Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Đằng sau vệt khói tên lửa của KILO Việt Nam!


Vào ngày 22/12/2017, một tàu KILO của Việt Nam ở chế độ ngầm đã nhấn nút phóng quả tên lửa đầu tiên Club-S. Đây là loại tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E tầm bắn 200km, vận tốc 2,9M, đầu đạn nặng 200kg.
Hình ảnh video cho thấy, con tàu KILO này đang hợp đồng tác chiến với 4 “ong độc” Molinya đang phóng tên lửa chống hạm Uran-E.
Quả thật là việc một chiếc tàu ngầm phóng tên lửa ở chế độ ngầm với Nga, Trung Quốc và Mỹ thì quá đỗi bình thường. Nhưng khi tàu ngầm KILO của Hải quân Việt Nam phóng lên thì lại không khiến cho ai đó thờ ơ…
Ở góc nhìn chiến thuật thì sự kiện này chứng tỏ Việt Nam đã chính thức đưa toàn bộ 6 chiếc KILO vào tư thế sẵn sàng chiến đấu hay trực chiến.
“Tàu ngầm Việt Nam” - không chỉ là cái tên!
Khi 6 chiếc tàu ngầm KILO của Việt Nam xuất hiện tại Cam Ranh, những người “ngoại đạo” chắc mẫm cho rằng, thế là từ nay HQVN đã có 6 KILO tung hoành trên biển…nhưng thực ra với giới quân sự thì nó đang chỉ là một cái tên mà chưa có một sức mạnh răn đe nào hết.
Để thực sự KILO trở thành sức mạnh răn đe tức là tham gia vào trực chiến cùng với các lực lượng khác thì người Việt Nam phải thực hiện 2 giai đoạn cực kỳ phức tạp, khó khăn…
Thứ nhất là huấn luyện kỹ thuật. Đây là khâu quan trọng nhất.
Huấn luyện kỹ thuật, trước hết phải có cơ sở vật chất kỹ thuật để huấn luyện và phục vụ cho con tàu hoạt động. Tất nhiên đã có sự chuẩn bị dài hơi của Việt Nam và sự giúp đỡ của người Nga tại căn cứ Cam Ranh.
Để cho KILO hoạt động được là rất phức tạp. Chẳng hạn, phải xây dựng hệ thông thông tin chỉ huy, cụ thể như sự liên lạc của KILO với chỉ huy trên bờ như thế nào...
Phải xây dựng một trung tâm phát sóng tần số rất thấp hay VLF (là thuật ngữ dùng để chỉ tần số vô tuyến (RF) trong dải từ 3 đến 30 kHz và có bước sóng tương ứng từ 10 tới 100 km), nhưng có được một trạm phát kiểu này không đơn giản.
Hoặc phải đặt nhiều bộ thu và phát âm thanh dưới đáy biển tại những tọa độ mà tàu ngầm của ta thường đi qua. Khi những tàu ngầm này đi qua gần khu vực đó, nó có thể liên lạc với bờ và với nhau được qua sóng âm.
Các tàu ngầm hiện đại ngày nay liên lạc với chỉ huy trên đất liền bởi một vệ tinh riêng bằng cách sử dụng các phao nổi trên mặt nước như là các thiết bị truyền âm trung gian giữa tàu ngầm và bộ chỉ huy.
Rõ ràng là công nghệ, vật chất để cho tàu ngầm và trên bờ liên lạc được với nhau là không đơn giản, là yếu tố mang tầm quốc gia, cực kỳ khó khăn và nhạy cảm.
