Thứ Hai, 22 tháng 7, 2019

Khôn khéo, kiên quyết bảo vệ quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông!


Bảo vệ được chủ quyền, quyền chủ quyền trước một thế lực mạnh đòi hỏi phải bản lĩnh, trí tuệ…
Nhà dàn DK1
Việt Nam chính nghĩa và hành động đúng Luật…
Tuần qua, dư luận đã xôn xao, bất bình vụ việc nhóm tàu khảo sát Hải Dương 8 của Trung Quốc đã có hành vi vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam biển Đông mà cụ thể là tại bãi Tư Chính của Việt Nam.
Thực tế không phủ nhận là không chỉ với Trung Quốc mà chúng ta đã có sự tranh chấp chủ quyền, quyền chủ quyền với các quốc gia khác trên Biển Đông như Philipines, Malaysia…Tuy nhiên, Việt Nam đã khẳng định: “ Khu vực các nhà giàn DK1 trên các bãi cạn Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Quế Đường, Vũng Mây, Huyền Trân nằm trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, không thuộc quần đảo Trường Sa, hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền của Việt Nam, không có tranh chấp với bất kỳ quốc gia nào”.
Cơ sở pháp lý để chúng ta khẳng định là tuân thủ theo Luật biển quốc tế năm 1982 (UNCLOS) mà Việt Nam và Trung Quốc…đã ký kết, thì các vùng nói trên đều nắm trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam vì nó cách Đường cơ sở của Việt Nam chưa đến 200 hải lý.
Lưu ý rằng, Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS khi bị Mỹ ép trong vụ khủng hoảng Đài Loan, khi mà Trung Quốc chưa đủ khả năng hung hăng để vạch ra đường “lưỡi bò”. Và khi trỗi dậy, máu bành trướng nổi lên họ tùy tiện ngang ngược vạch ra đường lưỡi bò nuốt trọn quần đảo Trường Sa và cả khu vực nhà dàn DK1 của chúng ta.
Ngày 13/5/2015 Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ David Shear nói trong phiên điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ rằng, Việt Nam đang có 48 điểm đóng quân ở Trường Sa…Thực sự, Việt Nam đang đóng giữ 9 đảo và 12 đá, bãi (đảo chìm) ở Trường Sa, với 33 điểm đóng quân.
Vậy ông David Shear đếm sai? Ông ta không đếm sai, mà đã tính cả 15 nhà giàn DK1 ở thềm lục địa phía Nam Việt Nam vào số cơ sở của Việt Nam ở Trường Sa.
Điều đó cho thấy, Mỹ cũng cho rằng khu vực các bãi cạn Phúc Tần, Phúc Nguyên, Tư Chính, Quế Đường, Vũng Mây, Huyền Trân thuộc quần đảo Trường Sa.
Như vậy, một vùng biển rộng lớn thuộc chủ quyền Việt Nam đã bị Mỹ coi là vùng có tranh chấp. Đây là điều hợp với mong muốn của Trung Quốc, có lợi cho Trung Quốc trong ý đồ cậy mạnh “biến vùng không tranh chấp thành vùng có tranh chấp” để xâm hại và chiếm đoạt chủ quyền, quyền chủ quyền của các quốc gia nhỏ yếu trên Biển Đông.
Và không biết ý đồ của Mỹ là gì trong chuyện này nhưng vô cùng nguy hại, nguy hiểm cho an ninh chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Tuyên bố này của Mỹ chẳng khác nào họ đã đặt một “quả bom” vào cuộc tranh chấp Việt Nam-Trung Quốc trên Biển Đông, kích hoạt nó nổ bất cứ lúc nào.
Trong những ngày qua có sự đụng độ giữa lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam trên biển với hành vi vi phạm của Trung Quốc trong khu vực thềm lục địa Việt Nam, chúng ta rất cảm ơn Bộ NG Mỹ đã lên án Trung Quốc, nhưng người dân Việt Nam mong muốn Mỹ lên án Trung Quốc trọng tâm, trọng điểm hơn, coi đó là hành vi vi phạm QUYỀN CHỦ QUYỀN của Việt Nam.
