Thứ Năm, 24 tháng 12, 2020

Nga nắn gân “học thuyết hạt nhân” Mỹ!

 

Học thuyết hạt nhân của Mỹ sẽ áp dụng với bất kỳ quốc gia nào, trừ Liên bang Nga.

Học thuyết hạt nhân của Mỹ về việc sử dụng vũ khí hạt nhân (VKHN) được trình bày rõ ràng, rằng, trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công lớn, trực tiếp vào Mỹ thì Mỹ sẽ sử dụng VKHN.

Xem trước “Màn hủy diệt thế giới”…!

Như đã biết, vào ngày 9 tháng 12,  dưới sự chỉ huy của Tổng thống - Tổng Tư lệnh Tối cao Các Lực lượng Vũ trang Nga, một cuộc “bắn đạn thật” của các lực lượng tấn công bộ 3 hạt nhân chiến lược Nga: trên bộ, trên biển và trên không của Nga xảy ra…

Chú ý: Ảnh trên là lập trình của giới quân sự Mỹ-NATO về đường bay của các tên lửa mà đã phóng đi là gần như chính xác theo thông báo của Bộ QP Nga.

Đột nhiên, 2 ngày sau khi tuyên bố kết thúc cuộc bắn đạn thật này thì vào thứ Bảy ngày 12/12, SSBN của Hạm đội Thái Bình Dương mang tên “Vladimir Monomakh” đã phóng “SALVO” 4 tên lửa đạn đạo “Bulava” từ Biển Okhotsk. Tên lửa bay đúng mục tiêu trên các thao trường của bãi tập Chizh ở vùng Arkhangelsk.

Tất cả các cuộc “bắn đạn thật” trên thì tên lửa đều mang đầu đạn hạt nhân, và nếu như coi đó là một đòn tấn công của bộ 3 hạt nhân chiến lược của Nga thì có vẻ như mọi người đã sao nhãng một sự kiện cùng trong khoảng thời gian đó: chiến hạm “Đô đốc Gorshkov” đã nhấn nút phóng một Zircon vào một mục tiêu ven biển từ khoảng cách 480 km thành công.

(Sự kiện này lúc đầu Nga tung tin là sẽ phóng thử Zircon với tầm bắn 1000 km, tuy nhiên, “Đô đốc Gorshkov phóng Zircon tại Biển Bắc khi chỉ bay 480 km thì Mỹ-NATO cho rằng Nga đã thất bại, còn truyền thông thì hầu như bỏ quên. Đừng tin Nga nói)

Vậy, chúng ta có suy nghĩ gì trong hoạt động quân sự này của Nga?

Rõ ràng, đây không phải là một cuộc tập trận Chỉ huy-Tham mưu chiến lược bộ ba tấn công hạt nhân dạng tên mã “Thunder-2019” hay “Lá chắn hạt nhân mùa thu”, “Chiến tranh hạt nhân mùa thu”…mà lần này không có tên mã, nó mang một sắc thái khác: Đây là một cuộc “bắn đạn thật” cho một đòn tấn công dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng thống-Tổng tư lệnh Puttin.

Có thể nói, nhìn toàn cảnh, đây là một bức tranh tấn công của bộ ba hạt nhân chiến lược của Nga bao gồm tên lửa siêu thanh đã vận hành trơn tru và hoàn thiện. Đó là một bộ ba tấn công hạt nhân có độ tin cậy, chính xác, độc đáo và sức hủy diệt lớn, đặc biệt, không một phương tiện nào của ai có thể ngăn chặn.

Truyền thông phương Tây sau khi chứng kiến cảnh cuối cùng SSBN Vladimir Monomakh “salvo” 4 quả Bulava đã thốt lên “Nga đã cho xem trước màn hủy diệt thế giới”. Gió Bắc mùa Đông từ nước Nga tràn về khiến nước Mỹ ớn lạnh.

 Nga nắn gân Biden và “Học thuyết hạt nhân” của Mỹ?

Thông thường, các huấn luyện SSCĐ của các đơn vị hạt nhân chiến lược Nga đều triển khai và hoàn thành trong thời gian Xuân-Hè và kết thúc bằng kiểm tra, sát hạch với các cuộc tập trận vào mùa Thu. Tuy nhiên lần này, Nga lại tổ chức một cuộc bắn đạn thật vào cuối Đông – điều chưa có trong SSCĐ của lực lượng hạt nhân chiến lược Nga.

Vậy, tại sao nó diễn ra vào mùa Đông?

Theo học thuyết hạt nhân Mỹ, nếu có một cuộc tấn công lớn, trực tiếp vào Mỹ thì Mỹ sẽ sử dụng VKHN. Tình huống “can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ” có được xác định là đòn tấn công trực tiếp vào Mỹ hay không thì chưa biết, nhưng chắc chắn, đòn tấn công mạng vào cơ sở dữ liệu Kho bạc Mỹ vừa rồi là lớn, trực tiếp và nghiêm trọng.

Nếu đòn tấn công mạng này như Mỹ công bố là sự thật thì Mỹ sẽ sử dụng VKHN theo như học thuyết của Mỹ. Vấn đề là ai, kẻ nào, quốc gia nào đã tấn công mạng, hack vào cơ sở dữ liệu kho bạc Mỹ? Thế giới đã nghe đổ lỗi từ Mỹ: Nga can thiệp bầu cử và Nga hack vào CSDL kho bạc Mỹ.

Sự kiện Tổng tư lệnh LLVT Liên bang Nga trực tiếp chỉ huy “bắn đạn thật” cho bộ ba lực lượng hạt nhân chiến lược trong thời điểm nước Mỹ - quốc gia xác định Nga là kẻ thù số 1, Nga là tội đồ can thiệp vào bầu cử, Nga là tội đồ hack mạng CSDL kho bạc Mỹ…đang trong tình trạng bất ổn là một hành động chuẩn bị cho một tình huống xấu nhất xảy ra…

Tất nhiên, Nga nói Nga không làm việc đó, nhưng nếu Mỹ cứ quyết tâm đổ lỗi cho Nga và, ngài Tổng thống đắc cử Biden “diều hâu” muốn thể hiện sức mạnh thì liệu họ có thực hiện đánh đòn hạt nhân phủ đầu vào Nga như học thuyết hạt nhân của Mỹ đề ra?

Tổng thống – Tổng tư lệnh quân đội Nga đã trả lời và đã sẵn sàng... Nước Mỹ cần mấy đơn vị “Monomakh”?

Chưa lúc nào nguy cơ Nga, Mỹ thực thi “Học thuyết hạt nhân” như hiện nay!

 


Tình thế căng thẳng xung quanh biên giới Nga có nguy cơ khiến Nga thực thi “Học thuyết hạt nhân” của mình hơn Mỹ…

Học thuyết hạt nhân của Mỹ, tức nói chủ yếu về đòn tấn công bằng VKHN của Mỹ khi nào, lúc nào…là cực kỳ đáng lo ngại, lo sợ cho kẻ thù thì ai cũng biết. Tuy nhiên, thật đáng tiếc và lo lắng cho sự tồn tại của thế giới văn minh là Học thuyết hạt nhân của Nga được tuyên bố công khai có hiệu lực từ ngày 3/6/2020 cũng không khác chi của Mỹ.

Răn đe và thực thi “Học thuyết hạt nhân” của Nga, Mỹ

Rõ ràng, dù che đậy bằng bất kỳ từ ngữ nào thì Học thuyết hạn nhân (HTHN) Nga, Mỹ đều khẳng định là khi lợi ích an ninh của họ (Nga hay Mỹ) bị xâm hại, bị tấn công trực tiếp…thì họ sẵn sàng sử dụng VKHN.

HTHN của Mỹ được xây dựng trên tư thế của một quốc gia Bá chủ Thế giới nên sức răn đe rất lớn và khả năng thực thi là rất hiện thực. Có như thế mới khiến cho các chư hầu, các quốc gia thù địch không dám phản loạn và động vào Mỹ…

Đó là, HTHN của Mỹ thực hiện trên nguyên tắc xuyên suốt là đòn tấn công phủ đầu. Có nghĩa là khi cần thiết, cấp thiết thì Mỹ sẽ sử dụng VKHN nhằm vào bất kỳ kẻ thù nào. Đương nhiên, trong trường hợp xảy ra một cuộc tấn công lớn, trực tiếp vào Mỹ thì Mỹ sẽ sử dụng VKHN thì khỏi phải bàn cãi rồi.

HTHN của Nga thì không xây dựng dự trên nguyên tắc đòn tấn công phủ đầu, họ lý giải rằng, HTHN Nga chỉ mang tính tự vệ, mang tính trả đũa…nhưng hãy đọc kỹ tình huống sử dụng VKHN của Nga ở 4 tình huống sau đây:

1, Phóng tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Nga và các đồng minh.

2, Tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) chống lại Nga.

3, Tác động đến các cơ sở quân sự hoặc quân đội quan trọng

4, Gây hấn với Nga bằng vũ khí thông thường tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại của Liên bang Nga.

Tình huống 1 và 2 thi Nga trả đũa thì đúng rồi, nhưng chúng ta đặc biệt quan tâm đến tình huống 3 và 4 vì trong 2 tình huống này Nga sử dụng VKHN theo cảm giác, nhận định của Nga.

Chẳng hạn, “cơ sở quân sự” nào là quan trọng? Sự “tác động” ở mức độ nào? Hoặc ai đó, như Ukraine, Ba Lan…gây hấn với Nga bằng vũ khí thông thường nhưng “tạo ra mối đe dọa với sự tồn tại của Nga” thì “mối đe dọa đó là gì? Mức độ nào?...thì đều do Nga xác định chứ không nằm trong một khuôn mẫu quy định nào hết. Điều này có nghĩa là Nga sẽ sử dụng VKHN khi Nga thấy cần thiết, cũng như Mỹ vậy. Vậy, đây không phải là đòn tấn công phủ đầu thì là gì!...

Như vậy có thể nói, sức răn đe và thực thi của HTHN của Nga hay Mỹ là như nhau, nhưng 6 mục tiêu mà Nga chỉ ra khi có tình huống sử dụng VKHN nó chứng tỏ HTHN của Nga mang tính phòng vệ, tự vệ thay vì như của Mỹ, vì Mỹ không có những nguy cơ thách thức đến lợi ích an ninh Mỹ như Nga.

Nguy cơ thực thi HTHN của Nga, Mỹ rất khó lường…

Trật tự quyền lực thế giới đa cực nó nguy hiểm bất ổn hơn đơn cực vì có nhiều điểm tương tác và ở đó có những tính toán sai lầm có thể xảy ra. Các quốc gia, cường quốc khu vực tranh giành địa chính trị sẽ trở nên hung hăng, quyết liệt hơn bởi cảm giác mất an toàn mà mỗi bên nhận được.

Trong khi thực tế, cục diện địa chính trị, quân sự thế giới hiện nay cực kỳ phức tạp. Ranh giới thắng bại, ưu thế quân sự giữa các siêu cường hạng hai, siêu cường khu vực trong các cuộc chiến tranh quy ước, cuộc chiến tranh giá rẻ, cuộc chiến bất đối xứng…với các cường quốc hạt nhân là Nga và Mỹ là rất mỏng manh. Và do đó, rất có thể, Nga hay Mỹ đều bị “chảy máu”…hoặc thậm chí bại trong cuộc chiến địa chính trị.

Với Mỹ, cuộc đối đầu với Iran là nguy cơ khiến Mỹ thực thi HTNH của mình, nhưng, nếu như với Mỹ, khả năng sử dụng VKHN là 1 thì với Nga là 10 bởi tình thế của Nga đang rất gần với những tình huống trong HTHN của Nga. Khẳng định, đối tượng tác chiến trực tiếp của Nga là Mỹ-NATO.

