Thứ Hai, 27 tháng 12, 2021

Nga đang nói ngôn ngữ của người Anglo-Saxon!

Nga đưa ra cho Mỹ-NATO một yêu cầu có tính chất như một tối hậu thư khiến cho Mỹ-NATO và dư luận thế giới rất ngạc nhiên, bất ngờ vì chưa có tiền lệ. Tại sao như vậy? Phải chăng thông qua đó, Nga muốn tự cởi trói cho mình, tạo cho Nga có nhiều lựa chọn khi đã bị dồn vào thế không còn chỗ lùi?

 https://youtu.be/IQDIiunKYXo

Chủ Nhật, 26 tháng 12, 2021

Viên thuốc đắng cho Mỹ-NATO: Đầu hàng hoặc chiến tranh

 

 Có cảm giác như Nga sử dụng tình huống Mỹ không chấp nhận bản dự thảo Hiệp ước bảo đảm an ninh của mình đưa ra để tự cởi trói và có nhiều lựa chọn lối chơi hơn chăng?

https://youtu.be/o1oOkWAxe8U

Chủ Nhật, 19 tháng 12, 2021

Lối chơi "ngoại giao pháo hạm" kiểu Nga

Đề xuất một thỏa thuận an ninh toàn diện thì ít nhất phải có sức mạnh tương đương với Mỹ. Vậy Nga có được điều này không để Mỹ phải chấp nhận?


https://youtu.be/9wWv9Qip8Lw


 


Thứ Năm, 16 tháng 12, 2021

NATO STOP! Putin không gửi lời theo gió!

 Vậy là Nga đã "cởi găng tay" không phải để chơi với Ukraine mà chơi với NATO. Lần đầu tiên trong lịch sử, Nga đã sử dụng "ngoại giao pháo hạm" với Mỹ và phương Tây, điều, chưa từng một ai, một quốc gia nào dám chơi kiểu đó mà chỉ có ngược lại....

https://youtu.be/bID17kBptuA


Thứ Tư, 15 tháng 12, 2021

Gấu Nga đã lộ răng!

 Quả thật, có nhiều cách để xua đuổi một con Gấu ra khỏi hang, nhưng không có cách nào để đưa nó trở lại hang của nó!

https://youtu.be/wdUmRRAv5Vo


Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2021

Mỹ đang bẫy Nga tại Ukraine



Năm 2014, thể trạng Nga chỉ đủ để "tiêu hóa Criema", Nga năm 2021 tất nhiên là khác Nga năm 2014, nhưng dẫu thế Nga chẳng dại gì xâm lược Ukraine để vừa bị cô lập chính trị, kinh tế của thế giới và nuôi báo cô gần 40 triệu dân Ukraine của một nhà nước thất bại...

https://youtu.be/aarok0UxnTc


Việt nam đã "tiếp tay" cho Gấu Nga đã "thò chân" vào Đông Nam Á!


Nếu không có sự hợp tác của Việt Nam thì căn cứ Không quân -Vũ trụ Nga tại Lào không có ý nghĩa...


https://youtu.be/EobcwG5pMKg

Thứ Năm, 4 tháng 11, 2021

Thông điệp của “General Frost” đến châu Âu: Hàng thì sống, chống thì chết!

 


Mùa đông khắc nghiệt của Nga là vũ khí lợi hại mà Nga sử dụng để chống lại kẻ thù của mình, những kẻ được nuông chiều, ưu ái, bởi mùa đông ôn hòa của châu Âu. Vì vậy, châu Âu coi mùa Đông của Nga như là những viên tướng đồng minh của Nga với biểu tượng như General Frost, General Winter hay General Snow.

Tổng thống Nga Putin chỉ nước "hết cờ" cho châu Âu…

Trong bài phát biểu tại “Tuần lễ Năng lượng”, Tống thống Nga Putin nêu bật 2 vấn đề mà không thể cãi…

Thứ nhất, thiếu điện không phải do giá khí đốt lên cao mà do chính sách năng lượng “xanh” của châu Âu bị sụp đổ.

Năng lượng điện được cung bởi 3 nguồn (1) từ điện hạt nhân, (2) từ nhiệt điện (than, khí đốt, dầu) và (3) điện tái tạo (thủy điện, điện mặt trời và điện gió). Châu Âu ưu tiên, coi trọng vào nguồn điện từ mặt trời và gió, họ từ bỏ điện hạt nhân và điện than, cho nên, khi không có nắng, gió và LNG lên cao thì điện thiếu là đương nhiên.

Thứ hai, giá khí đốt trên thị trường giao ngay lên cao không phải do Nga mà do “cung không đủ cầu” và chính sách tự do hóa thị trường khí đốt của EU để “chống độc quyền”. Cụ thể:

1, Mùa hè trước, quá nóng, châu Âu sử dụng nhiều khí đốt chạy máy phát điện nên lượng khí đốt tại kho chứa bị cạn kiệt không kịp bổ sung cho mùa Đông.

2, Kinh tế châu Âu, châu Á phục hồi sau đại dịch cho nên cần khí đốt, trong khi lượng LNG của Mỹ, Trung Đông (Qatar) bị hút sang châu Á nơi có giá cả cao hơn nhiều.

3, Đồng thời với hoàn thành hợp đồng khí đốt đã ký với các đối tác châu Âu, Gazprom của Nga cũng phải ưu tiên cho các kho chứa của Nga phục vụ cho dân Nga vào mùa đông. Vì vậy Gazprom không có lỗi trong việc thiếu hụt khí đốt của châu Âu và giá khí đốt giao ngay “bay vào vũ trụ”.

4, Hậu quả của chính sách tự do hóa thị trường khí đốt để chống độc quyền mang nặng tư tưởng “chống Nga” của EU là các quốc gia EU khiếu kiện để hủy bỏ hợp đồng dài hạn ký với Nga thực hiện giá khí đốt mua ngay. Vì vậy khi giá giao ngay tăng mạnh, các thương nhân “bỏ của chạy lấy người” khiến cho các cơ sở xí nghiệp và người tiêu dùng sử dụng khí đốt bị khủng hoảng…

Thứ ba, Nếu giá khí đốt tăng mạnh không có gì ngăn chặn và chính sách “xanh” của châu Âu sụp đổ thì nền kinh tế châu Âu hoàn toàn bị sụp đổ theo, mùa đông này châu Âu sẽ chết cóng. Tất cả những điều này không có lợi cho Nga (không có lợi), do đó, Nga cần phải bơm khí đốt bổ sung cho châu Âu.

Bơm khí đốt cho châu Âu, nhưng Tổng thống Putin chỉ rõ là nó không qua con đường Ukraine vì:

1, Không kinh tế: Đường ống trung chuyển Ukraine dài hơn Nord Stream-2, thuế Ukraine đánh vào quá cao cho nên không có lợi nhuận.

2, Không an toàn: Đường ống này đã quá lâu không tu sửa nên dễ bị nổ gây mất an toàn và không bảo đảm lượng khí thải CO2.

3, Độ tin cậy không cao: Thường bị hút trộm và tống tiền cả Nga và châu Âu.

Như vậy, đến đây, có 2 điều Putin không nói, mà để cho ai đó tự hiểu là:

** Nga không ngốc đem tiền đi nuôi sống kẻ chống Nga điên cuồng như Ukraine và nếu các ngài ở Brussels muốn có khí bổ sung thì nhớ tuyến đường ống Nord Stream-2, dùng hay không, tùy.

** Khủng hoảng năng lượng (châu Âu thiếu điện, thiếu khí đốt) này nếu không ngăn chặn kịp thời sẽ khiến Châu Âu “toang”, tất nhiên, Nga không muốn, nhưng nếu như châu Âu bị “toang” thì Nga không bao giờ chết theo. Châu Âu cần năng lượng từ Nga và thậm chí phụ thuộc vào Nga chứ Nga thì không, Nga vốn tự cung tự cấp đã quen với cấm vận.

Châu Âu “họa đơn vô chí”…

Châu Âu “văn minh” muốn sử dụng năng lượng sạch bằng chính sách “xanh” của họ không cho thấy sự ổn định mà chỉ thấy sự mong manh của nó khi phụ thuộc quá lớn và thời tiết khí hậu. Sự đỏng đảnh của nàng thời tiết đã khiến EU đặc biệt Đức, Anh vốn kỳ thị với nhà máy nhiệt điện than đã phải vội khôi phục lại khiến giá than đá tăng gấp đôi bất chấp khí thải CO2 mà họ đưa ra.

Mặc dù thiếu khí đốt và giá khí đốt phi mã nhưng EU vẫn ngoan cố chưa chịu cấp phép cho Nord Stream-2 hoạt động – tuyến ống chính cấp khí giá rẻ bổ sung cho châu Âu vì họ đang trông chờ khí LNG của Mỹ và Qatar cứu trợ.

Đáng tiếc, thị trường Trung Quốc với giá cao đã “vơ vét” hết LNG của Mỹ trong một hợp đồng mới khiến châu Âu tức giận, nhưng hy vọng nhất là nguồn LNG từ Qatar thì, tuần trước, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar, Saad al-Kaabi tung ra “một quả đấm bồi” khiến châu Âu-EU đắng họng:

“Chúng tôi nhận thấy nhu cầu rất lớn từ tất cả khách hàng của mình, nhưng rất tiếc, chúng tôi không thể đáp ứng tất cả mọi người”. Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar, Saad al-Kaabi cho biết, Qatar được cho là đã “cạn kiệt” sản lượng khai thác vào thời điểm hiện tại và không thể tăng nguồn cung khí đốt cho châu Âu.

Vâng! Châu Âu từ giờ cho đến hết mùa Đông sẽ không có một nguồn cung cấp khí đốt nào dù chấp nhận mua giá “ở trên vũ trụ”, ngoại trừ khí đốt từ Gazprom – Nga.

Thật không may, sự sụp đổ năng lượng “xanh” lại diễn ra trước mùa Đông nên EU không thể cứu vãn…Nói cách khác phải sống qua mùa đông năm 2021-2022 này đã rồi mới tính tiếp…nhưng, xa xa phía chân trời, “General Frost” đã dẫn binh ùn ùn kéo đến với một thông điệp: “Đầu hàng thì sống, chống thì chết!”.

Đầu hàng, tức chấp nhận mua khí đốt Nga giá rẻ từ tuyến ống Nord Stream-2. Chống lại, tức ngoan cố phủ nhận Nord Stream-2, thì sẽ không có khí đốt bổ sung cho mùa Đông và nếu General Frost “mạnh tay” (rét đậm, rét hại) thì châu Âu đã thiếu điện cộng thiếu khí đốt sẽ đóng băng là hiện hữu.

Tuy nhiên, vẫn còn biện pháp khác, đó là EU, sử dụng NATO, dùng sức mạnh (như “nàng” Bộ trưởng quốc phòng (vịt què) Đức tuyên bố là sử dụng bom hạt nhân với Nga) để cướp khí đốt (nói riêng) và tài nguyên (nói chung) của Nga như đã từng với Iraq, Syria, Lybia…Thử đi NATO! Đây là lúc cần sức mạnh, không thì hô hào tiến về phía Đông làm gì!.

Chủ Nhật, 31 tháng 10, 2021

Một chiến thắng Pyrros hoặc thảm họa nếu Trung Quốc thu hồi Đài Loan bằng vũ lực!

 


Trong bài phát biểu ngày 1/7/2021 đánh dấu kỷ niệm 100 năm thành lập ĐCS Trung Quốc. Tổng bí thư ĐCS – Chủ tịch CHND Trung Hoa, ông Tập Cận Bình tuyên bố: “Giải quyết vấn đề Đài Loan và hiện thực hóa sự thống nhất hoàn toàn của Trung Quốc là một sứ mệnh lịch sử và cam kết không thể lay chuyển của ĐCS Trung Quốc”.

Trong bài diễn văn đó, đồng chí Tập Cận Bình hứa sẽ “làm nứt sọ” và “đổ máu” những kẻ cản đường… 

Có thể nói, không phải tự bây giờ mà từ thời Mao Chủ tịch, vấn đề Đài Loan như là một “khúc xương mắc trong cổ họng” người Trung Quốc Đại lục. Đã có ít nhất nhất 2 lần Trung Quốc định sử dụng vũ lực để thu hồi Đài Loan, song không thành, khi bị các hạm đội tác chiến tàu sân bay (CGS) của Mỹ ngăn chặn, buộc phải xuống thang…

Giờ đây, khi Mỹ-Trung đang xác định nhau là đối tượng tác chiến, trong khi Mỹ có dấu hiệu giảm sút sức mạnh, thế giới chuyển sang đa cực và Trung Quốc đã trỗi dậy thì liệu ĐCS Trung Quốc thu hồi Đài Loan bằng vũ lực hay không?

Đài Loan không phải là Crimea hay Nam Ossetia…

Bản thân vị thế của Đài Loan không hề đơn giản và đừng ai hời hợt so sánh nó với các quốc gia như Cosovo, Nam Ossetia, v.v. Mặc dù là người mang dòng máu Trung Quốc nhưng tại Đài Loan, hiện nay, chỉ có 2,7% coi mình là người Trung Quốc còn lại 63,3% coi mình là người Đài Loan.

