Thứ Ba, 12 tháng 6, 2018

CHÚNG LÀ AI, TỪ ĐÂU ĐẾN? CHÚNG MUỐN GÌ VÀ BẰNG CÁCH NÀO?



Mấy ngày này có nhiều tin nhắn, thông báo đến tôi về tình hình bạo loạn quá khích ở Bình Thuận. Tâm trạng buồn, lo lắng và không ít người hốt hoảng trước sự việc này có vẻ như là tâm trạng chung của những người dân yêu nước chân chính, yêu chuộng hòa bình trên đất nước Việt Nam.
Ở một Status trước, tôi đã viết trống không rằng, “Người trượng phu, khi kẻ địch xuất hiện khoan vội rút kiếm mà hãy biết chúng là ai, từ đâu đến; chúng muốn gì và bằng cách nào”. Thế nhưng các bạn FB của tôi đều liên hệ “ngon lành” đến sự việc Bình Thuận.
Vâng, thì luôn tiện tôi sẽ phân tích, liên hệ, nhìn nhận... đủ các ý trên để chúng ta cùng bàn luận.
1, Trước tiên nói về tính chất, quy mô vụ việc.
Thế lực thù địch lợi dụng sự hiếu kỳ của người dân (dân Việt hễ thấy có ai đánh nhau, tai nạn gì là xúm đen người để xem huống chi có cảnh đánh nhau với CSCĐ, công an…thì gì mà chẳng đông), có nhiều người xem, thế lực thù địch chỉ huy xúi dục hàng trăm tên quá khích thực hiện màn kịch bản “cướp chính quyền”.
Kịch bản mang tên rất hoành tráng (cướp chính quyền), nhưng không có diễn viên, thiếu nguồn lực cơ sở vật chất, kỹ thuật…nên không có chiều sâu và rất mang màu “cải lương”.
Tính chất, mức độ không nguy hiểm, nếu so với vụ Huế, Cần Thơ (Hoạt động mang tính chính trị, tôn giáo, tổ chức chặt chẽ) năm 1993 và vụ Tây Nguyên (Bạo loạn lật đổ chính quyền sử dụng bạo lực có sự tiếp tay của tổ chức bên ngoài...)
Cả 3 vụ trên đã lâu trong thời Việt Nam đang còn yếu, sợ bị cấm vận…nhưng các Cụ đã thực hiện rất nhanh gọn, dùng cả quân đội. Thú vị nhất là vụ  Cần Thơ, lực lượng biểu tình mang cả quan tài đi dưới kênh rạch để quyết tử, nhưng chỉ trong đêm chúng bị rã đám bởi một lực lượng mà ngay cả Mỹ nghe tên cũng bủn rủn tay chân: Lính đặc công.
Trong khi vụ BT chỉ là lũ lưu manh được kích động bằng tiền…còn bọn chủ mưu dùng tiền để chơi lấy tiếng “cướp chính quyền”…nên dễ phá và chẳng có gì nguy hiểm đến an ninh quốc gia nhưng nguy hiểm đến tình hình chính trị.
2, CHÚNG LÀ AI?
“Người dân Bình Thuận biểu tình “ôn hòa” phản đổi chính quyền về luật ĐKKT, bán đất, bán nước cho Trung Quốc…” là nguyên nhân của cuộc biểu tình.
Nếu như thế thật thì tôi phải ngả mũ kính chào người dân một tỉnh NGHÈO, nhưng học rộng biết nhiều hơn dân Hà Nội, TP HCM…lại có tinh thần yêu nước cao độ nên tự động tổ chức biểu tình phản đối quốc hội, NN, CP Việt Nam.
Nếu như thế thì họ là ai? Đầu tiên phải kể đến họ là ĐBQH như ông Dương Trung Quốc và Trương Trọng Nghĩa và 43 vị ĐBQH khác khi bỏ phiếu không với luật an ninh mạng (43 vị này tôi sẽ nói sau).
Là một ĐBQH là Luật sư thì ông Nghĩa phải có trình độ “đọc hiểu văn bản” hơn loại dân ngu khu đen bầu ông làm đại diện. Thế nhưng, ông vẫn ngang nhiên tuyên bố bất chấp luật ĐKKT có 99 năm, có yếu tố Trung Quốc hay không. Cố tình hay vô tình?
Ông Dương T Quốc thì đổ tội cho NN, cho QH vì không có luật biểu tình nên người dân Bình Thuận mới như thế. Ông này phải để ông Phước, nguyên ĐBQH dạy dỗ ( như tứ đại ngu) mới dẹp được niềm vui như mở cờ trong bụng khi chứng kiến tin tức từ BT báo về.
Người biểu tình là ai? Là người dân yêu nước vì không có luật Biểu tình nên bức xúc? Thực ra đây là những kẻ lưu manh người Việt bị xúi dục vì tiền đã bất chấp, phá họai trụ sở công quyền, xông vào đồn biên phòng…chứ chẳng lẽ đây là hành động yêu nước sao ông Dương?
Chỉ những kẻ ngu dốt, ngáo đá mới có hành động điên loạn này chứ dân đàng hoàng yêu nước chân chính không ai hành động như vậy.
3, CHÚNG TỪ ĐÂU ĐẾN?
Chắc chắn 1000% là hành động của vụ việc Bình Thuận vừa qua không có sự chỉ đạo của Trung Quốc, nói cách khác là không có yếu tố Trung Quốc. Vậy thì, cứ xem cung cách, khẩu khí “bài Hoa thoát Hán, CSVN dâng đất cho Trung Quốc…” thì quen quen với khẩu khí ngôn ngữ của những anh “đu càng” năm nào. Vấn đề là có bàn tay của thằng trùm của bọn nó hay không thì ta nói sau.
4, CHÚNG MUỐN GÌ, BẰNG CÁCH NÀO?
Nếu như ai đó cho rằng cuộc biểu tình bạo loạn vừa rồi tại BT là phàn đối Luật ĐKKT là chưa thấu đó. Mục tiêu chính của cuộc bạo loạn này kẻ chủ mưu muốn gây áp lực để buộc quốc hội DỪNG THÔNG QUA LUẬT AN NINH MẠNG.
Theo dõi chúng ta thấy, luật ĐKKT thì QH đã lùi thông qua, chỉ VOA, BBC, RFA vo ve về dâng đất cho TQ 99 năm thôi, nhưng luật an ninh mạng thì Đại sứ Mỹ cũng đã lên tiếng.
Luật an ninh mạng được thực thi có nghĩa bắt đầu từ đây an ninh mạng của Việt Nam được bảo vệ vững chắc, sẽ không còn đất cho những “kẻ dân chủ bàn phím” bất chấp sự thật, xuyên tạc, vu khống Đảng NN, CP, QH nước CHXHCN VN mà không bị trừng trị nghiêm khắc.
Luật an ninh mạng (vừa được QH thông qua với 95%, có 13 vị bỏ phiếu chống 28 vị phiếu trắng…) là bản án tử hình cho những kẻ lợi dụng mạng bất chấp sự thật để vu khống, xuyên tạc, bôi nhọ Đảng NN, CP, QH nước CHXHCN Việt Nam.