Khôn khéo và kiên quyết…
Thực tế là các nhà giàn DK1 tại các khu vực nói trên luôn bị Trung Quốc nhòm ngó gần 3 thập kỷ nay. Lúc đó việc ngăn chăn và bảo vệ được giao cho lực lượng Hải quân Việt Nam. Tất nhiên, kết quả thì…chẳng nói cũng biết, không chỉ bảo vệ tốt mà công tác xây dựng cũng phát triển mạnh.
Khi chúng ta lớn mạnh hơn, chúng ta xây dựng Luật biển Việt Nam và lực lượng Cảnh sát biển chuyên trách để thực thi Luật pháp Việt Nam trên biển trên cơ sở UNCLOS. Và đã đến lúc việc thực thi pháp luật Việt Nam trên biển là chức năng, nhiệm vụ thường xuyên của CSB Việt Nam.
Luật biển Việt Nam và Cảnh sát biển Việt Nam là ý chí chính trị của Việt Nam trong việc bảo vệ, thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam trên biển dựa trên sức mạnh của toàn dân tộc và sức mạnh của lực lượng vũ trang mà Hải quân, không quân là nòng cốt.
Trên Biển Đông có tranh chấp, chúng ta không tuyên bố “làn ranh đỏ”, nhưng sự kiện Trung Quốc hạ đặt giàn khoan năm 2014 và nay tại khu vực bãi Tư Chính trước hành vi vi phạm của Trung Quốc đã chứng tỏ một điều: “Chủ quyền và quyền chủ quyền chính đáng của Việt Nam trên Biển Đông là bất khả xâm phạm. Việt Nam kiên quyết và sẵn sàng hy sinh tất cả để bảo vệ  điều thiêng liêng đó khi cần thiết. Đó là nguyên tắc “bất di bất dịch”.
Tại những khu vực tranh chấp, Việt Nam thực hiện giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình theo nguyên tắc “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
Thật đáng tiếc, việc ngăn chặn, bảo vệ quyền chủ quyền của Việt Nam trong khu vực bãi Tư Chính mấy ngày qua, lợi dụng báo chí Việt Nam không đưa tin, các trang tin nước ngoài, mạng XH chia sẻ những tin tức xuyên tạc, bịa đặt vu cáo nhằm vào chính quyền, quân đội CSB Việt Nam.
Họ cho rằng chính quyền Việt Nam “bưng bít tin tức”, quân đội, hải quân CSB “bán đảo cho Trung Quốc”, “hèn với giặc”…Không chỉ thế, họ còn khiêu khích, chia rẽ mối quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, kích động chiến tranh giữa 2 nước…khiến cho một số người nhẹ dạ cả tin…
Báo chí truyền thông tuyên truyền của Việt Nam luôn dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước phục vụ cho chính sách đối nội, đối ngoại của Nhà nước. Ngoài chức năng thông tin, tuyên truyền, báo chí Việt Nam còn là một mặt trận, một mũi tấn công trong công cuộc bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc…
Vì thế, hoạt động của báo chí như thế nào, đăng hay không đăng những tin tức nhạy cảm cấp nhà nước lúc nào, phải nằm trong mưu kế, sách lược và sự chỉ đạo thống nhất để tạo ra sức mạnh tổng hợp của quốc gia.
 Thực tế mấy ngày qua, trên khu vực bãi Tư Chính việc CSB Việt Nam đã và đang thực thi pháp luật của Việt Nam. Đây không phải là tranh chấp mà đưa tin rùm beng để tranh thủ sự ủng hộ quốc tế, mà đây, chúng ta ngăn chặn hành vi vi phạm quyền chủ quyền Việt Nam của Trung Quốc trên biển, hành động không cần phải giải thích…
Chưa có lúc nào đất nước ta mạnh và bình yên như hôm nay. Gần 3 thập kỹ qua, Tổ quốc đã vươn tới Trường Sa, những giàn khoan mọc lên trong thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế, đó là nhờ sự khôn khéo nhưng kiên quyết, bản lĩnh và trí tuệ của những người lính canh biển.
Chúc người lính biển của chúng ta bản lĩnh trí tuệ, khôn khéo nhưng kiên quyết, kiên quyết nhưng khôn khéo để bảo vệ chủ quyền nhưng giữ vững hòa bình. Đằng sau các Anh đã có một điểm tựa vững chắc là đất liền, là dân tộc Việt Nam yêu hòa bình nhưng không sợ bất cứ kẻ thù nào.

