Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có vẻ như đang cố gắng xây dựng “một đường cao tốc chiến lược duy nhất Syria - Libya - Đông Địa Trung Hải” bằng can thiệp vào Libya theo cách Nga can thiệp vào Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ khuấy đảo Địa Trung Hải
Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mình vào trung tâm của một cuộc tranh chấp gay gắt trong cuộc nội chiến ở Libya, và điều này đã tạo tiền đề để làm rõ các mối quan hệ ở một khu vực rộng lớn hơn. Các sự kiện đang phát triển trong một kịch bản rất đáng báo động…
Nhớ lại, sau khi Libya bị NATO phá hủy, Libya được hình thành ra 2 phe. Phe chính phủ chuyển tiếp (GNA) được LHQ công nhận, có Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ chính tại Tripoli và phe Quân đội quốc gia (LNA) do tướng Khalifa Haftar đứng đầu, chiếm hầu hết miền Đông và miền Nam và hầu hết dầu mỏ của đất nước.
LNA có sự hỗ trợ từ UAE, Ả Rập Saudi, Ai Cập...
9 tháng trước, LNA bắt đầu một chiến dịch nhằm loại bỏ GNA của tổ chức Anh em Hồi giáo do Tripoli và Misrata kiểm soát.
Chiến dịch bị kẹt khi LNA được sự hỗ trợ của UAE, Ai Cập và GNA được sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ đưa vũ khí trang bị ngày càng tốt hơn lên mặt đất và lên không trung…nay lại bùng phát dữ đội có nguy cơ GNA Tripoli thất thủ.
Trước diễn biến đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một thỏa thuận với GNA, theo đó GNA để đổi lấy sự giúp đỡ của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, GNA sẽ phải đồng ý một biên giới trên biển Địa Trung Hải chung với Thổ Nhĩ Kỳ.
Fayez al-Sarraj, Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Libya và thủ tướng của GNA, đã đồng ý. Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn ngày 27/11 tại Istanbul.
Thỏa thuận Thổ Nhĩ Kỳ - GNA đã gây ra 2 hệ lụy vô cùng nguy hiểm tại Bắc Châu Phi và Địa Trung Hải (mà ngay cả Hoa Kỳ cũng cho rằng đó là sự “khiêu khích và gây rối”)
1, Phần kinh tế, mà theo đó, điều này dẫn đến bản đồ dưới đây và là nguồn cơn của biển Địa Trung Hải nổi sóng…
Nhát dao Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt tuyến ống Israel - Hy Lạp - Síp |
Có thể nói khu vực đặc quyền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ và GNA như một nhát dao cắt đứt tuyến đường ống khí đốt hợp tác bởi Israel-Hy Lạp-Síp, đồng thời có sự bành trướng chủ quyền trên Địa Trung Hải khiến cho Israel, Hy Lạp, Síp phản đối gay gắt. Sự đụng độ giữa các tàu thực thi trên biển của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã xảy ra.
2, Phần quân sự trong thỏa thuận của Erdogan là mối nguy hiểm thực sự:
Theo đó, thỏa thuận này cung cấp sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ cho việc thành lập Lực lượng Phản ứng nhanh cho cảnh sát và quân đội ở Libya, cũng như tăng cường hợp tác về tình báo và trong ngành công nghiệp quốc phòng. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được gửi đến Libya bất cứ khi nào được GNA yêu cầu.
Cần nhắc lại rằng chính phủ Libya (GNA) đã được cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nga công nhận, Tripoli bây giờ có thể chuyển sang Ankara để được hỗ trợ quân sự, vì không có trở ngại pháp lý nội bộ nào cho người Thổ Nhĩ Kỳ để bắt đầu một chiến dịch quân sự ở Libya.
Ngày 10/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đến Libya sau khi được chính phủ Libya (GNA) yêu cầu. Tuyên bố của Erdogan như tiếng trống trận đã vang lên trên chiến trường Libya…
Câu hỏi chính, bây giờ là Ai Cập sẽ phản ứng như thế nào, cùng với UAE và các thành viên khác của liên minh chống Thổ Nhĩ Kỳ hiện có ở Đông Địa Trung Hải - Hy Lạp, Síp, Israel, Jordan, Ý và Palestine. Đặc biệt là trong một tình huống mà Nguyên soái Haftar tuyên bố bắt đầu một cuộc tấn công vào Tripoli, gia hạn thêm 3 ngày nữa cho quân GNA phải rút khỏi Tripoli?