Khách quan mà nói thì Mỹ thông qua lực lượng NATO đang bao vây, gây áp lực với Nga trên biên giới trên bộ (Belarus, Transcaucausus, Ukraine…) trên biển (Biển Đen, Biển Baltic, Biển Bắc…) bằng rất nhiều lực lượng và xảy ra rất căng thẳng trong mấy tháng vừa qua.

Vấn đề ở đây khiến chúng ta tự hỏi:

Điều 1: Liệu các quốc gia trong khối NATO này và Ukraine…có đọc hiểu các tình huống mà Nga sử dụng VKHN hay không?

Điều 2: Liệu Mỹ có trả đũa Nga khi Nga tấn công đòn hạt nhân vào một quốc gia nào đó trong NATO vì đã rơi vào tình huống 3 hay 4 trong HTHN của Nga?

Tôi chắc chắn 100% là Nga và Mỹ sẽ không bao giờ tấn công nhau bằng vũ khí hạt nhân, Nga và Mỹ đâu có ngốc, tức điều 2 sẽ không bao giờ xảy ra, có nghĩa là khi Nga cho một ại đó trong khối NATO nếm đòn hạt nhân thì Mỹ sẽ không làm gì…

Quả thật, chuyện kiếm hiệp của người Trung Quốc thường thấy cảnh hảo hán này muốn đánh bại một hảo hán cô độc, hảo hán này bèn cho các lâu la ra đấu để “lấy hết sức” của đối thủ, sau đó hai hảo hán sẽ ra tay phân tài cao thấp. Trong cuộc đối đầu Nga với Mỹ-NATO thì cũng thế, Mỹ cho các thành viên NATO chơi khô máu với Nga để lấy hết sức Nga làm Nga “tự ngã” như thời Liên Xô, nhưng Mỹ sẽ không bao giờ đấu tay đôi với Nga để “ai thắng ai” một trận như trong chuyện kiếm hiệp.

Chuyện là như thế, Mỹ vốn khôn ngoan và rất thực dụng chẳng lẽ giới tinh hoa chính trị Châu Âu không nhận ra? Thật là vô lý.

Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

UAV – ác mộng kinh hoàng của quân Nga?

 


Đánh giá thấp EW của Nga là sự rồ dại, nguy hiểm nhất của bất kỳ cơ quan Tham mưu – Tác chiến nào…

Sau cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh, một số lượng lớn các ấn phẩm về cùng chủ đề đã xuất hiện trên Internet, các tác giả cho rằng cuộc chiến này đã chứng minh một thực tế không thể chối cãi: Nga, có vũ khí hạt nhân và siêu thanh trong kho vũ khí của mình, nhưng không thể phòng thủ trước các UAV hiện đại giá rẻ. 

Các bài báo với giọng điệu ê chề: “Ác mộng! Mọi thứ đã mất! Hệ thống phòng không của Nga được ca ngợi lâu nay không thể chống lại các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ và của Israel. Và điều này có nghĩa là trong bất kỳ cuộc chiến nào, tất nhiên, nếu nó không phải là hạt nhân, Nga sẽ bị đánh bại!”…

Liệu những viễn cảnh ảm đạm như vậy được tạo ra từ UAV Thổ Nhĩ Kỳ  có thực sự đang chờ đợi Nga, và tất cả những khoản ngân sách dành cho việc chế tạo vũ khí siêu hiện đại, thứ mà Tổng thống Putin đã hơn một lần nói đến với niềm tự hào, đã bị lãng phí?

Về vấn đề này, để tiếp cận, tìm hiểu một cách nghiêm túc thì đừng vội đánh giá qua những bức tranh trên mạng YouTube, TV, Internet, bởi vì, trên đó, nhà thơ, nhà văn và các “lều báo” đều trở thành những chuyên gia quân sự, những sỹ quan Chỉ huy-Tham mưu kỳ cựu…

Đánh giá chung UAV – đối tượng tác chiến của Nga 

Hãy xem tại chiến trường Syria, nơi Nga đối đầu không chỉ với quân khủng bố các loại (quá dễ) mà chính là đối đầu khốc liệt với Mỹ-NATO.

Tại đây, Nga có căn cứ Không quân – Hải quân liên hợp là Khmeimim và Tartus. Vai trò, vị trí chiến lược của 2 căn cứ này với Nga tại Syria và Trung Đông như nào ai cũng biết, do đó, chúng ta đều tin rằng, Mỹ-NATO (bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ) luôn tìm mọi cách đánh phá, tiêu diệt…

Rõ ràng là Mỹ-NATO không thể dùng vũ khí lớn như máy bay, tàu chiến, tên lửa…tấn công trực tiếp vào căn cứ quân sự Nga, nhưng việc sử dụng quân khủng bố được Mỹ-NATO và đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ nuôi dưỡng tấn công vào Khmeimim luôn trong kế hoạch tác chiến của Mỹ-NATO.

Thực tế là đã có hàng trăm UAV, tên lửa, mang danh của quân khủng bố tấn công vào Khmeimim và Tartus, tuy nhiên, tất cả, không một chiếc UAV hoặc một quả tên lửa nào lọt vào được khu vực phòng thủ của Khmeimim và Tartus. Vì sao? Vì UAV không hiện đại hay vì phòng không Nga tốt?

Bạn cho rằng vì Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Mỹ quá tốt với Nga nên không sử dụng UAV của mình mang danh quân khủng bố “đâm sau lưng” Nga tại đó? Ngây thơ! Nên nhớ, Khmeimim và Tartus là phép thử, là khu vực thử nghiệm cho UAV và EW của Mỹ-NATO, Israel.

Như vậy, điều thứ nhất rút ra là, Nga không cho phép một UAV nào, tên lửa nào đụng đến quân Nga.

Bây giờ hãy xem cuộc chiến UAV mà Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng tại Syria với quân Assad trên chiến trường Idlib và Libya.

Với Idlib, quân Assad trong chiến dịch thông đường cao tốc M5, M4 đã đụng đầu rất quyết liệt với UAV của Thổ Nhĩ Kỳ. Và có thể coi việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng UAV tham gia tác chiến tại Idlib là lần đầu tiên và tất nhiên đã gây ra sự bất ngờ, tổn thất cho quân Assad.

Báo chí mạng rùm beng lên chuyện UAV của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm lĩnh bầu trời Idlib, “bắn hạ” cả máy bay MiG-29 của Syria, tuy nhiên, khi Nga ra tay thì huyền thoại UAV Thổ Nhĩ Kỳ tắt lịm, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải lùi bước trong trận quyết chiến chiến lược tại ngã ba đường cao tốc M5-M4. Thổ Nhĩ Kỳ phải ký tiếp với Nga tại Sochi về Idlib.

Tại Libya, quân Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh bật quân của Tướng Haftar bởi nhờ UAV khống chế vùng trời. Báo chí một lần nữa tung hô và coi Nga là kẻ thất bại dưới tay UAV Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng hãy xem, tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại phải dừng bước trước làn ranh đỏ Sirte?

Đương nhiên, không thể phủ nhận thành công của UAV Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tác chiến với đối thủ có hệ thống phòng không và EW yếu kém. Vì thế lấy chiến công của nó với quân Assad hay quân Haftar để đánh giá thấp quân Nga là không phải của giới quân sự.

Như vậy điều thứ hai rút ra là: “Hoạt động quân sự là sự phát triển tiếp theo của chính trị. Nói nôm na thì hoạt động quân sự phục vụ mục tiêu chính trị”. Do đó, UAV Thổ Nhĩ Kỳ hay hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và hoạt động quân sự của Nga được điều chỉnh bằng ý đồ chính trị.

Luận điểm chính trị - quân sự này càng rõ hơn tại chiến trường Nagorno-Karabakh…có điều chúng ta không tham vọng phân tích hết mà chỉ tiếp cận một diễn biến nhỏ về tác chiến của UAV Thổ Nhĩ Kỳ tại đó…

UAV Thổ Nhĩ Kỳ trên Nagorno-Karabakh

Thực tế tại Idlib, Libya và Nagorno-Karbakh, khán giả ngồi trong phòng lạnh được xem các video chiến trận là được có từ UAV. Bạn không có các video từ tên lửa, pháo binh, hệ thống tên lửa phóng loạt - là hỏa lực quyết định thắng bại của chiến trường, chứ không phải UAV.

Chính vì thế bức tranh từ chiến trường trong mắt dân Internet là từ UAV, trong khi đó thực tế chiến trường thì tổn thất chính của quân Armenia khiến bại trận không phải là từ UAV, tất nhiên không phủ nhận là UAV có một phần trong đó.

UAV của Thổ Nhĩ Kỳ, Israel tại Nagorno-Karabakh thường “đi lạc” vào Armenia, vào căn cứ quân sự Nga và luôn bị hạ, có ngày hàng chục chiếc. Tại sao vậy? Trong khi trên chiến trường Nagorno-Karabakh thì UAV Thổ Nhĩ Kỳ làm mưa làm gió?

Không biết! Nhưng câu trả lời chắc chắn nằm trong mối quan hệ quân sự với chính trị đã nêu.

UAV Thổ Nhĩ Kỳ là cơn ác mộng với Nga?

UAV có 2 loại, loại được điều khiển bởi hệ thống định vị dẫn đường GPS và loại có thể đi, dựa vào hệ thống định vị quán tính của chúng và hệ thống tương quan, so sánh hình ảnh của địa hình với tuyến đường được đặt trong thiết bị (tương tự với Tomahak của Mỹ).

Loại đầu như Bayraktar-TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ giá chừng 1 triệu USD, loại đắt như MQ-9 Reaper của Mỹ có giá 20-30 triệu USD/chiếc, đặc biệt, loại sau, không phụ thuộc vào hệ thống định vị vệ tinh, là chiếc RQ-4 Global Hawk trị giá 150 triệu USD.

Trong khi đó, chiếc F-35 của Mỹ - một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thì nó có giá khoảng 100 triệu USD, còn một chiếc máy bay F-16 Eurofighter, thì chỉ là 50 triệu USD.

Như vậy UAV Bayraktar-TB2 Thổ Nhĩ Kỳ chưa là gì khi nó hoàn toàn phụ thuộc vào GPS. Và theo như chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga, Tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc, Viktor Murakhovsky cho biết thì:

“Để truyền video từ UAV đến điểm điều khiển, bạn cần một kênh liên lạc “dày”. Và nếu thiết bị có kênh “dày” như vậy, thì tác chiến điện tử dễ dàng, với xác suất cao, phát hiện và mở nó: từ hai điểm khác nhau, giao điểm của hai chùm tia và chúng ta thấy trung tâm điều khiển của một chiếc máy bay không người lái như vậy ở đâu…”

Như vậy, có thể nói EW của Nga nhắm vào mục tiêu là Trung tâm điều khiển và, hiểu rồi, đó là lý do vì sao tại Nagorno-Karabakh, UAV Thổ Nhĩ Kỳ cứ đi lạc đến căn cứ quân sự Nga và Iran rồi rơi mà không có vết đạn nào…

Rốt cuộc, về UAV Thổ Nhĩ Kỳ, không chỉ dân mạng, đây là tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Ukraine Ruslan Khomchak, rằng, UAV đa năng Bayraktar TB2 mua từ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “săn lùng” các mục tiêu ở Crimea, bảo vệ bờ biển Biển Đen và biển Azov…

Thật đáng lo ngại khi giới quân sự Ukraine nhắm mắt với điều này, quá đề cao UAV Bayraktar TB2 Thổ Nhĩ Kỳ trong kế hoạch tác chiến để mở chiến dịch “giải phóng Donbass” thì hậu quả khôn lường. Hy vọng tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Ukraine chỉ là đùa.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Chỉ có thể là Putin (tiếp theo)

 

Đòn Blitzkrieg của Putin trở thành kinh điển!

Bất luận đem đến lợi ích của ai, thì hòa bình dù xấu bao nhiêu cũng tốt hơn chiến tranh.