Thứ Tư, 17 tháng 7, 2019

NATO bị tai biến!!!



Sở hữu S-400 của Nga, về kỹ thuật, coi như Thổ Nhĩ Kỳ đã không thể là thành viên NATO
Dẫu biết rằng ngày đó có thể đến và đến nhưng khi nó đến vẫn khiến cho NATO sốc nặng. NATO bị một cú sốc toàn bộ cả địa chính trị lẫn quân sự đã tạo ra cơn “tai biến mạch máu não”…
Hôm nay, đơn vị đầu tiên (trung đoàn) của hệ thống phòng không S-400 của Nga đã tới Thổ Nhĩ Kỳ . Bộ Quốc phòng Nga đã đăng một video cho thấy việc dỡ sáu chiếc xe hỗ trợ thuộc về một bộ S-400. 
Một bộ S-400 hoàn chỉnh bao gồm hai radar, một bộ chỉ huy, tám phương tiện phóng với bốn tên lửa cho mỗi phương tiện phóng, mỗi bộ nạp khác nhau và các phương tiện hỗ trợ khác. Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt hàng hai bộ hoàn chỉnh mà họ sẽ trả khoảng 2,5 tỷ đô la.
Có thể nói, việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp nhận đơn vị S-400 đầu tiên của Nga là một chiến thắng ngoạn mục, kỳ thú nhất của Nga từ trước đến nay trong cuộc đối đầu với NATO. Một chiến thắng mà Nga không mất người, mất của nhưng lại được tiền, được đồng minh…thay đổi cục diện địa chính trị, quân sự một cách không tưởng có lợi cho Nga…
Sốc-Thổ Nhĩ Kỳ quay mũi súng...
Không cần phải là một chuyên gia quân sự, chính trị tầm cỡ mà bình thường cũng đều bất ngờ và ngạc nhiên khi Ankara có ý định và quyết định mua S-400 của Nga.
Trong quan hệ quốc tế thì quan hệ hợp tác quốc phòng luôn đi sau quan hệ hợp tác kinh tế. Đây là mối quan hệ mà quy mô, chiều sâu, được xây dựng trên nền tảng độ tin cậy nhau, đặc biệt là khâu mua bán vũ khí quân sự.
Sự thật là khi vũ khí công nghệ cao càng tiên tiến bao nhiêu, uy lực, hiện đại bao nhiêu thì sự phụ thuộc của người mua vào người bán càng nhiều bấy nhiêu là điều không tránh khỏi.
Bên bán sẽ bán cho ai không dùng nó để chống lại mình, bạn mình. Bên mua sẽ mua của ai trên cơ sở xác định rõ mối quan hệ của người bán và đối tượng tác chiến mà vũ khí sẽ thi thố, sử dụng. Chẳng hạn, bạn không thể mua vũ khí Mỹ để tác chiến mới một quốc gia nào đó trong khối NATO…
Thế đấy, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên NATO lại đi mua vũ khí của Nga – đối tượng tác chiến trực tiếp của NATO. Điều này có nghĩa là gì? Điều này có nghĩa là Thổ Nhĩ Kỳ đã không coi Nga là kẻ thù mà là bạn, không tấn công nhau, có độ tin cậy lẫn nhau, bất chấp NATO.
Đây, Thổ Nhĩ Kỳ đã công bố các mục tiêu của hệ thống phòng không mới S-400…
Hãng thông tấn Thổ Nhĩ Kỳ Anadolu  do chính phủ kiểm soát đã tuyên bố  rõ ràng những mục tiêu được cho là hệ thống S-400 nhắm đến. Khi thông báo tin tức về sự xuất hiện, Anadolu đã đính kèm bức ảnh dưới đây vào tweet của mình:

Phần trên cho đồ họa giải thích hệ thống S-400. Phần dưới nói: “Hệ thống có thể loại bỏ” và sau đó hiển thị hình bóng và tên của máy bay ném bom, máy bay chiến đấu và radar của quân đội Mỹ cũng như tên lửa hành trình Tomahawk. Thứ duy nhất còn thiếu là F-35 “vô hình” mà S-400 dĩ nhiên cũng có thể phát hiện và loại bỏ.
