Tham Mưu Nga-Syria lập tức điều các lực lượng thiện chiến, trong đó có lữ đoàn Tiger Force về hướng Đông Ghouta để thực hiện chiến dịch có mật danh “Damascus Steel”.
Chiến dịch “Damascus Steel” sẽ được chia thành nhiều giai đoạn và khu vực tác chiến không chỉ ở Đông Ghouta mà cả phía Nam của Damascus đang bị một số phe phái kiểm soát, bao gồm cả HTS và IS.
Khu vực tác chiến của chiến dịch Damascus Steel
 Loại bỏ nguy cơ “tắm máu” Damascus!
Đông Ghouta là một khu vực ở phía Đông Damascus, có diện tích khoảng 100 km vuông và dân số chừng 400.000 người. Đông Ghouta đã bị quân phản loạn, khủng bố chiếm giữ từ năm 2011.
Với vị trí đó, Đông Ghouta được coi như một khối ung nhọt nhức nhối của chính quyền Damascus mà nếu không loại bỏ thì sẽ biến thành “u ác tính” trong tương lai.
Sự tồn tại một Đông Ghouta sát ngay thủ đô Damascus của chính quyền Tổng thống Bashar Assad bởi quân khủng bố là điều không thể chấp nhận về mặt chiến thuật quân sự và chính trị, bởi đó là cơ sở, căn cứ của quân khủng bố tấn công, gây bất ổn chính trị trong nước.
So với Idlib, mặc dù Đông Ghouta có diện tích nhỏ, lực lượng quân khủng bố ít hơn nhưng sự đe dọa về an ninh trực tiếp là nguy hiểm hơn nhiều lần Idlib. Vì vậy, phải dọn sạch khối u này là một trong những mục tiêu đặc biệt quan trọng cấp thiết của chính quyền Damascus.
Đáng tiếc, trong 7 năm qua, mọi cố gắng của chính quyền Damascus đều không thành công bởi 2 lý do chính:
Một là khả năng tác chiến của một số đơn vị thuộc SAA chưa cao, lực lượng tham gia mỏng vì SAA phải chiến đấu trên nhiều hướng…
Hai là khu vực này thuộc một trong bốn khu vực giảm leo thang nên quân khủng bố ở đây có thời gian và sự ủng hộ của thế lực bên ngoài củng cố, xây dựng hệ thống phòng thủ vững chắc…với hệ thống hầm ngầm kiên cố, các loại vũ khí chống tăng hiện đại, tên lửa, pháo binh…
Hiện nay, tình thế đã khác, đã đến lúc VKS Nga và Syria tập trung lực lượng để giải phóng Đông Ghouta…
Cũng nên hiểu điều này: Tại sao hướng Idlib đang phát triển thuận lợi thì Bộ Tham mưu Nga-Syria quyết định dừng để điều toàn bộ đơn vị Tiger Force về hướng Đông Ghouta?
Bởi vì, không thể tưởng tượng được với hàng ngàn tên HTS, Al Nusra ở Đông Ghouta được vũ trang mạnh từ pháo binh đến tên lửa, ngay cả khi bị VKS Nga, không quân, pháo binh Syria tấn công mà vẫn dùng tên lửa đánh sập trung tâm hòa giải Nga tại Damascus thì vấn đề “tắm máu” Damascus sẽ không khó khăn và sẽ xảy ra khi cần thiết…
Do đó, có thể nói, mở chiến dịch Đông Ghouta là Nga-Syria đã đi trước quân khủng bố và thế lực chống lưng, một bước rất mau lẹ, bất ngờ…khiến chúng chưa kịp “tắm máu” Damascus để giảm áp lực cho đồng bọn tại Idlib thì đã bị “úp sọt”.
Đông Ghouta - con đường cùng của quân khủng bố!
Quân đội Syria (SAA) đã triển khai một lực lượng được cho là lớn thứ hai sau chiến dịch Aleppo. Gồm sư đoàn cơ giới số 4, sư đoàn thiết giáp số 7 và 9, lữ đoàn 105 và 106 Vệ binh Cộng hòa, đặc biệt, lữ đoàn tấn công chủ lực khét tiếng Tiger cũng được điều về từ Đông Idlib.