Đã không dưới một lần, vào tháng 10, Nga đã khuyên nên trả lại một phần lãnh thổ của Nagorno-Karabakh để tạo ra một vành đai an ninh nhưng Armenia không nghe. Ký đình chiến chưa ráo mực là 2 bên nhảy xổ vào nhau quyết chiến.

Nga bó tay ngồi nhìn, Thổ Nhĩ Kỳ đốc cùi chõ vào Azerbaijan xông lên tấn công bằng mọi giá phải giành lại được hoàn toàn Nagorno-Karabakh.

Thế trận đã diễn ra thuận lợi cho Azerbaijan khi họ đã chiếm được Shushi và thủ phủ Stepanakert của “cộng hòa Nagorno-Karabakh” tự xưng thất thủ trong một vài giờ. Tổng thống Erdogan xoa tay chuẩn bị ký lệnh triển khai các căn cứ quân sự của mình tại Nagorno-Karabakh nay thuộc lãnh thổ Azerbaijan sẵn sàng chìa dao vào hông Nga thì một đòn Blitzkrieg (đòn chớp nhoáng) nhanh hơn điện xẹt từ Putin khiến tất cả ngoại trừ Thủ tướng Armenia Pashiyan và Tổng thống Azerbaijan Aliyev trong cuộc, “đứng hình”.

Vào 0 giờ 00 ngày 10/11, một hiệp định chấm dứt chiến tranh giữa Tổng thống Azerbaijan Aliyev và Thủ tướng Armenia Pashinyan dưới sự chứng giám của Tổng thống Nga Putin được ký có hiệu lực. Và, khi Mỹ, phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ “mở mắt thức dậy, chào buổi sáng” thì đã có hơn 400 quân đặc nhiệm tinh nhuệ Nga với danh nghĩa là “Lực lượng gìn giữ hòa bình” cùng với các trang bị vũ khí hiện đại…đã có mặt, triển khai “16 điểm quan sát” tại phần còn lại của Nagorno-Karabakh.

Bộ chỉ huy NATO đã từng tâm phục khẩu phục sự cơ động lực lượng của quân đội Nga trong các cuộc diễn tập thì này trong chiến đấu thực sự, tốc độ thần tốc còn kinh khủng hơn.

 Nếu như kế hoạch “4-30” của NATO tức điều động 30 phi đội, 30 tiểu đoàn bộ binh, 30 tiểu đoàn xe tăng, 30 tàu chiến trong 30 ngày là một sự cơ động được cho là khí thế, nhanh của NATO thì việc điều 1.960 quân, 90 xe tăng, xe bọc thép chở quân, 280 xe cơ giới và các thiết bị đặc biệt…của quân Nga trong 8 giờ sau đó bằng 75 chuyến bay vận tải hạng nặng là sự cơ động lực lượng…kinh điển.

Ở góc nhìn quân sự.

Thứ nhất, “Lực lượng gìn giữ hòa bình” của Nga tại đây không phải, không bao giờ sẽ trở thành “con tin” mà Bộ Tổng tham mưu Nga đã tính kỹ, đưa một lực lượng đủ sức làm chủ chiến trường. Ngoài việc hoạt động thông thường của một lực lượng gìn giữ hòa bình, chỉ nhìn vào vũ khí trang bị…quân Nga tại đây còn sẵn sàng tham gia tác chiến với bất kỳ kẻ nào có ý định phá vỡ hiệp định đã ký.

Có thể khẳng định chắc, rằng cùng với căn cứ quân sự của Nga tại Armenia, lực lượng quân sự Nga tại Karabakh đủ sức đè bẹp mọi ý đồ phá hoại Hiệp định 10/11.

Thứ hai, về tình báo, chính ngay người Mỹ đã công nhận tình báo Mỹ đã phạm 2 sai lầm, tức nhận 2 thất bại, (1) là việc Azerbaijan và Armenia kí hiệp định và (2) là Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga tại Karabakh.

Quả thật, ngay Thổ Nhĩ Kỳ cũng bất ngờ khi Tổng thống Aliyev chấp nhận ký ngay và luôn như vậy. (Tất nhiên, chẳng ai nghi ngờ rằng Nga không có một áp lực nào trong chuyện này).

Ở góc nhìn địa chính trị

Không chỉ Mỹ và phương Tây mà ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ - một bên quan trọng, nếu không muốn nói là quyết định, tạo nên chiến thắng của Azerbaijan, lại vắng mặt trên “bàn tiệc quân sự” chỉ có 3 người: Putin-Aliyev-Pashinyan.

Việc chiếc máy bay Mi-24 của Nga bị bắn hạ không ảnh hưởng gì đến “thực đơn” có sẵn trên bàn tiệc. Nghĩa là Putin đã “làm gì đó” trước rồi, vì nếu không thì giới quân sự không giải thích nổi tại sao Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga như “dưới đất chui lên” (trên trời nhảy xuống vẫn chậm hơn).

Rốt cuộc, Nga chứng tỏ, chuyện Azerbaijan và Armenia và các nược hậu Xô viết…tại Transcaucasus là chuyện của người Nga và họ, không cần, không liên quan gì đến các vị. Chuyện Erdogan xin quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đưa quân đến Azerbaijan là chuyện “nội bộ” 2 nước.

Bắt đầu từ đây, ít nhất 5 năm sau, Armenia đã chuyển sự quản lý vùng Karabakh sang cho Nga. Chấm hết.

Kết quả 5 thắng 1 bại của Nga

Qua cuộc chiến này, chúng ta thấy Nga có một thất bại nhưng 5 thắng lợi tức 5-1 nghiêng về Nga.

Thất bại 0 – 1. Vào tháng 10, Nga đã gọi điện bàn bạc với Tổng thống Aliyev và Thủ tướng Pashinyan về việc trả lại 7 khu vực mà Armenia đã chiếm năm 1994 cho Azerbaijan nhưng Pashinyan không chấp nhận, ông ta muốn chiến đấu đến cùng và chờ đợi sự lên tiếng của Mỹ. Do đó, nếu Pashinyan chấp nhận lúc đó (Aliyev đã đồng ý) thì khu vực mà quân Nga bảo vệ tại Nagorno-Karabakh sẽ rộng hơn, Shushi sẽ không bị mất…

Thắng lợi 1, Nga đã giải quyết rất tốt mối quan hệ Azerbaijan-Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ khi không để mình bị lôi kéo vào xung đột. Azerbaijan và Armenia chỉ chấp nhận lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga, chứng tỏ Nga trong mắt Caucasus là một vị trọng tài công minh, quyền lực.

Có thể nói đây là cách xử lý các mối quan hệ địa chính trị phức tạp của Nga-Putin rất tuyệt vời, bản lĩnh và trí tuệ.

Thắng lợi 2, Nga thực sự đã nhận “quyền kiểm soát” phần chính, còn lại của Nagorno-Karabakh nhưng đồng thời, thắng lợi 3, để lại một hậu trường chính trị cho chính quyền Pashinyan – bài Nga, thân phương Tây – Mỹ, không được Nga ưa chuộng, loạn lạc đang nguy cơ sụp đổ (cả 2 bàn thắng để nhờ Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ).

Thắng lợi 4, do thất bại phải đầu hàng và chịu rất nhiều tổn thất về quân sự, trong khi Armenia với Thổ Nhĩ Kỳ “không đội trời chung”, cho nên, an ninh, chủ quyền Armenia, kể từ năm 1991, chưa lúc nào Armenia phụ thuộc vào Nga chặt chẽ như vậy. Thực tế, Armenia cần quá nhiều Nga nhưng Nga không cần Armenia vì thế Nga có quá nhiều đòn bẫy để đưa Armenia vào trong quỹ đạo của mình.

Thắng lợi 5, Nga đã ngăn chặn kịp thời sự lan rộng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Transcaucasus. 

Thổ Nhĩ Kỳ đã hí hửng vui mừng quá sớm bởi chiến thắng của liên minh Azerbaijan-Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột nhờ vũ khí, cố vấn, chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ và cả lực lượng thánh chiến từ Syria đã “không cánh mà bay” chỉ trong một đêm, khi lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đã “dưới đất chui lên”. 

Những lợi ích về lãnh thổ và sự hào hứng chiến thắng vẫn thuộc về Azerbaijan, nhưng việc mở rộng hơn nữa giờ đây rõ ràng bị chặn bởi “hàng rào” của Nga. Hệ thống vận chuyển năng lượng từ Đông sang Tây duy nhất không qua Nga và Iran tại đây thì giờ đã có quân Nga “quan sát”.

Phe đối lập ở Nga hét lên, “Putin là ác ma”, “Putin chết tiệt đang khôi phục đế chế”, phương Tây cũng không kém khi coi “Nga - Putin là một tên đế quốc bành trướng”, “Putin – tên bạo chúa đang báo thù trong không gian hậu Xô viết”.

Phe đa số người Nga thì “Putin của sẽ nhận được giải “Nobel Hòa bình” với tư cách là người kiến ​​tạo hòa bình vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta”.

Chúng ta thì sao? Hòa bình dù xấu bao nhiêu vẫn tốt hơn chiến tranh. Nga đã ngăn chặn đổ máu, chấm dứt chiến tranh tại Nagorno-Karabakh thì có vẻ như Nga-Putin đã làm đúng.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Chỉ có thể là Putin (tiếp theo)

 Putin thi triển Aikido trên mức “thượng thừa”!

Có thể dư luận và bạn đọc đang hút vào cuộc đấu tại nước Mỹ của 2 UCV tổng thống Trump – Biden, nhưng giới nghiên cứu quân sự - địa chính trị thế giới còn sửng sốt và choáng hơn khi tại chiến trường Transcaucasus trong cuộc chiến giữa Azerbaijan (được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn) và Armenia, Điện Kremlin đứng đầu là Putin đã “thi triển môn võ Aikido” tuyệt diệu đến mức trên cả thượng thừa.

Rồi đây, không chỉ Học viện Chỉ huy – Tham mưu mà cả Học viện Ngoại giao, không chỉ nước Nga mà cả thế giới, phải đưa các thao tác (thi triển) này vào tài liệu, bài giảng để nghiên cứu, bởi vì nó xảy ra bằng một loạt các thao tác quân sự, ngoại giao cùng lúc để đạt được một kết quả địa chính trị tuyệt vời…

Tư tưởng của môn võ Aikido này là tự vệ, chiến thuật của nó là sử dụng lực của đối phương thành của mình để quăng, quật. Khi sử dụng Aikido đến mức “thượng thừa” thì không chỉ bảo vệ được mình mà còn bảo vệ được đối phương khỏi bị chấn thương nguy hiểm. Theo đó, vận vào ở cuộc chiến Nagorno-Karabakh (N-K) chúng ta thấy:

1, Lực của đối phương ở đây là sức mạnh quân sự của Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng này với sức mạnh áp đảo trên không, trên bộ, vũ khí trang bị hiện đại, tiên tiến, đông, mạnh đã tấn công chớp nhoáng vào khu vực phòng thủ của N-K được hỗ trợ bởi Armenia. Quả thật tổn thất của các bên là rất lớn…

2, Armenia thất bại nhưng không thất bại hoàn toàn, vì một phần của N-K không bị Azerbaijan đánh chiếm; Azerbaijan mặc dù phải (bị) dừng lại trước chiến thắng hoàn toàn nhưng kết quả hiện tại đủ để chính quyền Tổng thống Aliyev vui mừng với chiến thắng về quân sự và chính trị, Thổ Nhĩ Kỳ tuy không thỏa mãn, bị Nga đàn áp, song vẫn có kết quả quân sự, chính trị tốt hơn tại Libya. Nói chung ai cũng “có phần” mà không hoàn toàn chết hẳn.

3, Nga “ngồi trên núi xem” chỉ chờ đến lúc cần thiết thì “hạ sơn” ra tay nhưng đã thu được một kết quả lớn nhất: Buộc các bên dừng lại để mình triển khai một “Lực lượng gìn giữ hòa bình” (Tôi phải tô đậm cụm từ này vì còn nhiều chuyện để nói với nó sau) tại N-K, chuyển sự quản lý trực tiếp nước cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh từ Armenia sang Nga. Đồng thời, khiến cho chính quyền Armenia đứng đầu là Thủ tướng Pashinyan – thân Mỹ, bài Nga, chống Nga “must go”.