Tại sao lại có điều xảy ra đó? Vì Mỹ hành xử với Thổ Nhĩ Kỳ thế nào chúng ta đã biết, giờ hãy lưu ý một chút về EU – NATO đối với Thổ Nhĩ Kỳ để hiểu rõ thêm…
Thổ Nhĩ Kỳ gần đây đã bắt đầu khoan dầu khí xung quanh Síp. Bắc Síp bị Thổ Nhĩ Kỳ chiếm đóng từ năm 1974. Trong khi đó, EU không công nhận sự chiếm đóng của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía bắc Síp, đã cảnh cáo rằng họ sẽ xử phạt Thổ Nhĩ Kỳ đối với nó.
Vậy thì bộ S-400 thứ hai có thể sẽ đóng quân ở bờ biển phía Nam Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nó có thể bao phủ đảo Síp và bảo vệ lợi ích dầu mỏ của Thổ Nhĩ Kỳ ở vùng biển phía Đông Địa Trung Hải được giới quân sự dự đoán là hoàn toàn hợp lý.
Mỹ-NATO nói rằng, S-400 không tương thích với hệ thống phòng không của NATO, tất nhiên rồi, nhưng Ankara nói rằng họ sẽ bao giờ không đưa S-400 kết nối với NATO. Ankara coi S-400 như là một “cấm vệ quân” hay “ngự lâm quân”.
Quả thật, không còn gì để nói bởi hành động của một thành viên NATO lại “không giống ai” như vậy. Rõ ràng Mỹ - NATO – EU cay đắng hiểu rằng Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400 của Nga không phải để chống Nga mà đề phòng họ nếu như chưa muốn nói là để chống lại họ khi cần thiết.
NATO không sốc nặng với một thành viên mới ngày nào nay quay ngoặt 180 độ như vậy mới là điều ngạc nhiên.
Cú sốc về quân sự của NATO
Thổ Nhĩ Kỳ là một thành viên của khối NATO có một lực lượng hùng hậu nhất sau Mỹ. Không có VKHN như Pháp, Anh nhưng bù lại Thổ Nhĩ Kỳ có một vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng về địa chiến lược và địa quân sự.
Mất Thổ Nhĩ Kỳ, NATO bị một lỗ hổng tan hoang ở phía Nam, đặc biệt sự xích lại gần nhau của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã tạo điều kiện cho Hạm đội Biển Đen của Nga “mọc thêm cánh”, kết nối hoàn toàn với Địa Trung Hải…điều mà trước đây Liên Xô chỉ là mơ tưởng.
Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những đối tác chính của chương trình F-35 với số lượng máy bay được nhận nhiều nhất là 100 chiếc. Nhưng khi Thổ Nhĩ Kỳ có S-400 của Nga thì chắc chắn Mỹ sẽ phải loại Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi chương trình máy bay chiến đấu F-35. Đó là nguyên tắc chiến thuật và kỹ thuật bắt buộc.
Nếu vẫn bán F-35 cho Thổ Nhĩ Kỳ thì S-400 chẳng khác nào như một con chip gián điệp được cài vào hệ thống khiến cho F-35 – đối tượng tác chiến chính của không quân Nga trong tương lai, không còn gì là bí mật, điều vô cùng nguy hiểm cho Mỹ-NATO.  
Và logic của vấn đề là Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đi bước tiếp là mua máy bay chiến đấu của Nga như Su-35, Su-57…rồi cùng hợp tác sản xuất. Sự phụ thuộc lẫn nhau từ khí đốt, điện hạt nhân, vũ khí...giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được coi như là một đồng minh chiến lược thực tế mà Thổ Nhĩ Kỳ chưa từng có với NATO-Mỹ từ năm 1952 đến nay.
Có lẽ bắt đầu từ đây, đã đến lúc giới phân tích quân sự, chính trị thế giới đã có thể đặt bút trả lời cho câu hỏi “Điều gì sẽ xảy ra khi Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi NATO” mà không phải là giải thiết.
Tất nhiên cái giá mà Thổ Nhĩ Kỳ phải trả là rất lớn khi Mỹ-NATO-EU sẽ không chịu ngồi yên để Thổ Nhĩ Kỳ không còn là NATO. Trừng phạt kinh tế, gây bất ổn chính trị để thay đổi chế độ cầm quyền sẽ giáng xuống chính quyền của Tổng thống Erdogan.