Tổng quân số dự đoán lên tới gần 15.000 binh sĩ với hàng trăm xe tăng, xe thiết giáp, các đơn vị pháo binh – tên lửa hạng nặng. Đặc biệt, đơn vị pháo binh tên lửa cấp chiến dịch chiến thuật của Bộ tư lệnh tối cao quân đội Syria, triển khai tên lửa chiến thuật Tochka – U, tổ hợp pháo phản lực hạng nặng Smerch.
Ngoài ra, cùng với không quân Syria, đã thấy xuất hiện VKS Nga tham gia công kích 2 ngày nay…
Có thể nói, quyết tâm của Bộ Tham mưu Nga-Syria là rất cao, bằng mọi giá phải quét sạch hoặc hủy diệt HTS và Al-Nusra tại đây. Vì thế, đúng như Putin đã tuyên bố trước đây, “nếu chúng ngóc đầu dậy thì Nga sẽ xử lý các cuộc đình công chưa từng có, không giống như bất cứ điều gì chúng đã thấy”. Nga-Syria đã thực hiện điều đó…
Cũng như mọi lần, Nga-Syria cho phép HTS và An Nusra bỏ súng, rút về Idlib nhưng chúng ngoan cố không chấp nhận. Tại sao trước nguy cơ bị hủy diệt mà chúng vẫn không chấp nhận? Bởi vì chúng hiểu rằng, rút về Idlib thì sớm muộn gì cũng chết, nhưng cố thủ ở đây thì còn được hy vọng có người cứu…
Trước đòn không kích và tấn công bằng hỏa lực khủng khiếp vào Đông Ghouta, trước nguy cơ quân khủng bố bị tiêu diệt, Bộ ngoại giao Mỹ tuyên bố “Nga-Syria vì thảm họa nhân đạo, phải ngừng bắn ngay lập tức, vô điều kiện tại Đông Ghouta”. Quả thật, có lẽ do Mỹ “hối cải” trong trận Mosul tại Iraq chăng!?
Đáp lại, Ngoại trưởng Nga Lavrov tuyên bố “Mỹ và phương Tây phải khuyên nhủ quân khủng bố đầu hàng ngay lập tức nếu không sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn”.
LHQ họp khẩn yêu cầu Nga ngừng bắn 1 tháng để phục vụ nhân đạo, mặc dù Nga tuyên bố sẵn sàng bỏ phiếu nhưng sẽ không ngừng bắn với bọn khủng bố và liệu quân khủng bố có chấp nhận ngừng bắn để hoạt động nhân đạo hay chúng ra tay phá hoại?
Vào ngày 22 tháng 2, trực thăng của Không quân Syria đã bỏ hàng ngàn tờ rơi vào khu Đông Ghouta, kêu gọi thường dân bỏ túi, đi qua nhiều tuyến đường an toàn và cảnh báo họ rằng một hoạt động quân sự sẽ sớm bắt đầu trong khu vực.
SAA đã hứa với thường dân rằng, sẽ di chuyển họ đến khu vực an toàn, cung cấp dịch vụ y tế và thực phẩm và sau đó cho phép họ trở về nhà của họ sau khi những kẻ khủng bố đã được loại bỏ. Các thủ tục tương tự đã được thực hiện bởi SAA trong trận Aleppo vào cuối năm 2016.
Kế hoạch sơ tán dân thường của SAA từ túi Đông Ghouta chứng tỏ rằng SAA đang có kế hoạch dọn sạch toàn bộ túi của các nhóm chiến binh hoạt động ở đó: Hayat Tahrir al-Sham (trước đây là Jabhat al-Nusra), Ahrar al-Sham, Faylaq al-Rahman và Jaish al-Islam.
Đồng thời, Nga đã điều sang Syria một nhóm không quân cực mạnh bởi 4 máy bay chiến đấu thế hệ 5 SU-57 nhằm làm chủ, khống chế và ngăn chặn “sự tự do” của không quân Mỹ-Israel trong vùng trời Syria như trong mấy tuần trước.
Rõ ràng với quyết tâm cao như thế này, lực lượng khủng bố tại Đông Ghouta chỉ có một lựa chọn duy nhất là hoặc chết hoặc đầu hàng. Không ai, kể cả Mỹ và LHQ có thể “câu giờ” để cứu như những lần trước.

Thứ Sáu, 16 tháng 2, 2018

Một sức mạnh đáng gờm trên Biển Đông xuất hiện!



Ít mà tinh, độc đáo và khác biệt…là thứ mà tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam “trang bị” thêm cho tàu ngầm KILO của mình.

