Thứ Bảy, 22 tháng 12, 2018

Rút khỏi Syria – cuộc rút lui chiến lược của Mỹ!


Có vẻ như không chỉ Israel mà cả Nga cũng lo lắng khi Mỹ rút quân khỏi Syria
Rút lui khác với tháo chạy, rút lui có rút lui chiến thuật và rút lui chiến lược, do vậy trong chiến tranh việc ra mệnh lệnh để rút lui của một đơn vị, một hướng chiến dịch…là chuyện bình thường.
Tuy thế, tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump về rút quân Mỹ khỏi Syria khiến thế giới bất ngờ và rất khó tin. Tuy nhiên, dù tin hay không thì thực tế, ở góc nhìn quân sự, rút lui của Mỹ là hợp lý, còn ở góc nhìn địa chính trị thì đây là một cuộc rút lui có tính chiến lược…rất khôn ngoan.
Quân đội Mỹ chỉ có thể phải rút…
Khi một Tổng tư lệnh chiến trường ra mệnh lệnh lui binh thì đã được Bộ tham mưu của họ tính toán rất kỹ càng về thế trận, so sánh lực lượng, ưu thế tác chiến…
Có 3 nguyên nhân quân sự mà là Tư lệnh chiến trường thì nên ra mệnh lệnh rút lui:
1, Lực lượng: Trong khi Mỹ không bao giờ muốn trực tiếp đưa lính của mình tham chiến thì Mỹ lại không có lực lượng mặt đất “làm bia đỡ đạn” để thực hiện nhiệm vụ chiến lược dài hạn tại chiến trường Syria.
Mỹ đã từng nuôi FSA (Quân đội Syria tự do) nhưng nuôi hộ cho Thổ Nhĩ Kỳ, và bây giờ, sau khi IS và đám khủng bố “ôn hòa” khác bị Nga đánh cho tan tác thì Mỹ bám lấy SDF mà nòng cốt là YPG (lực lượng dân quân người Kurd – kẻ thù không đội trời chung của Thổ Nhĩ Kỳ).
Nói chung lực lượng mặt đất SDF của Mỹ  là yếu, độ tin cậy không cao và cũng như là “cái xương trong cổ họng”. Nếu sử dụng SDF chỉ phục vụ cho nhu cầu chiến thuật thì lại phạm vào sai lầm chiến lược (gây thù chuốc oán với đồng minh cực kỳ quan trọng trong NATO là Thổ Nhĩ Kỳ).
Trong khi đó, cánh tay của Nga, quân đội Syria đã quá mạnh, quá dài không giống như các lực lượng mà Mỹ đã từng hậu thuẫn trước đây…đã trở thành mọt đối thủ khó chơi của Mỹ.
Như vậy, với hơn 2000 quân Mỹ cùng với các căn cứ đã thiết lập tại Đông Euphrates và Al Tanf chỉ phục vụ cho cuộc “chiến tranh quy ước”…
Theo đó, chẳng hạn, dưới cờ của Hoa Kỳ thì Nga, Thổ Nhĩ Kỳ hay Syria…không thể tấn công hoặc “suy nghĩ 2 lần” trước khi tấn công vào đó dù quân đội Mỹ chỉ có một lực lượng tượng trưng không đáng kể. Bởi vì như vậy là tuyên chiến với Hoa Kỳ…
Nhưng với một cuộc “chiến tranh không quy ước” thì lực lượng Mỹ tại đây sẽ gặp vô cùng nguy hiểm mà khi xảy ra thì 2000 hay 20.000 quân Mỹ cũng không đủ…
Theo đó, chẳng hạn những cuộc nổi dậy của dân Ả rập trong khu vực Mỹ SDF chiếm đóng (thực tế có rất nhiều vụ tập kích gây nhiều thiệt hại cho lính Mỹ đã xảy ra) và cuộc chiến tranh giải phóng đất nước do quân đội Syria tiến hành…thì Mỹ buộc phải đối đầu với một cuộc chiến tranh trực tiếp bị tiêu hao nhân lực là không tránh khỏi.
Dấu hiệu chuyển quân, bố trí hệ thống phòng không tại Dier Ezzor và sự tố cáo của Damascus về SDF, phiến quân, đã khai thác ăn cắp dầu vận chuyển qua đường Iraq rất lớn…cho thấy khả năng vào mùa Xuân 2019, quân đội Syria sẽ nhằm vào phía Đông Euphrates.
Vấn đề đặt ra là Mỹ sẽ sử dụng lực lượng nào để đối phó với quân đội SyriaIran được Nga hỗ trợ đằng sau, chiêu Mỹ từng áp dụng? Không có lực lượng nào hết ngoài lính Mỹ, bởi YPG đang đối phó với đòn tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ.
2, Chiến thuật. Sức mạnh truyền thống của Mỹ và liên quân là hàng không không quân hỗ trợ cho lực lượng mặt đất, nhưng tại Syria và khu vực Mỹ và SDF chiếm đóng Mỹ đã mất ưu thế.
Nga đã gần như chiếm lĩnh toàn bộ không phận Syria và bằng EW hiện đại đã chắc chắn khiến không quân Mỹ “suy nghĩ 2 lần”.
“Chiếc đinh cuối cùng” để làm chủ không phận Syria là thông qua vụ Il-20 của Nga bị Israel gây họa, Nga đã triển khai hệ thống phòng không tiên tiến nhất tại Syria và đặc biệt đã kết nối hệ thống S-300, S-400…của Syria và Nga thành một khối chỉ huy thống nhất.
Damascus đã công bố một quy tắc chơi mới mà theo đó “Syria sẽ đáp trả chủ động vào nơi mà nó xuất phát”.
Mỹ - Israel có công nhận hay không thì tất nhiên phải có thời gian, nhưng xem cách Israel (và Mỹ) hành động như nào đã chứng tỏ thời gian dành cho họ đã đủ.
3, Thế trận. Mỹ đang ở thế bị bao vây tại Al Tanf – căn cứ dùng để ngăn chăn lực lượng Iran kết nối với Hezbollah ở Lebanon. Nhưng nếu như lực lượng Iran phải rút khỏi khu vực 100 km từ biên giới đông Israel thì Al Tanf không còn tác dụng.
Trong khi đó, Mỹ đang có nguy cơ đối đầu với một cuộc chiến tranh du kích tại Đông Euphrates là rất cao. Có thể nói khu vực phía Đông Euphrates đang rơi vào tình trạng hỗn loạn khi mâu thuẫn chính trị, kinh tế các bên tăng mạnh gồm SDF - các bộ lạc Ả rập – Phiến quân IS – Thổ Nhĩ Kỳ…
Vậy, tình thế quân sự như thế thì rút lui hay ở lại? Rút lui.
Rút là chiến lược khôn ngoan…
Điều khẳng định chắc chắn mà giới tinh hoa chính trị nước Mỹ không thể không nhận ra là nếu Mỹ ở lại Syria càng lâu thì mâu thuẫn với Thổ Nhĩ Kỳ càng lớn mà kết quả cuối cùng là Mỹ sẽ mất Thổ Nhĩ Kỳ, một thành viên NATO quan trọng nhất. Đây là một thiệt hại địa chính trị cực lớn mà Mỹ nhận biết.
Do đó, người Kurd và Thổ Nhĩ Kỳ, tất nhiên, Mỹ chọn Thổ Nhĩ Kỳ. Và bắt đầu từ đây, Mỹ “rửa tay” tại Syria giao vấn đề còn lại cho Nga và Thổ Nhĩ Kỳ mà chỉ biết rằng, Thổ Nhĩ Kỳ phải mua 100 chiếc F-35, và hệ thống Patriot của Mỹ.
Vấn đề của Nga khi Mỹ rút quân không phải Syria mà là Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, Erdogan sẽ chơi con bài Mỹ để chống Nga như thế nào mới là vấn đề quan tâm. Bởi “lối chơi” của Erdogan thì Nga còn lạ gì, kiểu “lá mặt lá trái”.
Tổng thống Mỹ tuyên bố rút quân tại Syria chưa chắc khiến người Nga yên lòng bởi sẽ có sự kết nối với tình hình Ukraine
Tại Ukraine, Mỹ có lực lượng mặt đất là một chính phủ hợp pháp (giống như tại Syria Nga có lực lượng mặt đất là một chính phủ hợp pháp), do đó Mỹ có ưu thế tăng, giảm áp lực quân sự vào trực tiếp Nga.
Việc chính quyền Ukraine mấy tuần qua sau vụ Kerch hùng hổ đe dọa chiến tranh với Nga, đe dọa phá hủy cầu Crimea…không thể không dựa vào lưng của Mỹ.
Nên nhớ, Mỹ từng là bậc thầy về dùng “bia đỡ đạn”, chính vì thế, nếu chống Nga thì chiến trường Ukraine sẽ có lợi thế hơn chiến trường Syria vì Mỹ có lực lượng, môi trường địa chính trị châu Âu thuận lợi.
Như vậy, Mỹ tuyên bố rút quân tại Syria không khiến Nga vui mừng, vì việc Mỹ ở lại Syria chỉ là sự sa lầy. Và thật thú vị, những gì Nga không vui mừng lại là điều mà Mỹ nên làm.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2018

Israel đã học thuộc bài học nghiêm khắc từ Nga!