Chủ Nhật, 7 tháng 7, 2019

Iran không phải là đồ chơi trong túi người Mỹ!


Vũ khí hạt nhân trong chiến tranh chưa phải là thứ nguy hiểm nhất…

Thực dụng Mỹ trong chiến tranh!
Kể từ thế chiến thứ 2 kết thúc, trong các cuộc chiến tranh mà Mỹ tiến hành thì chưa bao giờ gặp phải một đối thủ sừng sỏ nào ngoại trừ Việt Nam và đặc biệt từ năm 1975, Mỹ đã tiến hành 4 cuộc chiến tranh giành chiến thắng trong đòn tấn công phủ đầu với những đối thủ yếu kém gấp bội lần.
Sự lên ngôi khi Liên Xô tan rã khiến cho quân đội Mỹ chưa bao giờ tác chiến trong hoàn cảnh khó khăn, ngặt nghèo nên họ hoàn toàn tác chiến với ưu thế không quân, hải quân, tên lửa, vũ khí CNC…Vì thế, khi đối đầu với một đối thủ sừng sỏ Lầu Năm Góc phải “suy nghĩ 2 lần”…
Với Mỹ, nếu chiến tranh mà có lợi nhuận, không tốn xương máu người Mỹ thì OK, còn nếu không, thì chúng ta (Mỹ) là người giàu có, dư thừa tiền bạc dại gì lao vào chỗ khó khăn, lầy lội…Vì vậy, “mềm thì nắn mà rắn thì buông”, làm cách khác. Thế thôi.
Thực tế trong các cuộc chiến tranh Trung Đông kể từ năm 2011, người ta thấy đã 2 lần Mỹ rút lệnh tấn công vào phút chót. Lần thứ nhất tấn công vào Syria và lần này là tại Iran.
Syria năm 2013.
Mỹ đã hoàn tất kế hoạch khi “cờ giả Assad sử dụng VKHH” đã trương lên và chỉ ra lệnh “phóng” là hàng trăm quả Tomahawk nhằm vào Syria lao đến. Nhưng “đêm trước” của mệnh lệnh, có 2 quả tên lửa phóng lên từ Địa Trung Hải để thăm dò thì bị “mất tích”, cùng lúc Nga đưa cho Mỹ đề nghị giải giáp VKHH Syria. Mỹ chấp thuận, rút kế hoạch tấn công vào Syria.
Lưu ý là hiện nay việc Tomahawk của Mỹ bị Nga làm cho mất tích là chuyện quá bình thường, nhưng hồi đó bị “mất tích” ngay và luôn 2 quả là một cú sốc, ngạc nhiên hoảng sợ của giới quân sự Mỹ lúc đó. Mỹ quá ngại khi đối đầu với Nga trên chiến trường Syria.
Iran năm 2019.
Sự cố quân sự đỉnh điểm là Phòng không Iran bắn hạ chiếc máy bay không người lái hiện đại bậc nhất của Hải quân Mỹ trên vùng eo biển Hormuz. Lập tực Mỹ họp lên kế hoạch trả đũa…Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Trump đã rút lệnh tấn công vào phút chót, 10 phút trước khi xảy ra.
Tại sao? Một cây trả lời đúng thực chất rất không đầy đủ, trọn vẹn…
Ba “tùy chọn hạt nhân” của Tehran!
Hành động chiến tranh của Trump theo kiểu “cực nóng và cực lạnh” kiểu tung nắm đám thẳng vào mặt của đối phương và dừng lại phút chót nhằm đạt được kết quả thuận lợi  trong giao dịch chỉ giành được thành công ở phương Tây, nhưng không hiệu quả với dân châu Á (như Triều Tiên) và bây giờ là dân Ba Tư, có một ý chí, tâm lý vững vàng.
Tehran quá rõ lối cư xử “cao bồi Mỹ” nhưng họ có 3 “tùy chọn hạt nhân” nên chẳng sợ Mỹ…
1, Đe dọa đồng minh Mỹ tại Trung Đông.