Vân đề nữa mà không thể không đề cập đến là trang bị kỹ thuật cho tàu ngầm hành trình ngầm dưới biển bảo đảm an toàn hàng hải.
Đi biển luôn luôn bằng kính tiềm vọng thì chẳng ai gọi là tàu ngầm. Hiện nay hải quân một số nước đã phát triển hệ thống định vị quán tính (SINS) cho phép tàu ngầm có thể định hướng ở dưới nước bằng cách theo dõi chuyển động tương đối của nó so với một vật chuẩn xuất phát.
Tuy nhiên, đó chỉ là số liệu tham khảo, tàu ngầm vẫn phải nổi sát mặt nước hoặc sử dụng các biện pháp liên lạc hiện đại để cập nhật vị trí tàu khi hành trình…nhưng mà không bị lộ bí mật. Vân vân và vân vân.
Như vậy, khi cơ sở vật chất kỹ thuật đã đảm bảo thì con tàu tiến hành huấn luyện kỹ thuật. Huấn luyện kỹ thuật nhằm mục đích là để sử dụng thành thạo nó, làm chủ được nó và chỉ có như vậy mới phát huy được sáng tạo sau này trong chiến đấu.
Sau khi hoàn thành giai đoạn huấn luyện kỹ thuật thì KILO bước vào giai đoạn 2 là huấn luyện chiến thuật.
Có lẽ chúng ta không bàn luận gì nhiều về huấn luyện chiến thuật vì nội dung, khái niệm của nó hầu như ai cũng hiểu. Có điều chỉ sau khi hoàn thành giai đoạn này thì sẽ kết thúc, nghiệm thu bằng bắn đạn thật.
KILO Việt Nam đã phóng Klub-S, và không chỉ trong tình huống độc lập tác chiến mà cao hơn là hợp đồng tác chiến.
Quả tên lửa Klub-S từ KILO phóng lên, Hải quân Việt Nam chính thức thông báo với Biển Đông rằng, KILO Việt Nam đã chính thức trực chiến. Chấm hết.
Bắt đầu từ đây Lữ đoàn tàu ngầm Việt Nam không chỉ là một cái tên, nó đã có sức răn đe với kẻ thù.
KILO trong tay người Việt Nam sẽ như nào?
Giới quân sự Trung Quốc thì cho rằng Việt Nam còn lâu mới sử dụng thành thạo tàu ngầm KILO như Hải quân Trung Quốc. Giới bình luận quân sự quốc tế thì xếp trình độ tàu ngầm Việt Nam nằm giữa Indonesia và Singapo…
Tuy nhiên, thành thạo trong sử dụng tàu ngầm mới chỉ là tiêu chí cao nhất đánh giá việc huấn luyện thời bình. Chỉ cần có thời gian hoặc phương tiện, phương pháp huấn luyện tiên tiến (chẳng hạn như mô phỏng huấn luyện tàu ngầm mà Nga xây dựng cho Việt Nam) là có thể sử dụng thành thạo.
Nhưng sáng tạo trong sử dụng vũ khí trang bị mới quyết định thành bại của cuộc chiến. Sáng tạo là tố chất chỉ có được từ truyền thống dân tộc, từ bản lĩnh và trí tuệ và từ hình thái chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
May thay cho nhân loại, đã 72 năm nay thế giới không có một kinh nghiệm chiến đấu nào của tàu ngầm và rủi thay cho các quốc gia có tàu ngầm, kinh nghiệm chiến đấu là con số O.
Do đó, chỉ có duy nhất thực tiễn mới là tiêu chí của chân lý, vậy, Việt Nam và Trung Quốc, Indo, Singapo có gì khác nhau trong sử dụng tàu ngầm?