Như vậy, thực tế tình hình tại Nagorno-Karabakh là như thế, liệu nó có giống với kết quả tư tưởng tối cao mà môn võ Aikido đề ra không?

Thần tốc, thần tốc…không ai kịp trở tay!

Nếu như tại Crimea năm 2014, khi Mỹ - NATO đang chưa kịp vui mừng vì Maidan kết thúc thắng lợi, giới phát xít đang háo hức lên kế hoạch bài Nga thì toàn bộ bán đảo Crimea cờ Nga đã tung bay phấp phới. Những “người lịch sự Nga” đã đến làm chủ tự lúc nào…thì tại Nagorno-Karabakh lại khác…

Nói chính xác tình huống thì không phải Thủ tướng Pashinyan ký thỏa thuận nhượng bộ (đầu hàng) để chấm dứt chiến tranh lúc 0 giờ ngày 10/11 mà chính Nga là người đã ngăn chặn Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ ngừng lại.

Vấn đề là với cơ sở nào mà Nga đã khiến cho Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng lại khi chỉ cần một cú nhấn là toàn bộ khu vực “cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh” sẽ về tay họ trong khi mục tiêu chiến dịch đề ra là tấn công chớp nhoáng, đánh chiếm toàn bộ khu vực Nagorno-Karabakh?

Nếu cho rằng vì Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ sợ Nga trả đũa khi vô tình bắn hạ một máy bay Mi-24 của Nga như đã từng khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ lao đao…thì không phải, bởi vì, chỉ sau khi Putin chứng kiến Aliyev và Pashinyan ký xong hiệp định thì 8 giờ sau đó, với 14 chuyến bay Il-72 lực lượng mũ nồi xanh của Nga đã có mặt tại những nơi cần thiết ở Nagorno-Karabakh…

Điều này có nghĩa là sự chuẩn bị của Nga ngay cả trước khi cuộc đàm phán bắt đầu, quân đội Nga từ căn cứ quân sự số 102 ở Gyumri đã bắt đầu triển khai ở biên giới Armenia-Azerbaijan. Việc triển khai diễn ra bí mật, vào ban đêm và tại một khu vực mà trước đó chưa ghi nhận sự hiện diện của quân đội Nga. Chính xác về thời gian ban đêm và sự xuất hiện của quân đội Nga ở một địa điểm bất ngờ là nguyên nhân khiến Azerbaijan giải thích cho việc vô tình bắn rơi trực thăng Nga đi cùng đoàn quân Nga.

Rõ ràng là quân đội Nga đã chuẩn bị sẵn sàng và chỉ chờ lệnh là xuất phát và với một lực lượng cùng với trang bị như vậy trong một thời gian ngắn như vậy thì đúng là thần tốc, thần tốc…không ai kịp trở tay, không ai kịp nghĩ đến ngăn chặn…

Thổ Nhĩ Kỳ ngậm ngùi…

Lúc này, quả thật không ai có thể biết tại sao Nga dừng được chiến thắng cuối cùng của Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ. Có nhiều lý do nhưng nó nằm trong thuyết âm mưu. Chẳng hạn, Tổng thống Aliyev không muốn hoàn toàn chiếm trọn Nagorno-Karabakh, vì nếu thế, ông hoàn toàn phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ mà không thể thực hiện chính sách “đa vecto”, do đó, cố tình bắn rơi Mi-24 của Nga, dùng sự kiện này vừa ký hiệp định vừa để kiềm chế, răn đe Thổ Nhĩ Kỳ gây khó.

Tuy nhiên, như một nhà bình luận quân sự Nga đã nói, “ Nga đã nhướng mày buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải ngồi im” tuy hơi tự cao tự đại nhưng có vẻ hợp lý vì đây chính là lợi ích an ninh cốt lõi của Nga. Đụng vào đó, Nga sẽ chơi thật không nương tay như ở ĐB Syria hay ở Libya.

Rốt cuộc, Nga đã có lực lượng gìn giữ hòa bình duy nhất của riêng mình tại đây và bạn có thể liên tưởng phần còn lại của khu vực Nagorno-Karabakh chính là khu vực tự trị giống như 2 nước cộng hòa Nam Ossetia và Abkhazia.

Năm 2008, Chính quyền Gruzia đã coi thường “lực lượng gìn giữ hòa bình Nga” tại đây, đã bất ngờ tấn công Nam Ossetia và Abkhazia. Kết quả là xe tăng Nga đã cách thủ đô Tbilisi 40 km khiến Tổng thống Gruzia phải “nhai ca vạt”.

Bây giờ khi “lực lượng mũ nồi xanh” Nga đã được “Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan tạo điều kiện” cho đứng chân ở đây thì bài học đó không thể nào quên cho Armenia hay bất kỳ thế lực nào muốn đụng vào họ. Do đó, dù cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan có gan tày trời cũng không dám đụng trực tiếp và quân Nga nên phải chấp nhận quan sat viên ở vòng ngoài trên lãnh thổ của Azerbaijan mà thôi.

Điều thú vị nữa là việc “Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga” hiện diện tại Nagorno-Karabakh cũng khiến cho giới hiếu chiến Ukraine bi quan chán nản…như thế nào chúng ta sẽ phân tích sau đây…

Chỉ có thể là Putin!

 

Một lần nữa, Putin ra tay cực kỳ đúng lúc!

Vào ngày 10/11/2020 lãnh đạo của 3 quốc gia Nga, Azerbaijan và Armenia đã ký một hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh (không phải là đình chiến) tại Nagorno-Karabakh với 9 điều khoản thỏa thuận quan trọng.

Chuyện gì đã xảy ra tại cuộc chiến Nagorno-Karabakh?

Chỉ biết rằng, việc công nhận các hiệp định này sẽ có nghĩa là kết thúc thực sự của cuộc chiến mà Armenia đã thất bại hoàn toàn nếu như không muốn nói là sự đầu hàng. 

Tất nhiên, nếu Armenia đồng ý chấp nhận các điều khoản hòa bình vào đầu tháng 10, trong các trận chiến giành Hadrut, thì tổn thất lãnh thổ (45% lãnh thổ Nagorno-Karabakh đã rơi vào tay Azerbaijan) sẽ không quá đau đớn và Shusha có thể sẽ ở lại với người Armenia. Nhưng chính quyền Thủ tướng Pashinyan trông chờ vào Mỹ nên trong một tháng chiến tranh đã khiến Armenia rơi vào tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều, Shusha đã bị mất và thủ phủ Stepanakert đã bị đe dọa.

Điều đó thực sự đã buộc Thủ tướng Pashinyan phải đau đớn ký vào văn bản, nếu không, toàn bộ Nagorno-Karabakh sẽ rơi vào tay Azerbaijan, tức tình huống tồi tệ sẽ tồi tệ hơn.

Nếu các thỏa thuận đã ký được thực hiện, thì:

1, Azerbaijan đã nhận được các khu vực cần thiết, Shusha, một hành lang đến Nakhichevan. Đây là chiến thắng vô điều kiện của Azerbaijan. Đúng, Tổng thống Aliyev đã thất bại trong việc chiếm được toàn bộ Nagorno-Karabakh, nhưng những gì đạt được là quá đủ để tuyên bố chiến thắng cả về quân sự và chính trị. 

2, Người chiến thắng thứ hai trong cuộc chiến đương nhiên là Thổ Nhĩ Kỳ. Erdogan đã có thể nhúng tay vào phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga, củng cố ảnh hưởng của mình đối với Azerbaijan, có được hành lang trên bộ tới Biển Caspi qua Armenia, có được sự hiện diện quân sự ở Azerbaijan (cải trang thành quan sát viên) và quảng cáo lại các thiết bị quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. 

Tổn thất của Thổ Nhĩ Kỳ là không đáng kể. Đánh giá, sau thất bại trong chiến dịch đánh chiếm Sirte ở Libya, thì đây là một thành công khá đáng kể.

3, Nga, mặc dù có những tổn thất nhất định, vẫn có thể duy trì vai trò trọng tài, đóng vai trò là người hòa giải duy nhất của các bên, không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện vai trò này. Tuy nhiên, với việc tăng cường vai trò của Erdogan trong Nam Kavkaz, Nga sẽ phải đối mặt với một vài thách thức. 

Sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Nagorno-Karabakh thực sự khiến Nga trở thành người bảo đảm cho sự tồn tại của khu vực này - về mặt quân sự, sau khi mất các vùng lãnh thổ. Nagorno-Karabakh khó có thể xây dựng một hệ thống phòng thủ hiệu quả ở các vùng lãnh thổ còn lại, nằm trên một hành lang rộng 5 km.

Do đó, sự hiện diện quân sự của Nga tại Nam Kavkaz trong 5-10 năm tới được đảm bảo. Điều tương tự cũng áp dụng cho căn cứ ở Gyumri, bởi thực tế hiện nay, yêu cầu rút quân của Nga sẽ là hành động tự sát đối với người Armenia và đồng nghĩa với việc mất phần còn lại của Nagorno-Karabakh, vì không có lực lượng gìn giữ hòa bình, vấn đề phong tỏa hành lang Lachin sẽ không phải là vấn đề lớn đối với người Azerbaijan.

Putin ra tay đúng lúc?

Câu chuyện về chiếc trực thăng Mi-24 bị bắn rơi thực sự bắt đầu diễn ra trong khuôn khổ đạt được các thỏa thuận đình chiến - như Moscow tuyên bố, các cuộc đàm phán hòa bình đã diễn ra trong một thời gian dài và do đó sự khởi đầu của chúng chắc chắn không gắn với cái chết của chiếc trực thăng, nhưng rất có thể câu chuyện này đã thúc đẩy việc ký kết hòa bình… 

Nếu như tại Syria năm 2015, một chiếc Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, Nga đã làm gì để khiến cho tầm cỡ “nghênh ngang, dọc ngang nào biết trên đầu có ai” như Tổng thống Erdogan phải sang Nga quỳ gối xin lỗi, xin tha thì Tổng thống Azerbaijan ngay đêm đó phải ký vào thỏa thuận chấm dứt chiến tranh khi “thế thắng như chẻ tre” là không thể không suy nghĩ. “Bạn đã bước qua làn ranh đỏ, hãy chịu mọi hậu quả”.

Mặt khác, tình thế, thế trận đã đủ cho Thủ tướng Pashinyan phải ký giấy đầu hàng, đủ để cho Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga được triển khai 1.960 quân với đầy đủ trang bị vũ khí hiện đại, 90 xe bọc thép chở quân, 380 đơn vị ô tô và thiết bị đặc biệt đến Nagorno-Karabakh.

Vấn đề này, chúng ta hãy nghe Alexei Venediktov, tổng biên tập của đài phát thanh Echo of Moscow (Tiếng vọng Matxcova) đánh giá: “Thật thú vị khi lãnh thổ Nagorno-Karabakh từ sự kiểm soát của Armenia đang được chuyển giao cho sự kiểm soát của Nga”. (Lưu ý, Echo of Moscow là đài của phe chống chính quyền Putin).

Không chỉ thế, tình thế, thế trận đã đủ để cho phe đối lập trong Armenia tập hợp lực lượng để lật đổ chính quyền Thủ tướng Pashinyan. Thực tế, tất cả 17 đảng đối lập của Armenia đã yêu cầu Thủ tướng Pashinyan từ chức và thành lập chính phủ Thống nhất Quốc gia với nội các chiến tranh.

Tất nhiên, trong tình huống này Điện Kremlin cũng chẳng thương xót, mặn mà chi lắm nếu như Pashinyan bị lật đổ. Tại sao à? Hỏi người Mỹ.

