Thứ Tư, 21 tháng 12, 2022

Ai thắng ai trong cuộc chiến tiêu hao tại Ukraine?

 

Đúng như Bộ trưởng QP Mỹ Austin đã nói là mục tiêu của Mỹ ở chiến trường Ukraine là làm cho Nga suy yếu, suy kiệt, để không còn sức cạnh tranh địa chính trị toàn cầu với Mỹ. Và Nhà Trắng cũng như NATO cũng tuyên bố rằng Mỹ-NATO không muốn chiến tranh trực tiếp với Nga. Tại sao vậy?

Dễ hiểu là nếu tại chiến trường Ukraine, Nga bại trận, Crimea, Biển Đen bị đe dọa thực sự thì Nga sẽ không để VKHN chiến thuật cũng như VKHN chiến lược trong kho làm gì. Lúc đó tất cả châu Âu sẽ “nhân với 0”. Hoặc, Mỹ-NATO trực tiếp chiến đấu với Nga khiến cuộc chiến mở rộng quy mô thì Mỹ-NATO cũng sẽ “nhân với 0” nếu sau lưng Nga là Matxcova. Liệu Mỹ có dám chiến đấu với Nga bằng tất cả mọi vũ khí có trong tay? Không bao giờ, cho nên, Mỹ sẽ không để cho tình hình mất kiểm soát vì một thằng hề, nói cách khác Mỹ không muốn chiến đấu với Nga mà kết quả  “nhân với 0” bởi một thằng hề.

https://youtu.be/gx2uU74Z3-0

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2022

Đòn đau nhớ đời...!

 

"...Nói là lực lượng vũ trang Nga chủ quan khinh thường địch, bởi chúng ta hãy xem lại hệ thống phòng không Nga bảo vệ căn cứ không quân Khmeimim - Syria nó hiệu quả, chắc chắn như thế nào. Thực tế là UAV của NATO, của lực lượng khủng bố được PT hậu thuẫn và không chỉ UAV mà cả tên lửa, đã tấn công hàng chục vụ vào Khmeimim và cả căn cứ hải quân Nga Tartus-Syria với trăm mưu nghìn kế…nhưng đều bất lực. Vậy nhưng tại sao một chiếc UAV cổ đại thời Liên Xô lại làm được chuyện không tưởng như vậy sâu trong lãnh thổ LB Nga? Đừng đổ lỗi cho Mỹ-NATO vì ở đâu, Syria hay Ukraine, chẳng có dấu vân tay của Mỹ-NATO cơ chứ!

Rõ ràng tại vì anh chủ quan, coi thường quyết tâm của Kiev, đặc biệt trong tình thế anh đã dồn Kiev đến con đường cùng, không còn gì để mất tại chiến dịch quân sự đặc biệt, cho nên, không bố trí một hệ thống phòng không có lực lượng ít nhất như tại 2 căn cứ quân sự Khmeimim và Tartus tại Syria, mất cảnh giác…thì ăn đòn thôi.

https://youtu.be/mS5QRz8P44E

Thứ Ba, 6 tháng 12, 2022

Ai sập bẫy "giá trần cho dầu của Nga"?

 Sự mạo hiểm của luật giá trần cho dầu của Nga là gì?

Trước hết, vào ngày 4/12 vừa qua, OPEC+ đã họp và không thay đổi quyết định trước đó là không tăng sản lượng dầu để giảm giá dưới áp lực của Mỹ. Hành động này có vẻ như ủng hộ Nga nhưng thật ra OPEC+ không muốn có tiền lệ, EU-G7 mần với Nga được thì họ không ngại ngần gì sẽ mần với OPEC+ khi cần.

     Đồng thời, Nga tuyên bố là sẽ không bán dầu cho những quốc gia nào đồng ý với quy định trần giá về dầu cho Nga mà EU-G7 đã ban ra. Thực ra với giá dầu 60USD/thùng sẽ không gây hại gì cho Nga, bởi như Tổng thống Ukraine Zelensky nói là với giá này Nga vẫn tăng cho ngân sách 100 tỷ USD mỗi năm, theo ông thì giá trần phải là 30USD/thùng mới có tác dụng. Tuy nhiên, Nga cứng rắn không cho phép ai quy định Nga phải bán giá này giá kia và nó sẽ tạo ra một tiền lệ là EU-G7 sẽ ra tiếp giá trần khác theo ý muốn.