Sự ủng hộ và cho phép của Mỹ đã làm cho Isarel ngang ngược và kiêu ngạo…
Với một lực lượng không quân, tên lửa chất lượng vượt trội, với một tinh thần chiến đấu cao, mưu trí, sáng tạo, dày dạn kinh nghiệm, quân đội Israel chưa ngán ngại một đối thủ nào tại khu vực Trung Đông, họ sẵn sàng tấn công bất cứ lực lượng thù địch nào vì an ninh và lợi ích quốc gia Israel…
Chính xác, Israel là một cường quốc quân sự khu vực Trung Đông, nhưng đặc biệt quan trọng hơn lại là đồng minh số 1 của Mỹ.
Kẻ thù chính, kẻ thù truyền kiếp của IsraelIran - Hezbollah. Ngoài ra, cũng như Mỹ, Israel đều có ý đồ và hành động để buộc chính quyền Assad sụp đổ và chính họ đang bành trướng chiếm đóng lãnh thổ của Syria tại cao nguyên Golan…
Nói ra như vậy để chứng tỏ một điều rằng, Israel không phải là dạng vừa, không phải thuộc dạng “chưa thấy nước đã vội cởi quần” khi Nga can thiệp quân sự vào Syria để bảo vệ chính quyền Assad và chống khủng bố mà Israel sẵn sàng “vượt mặt” Nga, bất chấp Nga để thực hiện ý đồ của mình.
Đã có hàng trăm lần xâm phạm không phận không kích vào lãnh thổ Cộng hòa Ả rập Syria và các cuộc đột nhập bởi lính đặc nhiệm vào lãnh thổ Lebanon, Palesstin…như đi vào chỗ không người.
Israel được sự hậu thuẫn của Mỹ thích là lấy (sáp nhập vùng đất chiếm đóng) và ghét là đánh, hành xử “như một đứa con được nuông chiều” mà ít ai phản kháng vì sợ “bố Mỹ”…
Nhưng, Liên bang Nga không sợ “bố Mỹ”…
Hành động của Israel khiến Nga “gai mắt”!
Trước hết là hành động tiếp tay cho IS và thế lực khủng bố khác bị cấm hoạt động ở Nga (LIH). Đó là việc huấn luyện, cung cấp vũ khí sát thương, điều trị thương cho IS đã gây không ít khó khăn cho hành động quân sự của Nga.
Tiếp theo, lấy danh nghĩa tấn công lực lượng Iran – Hezbollah, Israel đã gây tổn thất lực lượng của đồng minh với Nga cùng chống khủng bố, bảo vệ Assad…
Quả thật, đây là những điều không hợp với ý đồ, lợi ích khu vực của Nga, nhưng do sách lược, do tình thế ban đầu mới can thiệp quân sự vào Syria khi chưa có lợi thế nên Nga phải nhường nhịn, chấp nhận, thỏa thuận với Israel để không muốn thêm kẻ thù trên nhiều hướng…
Tuy nhiên, Israel rất kiêu ngạo, ít khi thực hiện thỏa thuận nghiêm túc mà còn ngang ngược, bất chấp hơn cả Mỹ trong thỏa thuận khu vực cấm bay với Nga tại phía Tây sông Euphrates.
Chẳng hạn như phải thông báo trước vị trí, thời gian đã thỏa thuận với Nga các đòn không kích trong lãnh thổ Syria…nhưng Isarel trong hơn 200 vụ chỉ thực hiện 20 vụ (10%).
Thậm chí còn ngang nhiên tấn công vào gần căn cứ Khmeimim mà chỉ thông báo trước 1 phút, rồi thực hiện chiến thuật “núp” để khiến chiếc máy bay Il-20 của Nga bị phòng không Syria bắn hạ làm 15 sỹ quan Nga thiệt mạng…
Và, đó chính là “giọt nước cuối cùng” đã buộc Nga ra tay dạy cho Israel một bài học nghiêm khắc…mà bố Mỹ cũng bất lực đứng nhìn…
Bằng hành động quyết đoán (như đã chuẩn bị sẵn), mạnh mẽ, Nga cấm bay lực lượng không quân Israel trên không phận Syria
Israel đau đớn học thuộc bài học…
 Hành động của Nga cấm bay không quân Israel trên không phận Syria đồng nghĩa với việc làm sụp đổ chiến lược an ninh của Israel. Điều này là một hành động “không thể chấp nhận được” với chính quyền nhà nước Do thái Israel.
Trước nguy cơ thách thức cực kỳ nguy hiểm, nghiêm trọng như vậy, đương nhiên, Israel không thể ngồi nhìn…
Chúng ta đã nghe những tuyên bố cứng rắn của giới lãnh đạo cao cấp Israel, chúng ta đã thấy những hành động quân sự của Israel trong việc cố gắng “nhân hành động của Nga với số 0”…nhưng kết quả thu được ra sao mới chứng minh được sự thành bại của hành động…
Đó là, kể từ khi tuyên bố cấm bay của Nga, không quân Israel “đắp chiếu” và mọi hoạt động quân sự của Isarel tấn công Iran-Hezbollah trong lãnh thổ Syria bị đình chỉ.
Tất nhiên, Israel đâu phải là con cừu non mà khi Nga ra lệnh cấm bay là run sợ chấp hành, Israel đã có trăm phương ngàn kế tìm cách để hạ bệ S-300, S-400 của Nga, nhưng đây là Nga – Putin có thừa bản lĩnh và sức mạnh vượt trội để “chuyên chính” với kẻ ngang ngược, kiêu ngạo.
Người ta biết rằng tại thời điểm này, trong thời gian không có liên lạc với phía Nga, Israel đã gặp phải những vấn đề thách thức lớn đến an ninh mà Israel không thể giải quyết nếu không có sự tham gia của Nga.
Các cuộc gọi của Thủ tướng Israel đến Tổng thống Nga Putin và dường như Netanyahu đã học được một bài học tốt là tránh các hành động có thể kích động phía Nga, và do đó đã kiềm chế chỉ tuyên bố sau khi có tuyên bố tương ứng từ Điện Kremlin. Và lần đầu tiên, kể từ khi Nga cấm bay, đã có cuộc gặp của 2 phái đoàn quốc phòng Nga và Israel diễn ra… 
Israel đã thông báo cho Nga về chiến dịch “Shield North” và phàn nàn rằng, Hezbollah đã sử dụng cờ Nga trên các phương tiện hành quân, vị trí đóng quân khiến Israel không thể tấn công vì không biết chắc chắn dưới cờ Nga thực sự là người Nga hay không. Do đó, Israel muốn liên lạc để tìm ra thời gian và nơi quân đội Nga đang di chuyển để tránh một sai lầm.
Vấn đề thứ hai được Israel lên tiếng là hoạt động mới của họ ở biên giới LebanonIsrael. Quân đội Israel đã tìm thấy một mạng lưới rộng lớn các đường hầm ngầm Hezbollah, trong khu vực, phá hủy nó đòi hỏi một số lượng lớn các chuyến bay từ các máy bay của Không quân Israel, nhưng vì chiến dịch này sẽ diễn ra nguy hiểm gần biên giới Syria nên máy bay có thể vô ý đi qua không phận Syria. Do vậy, Israel đề nghị hệ thống phòng không Nga-Syria không tấn công không quân Israel ở những khu vực mà họ chỉ ra.
Đến đây, có thể nói Israel đã biết điều, đã được khép vào khuôn khổ. Israel đã biết sợ Nga và tôn trọng (vì không thể vượt qua) vùng cấm bay trên lãnh thổ Syria. Và, những tuyên bố hùng hồn của giới chức Israel cũng chỉ là những…lời an ủi.
Nhà báo Gideon Levy, Israel đã viết: “Cảm ơn mẹ Nga, vì đã giới hạn một đứa trẻ đã chơi mà không lượng được sức mạnh của mình”. Ông cũng cũng lưu ý rằng, “đôi khi Israel cần phải được thuần hóa bằng những hành động như vậy, vì sự ủng hộ và cho phép của Hoa Kỳ trong khu vực mang lại cảm giác quyền lực tưởng tượng của Israel”…
Đừng có dại đùa với Nga hỡi các quý ông Do Thái Isarel đáng kính.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Tử huyệt của Nga tại eo biển Kerch!


