Thứ Ba, 30 tháng 3, 2021

Những điều độc đáo, thú vị trong cuộc thám hiểm Umka-2021!

 

Có thể nói “màn hình chính” trong cuộc thám hiểm Umka-2021 của Nga bắt đầu từ ngày 26/3 là ba con tàu ngầm SSBN của Nga nổi lên ở Bắc Cực. Dư luận thế giới vẫn đang còn xôn xao…vì sự độc đáo của “cái sự nổi lên” đó còn chứa rất nhiều điều đặc biệt thú vị, bí ẩn khám phá…

1, Khác với người Mỹ sử dụng cái tên cho các cuộc tập trận rất chi là hoành tráng như “Dragon Strike” (Đòn tấn công của Rồng), “Northern Sword” (Lưỡi kiếm phương Bắc)…, người Nga cho tên một con gấu trắng đi tìm bạn trong phim hoạt hình rất được yêu thích cùng tên.

2, Hãy chú ý báo cáo của Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Nikolai Yevmenov với Tổng thống Nga Putin. Đô đốc nói đại ý: “lần đầu tiên trong lịch sử thời kỳ Liên Xô và lịch sử hiện đại LB Nga ba tàu ngầm nổi lên ở biển băng cách điểm cực Bắc trong bán kính 300m và đã hoàn thành thực nghiệm phóng ngư lôi thực tế để tạo ra một “полынью” (một lỗ băng hay vết nứt để tàu ngầm nổi lên)…” 

Chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ điều này của vị Tư lệnh Hải quân Nga.

Trước hết, về đơn lẻ, Mỹ chưa có tàu ngầm nào nổi lên ở Bắc Cực. Từ năm 1957 – 1958, tàu ngầm hạt nhân Mỹ Nautilus đã 2 lần cố gắng chinh phục nhưng bất thành. Vào ngày 17/3/1959, tàu ngầm hạt nhân khác của Mỹ là Skate cũng thực hiện mục đích đó và đã nổi lên được nhưng cách vùng cực bắc 40 dặm mà không thể gần hơn.

Gần đây nhất trong cuộc tập trận trên băng năm 2017, Người Mỹ hoặc đã mắc sai lầm trong điều hướng, hoặc hy vọng vào sức mạnh của thân tàu ngầm của họ, cố gắng nổi lên giữa lớp băng rắn. Chiếc tàu ngầm đã xuyên thủng lớp băng, nhưng bị mắc kẹt và không thể điều động, nhanh chóng bị đóng băng. “!

Lực lượng cứu hộ Mỹ được triệu tập với máy cưa băng và xẻng cũng không thể tự ứng phó và phải kêu gọi sự giúp đỡ của người Nga. Họ đã giải thoát những “con sói biển” dũng mãnh thoát khỏi giam cầm.

 Với Nga, năm 1962, tàu ngầm hạt nhân K3 đã thử, đến điểm Cực nhưng không thể nổi. K3 đề nghị sử dụng ngư lôi để tạo ra “полынью” nhưng Bộ tư lệnh phương Bắc không đồng ý và ra lệnh quay về.

Một năm sau, ngày 29/9/1963 tàu ngầm Nga K-181do Sysoev làm thuyền trưởng đã nổi lên trong một vết nứt chính xác ở cực Bắc. K-181 đã trở về căn cứ, chỉ huy của nó được phong tặng Anh hùng Liên Xô.

Như vậy về đơn tàu, tàu ngầm Nga K-181 là con tàu đầu tiển nổi lên tại cực Bắc Cực. Danh hiệu này thuộc về tàu ngầm Nga, người Nga.

Tiếp theo là về biên đội. Việc nổi lên 3 tàu ngầm SSBN cùng lúc cách vùng cực Bắc 300m thì đó là lịch sử lực lượng tàu ngầm hải quân toàn thế giới từ cổ chí kim chưa có quốc gia nào ngoài Liên bang Nga. Không ai có thể cãi, lật sử được.

Bây giờ chúng ta chú ý đến điểm độc đáo nhất trong báo cáo của Tư lệnh Hải quân Nga với Tổng thống Putin, đó là việc bắn ngư lôi để tạo ra “lỗ băng”.

Trước đây, tàu ngầm Nga muốn nổi lên phải tìm “lỗ băng” tức “полынью”, đó là “tia sáng trong vương quốc bóng tối”. Tìm ra được “lỗ băng” chấp nhận được cho tàu nổi lên là một chuyện mở đầu. Tiếp theo là giai đoạn cực kỳ khó khăn, nguy hiểm khi con tàu bơi đến đó, xung quanh lỗ băng đó là những thạch nhũ nhọn hoắt khổng lồ dài chừng 25 m treo lơ lửng quanh lỗ băng như những ngọn giáo mà nếu tàu ngầm nổi lên không chuẩn là coi như bị đâm.

Như vậy, để nổi lên được lớp băng là anh phải tìm ra nó và kịp thời (vì không nhanh thì băng sẽ di chuyển mất lỗ băng) điều động tàu với một trình độ kỹ thuật điêu luyện. Tuy nhiên bây giờ thì khác…tàu ngầm Nga có đủ phương tiện để tạo ra lỗ băng thay phải vì tìm nó…

Vào năm 2019, một số thông tin từ Nga đưa lên là các kỹ sư Nga tài năng đã tạo ra được “lỗ băng” bằng một phương pháp mới nhưng không ai quan tâm. Giờ thì…té ra phương pháp đó là sử dụng ngư lôi chuyên dụng gì đó mà khi phóng ra ra tạo ra một “lỗ băng” chấp nhận được cho tàu ngầm nổi lên.

Trong điều kiện tự nhiên, sẽ không có 3 “lỗ băng” thích hợp cho 3 tàu SSBN Nga nổi lên cách cực Bắc với bán kính 300m mà chỉ có thể tạo ra nó. Và thực tế, 3 tàu SSBN của Nga “từ trên một cánh đồng tuyết trắng từ từ…nhô lên…”.

Vậy, việc tàu ngầm SSBN nổi lên ở Bắc Cực có ý nghĩa gì? Có đấy, hoạt động ở Bắc Cực, các tàu ngầm muốn phóng tên lửa thì phải nổi lên và, có vẻ như Bắc Cực là khoảng cách ngắn nhất đến lãnh thổ Mỹ trong các radar ngăm bắn của người Nga.

Một tàu nổi lên đã khó, nhưng điều động một lúc 3 tàu cùng nổi lên, tức là cả ba đều có thể SALVO tên lửa, hỏa lực tập trung vào mục tiêu. Đây là một đòn răn đe chiến lược hơn vạn lời nói. Nga là ông chủ của vùng Biển Bắc.

Chủ Nhật, 28 tháng 3, 2021

Lịch sử lặp lại sắc thái mới, châu Âu có nguy cơ “toang”!

