Thứ Năm, 25 tháng 12, 2014

Mỹ và Nga đang vờn nhau quanh miệng núi lửa


Chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ coi Nga là một kẻ thất bại giống như Đức, Nhật Bản trong thế chiến thứ 2, còn Mỹ thì ngạo nghễ lên ngôi số 1 thế giới.
Mỹ quên rằng Liên Xô tan vỡ là do chiến thắng của ngoại giao, “chót lưỡi đầu môi” chứ không phải bằng vũ lực, Mỹ quên rằng Liên Xô tan rã là do họ tự ngã (cải cách cải tổ) để hòa nhập vào một thế giới phương Tây, để hy vọng Mỹ và phương Tây sẽ coi họ là đối tác trong các quyết định lớn của quan hệ quốc tế. Nhưng gần như cả thập niên 90, họ đã thất vọng, Mỹ và phương Tây luôn lừa dối, xúc phạm Nga, đặt Nga trong mối quan hệ quyền lực, có nghĩa là Mỹ lãnh đạo mà Nga chư hầu. Đáng tiếc là tình thế Nga không giống như Đức, Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ 2.
Luôn căm thù và sợ sệt nước Nga, một đối thủ tiềm tàng, vũ khí trang bị đang đầy mình chưa quỵ hẵn, nên Mỹ hành xử theo lối của kẻ thắng cuộc thời trung cổ “đào tận gốc trốc tận ngọn” buộc Nga phải và chỉ có thể làm chư hầu. Đó là NATO vẫn phát triển về phía Đông, sát biên giới Nga. Phương châm của Mỹ là bất cứ ai cũng có thể trở thành thành viên NATO nhưng trừ Nga, đã biến châu Âu thành một liên minh quân sự hùng hậu duy nhất trên thế giới để chống Nga. Đây là minh chứng hùng hồn cho sự căm thù Nga của Mỹ, sự luôn sợ Nga của Mỹ, đây là một “đòn đánh dưới thắt lưng” của Mỹ nhằm vào Nga sau chiến tranh lạnh.
Rõ ràng là, không những sau chiến tranh lạnh mà lịch sử nước Nga, văn hóa Nga, chưa quen có kẻ nào đè đầu cưỡi cổ. Hitler, Napoleon…đã nếm đủ sự ngạo mạn khi tiến về phía Đông mà quên lời răn từ Bismarck, ông tổ ngoại giao thiên tài của Đức thế kỷ 19: “Lạy chúa, đừng tiến về phía Đông”…thì ngày nay Nga không thể chấp nhận một trật tự thế giới kiểu Mỹ là đương nhiên.
“Định lý” nguy hiểm!
Có một điều là nếu như Nga và Mỹ xảy ra chiến tranh nóng thì không có kẻ thắng và kẻ bại mà thế giới sẽ bị hủy diệt. Vì thế, kẻ nào gây ra hay có ý định gây ra thì hoặc là kẻ đã già nua sắp kề miệng lỗ, không con cháu, thân thích...có ý nghĩ “nếu tao chết thì cả thế giới phải chết theo” hoặc là một kẻ tâm thần, hoang tưởng, chứ một người bình thường, muốn sống, có nhu cầu hạnh phúc không ai có tư tưởng và hành động như vậy.
Hàng loạt lá chắn tên lửa của Mỹ giăng ra ở châu Âu để ngăn chặn tên lửa Nga bay sang đất Mỹ là một sự ngộ nhận rất nguy hiểm hay là ẩn chứa điều gì khác?
Hơn ai hết, các nhà quân sự Mỹ có thể biết nó chắn được hay không khi mà hệ thống lá chắn dù đạt tỷ lệ 99%, một tỷ lệ nằm ngoài rất xa trí tuệ của người Mỹ, thì nước Mỹ vẫn chẳng còn gì ngoài bụi phóng xạ. Trong khi đó, chắc chắn Nga cũng bị no đòn từ Mỹ và hậu quả còn tệ hơn Mỹ rất nhiều.  Đáng mừng là cả Mỹ và Nga đều nhận thức được điều đó không phải từ bây giờ, cho nên trái đất tránh được sự hủy diệt.
Vì vậy, kịch bản một cuộc so găng giữa Nga và Mỹ chỉ là tưởng tượng, nhưng sự nguy hiểm của tình thế này ở chỗ: Mỹ có thể tấn công ai mà Mỹ thù ghét, thì Nga cũng không dám làm gì và ngược lại, Nga có thể tấn công ai thì Mỹ cũng chẳng dám làm gì Nga.
Đây là một “định lý” cho các nước nhỏ, lân bang phải ghi nhớ khi “làm bài”, tránh quá tả hoặc quá hữu, trong quan hệ để chuốc họa vào thân.
Giả thiết đặt ra khi Nga “bị dồn vào chân tường”, bất ngờ tấn công một nước thuộc thành viên NATO nào đó, Mỹ vào cuộc hay không? Dùng định lý trên để chứng minh thì kết quả là Mỹ sẽ không. Mỹ sẽ không nhưng Mỹ chỉ huy cho NATO ra trận.
Người Mỹ phải rút quân khỏi Apganixtan, người Mỹ không đưa quân bộ sang Iraq để chống IS…chứng tỏ người Mỹ biết sợ chết, biết sẽ là dại dột nếu đem quân xe đổi lấy quân tốt. 
Tuyên bố của Tổng thống Mỹ là rất khôn ngoan: “Thời các chiến dịch lớn của quân đội Mỹ ở nước ngoài đã qua”. Rõ rồi, vậy là Mỹ chỉ thích coi các võ sỹ thi đấu, hô hào, cổ vũ, cá cược, bán găng tay thu tiền…chứ không muốn mình là võ sỹ trực tiếp thi đấu, huống chi thi đấu với một võ sỹ ngang cơ, với kết quả biết trước là cả hai đều gục trên sàn đấu, để cho kẻ khác thu tiền thì càng không. Và do đó, dễ hiểu là một cuộc “chiến tranh lạnh” phiên bản mới 2.0 ra đời mà các nước Đông Âu là tân binh hăng hái đi đầu mới đây, đã vỗ béo cho các cụm công nghiệp quân sự Mỹ như thế nào.
Nga đang gặp nguy hiểm và sự nguy hiểm của Nga.
Thành quả thắng lợi sau chiến tranh lạnh khi trở thành ngôi vị số 1 thế giới của Mỹ là vô cùng to lớn. Ở đây chúng ta chỉ đề cập đến 2 thành quả lớn mà Mỹ giành được là Trung Đông và đồng USD.
Bắt đầu từ năm 2001, Mỹ bình định Trung Đông đến nay đã thành công, điều này có nghĩa Mỹ hoàn toàn khống chế, làm chủ nguồn năng lượng dầu mỏ thế giới, trừ Nga và riêng Iran, Mỹ không bình định được thì Mỹ cấm thế giới mua dầu của Iran.
Và, đồng đô la trở thành một đồng tiền mạnh nhất, gần như là một đồng tiền chung của thế giới. Ngay Trung Quốc cũng mua trái phiếu Mỹ với số lượng hơn 4000 tỷ USD, đã “đem vàng ròng, mồ hôi, của mình để đổi lấy mấy tờ giấy lộn được in tinh xảo (USD) của Mỹ” thì dù có tuyên bố là trung tâm kinh tế thế giới, vượt Mỹ đi nữa thì “áo mặc vẫn phải chui qua đầu”.
Với hai lợi thế trên, Mỹ đã ra đòn với Nga. Mỹ không cấm thế giới mua dầu của Nga vì Nga không phải là Iran mà Mỹ “ra lệnh” đồng loạt hạ giá dầu mỏ. (Nhiều người cho rằng OPEC đứng đầu là Saudi Arabia, Iraq…đang hạ giá để bóp chết dầu đá phiến của người Mỹ. Thật là ngây thơ đến lú lẫn, hóa ra Mỹ bỏ ra bao nhiêu tiền của và máu ở Trung Đông là để có sự “cạnh tranh” đến lợi ích quốc gia Mỹ vậy sao?)
 Cuộc chơi kiểu “thi đốt tiền đun sôi nước” của công tử Bạc Liêu xứ Việt Nam đã khiến Nga khánh kiệt dần. Rõ ràng khi nguồn thu cho quốc gia từ bán dầu mỏ chiếm 50% thì khi giá giảm, thất thu là đương nhiên, kèm theo cấm vận, đồng tiền nội địa mất giá so với USD cũng là đương nhiên. Vấn đề là nền kinh tế Nga có sụp đổ hay không? Putin có bị lật đổ để một vị tổng thống nghiện rượu Voska nào lên thay, dưới cái gậy của Mỹ hay không?
Những người ghét Nga, khi hay tin đồng Rup mất giá thì hoan hỉ, cho rằng Nga đang tuyệt vọng, tan rã đến nơi, Nga phải bó giáo xin hàng…là đánh giá quá thấp người Nga. Đã có lúc họ phải “luộc dày da để cầm hơi” mà người Nga vẫn dạy cho Hitler một bài học thì hiện tại, chẳng có gì khiến họ phải gục ngã. Việt Nam vừa thoát 30 chiến tranh thì cũng bị cấm vận ngặt nghèo, lại đồng thời phải tiến hành 2 cuộc chiến tranh phía Nam, phía Bắc, lạm phát phi mã, lương Trung úy thuyền phó mua chỉ 2 tô phở…nhưng có bị tan rã đâu, rồi Iran, Cuba…còn tệ gấp trăm lần Nga hiện nay, họ vẫn đứng vững đó thôi. Cho rằng Nga sắp bị sụp đổ là hơi bị sớm.
Tuy nhiên, mọi điều đều có thể, và nếu như Nga đã tuyệt vọng thì điều gì sẽ xảy ra với một cường quốc quân sự hùng mạnh nhất nhì thế giới, dưới sự lãnh đạo của một vị tổng thống như V.Putin? Nên hiểu rằng, Liên Xô sụp đổ là tự ngã, là tự nguyện, nó khác với Nga hiện tại bị phương Tây cấm vận, OPEC bán phá giá dầu mỏ…là đòn đánh trực tiếp.
Trong một tình thế “tuyệt vọng”, một kẻ đang mang trên mình đầy đủ các thứ có thể phá vỡ tình thế tuyệt vọng đó thì kẻ đó có thử không, hay là chịu chết? Chắc chắn, nếu như người Nga đã “tuyệt vọng” thật sự, thì cuộc chiến giữa Nga và Trung Đông hoặc Nga và NATO sẽ xảy ra. Đó là logic tự nhiên, là bản năng sinh tồn.

Có lẽ đây là điều mà nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới lo lắng nhất và hy vọng Mỹ và Nga đã, đang, có một vạch đỏ giới hạn cho cuộc chơi của họ.
Mỹ và Nga như đang vờn nhau bên miệng núi lửa, nhưng kẻ rơi xuống miệng núi lửa không phải, không bao giờ là họ, mà kẻ khác. Định lý trên luôn luôn đúng.

Thứ Hai, 15 tháng 12, 2014

Khí đốt và dầu lửa-loại vũ khí khiến thế giới lo sợ



Nếu như vũ khí khí đốt của Nga đang khiến cho Liên minh châu Âu lạnh gáy, có nguy cơ vỡ trận thì vũ khí dầu lửa, Mỹ sử dụng cũng đang làm Nga điêu đứng, khiến Nga nguy hiểm hơn bao giờ hết.