Mất cảnh giác, thiếu khả năng ngăn chặn từ xa thì tàu mặt nước “tấn công liều chết” là nỗi kinh hoàng của cầu Crimea.
Tử huyệt của Nga tại eo biển Kerch chính là cầu Crimea. Do đó, người Nga phải bảo vệ bằng được cầu Crimea trước tuyên bố phá hủy của chính quyền Kiev và các thế lực thù địch khác.
Phá hủy cầu Crimea sẽ có nhiều phương án, trên không, trên bộ, trên biển, ngầm dưới biển…nhưng trong đó Nga lo lắng nhất là tấn công trên biển…Đây là đòn đánh cực kỳ nguy hiểm vì chính đòn đánh này mới gây hại lớn cho cầu Crimea.
Để hiểu điều này, chúng ta trước hết khả năng tấn công và chống đỡ của Nga và Ukraine từ các phướng án tấn công khác vào cầu Crimea có kết cục như thế nào…
Đầu tiên, phải biết rằng, để tấn công làm sập một nhịp của cầu Crimea mà không gây ra nghiêm trọng gì khác, thì theo tính toán của các chuyên gia, lượng thuốc nổ phải cần đến vài trăm ký TNT, điều này tương đương với đầu nổ của một quả tên lửa như Tomahawk của Mỹ…
1, Tấn công bằng đường không
Bên tấn công sẽ dùng máy bay ném bom hoặc dùng tên lửa mặt đất phóng vào cây cầu.
Máy bay thì Ukraine sẵn có, tên lửa thì Ukraine cũng có thừa nhưng phương án này còn phụ thuộc vào hệ thống phòng không của Nga triển khai để bảo vệ cầu Crimea.
Tại khu vực bán đảo Crimea: Riêng hệ thống S-400 hiện đại nhất Nga đã triển khai 4 bộ phận bao phủ toàn Crimea và eo biển Kerch.
Trên 2 bờ eo biển Kerch: Được bố trí: S-400, Pantser-C1 cùng với hệ thống radar bắt mục tiêu ngoài đường chân trời “Hướng dương” và radar cảnh báo tên lửa “Voronezh. Ngoài ra, 2 đầu cầu được bố trí thêm trang bị phòng không di động cực gần là Igla và Verba.
Như vậy, nếu có một cuộc tập kích lớn bằng đường không (chỉ có tập kích với số lượng máy bay, tên lửa lớn, cấp tập…thì mới khả thi) thì Ukraine không thể triển khai được lực lượng bởi toàn bộ không quân đều bị Nga chiếu xạ, ngắm bắn ngay khi cất cánh và tên lửa cũng cũng không bay qua được hệ thống phòng không bảo vệ cầu.
Ở trên mới nói về việc Nga chỉ phòng thủ bị động mà không nói đến phòng thủ chủ động. Nếu phòng thủ chủ động thì Nga sẽ tấn công vào nơi mà tên lửa phóng ra, máy bay cất cánh “ngay và luôn”, lúc đó, cầu Crimea sẽ an toàn tuyệt đối.
2, Tấn công trên bộ
Phương án này sử dụng xe ô tô vượt qua tổ khám xét đến giữa cầu kích nổ. Phương án này, Nga không sợ, bởi lượng chất nổ không nhiều nên không gây hại gì cho cầu, chỉ như “gãi ngứa cho gấu”.
3, Tấn công ngầm dưới biển
Cây cầu Crimean để bảo vệ là một vật thể siêu phức tạp, bởi vì phần đáng kể và quan trọng nhất của nó được giấu dưới nước. Do đó nhiệm vụ bảo về ngầm là rất quan trọng…
 Cây cầu Crimean có đôi mắt và tai dưới nước của nó đặc biệt thú vị, hiện đại, đó là hệ thống "Fin" mà người nhái của Ukraine dù có mưu trí anh dũng cỡ nào cũng khó thoát khỏi bị phát hiện, nhưng dù không bị phát hiện thì khả năng mang chất nổ để đánh sập một trụ cầu nào đó là không thể.
4, Tấn công bằng tàu mặt nước
Có thể nói, đây là đòn tấn công gây ra nguy hiểm nhất cho lực lượng bảo vệ Nga.
Tấn công bằng tàu mặt nước được hiểu không phải bằng lực lượng hải quân đại khái như vụ xảy ra ngày 25/11. Ở đây người ta nhồi một lượng thuốc nổ có thể lên đến hàng ngàn ký TNT và khi đến giữa cầu thì kích nổ. Lúc đó số nhịp cầu bị bay không phải là con số 1 là chắc chắn.
Rõ ràng lợi thế của phương án này là mang được rất nhiều chất nổ mà chỉ cần Nga sơ sẩy trong kiểm tra là bất kỳ tàu vận tải hay tàu chiến cỡ to hay nhỏ nếu tấn công theo lối “liều chết” là cầu Crimea sẽ gặp nguy hiểm…
Đó là lý do vì sao ngày 25/11 Nga nổ súng không thương tiếc vào đội tàu hải quân Ukraine xuất phát từ căn cứ Odessa “xăm xăm tiến đến cầu Crimea” bất tuân hiệu lệnh.
May cho 3 tàu này và 2 tàu tiến ra từ cảng Berdyansk biển Azov biết độ dừng, nếu không thì 2 chiếc Su-25 và một Su-30 của không quân Nga sẽ không, chắc chắn sẽ không cho phép chúng tiến thêm nửa liên mà sẽ được lệnh hủy diệt…
Tại sao? Lực lượng bảo vệ cầu Crimea của Nga FSB làm sao có thể biết được trên những con tàu đó có chứa bao nhiêu tấn thuốc nổ TNT và ý đồ của họ…
Khi chính quyền Kiev và các lực lượng thù địch càng ngày càng công khai, quyết tâm phá hủy cầu Crimea thì một nhà phân tích chính trị, quân sự Nga, ông Semen Bagdasarov đề xuất:
“Để thoát khỏi mối đe dọa lớn nhất cho cầu Crimea, Nga nên suy nghĩ về việc chấm dứt hoàn toàn việc tiếp nhận tàu Ukraine vào eo biển Kerch và kết quả là Biển Azov. Đó không chỉ là về hải quân, mà còn về dân sự, bao gồm cả tàu buôn…”
Tại sao Nga lại kiên quyết? Vì lo sợ tình huống này xảy ra mà thiếu cảnh giác đề phòng thì lãnh hậu quả nghiêm trọng.
Rõ ràng các phương án tấn công gây nguy hiểm khác cho cầu Crimea đều mang dấu ấn của quốc gia, do đó, không một quốc gia nào dám tuyên chiến, đối đầu với Nga chỉ trừ bọn khủng bố và lực lượng giấu mặt. Và, chính những con tàu đi vào eo biển Kerch có ưu thế thực hiện hành động khủng bố nhất.
Sau sự kiện ngày 25/11, Ukraine đã công bố số lượng tàu Ukraine và tàu mang cờ EU vào cảng biển Mariupol và Berdyansk qua eo biển Kerch khá lớn buộc phải “nội bất xuất, ngoại bất nhập” bởi lệnh từ Nga…tất cả đều vì lý do an ninh cho cầu Crimea.
Và, như đã nói, việc hủy bỏ Hiệp ước Hữu Nghị Nga-Ukraine thực thi từ năm 1999 của chính quyền Kiev thì Hiệp ước  biển Azov và eo biển Kerch ký với Nga năm 2003 bị mất cơ sở pháp lý nên cũng hủy bỏ theo.
Lúc này, chính Ukraine tự tước quyền tự do đi lại trên eo biển Kerch…khiến cho Nga tiến hành các bước kiểm tra, ngăn chặn các tàu Ukraine, các tàu treo cờ EU qua eo biển Kerch không bị chế tài nào cản trở.
Việc một con tàu dù nhỏ chứa chất nổ lao đến gầm cầu kích nổ là cực kỳ nguy hiểm cho cầu, chẳng khác nào quân khủng bố IS sử dụng xe bom liều chếtở chiến trường Syria.
Vì thế, nếu lực lượng bảo vệ Nga mất cảnh giác, kiểm tra tàu bè hời hợt và phương tiện ngăn chặn bằng hỏa lực để hủy diệt từ xa thiếu, không đủ sức mạnh thì cầu Crimea sẽ có nguy cơ thương tích gãy nhịp khi chúng tiếp cận được gầm cầu.
Rõ ràng sự lo ngại, cảnh giác, quyết liệt, dứt khoát của Nga trước các con tàu đi qua eo biển Kerch là có cơ sở

Tổng thống Poroshenko - tình báo chiến lược của Nga?