Nên nhớ, cái tên Trung Hoa Dân Quốc, một trong những người sáng lập LHQ là ủy viên thường trực HĐBA LHQ. Ngày nay, vị trí Đài Loan trong LHQ, nó được chuyển giao cho CHND Trung Hoa sau khi thất bại trong cuộc nội chiến 1945-50, Quốc dân đảng bị ĐCS Trung Quốc đánh bại phải chạy ra đảo Đài Loan.

Ngày nay, Đài Loan, đại diện cho chính đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ, chỉ được 15 quốc gia trên thế giới công nhận, nhưng thông qua các phái đoàn thương mại, nó duy trì mối quan hệ với toàn thế giới.

Đài Loan hiện được cai trị bởi Đảng tiến bộ dân chủ (DPP), mà bà Thái Anh Văn là nữ “Tổng thống” Trung Hoa Dân Quốc đang ở nhiệm kỳ thứ hai. Kể từ năm 1979, Mỹ đã thể hiện chính sách bảo trợ đối với Đài Loan. “Tổng thống” Thái Anh Văn và DPP của bà ấy kiên quyết phản đối việc thống nhất với CHND Trung Hoa.

“Độc lập hoàn toàn” của Đài Loan dưới sự bảo trợ của Mỹ không phải là điều mà Bắc Kinh đang muốn. Trung Quốc những năm 1979 và Trung Quốc ngày nay là hai điểm khác biệt lớn. Tuy nhiên, nói thì cứ việc nói, ĐCS Trung Quốc đã nói nhiều về quyết tâm thu hồi Đài Loan, nhưng làm hay không lại là chuyện khác…

Các vấn đề ngăn cản Trung Quốc thu hồi Đài Loan…

Thứ nhất: Hậu quả cuộc chiến.

Những người Cộng Sản Trung Quốc lo ngại nhất là một chiến thắng “Pyrros” (một chiến thắng mà bên thắng cuộc chịu một giá đắt khó chịu đựng nổi) khi sử dụng vũ lực để thu hồi Đài Loan – một chiến thắng Pyrros cho sự ổn định hệ thống chính trị Trung Quốc.

Đài Loan là một đảo quốc có 23 triệu dân, lực lượng vũ trang tuy không thể so sánh với Trung Quốc nhưng Đài Loan có 2 lợi thế tác chiến: Phòng thủ chống đổ bộ và được Mỹ-Nhật Bản hỗ trợ bằng quân sự (có thể bằng cả binh lính).

Do đó, (1) nếu Trung Quốc tấn công phủ đầu bất ngờ mà sự can thiệp của Mỹ-Nhật hạn chế thì theo dự đoán của các nhà quân sự phương Tây, Trung Quốc phải mất ít nhất 50.000 phi công và lính thủy và (2) nếu sự tấn công không bất ngờ, Mỹ-Nhật hỗ trợ kịp thời thì Trung Quốc phải mất ít nhất 100.000 quân.

Thắng cuộc chiến nhưng 50 ngàn hoặc 100 ngàn bố mẹ có con trai độc nhất chết trận là điều không thể chấp nhận, vì thống nhất Trung Quốc, thu hồi Đài Loan…chỉ là quyết tâm chính trị của ĐCS Trung Quốc chứ không đem lại lợi ích cho gia đình có con ra trận. Quan điểm “người Trung Quốc không giết người Trung Quốc” trỗi dậy trong dân chúng, quan chức, sẽ xung đột với ý chí chính trị Đảng cầm quyền.

 Kết thúc cuộc chiến, nền kinh tế của Đài Loan được xếp hạng thứ 30 trên thế giới về sức mua tương đương (PPP), thứ 18 về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và thứ 24 về GDP danh nghĩa, đầu tư và ngoại thương…tan hoang khiến Trung Quốc không chỉ phải nuôi “báo cô” mà còn chịu một cú “boomerang” cực mạnh, cụ thể:

Cốt lõi của nền kinh tế Đài Loan là sự giàu có của TSMC (Công ty sản xuất chất bán dẫn Đài Loan), chiếm khoảng 56% sản lượng chip bán dẫn của thế giới. Đây là một con số khổng lồ, để so sánh: GlobalFoundries (Mỹ) đứng thứ hai thế giới, chiếm 9,4%, United Microelectronics Corporation (lại Đài Loan) đứng thứ ba, 8,5%.

Trên thực tế, TSMC có cổ phần kiểm soát trong việc sản xuất chipset trên thế giới. Khách hàng của TSMC là HiSilicon, MediaTek, Huawei, Realtek, AMD, NVIDIA, Qualcomm, ARM Holdings, Altera, Xilinx, Apple, Broadcom, Conexant, Marvell, Intel. Đây là danh sách các khách hàng lớn nhất và có thể đưa ra kết luận về việc TSMC đã tham gia thị trường một cách vững chắc như thế nào.

Sự phát triển của đất nước CHND Trung Hoa đòi hỏi một số lượng lớn các con chipset, trong khi người Trung Quốc không thể tự tổ chức sản xuất, không tự mình phát minh ra nó. Trung Quốc chỉ sản xuất hoặc sao chép, nhưng ngay cả điều này cũng đòi hỏi sự đột phá của bộ vi xử lý và các vi mạch khác.

Do đó, Trung Quốc đơn giản là không thể chịu các biện pháp trừng phạt của Mỹ trong vấn đề này, mà Mỹ sẽ thực hiện thông qua Đài Loan. Xung đột hiện nay đang xoay quanh việc Mỹ đang cố gắng kìm hãm sự phát triển của Trung Quốc bằng cách gây áp lực lên TSMC cố gắng siết chặt Huawei bằng các biện pháp trừng phạt và không cung cấp chipset.

Thứ hai: Không chắc thắng!

Rõ ràng thắng cuộc chiến thì đó là một chiến thắng Pyrros, nhưng nếu thất bại thì sẽ là một thảm họa cho ĐCS Trung Quốc là tất yếu. Đối đầu với Trung Quốc không chỉ là lực lượng đồn trú Đài Loan mà nguy hiểm lớn chính là liên minh Mỹ-Nhật và AUKUS. Liên minh này có can thiệp vào Đài Loan hay không quyết định thành bại cuộc chiến…

Vấn đề là Trung Quốc muốn thắng trọn vẹn, vững chắc thì phải thực hiện một phương án tác chiến chớp nhoáng, tức đánh nhanh thắng nhanh và kết quả tối ưu nhất là chính quyền Đài Loan đầu hàng. Do vậy, cuộc chiến càng kéo dài thì nguy cơ Trung Quốc chuốc thảm họa là không tránh khỏi…

Với tinh thần “bờ có vững thì đảo mới yên” thì rõ ràng “bờ” Mỹ-Nhật và AUKUS rất vững. Và, có lẽ Đài Loan là “làn ranh đỏ” cuối cùng của “sức mạnh bá chủ” của Mỹ, mất Đài Loan là hạ gục uy thế của Mỹ đã buộc 3 CGS của Mỹ-Anh xuất hiện tại Biển Đông. Liên minh quân sự Mỹ tại đây có can thiệp vào Đài Loan hay không đã có câu trả lời chính xác với Bắc Kinh.

Thứ ba: Tổ chức, sử dụng lực lượng cho tấn công Đài Loan…

Nếu Trung ương ĐCS Trung Quốc quyết định tấn công, thì tổ chức lực lượng ra sao, sử dụng lực lượng nào tham gia tưởng rằng dễ dàng nhưng hóa ra lại rất khó khăn với Bắc Kinh. Đó là một lực lượng rất lớn (hải - lục - không quân) tập trung vào một vị tướng – lịch sử và quá khứ đã không cho phép ĐCS Trung Quốc mạo hiểm, và không phải lực lượng nào cũng hăng hái tham gia “người Trung Quốc giết người Trung Quốc”.

Thực tế chúng ta chỉ nghe những lời hung hăng trên MXH, nhưng nhảy lên tàu đổ bộ, ngồi vào buồng lái máy bay, hành quân đến giữa đại dương bao la…lại là chuyện khác, nó tác động đến tinh thần vô cùng lớn nếu như người lính không có lý tưởng quyết tử cho Trung Quốc có thêm Đài Loan…

Kết luận: Với 3 vấn đề đã nêu trên nếu như tồn tại và là sự thật thì Bắc Kinh sẽ không bao giờ thu hồi Đài Loan bằng vũ lực. Họ sẽ dùng biện pháp hòa bình. Đài Loan không phải là Crimea và việc Nga không “giải phóng” luôn Ukraine năm 2014 là bài học có giá trị cho Bắc Kinh ngày nay với vấn đề Đài Loan.

Không phải Nga, Pháp sử dụng “Vũ khí năng lượng” đầu tiên giáng vào Vương quốc Anh!

 

Người châu Âu mặc dù sắp chết cóng đến nơi nhưng vẫn ngoan cố, cầm cự không cho Nord Stream-2 khởi động vì sợ Nga sẽ sử dụng “vũ khí năng lượng”, nhưng thật bẽ bàng, chính Cộng hòa Pháp là quốc gia đầu tiên sử dụng “vũ khí năng lượng” nhằm vào đồng minh là Vương quốc Anh.

Cảnh báo đỏ cho Jerrsey…!

Jersey - hòn đảo nhỏ nằm trong eo biển Manche ngăn cách Anh và Pháp, tuy không chính thức là một phần của Vương quốc Anh, khu vực này có các cơ quan tự quản riêng, nhưng London chịu trách nhiệm bảo vệ quân sự.

Vào đêm trước, ngày 8/5/202, Jersey, đã thu hút sự chú ý lớn của toàn bộ cộng đồng quốc tế, vì cả London và Paris cùng lúc điều động hai tàu chiến đến bờ biển của nó như một lý lẽ để giải quyết một tranh chấp kinh tế (thị trường đánh cá)… 

Lý do của việc sử dụng các phương pháp “văn minh” như vậy là hệ quả trực tiếp của quá trình “ly hôn” giữa Anh và EU mà một trong những vấn đề khó khăn nhất là quyền tiếp cận của ngư dân EU tới các vùng biển thuộc quyền của Anh.

Theo kết quả của “thỏa thuận ly hôn”, để đánh bắt cá ở phần này của eo biển Anh, các tàu của Pháp được cấp phép bởi chính quyền của đảo Jersey, nhưng lần này chỉ có 41 tàu của Pháp được cấp phép. Chính quyền Jersey giải thích điều này là “giấy phép được cấp phù hợp với các quy định của Anh-EU”. Các quy định này yêu cầu lắp đặt Hệ thống Giám sát Tàu thuyền (VMS) trên tất cả các tàu để xác nhận rằng tàu đã đánh bắt trong khu vực. Rắc rối nằm ở chỗ, thiết bị như vậy (VMS) chỉ tàu đánh cá loại lớn mới lắp đặt được, cho nên, Anh-Jersey đã loại bỏ hơn 80% tàu đánh cá loại nhỏ của ngư dân Pháp vì không có VMS.

Rõ ràng là điều này đã gây ra sự phẫn nộ trong các ngư dân Pháp và ban lãnh đạo EU đã vô cùng ngạc nhiên vì không có thỏa thuận nào về những điều “kỳ quặc” như vậy ở phía London. Ngư dân Pháp biểu tình, Bộ trưởng Hàng hải Pháp, bà Annick Girardin tuyên bố:

“Về phần Jersey, tôi muốn nhắc các bạn rằng hòn đảo này, 95% nguồn năng lượng được cung cấp từ Pháp bởi một đường cáp dưới biển. Tôi sẽ rất tiếc khi phải nói đến điều đó, nhưng chúng tôi sẽ làm điều đó nếu chúng tôi phải làm…”

Đáp lại, người Anh đã gửi hai tàu chiến đến bờ biển Jersey, và người Pháp cũng chẳng vừa, điều hai chiếc tàu chiến của họ đến khu vực…như nói trên. 

Đây là cách cư xử đàm phán quen thuộc của “thực dân Đế quốc” cho một đối tượng chiến lược thuộc “thế giới thứ ba” khi mâu thuẫn về lợi ích không thể dung hòa. Tuy nhiên, có điều khiến chúng ta ngạc nhiên thú vị là ở đây, đối tượng cùng là “thực dân Đế quốc” với nhau: Pháp – Anh.

Thật ra việc Anh “ly hôn” với EU cũng giống như Mỹ xé bỏ các thỏa thuận đã ký với Liên Xô-Nga trước đây như INF, “bầu trời mở”…đều theo một nguyên tắc: “Khi không có lợi ích, lợi thế, thì xé bỏ mọi thỏa thuận” và phương châm: “Khi người đi săn cảm thấy con chó không còn tác dụng thì người đi săn phải biết ăn thịt chó”, thế thôi.

Chấp nhận rời khỏi EU, Vương quốc Anh đã chọn một con đường phát triển độc lập gây dựng lại một Đế chế Anh một thời lừng lẫy. Những tham vọng như vậy cần phải được hỗ trợ bởi lực lượng quân sự, và người Anh đã và đang làm điều này…Họ tăng cường sức mạnh quân sự ở nước ngoài để sẵn sàng cho việc phân chia lại thị trường, thuộc địa. Đức quốc xã đã từng trước thế chiến 2 mà châu Âu đã là nạn nhân.

Như vậy, về mặt khách quan, Vương quốc Anh đối lập với toàn bộ EU và không có gì ngạc nhiên khi EU cũng đang tìm cách đề phòng. Và, chẳng có gì khó hiểu khi dư luận Anh cho rằng “Đừng có chọc gậy vào “gấu Nga” mà bị “tát”, kẻ thù chính của chúng ta (Anh) không phải là Nga mà là EU”.