EU nguy cơ vỡ trận bởi vũ khí khí đốt của Nga
Châu Âu không thể thiếu khí đốt của Nga, điều đã được khẳng định không chỉ trên lý thuyết mà mùa Đông năm 2009 là một thực tế phủ phàng.
Châu Âu phải cần hơn 30% khí đốt từ Nga nhưng không thể lấy Ukraine là quốc gia trung chuyển duy nhất, lịch sử và hiện tại đã chứng minh điều này một cách không thể chối cãi.
Dự án South Stream là cần thiết cho an ninh năng lượng châu Âu mà chủ yếu là 7 quốc gia của EU gồm Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Italy, Croatia, Áo. Đây là dự án mang lại lợi ích kinh tế lớn cho cả hai phía. EU mà thực tế là Ủy ban châu Âu (EC) tại Brussels lại “chính trị hóa” South Stream; Nga cũng chẳng phải là không có ý đồ, nên không đời nào chấp nhận chia xẻ cho kẻ khác bí kíp vũ khí của mình…Vì thế, dự án bị Nga hủy bỏ … đúng cách, đúng thời điểm, để ra đòn với EU.
Nga tung đòn này khi các nước trong EU có liên quan đã đầu tư vào đó hơn 2,8 tỷ USD, đương nhiên đây là con số đồng nghĩa với con số thiệt hại nếu như dự án dừng hẳn. Ngoài ra, sự thiệt hại càng lớn hơn khi chính các quốc gia này, thay vì mua trực tiếp từ Nga, phải mua qua trung gian như Hy Lạp chẳng hạn, nếu như Ukraine bất ổn.
Lãnh đạo EU đã nghe những phẫn nộ của lãnh đạo các quốc gia này như Hungary, Serbia…và ngay Bulgaria cũng đã “trở cờ”…khiến EC hốt hoảng lo ngại nội bộ sẽ chia rẽ, thế trận tốn bao công sức xây dựng để bao vây, cô lập Nga bị vỡ.
Không ngồi nhìn và chờ EU vỡ trận, Nga tiếp tục tấn công để chia rẽ thêm bằng cách hỗ trợ, hợp tác song phương với các quốc gia trên về năng lượng như Serbia và Hungary là 2 quốc gia đang bất mãn với EU nhất…
Như vậy, vấn đề tình thế đã đặt ra là mùa Đông này, châu Âu chỉ nhận được khí đốt từ Nga qua con đường duy nhất là Ukraine. Tại Ukraine tình hình đang bất ổn khi quân chính phủ Kiev và quân ly khai đang gầm ghè cho một cuộc chiến tranh và nếu chiến tranh xảy ra tại Ukraine thì châu Âu lạnh cóng.
Theo logic thì ở tình thế này ai muốn Ukraine bất ổn nhất? Đương nhiên là Nga, vì khi Ukraine bất ổn, quân Kiev và quân ly khai nói chuyện với nhau bằng đại bác hạng nặng thì đòn đánh bằng vũ khí khí đốt của Nga càng có hiệu quả với châu Âu. Tuy nhiên, Nga cũng phải tính đến sự trừng phạt, cấm vận của EU vào Nga, dù rằng bị rét chết nhanh hơn bị đói, nhưng khi đã bị đói hoặc bị rét thì chúng đều có chung một kết quả.
Cuộc đàm phán giữa phe chính phủ và ly khai tới đây tại Minsk sẽ cho biết Nga sẽ thực hiện đến cùng vũ khí khí đốt của mính với châu Âu hay không.
Nga điêu đứng trước vũ khí đầu lửa của Mỹ
Trong tháng 11 vừa qua tại Vienna, Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (OPEC) đã quyết định tiếp tục duy trì sản lượng dầu mỏ ở mức độ hiện tại. Việc duy trì sản lượng khai thác dầu hiện hành với mức 30 triệu thùng một ngày, cộng với nguồn dầu đá phiến từ Mỹ giữa lúc cầu thế giới giảm đồng nghĩa với việc giá dầu sẽ tiếp tục lao dốc là sự vô lý, nhưng có tính toán của Mỹ và Saudi Arabia-đồng minh thân cận của Mỹ.
Có thể nói, sinh ra OPEC để chủ động thực hiện việc tái kiểm soát thị trường, nhưng khi OPEC bị Mỹ thao túng thì hoàn toàn phụ thuộc Mỹ. Mỹ muốn giá dầu cao là cao, muốn thấp là thấp vì hầu như các quốc gia xuất khẩu dầu ở Trung Đông đều do Mỹ chi phối, dựng lên, nếu không thì Mỹ đã chẳng phải tốn bao nhiền tiền của và người để bình định Trung Đông trong suốt thời gian qua. Vì thế, Mỹ đã, đang sử dụng giá dầu toàn cầu như một vũ khí lợi hại để đánh Nga và Nga đã thấm đòn.
Quả thật đúng khi người ta ví von “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết oan”. Venezuela, Nigeria …là những nước chịu ảnh hưởng nhiều nhất, khi giá dầu đã giảm hơn 30% kể từ tháng sáu, thấp hơn mức giá ở điểm hòa vốn của các quốc gia này. Ngay cả IS một tổ chức khủng bố, khi giá dầu tuột dốc cũng làm cho nguồn thu của IS bị giảm, đồng nghĩa với việc tuyển dụng lính, mua vũ khí lậu…gặp khó khăn lớn.
Đối với Nga, Nga cần giá dầu tối thiểu ở mức 107 USD/thùng để duy trì một ngân sách cân bằng cho năm 2015, nếu giá dầu cứ lao dốc trong khi 50% GDP của Nga là nhờ vào xuất khẩu dầu thì nền kinh tế Nga bị suy thoái trong một tương lai gần là không tránh khỏi.
Đây là đòn rất hiểm mà Mỹ tung ra khiến cho không những Nga mà các nước khác liên quan cũng lao đao. Tuy nhiên, hiệu quả của nó phụ thuộc vào thời gian, nếu thời gian càng kéo dài thì sự tàn phá của nó càng lớn và ngược lại.
Hệ lụy của việc sử dụng vũ khí khí đốt và dầu lửa
Nếu như châu Âu bị Ukraine khống chế tuyến đường ống khí đốt thì châu Âu sẽ làm gì? Châu Âu sẽ làm mọi cách vì sự ấm áp của dân châu Âu nhưng sẽ không bao giờ có cách tấn công trước vào nước Nga. Đó là các xử lý của phương Tây khi chưa phải bị cùng đường, trong khi đó, Nga đang ở địa vị và tình thế khác hẳn.
Nga là một cường quốc quân sự hùng mạnh, một cường quốc hạt nhân, Nga đang ở trong một tình thế bị dồn đến chân tường, nền kinh tế “đang suy kiệt” trong lúc phải đối mặt với những lệnh cấm vận kinh tế nặng nề của châu Âu và Mỹ. Nga sẽ làm gì?
Nếu như phương Tây và Mỹ xem đây là một kết quả tốt để tăng áp lực với ông Putin nhằm kiềm chế Tổng thống Nga trong vấn đề Ukraine, khuất phục nước Nga…thì đây là một sự ngộ nhận cực kỳ nguy hiểm cho khu vực châu Âu và thế giới.
Thực tế là trừng phạt, cấm vận của EU đối với Nga đã có tác dụng, nhưng đòn làm Nga liêu xiêu hơn cả là đòn giảm giá dầu lửa. Đồng rúp rớt giá…nền kinh tế Nga đã có dấu hiệu suy thoái... Tuy nhiên, tại sao ngân sách quốc phòng của Nga tăng mạnh, Nga sẽ chi quân sự mức kỷ lục trong năm 2015,  với số tiền 3,3 ngàn tỷ rúp (62 tỷ USD) để mua thêm tàu ngầm, máy bay, tên lửa cùng vũ khí cho quân đội Nga và dự kiến năm 2015 sẽ có hàng nghìn cuộc tập trận lớn của quân đội…Tiếp theo là một loạt các hoạt động của lực lượng không quân, hải quân Nga đã được NATO cho rằng là nguy hiểm đến an ninh châu Âu?…Vậy, lý giải hiện tượng này như thế nào?
Một là khả năng chịu đựng của nền kinh tế Nga không như Mỹ và phương Tây tưởng; khả năng đoàn kết, ý thức dân tộc của người dân Nga trước danh dự, vận mệnh của Tổ quốc sẽ không như Mỹ và phương Tây tưởng sẽ xuất hiện “cách mạng màu”…Nga tin tưởng sẽ sẽ vượt qua được tình thế kinh tế ngặt nghèo này.
Hai là Nga sẽ sẵn sàng dùng sức mạnh quân sự để giải quyết vấn đề khi an ninh nước Nga (bao gồm chính trị, quân sự, kinh tế) bị đe dọa nghiêm trọng tại thời điểm bế tắc mọi biện pháp hòa bình. (không thế thì mua súng ống đạn dược làm gì, đúng không?)
Nếu Nga ra tay đánh sập toàn bộ các giếng dầu của những quốc gia bán phá giá dầu ở Trung Đông thì liệu Mỹ có dám phát động một cuộc chiến tranh tổng lực với Nga hay không?
Ukraine là một mồi lửa để làm bùng nổ thùng thốc súng chiến tranh thế giới, nhưng mồi lửa đó luôn bị người chơi khống chế, kiểm soát để chúng không được phép gần giới hạn nguy hiểm vì NATO không muốn chiến tranh với Nga, nhưng mồi lửa Trung Đông lại có tính nguy hiểm khác. OPEC đừng mơ mộng đem cái thứ băng tuyết ra để tước đoạt mạng sống của gấu Nga. Một hành động đối đầu không tưởng.

Thứ Hai, 8 tháng 12, 2014

Chiến tranh khí đốt giữa Nga và châu Âu bắt đầu!



 “Già néo đứt dây”, EU đang hốt hoảng...
Tuyên bố của Tổng thống Putin về việc ngừng dự án “Dòng chảy phương Nam” (South Stream) đã gây cho châu Âu “cảm giác lạ”. Bằng mọi cách trì hoãn, ngăn cản Nga thực hiện dự án này, châu Âu đã không nghĩ rằng Nga lại từ bỏ nó dễ dàng dứt khoát đến vậy.
Trong giới chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU), rõ ràng,,, họ thừa biết sự giận dữ của Moscow, nhưng rất yên tâm rằng, Nga sẽ không có con đường nào khác ngoài việc tiếp tục xây dựng South Stream theo điều kiện riêng mà họ đặt ra. Tiếc thay, trong chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của Putin, những tính toán của họ đã trở nên sai lầm và khiến EU đang hốt hoảng.
Về ý nghĩa chính trị, EU đã thắng Nga khi buộc Nga phải đình chỉ dự án South Stream. Bởi lẽ, EU không muốn phụ thuộc vào Nga hoàn toàn, khi Nga độc quyền về đường ống cung cấp khí đốt và nguồn khí. EU đã hoàn toàn “chính trị hóa” đường ống khí đốt South Stream.
Nhưng, nên nhớ rằng EU đang rất cần South Stream để đa dạng hóa nguồn cung, hạn chế phải phụ thuộc vào một Ukraine bất ổn. Vấn đề là cái South Stream đó có đáp ứng yếu tố chính trị mà EU đặt vào đó hay không mà thôi.
Chính vì thế, khi Nga đã chấp nhận “không nài ép EU thực hiện” nữa vì “châu Âu không cần đến South Stream” thì EU lại...hốt hoảng. Kinh tế mới quyết định chính trị, chính trị chỉ là sự biểu hiện tập trung của kinh tế mà thôi.
Khi Bulgaria không chấp nhận thì South Stream sẽ bị hủy bỏ. Châu Âu chỉ nhận được khí đốt qua Ukraine.
Khi Bulgaria không chấp nhận thì South Stream đã bị hủy bỏ. Châu Âu chỉ nhận được khí đốt qua mỗi đường Ukraine.
Làm gì có chuyện các thành viên EU không cần South Stream, ít nhất là 7 thành viên của EU gồm Bulgaria, Serbia, Hungary, Slovenia, Italy, Croatia, Áo. Việc các nước này bị thiệt hại đặc biệt là Bulgaria, Serbia và Hungary, chẳng hạn, hủy bỏ dự án này có thể khiến Bulgaria mất đi nhiều lợi ích, trong đó, riêng nguồn thu ngân sách từ phí trung chuyển khí đốt sẽ đem lại cho họ 400 triệu euro/năm…luôn là “nguy cơ bất ổn” cho EU.
Rõ ràng là bất kỳ động thái nào liên quan tới mặt hàng này cũng có thể là nguyên nhân khiến nội bộ EU lục đục. Họ đã lên tiếng tố cáo đây là “trò chơi mèo vờn chuột của các nước lớn”, Thủ tướng Serbia Aleksandar Vucic đã nói trên đài truyền hình quốc gia "Liệu còn có dự án nào tốt hơn South Stream không? Chúng ta đang phải trả giá cho một cuộc xung đột giữa các cường quốc lớn”…
Do vậy, nếu EU không giải quyết thấu đáo lợi ích chung và riêng, kinh tế và chính trị thì có nguy cơ đổ vỡ. Nước Anh đã vì quyền lợi riêng trong vấn đề người lao động nhập cư đã đe rời bỏ EU thì không có gì bảo đảm là 7 nước này không có suy nghĩ đó. Vấn đề là lợi ích bị ảnh hưởng nhiều hay ít mà thôi.
Rõ ràng là EU đang ngăn cản không cho Nga thực hiện dự án Nouth Stream khiến Nga đầu hàng, bỏ cuộc. EU nên ăn mừng chiến thắng chứ, sao người phát ngôn Ủy ban châu Âu còn tuyên bố: " Ủy ban châu Âu và EU vẫn duy trì cam kết đối với khu vực về đường dẫn khí đốt và thứ 3 tuần tới sẽ là một trong những cơ hội đầu tiên để đại diện các quốc gia thành viên EU và Ủy ban châu Âu đối thoại về vấn đề này cũng như xem xét xây dựng liên minh năng lượng cho EU. Ủy ban châu Âu cho rằng, cuộc đối thoại vẫn sẽ được tiến hành theo kế hoạch vào ngày 9/12 tới, bởi an ninh năng lượng luôn được đặt ưu tiên hàng đầu”? (VOV) 
Ra vậy! Cuộc mặc cả Nga-EU về South Stream đã đến hồi gay cấn. EU “ra giá” quá cao khiến Nga quay lưng và khi Nga quay lưng thì EU hốt hoảng gọi lại. Nhưng Nga đã “bỏ của chạy lấy người” rồi. Nga bị phương Tây cấm vận, giá dầu giảm khiến kinh tế suy thoái, vay tiền thì EU cấm…thì lấy tiền đâu mà đầu tư.
Tuyên bố dừng dự án Nouth Stream cũng chính là thông điệp của Nga: Thôi, các ngài hãy quên South Stream đi. Các ngài chỉ còn mỗi đường dẫn khí đốt qua đất của “kẻ tống tiền” Ukraine mà thôi. Ráng mà khuyên nhủ Kiev và quân ly khai thế nào đó để mà nhờ cậy trong mùa Đông rét buốt trước khi có dòng chảy khí đốt đến từ Mỹ.
Nga dừng dự án South Stream đồng nghĩa với việc khí đốt từ Nga đến EU chỉ một con đường là phải qua Ukraine. Tình hình này sẽ tạo điều kiện cho Kiev tống tiền EU càng lớn và đây mới là thắng lợi lớn của Ukraine.
Cách đây vài tháng, EU đã ký với Nga thỏa thuận tài chính bảo lãnh trả nợ cho Ukraine để Nga mở van khí đốt cho Ukraine sau khi đã khóa 6 tháng. Tuy nhiên hiện giờ, điều đó vẫn chưa xảy ra và Nga đã cho Kiev một đòn tiếp theo là cắt nguồn than đá bán cho Kiev, thì mùa Đông này khi hết lượng khí đốt dự trữ, Ukraine sẽ ra sao? Điều này chỉ EU là biết rõ hơn ai hết.
Với thế, thời, như vậy, trước mùa Đông này, chắc chắn quân ly khai sẽ tấn công mạnh vào quân chính phủ Kiev để buộc EU phải 2 lựa chọn, hoặc là phản ứng lấy lệ hoặc là tan nát hệ thống đường ống trung chuyển ở Ukraine. Nếu như tình hình Ukraine căng thẳng, giao tranh ác liệt xảy ra thì đường ống dẫn khí đốt đến châu Âu nhất định bị trục trặc là đương nhiên, Kiev sẽ giở trò với lượng khí đốt của châu Âu trong đường ống đi qua đất của mình là có thể…
Rốt cuộc, châu Âu tái hiện mùa Đông lạnh lẽo như năm 2009 hay không lại phụ thuộc vào Kiev và...sự tấn công của quân ly khai, mà quân ly khai với Nga như thế nào thì ai chả biết. 
Như vậy, Nga, nếu như trả đòn cấm vận của EU bằng khí đốt thì hoặc là trực tiếp cắt nguồn cung tại Nga hoặc dùng Ukraine, mà cả hai đều không có gì khác nhau, thì Ukraine chính là nơi mà Nga có thể ra đòn nhất theo cách đó khiến EU không có cớ để lên án, vừa che đậy được hành động không “quân tử” của Nga đối với khách hàng EU (Dù EU đã, đang cấm vận Nga cũng chẳng quân tử gì).