Hoan hô, Vladimir Putin! Đây là những gì mà Putin đã thể hiện - sự bền bỉ, tính toán máu lạnh và một cú đánh quyết định vào thời điểm quan trọng. Ở Chechnya năm 1999, với các nhà tài phiệt trong những năm 2000, ở Crimea năm 2014, ở Syria năm 2015, bây giờ là ở Nagorno-Karabakh.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

Đằng sau sự chúc mừng vội vàng và sự lạnh lùng với Tổng thống Mỹ tự phong Biden!

 


Trước tiên xin lưu ý với bạn đọc, khi cuộc bầu cử chưa chính thức kết thúc, khi cơ quan chức năng Mỹ chưa công bố ai là người thắng cử, khi Bộ tư pháp Mỹ quyết định điều tra sự gian lận phiếu…thì UCV nào xưng danh mình là Tổng thống đều được coi là tự phong mà người Việt Nam gọi là “cầm đèn chạy trước ô tô” hay “chưa thấy nước vội cởi quần” (châu Âu).

Theo kết quả sơ bộ thì UCV tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Joe Biden đã cán đích 270 phiếu đại cử tri để đắc cử Tổng thống Mỹ thứ 46. Giới truyền thông Mỹ, cũng như năm 2000 khi ủng hộ Al Gore, đã tung hô cùng với đảng Dân chủ ăn mừng chiến thắng. Tuy nhiên, có 2 thực tế đã xảy ra:

1, Cuộc kiểm đếm phiếu chưa kết thúc.

2, Phe đảng Cộng hòa đang có rất nhiều bằng chứng tố cáo phe Dân chủ gian lận phiếu bầu khiến Bộ Tư pháp Mỹ đã chính thức vào cuộc điều tra. Do đó, ai là Tổng thống phải được quyết định từ Tòa tòa Tối cao Mỹ. Vậy nên, “cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn chưa kết thúc”…

Ai vội vàng và ai lạnh lùng mừng “Tổng thống Mỹ Biden”?

Cho đến lúc này, các tờ báo nổi tiếng trong truyền thông của Mỹ luôn thắc mắc và có tờ còn phẫn nộ về việc tại sao Putin, Tập Cận Bình…chưa gửi lời chúc mừng đến Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (66 tuổi), Tổng thống Pháp Macron (42 tuổi), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (71 tuổi), Thủ tướng Anh Boris Johnson (56 tuổi), Thủ tướng Canada Justin Trudeau (48 tuổi) và Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi (70 tuổi)…đã trực tiếp hoặc gián tiếp chúc mừng Joe Biden (77 tuổi) về chiến thắng tuyệt vời của ông.

Nhưng có không ít danh sách những người vẫn đang giữ im lặng lạnh lùng khiến không chỉ báo chí Mỹ mà một tờ báo nổi tiếng của Đức, tờ Bild phẫn nộ thay như sau:

“Danh sách này bao gồm tên của những kẻ “chuyên quyền và những kẻ độc tài đẫm máu”: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (36 tuổi), người cai trị Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (66 tuổi), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (67 tuổi) và trên hết là người đứng đầu Điện Kremlin Vladimir Putin (68 tuổi)”.

Theo tờ báo này thì những ai chưa chúc mừng Tổng thống Biden được giới truyền thông Mỹ xác nhận là nằm trong “trục kẻ thù của Mỹ”.

Thật thú vị và tò mò là không hiểu tại làm sao mà giới truyền thông Mỹ-PT lại “nổi nóng” về chuyện này như vậy…Và có thể đây là câu trả lời…

Trước tiên, Nga, Trung Quốc…và cả Việt Nam chưa gửi lời chúc mừng xã giao đến tân Tổng thống Mỹ vì chưa có kết quả bầu cử được tuyên bố chính thức bởi cơ quan chức năng của Hoa Kỳ thay vì nghe từ giới truyền thông Mỹ.

Năm 2000, giới truyền thông Mỹ cũng đã rầm rộ thông báo Al Gore “thắng” nhưng cuối cùng George W Bush là “người cuối cùng tra kiếm vào vỏ” đấy thôi.

Thứ hai, đối với Nga – Putin. Khi Donald Trump (74 tuổi) đánh bại Hillary Clinton (72 tuổi) trong cuộc đua tổng thống 4 năm trước, Tổng thống Nga đã gửi cho ông một bức điện chúc mừng ngay trong những giờ đầu tiên. Còn bây giờ, điệp viên KGB – Tổng thống Nga Putin không vội vàng, bởi lẽ:

1, Cuộc bầu cử chưa kết thúc, đang còn đếm phiếu và đặc biệt đang còn tố cáo nhau về sự gian lận trong bầu cử và Trump đang còn chiến đấu mà kết quả là “chưa thể biết ai là người cuối cùng tra kiếm vào vỏ”, Trump hay Biden.

2, Bình luận về sự khác biệt năm 2016 với năm 2020, nhà phân tích nổi tiếng của Điện Kremlin Sergei Markov, trong một cuộc phỏng vấn với New York Times đã nói: “Putin là một người lính giỏi và ông ấy sẽ không vẫy đuôi trước kẻ thù”.

Điều này được hiểu, thứ nhất, Nga không phải là chư hầu của Mỹ, và thứ hai, Putin sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc đối đầu không tránh khỏi với Mỹ nếu như Biden trở thành Tổng thống, bởi trong tuyên bố tranh cử của mình, Joe Biden đã coi Nga là kẻ thù với an ninh Mỹ.

Trong khi đó, các động thái chính sách đối ngoại đầu tiên của Trump phần lớn trùng khớp với mong muốn của Điện Kremlin (mặc dù sau này không như mong đợi).

Từ 2 vấn đề trên có thể hiểu Nga – Putin chỉ có thể chúc mừng xã giao với Biden khi ông chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ hoặc khi cuộc bầu cử đã kết thúc, Trump chính thức công nhận thất bại, bàn giao Nhà Trắng cho Biden.

Bây giờ trận đấu Trump – Biden đang diễn ra căng thẳng ở phút cuối, các quốc gia nào vội vàng công nhận ai, cổ vũ cho ai chính là sự can thiệp vào bầu cử nước Mỹ. Quyết định ai là Tổng thống Mỹ chỉ là người dân Mỹ tức là phiếu bầu hợp pháp, không phải của giới truyền thông. Chấm hết.

Thật thú vị là Putin không phải là “kẻ độc tài” duy nhất giữ im lặng về chiến thắng của Biden. Nhà “độc tài” Triều Tiên Kim Jong-un cũng im lặng và sự im lặng đến mức có thể không chúc mừng tân Tổng thống Mỹ dù là xã giao của Triều Tiên thì dư luận cũng không mấy ngạc nhiên.

 Trump là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên gặp gỡ một thành viên của một “triều đại sát thủ”, qua đó nâng cao vị thế quốc tế của Kim, mặc dù ông không nhượng bộ. Về Biden, Kim tuyên bố: “Ông ấy có chỉ số thông minh thấp!”

Joe Biden vẫn chưa nhận được lời chúc mừng nào từ TBT-Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng, rất có thể, đồng chí Tập Cận Bình không phải là một trong những người đau buồn trước thất bại của Trump, bởi vì đảng Cộng hòa đã tiến hành một cuộc chiến thương mại khốc liệt với Bắc Kinh và đổ lỗi cho chế độ Tập là nguyên nhân gây ra đại dịch coronavirus.

Tuy nhiên, không hẳn Biden là Tổng thống Mỹ thì được cho là sẽ khác với Trump, thật không may, Biden sẽ tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc bởi ở vị thế của Trung Quốc hiện nay, bất kỳ ai là tổng thống Mỹ thì cũng không thể không cứng rắn.

Rõ ràng thái độ cư xử của Nga, Trung Quốc với Mỹ là giống nhau bởi trước hết họ không phải là chư hầu của Mỹ, họ là một trong các cực của thế giới đa cực.

Với biệt danh “Trump nhiệt đới”, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người đang theo đuổi chính sách coronavirus giống như tổng thống Mỹ đương nhiệm, cũng từ chối những lời chúc mừng. Điều tương tự cũng áp dụng đối với Thái tử Ả Rập Xê Út, Mohammed ibn Salman (35 tuổi). Trump đã có lúc kiềm chế chỉ trích thái tử liên quan đến vụ sát hại nhà bất đồng chính kiến ​​Jamal Khashoggi theo hợp đồng tàn bạo, vì ông muốn Mohammed tiếp tục là đồng minh của Mỹ ở Trung Đông.

Ai là “người cuối cùng tra gươm vào vỏ”?

Việc Nga, Trung Quốc và một số quốc gia không vội vàng gửi điện chúc mừng tân Tổng thống Mỹ đã chứng tỏ tính phức tạp, sự kịch tính đến giờ phút cuối của trận đấu của 2 UCV là đương kim Tổng thống Trump và Biden của đảng Dân chủ.

Vào ngày 8/11/2020, Donald Trump đã viết câu khó hiểu này: “Tôi đã bắt được tất cả mọi người!” Làm thế nào để giải thích nó. Năm loại gian lận quy mô lớn đã được xác định trong các cuộc bầu cử Mỹ. Đầu tiên là danh sách những cử tri không tồn tại và “linh hồn đã chết”. Thứ hai là bỏ phiếu kép bởi cùng một người. Thứ ba là bỏ phiếu cho tiền. Thứ tư là gian lận qua thư. Thứ năm, phần mềm Cạm bẫy đóng sập không chỉ đối với Biden mà tất cả các quốc gia đổ xô đến chúc mừng Biden”.

Chủ tịch Ủy ban bầu cử Mỹ Trey hôm qua tuyên bố: “có nhiều gian lận trong cuộc bầu cử và các phương tiện truyền thông tuyên bố kết quả bầu cử không hợp lệ". Đồng thời, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ tuyên bố mở cuộc điều tra về những vi phạm gian lận trong bầu cử…

Như vậy đúng như Trump đã tuyên bố, “cuộc bầu cử còn lâu mới kết thúc” là không sai, Trump sẽ chiến đấu đến cùng.

Đến ngày 10/11, chỉ có một phần ba cử tri Đảng Cộng hòa tin tưởng vào hệ thống bầu cử của Mỹ. Những “hạt giống” của sự ngờ vực mà “đặc vụ” Donald Trump đã gieo và đảng Cộng hòa nói riêng và trong toàn hệ thống nói chung sẽ cùng cuộc chống gian lận bầu cử càng lâu thì tình cảm này càng bén rể…

Thú vị thay, tại một số nhà cái, cơ hội chiến thắng của Trump tăng từ 0% lên 12%, và một số ấn phẩm đã loại bỏ xác nhận về chiến thắng của Biden ở Pennsylvania.

Ai là “người cuối cùng sẽ tra gươm vào vỏ”? Trận đấu đang diễn ra rất kịch tính. Chúng ta cổ vũ cho bên nào chơi đẹp, nhưng sẽ “phản đối trọng tài không công bằng, thiên vị”. Không ai có thể “đánh cắp” quyết định của người dân Mỹ.

Làm tốt lắm, Donald, đừng dừng lại. Trump cố lên!

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2020

Belarus – Tổng thống không phải nghề nội trợ!

 

Chúng ta còn nhớ tại Venezuela vào ngày 30/4/2019, J. Goaydo – Tổng thống tự phong đã tổ chức một cuộc “đảo chính quân sự” lật đổ Tổng thống hợp pháp Maduro, đã trở thành một trò cười cho thiên hạ…

Người ta có thể nghĩ rằng một thất bại hài hước như vậy sẽ chấm dứt những âm mưu tương tự của những nỗ lực thay đổi chế độ được ủng hộ bởi Mỹ-PT, nhưng thật không may là nó đã không. Nỗ lực, tham vọng đó vẫn đã diễn ra tại Belarus

Bất chấp sự thiếu ủng hộ, bà Tsikhanouskaya, giống như J.Goaydo ở Venezuela, là tổng thống tự phong, từ Lithuania, vào ngày 12/10, bà yêu cầu Tổng thống Belarus hợp pháp Lukashenko giao quyền lực cho bà trên một “chiếc đĩa bạc có viền trắng và đỏ” không muộn hơn ngày 25/10/2020 bằng một tối hậu thư để từ chức. Theo đó:

Lãnh đạo phe đối lập lưu vong yêu cầu Lukashenko ngừng bạo lực và trả tự do cho các tù nhân chính trị, yêu cầu Lukashenko từ bỏ quyền lực trước ngày 25/10 và ngăn chặn “khủng bố nhà nước” do chính quyền thực hiện chống lại những người biểu tình ôn hòa.