 

Lịch sử không phải là một nhà giáo mà là nhà quản giáo, cho nên, nó không dạy điều gì cho ai nhưng sẽ trừng phạt nghiêm khắc những ai không học nó.

Chúng ta chắc còn nhớ bối cảnh dẫn đến chiến tranh thế giới lần thứ 2. Lúc đó có 2 mâu thuẫn đối kháng:

Một là mâu thuẫn giữa các đế quốc bị thất bại trong thế chiến thứ nhất đứng đầu là Đức quốc xã với các đế quốc già chiến thắng đứng đầu là Anh-Pháp. Đức muốn “chia lại thị trường”, trả thù cho bại trận. Đây là mâu thuẫn chính dẫn đến thế chiến lần 2.

Hai là mâu thuẫn ý thức hệ giữa Liên Xô XHCN với các đế quốc TBCN. Mâu thuẫn này chưa đến mức gay gắt để dẫn đến thế chiến 2. Tại sao như vậy? Bởi vì nếu vậy thì sẽ không có Hiệp ước Molotov-Ribbentrop khét tiếng.

Trước tình hình nước Đức Quốc xã đã trỗi dậy, tái vũ trang chuẩn bị cho một cuộc chiến tranh là không thể tránh khỏi, Liên Xô đề nghị với Anh-Pháp ký một hiệp ước quân sự để chống Đức, nhưng Anh-Pháp do đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Liên Xô nên từ chối.

Mặt khác, ý đồ nham hiểm của Anh-Pháp khi họ không hợp tác với Liên Xô là muốn mượn tay Đức tấn công Liên Xô.

Biết được tình hình, Đức đề nghị ký với Liên Xô một hiệp ước hòa bình…và trong tình thế đó sự lựa chọn của Liên Xô là chấp nhận mà không còn con đường nào khác. Hiệp ước Molotov-Ribbentrop ra đời. Theo đó, Xô-Đức cam kết không tấn công lẫn nhau và giữ thái độ trung lập trong trường hợp một trong hai bên trở thành mục tiêu của những hành động quân sự của bất kỳ bên thứ ba nào.

Tuy nhiên, kèm theo Hiệp định, có một Nghị định thư bí mật bổ sung, theo đó:  Đông Âu là phần lãnh thổ nằm trong phạm vi quyền lợi của Đức và Liên Xô. Nghị định này cho phép thành lập chính quyền thân Liên Xô tại Litva, Latvia, Estonia và Đông Ba Lan…

Ngày 1/9/1939 Đức xâm chiếm Ba Lan, và ngày 17/9 quân đội Liên Xô tiến vào miền Đông Ba Lan. Việc phân chia lãnh thổ của Ba Lan giữa Liên Xô và Đức đã được hoàn thành.

Ngày 28/9/1939, Đức và Liên Xô ký kết Hiệp ước hữu nghị về biên giới. Sau đó, Liên Xô đã sáp nhập các nước Baltic gồm Estonia, Latvia, Litva… và một phần của Phần Lan vào lãnh thổ của mình. (Đây là lý do bây giờ các quốc gia vùng Baltic, Ba Lan coi Nga là kẻ xâm lược…)

Sau khi ký với Nga hiệp ước hòa bình, Đức rảnh tay làm cỏ châu Âu. Châu Âu chỉ còn mỗi nước Anh là chưa bị dính gót dày của lính Đức (nhưng bị ăn bom Đức) còn lại ngay cả Đế quốc Pháp cũng đầu hàng vì “để bảo vệ Paris khỏi bị tàn phá”.

Như vậy nếu như ngày 22/6/1941, Đức không phản bội Hiệp định, tấn công Nga thì gần như toàn bộ châu Âu và tương lại cả Anh quốc đều “nói tiếng Đức”, nhưng thật đáng tiếc cho Đức, họ đã không học thuộc bài học lịch sử về Napoleon ở nước Nga.

Nói ra nguồn cơn những điều này, tức Hiệp ước Molotov-Rebbentrop, đã tạo điều kiện cho Đức Quốc xã đánh chiếm châu Âu như nào để dẫn dắt bạn đọc đến một tình thế hiện tại mà Mỹ - Phương Tây đang rất nghi hoặc, lo lắng trước một mối quan hệ Đức – Nga bởi có một Hiệp ước Putin – Merkel!

Liệu có một Hiệp ước Putin – Merkel?

Gần đây có một vấn đề nổi bật chính trong mối quan hệ Nga – Đức là dự án Nord Stream-2 (SP2) mà qua đó khiến Đức phải đối đầu với Mỹ và các quốc Đông Âu, Baltic…

Chúng ta cần lưu ý rằng bản chất của vấn đề ngăn chặn của Mỹ với dự án này không phải là kinh tế, càng không phải sợ Nga chiếm thị phần khí đốt châu Âu của Mỹ…mà là Mỹ không muốn có một tuyến đường ống trực tiếp nối Nga – Đức – Áo, thế thôi.

Điều này được dịch ra nghĩa chính trị là Mỹ không muốn thấy một trục Nga – Đức – Áo hình thành trong tương lai, đặc biệt Mỹ muốn kiềm chế sự trổi dậy của nước Đức – một quốc gia đứng đầu EU, quốc gia sử dụng nhiều khí đốt nhất.

Như vậy, thực chất, người Anglo-Sacxon đang muốn ngăn chặn một liên minh lục địa đầy tiềm năng Nga-Đức. Mỹ đâu có thèm quan tâm đến “dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ”, đúng không?

Liệu trong ý đồ của giới tinh hoa chính trị Đức thực sự có muốn như điều mà người Anglo-Sacxon nghi ngờ không thì chưa rõ, nhưng hành động quyết đoán bỏ ngoài tai sự trừng phạt của Mỹ, tiếng rên la của Ba Lan, Ukraine…để kiên quyết hoàn thành dự án SP2 đã khiến cho dư luận nghi ngờ đã có một Hiệp định bí mật kiểu “Molotov-Rebbentrop” giữa Nga-Đức đã xuất hiện gọi là Hiệp ước Putin – Merkel…

Bối cảnh so sánh…

Vào năm 2011, sau vụ tai nạn tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Thủ tướng Merkel, để làm hài lòng các nhà sinh thái học, đã cắt giảm các chương trình phát triển năng lượng hạt nhân ở Đức. Nhưng những chiếc cối xay gió đã không thể bù đắp nguồn cung cấp năng lượng cho nhu cầu một nền công nghiệp phát triển cao… 

 Tình hình thật khó khăn. Nhưng đúng lúc này, Gazprom Nga xuất hiện và đưa ra mức giá nhiên liệu hóa thạch rẻ nhất từ nguồn cung cấp khí đốt trực tiếp. Nếu thế, Đức đã cứu được ngành công nghiệp của mình, và ngoài ra còn trở thành trung tâm phân phối khí đốt lớn nhất ở châu Âu… 

Một lời đề nghị hấp dẫn “chết tiệt” mà Đức không thể từ chối, nó cũng giống như khi Đức đưa ra đề nghị ký với Liên Xô Hiệp ước “Molotov-Rebbentrop” mà Liên Xô cũng không thể từ chối vậy thôi.