Quân chủng Hải quân Việt Nam tuyên bố thành lập Lữ đoàn 189 – Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam, đã lâu. Các nhà quân sự trong ngoài nước đã phân tích, bình luận nhiều và đều cho rằng “một sức mạnh mới trên Biển Đông” hay “một thế lực mới thay đổi trò chơi trên Biển Đông” xuất hiện…
Tuy nhiên, đó là chỉ ở góc nhìn quân sự thuần túy và hãy còn quá sớm để khẳng định. Bởi lẽ, để được như vậy, Việt Nam phải đủ khả năng, trình độ, tự tin và bản lĩnh, đưa Lữ đoàn 189 vào trực chiến trên Biển Đông.
Nhưng muốn thế, không đơn giản một chút nào…nó phải có tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo, người lính phải có tố chất, có địa lợi…chứ không phải cứ có tiền để mua là có tầu ngầm hoạt động, nếu vậy thì ASEAN tràn ngập tàu ngầm.
Trước hết, Việt Nam phải có một hệ thống thông tin chỉ huy, hệ thống đào tạo huấn luyện kíp chiến đấu, hệ thống hậu cần, kỹ thuật, bảo đảm phục vụ cho tàu ngầm hoạt động…hoàn chỉnh và hoạt động tốt, hiệu quả.
Tiếp theo, Lữ đoàn 189 phải trải qua huấn luyện kỹ thuật, chiến thuật và tốt nghiệp bằng bắn đạn thật đạt kết quả xuất sắc.
Với sự giúp đỡ tận tình của Nga tại căn cứ Cam Ranh, của Ấn Độ đào tạo kíp thủy thủ…vào ngày 22/12/2017, một tàu KILO của Việt Nam ở chế độ ngầm đã nhấn nút phóng quả tên lửa đầu tiên Club-S, bay trúng vào giữa mục tiêu. Xuất sắc!
Đây là loại tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 200km, vận tốc 2,9M, đầu đạn nặng 200kg 
Con tàu KILO này đang hợp đồng tác chiến với 3 “ong độc” Molinya đang cùng lúc phóng tên lửa chống hạm Uran-E.
Với giới quân sự, ngày 22/12/2017, được coi như ngày Lữ đoàn 189 - tàu ngầm Việt Nam, chính thức trực chiến tại Biển Đông. Và, ngày 6/2/2018, Chính ủy Hải quân, tướng Trần Hoài Trung chỉ tuyên bố công khai.
Như vậy, đến đây, giới phân tích bình luận quân sự nước ngoài cho rằng, “một sức mạnh mới trên Biển Đông” hay “một thế lực mới thay đổi trò chơi trên Biển Đông” xuất hiện…có thể là một cảm giác quân sự thuần túy, vì chưa ai nêu được tại sao, cơ sở thực tế nào…Tất nhiên, chúng ta thì không như vậy và chúng ta biết mình có những gì...  
Có 3 yếu tố tạo nên sức mạnh mới, đáng gờm:
1, Độc đáo, lợi hại, hỏa lực mạnh…
Tàu ngầm KILO của Việt Nam (Project 363) có tiếng ồn nhỏ nhất  được mệnh danh là “lỗ đen” trên đại dương, nói cách khác là tàu ngầm Điện-Diesel có tính bí mật nhất trên thế giới, vì thế, chúng luôn phát hiện được tàu ngầm, tàu nổi của đối phương trước khi bị phát hiện.
Ngoài các loại vũ khí khác như ngư lôi, thủy lôi, tên lửa phòng không ra, nếu (vì bí mật vũ khí trang bị) 6 tàu ngầm KILO Việt Nam được phân bố trang bị đủ 5 biến thể của tên lửa Club-S gồm:
Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 200km, vận tốc 2,9M, đầu đạn nặng 200kg.
Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E1, tầm bắn 300km, vận tốc 0,8M, đầu đạn nặng 400kg dùng để diệt tàu sân bay.
Tên lửa hành trình đối đất 3M-14E, đầu đạn 400kg, tầm bắn 275km.
Tên lửa chống tàu ngầm 91RE1 có tầm bắn 50km.
Tên lửa chống tàu ngầm 91RE2 có tầm bắn 40km.