Nếu các yêu cầu của chúng tôi không được đáp ứng trước ngày 25/10, cả nước sẽ xuống đường một cách hòa bình, Lukashenko sẽ phải đối mặt với một cuộc tổng đình công tê liệt. Và, vào ngày 26/10, một cuộc đình công trên toàn quốc sẽ bắt đầu tại tất cả các xí nghiệp, mọi con đường sẽ bị phong tỏa, và việc bán hàng tại các cửa hàng quốc doanh sẽ sụp đổ. “Bạn chỉ có 13 ngày!”.

Ngày 25/10 cuộc đình công để “thực thi tối hậu thư” bắt đầu.  Có khoảng 100 nghìn người tham gia. Theo sự lãnh đạo, chỉ dẫn của “phe đối lập” ngay lập tức họ quyết định “chuyển cuộc chiến xuống mặt đất”. Đó là, dàn xếp tình trạng bất ổn thực sự và kích động đổ máu. 

Kế hoạch khá hay - đánh lạc hướng sự chú ý của các nhân viên thực thi pháp luật bằng cách tấn công Sở Nội vụ Trung tâm Minsk, sau đó đột phá dọc theo Phố Orlovskaya đến tư dinh của Tổng thống.

Tuy nhiên, kế hoạch đã không thành công trước những “siloviks” (nhân viên an ninh, thực thi pháp luật, tình báo…) người Belarus, những người gần đây có kinh nghiệm đã cải thiện đáng kể kỹ năng chống lại các hành động như vậy. 

Cánh nghi binh đánh lạc hướng: Đá và cocktail Molotov đã được ném vào tòa nhà của bộ phận khu vực, nhưng sự việc không đi xa hơn - không ai dám thực hiện một cuộc tấn công thực sự. 

Cánh tấn công chính: Đám đông “lao” dọc theo Oryol để chiếm dinh Tổng thống thì đã được chào đón rất “trọng thị” bằng lựu đạn chớp nhoáng và đạn cao su. Cuối cùng, “bãi chiến trường” một lần nữa vẫn còn nguyên với các chiến binh OMON, họ không ngần ngại “gói ghém” rất nhiều “ nòng cốt viên biểu tình” đặc biệt hung hăng, những người có ý đồ và chỉ thị khá rõ ràng trong ngày hôm đó. Chính xác là ai? Bạn có thể rút ra kết luận của riêng mình. 

Ngày 26/10, đình công thực thi “tối hậu thư” diễn biến không khác, nó cũng kết thúc theo cùng một cách như tất cả những lần trước – đám đông ngu ngốc lang thang trên đường phố, vẫy những “chiếc giẻ trắng và đỏ”, còn những người đặc biệt sốt sắng thì cưỡi trên những chiếc xe chở thóc. Lukashenko và các học trò của mình một lần nữa chứng minh rằng họ sẽ không thực hiện bất kỳ yêu cầu nào của những kẻ mạo danh và sẵn sàng bảo vệ quan điểm của mình một cách chủ động và cứng rắn.

Những tuyên bố trước đây của Tikhanovskaya, về “cuộc đình công quốc gia” bày tỏ sự tin tưởng rằng “đại diện của doanh nghiệp tư nhân, chuyên gia CNTT, nhân vật văn hóa và thể thao và thậm chí cả cộng đồng tôn giáo…” cũng sẽ ủng hộ mệnh lệnh từ “Tối hậu thư” của bà tuyên bố.

Có, với sự phô trương lớn, phe đối lập đã công bố danh sách các doanh nghiệp tư nhân không hoạt động ở Minsk, như: một vài tiệm pizza, cùng một số phòng tập thể dục, cả chục quán cà phê ...rồi có xưởng gốm sứ Moonceramic, bức tường leo núi Plato và cửa hàng thú cưng Charlie đã đóng cửa…Đây là một “sự sụp đổ của nền kinh tế và giáng một đòn khủng khiếp vào “chế độ tội phạm” Lukashenko!?”

Rõ ràng, kết quả trên của việc thực thi “Tối hậu thư” làm sao lại đạt được một mục tiêu “khủng” như vậy nếu như không bị bệnh tâm thần hoang tưởng!

Thật ra, nếu lời kêu gọi cuộc đình công Tikhanovskaya trong tương lai huy động được sự ủng hộ đáng kể của công nhân trong các nhà máy công nghiệp quốc doanh của Belarus thì đây có thể là một bước ngoặt…bởi lẽ, nhà nước kiểm soát 80% nền kinh tế kế hoạch của Belarus, và nếu toàn bộ công nhân đồng loạt đình công biểu tình, thì một sự sụp đổ nền kinh tế sẽ xảy ra là chắc chắn.

Ngược lại, nếu lời kêu gọi đình công thất bại, nghĩa là công nhân, người lao động trong các nhà máy quốc doanh không tham gia đình công, điều đó đồng nghĩa với việc các cuộc biểu tình của phe đối lập đột ngột qua đời vì thiếu sự ủng hộ của người dân. 

Thực tế, cuộc biểu tình vào ngày 25/10 những người tham gia chỉ gồm tầng lớp trung lưu thượng lưu và những người khá giả, không phải công nhân và nông dân trong ngành, những người chiếm đa số người dân Belarus.

Nhưng cuộc tổng đình công được công bố ngày 26/10 để “chứng tỏ rằng không ai sẽ làm việc cho chế độ” như thách thức của bà Tikhanovskaya thì lại có rất ít người tham gia và không có dấu hiệu nào cho thấy số lượng đáng kể công nhân tại các nhà máy do nhà nước kiểm soát tham gia đình công trong bất kỳ khoảng thời gian duy trì nào.

Tại nhà máy máy kéo Minsk, một trong những nhà máy lớn là niềm tự hào của nền kinh tế Xô Viết mới của Lukashenko, hầu hết công nhân dường như vẫn làm việc bình thường cho ca làm việc sáng thứ Hai (26/10). Người lãnh đạo một cuộc đình công trước đó tại nhà máy vào tháng 8 đã buộc phải chạy trốn khỏi đất nước dưới áp lực của chính quyền, và nhiều công nhân lo sợ bị trả thù vì cuộc đình công. Một số công nhân bày tỏ sự ủng hộ đối với cuộc biểu tình trước hoặc sau khi tan ca, nhưng không thực sự từ chối làm việc.

Vài trăm sinh viên ở một số trường đại học đã trốn học và đi bộ trên đường phố (chính quyền đe dọa sẽ bắt những sinh viên này đi lính). Nhưng các công nhân vẫn tiếp tục làm việc. Không có con đường nào bị chặn. Giao thông cửa hàng vẫn bình thường.

Công nhân trong các ngành công nghiệp quốc doanh biết rất rõ rằng hầu hết họ sẽ trở nên thất nghiệp và nghèo khó nếu phe đối lập tân tự do được ủng hộ bởi phương Tây giành được quyền lực ở Belarus. Mọi thứ sẽ được tư nhân hóa để kiếm từng xu và “đúng quy trình” bằng cách sa thải hàng loạt. Họ đã thấy điều đó xảy ra lặp đi lặp lại ở mỗi quốc gia láng giềng của họ.

Juan Guaido tuyên bố một cuộc đảo chính mà không chắc chắn rằng những người lính mà ông mong đợi sẽ xuất hiện - những người lính biết rằng việc theo ông không có lợi cho họ. 

Svetlana Tikhanovskaya tuyên bố tổng đình công mà không hiểu rằng những công nhân mà cô kêu gọi cũng không quan tâm đến các kế hoạch tân tự do của bà. Belarus, giống như Venezuela, có một chính phủ và hệ thống được đa số người dân ủng hộ. Không quốc gia nào có thể bị thay đổi chế độ nếu không có sự can thiệp quân sự từ nước ngoài. Nhưng với Belarus có anh nào dám can thiệp quân sự?

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2020

Hai cú bẻ lái điệu nghệ của Tổng thống Belarus Lukashenko!

 


Lễ nhậm chức Tổng thống là một động thái thủ đoạn chính trị thành công tuyệt vời của chính quyền Belarus…

Tổng thống Belarus, ông Lukashenko đã tái đắc cử trong cuộc bầu cử đầu tháng 8 với số phiếu bầu hơn 80% tiếp tục kéo dài chuỗi thời gian làm Tổng thống Belarus trong 30 năm…

Phe đối lập thua cuộc, được sự hậu thuẫn của phương Tây mà Ba Lan, Litva là người chơi chính, bắt đầu từ ngày 9/8 đã triển khai một cuộc “cách mạng màu” kiểu Maidan của Ukraine tại Belarus để lật đổ Lukashenko và chính quyền của ông ta.

Cuộc gọi điện đến Putin!

Ba ngày đầu, chiến dịch diễn ra rất suôn sẻ, theo đúng kế hoạch chỉ đạo từ Trung tâm chỉ huy NEXTA của Ba Lan, Lukashenko đã bối rối, tê liệt ý chí vì quá bất ngờ, không tin vào mắt mình khi các đối tác, bạn bè lâu nay hạ mặt nạ hét to “Lukashenko must go”.

Trước tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, Lukashenko đã nghĩ ngay đến Nga và kêu cứu Putin…Để cho Lukashenko biết thế nào là lễ độ, 6 tiếng sau Putin mới trả lời cùng với một tuyên bố nhẹ nhàng nhưng khiến “phương Tây ngồi xuống lắng nghe”: “Nước ngoài không ai được can thiệp vào tình hình Belarus. Nga sẽ thực hiện nghĩa vụ của mình theo CSTO”.

Bắt đầu từ đó, Lukashenko bình tĩnh trở lại, chỉ nhìn về Matxcova và ra tay dẹp loạn để làm chủ tình hình...

Đây được coi là cú bẻ lái thứ nhất, nhanh, dứt khoát, đúng lúc, đã cứu cho Belarus tránh khỏi một Maidan – Ukraine, cứu được ông – “nhà độc tài” được phương Tây gán cho, khỏi thảm cảnh của Yanukovych và cũng có thể như “độc tài” Gaddafi của Libya.

Cú bẻ lái thứ nhất này chúng ta không đi sâu vào các tình huống, diễn biến cụ thể vì đã biết mà chúng ta quan tâm đến cú bẻ lái thứ hai rất điệu nghệ và lý thú…

Nhậm chức Tổng thống Belarus của Lukashenko

Theo kế hoạch thông thường thì vào ngày 5/11, Lukashenko sẽ làm lễ “đăng quang” nhậm chức Tổng thống. Như vậy còn ít nhất 30 ngày nữa ông mới “bàn giao” tổng thống cho…chính mình. Tuy nhiên, không chờ đến ngày đó, hôm trước, vào ngảy 23/9/2020, Lukashenko đã tổ chức lễ nhậm chức.