Trước hết là Arabia Saudi (Ả rập Xê út). Nhà Saudi là kẻ mong muốn Mỹ tấn công Iran nhất vì Iran là người hậu thuẫn chủ yếu, cho lực lượng Houthis khiến cho Saudi đau đầu.
Sau khi xảy ra vụ máy bay không người lái Mỹ bị bắn hạ thì lực lượng Houthis đã phóng tên lửa đạn đạo vào ngay cạnh nhà máy khử mặn lớn nhất Ả rập Xê út là Al-Shuqaiq  - nơi cung cấp 75% nước ngọt cho người dân nhà Saudi. Saudi tố cáo Houthis đe dọa tấn công vào mục tiêu dân sự…
Quả thật, còn hơn cả bom nguyên tử, bởi phóng xạ gây chết dần chết mòn nhưng so với thiếu nước thì đó là chết ngay và luôn. Một đòn cảnh báo khiến Saudi hết hung hăng và Mỹ thì “nghiên cứu thêm” khi trung tâm petrodollar bị sụp đổ chưa biết theo hướng nào.
Tiếp theo là Israel.
Trong 40 năm, Iran đã tìm cách hỗ trợ, tài trợ, đào tạo và củng cố một đồng minh độc nhất vô nhị ở Lebanon, nổi lên do cuộc xâm lược năm 1982 của Israel do Mỹ hậu thuẫn là Hezbollah. 
Hezbollah hiện đã trở thành một trong những đội quân bất thường có tổ chức mạnh nhất ở Trung Đông. Hezbollah đã từng đối đầu với Israel và chiến thắng và là đối thủ đáng gờm và nguy hiểm nhất của Israel.
Tấn công Iran, Tehran sẽ kéo cả Trung Đông vào cuộc chiến và do đó Mỹ phải “nghiên cứu thêm” bởi chưa hình dung được bản đồ Trung Đông sẽ thay đổi như nào.
2, Đóng eo biểm Hormuz.
Hậu quả khi eo biển Hormuz bị đóng thì không cần nói nhiều. Tehran tự tin vào khả năng của mình đến mức là họ sẽ thực hiện điều này khi cần thứ nhất là bằng tuyên bố công khai và thứ hai là ngăn chặn hoàn toàn.
Thực tế là Hải quân Mỹ chưa đủ khả năng để ngăn chặn hành động của Iran nếu như Iran muốn thực hiện bởi lợi thế địa lý không ủng hộ Mỹ, mặt khác vũ khí phong tỏa của Iran cũng đã tiến bộ vượt bậc mà Mỹ không thể giải quyết được trong thời gian ngắn.
Do đó có thể khẳng định gần như chắc chắn rằng khả năng đóng eo biển Hormuz của Iran là trong tầm tay. Điều này khiến Mỹ phải “nghiên cứu thêm” bởi khi thê sgioiws mới 30% nguồn cung dầu lửa thì Mỹ chưa hình dung được nến kinh tế thế giới và cả Mỹ sẽ trong tình trạng nào.
3, Mối quan hệ Iran –  Triều Tiên
Câu hỏi quan trọng là liệu Teheran có kho vũ khí hạt nhân không? Chính thức, không, và Washington đang làm mọi thứ để nó không xuất hiện, nhưng…thực tế là Tehran đã làm việc cực kỳ chặt chẽ trong chương trình tên lửa với Bình Nhưỡng. 
Các chuyên gia chỉ ra rằng các chương trình tên lửa của Iran và Triều Tiên bổ sung cho nhau một cách đáng ngạc nhiên: Triều Tiên dựa vào ICBM và Iran - trên các tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
Có thể giả định rằng sự hợp tác này giữa hai quốc gia “trục ác” là không bị giới hạn và Tehran đã nhận được đầu đạn hạt nhân của riêng mình trong khuôn khổ hợp tác ở Triều Tiên. 
Phải chăng đây là một trong những giải thích sự tự tin của lãnh đạo Iran rắn như đinh trước Mỹ??? Sự bí mật huyền bí này cũng khiến Mỹ “nghiên cứu thêm” bởi khi đã dồn Iran đến chân tường thì biết được bí mật này của Tehran thì đã muộn.
Như vậy trong cuộc leo thang căng thẳng giữa Iran và Mỹ ai sẽ “chớp mắt” trước?