Pháp “nổ súng”, Anh nếm đòn đầu tiên…

Sự cố Jersey chỉ đơn giản là một triệu chứng của một căn bệnh thông thường. Rất nhiều bình luận của các chuyên gia coi “sự cố Jersey” có thể dẫn đến sự sụp đổ của nước Anh và cuộc chiến châu Âu…nhưng đã 5 tháng trôi qua thì sự cố có vẻ như lắng xuống. Bỗng nhiên…

Chỉ vài ngày sau khi các nước EU lên kế hoạch đề phòng chiến tranh thương mại với Anh, quan hệ giữa Paris và London lại căng thẳng. 

Paris kháng cáo một cách bài bản, về “vụ việc Jersey” với lý lẽ biện chứng, thuyết phục từ các giấy tờ đã ký…yêu cầu London phải giải quyết, nếu không, Anh sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt ở cấp độ châu Âu. Nhưng, London “phớt Ăngle”, đã từ chối đồng ý hạn ngạch và cấp giấy phép đánh bắt hải sản cho ngư dân Pháp.

Đến đây, sự chịu dựng của người Pháp đã cạn… Ngày 23/10/2021, Người phát ngôn chính phủ Pháp Gabriel Attal thông báo rằng các nhà chức trách Pháp đang chuẩn bị một gói trừng phạt chống lại Vương quốc Anh.

Đặc biệt chú ý là Bộ trưởng Hàng hải Pháp Annick Girardin tuyên bố ngắn gọn: “nếu bạn không mở cửa vùng biển của mình cho ngư dân của chúng tôi, chúng tôi sẽ tắt nguồn cung cấp điện qua cầu năng lượng”. Chấm hết.

Đừng có dại đùa với tuyên bố này. Để hiểu được mức độ nghiêm trọng của tuyên bố này, chúng ta cần hiểu nó nói về điều gì…

Hiện tại, 2 bờ của eo biển Manche được nối với nhau bằng hai cây cầu điện: IFA-1 và IFA-2, với công suất lần lượt là 2.000 và 1.000 MW, được vận hành bởi liên doanh Interconnexion France-Angleterre (IFA). Vào ngày 15/9, IFA-1 bị sự cố, ngừng hoạt động (trùng với ngày Mỹ-Anh-Úc tuyên bố liên minh AUKUS).

Ban đầu, dự kiến ​​rằng tuyến cáp của IFA-1 chạy từ Merville-Franceville-Plage của Pháp đến Farham của Anh sẽ được sửa chữa kịp thời xong trong tháng 10, dòng chảy 2.000 megawatt sẽ hoạt động trở lại…nhưng vụ khủng hoảng AUKUS, Mỹ-Úc với sự đồng lõa của Anh, đã đâm một nhát dao và lưng người Pháp khiến cho vụ tai nạn tại cầu điện IFA-1 “trở nên nghiêm trọng”…

IFA đã công bố IFA-1 sẽ đóng cầu dao thay vào tháng 10/2021 thì phải vào tháng 3/2022. Chính sự cố này, cùng với giá khí đốt kỷ lục, đã gây ra sự sụp đổ của hệ thống năng lượng Anh, buộc London phải đưa các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than đá vào để chống đỡ.

Có thể nói đây là cú đáp trả đầu tiên vào Vương quốc Anh. Và, nếu ghép các sự kiện Jersey - AUKUS mà người Anh đã cư xử với người Pháp thì đây có lẽ là cú phản đòn rất hiểm, đầu tiên của Pháp vào Anh.

Những sự kiện diễn ra trong những tháng gần đây đã cho thấy rõ ràng rằng nước Anh dễ bị tổn thương chính là tình trạng thiếu năng lượng và phụ thuộc vào nguồn cung cấp bên ngoài, riêng Pháp chiếm 80% trong tổng nguồn cung năng lượng điện cho Anh.

Vì thế, đã đến lúc người Pháp hỏi người Anh trống không: hoặc là công việc cho ngư dân Pháp, hoặc đóng băng và mọi bóng đèn, đèn đường và bảng hiệu cửa hàng sẽ biến mất ở Anh.

Diễn biến sự việc khiên chúng ta nhớ lại, mở màn cuộc chiến thế giới lần thứ 2 là Đế quốc nổ súng vào Đế quốc để giải quyết mâu thuẫn về thị trường, thuộc địa, lẫn nhau. Lịch sử liệu có lặp lại?

Lịch sử thường lặp lại vì có nhiều kẻ không chịu học, nhưng những dự đoán về những điểm nóng mở màn cho một cuộc chiến tranh thế giới thì luôn sai, từ thế chiến I rồi đến thế chiến II vì nó thường đến trong những tình huống, khu vực, thời gian… không ai ngờ…  

Đồng minh tình thế quan trọng của Nga - Putin: “General Frost”!

 


Đồng minh vĩnh viễn, duy nhất, tin cậy nhất của Nga là “Quân đội và Hải quân Liên bang Nga” mà hiện tại là đại diện bởi “General Shoigu” – Đại tướng, Bộ trưởng Quốc phòng LB Nga. Tuy thế, Liên Xô nói chung và Nga bây giờ vẫn có một “đồng minh tình thế” rất quan trọng: “General Frost”.

Nói là “đồng minh tình thế” vì không ổn định và không phải lúc nào cũng là “đồng minh” mà có lúc là kẻ thù. Vậy, “General Frost” là ai, là gì?

General Frost - đồng minh quan trọng của Nga này có nhiều tên gọi: General Frost, General Winter, hoặc General Snow. Đây chính là Mùa Đông khắc nghiệt của Nga là vũ khí lợi hại mà Nga sử dụng để chống lại kẻ thù của mình, những kẻ được nuông chiều, ưu ái, bởi mùa đông ôn hòa của châu Âu.

Lần đầu tiên, năm 1812, “General Frost” là người Anh dùng để châm biếm người Pháp trong cuộc bại trận của Napoleon. Người Pháp đổ tội cho mùa Đông Nga đã khiến cho 600.000 quân khi trở về (tháo chạy) từ Nga chỉ còn lại vài chục ngàn, để bảo vệ thể diện. Tất nhiên, mùa Đông Nga năm đó cũng góp phần quan trọng cho hậu quả tồi tệ này của Napoleon.

Thời hiện đại, mùa Đông khắc nghiệt năm 1941 nhiệt độ -500C góp phần làm cho chiến dịch Matxcova của Hitler đại bại, rồi mùa Đông tại chiến dịch Stalingrad khiến cho Tập đoàn quân số 6 của quân Đức, ngoài ra, không có áo ấm chống rét, yếu tố quan trọng, đã đầu hàng…

 Nhìn chung, “Tướng mùa Đông” không phải lúc nào cũng đồng minh với người Nga, nhưng đại thể, cơ bản luôn hỗ trợ người Nga trong những chiến thắng mang tính quyết định đi vào lịch sử…mà kẻ thù của người Nga luôn phải “suy nghĩ 2 lần” khi nhắc đến nó: Mùa Đông!

Và, bây giờ, một lần nữa, tuy mùa Đông chưa đến, nhưng một cuộc khủng hoảng năng lượng nguy cơ làm cho Âu đóng băng xảy ra…

Trong khi Nga “xoa tay cười”, trong khi người Nga đang bật thử khí ga cho hệ thống sưởi ấm mùa Đông sắp đến gần, trong khi người Nga đang nhấm nháp ly vodka với bánh mì đen nhìn ngắm tên lửa siêu thanh từ tàu ngầm, tàu nổi, vút lên bầu trời…thì người châu Âu đang hoảng loạn…

Tại châu Âu, chính thức công cuộc sử dụng năng lượng xanh, chủ yếu là điện gió, điện mặt trời để thay thế năng lượng truyền thống là một kế hoạch quá vội vàng, duy ý chí, vì “không làm chủ được thần Gió, thần Mặt trời” nên không có gió, không có nắng, đã dẫn đến thất bại hoàn toàn.

Châu Âu từ bỏ điện hạt nhân, thực hiện chính sách khử cacbon, đóng cửa nhà máy nhiệt điện, nhà máy dầu đá phiến…để sử dụng năng lượng gió, nắng và nhiên liệu xanh là khí đốt. Khi điện gió, điện mặt trời bị sụt giảm thì họ chỉ chờ vào “nhiên liệu xanh” (khí đốt) để tạo ra điện năng là logic.

Nhưng “thị trường tự do khí đốt mua ngay bán lẻ” mà EU chủ trương thay vì hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn tầm quốc gia với Gazprom Nga, đã không chịu đựng nổi với giá cả khi đã tăng lên kỷ lục 1500 USD/1000 m3 đã phá sản, buộc châu Âu quay trở lại nguồn năng lượng rẻ hơn là THAN ĐÁ.

Thật lý thú, EU không mua khí đốt giá rẻ của Nga từ tuyến ống SP-2 và chỉ mua nó khi khí đốt qua đường ống của Ukraine và Ba Lan, nhưng Nga thì, hoặc mua tại SP-2 hoặc không, chứ không bao giờ bơm khí qua Ukraine và Ba Lan. Quả thật là một sự đối đầu “ai chớp mắt trước” rất ly kỳ…

Về sự đối đầu căng thẳng này, ai thắng? Đầu tiên hãy nói về Nga.

Người ta nói “nhân tính không bằng trời tính”, người châu Âu mà cụ thể là EU rất khôn khi đưa ra yêu cầu để ép giá khí đốt Nga. Theo đó họ yêu cầu Gazprom tính giá khí đốt trong các hợp đồng dài hạn phải cân đối với giá giao ngay. Nghĩa là khi giá giao ngay thấp thì các vị phải cũng phải giảm giá trong hợp đồng dài hạn và ngược lại.

Các nhà chính sách EU tại Brussel nhận thấy trong năm 2019 và 2020 giá giao ngay quá rẻ có thời điểm như năm 2019 chỉ có 50 USD/1000 m3. (Đây là lý do vì sao EU tập thể rút khỏi hợp đồng dài hạn với Nga năm 2020). Vì yêu sách đó của EU nên Gazprom đã lên giá trung bình cho HĐ dài hạn năm 2021 là 170 USD/1000 m3.

Nhưng than ôi, kể từ tháng 8/2021, giá giao ngay lên vùn vụt đỉnh là 1500 USD và chưa dừng lại, khiến cho giá trong các HĐ dài hạn tăng lên theo, thay vì 170 USD thì trong tháng 8 là 270 USD/1000 m3 (Nga “tuân thủ yêu cầu” của EU thôi). Giá của HĐ dài hạn đã tăng đến 60% và năm 2021 sẽ còn tăng mạnh nữa…

Như vậy, nếu như SP-2 hoạt động hết công suất thì giá khí giao ngay sẽ giảm (quy luật tất yếu) sẽ kéo theo giá HĐ dài hạn sẽ giảm, nhưng nếu như SP-2 không hoạt động thì giá HĐ dài hạn sẽ tăng, tăng mạnh. Khi đó, Gazprom và các công ty đầu tư vào nó như Shell, Wintershal Dea, Uniper và Engie lời khủng, đủ bù số tiền bỏ vào đầu tư.

Kết luận: (1) Gazprom không cần vội vàng “chạy giấy phép” hoạt động cho SP-2 vì EU cần SP-2 hơn Nga và (2) là, do đó, EU cần khí đốt bổ sung vào các hầm chứa cho mùa Đông khỏi đóng băng thì hãy xin Nga bơm qua SP-2, chứ Nga không bao giờ bơm qua Ukraine và Ba Lan.

Tiếp theo nói về EU. Như đã nói, quá trình chuyển đổi sử dụng năng lượng truyền thống sang năng lượng xanh đã thảm bại. Để có điện năng, người châu Âu chỉ có 3 cách (1) phải khởi động nhà máy nhiệt điện sử dụng than đá, (2) điện năng từ nhiên liệu xanh và (3) là từ nhà máy điện hạt nhân.

Chỉ còn mấy tháng nữa là mùa Đông nên Điện hạt nhân thì không xây dựng kịp. Bây giờ chỉ còn trông chờ vào nhiên liệu xanh: Khí đốt dùng chạy máy phát điện và nhân sinh (dùng sưởi ấm mùa Đông)...Người châu Âu chỉ có 4 nguồn: Equinor, Sonatrach, SOCAR và Gazprom

 Các mỏ Equinor, Sonatrach của Na Uy thì không thể tăng thêm, Socar của Azerbaijan thì công suất quá nhỏ. Mỏ lớn nhất của Hà Lan thì tuyên bố sẽ đóng cửa vì sợ hút lên thì sẽ động đất…Về LNG thì Mỹ, Algeria, Qatar…đã bị châu Á và Brazin hút hết vì giá quá chênh lệch, cho nên, EU chỉ còn lại “con quỷ Gazprom” - có thừa khí đốt để cung cấp và giá rẻ.

Nhưng EU lại không muốn nhận, mua khí đốt Nga với giá rẻ và nhiều từ SP-2 vì sợ phụ thuộc Nga. Do đó, khi giá khí quá cao, EU quyết định sử dụng than đá thay cho khí đốt. Đó là lời chào tạm biệt cho năng lượng xanh vì “mẹ thiên nhiên” của tầng lớp thông thái, văn minh châu Âu.