Dư luận, giới quân sự nước ngoài có những lời bình, nhận xét 6 tàu ngầm KILO của Việt Nam khi tác chiến như “sẽ thay đổi cuộc chơi trên Biển Đông”, “một sức mạnh mới cho phòng thủ của Việt Nam”…không phải là điều sáo rỗng.

Thứ Sáu, 15 tháng 12, 2017

Chiến lược Địa Trung hải của Nga bắt đầu triển khai!


Nói chung, những nước đi mà Tổng thống Putin thi triển có đặc điểm là khi giới tinh hoa Mỹ, châu Âu lần theo được dấu vết thì đã muộn.
Mục tiêu mà Hoa Kỳ đạt được trong vấn đề Jerusalem, chúng ta sẽ dành sự quan tâm vào lúc khác, ở góc nhìn này, chúng ta chỉ quan tâm đến cơ hội mà  nó đã mở ra cho Nga củng cố vị trí của mình như một nhà hoạt động sáng tạo và tích cực nhất trong chính trị Trung Đông như thế nào. 

Tổng thống Putin và Assad tại Chiến trường Syria
Bốn ngày sau tuyên bố của Trump về Jerusalem, Tổng thống Putin đang có những “nước đi” (đúng cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng” khiến Mỹ và thế giới quan tâm, chú ý…
Đầu tiên, ông Putin đã đáp máy bay Tu-214PU thay vì chuyên cơ Il-96 xuống sân bay Khmeimim-Syria.
Tại đây, ông cho thế giới “tai nghe” tuyên bố của ông về việc rút quân khỏi Syria khi đã chiến thắng lực lượng khủng bố và cảnh báo sắc lạnh: “Nếu lực lượng khủng bố ngóc đầu dậy thì Nga sẽ tấn công tiếp với một sức mạnh chúng chưa từng thấy”.
Tuy nhiên, nếu như chỉ cần cho thế giới “tai nghe” tuyên bố của ông thì tại Moscow, Putin vẫn làm và đã từng làm điều đó. Vấn đề trên cả “tai nghe” là Tổng thống Nga muốn cho cả thế giới “mắt thấy” chiến thắng thuyết phục không bàn cãi của Nga tại Syria.
Đúng vậy, tại Afghanixtan, người Mỹ-NATO đã tuyên bố chiến thắng rất lâu, nhưng khi mới chỉ cấp Bộ trưởng QP Mỹ và Tổng thư ký NATO đặt chân đến thì hơn 50 tên lửa của Taliban đã “hạ cánh” xung quanh sân bay Kabul và gần Đại sứ quán Hoa Kỳ để “đón tiếp”…
Trong khi đó chiến sự Syria trước đó khủng khiếp, ác liệt hơn nhiều và lực lượng Taliban so với IS cùng các lực lượng khủng bố khác tại Syria chỉ là đội quân du kích so với đội quân thiện chiến trang bị vũ khí hiện đại.
Thế nhưng, Putin, Tổng thống Liên bang Nga, người được cho là quyền lực nhất thế giới, trở thành vị Tổng thống duy nhất trên thế giới, “đường đường chính chính” xuất hiện tại chiến trường chưa tan khói bom thuốc đạn, để tuyên bố chiến thắng…
Trước, trong và sau sự xuất hiện của Putin tại Syria, có chăng người ta chỉ nghe những tiếng “ồn ào” bởi sự quét dọn cuối cùng trên chiến trường của quân đội Syria và VKS Nga mà thôi.
Thực tế “mắt thấy” này đã chứng tỏ chiến thắng quân khủng bố tại Syria mà dù là công của Nga hay của Syria hay thậm chí của Mỹ thì đó là sự thật hùng hồn gấp ngàn lần lời nói. Quân khủng bố đã bị đánh dập đầu không thể ngóc đầu dậy được, không giống như Taliban tại Afghanixtan.
Tiếp theo, Tổng thống Nga di chuyển đến Ai Cập.
Nga và Ai Cập đang nhìn cùng một hướng về mục tiêu