Không có một đồng minh nào dám nhảy ra thế chân Mỹ. Israel thì huýt gió, Saudi và các quốc gia vùng Vịnh thì rụt cổ lại, ngay nước Anh thì cũng “chưa hình dung được kịch bản hợp tác với Mỹ chống Iran là như nào” (tuyên bố của Ngoại trưởng Anh Jeremy Hunt)…
Trong khi đó, lần đầu tiên đã nghe Tổng thống Nga Putin trả lời về khả năng có một thỏa thuận ép Iran rời khỏi Syria, rằng “Nga không lấy đồng minh để trao đổi” và tại cuộc gặp của 3 người đồng cấp, cố vấn an ninh quốc gia Nga, Mỹ và Israel mới đây tại Jerusalem,  Nikolai Patrushev tuyên bố: “Iran vẫn là đồng minh của Nga”…
Vậy thì khó cho Mỹ rồi, chắc Mỹ phải “chớp mắt” trước thôi!

Iran sẽ kiên quyết không run tay!



Nếu như đàm phán khiến Iran bị mất nhiều nhất trong khi xung đột quân sự khiến Mỹ mất nhiều nhất thì sự lựa chọn của Mỹ là dễ hiểu…
“Nho đang còn xanh”…
Chuyện ngụ ngôn Ê Dốp kể về con cáo và chùm nho. Chùm nho chín mọng rồi, cáo thèm lắm nhưng quá cao, nhảy nhiều lần không tới, cáo đành bỏ đi, nói, nho đang còn xanh…
Chuyện chùm nho Iran với Mỹ cũng thú vị…
Chúng ta rất khó tin lý do để Tổng thống Mỹ Donald Trump thu hồi lệnh tấn công Iran là “có 150 người dân Iran thiệt mạng” – một lý do cực kỳ nhân đạo xưa nay hiếm của Hoa Kỳ trong chiến tranh. Trump thu lệnh tấn công nhưng đã đang triển khai các biện pháp trừng phạt khắc nghiệt tối đa…
Không chỉ chặn xuất khẩu dầu, thép, nhôm, đồng và các sản phẩm dầu mỏ của Iran. Mỹ đang cản trở nhập khẩu vào Iran bằng cách chặn các kết nối ngân hàng của mình, ngắt kết nối SWIFT…
Đòn trừng phạt khắc nghiệt tương tự như này của Mỹ năm xưa đã khiến Iraq chết 500.000 trẻ em mà lúc đó Ngoại trưởng Mỹ là Madeleine Albright nói rằng “nó đáng giá”, còn hôm nay, đòn trừng phạt nhằm vào Iran hay Venezuela sẽ không tạo ra sự chết người dân???
Phải chăng Trump cho rằng người dân vô tội chỉ có cách chết vì bom đạn, còn chết vì đói, vì bệnh tật không thuốc men…do cấm vận, trừng phạt thì cái chết này “nó đáng giá”, nó xứng với hành động độc ác, dã man vô lương tâm thì nên làm?
Chính quyền Mỹ-Donald Trump có giỏi thì nhằm thẳng vào đầu não của chính quyền Tehran, Caracat (Venezuela) mà diệt, mà bắn chứ trẻ em, phụ nữ, người già, mà nói chung là người dân vô tội của các quốc gia mà Mỹ coi là thù địch có tội gì, đúng không?
Vậy nên, khi chúng ta coi tội ác của kẻ dùng bom đạn để sát hại người dân vô tội và kẻ dùng cấm vận, trừng phạt kinh tế bắt người dân vô tội chết vì đói, vì bệnh tật là tội ác dã man như nhau thì không tin lời giải thích lý do của Tổng thống Trump.
Chừng nào Hoa Kỳ, các đời Tổng thống Mỹ từ bỏ cấm vận, trừng phạt nhằm vào các quốc gia mà Mỹ thù địch là điều kiện tiên quyết đàm phán thì các quốc gia đó mới ngồi nghe Mỹ nói, còn không thì…Iran và Triều Tiên là 2 bài học cho Mỹ và các nước khác noi theo.