Sự thông thái này quả thật không ai hiểu nổi và dạy bảo được, có chăng chỉ có “General Frost” ra tay thì mới “giảng bài” được cho họ. Và thật may mắn, General Frost đang đến gần!


Thứ Ba, 14 tháng 9, 2021

Mỹ tiếp tục kinh hoảng sau cú “salvo” 16 ICBM của tàu ngầm Liên Xô!

 


Cách đây 30 năm, vào ngày 6/8/1991, lần đầu tiên và duy nhất cho đến nay trong lịch sử tàu ngầm của nhân loại, tàu ngầm SSBN của Liên Xô mang tên “Novomoskovsk” đã salvo (phóng liên thanh hay phóng loạt) 16 ICBM R-29MR (“mã danh của NATO là SS-N-23)  trong 128 giây trúng mục tiêu.

ICBM R-29MR (Sineva) có trọng lượng phóng 40,3 tấn, mang từ 4-10 đầu đạn hạt nhân (mỗi đầu đạn 100 kT), tầm bay 11.543 km, sai lệch 500m. Tính đơn giản, 16 Sineva này có 160 đầu đạn hạt nhân tương đương 16.000 kT.

Có thể nói đây là một món quà của thế hệ cha anh người Nga đã để lại cho hậu duệ của họ, đồng thời cũng là một chiến thắng cuối cùng của Liên Xô trong chiến tranh lạnh đã đang và sẽ làm cho Mỹ-NATO tiếp tục kinh hoảng cho đến ngày nay.

Tại sao Liên Xô cần tàu ngầm salvo?

Không thể phủ nhận, thời Liên Xô và nay thì lực lượng hải quân Mỹ với hàng chục tàu sân bay luôn là làm chủ đại dương. Do đó, các tàu ngầm Mỹ hoạt động từ các khu vực đại dương mà Hải quân Mỹ thống trị, làm chủ, có thể bình tĩnh bắn đạn dược của mình trong nhiều loạt đạn và sau đó nhận các tên lửa mới ngay trên biển.

Trong khi đó, Hải quân Liên Xô và Nga hiện nay thì không như vậy. Nếu Hải quân Liên Xô có cách tác chiến như của Mỹ thì tàu ngầm Liên Xô sẽ bị phát hiện và bị tiêu diệt ngay khi đang và sau khi phóng tên lửa bởi một lực lượng săn ngầm hiện hữu liên tục trên đại dương.

Do đó, nếu việc nỗ lực đưa tàu ngầm của mình về điều kiện phóng ban đầu (NSU) của tàu ngầm Mỹ sau khi phóng là không cần thiết…thì với tàu ngầm Liên Xô đó là một yêu cầu quan trọng: phải có thời gian để bắn chính xác tất cả các tên lửa vào các mục tiêu nhanh hơn so với việc Mỹ hoạt động trong khu vực tuần tra phát hiện, tiêu diệt nó. 

Vì vậy, khả năng bắn toàn bộ lượng đạn của tên lửa vào mục tiêu một cách chính xác và nhanh chóng, chỉ trong một lần bắn, đã trở thành một nhu cầu cấp thiết, sống còn của tác chiến ngầm Liên Xô và…Mỹ ngày nay...

Liên Xô đã thành công…

Quả thật không dễ dàng để đi đến thành công khi phải giải quyết một loạt vấn đề kỹ thuật nảy sinh…

Chúng ta tưởng tượng rằng một ICBM nặng 40 tấn đột ngột thoát ra khỏi thân tàu khiến momen mũi tàu và đuôi tàu biến thiên làm trọng tâm tàu thay đổi, độ ổn định gặp nguy hiểm. Điều khiển một con tàu nổi như vậy đã khó thì tàu ngầm lại càng khó khăn bao nhiêu…

Năm 1969, tàu ngầm SSBN K-140 Đề án 667A dưới sự chỉ huy của Thuyền trưởng Yuri Beketov đã bắn liên tiếp 8 tên lửa, nhưng, như Yuri Beketov kể lại thì sau khi phóng 4 quả thì con tàu thay vì như lý thuyết sẽ bay (nổi) nhanh lên mặt nước thì nó ngược lại tụt xuống quá độ sâu NSU cho phép phóng tiếp…

Tình hình đó, bằng bản lĩnh, trí thông minh và kinh nghiệm, Thuyền trưởng phải ra lệnh xả nước khỏi bể cân bằng, tăng tốc độ…đưa tàu về vị trí NSU rồi lệnh phóng tiếp 4 quả còn lại. Vụ phóng thành công nhưng phụ thuộc vào con người chưa có tính đại trà.

Ngày 5/12/1989, tàu ngầm K-84 (nay là K-84 Yekaterinburg) vào vị trí phóng ở biển Barents nhưng thất bại hoàn toàn.

Phải mất 2 năm sau, ngày 6/8/1991 từ những kinh nghiệm quý báu, với sự chăm chỉ, thông minh, sáng tạo của các kỹ sư Liên Xô, tàu ngầm Novomoskovsk đã thành công về kỹ thuật công nghệ cho salvo 16 ICBM R-29MR…

  Các tên lửa được bắn cách nhau 8 giây, từng quả một, thân tàu mạnh mẽ rùng mình khi bắt đầu mỗi tên lửa thoát ra, nhưng con tàu không vượt ra khỏi NSU, vẫn ở trong hành lang phóng, di chuyển với tốc độ theo yêu cầu và bảo đảm độ chính xác khi bắn… 

16 quả ICBM R-29MR phóng ra mất 128 giây, trong đó, hai tên lửa mang đầu đạn đã trúng mục tiêu, 14 quả còn lại là tên lửa không mang đầu đạn (không quan trọng vì không có ảnh hưởng gì đến kết quả phóng loạt).

Đây là một tiến bộ vượt bậc về công nghệ và một thành công lớn về chiến thuật khiến lúc đó Hội đồng an ninh Mỹ họp khẩn và đặt ra câu hỏi: “Liệu với khoảng cách tối thiểu, nước Mỹ có thể ngăn chặn được mấy cú “salvo” như vậy?”…

Chiến thuật phóng loạt còn phù hợp không?

Thật may mắn là chiến thuật phóng loạt của tàu ngầm hiện nay không chỉ có tác dụng với Liên Xô và Nga bây giờ mà điều lý thú xảy ra khi nó còn là nhu cầu cấp thiết của lực lượng hải quân Mỹ hơn là của Nga, bởi 3 nguyên nhân sau đây:

Thứ nhất, “phóng nhanh hơn bị bắn chìm” vẫn là nguyên tắc tác chiến đầu tiên của lực lượng tàu ngầm nói chung.

Có thể lực lượng săn ngầm chưa phát hiện tàu ngầm trước giai đoạn tấn công, nhưng khi tàu ngầm ở điều kiện NSU (hành lang phóng) phóng tên lửa đầu tiên sẽ lập tức bị phát hiện. Lúc này thời gian để phóng hết tên lửa rồi lẫn trốn và thời gian hành động tiêu diệt của lực lượng săn ngầm, ai nhanh hơn sẽ thắng.

Thứ hai, hiện nay Nga và Mỹ đã có vệ tinh trinh sát hàng hải quản lý vùng biển, đại dương 24/24 và xác định mục tiêu trên biển chỉ sai số khoảng 3 m. Do đó, nếu như tàu ngầm Mỹ phóng loạt nhiều nhất là 4 quả thì với một cơ số 16 -24 quả, nó phải phóng lai rai. Lúc đó điều gì sẽ xảy ra?

Với tốc độ 10M của Kinzhal và 8M của Zircon dẫn đường bởi hệ thống Lania mới nhất của Nga (Mỹ có NOSS) thì phóng loạt 128 giây hết 16 ICBM như tàu ngầm Nga rồi “lủi mất tăm”…đã khó thoát khỏi Zircon hay Kinzhal rồi, huống chi phóng “lai rai”…

Rõ ràng, khi Nga có tên lửa siêu thanh và Laina thì ưu thế bá chủ đại dương của Mỹ đã không còn là lợi thế của lực lượng tàu ngầm Mỹ. Trong khi Mỹ chưa có tên lửa siêu thanh như Zircon, Kinzhal thì tàu ngầm Mỹ dễ chết trong khi đang phóng tên lửa hơn là tàu ngầm Nga.

Thứ 3, Nga vẫn tiếp tục Liên Xô cải tiến, nâng cấp công nghệ phóng loạt cho tàu ngầm. Mới đây, ngày 12/12/2020, SSBN của Hạm đội Thái Bình Dương mang tên “Vladimir Monomakh” đã phóng “SALVO” 4 tên lửa đạn đạo “Bulava” từ Biển Okhotsk. Lưu ý, Nga bắn đạn thật chứ không phải thử nghiệm salvo – điều quá bình thường với tàu ngầm của họ.

Bulava không phải là Sineva, 4 quả Bulava là hơi thừa nếu như muốn đưa đảo Vương quốc Anh xuống dưới mực nước biển.

Như vậy, có thể nói, ngày nay, lực lượng tàu ngầm Nga về công nghệ, khi tình thế đã thay đổi khiến Mỹ phải đuổi theo. Tàu ngầm Mỹ không còn an toàn khi phóng tên lửa trên đại dương mà “phóng nhanh để lặn trốn” đã xuất hiện hàng đầu trong từ điển Hải quân của lực lượng tàu ngầm Hoa Kỳ.

Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

Dagger và Zircon thống lĩnh đại dương!

 


Hôm qua, Trung tướng David Krumm, Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang và Không quân Mỹ khu vực Bắc Cực, thay mặt Lầu Năm Góc đã chính thức đưa ra tuyên bố phản đối các hoạt động của Lực lượng Hàng không – Vũ trụ Nga tại sát, dọc biên giới phía Bắc Hoa Kỳ và coi đây là “mối đe doa quân sự trực tiếp” vào Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cảnh báo rằng, trong các cuộc diễn tập này, Nga có khả năng sử dụng tên lửa siêu thanh Dagger.

Tên lửa siêu thanh Dagger (Kinzhal) là một trong 6 loại vũ khí mới mà Putin đã công bố tháng 3/2018. Dagger được trang bị cho MiG-31K và trên cả Tu-22M3 và Tu-160 có tốc độ bay M10, tầm bắn 2000 km. Mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đề vô dụng trước Dagger.

Tuy nhiên, Dagger không phải là loại tên lửa siêu thanh mà Tổng thống Nga có thái độ khen ngợi và yêu thích nhất mà Putin dành điều đó cho tên lửa siêu thanh khác mang tên Zircon ra đời sau này, thông qua các lần quan tâm và tuyên bố của mình về Zircon.

Vậy tên lửa siêu thanh Zircon nó có những điểm “đáng yêu” gì?

1, Là loại tên lửa phổ thông cấp chiến dịch- chiến thuật

Thực ra, quân đội Nga có nhiều tên lửa mà nghe tên là nổi khủng khiếp cho kẻ thù và nhân loại, chẳng hạn như Avangard, Sarmat, Bulava hay Poseidon…nhưng đó là vũ khí cấp chiến lược, nó dùng để răn đe là chính và chỉ dùng cho ngày tận thế.

Trong khi đó, Zircon là loại tên lửa chống hạm, đối đất, được sử dụng trong bất kỳ cấp chiến dịch-chiến thuật nào. Nói cách khác, nó không có bất kỳ sự hạn chế nào về tình huống sử dụng.

2, Là loại tên lửa được bố trí cả trên không và trên bờ…

Iskander-M cũng là loại tên lửa siêu thanh (5 – 7M), cũng cơ động “bay lượn như chim” cũng khiến mọi hệ thống phòng thủ bất lực nhưng nó chỉ bố trí trên đất liền.

Dĩ nhiên, là tên lửa diệt hạm thì nó được bố trí trên tàu mặt nước, tàu ngầm, nhưng khác với Dagger, chỉ được bố trí trên máy bay có tốc độ siêu thanh, Zircon có thể bố trí (gắn) trên máy bay không có tốc độ siêu thanh và cả trên bờ, bởi Zircon bay với tốc độ siêu thanh bằng động cơ của nó.

Zircon được phóng lên qua giai đoạn 1 và 2 thì giai đoạn 3 nó tự tăng tốc bằng động cơ của mình với tốc độ siêu thanh là M 7.

3, Là sát thủ diệt hạm…

Khi có một cuộc hải chiến xảy ra, nếu Zircon được nhấn nút thì mục tiêu sẽ bị “xuống đáy” mà không một hệ thống phòng phủ nào trên đó, cho đến thời điểm hiện nay, có thể ngăn chặn.

Tuy nhiên, đến nay thì Zircon mới được chứng minh là chúng từ tàu mặt nước phóng lên bay với khoảng cách 350 km trúng mục tiêu trên bờ, tức mục tiêu cố định, còn mục tiêu trên biển thì chưa kiểm nghiệm và Nga dự kiến trong tháng tới sẽ thử nghiệm phóng Zircon hết tầm 1000 km từ tàu ngầm.

Tại sao lại thử nghiệm khâu diệt hạm hết tầm bắn của Zircon sau cùng?