Nên nhớ là Putin đến Cairo không vì sự kiện Jerusalem, ông đến đó với thông điệp là cần phải “bảo đảm sự ổng định và an ninh ở Trung Đông và Bắc Phi”. Có nghĩa đó là vấn đề Libya, Sinai và Syria, và cũng ở mức độ nào đó Yemen - có thể theo thứ tự đó.
Đây chính là điều khiến Mỹ theo dõi chặt chẽ bước đi và nước đi của Putin trên bàn cờ Trung Đông và Địa Trung Hải. Nga có vẽ như đang sẵn sàng can thiệp vào Libya.
Thực tế là sau khi IS bị đánh tan tại SyriaIraq thì chúng đã chạy về Libya.
Nga và Ai Cập, cả hai bên ủng hộ chỉ huy quân đội quốc gia Libya, Khalifa Haftar, có trụ sở tại Benghazi, là trụ cột chống lại chủ nghĩa cực đoan bạo lực ở Libya. 
Sự tranh dành quyền lực ở Libya và sự bất an ngày càng gia tăng ở phía Tây Ai Cập đe dọa sự ổn định của Ai Cập và uy tín của Tổng thống Sisi đang bị đe dọa. Với biên giới với Libya kéo dài 1.200 km, những lo ngại của Ai Cập về an ninh là hợp lý.
Với Nga, Libya cũng có những lợi ích đặc biệt. Libya đã từng là một đồng minh của Liên Xô và có một vị trí chiến lược ở Địa Trung Hải, đối diện với cánh phía Nam NATO. Haftar kiểm soát cái gọi là lưỡi liềm dầu ở Libya, và người khổng lồ dầu mỏ Nga Rosneft đã trở lại Libya, trong khi đó Ai Cập-nước nhập khẩu thuần về năng lượng…
 Rõ ràng là từ nền tảng năng lượng Libia đã cung cấp một tương lai có tiềm năng tuyệt vời cho hợp tác ba bên giữa Nga, Haftar và Ai Cập, mặc dù nó chỉ ở vị trí thứ hai, sau khía cạnh quân sự và lĩnh vực an ninh.
Về địa chính trị, do các quốc gia vùng Vịnh cũng tham gia cuộc khủng hoảng Libya cho nên sự tham gia của Ai Cập vào Libya ảnh hưởng đến sự cân bằng quyền lực ở Trung Đông.
Trong khi đó, ngày 01/12, Thủ tướng Libya (của chính phủ được LHQ công nhận) Fayez al-Sarraj đã đến Nhà Trắng. Tại đây, Trump cam kết “cuộc chiến chống khủng bố và thúc đẩy ổn định và thống nhất Libya”.
Và, song hành cuộc đua, Fayez al-Sarraj cũng được Tổng thống Pháp đón tiếp tại Paris bằng chính sách giữ vững quyền lực cho chính phủ được các cường quốc phương Tây dựng lên…
Rõ ràng, tình hình Libya có những đặc điểm riêng mà tại đó Mỹ có lợi thế hơn khi được đồng minh NATO hiện diện ở đây. Những tính toán của Mỹ-NATO là không có chỗ của Nga tại Libya, đẩy Nga ra khỏi Libya như đã từng đẩy Nga ra khỏi Afghnixtan.
Tuy nhiên, khi “Putin đến hiện trường”, đáp xuống Cairo, phương Tây đang lo ngại những gì mà Nga đã thực hiện tại Libya sẽ không lặp lại thời Medvedev làm Tổng thống Nga. Tổng thống Putin đang sẵn sàng can thiệp vào Libya trong quán tính Syria.
Để chuẩn bị cho điều đó, Moscow cần một đối tác quan trọng cho khu vực. Và, nếu như Thổ Nhĩ Kỳ quan trọng với Syria như thế nào, dù Thổ Nhĩ Kỳ đã thất thường ra sao, thì Ai Cập lại quan trọng cho Nga bấy nhiêu và hơn tại Libya trong khi Ai Cập thuận lợi, tin cậy với Nga hơn.
Kết quả cuộc gặp tại Cairo giữa Putin và Sisi về mặt hợp tác quân sự đã chứng minh hợp tác Nga-Ai Cập-Haftar là xảy ra. Chiến lược Địa Trung Hải của Nga đang bắt đầu triển khai…dù truyền thông Mỹ-PT đã kếu thất thanh từ lâu, rằng “Putin đã kiểm soát thế giới từ Crimea đến Marocco”