Các thế lực thù địch trong nước, ngoài nước có âm mưu lật đổ chế độ Việt Nam hiện hành không bao giờ mong muốn điều này. Đây là miếng đánh cuối cùng của chúng bị CSVN vô hiệu hóa. Không tức tối, lồng lộn mới là chuyện lạ.
Vì thế, không còn cách nào khác, kẻ chủ mưu muốn thực hiện một vụ có một “kịch bản động trời, hoành tráng” là bạo loạn chính quyền, nhằm cảnh cáo Đảng CSVN, NN Việt Nam về luật An ninh mạng.
Nhưng, cơ của chúng còn non lắm, chúng chưa đủ tuổi để chơi với Đảng CSVN , Luật an ninh mạng vẫn thông qua và chỉ bằng một cái khẩy tay, chúng bị thiệt hại nghiêm trọng…
5, CHÚNG TA RÚT KIẾM RA SAO?.......
Quy luật của bạo lực cách mạng chung, dù cách mạng hoa hồng, hoa nhài, đường phố hay cách mạng Tháng 10, Xô Viết Nghệ Tĩnh…là, nếu không dứt điểm được thì sẽ bị đối phương đàn áp, bị long tận gốc bị trốc tận rễ.
Chẳng hạn, nhìn ở góc độ tổ chức, xây dựng lực lượng, trong chiến dịch Mậu thân 1968, cơ sở lực lượng đã xây dựng hơn 10 năm tại SG-GĐ của ta bị địch trốc tận rễ, hay, trong sự kiện Tây Nguyên thì cơ sở của địch xây dựng nhằm mục đích thành lập nước Dega bị trốc tận rễ không thể phục hồi.
Như vậy có thể nói, khi một cuộc cách mạng bằng bạo lực xảy ra thì toàn bộ lực lượng được huy động và do đó, bộc lộ tất cả là không thể tránh khỏi là quy luật để giành chiến thắng. Nhưng nếu không chiến thắng thì hậu quả sẽ là khủng khiếp…
Nhìn lại vụ việc Bình Thuận (BT), bạo loạn xảy ra tại 3 điểm chính là Biên phòng tỉnh, trụ sở UBND tỉnh và cảnh sát, cho nên, bản chất của hành động là “cướp chính quyền” địa phương. Hành động có tổ chức, có thời điểm, nhằm một mục tiêu chính cao hơn là buộc QH dừng thông qua luật an ninh mạng.
Có thể nói, hơn ai hết bộ thống soái tối cao của Đảng CSVN có thừa trí tuệ để nhận thức đủ tình hình an ninh quốc gia; thế lực thù địch trong ngoài nước là ai, kẻ nào. NÊN NHỚ, cuộc đấu tranh của Đảng chống tham nhũng không chỉ là tham nhũng mà hành động tham nhũng đó nó gắn liền mật thiết với tư tưởng tự chuyển hóa, tự DBHB của các thành phần liên quan. Vì thế, quyết liệt nhưng có bài bản, nghệ thuật, có mưu kế.
Có vẻ như QH Việt Nam đã tỏ ra “nhu nhược, biết sợ” khi chỉ mới bằng “mạng xã hội la hét” đã buộc phải lùi lại việc thông qua Luật ĐKKT. Và còn một Luật nữa động đến toàn bộ những hoạt động sở trường, sở đoản của thế lực chống đối Đảng, NN là Luật An ninh mạng thì chắc chắn sẽ có vấn đề thách thức mà Đảng, NN Việt Nam đã tiên liệu…
Tại Việt Nam khi các thế lực và một số vị ĐBQH đã hí hửng vì với sự dẫn dắt, kích động của mình đã khiến “cộng đồng mạng” phản đối râm ran buộc QH lo sợ phải lùi thông qua Luật ĐKKT…
Đây là một thắng lợi bước đầu cho những ai “bài Hoa thoát Hán chống Trung Cộng”.
Chưa dừng lại, họ nhấn thêm một nước đi nữa, tổ chức biểu tình, bạo loạn một số nơi như HN, TPHCM và đặc biệt là tại BT như chúng ta đã chứng kiến nhằm “đánh đòn phủ đầu” vào QH gây áp lực buộc phải lùi không thời hạn việc thông qua Luật an ninh mạng.
Tuy nhiên, họ đã không hiểu là Quốc hội VN là hậu duệ của “Hội nghị Diên Hồng” mà tại đó, quân Nguyên Mông, vó ngựa của chúng đã xéo nát châu Âu, châu Á, vẫn không đe dọa được quyết tâm “Đánh!” của dân Việt thì ba cái thứ vớ vẩn đó có thể nào đe dọa được QH VN?.
Họ không biết rằng, cũng như sự kiện Ukraine, khi Mỹ-PT chưa kịp uống hết nửa ly rượu mừng thì Crimea đã nằm gọn trong tay Putin thì ngay trong sự kiện BT thì QH Việt Nam đã thông qua Luật an ninh mạng và cùng lức lực lượng bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền được lệnh ra tay…
Chúng ta đã xem các Clip ghi lại cảnh các CSCĐ kiên nhẫn chịu trận trước những kẻ hung hăng, quá khích…Lý do là CSCĐ chưa được lệnh hành động vì các hành động quá khích chưa gây nguy hiểm đến tính mạng, họ phải kiên nhẫn, giữ vững thế trận để buộc kẻ thù bộc lộ lực lượng.
Nên nhớ là các video clip tung lên chỉ là nghiệp dư mà đã thấy rõ mặt mũi hành động hung hăng của nhiều kẻ thì video chuyên ngành nghiệp vụ thì không như vậy đâu…Cho nên, khi lực lượng bảo vệ Đảng, chính quyền được lệnh ra tay thì không tên hung hăng, quá khích nào thoát được.
Và tất nhiên, những kẻ chủ mưu cũng không thoát là quy luật của cuộc cách mạng bạo lực khi bị thất bại…Ai là những kẻ chủ mưu đứng sau giật dây…hãy vào kho và hỏi Bộ Công an…
Phía Đảng, NN CHXHCN Việt Nam thì thiệt hại về vật chất là không tránh khỏi và không chỉ thế tổn hại về uy tín chính trị là một bài học cần phải học thuộc…
Rõ ràng là dù không có nguyên nhân là Luật ĐKKT thì thế lực thù địch vẫn tổ chức biểu tình để bạo loạn như thường, nhưng trong nguyên cớ mà kẻ địch tạo ra này có phần vô trách nhiệm của cơ quan chức năng của Đảng, NN mà chủ yếu là Ban TG TW và Bộ TTTT.
Không chỉ người dân BT không hiểu và hiểu sai do bị tuyên truyền của thế lực thù địch mà người dân cả nước một số tầng lớp cũng như vậy.
Lẽ ra khi đã có dấu hiệu sai lệch do thế lực thù địch tuyên truyền về Luật ĐKKT như thế thì tại sao Ban TGTW, Bộ TTTT không ngăn chặn?
Các vị chỉ cần cho một chuyên gia lên VTV1 phân tích bình luận cái ĐKKT nó như nào…thay vì cái đám cưới thằng Tây lông nào đó thì dân BT và cả nước sẽ không nghe theo bọn xấu, hay hiếu kỳ đi xem.