Thứ nhất: Máy bay F / A-18 trên tàu sân bay Mỹ có bán kính chiến đấu cho các nhiệm vụ đối không, đối hải chỉ 740 km. Nếu Zircon phóng thành công ở tầm lớn hơn 740 km, trong khoảng đến 1000 km thì coi như ngay cả tàu sân bay cũng bị đe dọa mà không được bảo vệ. MiG-31K phóng Dagger từ khoảng cách hơn 1000 km – gọi là sát thủ tàu sân bay, là thế.

Thứ hai: Bất kỳ một loại tên lửa hành trình hay diệt hạm nào cũng phải có hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu.

Xác định chính xác vị trí mục tiêu trên mọi đại dương, trước đây chỉ Mỹ làm được bởi hệ thống trinh sát radar Lacrosse, bao gồm 4 vệ tinh trên quỹ đạo 680 km, nhưng chỉ trong phạm 4000 km vuông, sai số xác định vị trí từ 1-6 mét, nhưng Nga thì chưa.

 Để xác định chính xác tọa độ mục tiêu trên đại dương bằng vệ tinh, Nga có Hệ thống giám sát toàn cầu “Liana”. Hệ thống Liana này cần có hệ thống vệ tinh chủ động là Pion-NKS và thụ động là Lotos-C1. Nga đã phóng 5 vệ tinh thụ động Lotos-C1, nhưng Pion-NKS thì chưa được phóng.

Vào ngày 25/6/2021 Nga đã phóng vệ tinh trinh sát radar 14F139 Pion-NKS (radar trinh sát chủ động) của tổ hợp không gian trinh sát hàng hải và chỉ định mục tiêu 14K159 “Liana”, sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, Pion-NKS đã hoạt động bình thường (không một báo chí phương Tây nào đăng tin).

Khi Pion-NKS đươc phóng lên thì hoạt động của 2 loại vệ tinh sẽ đồng bộ cùng lúc. Lúc đó, hệ thống không chỉ nghe mà còn nhìn rõ các con tàu nhỏ trên đại dương và xác định tọa độ vật thể tương phản vô tuyến với độ chính xác từ 1 đến 3 m.

Như vậy, xác định vị trí, chỉ thị mục tiêu trên đại dương Nga đã đi sau Mỹ nhưng ngày 25/6/2021, Nga đã đuổi kịp và vượt Mỹ khi hệ thống vệ tinh mới hiện đại hơn, khu vực quan sát rộng hơn. Có thể nói đây là một “con mắt tinh tường” mà Nga đã lắp thêm vào tên lửa Zircon.

Chính có hệ thống Liana và với sự “dễ tính” của Zircon (gắn vào phương tiện nào cũng OK), Zircon trở thành một loại vũ khí “tấn công nhanh toàn cầu” là sự lựa chọn đầu tiên mà Nga sẽ triển khai đe dọa tất cả các mục tiêu trong tầm quản lý của hệ thống Liana Nga.

4, Là loại tên lửa chỉ Nga có…

Một loại vũ khí “đáng yêu” như vậy lại độc đắc, nghĩa là chỉ Nga mới có, ngoài ra, Mỹ muốn có thì phải mất rất nhiều thời gian khi các cuộc thử gần đây nhất đã hoàn toàn thất bại.

Việc Nga độc quyền Zircon đã khiến cho quy tắc chơi trên biển lâu nay bị đảo lộn, tạo ra một ưu thế lớn cho Nga. Sự đảo lộn quy tắc chơi chẳng khác nào bạn đang tác chiến với tư duy của vũ khí cung tên, giáo mác, thì trong khi đó đối phương lại sử dụng lựu đạn và súng AK.

Zircon là loại tên lửa siêu thanh nhưng nguy hiểm hơn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, bởi tên lửa hạt nhân thì rất khó để để sử dụng, nhưng Zircon sức công phá của nó chỉ bằng động năng cũng tàn phá như sức nổ hạt nhân, lại sử dụng trong mọi tình huống. Tổng tư lệnh tối cao Lực lượng vũ trang Nga không yêu thích Zircon mới là chuyện lạ.

Nord Stream 2 – “đòn Aikido địa chính trị” thượng thừa nhất của Putin!

 


Kẻ chống đối hung hăng, quyết liệt nhất lại là kẻ cuối cùng thực hiện hoàn thành dự án nhất..

Như chúng ta đã biết, cuộc đối đầu giữa Nga với phương Tây tập thể qua Nord Stream 2 (SP-2) đứng đầu là Mỹ + EU (ngoại trừ Đức) cùng với 2 quốc gia hung hăng nhất là Ba Lan và Ukraine, không đơn thuần là kinh tế tranh giành thị trường LNG mà là một cuộc đối đầu Ý CHÍ CHÍNH TRỊ giữa 2 bên.

Kết quả cuộc đối đầu…

Mỹ đã lựa chọn lợi ích quốc gia tối ưu của mình giữa Đức với Ba Lan, Ukraine…và đã đầu hàng bằng việc ký thỏa thuận với Đức trong chuyến thăm cuối cùng của Thủ tướng “vịt què” Đức, bà Merkel với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Theo đó, (1) Mỹ không ngăn chặn SP-2. (2) Yêu cầu Nga không được dùng SP-2 làm vũ khí địa chính trị; phải tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine sau khi hợp đồng hết hạn năm 2024; Đức phải có trách nhiệm hỗ trợ Ukraine trong việc phát triển năng lượng tái tạo….

Nói chung điều (1) là có giá trị nhất, còn 2, 3…chỉ là sự lừa bịp Ukraine và Ba Lan khiến 2 quốc gia này đã phát cuồng như nào khi Đức công khai thỏa thuận, bởi đơn giản đó là những điều ở thời tương lai, trong khi Nga là bên thứ 3 năm ngoài thỏa thuận…

Đến hôm nay, ngày 9/8/2021, nhánh thứ nhất đã được đăng ký, cấp giấy phép, bắt đầu hoạt động; nhánh thứ 2 còn đoạn dễ nhất 21 km là hoàn thành.

Như vậy, chúng ta có thể “rời khán đài” mà không cần chờ đến phút 90 mà vẫn biết chắc kết quả trận đấu. Nga-Đức đã thắng trong trận chiến mang tên Nord Strean-2. Tuy nhiên, Nga đã sử dụng chiến thuật nào để thắng ngoạn mục mới là điều chúng ta quan tâm nhất lúc này…

Lại dính đòn Aikido của Putin…

Cái hay và độc của Nga-Putin khi sử dụng đòn này ở chỗ là Mỹ-EU biết, nhưng phải chấp nhận chịu đòn, nói cách khác khi Putin đã đưa vào thế thì Mỹ-EU không gỡ ra được…

Đầu tiên phải khẳng định rằng quyết tâm, biện pháp để giáng đòn vào SP-2 của Mỹ-EU là cực kỳ mạnh mẽ. Từ việc trì hoãn cấp giấy phép xây dựng của các nước có SP-2 đi qua, đến việc EU nâng các định mức của “Gói năng lượng thứ ba”…khiến đã có lúc Gazprom-Nga phải đình chỉ hoạt động.

Thứ hai là Nga đã thể hiện sức mạnh độc lập về khoa học kỹ thuật của mình, không phụ thuộc vào các đối tác khi họ rút lui để tránh đòn trừng phạt thì Gazprom Nga vẫn quyết tâm tự mình hoàn thành đến hơn 90% dự án.

Người ta nói không sai, rằng, “mở đầu cuộc chiến dễ dàng bao nhiêu thì kết thúc nó khó khăn gấp bội. Kết thúc cuộc chiến là một nghệ thuật”. Số % dự án còn lại mang tính quyết định kết thúc trận chiến được Gazprom Nga sử dụng một đòn mang tên Aikido cực hay và độc…

1, Thời điểm ra đòn.

Hậu quả của đại dịch Covid-19 và điều kiện thời tiết bất thường dẫn đến  thị trường năng lượng toàn cầu phát triển cực kỳ bất lợi cho châu Âu: Giá LNG ở châu Á đã tăng vọt đến mức tất cả các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng chọn đưa tàu chở dầu của họ đến bán ở đó. 

Đối với EU, điều này sẽ không thành vấn đề nếu Gazprom tiếp tục đóng vai trò của một “người tốt”, sẵn sàng cho một bờ vai bất cứ lúc nào. Nhưng Gazprom Nga đã không…

1, Gazprom “câu giờ” hợp lệ…

Thay vào đó, tập đoàn nhà nước Nga bắt đầu bán mạnh mẽ trữ lượng khí đốt hiện có trong các cơ sở UGS ở châu Âu và giảm nguồn cung cấp khối lượng mới, từ chối dự trữ khối lượng bổ sung thông qua Ukraine GTS và từ chối đặt khả năng vận chuyển của đường ống Yamal-Europe. 

Tình hình trở nên trầm trọng hơn do một “vụ tai nạn xảy ra tại nhà máy Urengoy” khiến cho vận chuyển ở Khu tự trị Yamal-Nenets của Nga bị đình trệ…Tất cả, tất cả tạo ra một kết cục như sau:

Các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất của Đức đã đầy một nửa, các cơ sở của Áo - nói chung là một phần ba. Và đây là lúc mùa nóng đang đến gần, và mùa thu đã được cảm nhận trong những cơn gió mát lành. Giá khí đốt tăng lên 540 USD / nghìn mét khối.

Không khó để đoán được Gazprom đang cố gắng đạt được điều gì. Tờ báo nổi tiếng ở Đức Handelsblatt đã đưa ra kết luận sau:

Nga cố tình hạn chế cung cấp khí đốt cho châu Âu. Bằng cách tạo ra thâm hụt một cách giả tạo, Gazprom cung cấp cho dự án đường ống Nord Stream 2 của mình một vị trí khởi đầu tốt.

Rõ ràng là Gazprom Nga đang “câu giờ” rất hợp lệ, vì Gazprom không vi phạm hợp đồng, các kho chứa UGS cạn kiệt là do EU tiêu thụ nhiều bởi nắng nóng, vấn đề là Gazprom chỉ không bơm ngoài chỉ tiêu, kế hoạch đã hợp đồng cho EU mà thôi.

Đối với SP-2, dù đã hoàn thành lắp đặt đường ống cả 2 nhánh thì hoàn thành các thủ tục pháp lý để cấp phép nó hoạt động có thể kéo dài ít nhất đến tháng 2 năm 2022. Cả Moscow và Berlin đều không sẵn sàng chờ đợi lâu như vậy. Đặc biệt là ở Berlin.

Bây giờ mùa đông khắc nghiệt đang đến gần, giá cả hiện tại đang cao kỷ lục trong khi các cơ sở UGS đã gần cạn kiệt…điều gì sẽ xảy ra khi Covid-19 được khống chế, sản xuất trở lại và đặc biệt khí hậu thay đổi khó lường?...Chắc chắn nguồn cung cho nó phải từ 2 tuyến ống của SP-2.

Đã đến lúc Gazprom Nga không cần, không lo hoàn thành nhanh mọi thủ tục pháp lý để vận hành mà chính Đức và EU phải tự nguyện, tự giác lo chuyện đó. Hoàn thành SP-2 sớm chừng náo giá cả khí đốt cho EU rẻ chừng đó và các cơ sở UGS được lấp đầy đề phòng hậu họa chừng đó.

Với nước Đức, vào cuối tháng 9/2021 bà Thủ tướng Angela Merkel – người đã dành rất nhiều năm để thúc đẩy dự án SP-2, rời nhiệm sở, cho nên, việc hoàn thành dự án là một điểm sáng cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của bà để lại. Điều này giải thích vì sao UGS của Đức một nửa trống rỗng nhưng Đức vẫn không gây áp lực mạnh với Nga để bơm khí.

Như vậy, đến đây, chúng ta biết đòn “Aikido” mà Nga sử dụng để kết thúc dự án SP-2 nó nghệ thuật đến mức nào. Nga đã buộc kẻ chống đối, ngăn chặn SP-2 mạnh mẽ nhất, điên cuồng nhất phải tự giác, tự nguyện “chạy” khâu cuối cùng để hoàn thành dự án.

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Vũ khí siêu thanh – Ác mộng kinh hoàng của Mỹ-NATO, kỷ nguyên chiến tranh thế giới mới!

 

Thế giới chỉ nghe được thuật ngữ “vũ khí Superweapon” (vũ khí siêu nhiên) từ ngày 1/3/2018 trong Thông điệp Liên bang Nga bởi Tổng thống Nga Putin. Trong 6 loại vũ khí siêu nhiên có 2 loại tên lửa siêu thanh là “Dagger” hay “Kinzhal” (Dao găm) và “Avangard” (Tiên phong).

Trong năm 2019, tên lửa Dagger và Avangard đã đưa và trực chiến (tức là tên lửa siêu thanh Dagger và Avangard là thực tế được biến chế cho quân đội tham gia SSCĐ mà không còn là “mơ giữa ban ngày của Putin” như phương Tây đánh giá nữa).

Loại tên lửa siêu thanh thứ 3 được chế tạo và sản xuất sau 1/3/2018 là “Zircon”. Tên lửa này thử nghiệm về đối đất đã hoàn tất chỉ chờ đợt thử nghiệm cuối về đối hải là kết thúc về công tác bố trí nó trên các phương tiện phóng (tàu chiến, máy bay…) để đưa vào trực chiến.