Vì thế, tuyên bố dừng dự án South Stream của Nga là có tính toán đúng về thời điểm, là nước “rút xe chiếu tướng” của Nga, được coi như là lời tuyên chiến khí đốt của Nga với châu Âu. Mùa Đông, cuộc chiến tranh khí đốt Nga-châu Âu đã bắt đầu.
 Đột phá Thổ Nhĩ Kỳ
Nếu như trước đây thì Nga không dễ dàng từ bỏ South Stream, bởi vì tài sản khí đốt không phải như đồng tiền để lâu thì sinh lợi, mà khí đốt chỉ sinh lợi khi được tiêu dùng, nhưng bây giờ tình hình đã khác.
Chắc chắn là Nga không từ bỏ South Stream trong tương lai, nhưng hiện tại, Nga không việc gì phải sốt sắng với South Stream khi trong túi đã cạn tiền mà có một hướng đi khác thõa mãn được 3 mục tiêu: Bán được khí đốt; trả đũa đòn cấm vận của EU; đột phá vào một mắt xích trọng yếu của NATO. Đó chính là hướng đột phá chiến lược Thổ Nhĩ Kỳ của Nga.
Tại chuyến thăm của TT Putin ở Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Thổ đã thống nhất nhiều vấn đề quan trọng. Ở đây ta chỉ chú ý đến 2 điểm: Thứ nhất, từ ngày 01/01/2015, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ mua khí đốt của Nga với giá giảm 6%, và từ Nga đến Thổ Nhĩ Kỳ sẽ xây dựng một đường ống dẫn công suất mới là 63 tỷ mét khối mỗi năm. Thứ hai, bắt đầu tái lập quan hệ giữa Moscow và Ankara về vấn đề Syria.
Một. Đường ống dẫn khí đốt Nga-Thổ Nhĩ Kỳ qua Biển Đen - Blue Stream.
Đường ống dẫn khí đốt này sẽ thay thế cho South Stream, theo đó Thổ Nhĩ Kỳ sau khi tiếp nhận, sẽ xây dựng một kho gas ngầm khổng lồ sát biên giới Hy Lạp (Nam EU) vừa giải quyết được vấn đề an ninh năng lượng, vừa là một trung tâm phân phối năng lượng cho các quốc gia Nam EU và vùng Balkan…
Không chấp nhận, ngăn cản South Stream, thì đương nhiên các nước thành viên EU không thể mua khí đốt trực tiếp từ nhà sản xuất Nga với mức giá thấp hơn, mà buộc các nước này sẽ mua khí đốt thông qua một trung gian là Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng lại đắt hơn.
Nhập giá khí đốt thấp nhất từ Nga, và có một lực lượng lao động tương đối rẻ, khiến Thổ Nhĩ Kỳ đang trở nên cạnh tranh hơn trên thị trường toàn cầu so với hầu hết các quốc gia thành viên EU. Có thể nói, Thổ Nhĩ Kỳ được lợi lớn, rất lớn khi ký thỏa thận này với Nga.
Vậy Nga được gì trong thay đổi hướng xuất khẩu mới này?
Thay vì South Stream, một đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga vượt Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện-Blue Stream
Thay vì South Stream, một đường ống vận chuyển khí đốt từ Nga vượt Biển Đen đến Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện-Blue Stream.
Rõ ràng là những cơ sở kỹ thuật của South Stream được Nga chuyển sang phục vụ cho Blue Stream, do đó, những thiệt hại khi bỏ dự án South Stream sẽ được bù đắp khi thu được lợi nhuận từ xuất khẩu sang đầu mối Thổ Nhĩ Kỳ.
Tuy nhiên, quan trọng hơn là qua thỏa thuận này Nga đã ra đòn trả đũa sự bao vây, cấm vận trừng phạt của EU vào Nga. Nga có cơ sở để hạ quyết tâm tuyên chiến khí đốt với châu Âu mà không sợ hết đường lùi. Đồng thời, như chúng ta thấy, thực ra, tuyên bố dừng dự án South Stream của Nga chỉ là đòn gây áp lực với EU, buộc EU phải “hạ giá”, thay đổi quan điểm “chính trị hóa” trong đàm phán triển khai South Stream mà thôi, bởi cả hai, Nga và EU đều cần thiết (Nga thì bán được khí đốt, còn EU thì tránh được Ukraine) và bị tổn thất lớn lớn khi hủy bỏ vĩnh viễn dự án này.
Thực tế là EU đang kêu gọi Nga hãy quay lại dự án và Bulgaria cũng lên tiếng đồng ý...nhưng lập trường của Nga là "nó đã chết", đã là thi đấu thì nước cờ đã đi rồi, không được hoãn. Không cẩn thận thì EU sẽ vỡ trận trước đòn hiểm mang bản sắc "nhu đạo" này của Nga.
Hai. Tái lập quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ trong vấn đề Syria.
Tái lập quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ khi vấn đề Syria vẫn tồn tại là chứng tỏ lợi ích, chiến lược quốc gia, của 2 bên thỏa thuận đạt được là rất lớn. Chỉ cần biết qua 8 thỏa thuận công khai của Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thôi, mà đã biến vấn đề Syria từ gai góc, đối đầu quyết liệt trong quan hệ 2 nước, thành “tròn trịa” thì mới thấy được giá trị của các thỏa thuận.
Có thể nói NATO đang rất lo lắng khi Nga triển khai lực lượng hùng mạnh tại Crimea. Việc này đã khiến cho cán cân quyền lực khu vực thay đổi nghiêm trọng. Nga đã chứng minh cho NATO và Kiev một thực tế nghiệt ngã là lấy lại Crimea là không tưởng.
Các thành viên NATO quanh Biển Đen bao gồm Bulgaria, Romania, Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó, theo các chuyên gia quân sự thì chỉ có Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ với 15 tàu ngầm, 19 tàu khu trục, tàu tên lửa 25 và 20 tàu khác là có thể tạo ra nguy hiểm cho Hạm đội Biển Đen của Nga.
Thổ Nhĩ kỳ là một thành viên NATO có lực lượng đông nhất sau Mỹ, đang có nhiều bất đồng với khối, chẳng hạn như trong mua tên lửa Trung Quốc, tấn công IS…nói chung vẫn còn dòng máu nóng của Đế chế Ottoman cho nên khó chịu với gậy chỉ huy của Mỹ.
Thổ Nhĩ Kỳ lần đầu tiên được Nga cung cấp công cụ bảo đảm, chủ động cho an ninh năng lượng, kinh tế, điều mà không phải đến từ huyền thoại NATO, từ sân chơi EU mà Thổ Nhĩ Kỳ chờ đợi vô vọng để gia nhập. An ninh kinh tế chính là an ninh quốc phòng mà Thổ Nhĩ Kỳ có được từ ngoài NATO.
Tờ báo Nga RIA Novosti bình luận “Thổ Nhĩ Kỳ thừa nhận “người Tatars (gốc Thổ Nhĩ Kỳ) ở Crimea chưa bao giờ được đối xử tốt như vậy về quyền nhà nước và tình trạng ngôn ngữ; thừa nhận Crimea là một phần của Nga…Châu Âu bất ngờ và giữ im lặng như chết”…
Có thể chúng ta chưa tin vào lời bình của tờ báo này, song quả thật, châu Âu bất ngờ về kết quả “chuyến đi phương Tây” của Putin là đúng và châu Âu đã im lặng hay nhiều lời về sự tái lập mối quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ thì dư luận đã biết. Phải chăng đây là sự ra tay nhanh, hiểm, của ngài Putin?
Nếu như Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được gắn chặt nhau bằng lợi ích kinh tế như khí đốt, điện hạt nhân…thì vị trí thành viên NATO của Thổ Nhĩ Kỳ là không còn ý nghĩa. Khi đó, một lỗ hổng phòng thủ cực lớn của NATO được tạo ra, một mắt xích trọng yếu nhất ngăn chặn Nga tại biển Đen ra Địa Trung Hải bị chặt đứt. 
Pháp là thành viên NATO nên đang đau đầu với áp lực của Mỹ trong vụ bán tàu đổ bộ cho Nga giữa 2 thái cực hoặc là lời lớn khi bán được, hoặc là lỗ lớn khi không bán. Chọn lời hay lỗ là chọn ở lại hay rời bỏ NATO của Pháp. Thực ra, Pháp gia nhập NATO đâu phải vì để cậy nhờ ô an ninh của Mỹ mà vì mục đích kinh tế. Vì vậy, phép tính toán thiệt hơn của nước Pháp đang diễn ra.
Điều gì sẽ xảy ra nếu Thổ Nhĩ Kỳ và Pháp rời bỏ NATO?...Không phải ai cũng biết, nhưng nếu như vậy thật, thì ai cũng biết là có liên quan đến Nga.
Khi khả năng và kỹ năng lãnh đạo thế giới của Mỹ đang bị suy giảm; khi thế giới luôn vận động không ngừng và đang có xu hướng chuyển động đa cực thì các mối quan hệ, những định vị chiến lược không thể đứng yên. 

Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Ukraine-mồi lửa bùng nổ chiến tranh thế giới lần thứ 3?