Lịch sử đang lặp lại nhưng theo một sắc thái mới? Và sắc thái đó là:

1, Thỏa thuận giữa Nga-Đức về việc xây dựng SP2 đã dẫn đến việc thành lập “hai bên”. Một bên tham gia mới là Nga-Đức và một bên khác đó là liên minh của các quốc gia châu Âu bị “tổn thương” và các quốc gia khác phải nghe lệnh của Mỹ.

2, Đức đã một mình đưa ra quyết định liên quan đến an ninh năng lượng chung của châu Âu.

3, Đức đã gây nguy hiểm cho nguồn cung cấp khí đốt của Ba Lan, bỏ qua lợi ích của Ukraine - và người Ukraine, được cho là, chỉ bằng cách bơm khí đốt của Nga mới cứu khỏi cuộc xâm lược của Nga vì họ coi đó là cách “bắt Nga làm con tin”.

4, Phía Nga, ngoài ra, Mỹ cho rằng, sau khi ra mắt Nord Stream 2, Vladimir Putin sẽ có thể “bật và tắt đèn” trên khắp Trung Âu bất cứ khi nào ông muốn, tức đây là dự án địa chính trị, tất nhiên Nga phủ nhận, chỉ coi đây đơn thuần là kinh tế…

Rõ ràng, vì lợi ích của đường ống dẫn khí Nord Stream 2, Đức hiện đang cố tình phá hủy sự thống nhất của châu Âu và thậm chí cả quan hệ đồng minh với Mỹ (hợp ý đồ Nga). Berlin khẳng định các nước khác không có quyền can thiệp vào dự án đường ống dẫn khí đốt thuần túy Nga-Đức.

 Mặc dù nền kinh tế của nước Đức hiện đại chưa bao giờ giống nền kinh tế của thời kỳ Đức Quốc xã, và người Đức rõ ràng không tìm cách tấn công Ba Lan, nhưng chỉ những chính trị gia có trí tưởng tượng kém mới không nhớ về “sức mạnh của Đức Quốc xã”. Đức đang lấy lại vị thế thống trị lịch sử của mình trên lục địa này.

Trong dự án này, người Mỹ đã đánh giá thấp quyết tâm chơi tất cả của người Đức. Cho đến gần đây, Washington tin rằng Berlin sẽ “chớp mắt” trước, nhưng không, Đức quyết tâm hoàn thành SP2, chỉ hứa với Mỹ một vài khoản vặt như tăng chí phí quốc phòng, hỗ trợ Mỹ trong thương chiến với Trung Quốc, mua một ít LNG của Mỹ với giá đắt hay một chút về trung chuyển khí qua Ukraine…

Tại sao? Đơn giản là Chính phủ Đức theo nghĩa đen coi dự án là yếu tố sống còn. Bất cứ sự thay đổi nào, chẳng hạn như nghe Mỹ khôi phục lại năng lượng hạt nhân hay ưu tiên hoàn toàn vào nguồn cung khí đốt LNG giá đắt của Mỹ…đều là hành động tự sát chính trị.

Nên biết, Đức sẽ tổ chức một loạt cuộc bầu cử vào năm 2021 gồm sáu cuộc bầu cử cấp khu vực và liên bang vào tháng 9. Tiềm năng năng lượng của Nord Stream 2 và vị trí, vai trò của Moscow sẽ cho phép các chính trị gia Đức được ưa chuộng bởi các cử tri.

Nếu như trước đây đế quốc Anh, Pháp đánh giá thấp sức mạnh quân sự của Liên Xô, không hợp tác để chống lại người Đức thì ngày nay Berlin có nhận thức đúng về sức mạnh Nga và sự tụt hậu sức mạnh quân sự của Mỹ, do đó, hợp tác với Nga được ưu tiên thay vì hợp tác với Mỹ trong vị thế một chư hầu.

 Rõ ràng, người Đức đã phát hiện ra con át chủ bài cực đoan, không thể đánh bại của họ: “Nga là người chị em thiêng liêng của Đức” và như Tổng thống Đức Frank Steinmeier tuyên bố: “Nước Đức nợ Nga Nord Stream 2 vì thảm kịch của Thế chiến II” đã nói lên sự “gần gũi tinh thần với Nga”.

Cự cố vấn cấp cao của Đại sứ quán Mỹ tại Berlin Jeremy Stern cay đắng:

“Nếu người Đức đã nói về sự gần gũi tinh thần với Nga, điều này có nghĩa là: Nord Stream 2 chắc chắn sẽ được hoàn thành, bất chấp các lệnh trừng phạt từ Mỹ. Ukraine, Ba Lan và các nước Baltic, họ sẽ nhớ đến Hiệp ước Molotov-Ribbentrop khét tiếng, nhưng về nguyên tắc, đoàn tàu đã rời đi”.

Đức là quốc gia đứng đầu EU, là đầu tàu của EU bị cáo buộc vì ý đồ cá nhân đã có âm mưu ngầm chống lại phương Tây. Nếu vậy, châu Âu có nguy cơ “toang” rồi.

Khói siêu thanh Nga khiến Mỹ-NATO tắt giọng. Tối hậu thư Lavrov khiến EU hoảng hốt đầu hàng!

 

Trước hết, chúng ta cần thống nhất một số nhận thức về công tác đối ngoại của một quốc gia.

Thứ nhất, công tác đối ngoại hay ngoại giao trong thời bình tầm quan trọng của nó giống như tác chiến trong chiến tranh.

Để đạt được mục tiêu chính trị hay địa chính trị nào đó thì chiến tranh là biện pháp cuối cùng, tồi tệ, rủi ro, thảm khốc không chỉ cho bên bại mà cả bên thắng cuộc. Trong khi đó, công tác đối ngoại (ngoại giao trong thời bình) thắng lợi cũng đạt được mục tiêu đó thay vì phải chiến tranh.

Thứ hai, tùy theo sức mạnh của từng quốc gia mà tư tưởng ngoại giao (không phải là đường lối ngoại giao) cũng khác nhau.

Ngoại giao của quốc gia bá chủ thế giới như Hoa Kỳ thì cứng rắn, áp đặt, được hỗ trợ bởi các nhóm tác chiến tàu sân bay, VKHN…hay gọi là “ngoại giao pháo hạm”. Đương nhiên, các quốc gia còn lại thì phải mềm, dẻo, luôn ở cửa dưới và rất ít khi nói “không” như các cường quốc.

Thứ ba, do nhiệm vụ trọng yếu như vậy cho nên chức danh “Ngoại trưởng” có vị trị rất quan trọng trong bất kỳ quốc gia nào (Hoa Kỳ, ngoại trưởng được xem là nhân vật số 2 sau Tổng thống). Cho nên, tuyên bố của Ngoại trưởng là tuyên bố của quốc gia đó – tuyên bố của nguyên thủ quốc gia.