Với trang bị như trên, tàu ngầm KILO Việt Nam Nam có thể tấn công nhanh, từ xa, bất ngờ, vào mục tiêu của đối phương để thực hiện 4 nhiệm vụ chủ yếu: Diệt ngầm; tấn công các căn cứ địch ven biển; phong tỏa, đặc nhiệm và tiêu diệt tàu mặt nước.
2, Bí mật của bí mật từ lợi thế địa lý…
Bản thân tàu ngầm là bí mật, lợi thế tàu ngầm là bí mật, nhờ môi trường nước biển khiến cho tàu ngầm trở nên bí mật, bí mật tiếp cận được mục tiêu đem đến cái chết bất ngờ cho mục tiêu…
Bí mật là nỗi sợ khủng khiếp nhất mà tàu ngầm mang đến cho bất kỳ mục tiêu nào trên biển cũng như trên đất liền. Đó là lý do vì sao Hải quân các nước ham muốn có tàu ngầm là thế.
Thực tế, hải chiến hiện đại ngày nay, các lực lượng đối địch hiếm khi đối mặt nhau mà chỉ tiêu diệt nhau khi khoảng cách còn rất xa. Do đó, nhìn xa hơn, vũ khí có tầm bắn xa hơn, độ chính xác cao hơn, là một lợi thế mà có lúc quyết định chiến thắng.
Tuy nhiên, đó không phải là tất cả. Kiếm dài, kiếm ngắn không quan trọng, quan trọng là kiếm pháp, nghĩa là, bằng cách nào đó mà bên nào đưa tên lửa vào trúng mục tiêu trước là thắng.
Vì thế, trong phòng thủ từ hướng biển của Việt Nam, vấn đề quan trọng có tính quyết định trong đòn tấn công là các vị trí đợi cơ, vị trí xuất phát tấn công ở đâu mà khi đối phương phát hiện ra thì chúng đã nằm trong tầm hỏa lực (kiếm ngắn) của ta…
Điều này không chỉ phụ thuộc vào chiến thuật mà còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố địa lý…
Do vậy, yếu tố bí mật trong hải chiến hiện đại được nâng lên một khái niệm rộng hơn, đó là, bí mật không những do thế địa lý tạo ra trực quan mà bí mật còn do thế địa lý tạo ra bằng công nghệ (radar, thông tin liên lạc) để “che mắt, bịt tai địch, dẫn lối cho ta”, nhằm đưa lực lượng ta vào gần nhất có thể, trong tầm hỏa lực, để công kích mục tiêu.
Có thể nói liên lạc với tàu ngầm là một hoạt động kỹ thuật rất phức tạp, khó khăn. Nếu như hoạt động thông suốt, thường xuyên giữa tàu ngầm và chỉ huy trên đất liền thì bảo đảo tàu ngầm sẽ hành trình dưới lòng biển như đi trên mặt biển, sẽ làm tăng gấp bội độ nguy hiểm của tàu ngầm cho kẻ địch.
May mắn thay, địa thế Việt Nam thuận lợi cho điều đó, chúng ta có Sơn Trà… và chúng ta có Cam Ranh, nơi trú ẩn và xuất phát tấn công cực kỳ lợi hại cho Kilo Việt Nam
Tác chiến của tàu ngầm Việt Nam, ngoài ra, còn được hưởng các lợi thế tuyệt vời đó mà không trở nên lợi hại mới là chuyện lạ…Nói cách khác, tàu ngầm Việt Nam là bí mật của bí mật.
3, Phù hợp chiến thuật…
Trong lịch sử dân tộc, tính ra, chúng ta đã tiến hành không dưới 8 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (không tính những cuộc chiến tranh giải phóng). Dân tộc ta luôn phải đối đầu với một kẻ địch NHIỀU, LỚN và MẠNH gấp bội.
Chính vì thế, tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam chủ yếu là tự vệ, bảo vệ Tổ quốc, không đi tấn công xâm lược, được ra đời, hình thành (bắt buộc) từ 3 nguyên tắc: Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn và lấy yếu chống mạnh.