Bộ TTTT chỉ cần ra lệnh các tờ báo lớn đăng sự thật về ĐKKT nó là gì, có yếu tố TQ không thì người dân sẽ hiểu…
Đằng này đã không lại còn để cho các tờ báo lớn đặt tít mang tính chất tu từ, để cho những phát ngôn của những kẻ thiếu thiện chí đăng lên mặt báo thì thử hỏi dân sao không hoang mang nửa tin nửa ngờ…
Định hướng dư luận, đem đến sự thật cho dư luận là Ban TGTW và Bộ TTTT, nhưng anh không làm được, không dự đoán được mà chỉ vuốt đuôi thì thì thôi, nghỉ đi.
Rõ ràng, Đảng, chính quyền đã buông lỏng mặt trận truyền thông này. Đây là mặt trận chủ chốt, nguy hiểm nhất thách thức đến sự tồn vong của chế độ.
Đài THVN, Báo chí Việt Nam là phải tuyên truyền đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, NN nhưng không làm việc đó thì nó phục vụ cho ai, cho thế lực nào? Trách nhiệm của Ban TGTW và Bộ TTTT ở đâu?
Phải xác định thách thức đến sự tồn vong của chế độ gây áp lực mạnh nhất, nặng nề nhất chưa phải vào Bộ quốc phòng, Bộ CA mà vào Ban TGTW và Bộ TTTT. Vì vậy, chọn người đứng đầu vào 2 cơ quan này là rất quan trọng và thực tế cho thấy ông Võ Văn Thưởng chưa đủ tầm, đủ tâm cũng như với ông Trương Minh Tuấn Bộ TTTT.

Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2018

Việt Nam – Đằng sau cuộc tập trận RIMPAC 2018



Nhận lời mời tham gia RIMPAC là một chuyện, nhưng lực lượng tham gia như nào lại là vấn đề khác.
Ngày 30/5/2018, Hải quân Mỹ thông báo Việt Nam là một trong 26 quốc gia tham gia tập trận RIMPAC (Vành đai Thái Bình Dương) bao gồm: Úc, Brazil, Brunei, Canada, Chile, Colombia, Pháp, Đức, Ấn Độ, Indonesia, Israel, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Peru, Hàn Quốc, Philippines, Singapore, Sri Lanka, Thái Lan, Tonga, Anh và Mỹ.
Nội dung chính của RIMPAC là  “mang lại cơ hội huấn luyện độc đáo nhằm thúc đẩy và duy trì mối quan hệ hợp tác mang tính sống còn để bảo đảm an toàn của các tuyến đường biển và an ninh tại các đại dương trên thế giới”. Nói cách khác mục tiêu chính là bảo vệ an ninh, an toàn hàng hải.
Tại sao Mỹ mời Việt Nam tập trận RIMPAC?
Tại Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan đã thực hiện diễn tập quân sự, bắn đạn thật trên những hòn đảo thuộc Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Cùng lúc đó 2 tàu chiến Mỹ tham gia “tự do hàng hải” các đảo Hoàng Sa của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm, 12 hải lý đã bị Trung Quốc tố cáo “xâm phạm chủ quyền Trung Quốc”…
Trong bối cảnh đó, Mỹ rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận hải quân lớn nhất thế giới này vì các hành động quân sự hóa của Bắc Kinh ở Biển Đông và, chỉ ít ngày sau đó, Mỹ mời Việt Nam tham gia RIMPAC.
Mỹ cho rằng hành động quân sự hóa các đảo trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trong tuyến hàng hải quan trọng của Trung Quốc là có ý đồ xâm hại đến an toàn, an ninh “tự do hàng hải”…
Điều này, hành động của Trung Quốc, với Việt Nam còn là vi phạm chủ quyền của Việt Nam. Trong khi đó, hành động của Mỹ trên Biển Đông (mà Trung Quốc phản đối…) không ảnh hưởng gì đến Việt Nam nếu Mỹ thực thi đúng với UNCLOS và thực tế Mỹ không vi phạm UNCLOS.
Rõ ràng, diễn biến tình hình hoạt động trên Biển Đông của Mỹ và Trung Quốc cho thấy, lợi ích quốc gia của Mỹ và Việt Nam tương ứng phù hợp nhau. Có nghĩa là “tự do hàng hải” của Mỹ trùng hợp với “chủ quyền Việt Nam”. Mỹ mất “tự do hàng hải” tức chủ quyền Việt Nam bị xâm hại.
Đó là lý do vì sao, Bộ ngoại giao Việt Nam phản đối cuộc tập trận của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Đài Loan tại đảo Ba Bình (QĐ Trường Sa) của Việt Nam, nhưng không có ý kiến gì về việc 2 tàu chiến Mỹ “tự do hàng hải tại Hoàng Sa khi Trung Quốc lên tiếng phản đối…
Và, đó cũng là “lý do sâu xa” bỗng dưng Mỹ mời Việt Nam tham gia IMPAC 2018 sau khi hủy lời mời với Trung Quốc.
Tại sao Trung Quốc phản đối Mỹ trên Biển Đông?
Hai tàu chiến Mỹ chỉ cách đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm của Việt Nam là 12 hải lý nhưng Trung Quốc tố cáo Mỹ xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc…
Trước hết, hành động của 2 tàu chiến Mỹ trên Biển Đông hoàn toàn tuân thủ UNCLOS.
Theo UNCLOS thì tất cả các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều không có các vùng đặc quyền mà chỉ có vùng lãnh hải (12M) trong một số đảo. Các đảo chìm nổi, đảo nhân tạo thậm chí không có vùng lãnh hải mà chỉ có vùng an toàn…
Điều này phù hợp với quan điểm của Việt Nam chúng ta. Vì thế, tàu Mỹ đi lại bên ngoài khu vực 12 M thì hợp lệ nên Việt Nam không phản đối.
Nhưng, Trung Quốc phản đối vì cho rằng, vùng biển trong phạm vi “đường lưỡi bò” là thuộc chủ quyền của Trung Quốc, mà theo đó, tất cả các đảo trên 2 QĐ Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc chủ quyền của họ. Do đó, tàu Mỹ không được “tự do hàng hải” trong khu vực “lưỡi bò” mà Trung Quốc vẽ ra.
Tuy nhiên không ai, trong khu vực và trên thế giới, và kể phán quyết của Tòa án Quốc tế công nhận vùng “đường lưỡi bò” là thuộc chủ quyền Trung Quốc, trong đó có Việt Nam. Hành động của Mỹ trên Biển Đông đã sổ toẹt “đường lưỡi bò” của Trung Quốc.
Vì vậy, việc Trung Quốc tố cáo Mỹ, nhưng, với Việt Nam, đây chính là hành động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.
Việt Nam có tham gia RIMPAC 2018 hay không?