Sergei Lavrov – “truyền nhân” của Andrei Gromyko!

Andrei Gromyko là ngoại trưởng Liên Xô từ 1957-1985, có một phong thái ngoại giao rất nghiêm khắc, kiên định lập trường, không khoan nhượng, thậm chí cứng rắn, luôn yêu cầu một điều: Phương Tây phải tôn trọng đất nước của ông.

Trong thời gian là Ngoại trưởng, để bảo vệ lợi ích đất nước, ông đã hơn 20 lần dùng quyền phủ quyết (nói không) của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an LHQ. Vì thế, ông được biệt danh là “Mr No” - một biệt danh kính trọng của phương Tây.

Và, một tuyên bố nổi tiếng cứng rắn của ông khi Thổ Nhĩ Kỳ - NATO có ý răn đe đóng eo biển Bosphorus để bít lối ra của hạm đội Biển Đen:

“Để bơi ra Địa Trung Hải quá dễ dàng, Hạm đội Biển Đen chỉ cần phóng mấy loạt tên lửa (hạt nhân) là xong. Làm như vậy sẽ xuất hiện thêm các luồng lưu thông khác, ngoài eo biển Bosphorus, nhưng đáng tiếc là khi đó, đô thị cổ kính Istanbul sẽ không còn tồn tại”.

Rõ ràng là ông Andrei Gromyko ở vị trí ngoại trưởng Liên Xô lúc Liên Xô đang là một cường quốc hùng mạnh nên “nói có gang có thép” cũng là dễ hiểu, nhưng hậu duệ của ông, Sergei Lavrov – Ngoại trưởng LB Nga thì không được may mắn như vậy…

Sergei Lavrov nhận nhiệm vụ Ngoại trưởng LB Nga với một trọng trách  là để “khôi phục ảnh hưởng đã mất ở cấp độ toàn cầu và trả lại cho Nga vai trò của một cường quốc bằng mọi cách...” Do đó “thế” của Lavrov không thuận lợi bằng “thế” của Gromyko.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2007, Putin “phát lệnh” bằng một diễn văn địa chính trị quan trong nhất của thế kỷ 21 tại Hội nghị an ninh Munich thì “tư chất ngoại giao” của Lavrov đã bắt đầu phát tiết xứng danh là “truyền nhân” của Gromyko – Mr No.

Vị thế nước Nga qua lối ngoại giao của Lavrov

WHO ARE YOU TO FUCKING DOING ME? Dịch ra ngôn ngữ Việt ít tục hơn là: “Anh là ai mà đọc bài giảng cho tôi nghe?” Hay: Mày là ai mà lên giọng đạo đức cho tao”.

Cụm từ này được cho là đã được Sergei Lavrov nói vào năm 2008 trong cuộc trò chuyện với Ngoại trưởng Anh khi đó là David Miliband để đáp lại những “lo ngại” của ông ta về tình hình xung quanh các hành động khiêu khích của Gruzia đối với lực lượng gìn giữ hòa bình Nga và người dân Nam Ossetia.

Miliband lưu ý rằng châu Âu buộc phải xem xét lại mối quan hệ của mình với Nga để đáp lại hành vi gây hấn của nước này. Lavrov hỏi đáp lại rằng Miliband có biết gì về lịch sử Nga không và liệu anh ta có nhớ rằng Anh, cùng với Hoa Kỳ, đã xâm lược Iraq vào năm 2003, và bây giờ dám nói lắp về một số loại luật pháp quốc tế?

Và, cũng với phong cách này “Mày là ai mà đọc bài giảng cho tao nghe?” trong chuyên thăm của “Ngoại trưởng” EU là Josep Borel. Josep Borel “phàn nàn” về sự đán áp dã man của cảnh sát Nga trong vụ Navalny, bắt giữ tùy tiện những người biểu tình ôn hòa…và đe dọa trừng phạt nếu không thả Navalny ngay lập tức…  

Lavrov ngay lập tức tung ra 3 cú đấm liên tiếp khiến “ngoại trưởng EU” ngả quỵ, khiến giới ngoại giao EU phản đối và cáo buộc Lavrov xỉ nhục “ngoại trưởng” của họ và đòi cắt chức Josep Borel vì thảm hại tại Nga…

Cú đấm thứ nhất là Lavrov tung đoạn video ghi lại cảnh cảnh sát Pháp, Mỹ, Phần Lan... đối xử “nhân đạo" gấp trăm lần cảnh sát Nga như nào khiến Youtube phải xóa gấp vì hình ảnh bạo lực...

Cú đấm thứ hai là đuổi 3 nhà ngoại giao EU về nước khi đã đi ủng hộ biểu tình giải cứu Navalny. Borel ê ẩm mặt mày vì Lavrov muốn nói rằng “nếu ủng hộ biểu tình, ủng hộ Navalny, can thiệp vào Nga thì cút…” (trong khi đó Putin không tiếp Borel vì Putin không muốn gặp đại diện của một “tổ chức công cộng – EU”)

Và cú cuối cùng là tuyên bố EU là đối tác không tin cậy, sẵn sàng cắt đứt mọi quan hệ nếu cứ thói xấc xược can thiệp vào công việc nội bộ, chủ quyền nước Nga. Với Nga EU hoặc là thay đổi hoặc là không tồn tại.

“Mày là ai mà đọc bài giảng cho tao nghe!”. Cụm từ này được gán cho Lavrov nhưng Lavrov không từ chối, bởi trong giai đoạn hiện nay đó là tư tưởng đối ngoại của Nga thể hiện vị thế của Liên bang Nga thời Putin.

Và, đúng như Lavrov nói, Nga không muốn tự cô lập, nhưng Nga không muốn có những kẻ không hiểu mình là ai lại thò mũi vào công việc của người khác. Nga là quốc gia có chủ quyền. (Chúng tôi sẽ phân tích những thú vị sau tối hậu thư của Lavrov khiến EU hoảng hốt như nào ở bài sau)

Khói của tên lửa siêu thanh Nga làm Mỹ-NATO nghẹt thở…

Quy tắc cổ điển được áp dụng: ngoại giao trở nên chủ động và hiệu quả khi nó dựa vào một đội quân mạnh tức một sức mạnh đáng tin cậy. Đại diện cho sức mạnh đó là Đại tướng – Bộ trưởng quốc phòng Nga Sergei Shoigu.

Trong cuộc tuyên bố sẵn sàng cắt đứt quan hệ với EU, Lavrov đã không vô tình khi nhấn mạnh rằng: “Nga đã trở nên hoàn toàn tự cung tự cấp về mặt quân sự…”, nghĩa là không ai có thể ngăn cản được sức mạnh và sự phát triển sức mạnh của quân đội Nga.