Chẳng hiểu sao, mọi quyết sách của Tổng thống Poroshenko chỉ có lợi cho cuộc tranh cử của mình, ngoài ra…không.
Một câu hỏi có vẻ như là hài hước, nhưng thực tế trong chiến tranh, một tổng thống của bên kia có thể là tình báo của bên này…
Chẳng hạn tại cuộc chiến tranh chống xâm lược của người Việt Nam, nếu như một cán bộ nằm vùng cấp cao của Việt Nam hồi đó mà thắng cử thì chẳng phải là Tổng thống của cái gọi là VNCH sao?! Và, thực tế là ngay cả cố vấn đặc biệt cho Tổng thống VNCH cũng là tình báo Việt Nam đấy thôi…
Vậy thì Petro Poroshenko, Tổng thống Ukraine, ông là ai mà tại sao kể từ khi trở thành tổng thống kiêm Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang Ukraine, những quyết sách, quyết định…của ông cứ làm lợi cho Liên bang Nga hết cú này đến cú khác?!...
Đầu tiên, khi chính quyền lâm thời của Maidan do hung hăng, say men chiến thắng đã để mất Crimea và tạo ra vùng Donbass ly khai thì, khi chính thức trở thành Tổng thống Ukraine, Poroshenko mở chiến dịch quân sự trừng phạt vùng Donbass…
Kết quả, dù không “nhai cà vạt” nhưng Pháp và Đức phải lao vào cứu nguy thất bại (thất bại này phải cứu bởi Pháp và Đức có cổ phần quá lớn tại đây) mà tác giả là Tư lệnh Porosenko, bằng ký hiệp định Minsk-2.
Hiệp định Minsk-2 chính thức tạo ra 2 nước cộng hòa li khai Donesk (DNR) và Lugansk (LNR) và đặc biệt đã “đóng băng” tình hình Ukraine để Nga rảnh tay thao tác tại Syria…(Chúng ta nên để ý là tình hình Nga-Ukraine căng thẳng trở lại khi Syria đã sắp kết thúc phần thắng cho Nga)
Tiếp theo, sự trở mặt, ngang ngược của chính quyền Kiev đứng đầu bởi Poroshenko đã khiến cho châu Âu không có độ tin cậy về đường ống dẫn khí quá cảnh của họ từ Nga.
Nhìn từ góc độ địa chính trị thì Nga muốn có thêm Nord Stream 2 và Blue Stream (Dòng Thổ Nhĩ Kỳ) hay chỉ duy nhất đến châu Âu chỉ bằng một dòng quá cảnh chỉ Ukraine? Không cần chỉ số IQ cao cũng biết…
Vậy là không có gì hợp lý “danh chính ngôn thuận” hơn, Nga triển khai Blue Stream và Nord Stream-2 từ hành động của Poroshenko.
Ai phản đối? Vụ khủng hoảng Nga-Ukraine năm 2009 khiến Ukraine đóng van ống dẫn khí đốt sang châu Âu khiến dân châu Âu mang vạ, chịu cái rét run người là quá đủ…Và, điều thú vị nhất đã xuất hiện khi EU-Mỹ là bên muốn bao vây, cô lập Nga nhất thì chính EU lại là người mở đường “rải thảm” cho Nga khiến Mỹ cay cú…
Đến đây, có thể nói, Nga bằng khí đốt đã có một chiến thắng địa chính trị ngoạn mục tại châu Âu (chưa tính bằng quân sự Nga đã có bàn thắng thứ 2 tại Trung Đông).
Tiếp tục, khủng hoảng eo biển Kerch – biển Azov.
Khủng hoảng eo biển Kerch – biển Azov mà điểm nóng trung tâm là cầu Crimea, cây cầu địa chính trị của Nga.
Một câu hỏi mở ra là cây cầu Crimea nó có ý nghĩa rất quan trọng trong địa chiến lược của Nga. Nga xác định bảo vệ sự an toàn của nó còn hơn cả trung tâm căn cứ hạt nhân, thế nhưng, tại sao chính quyền Kiev lại quá muộn để phá hoại ý đồ chiến lược này của Nga từ khi mới thực hiện?
Rõ ràng là nếu như Poroshenko “gây căng thẳng” khi Nga bắt đầu triển khai thi công thì khả năng hạn chế sự thành công của Nga là rất cao. Nó như khi triển khai xây dựng một giàn khoan trên biển, nếu như ngăn chặn từ giai đoạn chuẩn bị dựng giàn khoan thì thuận lợi về mặt kỹ thuật và chính trị hơn rất nhiều lần khi đã hoàn thành…
Thế nhưng chỉ đến khi cầu Crimea đã khánh thành, hệ thống bảo vệ của Nga đã hoàn chỉnh thì lúc này các tuyên bố về phá hủy cầu Crimea được tung ra và hành động được mở màn bằng vụ tàu NORD của Nga bị bắt và sự kiện eo biển Kerch mới diễn ra…
Trên cơ sở tuyên bố đầy nguy hiểm của chính quyền Kiev rằng sẽ phá hủy cầu Crimea, đã buộc Nga tăng cường công khai các biện pháp quân sự để bảo vệ (tất nhiên những biện pháp quân sự này không làm NATO yên lòng tại Biển Đen).
Bắt tàu đánh cá NORD của Nga từ ngày 25/3 (thuyền trưởng tàu Nord bị giam đến nay chưa thả) đã kích hoạt Nga ra tay không chỉ trả đũa mà tất cả các tàu Ukraine và treo cờ EU…đi vào các cảng của Ukraine ở biển Azov đều bị Nga chặn lại khám xét khiến các doanh nhiệp Ukraine khốn đốn…
Diễn biến tiếp theo mạo hiểm hơn là ngày 25/11, Kiev cho 3 tàu hải quân gồm hai tàu pháo của lớp Gyurza-M, Berdiansk và Nikopol, một tàu kéo, Yany Kapu, cùng 24 thủy và hai sĩ quan phản gián SBU, xâm nhập vào lãnh hải Nga, khu vực nguy hiểm cho cầu Crimea…
Phối hợp với lực lượng này, chúng ta nên biết và lưu ý là có 2 tàu hải quân Ukraine tại cảng Berdyansk biển Azov xuất phát để hỗ trợ hoặc hợp đồng tác chiến nhưng đã bị ngăn chặn buộc phải quay trở về…
 Toàn bộ cánh quân xuất phát từ căn cứ hải quân Odesa Ukraine đã bị FSB Nga sử dụng bởi 2 tàu tuần tra lớp Sobol là Izumrud và Don, cũng như hai chiếc Ka-52, hai máy bay Su-25 và một máy bay Su-30, nổ súng, bắt giữ…
Có thể nói, về tính chất, đây là một cuộc xung đột quân sự trên biển giữa hải quân Ukraine và lực lượng bảo vệ eo biển Kerch, cầu Crimea và biển Azov, nhưng Nga, với thực lực vượt trội, chuẩn bị kỹ càng nên đã giải quyết mau lẹ, gọn gàng đã biến thành một “sự cố bình thường trên biên giới” như Putin đã nói.
Tuy nhiên, Tổng thống Poroshenko không cho là như vậy, ông đã kêu gọi NATO vào biển Azov, đóng các cảng biển châu Âu với tàu Nga và thiết quân luật trên10 vùng của Ukraine và “không gia hạn hiệp ước với Nga ký năm 2009”…
Việc Tổng thống Ukraine Poroshenko kêu gọi NATO, EU can thiệp và liệu NATO, EU có nghe lời để sống chết với Nga vì Ukraine hay không là một chuyện, nhưng, việc chính quyền Kiev không gia hạn thêm, tức hủy bỏ “Hiệp ước Hữu nghị-Hợp tác Ukraine-Nga” cùng mọi giá trị, cơ sở pháp lý tồn tại thời Liên Xô là thực tế…trong tầm tay.
Chắc chắn hải quân NATO sẽ không có cửa (cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng) để vào Azov và kể cả Biển Đen. Eo biển Kerch là của Nga vì nó thuộc lãnh thổ Liên bang Nga là đương nhiên rồi, nhưng còn Crimea?
Về mặt pháp lý chưa quốc gia nào công nhận bán đảo Crimea thuộc Nga kể từ khi Nga sáp nhập, nhưng việc chính quyền Kiev “phủi sạch” toàn bộ mọi giá trị, cơ sở pháp lý từ thời Liên Xô tồn tại ở Ukraine thì điều đó có nghĩa là việc Nikita Khrushchev – Tổng bí thư Đảng CS Liên xô, Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng Liên Xô ký quyết định cắt bán đảo Crimea thuộc Cộng hòa Liên bang Nga sang cho Cộng hòa Ukraine quản lý là vô giá trị.
Chưa dừng lại ở đó, việc hủy bỏ Hiệp ước Hữu Nghị-Hợp tác thì Hiệp ước  biển Azov và eo biển Kerch ký với Nga năm 2003 bị mất cơ sở pháp lý nên cũng hủy bỏ theo. Lúc này, chính Ukraine tự tước quyền tự do đi lại trên eo biển Kerch
Nói thật, đây là điểm mà Nga sướng thầm nhất khi đã bảo vệ, che đây được tử huyệt của mình. (Kỳ sau chúng ta sẽ phân tích sâu, cụ thể hơn)
Tất cả trên đây là những kết quả đối đầu giữa Ukraine đứng đầu là Tổng thống Porosenko và Nga-Putin…nhưng thật đáng buồn Ukraine toàn thất bại và đưa đến cho Nga những lợi thế, kết quả rất lớn như đã nêu…
Quả thật, chúng ta không đánh giá thấp trí tuệ, bản lĩnh của Tổng thống Ukraine Poroshenko, nhưng…có vẻ như trước Tổng thống Nga Putin, Poroshenko giống như “cây chuyền hai” trong bóng chuyền…
Và, cuối cùng, trước diễn biến vụ 25/11, Tổng thống Poroshenko đang điều 12.000 quân cùng xe tăng, pháo binh tại Mariupol để tấn công vào Donesk vào ngày 14/12 (tin của trưởng tình báo DNR ông Eduard Basurin).
Trước tình hình nay Nga đã nhắc nhở như sau: Nga sẽ quét sạch 12.000 người này trong chốc lát bằng một thứ mà không phải bằng vũ khí giết người hàng loạt…
Nếu như lần này là thật thì có lẽ Mariupol có còn thuộc Ukraine nữa không? Hãy chờ!
Tiếp theo: Tử huyệt của Nga tại eo biển Kerch

Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2018

Nếu NATO vào biển Azov, Ukraine sẽ mất nó!


Tư tưởng dựa dẫm vào Mỹ-NATO-EU đã khiến cho chính quyền Kiev hoang tưởng, nhầm lẫn về tư duy chiến lược…
Quả thật là từ khi lên cầm quyền đến nay, Tổng thống Ukraine Poroshenko đã dính rất nhiều cú phản đòn của Tổng thống Nga Putin thế nhưng không chịu rút kinh nghiệm.
Trong vụ eo biển Kerch, khách quan mà nói thì chính Hải quân Ukraine đã cố tình xâm phạm vào khu vực mà khi chưa sáp nhập Crimea thì nó vẫn thuộc lãnh hải của Nga. Sự bất chấp, liều lĩnh, gây hại cho an ninh Nga đã buộc Nga dùng bạo lực đẻ ngăn chặn. Đó là hành động gì?
Đầu tiên hãy nói về hành động khiêu khích.
Gọi là khiêu khích khi chỉ khi hành động đó tạo ra bởi một thế lực mạnh hơn rất nhiều đối tượng bị khiêu khích. Khiêu khích để buộc đối thủ không kiềm chế, buộc đối thủ nổ súng trước nhằm tạo cớ cho hoạt động quân sự công khai đè bẹp đối phương.
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1964 được coi là hành động khiêu khích thuộc loại này – hành động khiêu khích của kẻ mạnh.
Thế nhưng, hành động khiêu khích của một kẻ yếu nhằm vào một thế lực hùng mạnh hơn thì hành động đó được coi như là “rạch mặt ăn vạ”, bởi vì khi bị đối thủ buộc đáp trả, nổ súng trước thì kẻ yếu chỉ hoặc là bị no đòn hoặc là là kêu cứu đồng minh, mượn tay đồng minh đánh đối thủ.
Sự kiện eo biển Kerch ngày 25/11 vừa qua khi Kiev sử dụng 3 tàu hải quân khiêu khích Nga chính là hành động “rạch mặt ăn vạ” vì khi Nga ra tay thì Ukraine không thể lấy cớ đó để hành động quân sự mà chỉ lấy cơ đó để la làng kêu sự giúp đỡ của Mỹ-NATO-EU trừng trị Nga mà thôi.
Có lẽ tư tưởng dựa dẫm vào Mỹ-NATO-EU đã khiến cho chính quyền Kiev hoang tưởng, nhầm lẫn về tư duy chiến lược…
Kiev cứ tưởng rằng vụ 25/11 cũng giống như vụ máy bay MH-17 bị bắn rơi tại Ukraine. Mỹ-EU sẽ đồng loạt cấm vận Nga, nhưng không nghĩ rằng, đã 5 năm cấm vận, trừng phạt thì Mỹ-EU không còn biện pháp nào khả dĩ để làm Nga quỳ gối…
Rõ ràng Mỹ-EU đã tính nát óc là trừng phạt cách nào mà họ thiệt hại 1 thì Nga phải 10, giờ đây, nếu thực hiện gia tăng trừng phạt thêm biện pháp nào thì EU đều phải dính nặng “boomerang” (tự ghè đá vào chân hay gậy ông đập lưng ông) mà không thể tránh.
Đức, Thổ Nhĩ Kỳ… có dám hủy bỏ đường ống dẫn khí đốt của Nga không hay cả EU có dám tẩy chay khí đốt Nga không?...Không bao giờ, dù ngay cả sức ép nặng ngàn cân của Mỹ.
Vậy chính quyền Kiev hay quốc gia Ukraine là cái gì, trọng lượng bao nhiêu mà có thể khiến EU chấp nhận dính “Boomerang”? Chính quyền Kiev có nhận thức được rằng, khi mất Crimea và khi cầu Crimea hoàn thành thì giá trị chiến lược của Ukranie còn đáng bao nhiêu?
Kiev cứ tưởng rằng sau ngày Chủ nhật 25/11 thì sáng Thứ hai sẽ có hàng loạt tuyên bố của EU-Mỹ về việc trục xuất nhân viên ngoại giao Nga như trường hợp bị ngộ độc Skripale ở nước Anh. Nhưng, Ukraine đâu phải là Anh Quốc!
Kiev cứ tưởng rằng với “hành động hung hăng, xâm lược của Nga” như họ đã tố cáo thì thể theo lời kêu gọi của họ, Hải quân NATO tràn ngập biển Azov trừng trị nước Nga…nhưng sự tố cáo của Kiev cho dù là thật thì NATO có các vàng cũng không dám đến Azov.
Ngay cả nước Anh vẫn chưa đủ uy để kích hoạt điều 5 của NATO chống Nga dù họ khẳng định chắc chắn là “Nga đã tấn công vũ khí hóa học vào lãnh thổ Vương quốc Anh”…thì Ukraine lợi hại đến đâu mà có thể kích động NATO tấn công vào Nga?
Có thể nói, sau sự cố eo biển Kerch, tiếng kêu la to nhất, nổi trội nhất là Kiev yêu cầu NATO can thiệp vào Azov. Nhưng kết quả thật đáng buồn…
Thứ nhất, Tổng thống Poroshenko muốn qua vụ này sẽ được Quốc hội áp đặt ban bố tình trạng chiến tranh trên cả nước 60 ngày để qua đó giữ ghế tổng thống theo cách không phải bầu vì bầu cử vì cơ hội dành cho ông ta rất thấp. Tuy nhiên, kế hoạch bị thất bại khi quốc hội chỉ thông qua 30 ngày và chỉ 10 khu vực biên giới giáp Nga nhưng vẫn giữ nguyên ngày bầu cử 31/3/2019 theo kế hoạch.
Thứ hai, khi chính quyền Kiev kêu gọi NATO hiện diện tại Azov thì có nghĩa họ đã phá bỏ, rút khỏi Hiệp ước đã ký với Nga về vùng biển chung Azov mà theo đó không cho phép bất kỳ hải quân quốc gia nào hiện diện tại đây ngoại trừ Ukraine và Nga.
Kiev rời khỏi để tạo điều kiện cho NATO đi vào nhưng Nga sẽ không bao giờ để hải quân NATO có thể hiện diện ở biển Azov, ngay cả Biển Đen mà hải quân Mỹ, Anh còn bị Nga “khủng bố” ngăn chặn cấp tính, thì Azov họ không dại đụng vào để hoặc là bại dưới tay Nga hoặc cùng chết với Nga.
Trong khi đó theo báo cáo của ông Vladimir Omelyan, Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng của Ukraine thì tính đến ngày 28/11, đã có 35 tàu vận tải của Ukraine, của EU…bị Nga ngăn chặn “nội bất xấp, ngoại bất nhập” qua eo biển Kerch đến 2 cảng Mariupol và Berdyansk.
Chưa rõ đúng hay sai, nhưng kể từ khi biên phòng Ukraine bắt giữ tàu Nord của Nga ngày 25/3 mở đầu cho căng thẳng Azov thì Nga tăng thời gian chặn kiểm tra các tàu ra vào 2 cảng trên của Ukraine dài hơn khiến cho các doanh nghiệp Ukraine bị lỗ nặng.
Và bây giờ, nếu trên đây là sự thật thì “Nga không cần một phát súng, Mariupol sẽ gia nhập vào Donesk chỉ là vấn đề thời gian”. Khi Mariupol đã mất thì vùng biển Azov sẽ không liên quan gì đến Kiev. Biển Azov chính thức là “nội thủy” của Nga.
Dù rằng Tổng thống Poroshenko được giải an ủi khi đã có máy bay Mỹ bay đến Biển Đen, Tổng thống Mỹ cũng đã hủy cuộc gặp với tổng thống Nga Putin tại G-20 và sắp tới các biện pháp trừng phạt Nga vẫn được trưng ra...mà không chắc đã vì Ukraine.
Tuy nhiên, quả thật, trò chơi chính trị của Poroshenko đã bị lỗi, nó đang biến thành “Boomerang” trong khi đại cao thủ Putin thì đang chuẩn bị rất kỹ cho các tình huống diễn ra.
Đúng như phát ngôn viên của tổng thống Nga Dmitry Peskov đã nói: “Nếu NATO và biển Azov, Nga sẽ lấy nó!” 
Chắc chắn, NATO không cho rằng đây là câu nói đùa, bởi hơn ai hết NATO đã không dưới một lần “đứng hình” khi Putin ra tay