Vào tháng 6/2012, lần đầu tiên Việt Nam được mời tham dự RIMPAC với tư cách là “quan sát viên” trong khoa mục “hoạt động diễn tập quân y” từ 16/7 – 20/7 tại Hawaii. Và lần này, lần thứ 2 Việt Nam được mời…
Việt Nam ghi nhận lời mời tập trận RIMPAC 2018 của Mỹ, nhưng chấp nhận tham gia ở mức độ nào, bằng lực lượng chiến đấu trực tiếp hay không lại là vấn đề khác…
Chẳng hạn, Hải quân Việt Nam cử tàu Gepard 3.9 hay tàu “cứu hộ, cứu nạn” trên biển tham gia trong RIMPAC…thì tính chất, thông điệp, ý nghĩa tập trận của Việt Nam hoàn toàn khác nhau…
Khả năng lần này, Việt Nam sẽ tham dự vì mục tiêu “an toàn tự do hàng hải trên cơ sở theo UNCLOS”, nhưng cũng như lần trước, chỉ trong “hoạt động quân y hoặc chỉ tham gia “cứu hộ cứu nạn trên biển”.
Chắc chắn, nếu như có ai đó mong muốn “nhìn thấy tàu Lý Thái Tổ hay Đinh Tiên Hoàng…của Hải quân Việt Nam khạc lửa cùng Hải quân Mỹ trong RIMPAC” như một số báo đưa tin, thì chỉ là mơ tưởng…
Theo quan điểm của tôi, thì không việc gì chúng ta cử tàu chiến đấu đi tham gia diễn tập vì chúng ta không có ý định chiến đấu với ai trên Biển Đông để bảo vệ “tự do hàng hải”, chúng ta chỉ cứu người, cứu hộ, cứu nạn trên tuyến hàng hải Biển Đông cũng là góp phần vào mục tiêu “an toàn, tự do hàng hải”.

Thứ Sáu, 1 tháng 6, 2018

Mỹ tạo ra hỗn loạn, Nga nắm quyền điều khiển



Nắm quyền điều khiển sự hỗn loạn trong một thế giới đa cực không dễ như thế giới đơn cực, nó có thể rơi vào tay kẻ khác.
Phải công nhận, ở tầm nhìn chiến lược thì “chiến lược hỗn loạn có điều khiển” của giới tinh hoa Mỹ là cực kỳ tuyệt vời.
Tạo ra sự hỗn loạn một khu vực nào đó nhưng vẫn nằm trong sự điều khiển của mình để tạo ra một môi trường địa chính trị có lợi, và không chỉ thế, còn thu được nhiều lợi nhuận về kinh tế và vị thế chính trị…Đó chính là lợi nhuận chiến tranh.
Lợi nhuận chiến tranh…
Trong tư tưởng quân sự, truyền thống người Nga, từ trước tới nay thì chiến tranh luôn là sự hủy hoại, là sự tàn phá khủng khiếp người và của. Trong khi đó “lợi nhuận chiến tranh” như là một tư tưởng truyền thống của nền văn minh Mỹ-Phương Tây.
Chiến tranh chỉ nhằm đạt mục tiêu chính trị hay là chỉ sự tiếp theo của chính trị mà chính trị cuối cùng cũng là sự biểu hiện tập trung của kinh tế, của các lợi ích. Vì thế, chiến tranh của các nước lớn gây ra cũng vì cuối cùng là kinh tế, lợi ích quốc gia.
Các cuộc chiến tranh mà Mỹ-Phương Tây gây ra sau chiến tranh lạnh tại Iraq, Lybia, Afganistan cũng chỉ vì kinh tế (tiền, tài nguyên).
Người Nga thời Putin, không rõ là vô tình hay cố ý đã rơi vào “trò chơi” này của Mỹ, xuất binh để can thiệp quân sự vào Syria khi tình hình chính trị, quân sự tại đó và Trung Đông đang trở nên hỗn loạn và thật ngạc nhiên…Nga đã thu được lợi nhuận bất ngờ trong cuộc chiến này.
1, Lợi nhuận từ bán vũ khí. Chiến trường Syria đã biến thành bãi thử vũ khí Nga và vũ khí Nga đã nổi tiếng và đắt hàng từ cuộc chiến này. Vô tình, chiến trường đã làm tốt khâu quảng bá vũ khí Nga cực tốt và bắt đầu từ đây thị phần xuất khẩu vũ khí Nga đã theo sát Mỹ.
2, Làm tăng giá dầu. Khi giá dầu giảm trong năm 2014 từ 110-120 USS/thùng giảm mạnh trước khi Nga can thiệp quân sự vào Syria (tháng 9/2015) chỉ còn 45 USD/thùng và giảm mức thấp kỷ lục là 30 USD/thùng vào 1/2016…đã làm cho kinh tế Nga điêu đứng là thực tế.
Giá dầu giảm là do Mỹ và Phương Tây trừng phạt Nga trong cuộc khủng hoảng Ukraine, nhằm làm sụp đổ nền kinh tế Nga mà họ coi Nga như một “cây xăng” và cho rằng nguồn thu nhập chính của GDP Nga chỉ dự và bán dầu, khí đốt.
Tuy nhiên, giá dầu 30 USD/thùng không thể thấp hơn được nữa, Nga vẫn không sụp đổ và đặc biệt cùng với chiến thắng của Nga trên chiến trường Syria thì giá dầu cứ tăng dần, tăng dần…cho đến nay là gần 80 USD/thùng. Thực tế giá dầu tăng cao quá Nga cũng không thích, nó trong khoảng 60 USD/thùng là đẹp nhất.
Điều này không khó giải thích vì 2 lý do chính sau đây:
Thứ nhất là Arabia Saudi, theo lệnh Mỹ giảm giá dầu để chống Nga đồng thời lực lượng proxy của họ trên Syria bị Nga đánh cho tan tác, trong khi phải căng ra để chống Houthi tại Yemen…đã không chịu đựng nổi khi giá dầu thấp khiến ngân sách bị thâm hụt lớn buộc phải ngồi lại đàm phán với Nga để định vị giá dầu.
Thứ hai, rất quan trọng, là Nga tập trung không lực tấn công mạnh và hủy diệt hoàn toàn “đường ống trên bánh xe” của những kẻ ăn cướp tài nguyên dầu lửa của Syria đi bán ra thì trường chợ đen với giá rẻ mạt với giá dưới 15 USD/thùng.
 (Lưu ý là nguồn dầu giá rẻ này không phải là ít, đã làm “giả mạo” dầu khai thác từ đá phiến và khi nó bị cắt thì để bù lỗ cho khai thác đá phiến thì dầu phải tăng giá…chúng ta sẽ để ý và phân tích kỹ sau…)
3, Giữ thị phần cung cấp khí đốt cho châu Âu
Syria là một trung tâm đầu mối “giao thông khí đốt” mà khí đốt từ Qatar, Israel và các quốc gia vùng Vịnh muốn đến châu Âu đều phải qua Syria.
Năm 1999, Syria đã không chấp nhận cho phương Tây xây dựng đường ống dẫn khí đốt ở đây để “đa dạng hóa nguồn cung” tức gạt Nga ra khỏi thị trường Châu Âu và đó là một trong những nguyên nhân chính khiến Bashar Assad bị Mỹ, phương Tây và các quốc gia vùng Vịnh tập trung lật đổ.
