Đương nhiên, không phải Thổ Nhĩ Kỳ! Thế giới đã đa cực, nhưng Thổ
Nhĩ Kỳ không phải là một cực trong đó. Đừng hoang tưởng.
Có lẽ đến thời điểm này, ngay cả phương Tây và Mỹ cũng phải buộc
lòng công nhận phiến quân khủng bố (là những đối tượng tác chiến trực tiếp của
Nga-Syria-Iran và Hezbollah) đang bị thảm bại và việc tan rã chỉ là vấn đề thời
gian.
Đương nhiên, người ta đã quên đề cập, cảnh báo, cảnh cáo…về vấn
đề Nga sa lầy hay không sa lầy như trước…mà sự quan tâm về cục diện địa chính
trị Trung Đông, về cái kết của một giải pháp chính trị cho Syria như thế nào mới
là chủ đề chính.
Thổ Nhĩ Kỳ, “đại ca giấu mặt”
Quả thật khi Nga bắt đầu can thiệp quân sự vào Syria thì trong
chúng ta không ai nghĩ rằng Thổ Nhĩ Kỳ lại là một đối tượng tác chiến địa chính
trị và quân sự cực kỳ căng thẳng, gay gắt của Nga.
Nội chiến Syria trong hơn 4 năm qua đến bây giờ, đã lộ rõ ra một
vấn đề cốt lõi, đó là sự can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ gắn liền trực tiếp với tình
hình Syria. Thổ Nhĩ Kỳ được coi như là một thế lực mạnh nhất, chủ yếu, đứng đằng
sau cuộc nội chiến tại Syria.
Từ năm 2011, “nhà nước hồi giáo IS” nổi lên, đưa chính quyền
Iraq vào nguy khốn, buộc Mỹ phải dùng không quân can thiệp. Tuy nhiên, chính
quyền của Assad tại Syria không phải như Iraq, do đó, với khả năng hiện có, IS
sẽ không làm được gì.
Rủi thay cho Syria khi chính quyền Assad đã cản trở giấc mơ
“cường quốc khu vực” của Ankara. Phải lật đổ chính quyền Assad hay khẩu hiệu
“Assad phải ra đi” là ý chí và quyết tâm cao nhất, cấp thiết nhất của Ankara,
còn trên cả Mỹ…là chính sách đối ngoại hung hăng, bá quyền khu vực mà Ankar đã
triển khai trong thời gian qua.
Khi một nước lớn như Thổ Nhĩ Kỳ ở bên cạnh lại chủ trì hậu thuẫn
cho lực lượng nổi dậy chống chính phủ Syria (huấn luyện, trang bị, cung cấp hậu
cần, kỹ thuật, xây dựng hạ tầng chiến tranh, vùng đệm biên giới an toàn cho quân
nổi dậy)…thì làm sao Syria có thể yên?
Khi một tuyến biên giới Thổ Nhĩ Kỳ- Syria mà nguồn sống của IS
cũng nhờ từ đó bằng buôn bán vận chuyển dầu ăn cướp được; cũng nhờ đó mà lực
lượng khủng bố tự do đi, đến, Syria như một dòng suối không bao giờ cạn thì
Syria làm sao đủ nguồn lực chống đỡ?
Chúng ta không ngạc nhiên khi Mỹ đã tính rằng, quân IS trước khi
mở chiến dịch chừng 35 ngàn tên, Mỹ và liên minh đã tiêu diệt chừng 35 ngàn tên,
và chúng còn lại…35 ngàn tên.
Nghe rất hài hước nhưng đúng sự thật bởi lực lượng khủng bố bị
tiêu diệt bao nhiêu thì chúng được tuyển mộ, bổ sung từ thế giới hồi giáo qua
hướng Thổ Nhĩ Kỳ, còn nhanh, nhiều, hơn bấy nhiêu.
Thổ Nhĩ Kỳ được coi như một hậu phương vững chắc của lực lượng
nổi dậy lật đổ chính quyền Assad nói chung và IS nói riêng.
Vì thế, muốn giải quyết vấn đề Syria thì phải giải quyết vấn đề
can thiệp của Thổ Nhĩ Kỳ và sự liên hệ của phiến quân hồi giáo với Thổ Nhĩ Kỳ.
Thực tế chiến trường những ngày gần đây đã chúng tỏ rằng
Nga-Syria-Iran và Hezbollah càng giành thắng lợi, dồn quân khủng bố đến con
đường chết thì cay cú, hốt hoảng, cuồng loạn nhất phải kể đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Thổ Nhĩ Kỳ với “3 bàn thua không gỡ”.
Sự xuất hiện của Nga khiến Thổ Nhĩ Kỳ bị bể trận, tức là đã thay
đổi hoàn toàn thế trận mà Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo ra, và “thủng lưới” là đương
nhiên.
Bàn thứ nhất: Nga tập trung không kích và đánh sập tuyến “đường
ống trên bánh xe” mà chính nó đã từng đem đến lợi nhuận lớn cho Ankara và nguồn
sống cho IS.