Avangard, Kizhal và Zircon là bộ ba tên lửa siêu thanh của Nga có một không hai trên thế giới, mở ra một kỷ nguyên chiến tranh mới, đặc biệt là trên đại dương. Nó là một cơn ác mộng kinh hoàng cho Mỹ-NATO vốn chiếm đỉnh cao các loại vũ khí theo các nguyên tắc vật lý thông thường…

Chính thức, Tổng hành dinh NATO đã rất lo sợ về điều này, tuyên bố của NATO được đăng tải bởi tờ Washington Post ngày 11/7: “Các tên lửa siêu thanh mới của Nga có khả năng gây mất ổn định cao và gây ra rủi ro lớn đối với an ninh và ổn định trên toàn khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương”.

Vậy “tên lửa siêu thanh” có gì mà khiến Mỹ-NATO lo sợ đến thế? Đây là 2 vấn đề chính:

1, Hệ thống đánh chặn hoàn toàn bất lực

Một tên lửa gọi là siêu thanh thì ít nhất nó bay với vận tốc lớn hơn Mach 5 và không chỉ thế, nó còn có khả năng “maneuver” tức khả năng cơ động cao. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của tên lửa siêu thanh.

Một ICBM (tên lửa đạn đạo) có thể bay 7 km/s (tương đương M20 đến M 25 tuy theo áp suất mà vận tốc âm thanh khác nhau) nhưng ICBM bay trên một quỹ đạo phẳng, giống như một viên đạn bắn ra từ nòng súng, nó hoàn toàn không thể thay đổi hướng, tức nó thiếu “maneuver”.

Do đó về lý thuyết, ICBM có thể bị radar theo dõi và bị bắn hạ bằng tên tên lửa đánh chặn. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, dù như thế, thì đây cũng là một nhiệm vụ rất khó khăn… 

Khả năng đánh chặn như vậy chưa từng được chứng minh trong chiến đấu, ngay cả với tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), loại mà Triều Tiên đã bắn nhiều lần, bay trên đầu Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Biển Nhật Bản trước mũi của hơn một chục tàu mang tên lửa đạn đạo lớp Aegis được thiết kế đặc biệt cho bắn hạ IRBM nhưng cũng chỉ “ngước nhìn”.

Đánh chặn một IRBM có tốc độ 2,5 km/s đã khó, đánh chặn một ICBM có tốc độ 7 km/s lại càng khó hơn dù chúng bay theo quỹ đạo thẳng, ít nhất phải đòi hỏi có tên lửa đánh chặn siêu thanh tầm cỡ như S-500. Tuy nhiên, tốc độ và cơ động thì cơ động là yếu tố thách thức lớn nhất cho việc đánh chặn.

Thực tế, mọi công bố về việc Mỹ bắn hạ gần như 80 tên lửa Scud của Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh được nhà vật lý Theodore Postol của MIT, kết luận rằng, trên thực tế không có tên lửa nào bị đánh chặn!

Các chuyên gia tên lửa của NYT đã chỉ ra: “Việc bắn hạ tên lửa Scud là rất khó, trong Chiến tranh vùng Vịnh, chính phủ Mỹ đã tuyên bố thổi phồng việc bắn hạ các biến thể Scud của IraqCác phân tích sau đó cho  thấy gần như tất cả các vụ đánh chặn đều thất bại”.

Và, mới đây, hệ thống Patriot của Mỹ đánh chặn tên lửa Scud của Houthi tại Ả Rập-Xê út thất bại hoàn toàn đã khẳng định những gì thổi phồng trong chiến tranh vùng Vịnh. Chỉ một biến thể Scud do Iran chế tạo, bay gần 1000 km, bị Patriot Mỹ khai hỏa 5 quả đạn nhưng trượt cả 5.

Vậy Scud có gì mà khó đánh chặn đến thế? Đơn giản là nó bay tốc độ M5 và đặc biệt, còn “maneuver”. Maneuver (tính cơ động) né tránh hệ thống tên lửa đánh chặn hiệu quả hơn tốc độ. Tomahawk chỉ cận âm nhưng vô cùng nguy hiểm trong thực chiến, hay Excet của Pháp trong hải chiến Falklands khiến hải quân Anh xuýt ôm hận đều có tốc độ chừng 0,7M.

Như vậy, có thể nói một tên lửa có tốc độ lớn và tính cơ động luôn là một vấn đề nan giải cho hệ thống phòng thủ, đánh chặn tên lửa hiện đại nhất của Mỹ hiện nay. Đây cũng là lý do vì sao mà Mỹ-NATO cứ nghe đến Iskander-M của Nga là hồn xiêu phách lạc…

Iskander có tốc độ 7M, nặng 4.615 kg, đầu đạn chiến đấu 800 kg, và “maneuver” thì nó “bay lượn như chim” ở độ cao 50 km…

Iskander có tầm bắn 480 km (bắt buộc của INF) nhưng khi Mỹ và Nga từ bỏ INF thì Iskander-M (có cả đầu đạn hạt nhân) được Mỹ-NATO coi như là một ICBM nhưng ICBM đặc biệt vì có “maneuver” (cơ động) rất nguy hiểm mà Mỹ chưa có cùng loại.

Đánh chặn các biến thể của tên lửa Scud đã khó và chưa hề thành công thì đánh chặn Iskander-M, Avangard, Degger…so với trình độ công nghệ của Mỹ chưa chế tạo được tên lửa siêu thành thì chắc chắn là không thể.

2, Duy nhất chỉ Nga có tên lửa siêu thanh

Tên lửa siêu thanh không có gì là khó khi nó có “động cơ” của tên lửa siêu thanh. Nhưng muốn có lọa động cơ này thì ngay cả Mỹ cũng đang mò mẫm nghiên cứu.

Để cho một tên lửa bay với tốc độ lớn thì tốc độ cháy của nhiên liệu phải cực nhanh. Hydro cháy nhanh gấp 10 lần dầu hỏa nhưng nó không tồn tại trên thực tế mà phải làm lạnh nó ở dạng lỏng, cho nên, không thể lưu trữ, và không thể phóng theo ý muốn mà không tốn thời gian tiếp nhiên liệu. 

Tất cả các nguyên mẫu thử nghiệm động cơ siêu thanh, còn gọi là scramjet (động cơ tuốc bin phản lực) trước đây, của cả Mỹ và Nga, đều sử dụng nhiên liệu hydro lỏng đông lạnh. Nhưng Zircon sử dụng một cải tiến nhiên liệu dựa trên dầu hỏa mà người Nga gọi là Detsilin-M.

Phương tiện chính xác mà người Nga đạt được hóa nhiên nhiên liệu này tất nhiên là một bí mật được giữ kín. Detsilin được cơ quan an ninh Nga “bảo vệ còn hơn cả bảo vệ con ngươi của mắt mình”.

Nếu như Avangard được tên lửa đẩy mang lên vũ trụ và từ đó lao đến mục tiêu với tốc độ 25 M như một thiên thạch và Degger được MiG-41tạo ra một gia tốc khi phóng là 2,5M trước khi bay với tốc độ 10M thì Zircon rất khác, sau khi phóng lên từ tàu, nó tự tăng tốc lên tốc độ siêu thanh bằng động cơ của nó.

Nếu như Avangard, Degger và Zircon là chữ I thì dấu chấm trên chữ I đó chính là tên lửa siêu thanh X-95 trên bộ ba tấn công hạt nhân chiến lược…đã làm thay đổi cán cân quyền lực trên toàn cầu. Ai sở hữu nó thì “nói sẽ có người nghe và đe thì sẽ có người sợ”…Chúng ta sẽ dành cho chủ đề lý thú này trong phần tiếp theo về vũ khí siêu thanh…

Thứ Bảy, 31 tháng 7, 2021

KIÊN QUYẾT HƠN NỮA, CẦN THIẾT PHẢI SỬ DỤNG QUÂN ĐỘI - CA - DÂN QUÂN KẾT HỢP CHỐT CHẶN CÁC ĐIỂM PHONG TỎA!

 


Có thể nói, vừa qua phương châm chống dịch của Đảng, NN, CP (gọi tắt là chính quyền VN) là hoàn toàn đúng. Do chúng ta không có đủ vaccine (VX) để phòng, cho nên, đánh chặn từ xa, truy vết, khoanh vùng dập dịch, thực hiện 5K là tư tưởng chỉ đạo chiến dịch cực kỳ đúng đắn là biện pháp và là chiến thuật khả thi nhất trong tình hình hiện nay.

Rõ ràng là, "Bộ Tổng TM chiến dịch" có phương án tác chiến sáng suốt, tư lệnh các mặt trận (Các tỉnh, thành) thực hiện nghiêm chỉnh, kiên quyết mệnh lệnh chỉ đạo, sáng tạo với cách đánh phù hợp với thực tế thì nhất định sẽ có hiệu quả cao, tổn thất ít...

Tuy nhiên, thất đáng trách, một vài tư lệnh mắt trận, chủ quan, dân túy, thiếu kiên quyết đã khiến một số nơi gần như vỡ trận, tổn thất lớn...

Đầu tiên phải công nhận rằng, trong tình hình hiện nay, khi VX chúng ta không đủ (giá như VX đảm bảo hiệu quả 99%) thì biện pháp hành chính như 5K, khoanh vùng, truy vết và CT-16 vẫn là biện pháp SỐNG CÒN, duy nhất của người VN trước đại dịch. Biện pháp sống còn này có 2 yếu tố tác động:

1, Sự ý thức của người dân. Đa số dân đều chấp hành nghiêm chỉnh 5K, CT-16 nhưng dân thì gian, vẫn có kẻ thiếu nhận thức về sự nguy hiểm của Covid-19, vẫn có kẻ cố tình tiếp tay, thách thức chính quyền tạo điều kiện vô tình hoặc cố tình lây lan trong cộng đồng, và chưa kể đến có những kẻ lợi dụng đại dịch để chống phá chế độ...

2, Sự thiếu quyết liệt, nghiêm túc thực hiện CT-16 của một số chính quyền địa phương, dân túy, sợ dư luận...cho nên các "biện pháp sống còn" chống đại dịch mà chính quyền TW đề ra không tổ chức thực hiện tốt. Các chế tài xử lý thiếu và nhẹ nên các cơ quan chức năng bị động, bị người xấu tấn công mà không có vũ khí phòng thủ.

Như vậy, bất kỳ một tỉnh, thành nào mà "đánh chặn từ xa" không hiệu quả, chấp hành CT-16 không nghiêm, thiếu kiên quyết để tổ chức thực hiện thì khi có trường hợp mắc Covid-19 thì sớm muộn gì cũng toang và nó sẽ lây lan sang khu vực khác.

Hãy học tập Nghệ -Tĩnh và Bình-Trị -Thiên "khói lả" về sự kiên quyết, nghiêm túc trong việc thực hiện CT-16. Chống dịch như chống giặc, bất cứ kẻ nào cố tình chống đối chiến dịch chống covid-19 là giặc, sẽ bị quật sấp mặt để bảo vệ mạng sống cho cộng đồng và tất nhiên không ai lên án hay phê phán hành động của các nhà chức trách.

Ra tay kiên quyết đi, và có lẽ, cũng nên sử dụng lực lượng quân đội cùng công an và dân quân kết hợp trên các tuyến chốt phong tỏa, cách ly và đề ra "luật thời đại dịch" để cho phép họ thực thi. Bởi lẽ mạng sống của cộng đồng không thể vì những kẻ thiếu ý thức, chống đối, chống chính quyền này báng bổ.

Nghĩ cũng lạ, trong lúc "dầu sôi lửa bỏng" như này, tại TP HCM có biến pháp chống dịch nào khác ngoài thực hiện nghiêm, kiên quyết CT-16 và tiêm VX không? Không có! Tiêm VX thì đơn giản, nhưng thực hiện 5K, truy vết, khoanh vùng, CT-16 là biện pháp duy nhât, sống còn...thì phải là một hệ thống chính trị chứ đâu cần mấy vị GS-TS ở trường ĐH ăn lương nước Mỹ là tổ trưởng tư vấn? Một hệ thống chính trị không hợp với họ, họ luôn luôn muốn đánh đổ đi không được thì họ sẽ tư vấn về điều gì cho các đ/c lãnh đạo TP HCM chống dịch? (Rất hy vọng là cái tổ tư vấn chống dịch cho TP HCM mà MXH đăng là tin đồn, sai sự thật). Điều gì xảy ra nếu họ tư vấn cho chúng ta như bên Mỹ, rằng, Chúa sinh ra mồm mũi để hít thở thì không deo khẩu trang, rằng, dân có quyền tự do đi lại, sinh sống làm ăn..........Xin đừng nghe! Mỹ khác, ta khác.

Thứ Ba, 20 tháng 7, 2021

Đẳng cấp Putin trong cuộc chơi địa chính trị!

 

 

Có thể nói, Tổng thống Nga Putin đã kế tục và thi triển nước cờ của Tổng bí thư Liên Xô Stalin trước thế chiến thứ II, cực kỳ điệu nghệ đã khẳng định một quy tắc địa chính trị hiện đại:

1, Đừng bao giờ chống Nga.

2, KHÔNG BAO GIỜ chống Nga.

Chúng ta có lúc nào tự hỏi, tại sao lực lượng Taliban ở Afganixtan – bị cấm ở Nga, lại ung dung đến Moscow gặp các quan chức cấp cao Nga, mà không chỉ lần này mà trước đó rất lâu, từ năm 2018, đến nay đã có 3 lần như vậy?