Nga can thiệp quân sự tại Syria để chống khủng bố và bảo vệ chính quyền Assad tức là bảo vệ thị phần cung cấp khí đốt cho Châu Âu. Và, đến nay, chiến thắng của Nga tại Syria, sức mạnh quân sự đáng gờm của Nga đã khiến cho Châu Âu không còn cách nào khác là phải mua khí đốt của Nga.
Như vậy, nhìn trước mắt, chỉ riêng về lợi ích kinh tế, chiến tranh tại Syria đã khiến Nga bán được hàng hóa, giá cả phải chăng, không chỉ giữ vững mà còn tăng thị phần bán hàng…thì không phải là lợi nhuận chiến tranh thì là điều gì khác?
Điều đặc biệt là Nga cũng như Mỹ, tiến hành “chiến tranh giá rẻ” mà về nguyên tắc không tốn máu xương người lính, thì kết quả là Nga đã “lãi ròng” trong cuộc chiến Syria mà chưa tính đến lợi ích địa chính trị.
Đáng buồn cho Mỹ và phương Tây là chính họ gây ra sự hỗn loạn tại Syria và Trung Đông nhưng thực tế chứng minh cay đắng là chính Nga mới là người điều khiển…
Hỗn loạn Châu Âu…
Có thể nói, sức mạnh Nga và sự giảm sút sức mạnh Mỹ đã chứng minh thế giới đa cực là thực tế, khiến Liên minh châu Âu (EU) phân mãnh…Và, sự hỗn loạn đã xảy ra khi Mỹ tuyên bố đơn phương rút khỏi thỏa thuân hạt nhân với Iran (JCPOA).
Diễn biến trong mấy ngày qua EU đã “bạo loạn” chống Mỹ, điều chưa từng xảy ra trong mối quan hệ liên minh Mỹ-EU trong suốt gần thế kỷ qua.
Bạn đọc chắc đã biết nhiều về EU đã đoàn kết chống Mỹ để bảo vệ lợi ích quốc gia khi Mỹ rút khỏi JCPOA như thế nào…Ở đây, tôi chỉ cung cấp cho các bạn một tin mới có tính chất khác mà không nằm trong hậu quả trực tiếp từ việc Mỹ trừng phạt Iran…
Đó là, Tổng thống Bulgaria, Rumen Radev đã tuyên bố muốn Nga xây dựng đường ống dẫn khí đốt mang tên “Luồng Bulgaria”. Tại sao?
Số là năm 2014, Bulgaria theo lệnh Mỹ đã từ chối đặt đường ống South Stream qua lãnh thổ của mình buộc Nga ký một thỏa thuận với Ankara.
Điều trớ trêu biểu hiện phận làm tay sai nhục nhã cho Mỹ của nhà cầm quyền Bulgaria là trong 2 năm tới Bulgaria sẽ bắt đầu nhận khí từ Nga thông qua đường ống dẫn khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ, và tất nhiên phải trả tiền cho quá cảnh Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo lệnh Mỹ, Bulgaria thiệt đơn thiệt kép và giờ kêu thì đã muộn, Mỹ không nghe vì “Mỹ trên hết”. Đó là lý do Bulgaria bây giờ mới dám nói không với Mỹ.
Kết luận: Đến đây, chúng ta rút ra được điều lý thú, rằng, như đã công nhận ở trên là các nhà tinh hoa chiến lược Mỹ đã soạn thảo ra chiến lược “hỗn loạn có điều khiển” là rất tuyệt vời nhưng chỉ trong hoàn cảnh cấu trúc quyền lực thế giới là đơn cực.
Tuy nhiên, áp dụng nó trong một thế giới có cấu trúc quyền lực là đa cực thì nó trở thành một con dao 2 lưỡi. Chẳng hạn như Syria và Trung Đông mà hiện giờ một kẻ mạnh khác là Nga đã hưởng lợi mà Mỹ chỉ biết ngồi nhìn…
Không chỉ vậy, tại Trung Đông, khi Nga đã nổi lên là người chơi chính thì các quốc gia Trung Đông đã không coi Mỹ là duy nhất và do đó họ có quyền nói không với Mỹ, mặc cả với Mỹ vì lợi ích quốc gia thay vì phải răm rắp nghe theo Mỹ như bấy lâu.
Bây giờ tình hình EU cũng rơi vào tình cảnh mà Nga đang khai thác triệt để biến họ thành một cực chống lại Mỹ từ việc Mỹ bất chấp quyền lợi kinh tế của họ trừng phạt Iran.
Thế giới hiện tại không chỉ có Mỹ mà còn có Nga, Trung Quốc, do đó, nếu EU không đủ sức để trở thành một cực thì EU có quyền dựa lưng vào một trong 3 kẻ đó để lựa chọn, mặc cả vì lợi ích quốc gia.
Không biết tại châu Âu, Nga đang kéo Đức, Pháp…về mình hay ngược lại, nhưng bất luận kịch bản nào thì Nga đang chủ động, tự tin trong sự khủng hoảng hay hỗn loạn của hai bờ Đại Tây Dương.

Cầu Crimea - Biểu tượng sức mạnh Nga.


1 - Đừng dại khiêu khích Gấu Nga!
Hoàn thành cầu nối eo biển Kerch đã chứng tỏ khi Nga - Putin đã quyết tâm thì không gì là không thể làm được.

Một cây cầu tuyệt đẹp thể hiện ý chí-công nghệ-nghệ thuật của người Nga
Việc Khorutsov quyết định cắt tỉnh Crimea của CHXHCN LB Nga, chuyển giao cho CHXNCNXV Ukraine vào năm 1954 trong bối cảnh đang còn tồn tại Liên bang Xô viết (Liên Xô) hùng mạnh được coi như không sai, vì lãnh tụ Khorutsov không biết rằng Liên Xô sẽ tan rã năm 1991.
Như vậy chỉ “sau một đêm”, Crimea, nơi mà các thế hệ người Nga đã đổ không biết máu xương trong các cuộc chiến tranh trước đây để giành giữ nó, bỗng chốc trở thành lãnh thổ của “nước ngoài” và hiện có hơn 90% dân số Nga sinh sống, bỗng chốc trở thành “ngoại kiều”.
Dẫu sao lúc đó người Nga còn có niềm an ủi rằng, họ đang là công dân của Liên Xô, nhưng năm 1991 khi Liên Xô tan rã thì với họ, “nước ngoài” và “ngoại kiều” không còn đặt trong dấu ngoặc kép nữa.
Giá như, Tổng thống Liên Xô là Gorbachev biết Liên Xô sắp tan rã, ông ký quyết định ngược lại với quyết định của Khorutsov, trả Crimea về cho LB Nga thì Ukraine - Nga bây giờ đâu đến nỗi…
Khi Mỹ và Phương Tây đang de dọa Nga, mở rộng NATO về phía Đông; khi NATO quá thèm thuồng Crimea và muốn đẩy Nga ra khỏi Biển Đen thì họ đã tổ chức bạo loạn lật đổ chế độ Ukraine, dựng lên một chính quyền chống Nga điên cuồng, hung hăng nhất…
Nga đã bị ép đến chân tường và buộc phải hành động, vừa để bảo vệ an ninh quốc gia vừa sửa chữa sự sai lầm của quá khứ. Nga đã sáp nhập Crimea theo một kiểu cách “dân chủ” của Mỹ và Phương Tây quảng bá thúc đẩy khắp các quốc gia trên thế giới nhưng trừ họ ra, là “trưng cầu dân ý”.