 Tên lửa siêu thanh Nga (hay phim hoạt hình của Putin) đã chính thức đập tan huyền thoại bất khả xâm phạm và ưu thế quân sự của Mỹ. Và, thật lý thú là chính Nga (chứ không phải Mỹ) đã kéo Mỹ vào cuộc chạy đua, chính xác là chạy đuổi theo Nga, mà khiến Mỹ có thể sập tiệm như Liên Xô.

Tại Hội nghị an ninh Munich, Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố rằng “nước Mỹ đã trở lại”, “Liên minh Đại Tây Dương đã phục hồi…” nhưng 30 quốc gia thành viên NATO chẳng ai phấn khích, hưng phấn như xưa. Bởi, như người Việt Nam thường ví von: “một trăm lời nói (của Biden) không bằng vệt khói (tên lửa) siêu thanh”.

Vũ khí siêu thanh các loại của Nga trên không, trên đất liền, trên biển, dưới lòng biển dùng để tấn công vào các mục tiêu của Mỹ-NATO mà không bị đánh chặn, cản phá là đã đủ và sẵn sàng…khiến cho vấn đề của Mỹ-NATO bây giờ không phải là đánh Nga ra sao mà là sẽ ra sao khi bị Nga đánh.

Nga đã giơ “chiếc búa Uranium”!

 

Nga đã đơn phương rút khỏi thỏa thuận cung cấp uranium hexafluoride cho Mỹ

Vào tháng 8/2017, trước những đòn trừng phạt liên tục của Mỹ nhằm vào Nga, tôi đã viết bài Nga có thể đập sụp đổ kinh tế Mỹ bằng “chiếc búa Uranium”, bởi nếu một nước Nga khi “sự kiên nhẫn đã đến giới hạn” thì sẽ có phản ứng đáp trả. Thế nhưng đã hơn 4 năm, người Nga không sử dụng đòn trả đũa này.

Bây giờ, vào ngày 5/3/2021, chính quyền Nga - Putin đã quyết định chấm dứt thỏa thuận giữa Cục năng lượng nguyên tử Nga với Bộ năng lượng Mỹ.  Đây là một thỏa thuận quy định việc cung cấp uranium hexafluoride từ Nga cho Mỹ, một dẫn xuất thu được sau khi pha loãng và xử lý lại “Uranium cấp độ vũ khí” của các đầu đạn hạt nhân của Nga.

Quyết định do Thủ tướng LB Nga Mikhail Mishustin ký. Rosatom (Tập đoàn năng lượng hạt nhân LB Nga) thi hành ngay và luôn,  Bộ Ngoại giao Nga có trách nhiệm thông báo cho phía Mỹ về quyết định này.

Vậy là “chiếc búa Uranium” đã được người Nga giơ lên… Rosatom Nga im như thóc, không có một bình luận gì về quyết định này.

HEU – LEU là gì?

Sau khi Liên Xô sụp đổ, người Mỹ có 2 mục tiêu cấp bách và quan trọng là (1) tước bỏ toàn bộ VKHN, tiềm năng hạt nhân của toàn bộ quốc gia trong “không gian hậu Xô viết” và (2) tiến tới giải giáp VKHN của Nga, “bẻ chiếc răng nguyên tử của gấu Nga”. Và, chương trình Nunn-Lugar ra đời.

Mục tiêu thứ nhất đã thành công như mong đợi,  một số thỏa thuận đã được ký kết, trong đó chính là START-1 và Nghị định thư Lisbon được đính kèm, theo đó Belarus, Ukraine và Kazakhstan từ bỏ quy chế hạt nhân. Tất cả VKHN trước đây nằm trong lãnh thổ của họ đều được chuyển giao cho Nga.

Mục tiêu 2 thì không đơn giản. Trong khi chương trình Nunn-Lugar đang thực hiện thì Mỹ thỏa thuận với Nga công thức HEU-LEU tức là “pha loãng” uranium được làm giàu cấp độ vũ khí ở đầu đạn hạt nhân Nga thành uranium làm giàu cấp độ thấp hơn cho các nhà máy điện hạt nhân (NPP) của Mỹ.

Sáng kiến này của Mỹ  đã được đón nhận rất thuận lợi, chính quyền Tổng thống Nga Yeltsin đã chấp hành mọi mệnh lệnh từ các cơ quan chức năng trong lĩnh vực này của Mỹ. Tiến sỹ Thomas Neff - tác giả của công thức Heu-Leu đã gọi “đây là một thương vụ Uranium vĩ đại” là không ngoa.

Kết quả, 500 tấn uranium cấp độ vũ khí trong các đầu đạn hạt nhân Nga được pha loãng biến thành 15 ngàn tấn uranium hexafluoride – một chất cần thiết cho nhiên liệu NPP, trong khuôn khổ Heu - Leu đã xuất đến Mỹ. (Năm 2013, 60 tấn là lô xử lý cuối cùng gửi đến Mỹ).

 Việc loại bỏ đầu đạn hạt nhân, làm cạn kiệt uranium cấp độ vũ khí thành uranium hexafluoride theo công thức Heu-Leu, xuất sang Mỹ cho các NPP của họ được thực hiện trong khuôn khổ một chương trình rất kêu: “Megatons đến Megawwatts”. Người Mỹ đã coi đây là “chiến thắng tùy chọn” khi VKHN Nga đã thắp sáng nước Mỹ.

Tính đến năm 2000, Nga đã cung cấp gần một nửa nhiên liệu cho các NPP Mỹ tương đương 10% năng lượng điện trên toàn nước Mỹ.

Mỹ thắng dễ, chủ quan, ăn đòn ngược…

Thật lý thú khi thỏa thuận hay công thức Heu-Leu đã chơi một trò chơi tàn nhẫn không chỉ với Nga mà cả với người sáng tạo ra nó, người Mỹ bị dính đòn ngược đau đớn, thảm họa hơn nhiều…

Trong khi nước Mỹ đã, đang và sẽ mãi mãi chiếm ưu thế quân sự và bất khả xâm phạm thì tại sao lại phải sản xuất ra thứ mà mua nó rẻ hơn 12 lần? Tại sao lại phải lo sợ một nước Nga có nền kinh tế như một trạm xăng, có một đội quân xộc xệch như đã thấy ở Gruzia trổi dậy chống lại lệnh Mỹ?...

Tuy nhiên, giống như một con thú được nuôi trong chuồng luôn có thức ăn ngon và ăn no nên mất hết bản năng săn mồi: người Mỹ đã phạm phải một sai lầm nghiêm trọng, họ đã quên mất cách làm giàu uranium cho NPP của mình và làm chủ nguồn uranium thô.

1, Về công nghệ

Sau hai thập kỷ hợp tác với Nga, các công ty năng lượng Hoa Kỳ tiết kiệm hàng tỷ đô la từ việc mua uranium của Nga, nhưng mất gần như tất cả các năng lực của họ trong lĩnh vực này. Mỹ đang tụt lại phía sau trong công nghệ làm giàu uranium của Mỹ cho NPP như các chuyên gia năng lương đáng giá, Mỹ đang “ở mức đầu năm 90 của thế kỷ trước”.