Đàm phán và chiến tranh
Đàm phán theo điều kiện Mỹ áp đặt sẽ khiến cho Iran thiệt hại nhiều nhất và chiến tranh theo kiểu Iran sẽ khiến Mỹ thiệt hại nhiều nhất. Từ đó chúng ta hiểu được mục tiêu, lối chơi của TehranWashington ra sao để rồi không ngạc nhiên tại sao Trump rút lệnh tấn công Iran vào phút chót...
Mỹ yêu cầu Iran đàm phán để giải quyết căng thẳng (thực tế đúng như vậy). Iran không chấp nhận đàm phán (thực tế đúng như vậy)…Chỉ nghe qua thế khiến chúng ta lầm tưởng Tehran ngạo mạn, hiếu chiến hung hăng…nhưng xin thưa không phải thế đâu…
Hãy xem nội dung đàm phán của Mỹ yêu cầu: Đàm phán lại toàn bộ nội dung JCPOA, đồng thời Iran phải ngừng hỗ trợ hoàn toàn cho các lực lượng thân Iran tại Syria, Iraq, Yemen…Mỹ yêu cầu Tehran ngồi đàm phán nhưng bàn tay vẫn đang không ngừng bóp cổ họng Iran bằng những biện pháp cấm vận khắc nghiệt…
Còn nhớ, đàm phán ký hiệp ước hòa bình với Triều Tiên thì Mỹ OK, nhưng điều kiện tiên quyết là Triều Tiên phải hủy bỏ, giải giáp chương trình VKHN và trong khi vẫn siết chặt cấm vận trừng phạt…
Rõ ràng, với một đối sách ngoại giao ngạo mạn, trịch thượng dựa trên cú đấm “cấm vận, trừng phạt” như vậy của chính quyền Mỹ đối với Triều Tiên và Iran, cho nên, hoặc là Iran, Triều Tiên đầu hàng, đàm phán theo điều kiện Mỹ hoặc là sẽ không có kết quả.
Đó là lý do vì sao Tehran, Bình Nhưỡng bất chấp sự đe dọa, gầm rú tung các đòn quân sự, nào là Mỹ có nút bấm hạt nhân “to đẹp hơn” (dọa Triều Tiên) rằng, “tấn công lợi ích Mỹ và đồng minh thì Iran sẽ chấm dứt…” rồi thì kế hoạch tấn công đã sẵn trên bàn…
 Hành động quân sự của Mỹ với những quốc gia yếu thì Mỹ ra tay ngay và luôn nhưng các quốc gia “xương xẩu” thì đó chỉ là nghi binh đe dọa để dồn họ ngồi vào bàn đàm phán có lợi nhất cho Mỹ.
Iran, Triều Tiên không bị hút vào lối chơi có ưu thế tuyệt đối kiểu đó của Mỹ mà buộc Mỹ chơi theo lối chơi của họ, sẵn sàng đưa áp lực xung đột quân sự lên cao nhất  nhằm yêu cầu Mỹ thực hiện điều kiện tiên quyết: Bỏ cấm vận, trừng phạt trước khi đàm phán hoặc chiến tranh có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu Mỹ không chịu nổi.
Đến đây, phải công nhận ý chí chính trị của Tehran cực kỳ cứng rắn và hành động được tính toán rất kỹ, quyết đoán…
Sau sự phá hủy máy bay không người lái cực kỳ tinh vi của Mỹ, Tel-Aviv và các quân chủ Ả Rập của Vịnh Ba Tư, những người đã tự tin vì những gì họ coi là quyền tối cao của Hoa Kỳ chống lại Iran, đột ngột nhìn thấy thần tượng của họ vỡ tan.
Hơn ai hết, chỉ Mỹ, Israel và Arabia Saudi mới tính toán được thiệt hơn cho riêng mình. Vậy nên Mỹ rút lệnh tấn công chẳng phải vì châu Âu hay lo lắng cho tính mạng của 150 người dân Iran. Đơn giản là họ sẽ bị mất quá nhiều, thế thôi.
Hy vọng Mỹ và Iran sẽ ngồi vào bàn đàm phán khi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn hoặc một phần cấm vận, trừng phạt mà Tehran chấp nhận được, như không cấm Trung Quốc, Ấn Độ hay Hàn Quốc mua dầu của Iran chẳng hạn…Hòa bình dù có dở đến mấy vẫn tốt hơn rất nhiều chiến tranh.