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2018

Putin đang chơi kiểu gì tại Libya?


Đã đến lúc không ai có thể ngăn cản được “Gấu Nga chọc bàn chân vào Libya!”
Vào năm 2016, Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi đó là Michael Fallon nói rằng, Phương Tây không muốn một tình huống trong đó “một con gấu sẽ chọc bàn chân của nó ở Libya”.
Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu nói: Hình như trên phù hiệu của họ có một con sư tử ở đó, đúng không? Vì vậy có một câu nói cũ rằng, “Mỗi con sư tử là một con mèo, nhưng không phải mọi con mèo đều là một con sư tử”. 
Với điều này trong suy nghĩ, chúng tôi khuyên các đồng nghiệp Phương Tây tự hiểu sở thú của họ trong khu bảo tồn châu Âu, vì chúng tôi thấy rằng có một con thú chưa trưởng thành có thể lại trỏ đến một con gấu…
Tại Libya, không ai phủ nhận điều này: Tình hình chính trị Libya kể từ khi NATO tấn công “xóa độc tài, gieo dân chủ” để giết chết Đại tá Gaddafi-Tổng thống Libya, đã trở nên hỗn loạn, một nhà nước thất bại…
Đương nhiên, sự sụp đổ chính quyền Gaddafi đã ảnh hưởng tai hại đến chiến lược Địa Trung Hải của Nga lúc bấy giờ, và giờ đây, Nga với Libya không còn là “một tình huống” như Bộ trưởng QP Anh răn đe, dự đoán nữa, nó đã thành sự thật: Gấu Nga đã hiện diện sừng sững tại Libya!
Nga đã xoay xở để biến mình thành một nhân vật ngày càng năng động, ngày càng cần thiết, không thể thiếu cho tình hình Libya.