Lễ nhậm chức Tổng thống Belarus của Lukashenko diễn ra với 700 quan khách chính phủ theo đúng trình tự mọi thủ tục, nhưng…diễn ra trong bí mật, tức không công khai cho dân chúng và các khách mời từ ĐSQ các nước…

Quả thật, lễ nhậm chức Tổng thống của Lukashenko đã gây bất ngờ cho thế giới. EU và phe đối lập thì cho rằng đây là bằng chứng cho thấy sự yếu kém và sợ hãi trước người dân của Lukashenko…Nhưng trên thực tế, đây là một động thái thủ đoạn chính trị thành công tuyệt vời của chính quyền Belarus sau một loạt các sai lầm trước đây…

Đầu tiên nói về EU. Cho đến hiện nay, mặc dù phe đối lập, Ba Lan, Litva, Ukraine…kêu gọi EU trừng phạt Lukashenko nhưng EU không thể vì Cộng hòa Síp phản đối. Síp chỉ bỏ phiếu khi EU cũng phải ra đòn trừng phạt với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng EU không dám vì sợ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ hoàn toàn theo Nga thì nguy hiểm hơn cả Belarus theo Nga.

Trong khi đó một số quốc gia EU cong hy vọng Lukashenko vẫn thực hiện chính sách “đa phương” vì tại Sochi chưa thấy công bố các văn kiện về sự hội nhập sâu rộng Nga-Belarus (Nga-Belarus có thể không công bố). Vì thế nếu trừng phạt quá sớm thì càng khiến Lukashenko càng ngã về Nga hơn, cho nên, phải sau ngày 5/11, Lukashenko chính thức hét nhiệm kỳ, sẽ quyết công nhận hay không, trừng phạt hay không…vẫn chưa muộn

Nhưng, Lukashenko thực sự đang muốn buộc EU phải đưa ra quyết định cuối cùng về các biện pháp trừng phạt đối với Belarus không phải sau ngày 5/11, bởi vì sau ngày 5/11 khi EU giải quyết các vấn đề với Síp thì sự bí ẩn và giá trị của Lukashenko giảm mạnh. EU sẽ có đủ điều kiện để ra tay…

Vào ngày 24-25/9, Hội nghị thượng đỉnh EU sẽ được tổ chức thì ngày 23/9, Lukashenko làm lễ nhậm chức đã khiến cho EU không trừng phạt được vì Síp phủ quyết và cũng chưa có kế hoạch chống lại vì bất ngờ, tưởng rằng đến ngày 5/11 Lukashenko, theo thông lệ mới làm lễ nhậm chức.

Tiếp theo nói về lực lượng đối lập mà chỉ huy trực tiếp là Ba Lan và Litva.

Rõ ràng là họ - phe đối lập do Ba Lan, Litva chỉ huy đã soạn thảo một kế hoạch cho ngày 5/11 rất tỷ mỷ mà không ai có thể nghi ngờ gì về điều này.

 Phe đối lập thực sự hy vọng vào một lễ nhậm chức. Không phải vì lệnh trừng phạt của châu Âu, mà vì một lý do chính đáng, theo đó, có thể tập hợp dân chúng và làm cho cuộc đấu tranh trở nên thiêng liêng. Ví dụ, để đưa cuộc biểu tình trở thành những cuộc tàn sát hàng loạt với các nạn nhân, liên kết lễ khánh thành của Lukashenka với sự đổ máu và để tạo ra trên cơ sở kết nối này một số loại tổ chức biểu tình quy mô lớn… 

Vậy mà, Lukashenka đã làm “nhầm lẫn các quân bài của đối thủ”. Ông không cho họ thời gian để xoay chuyển tình thế, tập hợp lực lượng, chuẩn bị cho dân chúng về tư tưởng, vẽ biểu ngữ và viết lời hô hào…

Vào ngày 23 tháng 9, trong bầu không khí bí mật, ông đã tổ chức lễ nhậm chức của riêng mình - trong một “vòng tròn hẹp”, nhưng tuân thủ thủ tục. Thế giới, người dân Belarus đã biết về nó sau khi sự việc xảy ra - từ một thông báo trên truyền hình Belarus. Đây là một cú bẻ lái thứ hai cực kỳ điệu nghệ!

Việc tổ chức lễ nhậm chức trước thời hạn hơn 30 ngày, bất ngờ, bí mật, Lukashenko không chỉ tước bỏ sự phản đối “ngày thiêng liêng” của phe đối lập mà còn khiến lễ nhậm chức của mình trở nên không đổ máu. Lukashenko đã làm “cháy giáo án” buộc tất cả các đối thủ của mình phải cực đoan hóa cuộc biểu tình, để tạo cho nó những ý nghĩa khác nhau, nhưng vì điều này, họ mất cơ hội, lý do để huy động lực lượng.

Vẫn có hàng chục nghìn người tiếp tục xuống đường ở Minsk và các thành phố lớn khác, nhưng số lượng càng ngày càng giảm, họ đi lang thang qua lại không mục đích, không làm Lukashenko sợ hãi buộc ông phải chạy trốn đến Rostov - Nga.

“Trò hề”, “bất hợp pháp”, “không làm câm lặng những con người dũng cảm Belarus”…là những tiếng la lối từ phe đối lập và ông chủ của họ từ nước ngoài. Nhưng bất luận thế nào thì đồng chí Lukashenko cũng đã nhậm chức Tổng thống Belarus cho đến năm 2024.

Với những quyết định của đương kim Tổng thống Lukashenko, đóng cửa biên giới với Ba Lan, Litva, Ukraine, ra lệnh trả đũa các đòn trừng phạt mà các quốc gia này “đi trước EU”, khiến cho các quốc gia trên có một nhận thức chung: Sai lầm, vội vàng, đặt cược quá lớn vào một ván bài mà chưa đủ tỉnh táo, bản lĩnh và trình độ để chơi.

Tại Trung Đông có “bố già” Erdogan thì tại khu vực Baltic này cũng có một “cha già” Lukashenko mà độ thâm nho, thủ đoạn không kém.

Mỹ-NATO cài thế, đưa Nga sập bẫy!

 

Thật may mắn, Nga đã có đủ năng lực để bước vào và bẻ gãy cái bẫy được Mỹ-NATO giăng ra…

Nếu như KẾ là điều động địch, buộc địch chơi theo lối chơi của ta thì Mỹ đã cao KẾ hơn Liên Xô khi đã buộc và kéo Liên Xô vào con đường chạy đua vũ trang cực kỳ tốn kém và là một trong những nguyên nhân chính khiến Liên Xô sụp đổ.

Hiện nay, Nga tiếp nhận hoàn toàn di sản của Liên Xô và cũng đang MỘT MÌNH đối đầu gay gắt với Mỹ-NATO trong cuộc chiến địa chính trị, nhưng thật may mắn là Nga đang ở trong một tư thế khác: Nga không giống như Liên Xô.

Mỹ - NATO khiêu khích Nga đến mức quá khích!

Chúng ta không cần trích dẫn nêu những hành động của Mỹ-NATO gần đây đối với Nga vì qua thông báo của Cục trưởng Cục tác chiến – Bộ tổng Tham mưu quân đội Nga, tướng Sergei Rudskoy đã rõ ràng…Ở đây, chúng ta có 2 vấn đề cần suy xét.

Thứ nhất là Nga sẽ xử lý như nào khi Mỹ-NATO đang thực hiện công tác “chuẩn bị chiến trường” cho một cuộc tấn công vào Nga?.

Cụ thể, máy bay tàu chiến Mỹ-NATO luôn đến gần biên giới Nga trinh sát, hoạt động gián điệp; các cuộc tập trận mô phỏng đòn tấn công vào Nga; sử dụng máy bay chiến lược thực hiện các bài tập tấn công tên lửa, bom hạt nhân vào lãnh thổ Nga…

Các hành động này xảy ra trên nhiều hướng phòng thủ có tính sống còn của Nga như Biển Bắc, Biển Baltic và Biển Đen. Và cùng với nó là những quốc gia chư hầu của Mỹ có biên giới với Nga như Ukraine, Baltics…tỏ ra rất hung hăng, hiếu chiến chống Nga điên cuồng, quyết liệt…

Có thể hình dung tình thế của Nga với Mỹ-NATO hiện giờ như thế này: con gấu Nga đang bị những con sói NATO vây quanh, nhe răng, vờn thế, sẵn sàng nhao vào bất kể lúc nào…

Thứ hai là tại sao Mỹ - NATO lại hành động như vậy?

Nếu ai đó nói rằng, học thuyết hạt nhân của Mỹ nguy hiểm, hiếu chiến hơn Nga vì Mỹ sử dụng đòn tấn công phủ đầu bằng VKHN vào ngay cả quốc gia không có VKHN, trong khi đó thì của Nga chỉ đáp trả mà không sử dụng trước. Tuy nhiên chúng ta lầm to…

Trong 4 tình huống xảy ra mà Nga sẽ sử dụng VKHN cụ thể:

1, Phóng tên lửa đạn đạo vào lãnh thổ Nga và các đồng minh.

2, Tấn công bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt (WMD) chống lại Nga.

3, Tác động đến các cơ sở quân sự hoặc nhà nước quan trọng mà ảnh hưởng đến sự gián đoạn phản ứng của lực lượng hạt nhân Liên bang Nga

4, Gây hấn với Nga bằng vũ khí thông thường tạo ra mối đe dọa đối với sự tồn tại của Liên bang Nga.

…thì tình huống 3 và 4 được xác định theo CẢM NHẬN của Nga chứ không theo tiêu chuẩn nào. Sau này Bộ QP Nga có ra lời tuyên bố giải thích tình huống 1 là bất cứ tên lửa gì mang đầu đạn hạt nhân hay không mà bay đến hướng Nga là Nga sử dụng VKHN, nhưng cần giải thích rõ tình huống 3 và 4 thì họ cũng lờ đi.

 Như vậy, rõ ràng là người Nga sẽ sử dụng VKHN theo cảm nhận của người Nga chứ không theo thực tế. Điều đó cho thấy, Nga sử dụng VKHN lúc nào, ở đâu, với ai…là QUYỀN QUYẾT ĐỊNH của người Nga mà không theo tiêu chuẩn thực tế nào hết. Rất nguy hiểm, phải không?

Người Mỹ - tầng lớp tinh hoa, diều hâu nhất hoàn toàn hiểu sâu về chính sách sử dụng VKHN của Nga còn gấp bội phần chúng ta. Hơn thế, họ đều nghe, hiểu và nhớ kỹ từng lời của Putin: “Liệu Nga có cần một thế giới mà không có người Nga hay không?”, bởi vì, trong điều kiện nước Nga hiện nay, người Mỹ thừa biết Nga có thừa đủ năng lực để đưa ra một câu hỏi tu từ đó với Mỹ.

Về vũ khí mới, hãy nghe tuyên bố hôm 18/9 của Putin trong ngày vinh danh người sáng tạo ra “tàu lượn” Avangard, công trình sư Herbert Efremov: “Giờ đây, lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại của chúng ta, nước Nga sở hữu những loại vũ khí hiện đại nhất, vượt trội hơn nhiều lần về sức mạnh, uy lực, tốc độ, mà quan trọng là ở độ chính xác của tất cả những gì đã và đang tồn tại cho đến ngày nay. Không ai trên thế giới có vũ khí như vậy. Trong mọi trường hợp, vẫn chưa”.

Lưu ý: Putin đã nói là đúng sự thật, không “nổ”. Mỹ và phương Tây đã có nhiều trải nghiệm điều này. Vì thế, Tống thống Mỹ Donald Trump đổ tội cho cựu tổng thống Obama vì để Nga cuỗm mất bí mật của vũ khí siêu thanh vào tay Nga, trong khi ngài Herbert Efremov đã “giải oan” cho Obama rằng: “Liên Xô-Nga đã nghiên cứu, chế tạo nó ngay từ khi Obama ở tuổi thiếu niên”.

Thế nhưng, Mỹ - NATO vẫn (có vẻ như) đe dọa tấn công Nga, phải chăng họ muốn đánh gục Nga bằng biện pháp quân sự?