Chính quyền Ukraine không ngồi nhìn…
Crimea là một bán đảo nhưng phần đất liền hoàn toàn giáp với Ukraine. Khi Crimea sáp nhập Nga thì ngay lập tức chính quyền Ukraine cắt điện, cắt nước, lượng thực…để bao vây cấm vận Crimea, tức phong tỏa Crimea.
Trong khi đó, Crimea chỉ còn chờ tiếp tế của Nga bằng đường không và phà qua eo biển Kerch. Tuy nhiên, lương thực thực phẩm…thì có thể chuyển bằng máy bay, phà, nhưng điện nước thì không thể, mặt khác eo biển Kerch không phải lúc nào phà cũng xuất phát vì thời tiết hàng hải khắc nghiệt.
Rõ ràng, đây là một vấn đề cấp bách và nghiêm trọng hơn nhiều so với sự cấm vận, trừng phạt của Mỹ-PT nhằm vào Nga. Tình thế ngặt nghèo buộc Nga phải quyết đoán nhanh trên tinh thần “tất cả vì Crimea” của Putin và chính quyền Nga.
Nga đã giải quyết 3 vấn đề ngắn hạn cũng như dài hạn một cách không tưởng đặt mục tiêu chính trị lên hàng đầu bất chấp kinh tế.
1, Năng lượng cho Crimea
Do Ukraine liên tục cắt điện, cho nên, việc đầu tiên là Nga phải xây dựng một cầu năng lượng cung cấp ổn định cho Crimea.
Cầu năng lượng này tổng chi phí theo tính toán chính thức, 47 tỷ rúp. Phần lớn số tiền đã đi đến việc xây dựng đường dây điện từ Rostov đến bán đảo Taman. Qua eo biển Kerch, các tuyến cáp treo được chuyển qua không trung trên các giá đỡ và dọc theo đáy biển. Ngoài ra, họ đã xây dựng một trạm biến áp và cơ sở hạ tầng cần thiết.
Để có được một nguồn năng lượng cung cấp chạy trên đường dây này, Nga triển khai vận hành 3 nhà máy điện hạt nhân.
Cầu năng lượng Crimea đã hoàn thành vào tháng 5/2016.
2, Đường sắt đến miền Đông 
Từ thời Xô Viết, một phần của tuyến đường sắt ở phía nam Moscow đã đi qua khu vực biên giới của Ukraine ở vùng Lugansk. Sau các sự kiện năm 2014, chính quyền Nga cho rằng Ukraine có thể chặn vận tải đường sắt dọc theo các tuyến đường này. 
Kết quả là, bước thứ hai là đặt một tuyến đường mới dọc theo các khu vực Voronezh và Rostov, bỏ qua Ukraine, với chiều dài 137 km. Việc lắp đặt được hoàn thành vào tháng 8/2017 và chi phí khoảng 55 tỷ rúp. 
Công việc được thực hiện bởi các lực lượng của quân đội. Và dùng đường sắt này để là gì thì chúng ta hiểu, chỉ biết rằng Nga không còn “liều mình như chẳng có” đưa hàng trăm chiếc Kamaz lao thẳng vào Ukraine để “cứu trợ nhân đạo” cho vùng Donbas như thời kỳ đầu.
3, Xây cầu Crimea
Cây cầu Crimean ở mức giá của nó vượt qua tất cả các công trình trước đó và chi phí 228 tỷ rúp. 
Việc vượt qua trở thành một trong những cấu trúc kỹ thuật phức tạp nhất được dựng lên sau sự sụp đổ của Liên Xô: một cây cầu và cầu đường sắt dài 18 km được xây dựng trong điều kiện địa chất khá phức tạp và tạo ra rất nhiều rủi ro về môi trường và chính trị.
Nối liền eo biển Kerch với một cây cầu đã được nung nấu ý tưởng nhiều lần trong vòng 100 năm qua và thậm chí đã từng thử một lần, nhưng tất cả những nỗ lực trước đó đều bị đánh bại bởi sự kết hợp giữa chi phí, chiến tranh và thiên nhiên.
Eo biển chạy giữa hai dãy núi, có nghĩa là gió hú thổi qua giới hạn hẹp của nó. Các đáy biển được bao phủ với một lớp bùn mịn lắng đọng bởi dòng chảy phù sa từ các con sông khác nhau dày đến 80m. 
Những tảng băng trôi qua trong suốt mùa xuân, thực tế, đã có một tảng băng đã lật đổ một cây cầu quân sự Đức được xây dựng trong Thế Chiến II, và khu vực này dễ bị động đất.
Nhưng vì Crimea, ông Putin rất quan tâm và quyết tâm đến dự án này.
Tuy nhiên, khi Tổng thống Nga Putin đề xuất dự án lần đầu tiên, không có công ty Nga nào muốn chạm vào nó. Thách thức kỹ thuật là ghê gớm, và bất kỳ sự tham gia nào với Crimea đều có nguy cơ bị xử phạt quốc tế khiến các công ty, doanh nghiệp Nga chùn tay.
Cuối cùng Arkady R. Rotenberg - một người bạn lâu năm và là đối tác judo của tổng thống Putin, người đã trở thành một tỷ phú ít nhất bằng cách áp dụng một số dự án đặc biệt của ông Putin - đã nhận lãnh trách nhiệm vô vàn khó khăn này.
Ông Rotenberg nói rằng, “không có sự hy sinh nào là quá lớn trong việc phục vụ quê hương. Các biện pháp trừng phạt quốc tế đã thực sự thúc đẩy xây dựng cây cầu, bằng cách buộc người Nga phải dựa vào chính họ và cây cầu sẽ đứng vững như thành tích xây dựng đỉnh cao của ông”. 
Ngày 16 thắng 5 năm 2018, cầu Crimea đã hoàn thành trước thời hạn 6 tháng, nó trở thành một cây cầu dài nhất châu Âu, là một kiệt tác không tưởng vì nếu chỉ tính về kinh tế, kỹ thuật thì không một siêu cường nào giàu có có đủ can đảm, mạo hiểm để làm.
Quả thật, chỉ khi bị dồn đến chân tường, khi bị nguy cơ đe dọa an ninh, khi bị xâm lược thì bản lĩnh người Nga sẽ phát tiết. Đừng dại khiêu khích Nga, dân tộc Nga có thể làm những điều mà thế giới không ai làm được.
2 - Cầu Crimea – cây cầu “địa chính trị”
Nếu như sau khi sáp nhập Crimea và LB Nga, chính quyền Ukraine hy vọng với sự trừng phạt, cấm vận Nga của Mỹ và Liên minh Châu Âu cùng với tiến về phía Đông của NATO gây áp lực cho Nga buộc Nga phải nhả Crimea, thì đến nay, mọi hy vọng đó, dù mỏng manh nhưng hoàn toàn tuyệt vọng.
Như là “chiếc đinh cuối cùng” của hy vọng Ukraine, cầu vượt qua eo biển Kerch nối Crimea với đất liền Nga đã hoàn thành đã chấm dứt các thách thức đe dọa phong tỏa của chính quyền Ukraine với Crimea. Crimea và Nga đã liền một mối.