Thủ đoạn chính trị của Nga tại Libya
Tại Syria, khi nhảy vào can thiệp quân sự là Nga dứt khoát chọn ngay cho mình lập tức một đồng minh là chính quyền Tổng thống Bashar Assad, đồng thời xác định, tuyên bố công khai đối tượng tác chiến trực tiếp…
Trong khi đó, tại Libya, Nga không chọn ngay lập tức, công khai cho mình một đồng minh… vì ở đây Nga không có kẻ thù nào hoặc ít nhất là không công khai có kẻ thù nào; không có các nhóm băng đảng thánh chiến nổi dậy chống liên minh quân sự nào…
Trong tình thế hỗn loạn như đám âm binh mà phù thủy NATO-Phương Tây tạo ra nhưng mất quyền điều khiển, Nga – Putin đã chơi theo một cách khác rất khôn khéo: Tập trung vào một (nhóm) người, nhưng cố gắng đối thoại với nhiều (nhóm) người…
Cụ thể, Nga không che dấu công khai sự ủng hộ của mình với Tướng Khalifa Haftar nhưng cũng chưa bao giờ phủ nhận sự thừa nhận của chính phủ thống nhất quốc gia Fayez tại Sarraj do Phương Tây dựng lên.
Quá đúng và hợp lý nếu như chúng ta biết những điều này: Libya nằm giữa Ai Cập và Algeria về phía Đông và Tây. Hai nước này có địa chính trị, địa chiến lược nền tảng cho Nga ở Bắc Phi… 
Algieri có một truyền thống lâu dài về các hiệp định kinh tế và quân sự với Nga tiếp tục đến ngày hôm nay, đặc biệt là trong lĩnh vực vũ khí, Algeria đã mua một nửa tổng số vũ khí Nga bán ở châu Phi. Nhưng, rắc rối là Algieri có quan hệ xấu với Khalifa Haftar (người mà Nga có liên hệ gần gũi nhất).
Trong khi Ai Cập đang quan hệ với Nga ở mức cao nhất, và Khalifa Haftar lại là bạn thân của Tổng thống Ai Cập Al Sisi, được Ai Cập hỗ trợ bởi cả quân sự, do đó, Ai Cập là một điểm gián tiếp cho Nga tiếp xúc, hỗ trợ cho Haftar thuận lợi không chỉ cho Libya mà còn cho cả Trung Đông.
Do Nga không thể công khai xuất hiện ở Libya như ở Syria, cho nên, sự hiện diện quân sự của Nga ở đất nước này chỉ có thể gắn liền với hoạt động kinh tế của các tập đoàn nhà nước Nga nhằm 3 lĩnh vực: Năng lượng, cơ sở hạ tầng và bán vũ khí.
Chính do đối sách chính trị khôn khéo của Nga-Putin mà hiện nay có 2 phe phái chính thức tại Libya: chính phủ do LHQ dựng lên (GNA) và Quân đội Quốc gia do tướng Haftar lãnh đạo (LNA) đều đề nghị Nga can thiệp vào Libya để tái lập hòa bình, giải quyết khủng hoảng.
Nga có có thực hiện theo yêu cầu hay không còn tùy thuộc vào thời cơ, điều kiện, nhưng điều chắc chắn là vị thế của Nga và vai trò của Nga trong giải quyết khủng hoảng tại Libya do NATO để lại là không thể thiếu Nga.
Người Italy đã nhận thức rất rõ “lối chơi” của Putin và đang cố kéo Nga về phía mình, bởi Libya cũng đầy “duyên nợ” với Italy…
Libya đã có một đường ống dẫn khí Greenstream với công suất 10-11 tỷ mét khối đến Italy và công ty dầu khí lớn nhất nước Italy “con chó 6 chân” Eni đã hoạt động tại đây 50 năm qua chưa từng một lần rời khỏi.
Tập đoàn dầu khí Nga Rosneft và Eni của Italy không thể thiếu nhau trong một môi trường chính trị chằng chéo…và thực tế là Italy và Nga không phải là đối thủ ở Libya. Họ không có vị trí giống nhau, nhưng có lợi ích chung.
Đó là lý do vì sao Italy vừ mới tổ chức hội nghị về Libya vừa qua. 
Tại sao Nga để mắt đến Libya?
Khi chiến thắng tại Syria, Nga đã có bờ Đông Địa Trung Hải, muốn có bờ Tây Địa Trung Hải thì điểm đi đến là Libya…
Nếu có các căn cứ hải quân tiền đồn của Nga ở hai thành phố ven biển Tobruk và Benghazi của Libya, Hải quân Nga chính thức thoát khỏi vỏ Biển Đen. Đó là cơ sở nền tảng cho chiến lược Địa Trung Hải - Đại Tây Dương của Hải quân Nga.
Nếu bờ Đông, bờ Tây đã có sự hiện diện vững chắc căn cứ quân sự Nga thì Nga hoàn toàn không chế kênh đào Suez. Nếu như kênh đào Suez vì “lý do gì đó” bị đóng thì tuyến hàng hải duy nhất từ châu Phi, Trung Đông, châu Á đến châu Âu gần nhất, an toàn nhất là tuyến Biển Bắc do Nga quản lý.
Vì thế, vấn đề quan trọng là phải chiếm lĩnh bờ Tây Địa Trung Hải tức là phải tạo ra các căn cứ quân sự của Nga ở thành phố ven biển Benghazi và cảng sâu quan trọng Tobruk như Khmeimim và Tartus ở Syria.
Tờ báo Anh The Sun mới đây hốt hoảng gây sốt với chính phủ và dư luận Anh khi phát hiện “Nga đã lập căn cứ hải quân trên bờ biển Bắc Phi sẽ cho phép hạm đội Nga tiến hành các hoạt động ở phía Tây Địa Trung Hải và sẽ tạo ra một mối đe dọa tiềm tàng đối với Eo biển Gibraltar”.
Với Anh, eo biển Gibraltar có ý nghĩa chiến lược và kinh tế đặc biệt, là một khu vực kiểm soát và lợi ích sống còn. Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên khi mối quan tâm nghiêm trọng như vậy xuất hiện ở đó, thậm chí đến nỗi hoảng sợ trước sự hiện diện của quân đội Nga tại Libya.
Người Anh đã cho rằng, hiện tại, 2 căn cứ này được bảo vệ bởi Công ty quân sự tư nhân (PMC) của Nga…
“Không có lửa sao lại có khói”, người Anh đâu có ngốc, họ kêu thất thanh là xác đáng, và người Nga cũng đâu có “ngố” như ai đó tưởng…
Có thể nói, nếu như 2 vị trí chiến lược ven biển Libya là Bengazi và Tobruk đã được PMC của Nga “hiện diện” thì coi như người Nga đã hoàn thành bước một: chiến thuật “đánh chiếm đầu cầu” cho “chiến dịch đổ bộ” vào bờ Tây Địa Trung Hải.
Chiến dịch Libya dễ hay khó hơn Syria?
Libya có tầm quan trọng hơn về mặt chiến lược với Syria, nhưng nước cờ Syria với Nga là nước bắt buộc, là nước cờ đầu mà Nga không thể dùng nước trước để đi cho nước sau.
Về địa chính trị và kinh tế:
- Libya là nơi hội tụ chính của những người di cư châu Phi chạy trốn sang châu Âu. Do đó, người có thể điều chỉnh các dòng chảy này sẽ nhận được một ảnh hưởng rất lớn đến chính trị châu Âu. Ngay như hành động của Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã buộc EU phải “mềm” với Thổ Nhĩ Kỳ…
- Phương Tây có các khoản đầu tư lớn vào sản xuất dầu và khí đốt ở Libya, cho nên, nếu Nga chi phối Libya như Syria thì Phương Tây một lần nữa phải “đàm phán” với Nga.
- Từ Libya đến Ý có một đường ống dẫn khí Greenstream với công suất 10-11 tỷ mét khối khí. Nó cũng là một cách tốt nhất, rõ ràng nhất để ảnh hưởng đến châu Âu.
Về địa quân sự:
- Libya có một vị trí chiến lược rất quan trọng, từ đây cùng với 2 căn cứ tại Syria, Nga có thể kiểm soát toàn bộ Đông Địa Trung Hải và tất nhiên cả kênh đào Suez cũng trong tầm nhìn gần.
Về quan điểm tác chiến:
- Cuộc chiến ở Libya, không giống như Syria, có thể (và sẽ là) tự duy trì và thậm chí có lợi nhuận. Các Công ty quân sự tư nhân (PMC) có thể được có nguồn thu từ xuất khẩu dầu như IS đã từng tại Syria.
- Dân số của Libya chỉ là 6,2 triệu so với 20 triệu người ở Syria. Ở Libya, không có dải tôn giáo và quốc tịch như ở Syria. Đây là một quốc gia đồng nhất. Ngoài ra, địa hình sa mạc trong khu vực. Cho nên, chiến dịch quân sự xảy ra ở một đất nước như vậy thuận tiện hơn.
- Không có những người hàng xóm gây rắc rối, không giống như Syria (Thổ Nhĩ Kỳ và Israel), cho nên sẽ không cần thiết phải điều phối mối quan tâm của họ với họ.
Kết luận: “Nhờ” NATO đứng đầu là Pháp, tại Libya đang là một “nhà nước thất bại”, tạo ra một cuộc nội chiến rất quyết liệt giữa một bên là chính quyền Triboli (GNA) do Pháp-NATO dựng lên được LHQ bảo trợ và Quân đội quốc gia (LNA) thân Nga-Ai Cập do tướng Khalifa Haftar chỉ huy, đang kiểm soát phần lớn phía Đông Libya có Benghazi và Tobruk.
Với “quán tính” Syria, Nga + Ai Cập + LNA sẽ nhanh chóng lập lại hòa bình tại Libya nhưng Mỹ-Phương Tây sẽ không ngồi nhìn. Tuy nhiên, với lợi thế hơn hẳn, chiến dịch Libya của Nga sẽ chỉ là vấn đề thời gian.

Ai muốn thử “cảm giác an ninh” của Nga?




Có lẽ đến bây giờ có rất ít người qua tâm đến cụm từ “khiêu khích rất nguy hiểm” của chính quyền Kiev mà điện Kremlin đã tuyên bố trước sự cố eo biển Kerch vừa qua.
Vậy tại sao điện Kremlin lại cho rằng đó là sự khiêu khích rất nguy hiểm? Và liệu đứng đằng sau sự kiện này có các thế lực Mỹ-NATO phê duyệt kế hoạch hay không?
Muốn hiểu, nhận thức được điều đó, chúng ta cần phải biết mục tiêu chính trị và quân sự của chính quyền Kiev cần đạt được khi gây ra sự cố xung đột này tại eo biển Kerch như thế nào…
1, Mục tiêu chính trị
- Tố cáo hành động “hung hăng của Nga” (thực tế là Nga không thể không hành động như vậy, như ta đã biết khi an ninh bị đe dọa) qua đó kích động chiến dịch chống Nga cuồng loạn tiếp tục ở Phương Tây, để gia tăng các biện pháp trừng phạt với Nga của EU.
- Từ đó có lý do chính đáng “chống sự xâm lược, hung hăng của Nga” để tiếp nhận vũ khí trang bị viện trợ từ phương Tây.
- Kích động tư tưởng bài Nga, chống Nga trong nước nhằm loại bỏ, ngăn chặn quyền lực của các ứng cử viên trung thành của Nga để chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống Ukraine ngày 31/3/2018.
Rõ ràng là chính quyền Kiev đã gần như đạt được bước khởi đầu chỉ bằng hành động của chiếc tàu kéo với 2 con tàu muỗi. Người Nga biết đó là sự khiêu khích để ăn vạ song do tính chất nguy hiểm của tình huống nên buộc Nga phải ra tay theo cách bị coi là “hung hăng, quyết liệt”…
2, Mục tiêu quân sự
Có lẽ tính chất nguy hiểm được biểu hiện rõ nhất trong mục tiêu quân sự mà chính quyền Kiev muốn đạt được…
- Chuẩn bị phá vỡ hiệp ước với Nga về biển Azov ký năm 2003.
Như chúng ta biết, năm 2003, Nga và Ukraine đã ký một hiệp ước về biển Azov, theo đó coi đây là biển nội địa của chỉ 2 quốc gia mà không có bất kỳ một lực lượng hải quân của quốc gia nào được phép hiện diện tại đây.
Việc phá vỡ hiệp ước này, chính quyền Kiev cố tình biến Azov thành biển công (biển quốc tế), lúc đó tàu chiến NATO sẽ có cơ sở pháp lý hoạt động sát nách Nga, đe dọa nghiêm trọng đến an ninh sống còn của Nga.
Không phải ý đồ này của Kiev sau sự cố eo biển Kerch mà từ trước đó, Kiev đã yêu cầu NATO can thiệp vào Azov nhưng Nga đã tuyên bố lạnh lùng: Nga sẽ không cho phép Hải quân NATO có mặt tại đây! (Tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Lavrov).
- Mục tiếu thứ hai, mục tiêu này được coi là cực kỳ nguy hiểm, đó là tìm cách tấn công cầu Crimea.
Có lẽ điều nhức nhối nhất của chính quyền Kiev và của Mỹ-NATO-EU là cây cầu Crimea. Cây cầu là biểu tượng sức mạnh Nga hiện đại mà không thời nào, thế lực nào có thể làm nên được.
Chính cây cầu này đã biến eo biển Kerch thành của Nga hoàn toàn, chính cây cầu này đã kết nối bán đảo Crimea với đất Nga, chính nó đã biến Cộng hòa tự trị Crimea – Nga, không còn là một quốc gia bán đảo…
Vì thế, phá hoại, đánh sập cầu Crimea không chỉ là một âm mưu mà đã trở thành chiến lược của chính quyền Kiev hiện tại…
Chỉ một con tàu kéo với 2 chiếc tàu pháo, Hải quân Ukraine nhằm eo biển Kerch thẳng tiến cách cầu 12 dặm, bất chấp cảnh báo, cảnh cáo, của lực lượng bảo vệ Nga thực chất là hành động trinh sát, tìm hiểu sự đối phó của Nga ra sao và “nắn gân” Nga.
Kiev và Mỹ-NATO-EU cần biết Nga cảnh giác, bố trí, tổ chức lực lượng bảo vệ cầu Crimea ra sao, có “dám đánh” trước áp lực mạnh mẽ của Mỹ-NATO-EU hay không…
Tất nhiên, Kiev “mơ được, ước thấy”…
Nga ra đòn phủ đầu…
Hãy quên chuyện 3 tàu chiến Ukraine xâm phạm lãnh hải, dù rằng có nhiều trường hợp tàu cá, tàu hàng nước ngoài xâm phạm lãnh hải Nga được cảnh báo, cảnh cáo nhưng không hiệu lực thì Nga vẫn xả súng như thường mà ngay tàu Trung Quốc là ví dụ…
Ở đây chúng ta để ý đến an toàn của cây cầu Crimea, có nghĩa là Nga ưu tiên việc bảo vệ cầu hơn là xâm phạm lãnh hải và Nga hành động như vừa rồi cũng chỉ vì cây cầu Crimea chứ không đến mức đó vì lãnh hải.
Khi 3 tàu hải quân Ukraine chỉ cách cầu Crimea 12 dặm thì FSB Nga buộc nổ súng để ngăn chặn. Đồng thời, một con tàu hàng “vô tình” nằm ở đó lúc nào vận động nằm chắn ngang lối đi qua cầu để vào biển Azov và trên trời xuất hiện trực thăng chiến đâu và SU-25.
Sự ra tay quyết đoán bằng hỏa lực là chính xác bởi FSB Nga không thể biết được trên 3 con tàu này chứa chất nổ hay cái gì khác có thể gây hại cho cầu Crimea.
Tổng tham mưu trưởng quân đội Ukraine tố cáo là Nga đã dùng cả SU-30 phóng 2 tên lửa trong sự cố này tại eo biển Kerch
Quả thật, chỉ 3 con tàu muỗi này, lực lượng mặt biển FSB thừa sức đàn áp, nhưng tại sao lại có SU-30 phóng 2 tên lửa ở đây? Có đúng không?
Hoàn toàn sự thật, nhưng trước hết phải công nhận Nga ra tay rất chi là “chuyên nghiệp” nên khiến cho không một ai của Ukraine thiệt mạng. Còn SU-30 phóng 2 tên lửa, cũng sự thật vì SU-30 phóng tên lửa không phải nhằm vào 3 chiếc tàu rách kia mà “phóng” vào Bộ Tham mưu Ukraine và NATO.
Nga ra đòn phủ đầu, nhanh, mạnh, quyết liệt nhằm gửi 2 tin nhắn bằng 2 thứ tiếng Ukraine và tiếng Mỹ-NATO với nội dung: “Biển Azov và eo biển Kerch là có chủ, là của Nga. Nga sẽ thể hiện là ông chủ bằng bất cứ phương tiện sức mạnh nào. Đừng dại đùa với an ninh Nga!. Chấm hết!”