Miếng đòn xưa cũ của Mỹ-NATO nhằm vào Nga

Chắc chắn 100% là Mỹ-NATO sẽ không sử dụng biện pháp quân sự với Nga-Putin để qua đó lật đổ chính quyền Putin và xâm lược Nga. Tuy nhiên, mục tiêu đó của Mỹ-NATO là không thay đổi mà họ chỉ thay đổi biện pháp tiến hành…

Khiêu khích, đe dọa an ninh Nga, từ mở rộng NATO về phía Đông để bao vây chiến lược với Nga, sử dụng liên minh quân sự tập thể NATO (nhiều tiền, nhiều lực lượng) gây áp lực trên các tuyến biên giới Nga (tập trận) ngày một gia tăng…

Mỹ đơn phương rút bỏ các thỏa thuận an ninh quốc tế, như INF, Bầu trời mở, không gia hạn STARS, thành lập Bộ tư lệnh Vũ trụ, thử VKHN…

Tất cả là nhằm mục tiêu kéo Nga sập vào KẾ của mình, đó là, buộc Nga phải tiến hành một cuộc chạy đua vũ trang với Mỹ trên các lĩnh vực đó, nếu không sẽ mất hết ưu thế quân sự dẫn đến sẽ bị tiêu diệt.

Một đòn cực hiểm mà Mỹ-NATO-EU đã tung ra là trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga ngày càng khắc nghiệt, kết hợp với đòn buộc Nga chạy đua vũ trang sẽ hợp điểm: Kinh tế Nga suy sụp, lực lượng phản động Nga sẽ nổi dậy…Putin sẽ không thể kiểm soát và Liên bang Nga sẽ trở về thời Yeltsin…

Quả thật, với thực lực hiện có, Mỹ-NATO-EU thừa sức thực hiện ý đồ của mình để đánh gục nước Nga thời Putin, tất nhiên, nếu như Nga-Putin rơi vào KẾ của họ. Nhưng, thật không may cho Mỹ-NATO-EU, Nga-Putin không rơi vào KẾ của họ.

Liên bang Nga dưới sự lãnh đạo của Putin đã phản đòn rất tuyệt vời bằng trí tuệ, bản lĩnh và rất lạnh lùng…điều mà Liên Xô chưa từng và không thể trong cuộc chiến địa chính trị đầy cam go, một mất một còn với Mỹ-NATO theo cách mà Vladimir Ilyich Lenin đã dạy: “trước tiếng tru của bầy sói thì tiếng gầm của ta phải là của sư tử”…

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

Putin KGB xử tử những “con ngựa trojan” của Mỹ-Phương Tây


Người Nga đã thay đổi một Hiến pháp chiếm đóng thành một Hiến pháp chủ quyền…
Về nguyên tắc, Hiến pháp Nga sau gần 30 năm tồn tại trong khi đất nước Nga đã phát triển hùng mạnh từ đống tro tàn của “thảm họa địa chính trị lớn nhât thế kỷ” thì thay đổi, sửa đổi nó là một vấn đề tất yếu của xã hội Nga, là nội bộ của nước Nga…Thế nhưng, có sự chống trả rất gay gắt, quyết liệt của thế lực bên trong và bên ngoài…
Nga Putin đã sửa đổi những gì?
Ở góc nhìn của người nước ngoài, chúng ta chỉ nêu những sửa đổi có tính chất quan trọng ảnh hưởng sâu sắc đến đối nội, đối ngoại, chủ quyền của nhà nước Nga, tác động mạnh đến các thế lực bên ngoài và bên trong chống lại nước Nga.
Vấn đề đầu tiên là chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.
Việc sửa đổi đã loại bỏ các vấn đề như đàm phán hòa bình trao trả quần đảo Kuril cho Nhật Bản ở cấp hiến pháp, đồng thời chấm dứt các cuộc tranh luận, nghi ngờ rằng Putin đang cố gắng trao đất cho Trung Quốc.
Vì sự sửa đổi này trong tương lai, ngay cả khi các công ty Trung Quốc đầu tư vốn vào Nga đột nhiên muốn chiếm lấy một phần của Nga, họ sẽ không thành công, ngay cả khi một Tổng thống lên nắm quyền quyết định trao một phần lãnh thổ của Nga cho Trung Quốc cũng vậy.
Sửa đổi này chấm dứt hoàn toàn vấn đề Crimea, ngay cả khi một tổng thống mới lên nắm quyền, không đồng ý với quyết định của Putin và người dân Crimea và quyết định trao nó cho Ukraine.
Chẳng hạn như trong các ứng cử viên tổng thống trước đây năm 2018 là bà Sobchak, vốn công nhận Crimea là của Ukraine, xin hộ chiếu Ukraine đến Crimea dù Crimea đã sáp nhập Nga…nếu chẳng may lần tới trúng cử Tổng thống thì cũng không thể.
Vấn đề thứ hai là Sửa đổi về ưu tiên của Hiến pháp Liên bang Nga đối với các điều ước quốc tế.
Sửa đổi này rất quan trọng và cũng là một trong những những trọng điểm chống phá Nga của thế lực bên ngoài. Sửa đổi này theo đó, các luật quốc tế, điều ước quốc tế nếu mâu thuẫn với Luật, Hiến pháp Nga thì Nga sẽ không thực thi, loại bỏ nó.
Luật Nga, Hiến pháp Nga là tối thượng. Một quốc gia có chủ quyền thì không bao giờ có tình cảnh Luật, các điều ước bên ngoài lại cao hơn Luật, Hiến pháp trong nước, đó là một quốc gia nửa thuộc địa.
Lâu nay, điều này đã gây áp lực cho Nga rất lớn, những vụ kiện cáo Nga về kinh tế, chính trị, nhân quyền… mà quyền xét xử bởi Tòa án phương Tây đã khiến Nga bất lợi. Bây giờ, quên đi nhé, Tòa án phương Tây xử cho chính họ nghe, Nga không quan tâm.
Vấn đề thứ 3, bổ sung tiêu chuẩn các quan chức hàng đầu của Nga, cụ thể gồm, Tổng thống, Thượng nghị sỹ, đại biểu Duma Quốc gia, người đứng đầu chính phủ Nga, phó thủ tướng, bộ trưởng và người đứng đầu các cơ quan liên bang khác, người đứng đầu các khu vực, công tố viên.
Tất cả các thành phần trên phải (1) Yêu cầu cư trú tại Nga vĩnh viễn, (2)  Cấm có quốc tịch nước ngoài, giấy phép cư trú hoặc tài liệu khác trao quyền cư trú vĩnh viễn trên lãnh thổ của một quốc gia khác, (3) Cấm mở và có tài khoản, lưu trữ tiền và các vật có giá trị trong các ngân hàng nước ngoài nằm ngoài LB Nga.
Chúng ta thử hình dung, tổng thống có quốc tịch kép, Bộ trưởng, Thống đốc thì thuê có quốc tịch nước ngoài như Ukraine chẳng hạn thì thật là xa xỉ khi nói rằng đó là một quốc gia có chủ quyền…
Tổng thống Nga Putin đập nát những con ngựa Trojan
Như đã nói, Hiến pháp 1993 của Nga ra đời trong thập niên 90 trong bối cảnh nước Nga được cai trị bởi những đầu sỏ mà người Nga gọi là “7 ngân hàng” (và “muốn hiểu biết nước Nga thời đó ra sao hãy xem Ukraine hiện nay”). Mỹ và phương Tây đã “đưa toàn bộ một loạt các con ngựa Trojan được quản lý bên ngoài đặt vào trong đó” với hy vọng là nước Nga tiếp theo sẽ không tồn tại sau sự sụp đổ của Liên Xô.
Những con ngựa Trojan này được đưa vào trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa-xã hội nước Nga sẵn sàng xâu xé nước Nga, cai trị dân Nga…như mục tiêu đề ra của Mỹ - phương Tây sau chiến tranh lạnh kết thúc.
Đó là “con ngựa Trojan” trong cơ quan đầu não nước Nga. Nước Nga sau khi Putin hết nhiệm kỳ liệu có ai đủ sự hỗ trợ mạnh mẽ của Mỹ và phương Tây như Khodorkovsky và Navalny là ứng viên chức Tổng thống Nga? Những ứng viên Nga có quốc tịch nước ngoài, cư trú thường xuyên tại nước ngoài, nhận tiền từ nước ngoài khi trở thành Tổng thống thì có đặt lợi ích quốc gia Nga trên hết?
Với việc sửa đổi Hiến pháp, Putin đã dựng lên một “bức tường lửa” bảo vệ Kremlin, bảo vệ chính quyền Nga sau Putin, trước khi hết nhiệm kỳ. Putin đã đập tan những con ngựa Trojan được Mỹ-PT đã ngấm ngầm đặt sẵn vào Kremlin, chính quyền Nga ngay từ Hiến Pháp.
Bắt đầu từ đây, quan chức Nga là người Nga, không liên quan bất cứ thứ gì về kinh tế, chính trị…với nước ngoài. Khodorkovsky hay Navalny hay bất cứ kẻ nào nhận tiền từ nước ngoài đã không bao giờ có chỗ trong chính quyền Nga. Trong khi đó, thế lực bên ngoài không cần anh tài giỏi, anh hề cũng được, không sao, miễn là thực hiện mọi mệnh lệnh từ bên ngoài khi anh đã nhận tiền để ngồi lên chiếc ghế đó – loại tay sai kiểu mới.
Đó là con ngựa Trojan trong chính sách đối nội.
Chẳng hạn, ai cũng biết sửa đổi, cải cách lương hưu vừa qua tại Nga đã khiến Putin mất sự ủng hộ ghê gớm, vì đây là luật có hại. Nhưng nên hiểu, nếu như các sửa đổi Hiến pháp mới được thông qua năm 2018 thì Luật cải cách sửa đổi lương hưu Putin sẽ không ký, tuy nhiên, chưa có hiến pháp sửa đổi nên Putin phải ký.
Putin ký Luật cải cách lương hưu trong tình trạng Luật này có sự can thiệp của IMF với điều ước quốc tế mà Nga đã ký tham gia và chính phủ đưa ra luật tăng tuổi nghỉ hưu mà không có bất cứ điều kiện nào. Với Putin, đây là luật có hại, nhưng theo Hiến pháp, Putin buộc phải ký khiến cho sự ủng hộ Putin trong dân chúng giảm đáng kể, mọi tội lỗi đổ lên đầu Putin thay vì ai đó…
Nhưng nếu như năm đó 2018, sửa đổi Hiến pháp được thông qua thì Putin sẽ không ký. Putin đã đưa ra các sửa đổi cho luật này, trong đó, ví dụ, nếu ba đứa trẻ được sinh ra, bạn có thể nghỉ hưu trước thời hạn. Putin giới thiệu các chỉ số bắt buộc của lương hưu…Tóm lại Putin sẽ không chấp nhận Luật này theo Hiến pháp. Và, với sửa đổi mới này, Putin có cơ hội không thông qua các luật như vậy và gửi chúng để xem xét tới Tòa án Hiến pháp…mà không phụ thuộc vào yêu cầu, điều ước nào bên ngoài…
Như vậy, sửa đổi Hiến pháp Nga lần này theo chuyên gia Nga thì sửa đổi chiếm 70% và chúng đều mới, tiến bộ. Nếu cuộc trưng cầu dân ý thay đổi Hiến pháp thành công, nó sẽ được thực thi ngay và luôn. Một hiến pháp bị chiếm đóng được thay thế bằng một hiến pháp có chủ quyền.
Một siêu cường quân sự có Hiến pháp chủ quyền, một nền đối ngoại độc lập xuất hiện đập tan Thế giới đơn cực do Mỹ - phương Tây lãnh đạo gần 30 năm qua. Một Putin hiện diện tại Kremlin ít nhất cho đến năm 2035 làm bi quan chán nản mọi thế lực chống Nga.
Một hoạt động của Liên bang Nga đã kích hoạt chính quyền Nhật Bản quyết định chấm dứt Hiến pháp chiếm đóng của mình hay không…
Tất cả, không làm Mỹ-Phương Tây lo lắng, chống phá điên cuồng mới là chuyện đáng ngạc nhiên.