Ukraine đang là một mồi lửa, vấn đề là liệu mồi lửa này có thể làm bùng nổ thùng thuốc súng hay không, đồng nghĩa với việc Ukraine gia nhập vào NATO hay không và thời điểm nào có tính quyết định.
Nếu như ngày xưa 2 bên đối địch trong cuộc chiến tranh lạnh như thùng thuốc súng mà chỉ cần một mồi lửa thì chiến tranh nóng, hủy diệt thế giới sẽ bùng nổ, thì ngày nay liệu có lặp lại một cuộc chiến tranh lạnh kiểu đó từ cuộc khủng hoảng tại Ukraine hay không?
Nước Nga trong tình thế nguy hiểm.
Khủng hoảng ở Ukraine chưa kết thúc, nhưng Mỹ-phương Tây đã hiểu ra được một điều đã quá muộn: Họ đã phán đoán sai cảm giác của Nga. Với họ đây là một trò chơi địa chính trị, nhưng với Nga thì không. Nga đã, đang nhận thức rằng: Nga đang bị Mỹ-NATO bao vây, an ninh quốc gia bị đe dọa nghiêm trọng. Và, từ nhận thức đó, Nga sẵn sàng làm tất cả, không khoan nhượng, thậm chí đưa đất nước sẵn sàng cho tình trạng chiến tranh.
Đến đây, có rất nhiều người lấy ý tưởng “tự do”, “dân chủ”, “độc lập” để cho rằng, “Ukraine hay Gruzia là 2 quốc gia độc lập thì họ muốn theo ai, làm gì là quyền của họ mà Nga không được quyền can thiệp”…
Đúng vậy, nhưng quyền đó của anh không được ảnh hưởng, đe dọa đến an ninh của đất nước tôi. Còn nếu anh liên minh với kẻ thù của tôi, tạo chỗ đứng chân cho kẻ thù xỉa dao vào sườn tôi…thì anh, đương nhiên chính là kẻ thù trực tiếp, đầu tiên, đe dọa đến an ninh, chủ quyền của tôi và tất nhiên sẽ bị giáng trả. Đây là nguyên tắc hành động chung, bất di bất dịch của Nga, Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào để bảo vệ an ninh của mình.
Mỹ-NATO coi Nga là kẻ thù thì không thể biện bạch. Bằng chứng là NATO, tại sao lại cứ liên tục tiến về phía Đông nước Nga, tại sao lại xây dựng các hệ thống lá chắn tên lửa chống Nga…Đây chẳng phải là hành động vừa bao vây, vừa “trùm chăn” nước Nga sao?
Vậy thì gia nhập vào NATO chính là gia nhập vào hàng ngũ kẻ thù của Nga để bao vây cô lập Nga dẫn đến tiêu diệt hoặc lật đổ chính quyền Nga. Hành động của Mỹ-NATO luôn chứng tỏ điều đó mà buộc Nga ngồi nhìn là không thể. Khi Nga phản ứng thì tố cáo Nga là “gây bất ổn an ninh châu Âu” là “gắp lửa bỏ tay người” của phương Tây.
EU là liên minh kinh tế, chính trị của châu Âu (không có Mỹ, Na Uy và Iceland) còn NATO là liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương, nhưng thực chất toàn là thành viên châu Âu (không có Áo, Phần Lan và Thụy Điển) do Mỹ chỉ huy. Vì các thành viên Đông Âu gia nhập EU và trở thành NATO là tất yếu của một quá trình, cho nên, không có gì lạ khi Nga phản ứng quyết liệt với Ukraine, Gruzia.
Đây chính là điều đã khiến nước Nga nổi giận thách thức trật tự quốc tế đơn cực do Mỹ-NATO thao túng, đầu tiên là ở Gruzia năm 2008 và hiện nay là ở Ukraina.
Putin nhắm vào Gruzia và Ukraina không phải nhằm khẳng định lại tình cảm và cam kết của người Nga đối với nam Ossetia, Abkhazia hay Crưm, mà nhằm trừng phạt những quốc gia này vì có các liên hệ với phương Tây chống Nga, gây nguy hiểm cho an ninh Nga. Chắc chắn Nga không ngu dại bành trướng đất đai để bị phương Tây trừng phạt, cấm vận trong tình thế đất nước đang trong thời gian phục hồi…ít nhất là trong giai đoạn này.
Tuy nhiên tại sao các nước Đông Âu sau khi Liên Xô tan rã, lại đều muốn vào EU và NATO? Phải chăng, Nga đã cậy mạnh, ức hiếp…nên đã biến các quốc gia này thành kẻ thù? Hay là các quốc gia này buộc phải đối đầu với Nga dưới sự điều khiển của Mỹ-NATO để được một quyền lợi gì đó mà bất chấp hậu quả?...
Dư luận đang chờ để biết những bằng chứng tố cáo nước Nga về vấn đề này, song hiện tại, thực sự, phản ứng của Nga phù hợp với quan niệm phổ biến là nước Nga đang bị bao vây bởi các cường quốc thù địch phương Tây.
Chúng ta không bênh vực ai cả, Nga và Mỹ hay EU đều như nhau. Nếu Nga cứ mở rộng liên minh quân sự chống Mỹ của mình đến sát biên giới nước Mỹ thì Mỹ có quyền phản ứng, hành động quyết liệt với quốc gia đó.
Chiến tranh nóng Nga-Mỹ-NATO có xảy ra?
Chiến tranh nóng xảy ra giữa Nga với Mỹ-NATO khi thỏa mãn 2 điều kiện. Điều kiện đủ là có một cuộc chiến tranh lạnh tồn tại giữa 2 bên như thùng thuốc súng và điều kiện cần là có một mồi lửa. Có thuốc súng và có thêm mồi lửa là bùng nổ, thế thôi.
Mỹ-NATO, như trên đã phân tích, đã bao vây, “trùm chăn” nước Nga, quyết tâm khuất phục Nga. Hành động đó đã, đang và sẽ luôn luôn khiến mối quan hệ Nga với Mỹ-NATO trong tình trạng của thùng thuốc súng.
Hiện nay, có thể nói tình trạng căng thẳng giữa Nga và Mỹ-NATO đang rất cao, xấu nhất kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến nay bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng Ukraine.
Rõ ràng, Ukraine đang là một mồi lửa, vấn đề là liệu mồi lửa này có thể làm bùng nổ thùng thuốc súng hay không đồng nghĩa với việc Ukraine gia nhập vào NATO hay không và thời điểm nào có tính quyết định.
Nếu Ukraine không gia nhập NATO. Trò chơi địa chính trị của Mỹ-phương Tây chỉ dừng lại ở hiện trạng, có tính đến cảm giác, phản ứng của Nga thì chiến tranh nóng Nga-NATO không xảy ra.
Nếu Ukraine được vào NATO thì chiến tranh nóng xảy ra hay không phụ thuộc vào thời điểm gia nhập mà cụ thể là cuộc khủng hoảng chưa kết thúc hoặc sau khi kết thúc.
Khủng hoảng Ukraine được gọi là kết thúc khi tình hình Ukraine được ổn định hoặc là liên bang hóa hoặc là thống nhất…được Nga, phương Tây công nhận. Lúc này Ukraine gia nhập NATO thì chiến tranh nóng Nga-NATO rất khó xảy ra.
 Khủng hoảng Ukraine được coi chưa kết thúc khi đang nội chiến hay mấp mé nội chiến, tranh chấp lãnh thổ với Nga căng thẳng vì Crimea. Lúc này nếu Ukraine được kết nạp vào NATO là chiến tranh nóng giữa Nga với NATO sẽ xảy ra chắc chắn. Tại sao?
Ai cũng biết điều 5 trong NATO là gì, vì thế khi NATO đồng ý cho Ukraine gia nhập có nghĩa là tuyên chiến với quân ly khai miền Đông Ukraine và đương nhiên cũng chính là Liên bang Nga.
Như vậy, mồi lửa đang cháy Ukraine chỉ làm bùng nổ thùng thuốc súng khi chỉ khi Ukraine vào NATO tại thời điểm khủng hoảng chưa kết thúc. Tuy nhiên, dù Kiev đang hô hào, trưng cầu dân ý; tổng thư ký NATO ủng hộ kết quả trưng cầu, rồi Mỹ cổ vũ…nhưng Mỹ-NATO không đời nào vì Ukraine mà đánh cược toàn bộ tài sản của mình khi gây chiến tranh với Nga. Ukraine có trưng cầu dân ý đạt 1000% thì NATO vẫn mặc vì Mỹ-NATO đâu có ngu dại đi đánh thuê cho Kiev với cường quốc quân sự như Nga.
Làm thế nào để mồi lửa đang cháy Ukraine không làm nổ thùng thuốc súng? Điều này tùy thuộc vào người chơi là Mỹ-NATO nhưng trước hết là đừng để nó quá gần và để nó đủ nhỏ. Việc hiện nay, Mỹ vẫn chưa dám cung cấp vũ khí sát thương cho Ukraine là thuộc trong kiểu chơi đó.
Không ai muốn Nga sa lầy tại Ukraine bằng Mỹ, nhưng muốn vậy phải chống lưng cho chính quyền Kiev đủ mạnh và đặc biệt là cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Kiev như đã từng cho quân Taliban ở chiến trường Apganixtan. Nhưng nếu cung cấp VKST cho Kiev thì không chỉ mang lại “4 tai vạ” cho Mỹ như báo chí Mỹ phân tích mà gấu Nga sẽ “vả” lại ngay tại Iran và Bắc Triều Tiên.

Vậy, chiến tranh nóng Nga với Mỹ-NATO sẽ chưa xảy ra khi Ukraine chưa gia nhập NATO. Người Mỹ và châu Âu đủ tỉnh táo để nhận thấy không thể thắng Nga bằng chiến tranh nóng. Họ muốn thắng Nga trong cuộc chiến địa chính trị với trò chơi không mạo hiểm.

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

Cuộc chiến địa chính trị...(tiếp theo) NATO-sự tan rã là không tránh khỏi

Lời dẫn: Thật ra, để khẳng định sự diệt vong của một sự vật hiện tượng đang tồn tại chắc chắn sẽ vấp phải những phản ứng mạnh từ lý luận. Nhưng tin hay không thì tùy. Bài viết dưới góc nhìn địa chính trị, mà phán đoán cục diện địa chính trị trong tương lai gần là đối tượng nghiên cứu của nó.

Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, trong khi các nước châu Âu, Nhật Bản và Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị tổn thất lớn cả về người và của thì Mỹ giàu lên nhanh chóng trở thành nước mạnh nhất về kinh tế trong khoảng 3 năm sau chiến tranh thế giới thứ hai. Về quân sự, Mỹ nắm trong tay một lợi thế khiến các nước phải kiêng nể, e dè: độc quyền về bom nguyên tử.
Có thể thấy rằng, Mĩ đã làm giàu trên sự đổ nát của châu Âu và thế giới sau chiến tranh để trở thành nước giàu mạnh nhất, chiếm ưu thế về mọi mặt trong thế giới TBCN. Từ đây tham vọng làm bá chủ thế giới của Mỹ ngày càng bộc lộ và đây cũng là cơ sở để Mỹ triển khai nhanh chóng kế hoạch của mình trong một bối cảnh quốc tế và tương quan so sánh lực lượng hết sức thuận lợi trong cả về hai phía quan hệ: Mỹ với các nước trong khối đồng minh TBCN; Mỹ với Liên Xô và các nước XHCN.
Dựa trên ưu thế đó, giới thống trị Mĩ cho rằng sau chiến tranh sẽ là “thời đại của Mĩ”. Mĩ tự gán cho mình trách nhiệm cầm đầu các nước tư bản chủ yếu để bảo vệ “thế giới tự do”, chống lại sự bành trướng của CNCS. Mĩ đề ra ba muc tiêu cho chiến lược toàn cầu: một là, ngăn chặn, đẩy lùi, tiến tới tiêu diệt hệ thống XHCN thế giới; hai là, đàn áp phong trào giải phóng dân tộc; ba là, nô dịch các nước tư bản đồng minh, tập hợp các lực lượng phản động quốc tế đặt dưới sự lãnh đạo của Mĩ.
Với tinh thần đó, năm 1949 liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ đứng đầu được thành lập. Đương nhiên, mục tiêu, nhiệm vụ của NATO là chống CNCS, chống Liên Xô và phe XHCN là không cần bàn cãi. Có điều, với Mỹ, NATO còn là công cụ quyền lực để Mỹ khống chế, cai trị châu Âu mà không phải ai cũng hiểu.
NATO là công cụ nô dịch châu Âu của Mỹ.
Mỹ là kẻ chiến thắng trong đại chiến thì có quyền ngồi lên lưng kẻ bại. Nếu như tại châu Á, Nhật Bản bị Mỹ tạo ra “vòng kim cô” là hiến pháp Hòa bình, thì tại châu Âu, “vòng kim cô” đó chính là  NATO do Mỹ chỉ huy.
Châu Âu biết không? Biết, nhưng không dễ thoát. Ngày 17/3/1948, nhằm tập hợp “lực lượng thứ ba” với trung tâm là Anh, Pháp để thoát khỏi sự lệ thuộc và chèn ép của Mỹ trong kế hoạch Marshall, nhưng vẫn chống được cộng sản, Hiệp ước “Liên hiệp Tây Âu” đã được kí kết giữa 5 nước (Anh, Pháp, Hà Lan, Bỉ, Lucxembua) ở Brucxen. Mỹ không thể tham gia vào khối liên hiệp Tây Âu nhưng khi Anh lại chiếm địa vị lãnh đạo trong khối này là điều Mỹ không thể chấp nhận. Do đó Mỹ xúc tiến thành lập khối “Bắc Đại Tây Dương” (NATO) rộng lớn hơn, “nuốt chửng” khối Liên hiệp Tây Âu mà trong đó Mỹ giữ vai trò lãnh đạo.
Cuộc chiến tranh lạnh xảy ra, với mục tiêu đầu tiên là Liên Xô và phe XHCN, châu Âu có vẻ như chấp nhận cái gậy chỉ huy của Mỹ, nhưng khi Liên Xô tan rã, hệ thống phe XHCN sụp đổ thì sự tồn tại của NATO đã khiến cho châu Âu, sự cảm nhận bị tổn thương ngày càng rõ nét.
Một dân tộc thượng đẳng như dân tộc Đức đã từng nện gót dày xâm lược trên khắp thủ đô các nước châu Âu và giá như năm 1941, Nhật Bản mở mặt trận Viễn Đông, thì Đức đã duyệt binh tại Quảng trường Đỏ, phần còn lại duy nhất của lục địa châu Âu. Lúc đó, chưa biết ai là bá chủ thế giới. Một dân tộc như vậy mà chỉ biết làm và ăn, không biết gì đến súng gươm, Mỹ lo hết…thì gì mà chẳng béo, chẳng giàu.
Một dân tộc “võ sỹ đạo” như Nhật Bản, đã từng là chúa tể châu Á mà chỉ biết làm và ăn, không có quân đội, không lo chiến tranh, ngủ yên dưới ô Mỹ…thì gì mà chẳng giàu, chẳng béo.
May ra, chỉ dân tộc Đức, dân tộc Nhật mới thấm đẫm nỗi nhục của kẻ bại trận, mới thấy ai là kẻ ngồi trên lưng, trên đầu mình.
NATO vừa là cái gậy chỉ huy của Mỹ vừa sợi xây xích trói châu Âu của Mỹ mà châu Âu rất khó vùng vẫy thoát khỏi.
Tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại muốn mua hệ thống phòng không H9 của Trung Quốc mà không muốn dùng hệ thống Patriot của Mỹ? Ở đây không đơn thuần là chuyện rẻ, đắt, hay tên lửa của ai hiện đại hơn, mà đơn giản là đằng sau cái “xích trói” có tên là “vũ khí phải hợp chuẩn NATO” đó thì toàn bộ hệ thống phòng thủ an ninh quốc gia của bất kỳ thành viên nào của NATO cũng đều do Mỹ nắm hết, trong khi đó, Thổ Nhĩ kỳ lại không muốn Mỹ biết rồi tuồn cho Israel, đối tượng tác chiến của Thổ Nhĩ Kỳ, thế thôi. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ làm sao có thể tự do khi còn là thành viên của NATO?
Tại sao Pháp, một quốc gia hạt nhân, đến bây giờ vẫn không dám kháng lệnh của Mỹ trong vụ bán tàu đổ bộ cho Nga bởi đòn trừng phạt các ngân hàng Pháp khiến Pháp đau không dám kêu huống chi là các quốc gia “ăn theo” bám vào sự che chở của Mỹ.
Chỉ đơn cử một vấn đề như vậy để chứng tỏ hầu như hệ thống quốc phòng của các nước châu Âu đều “nằm trong túi Mỹ”. Vậy thì nói rằng, châu Âu không sợ Mỹ, không bị Mỹ thao túng…là ngây thơ. Và đương nhiên, an ninh châu Âu, các nước EU đã khoán trắng cho Mỹ lo liệu, khiến Mỹ kêu gào các nước trong khối NATO tăng ngân sách quốc phòng sau vụ khủng hoảng Ukraine…nói lên điều đó.
Khi quân sự quốc phòng mà bị khống chế, phụ thuộc, thì kinh tế, chính trị, độc lập, tự chủ là điều xa xỉ. EU trong vụ trừng phạt Nga đã cho thấy, dù phải tự “ghè đá vào chân” thì EU cũng phải nghe theo lệnh Mỹ.
Châu Âu, danh dự, và tự trọng còn lại là nước Nga.
Đối đầu của Nga-Mỹ của thế kỷ XXI đã khác xa chiến tranh lạnh, bởi xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới. Đó là mâu thuẫn chủ đạo Nga-Mỹ; mâu thuẫn châu Âu-Mỹ; mâu thuẫn giữa các lợi ích của Nga-phương Tây, trên 2 nền tảng là Liên minh NATO đã già nua, thiếu động lực nếu không muốn nói là quá tải và sức mạnh tổng hợp được cải tổ, cơ động, tinh gọn của Nga.
Nếu như trước đây, con tàu CCCP, hệ thống động lực hoạt động quá tải vì có nhiều sự đeo bám, khiến cho bị tê liệt, mất khả năng cơ động trước con tàu NATO rất tinh gọn, cơ động nhanh thì ngày nay tình thế ngược lại, con tàu RUSIA thời Putin đã không còn sự đeo bám, tinh gọn, hệ thống động lực được gia cố hoạt động đúng công suất vốn có, trong khi con tàu NATO lại có quá nhiều sự đeo bám, hệ thống động lực thì già nua khiến hoạt động luôn trong tình trạng quá tải. Cùng với đó là sự “suy giảm khả năng và kỹ năng duy trì thế giới trong tình trạng đơn cực của Mỹ” thì NATO, sự tồn tại của nó là lạc hậu, không phù hợp với quy luật phát triển của xã hội hiện đại. Vì vậy NATO hoặc là tan rã hoặc là phải thay đổi về chất.
Vai trò Nga trong sự hình thành cục diện địa chính trị châu Âu.
Rõ ràng là Mỹ luôn khát khao khuất phục được Nga. Tuy nhiên, nếu như trước đây khi chiến tranh lạnh kết thúc, Mỹ rất, rất muốn “xẻ con tàu Nga để bán sắt vụn” mà vẫn không dám, bởi dù mất khả năng cơ động để tranh dành với Mỹ trên đại dương toàn cầu, nhưng đụng vào nó là cùng chết…thì ngày nay, Mỹ càng không thể và không bao giờ khuất phục được Nga. Chính thế nên chỉ còn cách mà như Nga đã tố cáo là Mỹ-phương Tây dùng cách mạng màu để lật đổ chế độ Nga mà thôi.
Trong các đòn trừng phạt, cấm vận kinh tế của Mỹ-phương Tây vào Nga, người ta chỉ thấy Nga chỉ phòng thủ mà ít trả đũa. Nhưng trong cuộc chiến địa chính trị, Nga không hề phòng thủ mà có những đòn tấn công sắc lẹm khiến Mỹ-NATO bị động, hoảng loạn.
Trước hết là đánh sập uy tín có tự ngày xưa của NATO.
Năm 2008, việc NATO liên tục mở về phía Đông khiến Gruzia chỉ biết trên đầu là NATO…dẫn đến mất luôn 2 khu vực Abkhazia và Nam Ossetia. Cái đau, cái hố của Tbilixi không phải là bị Nga đánh mà lòng tin vào NATO bị đổ sụp. NATO-Mỹ không một động đậy trước đòn tấn công của Nga.
Năm 2014, tại cuộc khủng hoảng Ukraine. Chính quyền Ukraine, sau vụ Gruzia, vẫn đang còn đánh giá quá cao NATO…rốt cuộc bị Nga quần cho tơi tả, chia ba xẻ bảy mà NATO vẫn chưa có những hành động hữu ích trực tiếp cho Ukraine.
Kết luận là, khi đã hồi phục sức mạnh Nga, những quốc gia nào theo NATO, muốn làm bạn với NATO, coi thường an ninh Nga, coi thường cảnh cáo của Nga là bị giáng trả đích đáng, thế thôi. Vậy thì NATO bây giờ là cái gì? Chạy vào cái ô NATO là tránh được đòn của Nga không? Đó chính là sự giải thích từ nước Nga rất rõ ràng, dễ hiểu.
Tiếp theo là hành động cứng rắn, không ngại va chạm với NATO để khẳng định vị thế một cường quốc quân sự, hạt nhân duy nhất trên thế giới có thể đối đầu với Mỹ.
Nga không những khôi phục lại các tuyến bay của máy bay chiến lược thời Liên Xô trong cuộc chiến tranh lạnh với Mỹ mà còn nâng cấp tạo ra bộ ba tấn công hạt nhân chiến lược khủng khiếp hơn trước. Rõ ràng là cũng như Mỹ, Nga chỉ có thể đem quân đi đánh nước khác chứ không một nước nào dám động thủ với nước Nga. Mỹ trước đây đã không dám thì ngày nay lại càng không. “Ai trong số các ngài là người muốn chiến tranh với Nga?” Không một nghị sỹ Mỹ nào dơ tay sau câu hỏi của ngoại trưởng Mỹ G.Kery. Nhưng nếu như câu hỏi là: Ai trong số các ngài muốn NATO đánh nhau với Nga? Thì chắc chắn sẽ có nhiều nghị sỹ dơ tay. Chắc chắn thì NATO có đủ tỉnh táo để không nghe Mỹ xúi dại vì một Ukraine đã hết giá trị sử dụng.

Có một điều mà dư luận thế giới hết sức lo ngại khi nghĩ đến nguyên nhân của chiến tranh thế giới lần 2 do Đức phát động. Châu Âu không nên biến Nga thành nước Đức. An ninh của châu Âu không thể không tính đến nước Nga.