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2018

Trump và Putin tự giải huyệt để “rút kiếm” với Trung Quốc?


Rút khỏi INF và bố trí tên lửa hạt nhân tầm trung tại Châu Âu nhắm vào Nga có vẻ như là 2 vấn đề không đồng thời.
Kết quả hình ảnh cho Hình ảnh Tên lửa DF-21 tầm trung của TQ
Tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21C của Trung Quốc (tầm bắn 1.700km)
Nhìn ở góc độ chính trị, quân sự thì việc Tống thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp ước tên lửa tầm trung (INF) song phương giữa Nga và Mỹ là có “vấn đề” thiếu thuyết phục, vô tác dụng…
Có thể nói, INF là một biểu hiện tốt đẹp nhất, khẳng định chiến tranh lạnh đã kết thúc. Nga và Châu Âu có thể kê cao gối ngủ ngon vì đã kiểm soát và loại bỏ được loại tên lửa mang đầu đạn hạt nhân (VKHN) của 2 bên chĩa vào nhau.
Thực hiện INF, Liên Xô phải hủy bỏ, loại khỏi biên chế 1843 đơn vị, Mỹ-NATO chỉ có 843. Sự không công bằng này đã chứng tỏ Liên Xô lúc đó ở vị thế yếu so với Mỹ-NATO và được an ủi bằng một lời hứa NATO không tiến về phía Đông.
Tuy nhiên, cục diện địa chính trị thế giới hiện nay đã khác xa lúc đó rất nhiều như chúng ta đã thấy, nó thay đổi cơ bản, cho nên, đương nhiên, các đối sách, hiệp định, hiệp ước có tính toàn cầu, khu vực phải thay đổi cho phù hợp với tình thế không chỉ cho Mỹ mà cả Nga.
Thứ nhất, NATO không chỉ tiến về phía Đông mà đã sát biên giới Nga, Mỹ-NATO xác định Nga là kẻ thù.
Hãy đọc và hiểu nguyên tắc sử dụng VKHN trong học thuyết quân sự Nga thời Putin. Đó là Nga sẽ sử dụng VKHN trong 2 trường hợp:
1, Liên bang Nga giữ cho mình quyền sử dụng vũ khí hạt nhân để đáp trả việc dùng vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt khác chống lại đất nước và đồng minh của Nga.
Tại Valdai-Sochi, Putin nói rõ hơn rằng, “Nga sẽ sẵn sàng sử dụng VKHN trong trường hợp phương tiện cảnh báo về tấn công tên lửa cho thấy rằng chính lãnh thổ Nga sẽ phải hứng chịu đòn đánh hạt nhân”. Có nghĩa là sẽ đáp trả “ngay và luôn” khi cú đánh của địch đang giáng xuống.
2, Trong trường hợp có cuộc xâm lược sử dụng vũ khí thông thường chống Liên bang Nga, đe dọa chính sự tồn tại của Nhà nước hiện nay.
Trong một thế trận Nga đang bị bao vây bởi 29 quốc gia NATO do Mỹ chỉ huy mà dân số, kinh tế, thực lực quân sự hơn hẵn thì liệu Nga có chống đỡ nổi đòn tấn công bằng vũ khí thông thường của 29 nước Mỹ-NATO?
Nếu loại bỏ vũ khí tên lửa tầm trung - thứ vũ khí Nga có lợi thế khi đối đầu với Mỹ-NATO trên chiến trường châu Âu, trong khi NATO vẫn tiến về phía Đông bao vây, để làm tan rã Liên bang Nga…thì có hợp lý không? Nếu chẳng may, cần sử dụng VKNH trong trường hợp thứ 2 thì Nga không có lực lượng sẵn có. 
Rõ ràng là, trừ phi Mỹ-NATO hữu hảo với Nga, còn nếu Mỹ-NATO cứ hung hăng, coi Nga là kẻ thù phải tận diệt thì việc phát triển, chuẩn bị tên lửa tầm trung, tầm ngắn của Nga là cần thiết, là sự chuẩn bị cho chiến tranh chống xâm lược. Tất nhiên, triển khai, bố trí vào lúc nào lại là chuyện khác.
Cả hai, Nga và Mỹ tố cáo nhau vi phạm INF. Đáng tiếc, sự tố cáo của họ đều đúng vì cả hai đều không thể không vi phạm vì tầm nhìn chiến lược của mỗi bên.
Thứ hai, cấu trúc quyền lực thế giới đã thay đổi khi trật tự đơn cực đã kết thúc nhường chỗ cho trật tự quyền lực đa cực mà cụ thể đã tồn tại 3 cực chính là Mỹ-Nga-Trung Quốc đang cạnh tranh quyền lợi với nhau trên toàn cầu, khu vực và với nhau.
Hiệp ước INF là hiệp ước song phương giữa Liên Xô (Nga hiện nay) và Mỹ, trong khi Trung Quốc đang nổi lên trở thành 1 trong 3 cực quyền lực thế giới lại nằm ngoài sự điều chỉnh của INF là điều mà không chỉ khiến Mỹ mà ngay cả Nga cũng không thể không để tâm.
Số liệu có từ năm 2017, Lực lượng Tên lửa Trung Quốc còn có hơn 120 tên lửa đường đạn tầm trung (1.750-3.000 km) và gần 200 tên lửa tầm ngắn (300-600 km) và hơn 50 tên lửa hành trình chiến lược phóng từ mặt đất (tầm bắn hơn 3.000 km).
Trong khi đó, tình báo Mỹ đã cho biết Trung Quốc hiện đã có hơn 2000 quả tên lửa tầm trung, tức có tầm bắn từ 500 – 5.500km, trong khi Nga và Mỹ không có nếu như theo INF.
Một câu hỏi mở ra, Trung Quốc sản xuất gì mà nhiều tên lửa tầm trung đến thế? Họ nhằm vào ai?
Nếu như ai đó tin rằng, tại Bộ Tổng tham mưu quân đội Trung Quốc và Nga không có một kế hoạch tác chiến dự kiến nào mà trong đó đối tượng tác chiến là mỗi bên…thì quả là ngây thơ.
Nếu như ai đó tin rằng, Trung Quốc không nhằm vào các đồng minh của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương cũng là ngây thơ.
Thứ ba, Trung Quốc đang trở thành một thách thức địa chính trị sống còn khốc liệt nhất với Mỹ tại Châu Á-Thái Bình Dương.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không phải như người tiền nhiệm Obama chỉ nói mồm về chiến lược “xoay trục sang Châu Á-Thái Bình Dương”, đã đến lúc Mỹ phải hành động thực sự.
John Bolton, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, người được cho là động lực chính để Trump tuyên bố rời khỏi INF xác định: “Rời khỏi INF sẽ đảm bảo cho lực lượng Mỹ linh hoạt hơn trong việc triển khai nhanh chóng trong khu vực nếu cần”.
Ngay lúc tháng 4/2018, Harry Harris, chỉ huy của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương Hoa Kỳ, phát biểu trước Ủy ban Dịch vụ Vũ trang Thượng viện Mỹ rằng, Mỹ nên tái đàm phán Hiệp ước INF để cạnh tranh tốt hơn với Trung Quốc.
Vậy khi Mỹ rút khỏi INF thì tác động của nó sẽ như thế nào đối với khu vực Châu Á-Thái Bình Dương?
Kết luận
Rút khỏi INF có thể là một thỏa thuận của Trump và Putin tại Helsinki để cởi trói cho nhau. Bởi lẽ, khả năng Mỹ bố trí lại tên lửa tầm trung trên châu Âu chĩa vào Nga là xác suất thấp trước phản ứng của châu Âu. Châu Âu của năm 2018 không như châu Âu năm 1980 về trước.
Pháp và Đức không ủng hộ quyết định này và chắc chắn người dân châu Âu cũng không muốn ngồi trên bom nguyên tử mà Mỹ mang đến.
Mặt khác, nếu có chiến tranh hạt nhân xảy ra giữa Nga và Mỹ-NATO, thì bất luận thế nào, xảy ra ở đâu, thì thế giới đều bị hủy diệt, Mỹ không còn là nơi “bất khả xâm phạm” như họ đã tưởng tượng trước đây. Vậy thì việc gì Mỹ phải làm việc vô ích đó!
Do đó, rút khỏi INF và việc Mỹ và Nga tiếp tục bố trí tên lửa chĩa vào nhau như chiến tranh lạnh hay không lại là chuyện khác. Và, có vẻ như Châu Á-Thái Bình Dương chính là tâm điểm.
Xét cụ thể về mặt lợi ích chiến thuật và chiến lược của Nga và Mỹ (song phương) trên mặt trận Châu Âu khi Mỹ rút khỏi INF ta thấy có một bất phương trình như sau: Nga>=Mỹ. Điều này có nghĩa, dấu =, tức cả hai cùng chết, còn dấu >, tức là Nga có lợi thế để sử dụng nó và răn đe.
Tất nhiên, rút khỏi INF, Mỹ có lợi ích toàn cầu chứ không chỉ với Nga, cụ thể là ở Châu Á-Thái Bình Dương…

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Rốt cuộc, Israel có hủy diệt S-300 hay không?