Từ năm 2013, Mỹ đã nhận biết được nhưng đã muộn. Bằng chứng về điều này là sự thất bại của Centrus (USEC cũ) trong việc chế tạo cơ sở làm giàu uranium đầu tiên ở Mỹ bằng máy ly tâm (công nghệ ly tâm thay công nghệ khếch tán khí của Mỹ). Vào tháng 2 năm 2016, nó đã chính thức được thông báo rằng tất cả các công việc trong dự án này đã bị ngừng lại. Bởi lẽ, tiền, Mỹ không thiếu, nhưng không có đội ngũ kỹ thuật cho nó.

 Theo Hiệp hội nguyên tử thế giới, Mỹ đứng thứ năm trên thế giới về năng lực làm giàu uranium sau Pháp, Trung Quốc và tập đoàn URENCO, trong khi Nga chắc chắn là nước đứng đầu, vì nước này có năng lực gấp đôi so với tập đoàn URENCO (đứng thứ hai trong bảng xếp hạng) và gấp sáu lần so với Mỹ.

2, Về làm chủ nguồn cung uranium khoáng

Ông Sebastian Gorka cựu trợ lý của TT Trump đã đòi xử tội phản quốc và tử hình bằng ghế điện đối với bà Hillary Cinton.

Ông Gorka nhắc tới vụ Bộ Ngoại giao Mỹ thời bà Clinton làm Ngoại trưởng hồi năm 2010 đã phê duyệt cho Rosatom – Nga mua lại Công ty Uranium One (Canada), từ đó Nga kiểm soát 20% nguồn cung uranium cho các nhà máy điện hạt nhân của Mỹ.

Nếu chỉ con số 20% thì ông Gorka chưa đến mức nổi giận như vậy, vì 80% còn lại Mỹ có thể có từ nước ngoài khác Nga như ở châu Phi, các nước hậu Xô viết, con số đó chỉ là Uranium thô, không phải là Uranium được làm giàu - nhiên liệu cho NPP.

Con số 11% là khả năng Mỹ tự túc được nhiên liệu cho NPP của mình khi mất nguồn cung Uranium đã làm giàu, theo đánh giá của cựu Bộ trưởng năng lượng Mỹ, ông Abraham, mới khiến cho ông Gorka điên loạn như vậy.

Ông Ashton Carter – người phát triển học thuyết hạt nhân Mỹ đã thành thật thừa nhận: Vương miện của chương trình Heu-Leu là “hàng chục nghìn nhà khoa học từ khu liên hợp công nghiệp-quân sự Nga, người đã ký hợp đồng với Hoa Kỳ đã không phải tạo ra tàu ngầm và tên lửa cho đất nước của họ, mà là để phá hủy chúng…”

Đáng tiếc Nga – Putin không phải tay vừa. Putin đã lợi dụng sự sai lầm của Yeltsin đã bí mật, đánh lừa tình báo Mỹ -PT tập trung nguồn lực, tài chính để tái vũ trang Quân đội Nga. Và với cái giá 17 tỷ dollar cũng góp một phần thúc đẩy ngành CNQP Nga phát triển bí mật tạo ra những Avangrad, Daggers, Poseidons…

Và bây giờ, Nga chính thức cắt nguồn cung nhiên liệu cho NPP của Mỹ, nói chính xác là giờ NPP của Mỹ cần mua Uranium hexafluoride của Nga thì Nga sẵn sàng bán, tuy nhiên, không như trước, giá cả do Nga định đoạt.

Với 20% tổng lượng điện của NPP Mỹ cung cấp cho cả nước và riêng miền Đông nước Mỹ của NPP chiếm 40%, từ bây giờ nước Mỹ hãy lo lấy nhiên liệu cho NPP để có Megawwatts cho người dân và “suy nghĩ 2 lần” về hành vi của mình để không nhận được “Megatons” từ Nga.

Thời “chiến thắng tùy chọn” của Mỹ với Nga đã qua…

Trung Đông lo sợ trong cuộc chiến “năng lượng xanh” và dầu lửa!

 

Thực chất đó là một cuộc cạnh tranh không lành mạnh…

Trong bài “Nga đang vẽ lại bản đồ địa chính trị Trung Đông!”, chúng tôi đã đề cập đến vấn đề Nga đã “động binh” để thách thức địa vị thống trị của Mỹ tại đây như thế nào, và, bây giờ chúng ta xem cách hành xử của Nga, Mỹ để tạo ra một cục diện địa chính trị có lợi cho mình ra sao…

Sự phản kháng của “đàn cừu”…

Lần đầu tiên trong nửa thế kỷ qua, các quốc gia Trung Đông thực sự sợ hãi...

Thật không thể tin được các chế độ quân chủ Trung Đông từng như là “người vợ yêu dấu chính” của Mỹ trong khu vực trong bao nhiêu thập kỷ, nhưng ngày nay, kể từ khi Nga xuất hiện như là người chơi chính ở Trung Đông, họ đã trở thành kẻ thù chính của Mỹ…

Có thể nói Trung Đông được tham chiếu như một mạng nhện nơi có tồn tại một cuộc chiến liên miên giữa các quốc gia với nhau. Nếu như Mỹ là ông Trùm cấp cao thì Ả rập Saudi là một ông Trùm khu vực, đệ tử trung thành của Mỹ, luôn bắt nạt, đe dọa, gây thù chuốc oán với các quốc gia nhỏ.

Vì vậy, một khi Ả rập Saudi bị Mỹ trừng phạt thì logic địa chính trị là các quốc gia khác sẽ vui mừng bởi điều này giúp họ dễ đối phó với nhà Saudi hơn. Thế nhưng, khi Mỹ buộc tội nhà Saudi sát hại nhà báo Khashoggi và quyết định trừng phạt Thái tử MBS và 76 “thần dân” của Thái tử thì Liên minh các quốc gia Ả rập đã thống nhất và để làm gì? Để bảo vệ nhà Saudi và Thái tử MBS.

Ngạc nhiên? Không! Vì đây là logic của các quốc gia Trung Đông: “Hôm nay – của họ, và ngày mai – chúng ta”. Có nghĩa là hôm nay Mỹ “giết thịt” được con cừu này thì ngày mai, ngày kia có thể đến lượt họ.

Thực ra, vụ giết hại nhà báo này đã xảy ra dưới thời Trump là Tổng thống Mỹ, mặc dù dư luận thế giới phản ứng, lên án rầm rộ Thái tử MBS song Mỹ vẫn im lặng. Sự im lặng “ăn tiền” khi nhà Saudi đã hợp đồng mua Mỹ 100 tỷ USD vũ khí.