Ý đồ của Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ?

Ý tưởng sử dụng Afghanistan chống lại Nga rất giống với kế hoạch của phương Tây sử dụng Đức chống lại Liên Xô. Nếu khi đó Hitler được bơm đầy vũ khí, tài nguyên và các khoản cho vay, “chỉ mục tiêu” cho Hitler là Liên Xô (muợn tay Hitler tiêu diệt Liên Xô), thì lần này, người Mỹ, ra đi, để lại trang thiết bị và vũ khí cho Taliban…

Mặc dù quy mô của Đức và Afghanistan hoàn toàn khác nhau, nhưng đó mới chỉ là bước đầu tiên trong kế hoạch của Mỹ. Theo ý đồ của Mỹ, trước khi đến biên giới Nga, Taliban được cho là đã gây bất ổn tình hình ở các nước châu Á láng giềng như Turkmenistan, Tajikistan, Uzbekistan.

Nếu như ở Syria, Nga đã xuất binh để ngăn chặn từ xa những kẻ cực đoan, khủng bố xâm nhập thì một điểm nóng khổng lồ của những kẻ cực đoan và khủng bố sẽ hình thành ngay bên cạnh Nga, như ở Syria, nhưng gần hơn, nguy hiểm hơn nhiều…

Chưa dừng tại đó, rời đi, các tổng thống của Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ đã đồng ý rằng, người Thổ Nhĩ Kỳ sẽ ở lại. Mỹ để lại cho Thổ Nhĩ Kỳ thay quyền phụ trách khu vực. Đây là một mối đe dọa khác không chỉ đối với Nga mà cả Trung Quốc.

Nhưng, rất may, bản thân Taliban không thích ý tưởng này. Họ muốn giải phóng hoàn toàn đất nước của họ khỏi bất kỳ sự hiện diện quân sự nào của nước ngoài. Vì vậy họ yêu cầu được đến Matxcova…

Hiệp ước “Kabulov-Delawar” kiểuMolotov-Ribbentrop”!

Đặc phái viên Nga phụ trách về Afganixtan là Zamir Kabulov còn đại diện cho Taliban là Mawlawi Shahabuddin Delawar đã hội đàm tại Matxcova.

Khi Hitler bị đẩy vào một cuộc xung đột với Liên Xô, Stalin đã tìm cách ký kết một hiệp ước không xâm lược với Đức, điều khiến phương Tây vô cùng khó chịu, tạo ra mặt trận thứ hai và cho phép Liên Xô có thêm thời gian…

Sau khi ký hiệp ước này - hiệp ước Molotov-Ribbentrop, Hitler, thay vì Liên Xô, đã tấn công Ba Lan và Pháp đầu tiên và, tiếp theo gần như “toàn bộ châu Âu đã nói tiếng Đức”. Và, khi đã đảm bảo được hậu phương của mình, Đức mới tấn công Liên Xô.

Hiệp ước “Molotov-Ribbentrop”, dù Liên Xô không thoát khỏi bị Đức tấn công, nhưng nó tạo ra chiến thắng cuối cùng và cho đến nay ở phương Tây vẫn còn cay cú và không thể tha thứ cho Nga vì hiệp ước đó như chúng ta đã nghe, biết…

Bây giờ tình hình Afganixtan,  Putin đã sử dụng nước cờ này của Stalin là chấp nhận để Taliban, dù bị cấm hoạt động ở Nga, đến Matxcova ký một “hiệp ước không xâm phạm” tương tự…nhưng không phải xâm phạm Nga mà là khu vực Trung Á.

Phía Nga không chỉ không tấn công Taliban mà còn hỗ trợ Taliban những thứ cần thiết để họ “tiêu diệt” người Thổ Nhĩ Kỳ trên lãnh thổ của họ và ngăn chặn ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ lan sang Trung Á, vốn cũng nằm trong lợi ích của Nga.

Như vậy, Taliban có được những gì họ muốn – đó là: không có binh lính nước ngoài trên lãnh thổ của họ, không phải người Mỹ, cũng không phải Thổ Nhĩ Kỳ, cũng không phải Nga, trong khi Nga có được sự yên tâm ở Trung Á.

Taliban có thể xé bỏ hiệp ước?

Nhưng như chúng ta nhớ, Hitler, ký kết một hiệp ước tương tự với Liên Xô, sau đó cũng xé bỏ để tấn công Liên Xô. Bây giờ có một câu hỏi mở ra là liệu Taliban có như Hitler hay không?

Thật may mắn là, thế, lực và tình huống hoàn toàn không cho phép điều đó xảy ra…

Thứ nhất, nếu Đức - Hitler chắc chắn rằng họ vượt trội hơn Liên Xô về sức mạnh và do đó mới tấn công, thì Taliban không có ý tưởng rằng họ sẽ đối đầu với Nga. Nga không phải là Liên Xô mà đã trở nên đáng sợ hơn nhiều lần. Taliban đã thấy nó như thế nào ở Syria…

Tại Syria, lực lượng khủng bố IS còn “khủng” hơn Taliban nhiều lần, IS là “con nuôi”, là lực lượng ủy nhiệm của Mỹ-NATO dùng để lật đổ chế độ Assad và sau đó tiến về Nga…thế nhưng, Nga đã đơn phương độc mã dẹp loạn cực kỳ thành công. Trong khi đó Taliban, về mặt công khai, không được ai hỗ trợ cho nên có nguy cơ làm mồi cho Nga “thử vũ khí”.

Thứ hai, Trung Quốc không thích thú gì khi người Thổ Nhĩ Kỳ xuất hiện tại đây sẽ kích động bất ổn vùng Tân Cương. Nếu Taliban vi phạm khi ngồi “chung mâm” với Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ thì lúc đó Taliban không chỉ là mục tiêu của Nga mà cả Trung Quốc với Iran. Ba quốc gia này không phải là NATO, đặc biệt là đối đầu trực tiếp với Nga.

Vì vậy, một hiệp ước như vậy, có thể đã được ký kết vào một ngày khác tại Matxcova sẽ làm hỏng toàn bộ mọi kế hoạch và hy vọng của Mỹ-NATO trong việc tạo ra những vấn đề lớn cho Nga. Dĩ nhiên, ngược lại, đây là “nước cờ gia truyền” mà Putin đã thi triển từ Stalin huyền thoại.

Nếu tình hình ở Afghanistan ổn định, thì đây sẽ là một chiến thắng địa chính trị rất to lớn cho Nga. Tuy nhiên, có tin tưởng vào một thỏa thuận với lực lượng mà Nga coi là khủng bố? Điều gì sẽ xảy ra nếu Taliban làm chủ Afganixtan? Nga chắc chắn sẽ học người Mỹ về tính thực dụng…

Sự cố “MHS Defender” biến Sea Breeze-2021 thành “quân xanh”!

 

Thông thường sau khi kết thúc cuộc tập trận, cơ quan Chỉ huy-Tham mưu sẽ tổ chức một hội nghị rút kinh nghiệm…Cuộc tập trận Sea Breeze diễn ra từ ngày 28/6 đến 10/7 đã kết thúc sẽ có rất nhiều bài học bổ ích cho Mỹ - NATO – Ukraine và đồng minh.

Đây là cuộc tập trận có quy mô lớn nhất của Mỹ-NATO-Ukraine và đồng minh với hơn 40 tàu chiến, 30 quốc gia và 5000 quân nhân trên Biển Đen. Về phía Nga, Bộ Tổng TM quân Nga cũng tổ chức tập trận trên Biển Đen vào ngày 3/7.

Mưu, kế, thế trận của ai thắng?

Mưu là lừa địch, kế là điều động địch theo ý định của ta, cách đánh của ta…thì có thể nói là 2 cuộc tập trận gần như tổ chức cùng lúc, cùng trên một khu vực là một cuộc chiến cân não bằng mưu, kế, thế trận mà Nga và Mỹ-NATO đối đầu nhau trên Biển Đen.

Đối tượng tác chiến giả định trong Sea Breeze của Mỹ-NATO-Ukraine được công khai là lực lượng Nga với mục tiêu chính “giải phóng Crimea”…Điều này có nghĩa là Mỹ-NATO-Ukraine phải đập tan hệ thống phòng thủ của Nga trên Biển Đen và Crimea.

Vì vậy, hoạt động lập mưu, kế, của bộ chỉ huy Mỹ-NATO trong cuộc tập trận Sea Breeze là như thế nào để ĐỦ LIỀU, buộc Nga phải bộc lộ lực lượng mà không kích động Nga gây chiến tranh nóng thật. Sự rầm rộ của Sea Breeze được tung hô khiến Nga có dấu hiệu như lo lắng, đã cắn câu…khi 6 tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen đã đồng loạt rời căn cứ “mất tích”…

Và, Mỹ-NATO nhấn tiếp ga, sử dụng MHS Defender của Hải quân Anh như một “mũi tên bắn chết 2 con chim”: (1) về quân sự: cố tình đi vào vũng lãnh hải Crimea để kích hoạt toàn bộ hệ thống phòng thủ Biển Đen và Crimea của Nga… và (2) về chính trị, khiêu khích không công nhận Crimea là của Nga.

Trước tình huống một khu trục hạm MHS Defender của Anh được trang bị đầy đủ vũ khí hiện đại nhất đang cố tình xâm phạm lãnh hải Nga thì lực lượng phòng thủ Nga tại Biển Đen sẽ báo động SSCĐ ở mức cao nhất, tức hệ thống phòng thủ Biển Đen và Crimea được kích hoạt…Đó chính là “quân xanh” trong cuộc tập trận Sea Breeze-2021 của Mỹ-NATO-Ukraine và liên minh tại Biển Đen.

Đáng tiếc, đó chỉ là mưu, kế của Mỹ-NATO, còn thành công hay không phụ thuộc vào Nga…

Phải công nhận thiên tài Putin và Tổng hành dinh Nga (dù hơi thừa), Nga - Putin chỉ “lùi nửa bước” là chỉ sử dụng 3 loạt AK-630 và 4 quả bom OFAB-250 để cảnh cáo buộc MHS Defender ra khỏi lãnh hải (hầu như chính giới Nga, dân Nga đều muốn đánh chìm ngay MHS Defender xấc láo) .

Putin “lùi nửa bước” để không chỉ làm mất mục tiêu của Sea Breeze, mà biến 40 tàu chiến, máy bay…của Sea Breeze thành “quân xanh” không tốn một rub nào cho cuộc tập trận của họ từ ngày 3/7. Putin đã lật ngược lại mưu, kế của Mỹ-NATO thành của Nga.

Rõ ràng, một cuộc tập trận mà không có mục tiêu nào để nhắm đến (hệ thống phòng thủ Crimea và Biển Đen của Nga vẫn im lặng) thì nếu như không muốn nói là trò trẻ con, đương nhiên, Sea Breeze-2021 sẽ không thu được kết quả gì về chiến thuật và lợi thế chiến lược nào trên Biển Đen.

Bây giờ nói về thế trận. Mỹ-NATO đã nhận thức được mình bị trở thành “quân xanh” và đang biến thành con mồi bị săn…Thật vậy, NATO yêu cầu Nga loại bỏ tàu ngầm mang tên lửa “Calibre” khỏi khu vực diễn tập Sea Breeze-2021 trên Biển Đen.

Ban lãnh đạo liên minh NATO cho rằng việc tàu ngầm Kolpino đã áp sát khu vực tập trận Sea Breeze với Ukraine ở Biển Đen, đe dọa sự an toàn của cuộc tập trận. Trên cơ sở này, Mỹ-NATO yêu cầu phía Nga loại bỏ “tàu uy hiếp” thuộc Hạm đội Biển Đen của Hải quân Nga.

Kolpino là lớp tàu ngầm Kilo diesel-điện của Hải quân Nga, thuộc dự án 636.3 “Varshirlanka” được trang bj Kalibr “khét tiếng”. Các tàu ngầm B-271 Kolpino là một phần của lữ đoàn tàu ngầm thứ 4 của Hạm đội Biển Đen.

Trước cuộc tập trận Sea Breeze - 2021, Bộ Tham mưu Mỹ-NATO “mừng thầm trong bụng” khi phát hiện toàn bộ tàu ngầm của Hạm đội Biển Đen, 6 chiếc, đã vội vã rời bến, dù không và chắc chắn không biết được chúng ở đâu, thì giờ đây chắc chắn biết chúng không đi dạo mát ở TBD mà đang áp sát “uy hiếp” cuộc tập trận Sea Breeze.

Phán đoán của Mỹ-NATO là không sai và khiến họ la toáng lên. Tại sao? Tại vì họ còn nhớ vào ngày 11/12/2019, tại Biển Đen, một tên lửa Kalibr chỉ trong 132 giây đã hủy diệt hoàn toàn mục tiêu cách đó 250km. Chưa tính đến tàu mặt nước thì tàu ngầm Kolpino mang bao nhiêu Kalibr khét tiếng?…

Cuộc đấu mưu, kế và thế trận tại Biển Đen “không cần xem cả trận” cũng đã biết kết quả bởi sau đó, Tổng thống Nga Putin đã nói về việc đánh chìm MHS Defender dửng dưng, nhẹ nhàng như không, rằng, Nga có đánh chìm nó (rất dễ dàng, chỉ cần vài giây) thì cũng không xảy ra thế chiến III…là sự thật.