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

Cuộc chiến địa chính trị sống mái Nga-Mỹ trên chiến trường Ukraine

Phần 1: quân cờ Ukraine
Kết thúc cuộc khủng hoảng Ukraine, chắc chắn sẽ xuất hiện ở châu Âu một cục diện địa chính trị rất khác với hiện tại.
Lịch sử chỉ ra rằng nước Nga chỉ thay đổi khi nó gặp phải một thất bại địa chính trị thực sự. Chẳng hạn, thất bại trong cuộc chiến Crimea 1853-1856 đã dẫn đến việc tan rã của chế độ nông nô và các cải cách tự do khác. Thất bại trước Nhật Bản năm 1905 mang lại Nghị viện đầu tiên của Nga và những cải cách của Pyotr Stolypin. Khủng hoảng sa lầy ở Afghanistan những năm 1980 tạo môi trường dẫn đến cải tổ của Mikhail Gorbachev để Liên Xô sụp đổ, cho ra đời một Liên bang Nga.
Cho nên, chỉ có người Nga mới có thể tự đánh giá thế nào là một thất bại của chính mình. Nếu Putin có thể thuyết phục người Nga rằng việc sáp nhập Crimea và Liên bang Nga của ông là một thắng lợi, tấn công Ukraine, đối đầu thách thức với NATO là vì lợi ích an ninh quốc gia, thì nước Nga sẽ tiếp tục hành xử cứng rắn và đầy dọa nạt trên trường quốc tế. Nhưng nếu người dân Nga tin rằng Ukraine là một sai lầm, đối đầu với NATO-Mỹ là mạo hiểm, thì một đất nước có chế độ chính trị rất khác sẽ có thể ra đời.
Rất may cho Putin và ban lãnh đạo nước Nga là dân Nga và ngay cả nguyên Tổng thống Mikhail Gorbachev-người có công lớn làm cho Liên Xô sụp đổ, đều nhất trí cao cho rằng, họ là những người bảo vệ lợi ích nước Nga tốt nhất. Ngay cả việc Putin bỏ về sớm tại hội nghị G-20 vừa qua khiến nhiều đánh giá của phương Tây cho rằng Putin bị mắng mỏ, bị cô lập…nhưng với người Nga thì không vậy, “lãnh đạo Nga có cần gì phải nói với các nước phương Tây thối nát”, đã là quá đủ.
Vậy thì, có gì có thể cản trở chiến lược, tư duy mới, của Tổng thống Putin? Khó có điều gì. Vấn đề là nó như thế nào và ra sao với Ukraine và NATO.
Nhìn toàn cục cuộc khủng hoảng tại Ukraine, Nga có 2 phương cách để xử lý.
Một: Dùng toàn lực về kinh tế, tài chính, năng lượng để tung đòn đánh sập chính phủ hiện hành ở Ukraine. Kết quả là một chính phủ mới thân Nga hoặc trung lập sẽ được dựng lên, công nhận quyền tự trị của miền Đông.
Điều này hoàn toàn nằm trong tầm tay của Nga.
Thật vậy, chỉ riêng về tài chính, TT Putin nói rằng các ngân hàng của Nga "hiện đã mở rộng thêm một khoản vay trị giá 25 tỷ USD cho Ukraine" và cho biết Moscow không xiết món nợ 3 tỷ USD mà Kiev vay trước đây và đáng ra phải thanh toán lúc này. "Chúng tôi quyết định sẽ không làm điều đó bởi  vì nếu làm thế thì sau đó toàn bộ hệ thống tài chính của Ukraine sẽ sụp đổ". Rồi về khí đốt, than đá…nếu muốn Nga ra đòn cùng một lúc thì coi như chính phủ Ukraine hiện tại sẽ tiêu vong.
Tuy nhiên, nếu xuất hiện một tình hình như vậy thì chiến lược của Nga tại Ukraine chưa giải quyết triệt để. EU còn có cơ hội để biến vấn đề Crimea sẽ luôn như một dãy đá ngầm trong dòng chảy quan hệ Nga-Ukraine sau này, tạo ra sự bất ổn tiềm tàng trong chiến lược với láng giềng. Vì thế, cách thứ nhất là lựa chọn của người thấp cờ, muốn “ăn non”. Cách này nếu sử dụng vào thời kỳ đầu của cuộc khủng hoảng Ukraine dù không triệt để, không chắc thắng (vì vũ khí khí đốt chưa phát huy hết tác dụng và EU đang rất hung hăng) tuy còn hợp lý về góc độ mưu lược. Nhưng đến lúc này, dù chắc thắng 100%, thì phương cách này không còn ý nghĩa.
Hai: Chính phủ hiện hành chống Nga, thân phương Tây vẫn tồn tại, nhưng Nga tạo điều kiện cho quân ly khai tấn công đánh chiếm sân bay Donetsk, đánh chiếm cảng biển Mariupol…nghĩa là các vùng Lugansk, Donetsk, Mariupol, Crimea liền một dải, buộc chính phủ không còn sự lựa chọn nào khác là phải ký với quân ly khai theo ý tưởng áp đặt của mình.
Nếu thành công, đây là thắng lợi chiến lược triệt để, trọn vẹn nhất, đến mức phần còn lại của Ukraine lúc đó có theo EU và NATO đi chăng nữa thì Nga cũng không cảm thấy bị thách thức.
Có vẻ như Nga đang chọn cách này, bởi theo logic thì một chính phủ đứng đầu là Thủ tướng Yatsenyuk tuyên bố chống Nga đến quyết liệt như vậy, một Tổng thống Ukraine Poroshenko tuyên bố chuẩn bị sẵn sàng chiến tranh toàn diện với Nga như vậy…mà Nga lại giang tay giúp nó tồn tại là vô lý. Tại sao EU bất chấp Ukraine sống hay chết, quyết trừng phạt để làm phá sản ngân hàng Nga, trong khi Nga không tự cứu mình lại cố gắng giữ nền tài chính Ukraine không sụp đổ? Rõ ràng, Nga chưa muốn chính quyền của TT Poroshenko bị lật đổ. Vậy, đằng sau ý đồ này là gì?
Trước hết, đây là một chính phủ thân phương Tây, do phương Tây gây dựng. Chính phủ này đang chống Nga quyết liệt, nhưng hơn ai hết, Nga biết Kiev không đủ sức đương đầu với quân ly khai. Trong khi đó, chắc chắn quân ly khai không bao giờ có ý định ngừng bắn khi lãnh thổ của họ chưa thõa mãn, thì việc hô hào “tiêu diệt khủng bố” của Kiev là cái cớ cho Nga tăng cường sức mạnh ở miền Đông, đồng thời là cái cớ cho quân ly khai phát động tấn công trên danh nghĩa tự vệ. Do vậy, khi Kiev càng có những tuyên bố sốc về chiến tranh; Nga có những tố cao Kiev sắp tiến hành chiến tranh…là lúc quân ly khai đã sẵn sàng…nổ súng trước.
Sẽ là ngây thơ khi cho rằng Nga không cung cấp vũ khí hiện đại nhất của mình cho quân ly khai để ra đòn chiến thắng quân Kiev. Mặt khác, Nga đã tuyên bố “sẽ không cho phép Kiev tiêu diệt đối thủ chính trị…” thì chắc chắn Kiev sẽ không có cửa thắng khi tấn công quân ly khai.
Nếu chính phủ Kiev bất lực, buộc phải ký với quân ly khai một vấn đề gì đó về chính trị, lãnh thổ…thì sẽ có “tính pháp lý” cao đối với quân ly khai và với Nga, đó là sự chia cắt vĩnh viễn.
Thứ hai là chính cái chính phủ thân phương Tây (có EU là liên minh kinh tế và NATO là liên minh quân sự) này lại là yếu tố gây nên sự chia rẽ EU có hiệu quả nhất.
Phải thành thực công nhận rằng, chính phương Tây có công đầu trong cuộc khủng hoảng Ukraine. Sau một loạt phản ứng của Nga, tình hình Ukraine giờ đây buộc EU có cách tiếp cận khác. Kiev đang kêu gào sự giúp đỡ, phương Tây nghe thấy, nhưng ở Ukraine bây giờ có gì quyến rũ để EU phải tự ghè đá vào chân mình nếu như không bị ép buộc của ông chủ Mỹ? EU đang tính toán lợi ích. Kiev đang nói gần nói xa về hệ thống trung chuyển khí đốt của phương Tây, EU nghe thấy, nên EU phải cắn răng gánh nợ cho Ukraine và đang bàn cách trừng phạt…quân ly khai thay vì Nga đó sao! Mà trừng phạt quân ly khai thì…bọn chúng (quân ly khai) “trên răng dưới váy”, lấy gì mà trừng phạt. Rốt cuộc, bỏ Ukraine thì không bỏ được mà vương vào thì mất đoàn kết vì đâu phải ai trong số 28 quốc gia EU cũng có cùng lợi ích. Khi lợi ích quốc gia không đảm bảo thì đừng nói đến hỗ trợ Ukraine, ngay cả theo EU hay theo Nga cũng không quan trọng. EU không chỉ có mỗi Hunggry, vương quốc Anh còn đòi bỏ EU nữa là.
EU đang ngồi trên lưng hổ. EU muốn xuống, bất luận con hổ dừng lại hay chết. Đó phải chăng là lý do EU muốn “đập” Nga mà bất chấp Ukraine chết hay sống như TT Putin đã “ngạc nhiên” trên kênh truyền hình Đức ARD.
Tất nhiên, Nga dại gì làm cho con hổ ấy dừng lại hay ra tay đập chết nó. Nga muốn nó sống và gầm thật to càng tốt, thậm chí tuyên bố sẵn sàng chiến tranh tổng lực với Nga của TT Ukraine Poroshenko cũng chẳng sao.
Thứ ba là từ Ukraine, tiếng chuông nguyện hồn…NATO đã rung lên…báo hiệu đã đến lúc NATO hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. NATO-cái gậy chỉ huy, gõ đầu châu Âu đáng kính của ông chủ Mỹ, trừ Liên bang Nga, vì danh dự và lòng tự trọng, đã đến lúc hãy quên nó đi…
Như vậy, bản chất của cuộc khủng hoảng tại Ukraine là một cuộc chiến địa chính trị  của Nga với phương Tây-Mỹ, mà chủ yếu là Mỹ-Nga, do đó, Ukraine phải biết mình là quân cờ hay là người chơi cờ.
Chắc chắn khi kết thúc khủng hoảng mang tên Ukraine, một cục diện địa chính trị rất khác sẽ xuất hiện ở châu Âu mà ở đó, trục Nga-Đức-Pháp là một cực của thế giới đa cực.
Chẳng phải ngẫu nhiên, ngày 18/3/2014, lúc sáp nhập Crimea vào Nga, nước Nga tuyên bố: “Hôm nay thế giới đơn cực đã kết thúc. Nước Nga đã nhận về mình trọng trách vô cùng to lớn”.

Vậy nước Nga có thể làm gì để châu Âu hiểu rằng, Mỹ dùng NATO để cai quản châu Âu như dùng Hiến pháp hòa bình để cai quản Nhật Bản? Có vẻ như Nga đã và đang hành động và đầu tiên chúng ta hãy chờ từ nước Pháp.
Phần 2: NATO

Thứ Năm, 13 tháng 11, 2014

Chủ quyền và đảng quyền trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc.



Mất chủ quyền là mất đảng quyền và mất đảng quyền là mất chủ quyền là lý lẽ trong giai đoạn lịch sử hiện nay của Việt Nam.

Nhiều người đã đặt Việt Nam trong một lý lẽ: “Theo Trung Quốc thì mất chủ quyền; theo Mỹ thì mất Đảng quyền”. Hiểu rõ ra là:
(1) Theo Trung Quốc thì mất chủ quyền nhưng được Đảng quyền.
(2) Theo Mỹ thì mất Đảng quyền nhưng được chủ quyền.
Trong một lý lẽ, nếu tiền đề mâu thuẫn nhau thì đó không phải là một lý lẽ hay là một phán đoán đúng. Chẳng hạn, đây không phải là một lý lẽ: Chúa làm được tất cả, thì Chúa có thể làm ra một hòn đá mà Chúa nhấc không nổi không? Ở đây Chúa “làm được tất cả” mâu thuẫn với Chúa “không nhấc nổi”. Như vậy khi đã có một sức mạnh không gì cản nổi thì đương nhiên sẽ không có một điều gì đó mà không thể lay chuyển được và ngược lại.
Đối với (1), “theo Trung Quốc thì mất chủ quyền” là đúng, là điều khẳng định. “Theo Trung Quốc” được hiểu là quốc gia, dưới sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền đưa đất nước phụ thuộc hoàn toàn về kinh tế, chính trị, quân sự, đối nội, đối ngoại…vào Trung Quốc- một láng giềng luôn có âm mưu thôn tính biển đảo của Việt Nam. “Theo” một quốc gia có dã tâm như vậy thì mất chủ quyền biển đảo là điều khẳng định chắc chắn và chỉ là vấn đề thời gian.
Nếu (1) là một lý lẽ thì sau từ “nhưng”, cụm từ “được Đảng quyền” (tồn tại vai trò lãnh đạo của Đảng), phải là điều được khẳng định, nếu không được khẳng định thì (1) không phải là một lý lẽ khi tiền đề mâu thuẫn nhau. Và thực tế là nó không được khẳng định.
Thật vậy, sự sống hay trái tim của Đảng CSVN là sự hoạt động, lãnh đạo dân tộc Việt Nam đấu tranh dành độc lập dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trước bất kỳ kẻ thù nào dù chúng hùng mạnh, hung hăng đến đâu, kiên quyết giữ vững và bảo vệ vững chắc từng tấc đất thiêng liêng. Nếu không có hoạt động này, nếu run sợ, nhu nhược, đầu hàng trước kẻ thù thì coi như trái tim bị ngừng đập, Đảng sẽ chết. Nếu vì sự tồn tại của mình mà bán rẻ quyền lợi dân tộc, nhân nhượng để mất biển đảo thì trở thành đảng phản dân hại nước, mà đã là đảng phản dân, hại nước thì số phận cũng như đảng Quốc dân đảng năm 1946 mà thôi.
Như vậy, “theo Trung Quốc thì mất chủ quyền nhưng được Đảng quyền” không phải là một lý lẽ. Mất chủ quyền là mất Đảng quyền mới là lý lẽ.
Đối với (2), “theo Mỹ thì mất Đảng quyền” là đúng, là điều khẳng định và chẳng cần tốn thời gian vô ích để chứng minh điều này. Tương tự trên, nếu (2) đúng là một lý lẽ, thì sau từ “nhưng”, cụm từ “được chủ quyền” phải là điều được khẳng định.
Trước hết, muốn hiểu “theo Mỹ” là như thế nào thì ta lấy chế độ Việt Nam cộng hòa của Nguyễn Văn Thiệu xưa làm dẫn chứng. Không có ai “theo Mỹ” nhiệt tình như VNCH, thế nhưng Hoàng Sa bị Trung Quốc cướp ngay trước mắt mà không dám đánh trả dù lực lượng hùng mạnh hơn Trung Quốc, phải chăng Mỹ đã bán Hoàng Sa? Hoàng Sa không phải là chủ quyền sao? Nếu vậy, ngay cả một chính thể VNCH “theo Mỹ” như vậy, Mỹ cũng bỏ để chạy lấy người…thì cụm từ “được chủ quyền” bị phủ định.
Hiện nay, Việt Nam nếu mất Đảng quyền thì còn tệ hơn hàng trăm lần Ukraine. Đa nguyên, đa đảng, đa vùng…, chưa gì mà đã có hiện tượng đòi thành lập quốc gia riêng như ở Tây Nguyên, phía Bắc, huống chi…thì đất nước này thành loạn. Lúc đó, đừng nói chi một vài hòn đảo mà Tổ quốc này, bọn xấu nó cướp dễ như “lấy đồ chơi trong túi” thì chủ quyền có được ở đâu?
Như vậy, “theo Mỹ thì mất Đảng quyền nhưng được chủ quyền” không phải là một lý lẽ. Mất Đảng quyền là mất chủ quyền mới là lý lẽ.
Tất nhiên, bất kỳ một chế độ xã hội nào cũng tồn tại trong một giai đoạn nhất định, do đó, lý lẽ hay chân lý xã hội đều có tính lịch sử.
Thông thường, khi điều gì đó không phải là lý lẽ thì giải quyết nó bằng phủ định. “Theo Trung Quốc thì mất chủ quyền…; theo Mỹ thì mất đảng quyền…” thì Việt Nam không theo ai hết.
“Những ai tôn trọng độc lập chủ quyền, thiết lập và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác bình đẳng, cùng có lợi với Việt Nam đều là đối tác (bạn bè); bất kỳ thế lực nào có âm mưu và hành động chống phá mục tiêu của nước ta trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đều là đối tượng (kẻ thù) của chúng ta”. Đây là tư duy mới của Việt Nam khi xác định đối tác, đối tượng trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Một trong những sách lược trong đường lối đối ngoại biểu hiện khá rõ sự khôn khéo của Việt Nam trong bối cảnh cục diện địa chính trị phức tạp và gay gắt đang xảy ra là chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam tuyên bố.
Chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam là: Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự; không liên minh quân sự và không theo nước này chống nước kia.
Đây là một chính sách thể hiện sự hòa hiếu, chuộng hòa bình của Việt Nam nhằm (chủ yếu) để tránh căng thẳng, đối đầu với quốc gia láng giềng (Trung Quốc). Rõ ràng là khi ở cạnh một láng giềng hùng mạnh, luôn có dã tâm không tốt với Việt Nam, trong khi không thể “thay đổi láng giềng”, không muốn phụ thuộc, thì chính sách này là sự lựa chọn đúng đắn, thể hiện sự khôn khéo.
Nếu như Hiến pháp hòa bình của Nhật Bản mà họ vẫn có cách “giải thích khác” khi cần, thì chính sách quốc phòng “3 không” này của Việt Nam như là phần “thì” trong mệnh đề điều kiện “nếu…thì” mà phần “nếu” được hiểu ngầm. Khi các nguyên thủ quốc gia tuyên bố là “Việt Nam sẵn sàng thực hiện quyền tự vệ chính đáng” thì chính sách “3 không” này đã nêu bật lên cái phần “thì”, phần hiểu ngầm "nếu" rất rõ. Nếu anh đàng hoàng, tử tế với tôi thì…nhưng khi Việt Nam bị tấn công hay bị đe dọa tấn công thì ngay việc nổ súng bắn vào anh tôi cũng không ngần ngại, thì “3 không”, tự nó đã phủ định, không còn ý nghĩa.
Sẽ có một số hiểu lầm vì cố ý xuyên tạc hoặc vì chưa hiểu dẫn luận ngôn ngữ, nhưng thật ra, chính sách quốc phòng “3 không” là một “đòn” ngoại giao quân sự rất lợi hại. Nó có tác dụng răn đe rất lớn khi giới hạn giữa “3 không” và “3 có” là rất mỏng manh.
Điều “có” mà bất kỳ láng giềng nào coi Việt Nam là đối tượng phải lo lắng nhất, run sợ nhất là “cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự”. Khi bị dồn đến chân tường, nếu Việt Nam cho phép Mỹ hay Nhật Bản đặt căn cứ tại Cam Ranh chẳng hạn (là hành động tự vệ chính đáng), thì chẳng hay ho gì cho đối tượng tác chiến trực tiếp của Việt Nam.
Như vậy,  thực chất “3 không” là “3 có” được báo trước, nếu như ai đó có hành động đe dọa, thách thức nghiêm trọng đến an ninh của Việt Nam.
Có thể nói, đưa ra một mệnh đề dù là có lý lẽ hay không như trên, người ta đã có vẻ mặc nhiên coi Việt Nam như là một quân cờ mà Trung Quốc hay Mỹ dùng để chơi trên bàn cờ chiến lược của họ. Tuy nhiên, đó không phải là tư tưởng và hành động của người trong cuộc vì thời thế đã khác xưa nhiều.