Tuy nhiên, hiện nay tình thế thay đổi và chính quyền mới của Mỹ đã “đọc bài giảng” nhưng Ả rập Saudi có vẻ khó chịu không nghe…

Việc buộc Saudi ký tiếp hợp đồng 17 tỷ USD vũ khí và vụ thương lượng 390 tỷ USD như đã nói, không thành công khi Saudi đã dám nói “không” chỉ là “giọt nước cuối cùng…” khiến Mỹ nổi giận…

Một khi Ả rập Saudi mà còn bị như vậy thì các quốc gia Ả rập khác sẽ ra sao? Nói chung tất cả họ đều trong một tình thế: Trên đầu họ Mỹ đã treo lên một “thanh gươm Damocles”.

Cuộc chiến “năng lượng xanh”!

Giới tinh hoa theo chủ nghĩa toàn cầu của Mỹ và phương Tây đã tuyên chiến với “sự nóng lên của trái đất” với chủ đề cái gọi là Các công nghệ “phi sinh thái”, được cho là có “lượng khí thải carbon”…

Việc trái đất nóng lên là do hiệu ứng nhà kính bởi con người đã thải khí carbon làm thủng tầng ozon…mà các nhà khoa học đã cảnh báo, nhưng cũng có các nhà khoa học khác đã chứng minh cho thấy chỉ một lần núi lửa như ở Indonesia hoạt động là gấp 1000 lần loài người thải khí đó ra đến nay.

Vậy thì khí carbon do con người thải ra là nguyên nhân chính? Có lẽ chỉ chính quyền Mỹ thời Donald Trump là Tổng thống hiểu rõ nhất vì chính Mỹ đã rút khỏi cái Nghị định thư Tokyo cắt giảm “khí thải” này…Ôi, Ngài Donald!

Tại sao có cuộc chiến này? Đơn giản là hạn chế nguồn năng lượng từ khí đốt, dầu, để thế giới tập trung đầu tư vào “năng lượng mặt trời”, “cối xay gió”, điện hạt nhân mà công nghệ Mỹ-phương Tây là nòng cốt.

Đây là một cuộc chiến mà Trung Đông sợ đến không thở được bởi nó hứa hẹn không chỉ về kinh tế mà là sự hủy diệt về thể chất. Tại sao vậy?

Mở đầu, hàng hóa của những quốc gia sử dụng năng lượng xanh không thể cạnh tranh nổi với hàng hóa của những quốc gia sử dụng năng lượng truyền thống. Bởi vì tất cả các đối thủ cạnh tranh chính trên thế giới của họ đều đang cày xới lĩnh vực năng lượng cũ kỹ này. Bạn có thể áp thuế và thuế đối với hàng hóa thành phẩm vì “dấu vết carbon”, bạn có thể bắt đầu một chiến dịch quốc tế về quấy rối và phỉ báng vì lý do môi trường, tất cả những điều này đang được thực hiện và sẽ được thực hiện, nhưng nó không đáng tin cậy, vì vậy họ sẽ làm nó dễ dàng hơn nhiều! Ví dụ: bạn có thể cho nổ tung khu vực Trung Đông, theo nghĩa đen và nghĩa bóng - làm gián đoạn nguồn cung cấp dầu và khí đốt trên khắp thế giới.

Và điều gì sẽ bắt đầu? Giá năng lượng sẽ tăng vọt, và tất cả những chi phí tăng khủng khiếp này sẽ được chuyển sang giá - và hàng hóa được sản xuất ở các nước đang phát triển sẽ trở nên không thể cạnh tranh được…Trong khi đó, “năng lượng xanh” đột nhiên rẻ hơn nhiều và bấy giờ Mỹ-phương Tây sẽ không còn thực hiện sách lược “dầu cho dollar” nữa mà sẽ là “cối xay gió, pin mặt trời, NPP cho dollar”.

Nga và Mỹ trong cuộc chiến…

Chính quyền mới của Mỹ do Đảng Dân chủ cầm quyền đã lập tức khởi động…Cụ thể bãi bỏ lệnh rút khỏi Nghị định thư Tokyo của Trump (tham gia lại), ngừng dự án đường ống dẫn dầu khí đến 9 tỷ USD với Canada mà Trump đã ký…Nói chung những dự án nào mà Trump tiến hành “ảnh hưởng đến môi trường” là Biden cắt bỏ…

Với Nga, đến giờ chúng ta mới hiểu là tại sao Tổng thống Nga Putin không muốn và không để giá dầu, khí lên quá cao.

Nga cho biết với giá dầu 40 dollar/thùng là ngân sách Nga đủ sống và thông thường khi giá dầu lên thì càng tốt cho ngân sách Nga, tuy nhiên Nga cho rằng giá dầu cao trong khoảng 60-70 dollar/thùng là chuẩn và không để lên cao. Tại sao?

Nếu cao quá, Nga chỉ có lợi trong ngắn hạn, nhưng dài hạn thì các quốc gia sử dụng năng lượng truyền thống sẽ bị phá sản và, đó cũng là lúc “năng lượng xanh” lên ngôi bá chủ, Nga sẽ mất nguồn tiêu thụ. Đặc biệt dưới thời chính quyền Biden thì giá cao càng đặc biệt nguy hiểm.

Chính vì thế Nga phải giữ giá dầu đủ thấp để cạnh tranh với “năng lượng xanh”.

Rốt cuộc, cuộc chiến “Năng lượng xanh” thực chất không có gì là xanh hay sinh thái, mà chỉ đơn giản là một phương thức cạnh tranh không lành mạnh…Nhưng, giá cả và ngoại giao không thể ngăn chặn một tay Trùm khét tiếng như Mỹ, cho nên, quân đội Nga phải động binh tại Trung Đông.

Nga đang vẽ lại bản đồ địa chính trị Trung Đông!

 

Sau khi đập tung tóe bàn cờ địa chính trị Trung Đông, Nga giờ đang sắp xếp lại…

Bản đồ địa chính trị khác với bản đồ hành chính. Hiện nay, bản đồ địa chính trị Trung Đông đã rất khác với thời chiến tranh lạnh và đặc biệt khác xa với thời kỳ Liên Xô sụp đổ, Mỹ lên ngôi Bá chủ thế giới…

Công cụ để vẽ bản đồ địa chính trị của Nga

Ai đó muốn vẽ lại bản đồ địa chính trị khu vực hoặc thế giới thì phải có sức mạnh kinh tế và quân sự trong đó sức mạnh quân sự có tính quyết định.

Đức muốn vẽ lại bản đồ thế giới bằng cách tiến hành cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 nhưng thất bại. Mỹ-phương Tây vẽ lại bản đồ địa chính trị thế giới bằng một cuộc chiến tranh lạnh đã thành công khi Liên Xô sụp đổ. Và, bây giờ, Nga đang vẽ lại bản đồ địa chính trị Trung Đông, bắt đầu bằng “động binh” tại Syria ngày 30/9/2015.