Cầu Crimea – quyết tâm chính trị của Nga-Putin
Như đã nói, ở góc nhìn kỹ thuật và kinh tế thì cầu nối eo biển Kerch dù không dài nhất thế giới, không đẹp…nhất thế giới, nhưng không ai dám làm nó vì địa chất, thiên nhiên…không cho phép họ mạo hiểm với đồng tiền trong túi.
Cây cầu nằm trong một khu vực hoạt động địa chấn. Vào mùa đông, cây cầu phải chịu được những cơn bão và tảng băng trôi. Mỗi năm một lần, gió ở eo biển đạt tới 25 m/s và có một lần 32 m/s.
Cần hiểu: tốc độ 25 m/s tức 90 km/h, là một cơn bão mạnh. Trên đất liền, nó nhổ cả gốc cây cổ thụ, trên mặt nước nó tạo thành sóng cao tới 8-11 mét. Một cơn gió 32 m/s (hơn 117 km/h) là một cơn bão với chiều cao sóng trên 11m, cao hơn một ngôi nhà hai tầng.
Lúc đầu Nga tính làm đường ngầm giống như đường ngầm Anh-Pháp vượt qua eo biển Măng sơ để dễ bảo vệ hơn, nhưng các mạch nước ngầm không cho phép phương án này…
Năm 1943, Đức đã làm, nhưng chỉ một tảng băng trôi đã phá hủy cây cầu.
Không chỉ vậy, trong tình thế bị đe dọa phá hoại, đánh sập, trừng phạt, cấm vận…khiến cho không một ai dám thực hiện ước mơ, ý tưởng xây cầu tồn tại trong hơn 100 năm qua.
Sau khi sáp nhập Crimea vào Nga năm 2013, năm 2015, Nga dưới thời Putin quyết định triển khai thi công chính thức xây cầu qua eo biển Kerch nối liền Crimea với đất liền Nga.
Đây là một quyết định táo bạo, thần tốc (chỉ vài tháng sau khi sáp nhập Crimea) một quyết tâm chính trị thể hiện bản lĩnh, quyết đoán của một siêu cường và vị thế chính trị nước Nga tại châu Âu và thế giới. Và chỉ có Nga trong tình thế đó mới làm nổi.
Có thể nói, sự kiện Crimea luôn tạo ra một dấu ấn mạnh mà Putin rất quan tâm và luôn tượng trưng cho ý chí chính trị của mình, của nước Nga…
Chính vào ngày 18/3/2013 khi tuyên bố sáp nhập Crimea vào LB Nga, Putin đã khẳng định thế giới đơn cực đã kết thúc. Chính ngày 18/3 là ngày bầu cử Tổng thống Nga mà Putin đã tái cử nhiệm kỳ 2.
Và cuối cùng, ngày 16/5/2018, để khánh thành cây cầu trước 6 tháng, Putin nhảy lên chiếc xe Kamaz, lái nó trong 17 phút qua cầu Crimea chính thức thông eo biển Kerch.
Truyền hình nước Nga đã truyền trực tiếp đến từng “xăng ti mét” về cảnh Putin và người nồi bên cạnh ông là Rotenberg trong buồng lái chiếc Kamaz…đã khiến cho thế giới đầy cảm xúc vui mừng, căm ghét, rằng “cầu Putin – Cầu Crimea”, biểu tượng của siêu cường; “cầu Putin” biểu tượng của sự vi phạm luật pháp quốc tế; “cầu Putin” sẽ bị đánh bom…
Xung quanh chuyện này có nhiều câu hỏi đặt ra, rằng tại sao Putin không đi trên chiếc xe dành cho Tổng thống lúc nhậm chức? Rằng là tại sao Putin không thắt dây an toàn khi lái xe?...
Rõ ràng truyền thông Nga đã vận dụng phương pháp phản chứng trong toán học cho tuyên truyền rất tốt…
Câu hỏi lật ngược lại, rằng tại sao Putin lại phải đi xe chuyên dụng dành riêng cho Tổng thống trên cầu Crimea? Và tại sao Putin lại phải thắt dây an toàn?...

Trump ngồi trong buồn lái chiếc xe tải giả lại nó và bóp còi inh ỏi đã lan truyền nhanh trên mạng XH
Nếu như thế giới đã thấy hình ảnh Tổng thống Trump ngồi trong chiếc xe tải trước sân cỏ Nhà Trắng, giả lái và bóp còi inh ỏi thì Putin không chỉ ngồi trong xe tải Kamaz mà còn lái nó trong 17 phút qua eo biển Kerch…nhưng sự thể hiện nam tính “6 múi” của Putin đó chưa phải là điều chính…
Một thông điệp của Nga-Putin gửi cho Ukraine, cho Mỹ-Phương Tây: Cầu Crimea qua eo biển Kerch là an toàn tuyệt đối, lưu thông trên đó là an toàn tuyệt đối, về mặt an ninh, chính trị và kỹ thuật.
Cầu Crimea-biểu tượng sức mạnh Nga
Phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói rằng “nhiều người không tin vào tính khả thi của các kế hoạch đó và Vladimir Putin một lần nữa chứng minh rằng ngay cả những kế hoạch đầy tham vọng nhất cũng có thể được thực hiện dưới sự lãnh đạo của ông”.
Khánh thành cầu Crimea, các thành phần tham gia trừng phạt Nga đều phản đối…Tuy nhiên, Đức im lặng, Pháp phản đối và “Paris cũng hối tiếc sự hiện diện của các đại biểu Pháp tại lễ khánh thành và không chịu trách nhiệm về sáng kiến ​​cá nhân của họ”.
Sức mạnh Nga cho thấy, chiến dịch cấm vận trừng phạt, bao vây cô lập Nga thất bại hoàn toàn. Không những thế, “nhờ” trừng phạt mà kinh tế Nga tăng trưởng khởi sắc và độc lập, tự chủ hơn bao giờ hết khiến EU bất lực, thiệt hại buộc phải thay đổi cách tiếp cận.
Sức mạnh Nga là sức mạnh đoàn kết của cả một dân tộc, người Nga không coi đó là hành động xâm lược, đó là hành động đưa “Crimea về đất Mẹ” khi có gần 90% dân Nga ủng hộ Putin đã nói lên điều đó và chính vì thế nên Crimea đã trở thành một phần “máu liền máu thịt liền thịt” với Nga…
Bắt đầu từ đây, chiếc cầu Crimea vượt qua eo biển Kerch như một dải lụa nhưng không một thế lực nào, lực lượng nào dù có căm thù đến mấy, muốn đánh sập đến mấy cũng không thể. Nga có thừa nhân lực, vật lực để bảo vệ như con ngươi của mắt mình và có ngăng lực giáng trả khủng khiếp
3 - Đánh sập cầu Crimea – không thể và có thể!