Thứ Tư, 13 tháng 12, 2017

Lính đánh thuê – nước cờ hay của Nga


Khi tổ chức khủng bố cấp nhà nước như “Nhà nước Hồi giáo” IS mới bị đánh tan, nhưng chưa hoàn toàn bị tiêu diệt; khi các tổ chức khủng bố khác LIH (bị cấm hoạt động ở Nga)… hiện đang tồn tại khắp mọi xó xỉn trên lãnh thổ Syria thì…
Trong khi sự yếu kém của lực lượng an ninh Syria không thể khắc phục ngày một ngày hai và khi Nga rút quân sẽ tạo ra một khoảng trống an ninh rất nguy hiểm cho Syria. Dù một giải pháp hòa bình được thực hiện đi chăng nữa…thì những cuộc tấn công khủng bố tại Syria rất dễ xảy ra…
Quả thật, “giành chính quyền đã khó, giữ chính quyền càng khó hơn” luôn là một chân lý trong đấu tranh cách mạng của luận điểm Lenin.
Rõ ràng là khi Nga tuyên bố chiến thắng tại Syria, tuyên bố “sứ mệnh đã hoàn thành”, rút quân…nhưng tình hình Syria “hậu IS” là bất ổn, khủng bố, đánh bom liều chết vào các trung tâm chính trị, văn hóa, kinh tế và dân thường, xảy ra như cơm bữa thì không khác Iraq “hậu Saddam” của Mỹ.
Rút kinh nghiệm từ Lybia và đặc biệt từ Iraq của Mỹ, người Nga đã khôn hơn nhiều…
Nga rút bớt quân khỏi Syria?
Ngày 23/11 Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga, tướng Valery Gerasimov đã thu hút sự chú ý của công chúng khi ông nói Moscow có kế hoạch rút một số quân từ Syria vào cuối năm nay…
Thực chất việc rút quân của Nga là có thể không và nếu thế thì Nga sẽ rút bớt lực lượng nào?
 Kết quả hình ảnh cho Cảnh sát Nga tại Syria
Cảnh sát quân sự Nga tại Syria, nhân tố bảo đảm an ninh cho hậu phương Syria
Không có lực lượng mặt đất của Nga tham gia tác chiến trực tiếp với quân khủng bố, lực lượng này chủ yếu để bảo vệ căn cứ, do đó, Nga rút quân  chỉ có thể là lực lượng VKS Nga và lực lượng đặc nhiệm, cảnh sát quân sự.
Về nhu cầu chiến thuật, Nga không cần phải duy trì một lực lượng VKS như hiện nay, chẳng hạn các trực thăng tấn công, máy bay ném bom…đồng thời các đội đặc nhiệm trinh sát mặt đất phục vụ cho VKS Nga không kích cũng không cần thiết…cho nên rút bớt là hợp lý.
Rút bớt quân là hợp lý nếu như…các lực lượng tinh nhuệ, thiện chiến của Quân đội Ả rập Syria (SAA) đã rảnh tay…(trong khi họ đang căng sức chống lại cuộc chiến tranh mới, chiến tranh du kích của quân khủng bố, trong khi phải đối đầu với các thế lực khác như Israel tại cao nguyên Golan, tại Idlid…)
Và, quả thật, vào cuối năm nay, dấu hiệu cho thấy tình hình Syria khó thay đổi so với hiện nay. Do đó, tuyên bố Nga rút quân là một mạo hiểm dưới mức cần thiết…Thế nhưng…Nga vẫn, sẽ rút bớt quân.
Dù vậy, tuyên bố của người đứng đầu Bộ tổng Tham mưu Nga đã không khiến Tổng thống Syria Assad lo lắng nhưng cũng không khiến cho lực lượng thù địch Nga tại Syria reo mừng bởi có một lực lượng khác thay thế, bổ sung còn nhiều hơn sự thiếu hụt này trên lãnh thổ Syria: Lực lượng đánh thuê (PMC)
PMC-quân đội Nga 2.0?
Nga sẽ thuê PMC từ các Công ty quân sự tư nhân (PMCs) sang làm nhiệm vụ mới tại Syria. PMC Nga sẽ triển khai các thành viên để bảo vệ các nhà máy lọc dầu, cảng biển, nhà máy và các cơ sở chính phủ quan trọng, cung cấp an ninh đoàn tàu hậu cần và tiến hành tuần tra bảo đảm an ninh.
Đối tượng tác chiến của PMC, tất nhiên là lực lượng khủng bố các loại có thù địch với chính quyền Assad.
PMC được trang bị vũ khí, khả năng chiến thuật tương đương với quân đội hiện đại và nằm dưới sự chỉ huy của Bộ Tham mưu Nga. Không chỉ thế, Nga sẽ gia công thêm cho PMC vì Nga đã sử dụng PMC kể từ năm 2013 tại Syria.
PMC được trả lương 2.600 USD/người và riêng sỹ quan cao cấp là 4000 USD/người.
Người Nga đã tuyển, thuê từ các PMCs có uy tín như:
1, Slavonic Corps do Kalashnikov một cựu trung tá FSB Nga làm giám đốc, lực lượng này có chừng 250 tay súng, tham gia hoạt động từ năm 2013 tại Aleppo, Hama và Deir Ezzor và sau khi bị tổn thất nặng bởi IS thì hoạt động tại Syria bị giảm.
2, Công ty Wagner được thành lập bởi Trung tá Dmitry Utkin, cựu chỉ huy của một GRU Spetsnaz gắn liền với tình báo quân đội.
Lực lượng này đã từng tham gia vào việc sát nhập vào Crimea năm 2014 và đã chiến đấu trong cuộc xung đột Donbass đang diễn ra, ở phía đông Ukraine. Vào mùa thu năm 2015, khi Moscow phát động sự can thiệp quân sự của mình  tại Syria
Các nguồn tin cho rằng Wagner hiện có khoảng 3.000 nhân viên, bao gồm cả những người Hồi giáo Chechen ở Syria.
 3, Tập đoàn Turan là một trong những công ty PMCs bí ẩn và quan trọng nhất của Nga hoạt động tại Syria.
Một người lính thuộc “tập đoàn Turan” không khác gì lính Nga