Một sự thật đã khiến Mỹ-NATO mất hết động lực, bi quan chán nản, một sự răn đe chết người. Một sự thật nói ra đã làm cho tư tưởng quân sự của Mỹ-NATO bị đảo lộn vì Mỹ-NATO chưa chuẩn bị cho điều này xảy ra…

“Quân xanh” của Nga tại Đông Địa Trung Hải

Trong khi tại Biển Đen, Nga lấy Sea Breeze-2021 của Mỹ-NATO làm quân xanh không tốn một rub thì tại Đông Địa Trung Hải, Nga đã tiến hành một cuộc tập trận lớn sử dụng cả hai “sát thủ diệt sân bay” là TU-22M3 và MiG-31K với mục tiêu công khai là “Nhóm tàu sân bay tấn công (CSG) của Anh chỉ huy bởi HKMH Queen Elizabeth”.

Rõ ràng, Nga không chỉ “dằn mặt” Hải quân Vương quốc Anh-Tình nhân của Biển, sau vụ MHS Defender bằng việc sử dụng 3 Tu-22M3 và 2 MiG-31K “khủng bố” cả một “Hạm đội tàu tác chiến sân bay” chỉ huy là HKMH Queen Elizabeth” trên Địa Trung Hải mà “cấm bay” luôn cả máy bay tàng hình của Anh.

Tại Đông Địa Trung Hải, Nga tuyên bố cấm không quân Anh bay vào không phận Syria, nếu vào sẽ bị cho xuống đất.

Bất chấp việc Hải quân Anh trước đó tuyên bố sẽ điều máy bay chiến đấu F-35 của mình tới Syria để chống lại các chiến binh khủng bố, nhưng chưa một máy bay chiến đấu F-35 nào của Anh (10 chiếc) dám lao lên từ HKMH Queen Elizabeth xâm phạm không phận Syria. 

Không dám là vì Nga cấm bay vào đó. Dĩ nhiên, London nhận thức rõ rằng Nga sẽ không bỏ lỡ cơ hội tiêu diệt một máy bay chiến đấu của Anh bằng các phương tiện phòng không S-300, S-400 (trên danh nghĩa Syria), lật tẩy huyền thoại về khả năng tàng hình của các máy bay chiến đấu này.

Người Anh không dám cho F-35 mon men vì Anglo-Saxon thừa biết S-300 Syria của Damascus được kết nối với S-400 Nga trong một hệ thống phòng không đa tầng ở Syria chưa từng chiến đấu với không quân Israel không phải vì không hiệu quả mà vì Israel không phải là Anh.

Nói thật, mạnh như không quân Mỹ và hung hăng, hiếu chiến như quân của “Bố già” Erdogan mà không dám bay vào khu vực cấm bay mà Nga đã thiết lập lúc chiến trường Syria ở tình thế “nhập nhoạng” thì quân Anh, trong thế trận Nga đã cài chắc tại Syria…sẽ không đủ gan để thử.

Tin hay không tùy bạn, nhưng một Hạm đội tàu sân bay tấn công chỉ huy bởi HKMH “Queen Elizabeth” của Hải quân Anh lần đầu tiên xuất quân đến Đông Địa Trung Hải, tuyên bố thực hiện nhiệm vụ tấn công tiêu diệt quân khủng bố tại Syria…lẽ ra phải có những hành động quân sự để chứng tỏ nó là “biểu tượng sức mạnh quốc gia”, thế nhưng đã có vụ tấn công nào chưa?

“Mẫu hạm ngầm” – Phương tiện chiến đấu mới của thế kỷ XXI!

 


Thế kỷ XX, loài người đã biết đến một phương tiện chiến đấu mang tên Hàng không mẫu hạm (HKMH) hay tàu sân bay. Nước Mỹ đã có và duy trì cho đến nay 11 HKMH như vậy. Đó là một con tàu nổi trên biển cỡ lớn chứa máy bay và làm sân bay cho máy bay cất, hạ cánh.

HKMH không ai dám đánh chìm!

HKMH là biểu tượng quyền lực của một quốc gia. Và, thực sự là vương trượng của quốc gia bá chủ thế giới Hoa Kỳ. Khi thế giới có tình huống xung đột hay thiên tai thì việc đầu tiên của Tổng thống Mỹ là đặt câu hỏi: “Hạm đội tàu sân bay nào của Mỹ ở gần nhất?”.

Điều này cho thấy, toàn bộ học thuyết quân sự về sự thống trị toàn cầu của Hoa Kỳ dựa trên việc sử dụng 12 nhóm tàu ​​sân bay (CSG) tấn công mạnh nhất (nay chỉ còn 11) của Mỹ vẫn đã, đang có giá trị răn đe và là nắm đấm mạnh, khủng khiếp cho bất cứ ai dám đụng vào.

Cơ cấu chính của 1 CSG: Gồm 1 HKMH, 2 tuần dương hạm, 2 khu trục hạm tên lửa, 1-2 khinh hạm săn ngầm, 1-2 tàu ngầm nguyên tử tấn công và các tàu hậu cần.

Là chiến hạm có trọng tải lớn nhất trong CSG, nhưng HKMH chỉ đơn thuần là sân bay cho các đơn vị chiến đấu cơ F/A-18EF Super Hornet đa nhiệm (phòng thủ, tấn công…) và điều phối hoạt động hạm đội với khả năng phòng thủ tối thiểu.

Đảm bảo phòng không của CSG là các tuần dương hạm lớp Ticonderoga và khu trục hạm lớp Arleigh Burke thông qua sự kết hợp của các hệ thống điều phối hỏa lực Aegis, tổ hợp SM-2, SM-3. Ngoài ra, các chiến hạm này cũng đảm bảo khả năng tấn công vào đất liền bằng tên lửa hành trình Tomahawk.

Nhiệm vụ chống ngầm, ngoài tàu ngầm nguyên tử lớp Virginia còn là trực thăng đa nhiệm MH-60 Seahawk và các hệ thống sonar thủy âm, thiết bị gây nhiễu, mồi bẫy trên các chiếm hạm trong CSG.

Trong cơ cấu này, có thể thấy, máy bay F/A-18EF Super Hornet thực sự được coi như là “lưỡi hái của thần chết” và do đó, tác chiến bằng không quân là phương án tác chiến chủ công mang tính quyết định kết thúc chiến dịch của khối chiến đấu này.

 Với sự bảo vệ như vậy, theo tính toán của chuyên gia quân sự Nga, Hải quân Trung Quốc, muốn tiêu diệt được nó thì phải mất 40% lực lượng.

Riêng tuần dương hạm lớp Ticonderoga có thể phóng một loạt 122 quả tên lửa phòng không, và theo các chuyên gia Trung Quốc đã tính, phải cần 150 đến 200 máy bay SU-27 của Trung Quốc đánh “hội đồng” mới diệt được chiến hạm này.

Dựa trên CSG, cùng với hơn 500 quả Tomahawk, Mỹ thực hiện chiến thuật “tác chiến Không –Biển” siêu việt mà cho đến nay là nỗi kinh hoàng, khủng khiếp cho bất cứ quốc gia nào ven biển, kể cả Trung Quốc.

Lưu ý: CSG nó mạnh, ghê gớm như vậy nhưng kẻ thù không ai dám tiêu diệt nó cho dù có khả năng đi nữa, vì đó là “Biểu tượng sức mạnh, quyền lực của Mỹ” và, trên đó, chưa kể tài sản, HKMH có đến gần 6000 người Mỹ phục vụ, cho nên, khi bị đánh chìm có nghĩa là 6000 người Mỹ bị chết cùng lúc…

Bạn nghĩ sao khi Mỹ đang là một trong hai siêu cường hạt nhân, Mỹ là quốc gia đầu tiên và duy nhất dám sử dụng VKHN thì Mỹ lại ngồi im nhìn CSG cùng 6000 quân nhân chìm xuống đáy đại dương?

Có thể nói, ngoại trừ Nga làm việc đó ra, những quốc gia còn lại, kể cả Trung Quốc, đều bị Mỹ đáp trả tàn khốc, không còn tồn tại trên danh nghĩa nhà nước hoặc bị hủy diệt. Do vậy, HKMH không chỉ được bảo vệ bởi các chiến hạm vòng ngoài mà còn được bảo vệ bởi “Đòn tấn công phủ đầu bằng VKHN” của Mỹ.

Như vậy, với sự có mặt của 11 CSG, cho phép Mỹ chính thức đã, đang là quốc gia bá chủ đại dương.

“Mẫu hạm ngầm” của Nga!

Khái niệm HKMH là gì thì chúng ta đã rõ, vậy nếu như có một con tàu ngầm cỡ lớn (tất nhiên nó hoạt động ngầm trong lòng đại dương) mà trong nó chứa rất nhiều tàu ngầm mini, là nơi xuất phát tấn công, trinh sát...cho các tàu ngầm mini thì con tàu ngầm đó gọi là gì?

Đầu tiên, “mẫu hạm” có nghĩa là “tàu mẹ” cho máy bay và tàu ngầm mini, nhưng “mẹ” HKMH là tàu nổi, còn “mẹ” của các tàu ngầm mini lại tàu ngầm, cho nên, tạm gọi phương tiện chiến đấu mới này là “Mẫu hạm ngầm” (MHN) vậy (Các dịch thuật từ nước ngoài là “tàu ngầm sân bay…)

Ngày 24/6, Nga đã hạ thủy một con tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân Belgorod, thế hệ thứ 5 đầu tiên của thế giới. Đây là một con tàu ngầm khổng lồ có đặc điểm nổi bật là chiều dài 184m, dài hơn con tàu dài nhất thế giới hiện tại là 12m. Ý nghĩa của sự dài như vậy là gì?

Chúng ta không cần bàn đến các loại vũ khí khác có thể bố trí trên Belgorod mà chỉ quan tâm đến 2 loại, (1) là tàu ngầm không người lái Poseidon và (2) là tàu trinh sát, nghiên cứu không người lái Harpsichord-2R-RM, để chứng minh tính MHN của Belgorod mà thôi.

Cũng như HKMH của Mỹ, MHN Belgorod nó không tham gia chiến đấu trực tiếp, nó chỉ làm căn cứ xuất phát cho máy bay và tàu ngầm không người lái, nhưng khác nhau là vũ khí tấn công của Belgorod mạnh và khủng hơn nhiều lần HKMH. Chẳng hạn, Belgorod  phóng Kalibr từ ống phóng lôi và có khả năng phóng Zircon…

Là tàu mẹ (mẫu hạm) cho Poseidon và Harpsichord-2R-RM, phương án tác chiến của Belgorod như sau:

1. Giáng trả đòn hạt nhân hủy diệt từ đại dương bằng “sóng thần” của tàu ngầm không người lái tự hủy Poseidon (Poseidon là gì thì thế giới đã biết qua thông báo của Tổng thống Nga Putin).

2. Đánh chìm hạm đội tàu sân bay (CSG). Ở chế độ chiến đấu, đàn Harpsichord-2R-RM sẽ đóng vai trò trinh sát đi trước “MHN” Belgorod, tìm kiếm kẻ thù và truyền mọi thông tin về “mẫu hạm”. Nếu nhận được lệnh tấn công, Poseidon sẽ xuất kích…

 Với đương lượng nổ 2 megaton giữa đại dương (rất nhỏ so với gần bờ biển) nhưng chừng đó, Poseidon cũng đủ nhấn chìm toàn bộ bất kỳ hạm đội nào trên đại dương bao la…

Như vậy, nếu như Nga không có HKMH, tức không có một tàu sân bay trên biển cho các máy bay cất cánh và hạ cánh thực hiện nhiệm vụ tác chiến trên các đại dương như Mỹ thì Nga có “tàu sân bay ngầm trong lòng biển” là nơi xuất kích của các tàu ngầm mini.

Nhiệm vụ chính của HKMH và của CSG không phải là săn ngầm và diệt các tàu ngầm không người lái như Poseidon hay Harpsichord-2R-RM, nhiệm vụ đó các lực lượng khác sẽ đảm nhiệm, nếu có. Do đó, có vẻ như, trên đại dương, HKMH và CSG là kẻ bị săn bởi kẻ đi săn là MHN Belgorod.

Hiện tại, “MHN Belgorod” đã bắt đầu thử nghiệm trên biển đầu tiên và nếu mọi thứ diễn ra theo đúng kế hoạch, ngay sau các cuộc thử nghiệm cấp nhà nước, MHN Belgorod sẽ chuyển giao cho hạm đội để trực chiến dự kiến ​​vào đầu năm 2022.

Sau “mẫu hạm ngầm” Belgorod, Hải quân Nga ​​sẽ cho ra đời tiếp “mẫu hạm ngầm” Khabarovsk, và sau đó là “mẫu hạm ngầm” thứ ba và thứ tư của dự án 885 “Ash” được triển khai. Và, không có gì lạ khi Lầu Năm Góc đang rất lo lắng và theo dõi sát sao “mẫu hạm ngầm” Belgorod xuống nước…

Vậy là bắt đầu từ đây, nhân loại đã chúng kiến một phương tiện chiến tranh mới thách thức với Hạm đội tàu sân bay tấn công vốn đã từng tung hoành trên mặt biển đại dương bao la mà biểu tượng là HKMH – đó là, “mẫu hạm ngầm” cho đàn tàu ngầm mini tấn công không người lái.