Thứ Bảy, 8 tháng 11, 2014

Ukraine trước sự lựa chọn ngặt nghèo


Thế trận của Nga vẫn là thế trận buộc chính quyền Kiev phải tan rã hoặc là liên bang hóa, nhưng tiếc thay, tính “liên bang” hiện tại rất mong manh.
Có thể nói, ngày 22/2/2014 là ngày cuối cùng của Cộng hòa Ukraine thống nhất với 44,8 triệu dân trên một vùng lãnh thổ rộng đến 603.700 km2.
Đến nay, tháng11/2014, chỉ chưa đầy 9 tháng, Ukraine đã chính thức bị xén mất khu vực Donetsk và Lugansk với 64.618 km2 và 9,4 triệu dân. Nếu tính cả Crimea khi bán đảo này từ ngày 18/3 đã trở thành một phần của nước Nga, Ukraine bị xén mất nốt 26.100 km2 khỏi lãnh thổ cùng 1 triệu dân trở thành dân Nga, thì vị chi, Ukraine mất gần 90.000 km2 và hơn 10 triệu dân (gần bằng số dân của 3 nước vùng Bantic).
Đây là điều không thể chấp nhận ngay được của chính quyền tổng thống Poroshenko và là một sự thật đau lòng cho những người có lương tâm, lương tri, trên toàn thế giới trong đó có nhân dân Việt Nam. Ukraine không những mất đất, mất dân mà còn rơi vào cảnh nội chiến, đầu rơi máu chảy của hàng nghàn người dân vô tội.
Ai chịu trách nhiệm?
Đắng cay sao. Phương Tây, sau cuộc bầu cử quốc hội Ukraine ngày 26/10 vừa qua đã không ngừng rêu rao chiến thắng, nào là Putin đã đẩy Ukraine vào phương Tây, nào đây là thắng lợi của các Đảng thân phương Tây…Vâng, họ chỉ biết chính quyền Kiev thân họ, theo họ…còn hậu quả tang thương mà Ukraine phải gánh chịu thì không cần quan tâm. Và, cuộc bầu cử ngày 2/11 thì sao?
Cũng như cuộc bầu cử ngày 26/10, cuộc bầu cử ngày 2/11, kết quả ai thắng cử, cầm quyền, không quan trọng, vì nhắm mắt cũng biết kết quả, quan trọng là cuộc bầu cử 2/11 vừa qua đã chính thức xác nhận, đánh dấu ngày mà Ukraine mất Donetsk và Lugansk.
Kiev đã hết thời cơ, cạn kiệt nội lực để tuyên bố mạnh mẽ “quân ly khai hàng hay là chết” như trước kia. Chỉ cần một chuyến xe “cứu trợ”, Kiev buộc phải vội vàng ký hiệp định đình chiến, mà nay đã 6 đoàn xe như vậy thì quân ly khai đang là “bất khả trị” của Kiev, thậm chí đang sẵn sàng để vẽ lại bản đồ khu vực.
Đây là một biến đổi khủng khiếp hơn cả một cơn ác mộng. Tội lỗi này, sai lầm này không phải của người dân Ukraine và hãy khoan đổ tội cho thế lực Nga hay EU. Rõ ràng, thế lực cầm quyền ở Ukraine, bất luận có giải thích kiểu gì thì việc đất nước bị bên bờ vực phá sản, kiệt quệ, bị chia cắt, huynh đệ tương tàn, nhân dân bị cảnh đầu rơi máu chảy…là phải chịu hoàn toàn trách nhiệm chính trước đất nước.
Bất kỳ một chính quyền, nhà nước nào cũng có đường lối đối nội, đối ngoại, nhằm xây dựng đất nước mạnh về kinh tế, vững về an ninh quốc phòng thì chính quyền Ukraine cũng vậy. Thân phương Tây, gia nhập EU và khối quân sự NATO là quyền độc lập, tự chủ của Ukraine, nếu được cho là đúng đắn thì việc để mất và phải mất Crimea là cái giá phải trả với Nga.
Nga không bao giờ để cho NATO lấy Crimea, một vùng đất lịch sử, đồng thời là một căn cứ chiến lược sống còn của mình, dễ dàng, không tốn một viên đạn như vậy được. Nga không giành lại bằng cách này thì bằng cách khác, đó là quyết tâm chiến lược của Nga.
Ukraine có thể dứt tình, ly hôn với Nga nhưng khi chia tay, phải để “đứa con đẻ” của Nga là Crimea ở lại. Đây là một tác động khách quan, "cá lớn nuốt cá bé", mà một quốc gia nhỏ yếu, đã phụ thuộc như Ukraine nói riêng, phải gánh chịu trong cuộc chiến địa chính trị của các nước lớn, khi muốn thoát khỏi sự ràng buộc.
Tuy nhiên, mất Crimea, vẫn chưa phải là tất cả với Ukraine, Ukraine vẫn hoàn toàn có thể đi theo con đường mình đã chọn là theo phương Tây và gia nhập NATO, nhưng, đáng tiếc, những người lãnh đạo cuộc “cách mạng màu” sau vụ lật đổ tổng thống Yanukovych, đã không có nhạy bén về chính tri, thiếu nhãn quan chiến lược, không nắm rõ đặc điểm tình hình tôn giáo, phân bố dân cư, sự phân hóa vùng miền của đất nước…đã mắc sai lầm nghiêm trọng và chính do sai lầm nghiêm trọng này đã khiến Ukraine mới thực sự sụp đổ như hiện tại.
Sai lầm đó chính là tư tưởng phát xít, bài Nga, của các thế lực cực đoan trong giới cầm quyền, đã bộc lộ quá sớm và hành động quá quyết liệt khiến cho miền Đông hoảng sợ, lo lắng, phải đòi liên bang hóa và cuối cùng đòi ly khai. Ly khai thì tình hình sẽ như thế nào, diễn biến logic của nó ra sao, hậu quả đã rõ. Tư tưởng và hành động này của thế lực cầm quyền Kiev, không những khiến Nga sẵn sàng đối phó quyết liệt, thẳng tay, mà ngay người đỡ đầu cho Kiev là EU cũng bất an, lo hậu quả không kém.
Tiểu đoàn Azov với lá cờ của họ, mang đâm tư tưởng chủ nghĩa phát xít mới, là lực lượng chính, đàn áp quân ly khai.
Tiểu đoàn Azov với lá cờ của họ, mang đâm tư tưởng chủ nghĩa phát xít mới, là lực lượng chính, đàn áp quân ly khai, cũng khiến phương Tây lo ngại, bất an.
Nguy hiểm hơn, đất nước Ukraine, sự chia cắt chưa dừng ở đó. Chính tư tưởng, hành động này đã khiến dân miền Tây Nam Ukraine cũng đang đòi gia nhập vào Ba Lan, Hungary và Slovakia hay đòi tách khỏi Kiev vì họ cũng như người gốc Nga đang lo sợ nguồn gốc không phải người Ukraine của mình. Bởi nếu như xuất hiện những bài xích, khủng bố, kỳ thị sắc tộc, thì sẽ không có một dân tộc thiểu số nào muốn cùng tồn tại trên một vùng lãnh thổ.
Chừng nào ở Ukraine còn có những nghị sỹ quốc hội cực hữu đòi đưa quân đánh bom khủng bố nước Nga; chừng nào còn những hố chôn người tập thể, chừng nào còn các lực lượng mang phù hiệu phát xít…chừng đó còn khiến họ lo sợ. Đó chính là điều kiện cần và đủ cho các dân tộc thiểu số xuất hiện tư tưởng ly khai. Ly khai, chống đối, đòi độc lập cho họ là tất yếu, vì đó là quyền sống, quyền được sống tối thiểu của họ.
Chẳng phải ngẫu nhiên mà Hungary trở cờ với Kiev, thân Nga hơn khiến Mỹ-EU lo ngại, chẳng phải ngẫu nhiên mà Chủ tịch quốc hội Ba Lan “bật mí” là Putin bàn với Ba Lan về chia chác lãnh thổ Ukraine; chẳng phải ngẫu nhiên mà Hungary, Slovakia đồng ý với Nga về xây dựng “dòng chảy phương Nam”.
Ít nhất với họ, Ukraine chẳng là cái gì hết, vì dân tộc, vì lợi ích quốc gia, họ sẵn sàng làm tất cả.
Sự lựa chọn ngặt nghèo của Ukraine
Đương nhiên, sau cuộc bầu cử ngày 2/11, phương Tây phản đối quyết liệt bằng ngôn ngữ và Kiev cũng vậy, không những thế còn đe dọa phá bỏ mọi thỏa thuận, phong tỏa kinh tế…nhưng, Kiev đã, đang bất lực. Chẳng phải chính quyền Kiev đã làm tất cả những gì có thế, kể cả biện pháp cuối cùng là dùng quân đội đàn áp, mở hết chiến dịch này đến chiến dịch khác, không từ sử dụng một phương tiện, vũ khí nào, nhưng cuối cùng vẫn phải ký thỏa thuận 5/9…đó sao? Vậy thì sự đe dọa, biện pháp nào có thể quyết liệt hơn nữa để đưa 2 vùng ly khai vào khuôn khổ?
Tương lai toàn vẹn lãnh thổ Ukraine là vô cùng u ám. Thế lực cầm quyền vùng Donbass như đang ngồi trên lưng hổ. Cho nên, chắc chắn với họ, thì bản đồ của Donetsk phải cần có thêm sân bay Donetsk và bản đồ Lugansk cần có thành phố cảng biển Mariupol…để nối với Crimea là mưu đồ trước mắt của 2 tân tổng thống vừa đắc cử. Do đó, cuộc chiến chống “quân khủng bố” mà thực chất là cuộc thanh trừng sắc tộc do chính quyền Kiev gây ra dù đã đình chiến trên danh nghĩa, vẫn sẽ tiếp tục diễn ra.
Tình thế đáng nói của Kiev là EU, Mỹ- NATO không giúp được gì, trong khi 2 nước Cộng hòa Donetsk và Lugansk thì càng đánh càng mạnh. Trái ngược với EU và NATO, Nga không tiếc thứ gì, không tiếc điều gì để chống lưng cho phe ly khai. Đương nhiên thôi, vì đây là lợi ích an ninh sống còn của Nga chứ không phải của NATO và Mỹ. Cho nên, Kiev không phải tiến hành cuộc chiến với phe ly khai mà thực chất là chiến tranh với nước Nga như Thủ tướng Ukraine Yatsenyuk đã cay đắng xác nhận.
Như vậy Kiev tiếp tục tiến hành cuộc chiến “chống khủng bố”, để có những hố chôn người tập thể mà không biết ai gây ra…hay không, đều nhìn về phía Mỹ-NATO.
Sự trừng phạt của EU-Mỹ với Nga, chưa đủ độ để buộc Nga thay đổi ý định. Sử dụng biện pháp quân sự với Nga của lực lượng NATO thì hoang tưởng.
Vậy, nhà cầm quyền Kiev sẽ lựa chọn biện pháp nào?
Chỉ có thế 2 sự lựa chọn, hoặc là đưa phần còn lại vào EU hoặc là liên bang hóa Ukraine.
Nếu chọn đưa phần còn lại vào EU, chấp nhận mất miền Đông thì sẽ là một cuộc tự sát chính trị, chính quyền sẽ tan rã là vấn đề thời gian. 