Một người lính thuộc “tập đoàn Turan” không khác gì lính Nga
“Turan” có nghĩa là “vùng đất của người Thổ Nhĩ Kỳ” và mặc dù nhóm này là bí ẩn, nhưng các thành viên của Turan rất dễ nhận dạng bởi phần lớn là từ Trung Á
Tập đoàn Turan lần đầu tiên thu hút sự chú ý của giới truyền thông vào tháng 4 khi các thành viên của mình tham gia cùng với các lực lượng của Tổng thống Assad trong các hoạt động ở Hama và Deir Ezzor và Tây Aleppo. 
Việc Nga sử dụng PMC của “Tập đoàn Turan” có nguồn gốc Shiite tạo thành một mũi nhọn chiến lược ở Syria vì các PMC này có thể dễ dàng hòa nhập với các lực lượng chính phủ Syria. Nhân dạng Shiite của họ cũng đồng lý tưởng trong việc chống lại kẻ thù của chính phủ.
Như vậy, việc Nga có sử dụng lính đánh thuê hay không thì chưa rõ, nhưng nếu có thì cũng không có gì đáng ngạc nhiên vì Mỹ, các quốc gia vùng vịnh…đều sử dụng PMC để gây bất ổn trong cuộc chiến Syria.
Sử dụng PMC của Nga tại Syria nếu có, sẽ đổ đầy khoảng trống an ninh sau khi Nga rút bớt quân là một sự lựa chọn khả thi. Khả thi về kinh tế, khả thi về chính trị, bền vững và linh hoạt.

Tất nhiên, khi PMC Nga được quản lý tốt, có chiến thuật tương đương với quân đội hiện đại thì sự hiện diện của họ tại Syria cũng chẳng khác nào sự hiện diện của quân đội Nga.