Đừng dại tấn công vào cầu Crimea bởi đó là biểu tượng sức mạnh của một siêu cường…
Crimea và cầu Crimea là biểu tượng sức mạnh của một siêu cường kế thừa Liên Xô là LB Nga, cũng giống như một Hạm đội tàu sân bay Mỹ là biểu tượng sức mạnh Mỹ…Cho nên, ở phạm vi chiến thuật, cục bộ thì đánh sập hay tiêu diệt nó là có thể nhưng ở phạm vị chiến lược, toàn bộ thì không thể, vì không ai dám thách thức toàn bộ sức mạnh của Nga và Mỹ.
Như đã nói, việc khánh thành cầu nối eo biển Kerch đã chấm hết giải pháp “hòa bình” của Mỹ, EU và Ukraine nhằm buộc Nga trả lại Crimea cho họ. Giải pháp duy nhất còn lại là chiến tranh giữa họ và Nga.
Tuy nhiên, Mỹ, EU chỉ có thể giúp Ukraine bằng cấm vận, trừng phạt kinh tế Nga, NATO có thể gây áp lực tại biến giới phía Tây của Nga…còn tiến hành chiến tranh trực tiếp với Nga hay không là thuộc về Ukraine.
Giống như trong câu chuyện ngụ ngôn về “hội đồng chuột và con mèo”, điều đó có nghĩa là chính người Ukraine phải tự mình “buộc chuông vào cổ con mèo” nếu đủ gan dạ và quyết tâm.
Phá hoại cầu Crimea – có thể.

Các cơ quan đặc biệt của Ukraine như SBU, GUR đã không giấu diếm khi đưa ra 3 phương án tác chiến: Dùng người nhái đặt bom chân cầu, đặt bom vào các con tàu đi qua và kích nổ bom trên xe khi lưu thông trên cầu.
Riêng Bộ quốc phòng Ukraine thì vào cuối năm ngoái, cựu phó tổng tham mưu trưởng của lực lượng vũ trang Ucraina, Trung tướng Romanenko, phán rằng,  cầu Crimean dễ bị tấn công bằng máy bay quân sự, cũng như tên lửa trên đất liền và trên biển. Điều này giống với phương án tác chiến mà truyền thông Mỹ đã chỉ dẫn cho Ukraine sau khi Nga khánh thành cầu Crimea.
Các phương án tấn công của các cơ quan SBU, GUR và Bộ quốc phòng Ukraine dù có thật hay là tin đồn hay là gì đi nữa thì Nga vẫn không cho phép mình coi nhẹ, bỏ qua vì đó là những điều có thể.
Theo giới quân sự Nga tính toán, để làm sập một nhịp cầu mà không có thể gây ra gì nghiêm trọng hơn, thì một chiếc xe phải mang số lượng chất nổ lớn từ vài chục đến vài trăm kg TNT, vì cầu chịu được 9/12 độ richte. Và theo nghĩa đó, thì một quả tên lửa hay bom trúng cầu thì cầu sẽ sập một nhịp…
Còn, tất nhiên, chuẩn bị chiếc xe đó, máy bay, tên lửa, ra sao, như nào là kế hoạch thuộc quyền của kẻ phá hoại mà người Nga chỉ phải tìm cách ngăn chặn mà thôi.
Đó là điều có thể xảy ra với cây cầu Crimea.
Đánh sập cầu Crimea – Không thể.

Điều không thể thứ nhất: Người Nga bảo vệ cây cầu Crimea ở quy mô và mức độ còn hơn cả bảo vệ nhà máy điện hạt nhân. Bao gồm trên không, trên biển, trong lòng đáy biến và 2 bên bờ bởi những vũ khí trang bị tối tân hiện đại nhất có thể có của mình.
1, Trên không. Từ độ cao vũ trụ có Vệ tinh giám sát không gian Kosmos-K (1); Vùng trời trên cầu do lực lượng hàng không Quân khu phía Nam và Hạm đội Biển Đen chịu trách nhiệm. Su-27 Nga (2) và máy bay săn ngầm IL-38 (3) tuần tra liên tục trên bầu trời.
2, Trên 2 bờ eo biển Kerch. Được bố trí: S-400 (4), Pantser-C1 (5) Tổ hợp tên lửa Bal (6) và Bastion (7), cùng với hệ thống radar bắt mục tiêu ngoài đường chân trời “Hướng dương” (8) và radar cảnh báo tên lửa “Voronezh (9). Ngoài ra, 2 đầu cầu được bố trí thêm trang bị phòng không di động cực gần là Igla (10) và Verba (11).
3, Trên mặt biển. Nhiệm vụ này được giao cho Hạm đội Biển Đen chịu trách nhiệm…
4, Ngầm dưới mặt biển. Cây cầu Crimean để bảo vệ là một vật thể siêu phức tạp, bởi vì phần đáng kể và quan trọng nhất của nó được giấu dưới nước. Do đó nhiệm vụ bảo về ngầm là rất quan trọng…
 Cây cầu Crimean có đôi mắt và tai dưới nước của nó đặc biệt thú vị, hiện đại mà chúng đi sâu vào mục này.
Hệ thống "Fin" (14) này là một hệ thống giám sát khu vực nước và chu vi của các kệ và các đối tượng ven biển. Dữ liệu từ tất cả các nguồn đổ đến người điều hành ngồi trên bờ tác chiến qua hệ thống Amulet-P. 
Hệ thống này hoạt động ở hai chế độ: nếu kẻ phá hoại cách vài trăm mét - tín hiệu “Warning” được kích hoạt, nếu nó đã gần khu vực nguy hiểm cho cầu – tín hiệu “Intensive Warning”.
 Khi một vật thể tiếp cận được phát hiện ở khoảng cách dưới 300m, tín hiệu âm thanh sẽ tự động bị cắt - đây là một cảnh báo rằng nó là cần thiết để rời khỏi khu vực giới hạn. Nếu chúng tiếp tục đến gần cây cầu với khoảng cách gần hơn 100 mét, sức mạnh của tín hiệu âm thanh trở nên sao cho người đó không thể chịu nổi cơn đau ở tai và nổi lên.
 Nằm dưới chân cầu là phương tiện phát hiện âm thanh của vật thể dưới nước với sự trợ giúp của bức xạ sóng âm (15). Khoảng cách phát hiện người đến 2000m, với tàu là 3000m….
Như vậy, theo lý thuyết thì không có một vật thể nào trên không, trên biển, dưới lòng biển có thể tiếp cận được cầu Crimea.
Điều không thể thứ 2:  Như đã nói, Nga coi cầu Crimea hay khu vực Crimea là lãnh thổ của nước Nga. Do đó tấn công bằng bất cứ phương tiện nào đều coi như là tấn công trực tiếp vào Nga và Nga sẽ đáp trả ngay và luôn theo học thuyết quân sự của Putin.
Vì vậy, nếu tấn công vào cầu Crimea được tổ chức bởi chính quyền Ukraine thì tin chắc rằng, khi cầu Crimea chưa sập nhịp nào thì chính quyền Ukraine đã sụp đổ tan tành. Hàng trăm quả tên lửa Kalibr tại Biển Đen chỉ cần được lệnh là bay vào ngay cả cửa sổ phòng ngủ của Tổng thống.
Vậy, liệu chính quyền Ukraine có dám tổ chức tấn công cầu Crimea? Chắc chắn không vì chính quyền đó muốn sống chứ không muốn tự sát