Cho nên, hoạt động tác chiến của tàu ngầm Việt Nam là tự vệ, hoạt động trong vùng biển của Việt Nam và tất nhiên trong tay Việt Nam chúng sẽ được sử dụng theo tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Như chúng ta đã biết, tàu ngầm KILO do Việt Nam đặt mua Nga nhưng theo yêu cầu tác chiến của Việt Nam…Vì thế:
Thứ nhất, nếu như với lối đánh sở trường của Hải quân Việt Nam, đó là, bí mật, bất ngờ, dùng lực lượng cơ động nhanh, uy lực mạnh, tấn công dồn dập vào quân địch khiến chúng tê liệt, tan rã hay thiệt hại nặng…thì tàu ngầm Kilo trở thành một loại phương tiện vũ khí đáng sợ, độc đáo, cực kỳ lợi hại trong các phương án tác chiến phòng thủ Biển Đông của Việt Nam.
Nếu như “Lấy ít địch nhiều, lấy nhỏ đánh lớn, lấy yếu chống mạnh” là tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam xuyên suốt trong quá trình tác chiến, truyền lại từ xưa cho đến nay mà dân tộc Việt trong thời đại Hồ Chí Minh đã phát triển lên một tầm cao mới là chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân trong BVTQ bất khả chiến bại…thì tàu ngầm Việt Nam là một trong những phương tiện bổ sung hữu hiệu nhất, giống như “hổ thêm cánh”.
Thứ hai, do tác chiến trên “sân nhà” nên KILO Việt Nam hoàn toàn nằm trong sự bảo vệ của hệ thống phòng thủ biển có chiều sâu, nhiều tuyến, của lực lượng phòng thủ. Vì vậy, khả năng là KILO Việt Nam sẽ hy sinh tính đa nhiệm, ưu tiên tính chuyên môn cao để chiếm ưu thế tác chiến.
Đây là điều khiến cho khi tác chiến với tàu ngầm cùng loại trên sân nhà, KILO Việt Nam sẽ trở nên rất nguy hiểm vì luôn chiếm ưu thế. Đừng tưởng lớn, nhiều loại vũ khí trang bị hiện đại, hỏa lực mạnh, chạy bằng năng lượng hạt nhân, lặn sâu…là “ăn đứt” KILO bé nhỏ của Việt Nam.
Cho đến nay chưa một tin tức nào để có thể biết được 6 tàu ngầm KILO của Việt Nam được trang bị vũ khí giống nhau hay khác nhau, nhưng nếu như giới quân sự phán đoán rằng ít nhất có 3 nhóm hoạt động với nhiệm vụ khác nhau thì chẳng có gì ngạc nhiên…
Do đó, ít mà tinh, độc đáo và khác biệt…là thứ mà tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam “trang bị” thêm cho tàu ngầm KILO và ngược lại chính tàu ngầm KILO lại làm thăng hoa nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Còn, tất nhiên, chúng ta không so sánh nghệ thuật quân sự Việt Nam với các nền nghệ thuật quân sự nước khác, ở đây, chúng ta chỉ nói đến mối quan hệ giữa nghệ thuật quân sự Việt Nam với tàu ngầm Việt Nam khi Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam chính thức tham gia trực chiến trên Biển Đông. 
Kết luận
Việc xuất hiện 01 Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam mang số hiệu 189 tham gia trực chiến trên Biển Đông là thật, với 3 yếu tố tạo lực trên là thật. Việt Nam chuẩn bị cho chiến tranh BVTQ vì muốn hòa bình. Hy vọng sức mạnh của tàu ngầm Việt Nam nói riêng và sức mạnh của dân tộc Việt Nam sẽ đủ sức răn đe, ngăn ngừa chiến tranh.

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

Bản lĩnh trí tuệ Việt Nam (tiếp theo): Cường quốc trung lập.


Chỉ có một sức mạnh quân sự độc lập có sức răn đe kẻ thù, Việt Nam mới có yên ổn trên vị trí đắc địa mà Tổ tiên đã tạo dựng.
Quả thật, ngày xưa Tổ Tiên ta đã chọn mảnh đất hình chữ S này để “cắm dùi” chắc cũng biết sẽ có “lời nguyền địa lý”, bởi lẽ, vị trí địa lý là một trong những yếu tố có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến chính trị quốc tế của Việt Nam từ thời dựng nước đến nay.
 Lịch sử cho thấy, với vị trí địa lý nhạy cảm, Việt Nam rất dễ và đã luôn trở thành vật cản trên con đường nước khác mở rộng ảnh hưởng, hay bàn đạp để các nước lớn kiềm chế lẫn nhau.