Rốt cuộc, thế trận của Nga vẫn là thế trận buộc chính quyền Kiev phải tan rã hoặc là liên bang hóa. Có điều, liên bang hóa trong tình thế hiện tại, tính chất “liên bang” đã khác xa thỏa thuận, ý tưởng của Nga cách đây 9 tháng. Liên bang bây giờ tính chất rất mong manh, rất dễ thành “độc lập” bất cứ lúc nào. Quả thật, một sự lựa chọn nghiệt ngã.

Thứ Hai, 3 tháng 11, 2014

Nga sử dụng vũ khí khí đốt điêu luyện như thế nào và Ukraine thay đổi ra sao?

Nga sử dụng vũ khí khí đốt điêu luyện như thế nào...
Có một thực tế không thể chối cãi là cả EU đang phụ thuộc vào nguồn khí đốt của Nga. Có quốc gia thì nhiều, có quốc gia thì ít, nhưng dù nhiều hay ít thì đều lo lắng, lo sợ khi nguồn cung khí đốt của Nga không đến được với quốc gia mình. Chính thế mà Nga coi khí đốt như là vũ khí lợi hại. Tuy nhiên, đâu phải ai, khi có trong tay vũ khí lợi hại cũng sẽ sử dụng có hiệu quả, Nga không phải trong số đó, họ sử dụng vũ khí này điêu luyện đến mức thượng thừa.
Dùng để buộc Ukraina bắt EU làm con tin.
Trước hết, Ukraina là nơi trung chuyển khí đốt của Nga sang EU, có đến 30% lượng khí đốt từ Nga đến EU theo lối này. Khi Nga có kế hoạch xây dựng “dòng chảy phương Nam” thì EU phản đối quyết liệt bởi vì không muốn Nga độc quyền toàn bộ (vừa chủ đường ống vừa nhà xuất khẩu).
Tuy nhiên, EU cũng không tính đến diễn biến tại Ukraina. Cứ tưởng làm xong cuộc cách mạng đường phố là đương nhiên, nơi trung chuyển khí đốt thuộc địa phận EU là vũ khí khí đốt của Nga hết thiêng. Nhưng thực tế không vậy, tại sự kiện Ukraine, Nga đã buộc EU phải bảo vệ đường ống khí đốt tại Ukraine như bảo vệ “con ngươi mắt mình”. Đó chính là “con tin” của EU bị Ukraina bắt giữ.
Điều này có nghĩa là, EU muốn làm gì với cái chính quyền Ukraina thì làm, miễn sao đừng để đường ống đó qua Ukraina bị gián đoạn. Tức là hệ thống đường ống bị tàn phá do nội chiến lan rộng không kiểm soát hoặc bị Ukraine lấy trộm…Trong khi Nga vẫn trung thành, cung cấp khí đốt cho EU, nhưng nếu phát hiện bị Ukraine lấy trộm hay có “dòng chảy ngược” là Nga khóa van vì vi phạm hợp đồng, Nga sẽ không chịu trách nhiệm. Đã có hiện tượng “dòng chảy ngược” khi EU muốn cứu Ukraine, “bán lại” lượng khí đốt của mình mua từ Nga đã bị Nga cảnh cáo bằng hình thức “lượng cung khí đốt cho một số nước EU bỗng dưng giảm hụt 15% không hiểu lý do” khiến EU ngưng ngay lập tức, như tuyên bố của Hungari...
Bị Nga cắt nguồn khí đốt vì nợ, Ukraine bây giờ như kẻ đang ôm bom, ăn vạ với EU và biến EU thành con tin không hơn không kém. Điều này không thể trách Nga, vì, thân thích thì tôi cho nợ, giá giảm, còn không thân thích thì “tiền trao cháo múc”, trả hết nợ thì mua bán sẽ tiếp tục. Thế thôi.
Lúc này, muốn có khí đốt để khỏi “đóng băng” trong mùa Đông tới, Ukraine chỉ có 2 cách, hoặc là EU phải trả tiền thay hoặc Ukraine sẽ ăn cướp từ đường ống khí đốt của EU. EU liệu có còn cách lựa chọn nào khác?
Theo logic thì do mùa Đông đã cận kề và với dự báo là rất khắc nghiệt, thì EU phải “nôn” tiền ra cho Ukraina và thực tế là thật, EU đã ký thỏa thuận bảo lãnh tài chính với Nga trả nợ cho Ukraina mới hôm qua.
Dùng để trói EU, tách vùng Donbas ra khỏi Ukraina.
Nếu như chỉ đòi được “nợ xấu”, bán được giá cao…với kẻ mạt vận như Ukraina thì chưa phải là thượng thừa. Nga đã sử dụng để đối đầu trực tiếp với EU mà chắc chắn EU không thể quyết liệt trong hành động với Nga tại Ukraine. Đây là một nhận định có ý nghĩa chiến lược mà nếu chính xác thì Nga sẽ rất mạnh tay với tình hình Ukraina.
Ngày 26/10/2014, Ukraina bầu quốc hội. Chẳng có gì bất ngờ khi biết rằng quốc hội hầu hết là những người thân phương Tây, bài Nga. Nga công nhận kết quả bầu cử này và không ngại ngần tuyên bố sẽ công nhận luôn kết quả bầu cử ngày 2/11 của 2 khu vực ly khai ra khỏi Ukraine mà Nga gọi là Cộng hòa nhân dân Donetsk và Cộng hòa nhân dân Lugansk. Đương nhiên, Mỹ, EU đe dọa, phản đối quyết liệt tuyên bố này của Nga, nhưng vấn đề là bằng ngôn ngữ hay bằng hành động mới quan trọng.
Lưu ý là về thời điểm. Thứ nhất, không phải muốn thách thức hay làm bẻ mặt Kiev mà vùng Donbass quyết định bầu cử vào đầu tháng 11 thay vì thời gian Kiev cho phép. Sâu xa của việc chọn ngày này là thời điểm trước và đầu mùa Đông là thời cơ để Nga hạ quyết tâm. Việc Nga công nhận kết quả này tại thời điểm trước mùa Đông sẽ khiến cho EU bị động đối phó và tạo sức răn đe mạnh hơn cho vũ khí khí đốt. Chắc chắn, EU sẽ chưa dám mạnh tay với Nga trước mùa Đông khi không muốn tình huống xấu nhất xảy ra khi mùa Đông đến và nguy hiểm hơn, không biết mùa Đông năm nay dài và lạnh ra sao.
Ukraine, bằng quân sự để đè bẹp quân ly khai là không thể, do đó, chỉ trong chờ vào sự trừng phạt của Mỹ-EU vào Nga để kìm hãm sự ly khai của vùng Donbass. Nhưng trong tình huống này nếu căng thẳng EU-Nga tăng cao bao nhiêu thì Ukraina có nguy cơ “đóng băng” bấy nhiêu. Ukraina trong tình thế này lại giống kẻ “trên đe dưới búa”.

Thứ hai là đây là thời điểm EU đã buộc phải bảo đảm tài chính cho Ukraine với Nga để tránh kẻ “ăn vạ đang mang bom” như đã trình bày ở trên, cho nên, EU sẽ quyết liệt với Nga khi Nga tuyên bố công nhận kết quả bầu cử ở vùng Donbass bằng ngôn ngữ là chủ yếu.
Và Ukraine thay đổi ra sao? 

Phải công nhận, chỉ khi không thể giành chiến thắng bằng quân sự sau nhiều tháng trời quyết liệt, tung hết sức mạnh, “tốn nhiều học phí”, thì TT Poroshenko mới có chủ trương muốn giải quyết vùng Donbass bằng đàm phán hòa bình, có vẻ như phù hợp với quan điểm Nga. Nhưng Thủ tướng thì ngược lại, bài Nga và quyết tâm đàn áp bằng vũ lực quân ly khai.
Mâu thuẫn giữa Tổng thống và Thủ tướng sau bầu cử đã khiến ông Poroshenko đi nước cờ khôn khéo là đề xuất ông Thủ tướng Yatsenyuk tiếp tục tại vị. Trong tình hình Ukraine như hiện nay chính phủ của ông Thủ tướng Yatsenyuk vừa phải dùng quân sự tiêu diệt quân ly khai, vừa cải cách, khắc phục có hiệu quả tình hình chính trị, kinh tế đang phá sản, nếu không sẽ bị quân đội đảo chính, lật đổ. Đây là tuyên bố sắc lạnh của các đơn vị quân đội được các nhà tài phiệt nuôi dưỡng.
Vậy, liệu khi lên nắm quyền thủ tướng, ông Yatsenyuk có thay đổi được gì một đất nước, kiệt quệ, tan nát…không? Ông ta đè bẹp quân ly khai bằng sức mạnh quân sự của Mỹ-NATO hay bằng chính quân đội mà Tổng tư lệnh là TT Poroshenko đã từng tuyên bố “Nga không muốn cho họ chiến thắng”? Cả hai đều hoang tưởng.
Với những người có tư tưởng như ông Yatsenyuk, tất nhiên không được Nga hoan nghênh; với thành phần cực đoan, phát xít có mặt trong quốc hội cũng không được EU hoan nghênh, tin cậy…thì chính phủ của ông ta chắc tồn tại không lâu. Đó là lý do tại sao ông Petro Poroshenko không dại đưa người của Đảng mình vào tranh cử Thủ tướng dù kết quả kiểm phiếu cuối cùng Đảng của khối Poroshenko đứng đầu.
Hiện tại, Ukraina đang chờ khí đốt. Muốn có khí đốt thì khi Nga được đảm bảo đã có tiền của EU trong tài khoản. Nga thì đang chờ EU “sáng suốt” bằng một loạt các hoạt động quân sự để nhắc nhở rằng, đừng nên nhúng mũi vào công việc người khác, Nga sẵn sàng “đá rắn và không ngại va chạm”. Hãy quên 2 cuộc  bầu cử ngày 2/11 tại Donetsk và Lugansk đi, ít nhất cho đến hết mùa Đông.
Như vậy, tại Ukraine cách nhau hơn 1 tuần có 3 ( thực chất là 2) cuộc bầu cử. Cuộc bầu cử do Kiev tổ chức thì không có gì mới, vì cái chính phủ hay cả Tổng thống mới bầu không khác gì chính phủ tạm quyền sau khi lật đổ TT Yanukovych, ra đời trong một thế nước thậm chí còn tồi tệ hơn. Ukraine lại sẽ xuất hiện những cuộc cách mạng mới, bầu cử mới. Nếu hiện tại ở Ukraine có thay đổi thì đó chỉ là sự thay đổi "màu da trên xác chết". Nhưng cuộc bầu cử ở miền Đông Ukraine thì có sự thay đổi rất lớn đang chờ phía trước.
ngocthong19.5@gmail.com