Về vấn đề này, bất cứ chuyên gia và nhà phân tích quân sự nào cũng đồng ý rằng, một cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng có thể xảy ra ở miền Bắc châu Phi với những hậu quả đáng kinh ngạc nhất.
Ai Cập sẽ không cho phép một tổ chức Anh em Hồi giáo dẫn dắt Libya - hàng xóm của mình. Ai Cập sẽ can thiệp trước khi sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ cho phép chính phủ GNA đánh bại Haftar. Tình hình sau đó có thể phát triển thành một cuộc chiến khốc liệt, trong đó quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu trên căn cứ Libya chống lại quân đội Ai Cập.
Cả hai quốc gia đều có những nhà tài trợ Ả Rập giàu có, đủ khả năng tài trợ cho một cuộc xung đột kéo dài và dữ dội. Cả hai đều có rất nhiều vũ khí và nhiều binh sĩ có thể ném vào trận chiến. Phía Ai Cập có một lợi thế khi biên giới đất liền dài của nó cho phép tiếp tế dễ dàng, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải dựa vào nguồn cung cấp bằng đường biển và đường hàng không và có thể bị cắt đứt hoặc ít nhất là bị gián đoạn.
Tuy nhiên, đúng như Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói “ Hãy để cho các đứa trẻ đánh nhau cho đã, can cấm nó sau” thì diễn biến phát triển như thế nào còn tùy thuộc vào Nga và Mỹ.
Nga và Mỹ làm gì?
Không làm gì được cả bởi khi “lũ trẻ đã thích đánh nhau để giành đồ chơi” thì khó cản, ngoại trừ người lớn xách tay mỗi bên kéo ra hoặc đánh vào chúng để can ngăn. Vả lại, đây là 2 đứa đã lớn nên Nga và Mỹ chả dại. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập động binh mới là điều Nga và Mỹ quan tâm…
Khi Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập chiến tranh, Bắc châu Phi đại loạn thì KÊNH ĐÀO SUEZ có an toàn không? Chắc chắn không, và lúc này đây không phải là chuyện “trẻ con” nữa rồi mà chuyện lớn buộc các nước lớn như Nga, Mỹ phải quan tâm…
Vào ngày 18/12, sau tuyên bố của Tổng thống Erdogan sẵn sàng đưa quân vào Libya, trong một cuộc họp với các phóng viên, Đô đốc James Foggo, chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ tại Liên minh Châu Âu và Châu Phi nói rằng, “Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) nên được miễn phí vận chuyển, bởi vì, theo quan điểm của Hoa Kỳ, đó không phải là vùng nước của Nga.
Do đó, người Mỹ không có xu hướng tuân theo quy định mới về việc hành trình của tàu chiến nước ngoài dọc theo NSR mà Nga đã tuyên bố vào tháng 3/2019…” (thông báo cho Nga trước 45 ngày và phải có Hoa tiêu Nga trên đó)
Và, cũng trong ngày 18/12, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang RF Valery Gerasimov trong cuộc gặp với các tùy viên quân sự nước ngoài, sau khi nói về các loại vũ khí trang bị, hệ thống bảo vệ an toàn tuyến hàng hải NSR mà Nga đã, đang, sẽ triển khai, đã khẳng định:
“Kể từ ngày hôm nay, Lực lượng Vũ trang Nga có thể đảm bảo đầy đủ sự an toàn của giao thông thủy trong vùng biển của mình, không cần tàu chiến của các quốc gia khác trong hành lang biển này”.
Xem ra kênh đào Suez và Tuyến Biển Bắc có mối quan hệ gì đó rất lớn chăng(!?). Bạn có thể tìm hiểu thêm tại “Sẽ ra sao nếu Nga là…như Mỹ”.