Thế trận bị bể, lại bị “thủng lưới”, Thổ Nhĩ Kỳ lập tức chơi
xấu, “đánh nguội” đối phương: bắn hạ máy bay SU-24 của Nga và tất nhiên, ngay
lập tức lực lượng không quân Thổ Nhĩ Kỳ bị “truất quyền thi đấu”.
Nga thi triển một loạt hành động quân sự trên tuyến biến giới
Thổ Nhĩ Kỳ-Syria mà chúng ta đã biết và xuất hiện bàn thắng thứ 2: Quét sạch
biên giới.
Tính tại thời điểm này, toàn bộ tuyến biến giới giáp Thổ Nhĩ Kỳ
tại tỉnh Latakia đã được chính phủ Assad làm chủ, kiểm soát.
Các cơ sở hạ tầng kỹ thuật chiến tranh của lực lực được Ankara
hậu thuẫn, huấn luyện của lực lượng người Turkumen …đã bị Nga không kích tan
tác, bị quân Assad tiêu diệt hoặc tháo chạy về Thổ Nhĩ Kỳ.
Toàn tuyến biên giới, duy nhất còn lại là khu vực phía Bắc
Aleppo và nếu giải phóng Aleppo thì hoàn toàn bị quân Assad khóa chặt, cắt đứt
mọi nguồn tiếp thế của quân khủng bố trong nước.
Với “bàn thua” này, Ankara đã hết hy vọng chuyện “Assad must
go”, không những thế toàn bộ toan tính, chính sách đối ngoại với Syria bị sụp
đổ.
“Assad không phải dạng vừa”, cùng với Nga đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ
trong cơn cuồng loạn đối phó, đã “đá phản lưới nhà”, chịu bàn thua thứ ba.
Từ năm 2011, Ankara đã có một tuyên bố ấn tượng khi coi bờ Tây
của sông Euphrates là “làn ranh đỏ” cho lực lượng dân quân người Kurd Syria
(YPG). Nghĩa là nếu lực lượng này bước qua đó để tiến về phía Tây là Ankara sẽ
động binh để ngăn chặn.
Vào tháng 10.2015, Thổ Nhĩ Kỳ đã 2 lần pháo kích vào trận địa
của lực lượng dân quân người Kurd (YPG) khi lực lượng này muốn vượt qua
sông.
Ankara không muốn 2 vùng lãnh thổ mà YPG có được thống nhất với
nhau để có nguy cơ thành lập một quốc gia tự trị, quốc gia này sẽ có tác động
cực lớn đến Đảng công nhân người Kurd (PKK) phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ.
Thế nhưng, mới đây, YPG được Mỹ, Nga hỗ trợ, không những đã vượt
“làn ranh đỏ” mà còn đánh chiếm luôn đập thủy điện Tishrin khiến Ankara “ngậm bồ
hòn”.
Tuyên bố “làn ranh đỏ” của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ dọa được ai đó nhưng
là trò trẻ con với Nga và Mỹ.
Nữ chiến binh YPG, không chỉ là nỗi kinh hoàng của IS.
|
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đã lên tiếng tố cáo Nga, Mỹ hành
xử 2 mặt tại Syria. Thổ Nhĩ Kỳ coi người Kurd là kẻ khủng bố và yêu cầu Mỹ chọn
người Kurd hay Thổ Nhĩ Kỳ.
Nhưng người Mỹ còn “phớt Ăng lê” hơn cả người Anh khi trong cuộc
họp báo ngày 8/2, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ John Kirby nói thẳng: “Như các
vị biết đấy, chúng tôi không coi đảng Liên minh Dân chủ người Kurd ở Syria (PYD)
là tổ chức khủng bố. Chúng tôi biết Thổ Nhĩ Kỳ thì coi như vậy. Chúng tôi hiểu
điều đó”.
“Ngay cả bạn bè tốt nhất của nhau cũng không phải đồng tình với
nhau trong mọi chuyện. Các chiến binh người Kurd đã là một trong những lực lượng
hoạt động thành công nhất trong việc tiêu diệt Daesh (tên gọi khác của IS) ở
Syria”.
Vậy là người Mỹ chọn PYD, chọn “tổ chức khủng bố”, còn Thổ Nhĩ
Kỳ chọn Mỹ hay ai thì ông Ergodan tự quyết định. Liệu ông Ergodan chọn là kẻ thù
của Mỹ sau khi đã là kẻ thù của Nga???
Trong khi đó Nga cũng không từ bỏ hậu thuẫn cho lực lượng người
Kurd Syria và cả PKK ở Thổ Nhĩ Kỳ với tuyên bố sẽ không do dự viện trợ cả vũ khí
trang bị.
Việc Mỹ, Nga cùng coi trọng đến lực lượng người Kurd và sẵn sàng
dùng lực lượng này để “thít cổ” Thổ Nhĩ Kỳ khiến Ankara thực sự hiểu rõ thân
phận mình hơn bao giờ hết.
Nga, Mỹ mới là người chơi chính, đề ra luật lệ trò chơi địa
chính trị tại Trung Đông chứ không phải Thổ Nhĩ Kỳ.
Đã đến phút 89 mà Thổ Nhĩ Kỳ nhận 3 bàn thua như vậy, thiết nghĩ
Ankara nên…chọn cách thua ít thiệt hại nhất.