Đã hơn tháng nay, kể từ khi Nga triển khai chuyển giao S-300 cho lực lượng vũ trang Syria thì không có một lần không quân Israel xâm phạm vùng trời Syria để tấn công vào lãnh thổ Syria như thường xuyên, thường thấy trước đây.
Lẽ ra chúng ta không đặt câu hỏi này, song những tuyên bố của giới cầm quyền…Israel gây sốc , gây tâm lý hồi hộp bởi một cuộc đối đầu sắp tới giữa S-300 của Nga – tổ hợp phòng không nổi tiếng trên thế giới, với không quân Israel bao gồm cả F-35I tàng hình…sẽ xảy ra…
Phương tiện truyền thông Phương Tây trích dẫn về tuyên bố của các nhà quân sự cấp cao nhất của Israel, rằng “sẵn sàng hủy diệt S-300 hay thậm chí cả S-700”, rằng, “sẽ không thay đổi sự hoàn thành nhiệm vụ của không quân Israel”…và mới đây, ông Avigdor Lieberman tuyên bố “sẽ không thông báo trước cho Nga về các đòn tấn công của Israel vào Syria”…
Tổ hợp phòng không Nga tại Syria cũng đã lộ diện trên vệ tinh, Nga đã bố trí tại khu vực Masjaf, tỉnh Hama của Syria. Mở ngoặc, khu vực này có một trung tâm nghiên cứu quân sự, là một mục tiêu nguy hiểm số 1 cần diệt bằng mọi cách của Không quân Israel và các nước phương Tây, đóng ngoặc.
Bộ tham mưu quân đội Israel cũng đã tập dượt với S-300 của Hy Lạp, cũng cùng với chuyên gia Mỹ đã sang tận Ukraine nghiên cứu thêm về S-300 của Ukraine nguồn góc sát thực từ Nga…
Israel cũng có một lực lượng không quân đáng nể với gần 400 chiếc máy bay bao gồm F-16, F-15 và đặc biệt có F-35 “tàng hình” trong các phiên bản gây sốc khi đã cải tiến hệ thống điện tử F-35 theo của mình thành F-35I…
Israel cũng không ngại đụng vào người Nga vì S-300 trên danh nghĩa là của Syria nên khi Israel tấn công S-300, nếu người Nga bị tổn thất thì ráng chịu, Israel không chịu trách nhiệm. Israel không sợ Nga khi có Mỹ chống lưng.
Phương tiện, điều kiện để cho đòn tấn công vào lãnh thổ Syria, bất chấp S-300 Nga đã triển khai là đầy đủ. Vậy tại sao Israel vẫn chỉ có “hỏa lực mồm” mà chưa sử dụng hỏa lực từ máy bay?
Có vẻ như … dưới đây là những lý do không thể đối với Không quân Isarel:
1, S-300 của Nga bố trí tại Syria có thể bị Israel tiêu diệt không? Chắc chắn là có thể. Nhưng chiến thắng này là kiểu Pyrrhic, hay, khải hoàn sau chiến thắng này là một…thảm họa cho không quân Israel.
Ở giai đoạn đầu tiên, sẽ có 2 Trung đoàn  S-300. Theo biên chế, mỗi trung đoàn có 2 tiểu đoàn (đơn vị), mỗi tiểu đoàn có 3 tổ hợp, mỗi tổ hợp có 4 bệ phóng. Như vậy tổng cộng sẽ có 48 bệ phóng sẽ xuất hiện tại Syria.
Trước đây, các chuyên gia quân sự ước tính số lượng các tổ hợp S-300 mà Syria cần là từ 3 đến 4 tiểu đoàn S-300 (36-48 bệ phóng) là đủ để bảo vệ các cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng. Nhưng để bảo vệ một khu vực rộng đến biên giới sẽ cần khoảng 5-6 Trung đoàn, tức từ 10-12 tiểu đoàn S-300.
Trong tình hình hiện tại, S-300 phải bảo vệ bờ biển Syria, cũng như biên giới với Lebanon, Israel, Jordan và Iraq. Do đó, có thể giả định rằng độ bão hòa với các phức hợp này sẽ đạt mức tối đa có thể.
Theo số liệu công khai thì tại Syria Nga triển khai 3 tiểu đoàn S-300 và kết hợp với 300 quả đạn thì con số 4 tiểu đoàn S-300 có tại Syria là hợp lý. Và, do đó, đã có 48 bệ phóng cho 48 quả tên lửa của S-300 đã sẵn sàng đối phó với không quân Israel.
Không thể nói S-300 là một tổ hợp phòng không bất khả chiến bại, chúng vẫn bị tiêu diệt như thường, nhưng để tấn công tiêu diệt S-300, Không quân Israel phải phải sử dụng một lực lượng lớn, tập trung…
Trong khi đó, không quân Israel chưa có kinh nghiệm trong tác chiến kiểu này khi đối đầu với không chỉ S-300 mà cả hệ thống EW cực kỳ hiện đại của Nga, đồng thời, với xác suất tiêu diệt mục tiêu 0,9 của một tên lửa S-300 thì trước khi một tiểu đoàn S-300 bị diệt, nó cũng buộc 8-10 chiếc máy bay Israel “cắm đất”.
Như vậy, nếu không quân Israel “nhào dô” để hủy diệt dù chỉ 3 tiểu đoàn S-300 sau khi 36 bệ phóng, phóng đồng loạt thì ít nhất có 20-25 máy bay Israel “cắm đất”. Mỗi chiếc máy bay, chưa tinh phi công, giá vài chục triệu USD, còn mỗi quả tên lửa giá vài trăng ngàn USD. Ai lợi?
Nếu như hệ số “tỷ lệ máy bay rơi” của B-52 Mỹ tại Việt Nam là chuẩn, được áp dụng cho Syria thì Israel sẽ không gượng nổi và không chỉ thế, một chính phủ của ngài Thủ tướng Netanyahu cũng sẽ “must go!”.
2, Israel thừa biết không nên dại đùa với S-300.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 thực sự được coi là một trong những hệ thống tốt nhất của lớp của nó trên thế giới. Tất cả các sửa đổi tiếp theo, bao gồm Triumph S-400 và Prometheus S-500 có các thông số cao hơn chỉ là sự tiếp nối của S-300.
Và, không phải ngẫu nhiên mà S-300 đã được 15 quốc gia sử dụng, trong đó có Việt Nam – một quốc gia dạn dày kinh nghiệm và chiến công hiển hách trong phòng không.
Israel không bỏ ngoài tai tuyên bố của Shoigu:
1, Các sở chỉ huy phòng không và các đơn vị phòng không Syria sẽ được trang bị các hệ thống điều khiển tự động, hệ thống điều khiển tự động này cho đến nay chỉ được cung cấp cho các lực lượng vũ trang Nga.
Điều này sẽ đảm bảo việc quản lý tập trung tất cả các lực lượng và cơ sở phòng không của Syria, theo dõi tình hình không khí và nhận lệnh nhanh chóng, chính xác các chỉ định mục tiêu.
Quan trọng nhất, việc xác định tất cả các máy bay của Nga bằng các phương tiện phòng không của Syria sẽ được đảm bảo (không có tình trạng “quân ta bắn quân mình” như vừa qua khi không có mã IFF).
2, Nga sẽ tiến hành đàn áp vô tuyến điện tử trong điều hướng vệ tinh, radar trên không và hệ thống thông tin liên lạc của máy bay tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Syria ở các khu vực giáp với Syria trên Biển Địa Trung Hải.
Có thể nói 2 điểm trên đây là yếu tố kỹ thuật then chốt nhất mà theo đó, Nga đã triển khai, tổ chức thực hiện rất nghiêm túc, cẩn thận, không có một lỗ hổng nào, trong đó sự phối hợp và tương tác điện tử của hệ thống là cực kỳ quan trọng được coi trọng đặc biệt… đã khiến người Do Thái bi quan.
Về mặt chiến thuật, mỗi tổ hợp sẽ không đứng ngay tại chỗ mà có nhiều vị trí dự bị, sẵn sàng cơ động trong quá trình tấn công bởi máy bay Israel. Mỗi tiểu đoàn có ít nhất 3 vị trí dự phòng, trong đó có vị trí dùng để nghi binh lừa địch mà ở đó có các cảm biến được đặt, phát ra cùng tần số với tần số của bộ phận, để địch tấn công vào các mục tiêu sai…
Như vậy, có thể nói, chỉ riêng thực hiện một đòn tấn công tầm chiến dịch của không quân Israel mà không gây ra một cuộc chiến tranh lớn, toàn diện với Nga-Syria thì Israel đã gặp rất nhiều khó khăn. Còn nếu Israel bất chấp Nga thì giới tinh hoa chính trị, quân sự Israel đã không “xứng danh anh hùng” khi đã tạo ra một nhà nước Do Thái như ngày nay.
Đến đây, chắc mọi người sẽ thắc mắc, rằng Israel có máy bay “tàng hình” F-35I. Tính chất “tàng hình” của nó sẽ giải quyết mọi vấn đề kỹ thuật cũng như chiến thuật trước S-300 của Nga. Tuy nhiên, một câu nói cũ: “Nếu như…thì bạn (ở đây là Israel) có thể bỏ Paris vào trong cái lọ”.