Điều đó có nghĩa là Việt Nam là một “cô gái” hấp dẫn, nhưng cần phải hiểu là sự hấp dẫn không đến chỉ từ vẻ đẹp “cô gái”, mà phần nhiều là do “nhà” của cô gái ở vị trí trọng yếu trong cuộc so găng giữa những “gã to con” đang hằm hè nhau nhằm chiếm vai trò bá chủ.
Bởi vậy lịch sử 4000 năm của dân tộc ta là lịch sử giữ nước hào hùng với những cuộc chiến tranh bảo vệ và giải phóng Tổ quốc thiêng liêng.
Đã đến lúc dân tộc ta, non song đất nước ta đã, đang và sẽ phá bỏ lời nguyền này…
Đó là, Việt Nam đã đang làm gì để thoát ra khỏi sự cọ xát địa chính trị mạnh của 2 siêu cường nhưng vẫn giữ được sự trung lập? Bằng cách nào để Việt Nam không cuốn vào “trò chơi” của các nước lớn?
Chỉ “cân bằng ngoại giao” thôi không đủ, đó chỉ là mới điều kiện cần, chỉ là lời nói không đủ trọng lượng. Vì thế, điều kiện đủ là Việt Nam phải ổn định về chính trị để phát triển kinh tế, xã hội và mạnh về quốc phòng để giữ vững hòa bình, bảo vệ chủ quyền
Chính trị ổn định
Thực tế là một nền chính trị ổn định không nhất thiết phải đa đảng hay độc đảng mà quyết định là lòng tin của người dân vào đảng cầm quyền.
Gần 90 năm qua, người dân Việt Nam theo Đảng CSVN vượt qua bao khó khăn, gian khổ để thu được kết quả như hôm nay đã chứng tỏ lòng tin được thử thách là không bao giờ cạn.
Tuy nhiên, không thể phủ nhận có lúc, có thời gian lòng tin bị sứt mẻ do “chỉnh đốn Đảng” chưa nghiêm khiến cho một “bầy sâu” tham ô, tham những…đã làm mất uy tín của Đảng CSVN.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Đảng CSVN đã bước vào đợt “chính đốn Đảng” quyết liệt, nghiêm khắc, thực chất, rất kịp thời đã khiến cho người dân hồ hởi, vui mừng, ủng hộ. Lòng tin của dân vào Đảng được cũng cố, lại đầy…
Lòng tin người dân vào Đảng, là nguồn gốc cơ bản sự ổn định chính trị chính là sức mạnh vô địch để cho Đảng CSVN triển khai mọi quyết sách kinh tế, xã hội…trên nguyên tắc: Lợi ích dân tộc, quốc gia là trên hết!
Lòng tin của người dân vào Đảng là một chất kết gắn đặc biệt khiến cho Nhà nước CHXHCN Việt Nam thành một khối vững chắc mà kẻ thù có trăm phương ngàn kế vẫn không thể nào phá vỡ, chia cắt.
Quốc phòng đủ sức đương đầu!
“Muốn có hòa bình phải chuẩn bị cho chiến tranh”. Tư tưởng này đã trở thành phương châm sống còn cho bất kỳ quốc gia nào bị các nước lớn đe dọa dùng vũ lực tấn công xâm lược. Với Việt Nam thì chuẩn bị cho chiến tranh là chuẩn bị tự vệ, bảo vệ Tổ quốc.
Vậy, chuẩn bị cho chiến tranh như thế nào để ngăn ngừa được chiến tranh, giữ vững hòa bình? Đó là phải chuẩn bị một sức mạnh quân sự đủ để giáng trả, buộc đối phương phải trả giá cực đắt hoặc giá đắt không thể chịu đựng nổi nếu gây chiến.
Sức mạnh đó chính là sức mạnh răn đe, ngăn ngừa chiến tranh - yếu tố quyết định cho chính sách trung lập có thành công hay không.
Về quân sự, chúng ta có quyền tự hào (1) về nền nghệ thuật quân sự, (2) về phẩm chất của một đội quân (truyền thống, ý chí của người lính) bởi nó đã kinh quan thử thách chiến tranh khốc liệt nhất và nó đã, đang, sẽ, tỏ rõ sức sống mãnh liệt mà không ai có thể nghi ngờ…
Vấn đề cốt yếu để tạo nên sức mạnh thì (3) vũ khí trang bị (VKTB) cho lực lượng đó như thế nào để tạo nên một đội quân đáng gờm, có sức mạnh răn đe với đối thủ, buộc đối thủ phải “suy nghĩ 2 lần” khi gây chiến.