Bắt đầu, làn khói của 26 quả tên lửa Kalibr của Nga từ hạm đội Caspian bay đến Trung Đông…là “nét vẽ” đầu tiên. “Nét vẽ” dài 1500 km với 142 điểm uốn lượn, ẩn hiện hoang dã, trên vòm trời Trung Đông kết thúc chính xác tại Syria.

Quân đội Nga, lực lượng hàng không vũ trụ Nga (VKS), lực lượng tác chiến điện tử, hệ thống phòng không cùng với Hạm đội Địa Trung Hải của Hải quân Nga – điều mà trước đây Liên Xô chưa từng thực hiện được, đã gần như làm chủ vùng trời, vùng biển Trung Đông là những “nét vẽ” tiếp theo…

Nga chính thức trở thành là người chơi chính tại Trung Đông thách thức địa vị thống trị của Mỹ. Tại đây, Mỹ không phải là thế lực duy nhất. 

Kể từ đây, một số quốc gia Trung Đông trung thành với Mỹ với lý do e sợ sức mạnh Mỹ, tin tưởng vào ô bảo vệ của Mỹ như trước thì nay tư tưởng đó đã thay đổi. Họ sẵn sàng nói “không” với Mỹ, không ngoan ngoãn như xưa nếu như Mỹ bất chấp lợi ích quốc gia của họ.

Rõ ràng, sự xuất hiện của người Nga tại Trung Đông đã làm thay đổi, đập tung tóe bàn cờ địa chính trị Trung Đông trước khi họ tổ chức từng bước vẽ lại hay sắp xếp lại bản đồ địa chính trị Trung Đông.

Lavrov – Gấu Nga đang đến…

Hôm kia, ngày 10/3/2021 Ngoại trưởng Nga Lavrov “bất ngờ” có chuyến công du đến Riyadh - Ả rập Xê-út (Saudi). Sự kiện gây xôn xao dư luận ở Washington. Chuyến đi này được tiến hành trong bối cảnh có sự thay đổi trong đường lối của Nhà Trắng đối với Riyadh.

Lavrov là người đứng đầu Bộ Ngoại giao Nga đã trở thành nhà ngoại giao cấp cao đầu tiên từ các quốc gia bên ngoài khu vực Trung Đông đã gặp Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammad bin Salman (MBS) sau khi Mỹ công khai cáo buộc ông này liên quan đến vụ sát hại nhà báo Jamal Khashoggi và áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với 76 thần dân của Vương quốc.

Những gì đang xảy ra có vẻ kỳ lạ. Cơ sở của sự thống trị toàn cầu của Mỹ là sự thống trị của đồng USD, do đó dựa trên thỏa thuận “dầu lấy USD” đạt được với Saudi từ những năm 70 của thế kỷ trước với tư cách là người giám sát chính thị trường dầu mỏ thế giới. Saudi là trọng tâm, trọng điểm địa chính trị của Mỹ không chỉ Trung Đông mà cả thế giới…

Tại sao, có vẻ như Biden lại “tự bắn vào chân mình”? Phải chăng hệ thống “petrodollar” tức “dầu lấy USD” đã hết thời phát huy tác dụng?

Nước Mỹ không còn là một quốc gia. Đội giành chiến thắng trong các cuộc bầu cử tổng thống ở đó được đại diện bởi các tập đoàn tài chính xuyên quốc gia muốn giành quyền kiểm soát trực tiếp “tất cả tiền bạc trên thế giới”. Họ không còn quan tâm đến trung gian. (Chúng ta có dịp bàn đến tại sao nước Mỹ lại đưa một ông già có bệnh mất trí nhớ…lên Tổng thống)

Nhận ra điều này, giới lãnh đạo Saudi đã cố gắng thể hiện sự chống đối...

Saudi tuyên bố quan tâm đến việc mua ba (theo các nguồn tin khác là bốn) trung đoàn S-400 Triumph từ Nga, cũng như thay thế 200 chiếc F-15 đã lỗi thời và cũ nát. Thay những chú “đại bàng trong Không quân Hoàng gia Anh” bằng Su-35S của Nga.  Từ ATGM "Kornet" đến hệ thống súng phun lửa hạng nặng TOS-1A và súng trường tấn công AK-103.

Cần lưu ý rằng đây không phải là lần đầu tiên KSA tỏ ra “quan tâm” như vậy. Ví dụ, trong các cuộc giao dịch địa chính trị trước đó vào năm 2017, họ cũng cố gắng cho Washington thấy rằng “chúng tôi cũng có thể đến Moscow”. Và họ cũng không chịu áp lực của Trump bằng cách ký mở rộng chương trình mua sắm quân sự của Mỹ thêm 17 tỷ USD.

Có thể đây là hành động lừa dối để gây áp lực với Mỹ của nhà Saudi, vì nếu như thế thì thỏa thuận “dầu cho USD” bị phá vỡ. (Nhắc lại: Theo thỏa thuận “dầu cho USD” thì Mỹ sẽ bảo vệ cho các mỏ dầu của Saudi. Mỹ sẽ cung cấp cho người Ả Rập vũ khí, được bảo vệ trước Israel. Đổi lại: (1) Nhà Saudi phải đồng ý định giá tất cả doanh số bán dầu của họ chỉ bằng USD Mỹ và (2) Saudi phải đầu tư số tiền thặng dư dầu của họ vào chứng khoán nợ của Mỹ.)

Nhưng, trong sự kiện này, “dầu cho USD” không liên quan gì đến những gì đang xảy ra. Nếu vào năm 1973, người Mỹ cần sự hỗ trợ tích cực của một nhà cung cấp hàng đầu để giao dịch “dầu cho USD” là Saudi, thì giờ đây hệ thống này Mỹ không còn cần đến dịch vụ của Saudi nữa.

Vấn đề là ở chỗ khác được báo chí Nga nêu sự thật, đó là tranh giành nhau tài sản 390 tỷ USD được đầu tư vào hơn 200 dự án ở 47 quốc gia. Đây là quỹ tài sản có chủ quyền lớn nhất trên thế giới. “Những ông bố Mỹ vô danh” muốn tự mình nhặt lấy, chế độ quân chủ nhà Saudi không muốn từ bỏ… 

Không thể đưa “cuộc chiến” này lên bình diện công khai. Mỹ và Saudi đã có cuộc điện đàm kéo dài 2 tiếng rưỡi. Kết quả thành công hay không xem lệnh trừng phạt của Mỹ ban bố thì hiểu…Mỹ không thể chấp nhận lối ngạo mạn, chống đối của nhà Saudi và muốn dạy cho chư hầu một bài học…

Trong bổi cảnh đó, ngài Lavrov đột ngột xách cặp đến Riyadh không phải là ngẫu nhiên, và Washington chăm chú theo dõi, lo lắng, bất an…không phải là không có cơ sở. Điều gì xảy ra khi nhà Saudi ngả về tay Trùm mới mà “khói tên lửa siêu thanh của hắn làm cho ông chủ Mỹ tức thở’?