Nghệ thuật quân sự Việt Nam không “thần thánh hóa vũ khí”, nghĩa là không coi VKTB là yếu tố quyết định thành bại cuộc chiến, nhưng đánh giá rất cao tầm quan trọng của VKTB trong chiến tranh nói chung.
 VKTB hiện đại, tiên tiến Việt Nam không tự chế tạo được nên phải mua nước ngoài. Do vậy, mua của ai, loại gì là một “nghệ thuật” có ảnh hưởng rất lớn đến mọi mặt… vì ngoài yếu tố quân sự, nó liên quan đến cả chính trị và nghệ thuật để thực hiện chính sách trung lập của Việt Nam
Rõ ràng là Việt Nam không thể mua VKTB của Mỹ để xây dựng “xương sống” của sức mạnh trụ cột mặc dù Mỹ đã dỡ bỏ cấm vận vũ khí và VKTB của Mỹ là loại tốt nhất nhì thế giới.
Mua VKTB của Mỹ sẽ tạo ra 2 bất lợi cho Việt Nam:
Thứ nhất, sẽ khiến Trung Quốc “hiểu lầm” rằng là mua VKTB của Mỹ là hùa theo Mỹ chống Trung Quốc. Sự “hiểu lầm” hoàn toàn xác đáng.
Thứ hai, có một sự thật hiển nhiên là khi VKTB càng tiên tiến bao nhiêu, uy lực, hiện đại bao nhiêu thì sự phụ thuộc của người mua vào người bán càng nhiều bấy nhiêu. Rốt cuộc, mua VKTB của Mỹ, sức mạnh quốc phòng của Việt Nam lại phụ thuộc vào Mỹ, điều rất nguy hiểm.
Chúng ta, con dân Việt Nam cần nhớ: Mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc-Mỹ là rất phức tạp. Việt Nam kiên quyết không phụ thuộc vào ai, Trung Quốc hay Mỹ, đặc biệt là an ninh quốc gia, đó là nguyên tắc bất di bất dịch.
 Vậy làm sao có VKTB tiên tiến, hiện đại cho quân đội để tạo ra một sức mạnh quân sự độc lập, đủ sức đương đầu, răn đe ngăn ngừa chiến tranh?
Có thể nói Việt Nam đã rất may mắn khi có một nước Nga xa xôi nhưng là một nhân tố cực kỳ quan trọng, then chốt trong chính sách trung lập của Việt Nam…hay nói cách khác là nước Nga là sự lựa chọn tuyệt vời nhất cho Việt Nam thực hiện đối sách hợp lý với Trung Quốc và Mỹ…
Nước Nga vừa có mối quan hệ truyền thống, hữu nghị, tin cậy với Việt Nam lại là một trong nước có VKTB tiên tiến, hiện đại không kém gì Mỹ,  bán VKTB cho Việt Nam và cho cả Trung Quốc…
Nga đang ở ngoài tâm điểm của sự cọ xát địa chính trị của 2 thế lực Trung-Mỹ, do đó, Việt Nam kết với Nga thì cũng thoát ra khỏi tâm điểm đó.
Vì thế cho nên, tính chất và bản chất của việc mua VKTB của Mỹ và mua VKTB của Nga để tạo nên sức mạnh trụ cột cho quân đội Việt Nam hoàn toàn khác nhau.
Sức mạnh quân sự của Việt Nam là sức mạnh độc lập với Trung Quốc và Mỹ, cho nên, Việt Nam có thể tạo ra sự thay đổi lớn trong tương quan lực lượng giữa 2 cường quốc đối đầu Trung-Mỹ, buộc không ai trong họ làm điều gì đó đẩy Việt Nam vào phía đối thủ.
Đó chính là ý đồ của chúng ta muốn, là “xương sống” của chính sách cường quốc trung lập của Việt Nam.
Nhân dân Việt Nam rất hy vọng dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN, đã đến lúc phá bỏ “lời nguyền địa lý”. Việt Nam sẽ mãi mãi giữ vững hòa bình, phát triển, giàu có trên vị trí đắc địa của mình mà không một thế lực nào có thể ngang ngược xâm hại.
Việt Nam đủ điều kiện để trở thành một cường quốc trung lập trên mảnh đất mà Tổ tiên đã tạo dựng.