Thứ Năm, 17 tháng 5, 2018

Châu Âu có dám bạo loạn?



Về nguyên tắc, Châu Âu không chi tiền nuôi quân đội mình thì buộc phải đi nuôi và nghe lệnh kẻ khác.
Có thể nói (hy vọng sai) rằng kể từ khi Thế chiến thứ 2 kết thúc đến nay Châu Âu, ngoại trừ Anh là những quốc gia bại trận, họ được Mỹ cho quá nhiều “cà rốt” nhưng kèm theo một “cái gậy” cũng ghê sợ không kém, nên “khái niệm quốc thể” của họ đã trở nên xa xỉ, là hoài niệm.
Biết là Liên minh Châu Âu (EU) giàu, có tổng GDP hơn Mỹ…nhưng khi quyền lợi ngập đầu mà không có gì để bảo vệ thì chỉ là một kẻ yếu, hèn không hơn không kém.
Ai cho quyền lợi đó, Mỹ. Ai bảo vệ quyền lợi đó, Mỹ. Vậy nên, xin lỗi Châu Âu, lục địa văn minh già nhé, các vị nên ngồi mà đếm tiền, mà phè phởn và chú ý nghe lệnh…
Có 2 nguyên tắc của người Mỹ nêu ra mà người Châu Âu nên nhớ:
Nguyên tắc 1: Mỹ là đầu tiên, trên hết.
Nguyên tắc 2: Nếu người Châu Âu cần phải lựa chọn giữa “cái gậy và củ cà rốt” mà chính sách Mỹ dành cho trong gần 100 năm qua thì hãy xem nguyên tắc 1.
Bạo loạn chỉ bằng…tuyên bố!
Bắt đầu kể từ khi Trump chính thức đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran (JCPOA)…
Bà thủ tướng Đức, Merkel tuyên bố gây ra một cú sốc cho 2 bờ Đại Tây Dương: “Đã đến lúc châu Âu nên xác định số phận của chính mình…”
Tổng thống Pháp Macron cũng tuyên bố tương tự (sau khi bị Trump “làm nhục” tại Washington), rằng, chúng ta phải đứng lên bảo vệ chủ quyền châu Âu, đừng yếu đuối…
Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker đã nói về sự cần thiết để “thay thế Mỹ”…Và, mới đây nhất, hôm nay, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao châu Âu đã ra tuyên bố chung quyết tâm thực hiện JCPOA với Iran dù Mỹ rút bỏ (theo Frace 24).
Phải công nhận, đây là những tuyên bố có tính chất “bạo loạn” của châu Âu chống Mỹ sau khi Mỹ đơn phương rút khỏi JCPOA và tuyên bố áp đặt trở lại các biện pháp trừng phạt kinh tế ngặt nghèo hơn với Iran…nhưng ai nghe? Ý kiến của Vua không được thảo luận bởi người đày tớ!
Đây là mệnh lệnh của Mỹ tới châu Âu từ Đại sứ Mỹ tại Đức, Richard Grenell: “Như đã nói bởi Donald Trump, các biện pháp trừng phạt của Mỹ sẽ đánh vào các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế Iran. Các tổ chức của Đức tham gia vào kinh doanh ở Iran nên ngay lập tức cắt giảm hoạt động của mình”.
Khẩu khí, ngôn ngữ chứng tỏ đây không phải là yêu cầu, không phải là đề nghị. Đây là một mệnh lệnh mà Mỹ thậm chí không muốn nói với toàn thể châu Âu mà chỉ cần nói với nước Đức – thủ lĩnh châu Âu-EU.
Châu Âu – còn non xanh lắm!
Giới tinh hoa chính trị châu Âu theo Mỹ làm hàng chục cuộc cách mạng màu, cuộc chiến tranh lật đổ trong gần 80 năm qua, chắc thừa biết những điều kiện cần và đủ là gì để bảo đảm cho sự thành công…Vậy thì, để lật đổ sự cai trị của Mỹ châu Âu – EU có gì?
Họ giàu có vì tổng GDP lớn hơn Mỹ. Họ có đồng tiền châu Âu (Euro) chính là đối thủ của đồng đô la, và tại thời điểm này đồng euro thực sự là đồng tiền quốc tế duy nhất đã giành được ít nhất một phần quan trọng trong thị phần thanh toán quốc tế. Hết. 
Nhưng, Liên minh châu Âu có 3 lỗ hổng lớn, nghiêm trọng mà giới tinh hoa chính trị châu Âu có muốn “giành độc lập” hoàn toàn đều phải bó tay khi điều kiện cho cuộc cách mạng xảy ra “chưa chín muồi”…
Thứ nhất, quân đội quá yếu kém. Đây là nguyên nhân cực kỳ then chốt khiến Liên minh châu Âu dễ bị Mỹ đàn áp và thất bại.
Về hình thức, quân đội của Liên minh châu Âu là lực lượng trong NATO, nhưng NATO do Mỹ chỉ huy, trang bị…Hơn nữa, riêng quân đội Mỹ tại châu Âu đã mạnh hơn rất nhiều quân đội các nước châu Âu cộng lại.
Vậy thì, muốn “bạo loạn” thì châu Âu ít nhất phải có quân đội riêng như ý tưởng và mong muốn của Đức, Pháp và Chủ tịch UB châu Âu. Tuy nhiên, ai cho các vị thành lập quân đội châu Âu để phá bỏ NATO?
Thứ hai là phân mảnh nội bộ. 
Trong Liên minh châu Âu, có một số quốc gia sống với chi phí của Brussels, nhưng chỉ chịu sự điều chỉnh của Washington, gồm Ba Lan, các nước Baltic, Romania và Bulgaria. Nước Anh khi chưa rời khỏi EU là “giám thị” chính của Mỹ.
Vì thế, EU không có Mỹ nhưng Mỹ vẫn giám sát, cho nên, nhiệm vụ thống nhất các chính sách chung trong khối đã khó khăn thì việc có một chính sách chung đối ngoại độc lập là như “hái sao trên trời”.
Thứ ba là an ninh năng lượng. 
EU là một khu công nghiệp lớn nên phụ thuộc rất nhiều về khí đốt và dầu lửa. Nếu bị đóng cửa nguồn nhập này thì EU phá sản. 
Để giảm thiểu lỗ hổng mang tính sống còn này, chính phủ Đức và các công ty lớn của châu Âu hỗ trợ hợp tác với Nga bằng Nord Stream-2…
Để loại bỏ lỗ hổng này, các công ty dầu mỏ châu Âu đã đầu tư vào lĩnh vực dầu mỏ của Iran – một quốc gia có trữ lượng dầu và khí đốt thứ 3 trên thế giới…
Mỹ muốn EU dùng khí đốt và dầu đá phiến Mỹ hoặc phải mua dầu của Ả rập Xê út bằng đồng USD với giá đắt…khi cấm vận, trừng phạt Nga và mới đây rút khỏi JCPOA trừng phạt Iran khiến cho EU bị dính đòn lây…
Với EU không có nguồn cung cấp năng lượng Nga về dầu và khí đốt thì không có bất kỳ câu hỏi nào về EU tự do, độc lập. Nếu không được tiếp cận với các dịch vụ hậu cần và vận chuyển của Nga đến Trung Quốc, thương mại châu Âu sẽ luôn luôn dễ bị tổn thương. 
Do đó, lựa chọn Nga là nhà cung cấp có tính ổn định, tinh cậy và đặc biệt rẻ hơn nhiều lần Mỹ là quy luật của thị trường mà châu Âu chấp nhận đã đụng chạm đến lợi Mỹ, đến quyền cai trị của Mỹ.
Đồng tiền và sự giàu có làm cho người ta quên đi thân phận, quên đi quốc thể, nhưng khi cả về kinh tế cũng bị Mỹ dã man bóp nghẹt, bất chấp, thì Liên minh châu Âu phản kháng là không gì lạ. Đây là nguyên nhân cơ bản cho cuộc “bạo loạn” của châu Âu dù mới chỉ bằng những tuyên bố.
Đừng dại đùa với Mỹ, hàng trăm ngàn quân Mỹ đang có mặt tại các căn cứ quân sự Châu Âu không phải là để chống Nga đâu mà để cai trị châu Âu đấy. Bạo loạn sẽ bị đàn áp thẳng tay.

Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2018

Tổng thống Mỹ đang kiểm tra quyền lực Mỹ?



Nga – Putin đã làm được điều mà thế giới sau chiến tranh lạnh không ai làm nổi, đó là đánh sập 2 huyền thoại tạo nên nguồn gốc cơ bản cho quyền lực tuyệt đối Mỹ: Ưu thế quân sự và tính bất khả xâm phạm.
Không thể phủ nhận kể từ khi Liên Xô tan rã thì quyền lực Mỹ trên toàn thế giới là vô đối. Nhưng, vào năm 2013, khi sáp nhập Crimea vào Nga, Tổng thống Nga Putin tuyên bố đây là thời điểm “thế giới đơn cực đã kết thúc”…lúc đó thế giới rất ít người tin.
Thế giới đơn cực kết thúc tức là thế giới do Mỹ đứng đầu kết thúc để xuất hiện một thế giới có cấu trúc quyền lực mới – đa cực, mà Nga là một cực trong đa cực đó.
Đương nhiên, Mỹ không tin, không nghe và làm mọi cách, mọi biện pháp để bóp chết nước Nga đã dám thách thức quyền lực Mỹ.
Cho đến nay, nước Nga – Putin đã làm được điều mà thế giới sau chiến tranh lạnh không ai làm nổi, đó là đánh sập 2 huyền thoại tạo nên nguồn gốc cơ bản cho quyền lực tuyệt đối Mỹ: Ưu thế quân sự và tính bất khả xâm phạm.
Ưu thế quân sự vượt trội và bất khả xâm phạm đã khiến cho Mỹ làm mưa làm gió trên thế giới “thích thì lấy, ghét thì đánh” mà không một quốc gia nào dám ho he chống lại…
Nhưng khi “ưu thế quân sự” trở nên không vượt trội, có khi kém hơn đối thủ và “tính bất khả xâm phạm” bị mất (tức là khi ra đòn với đối thủ thì sẽ bị hứng đòn) là một thực tế phủ phàng cho Mỹ, biểu hiện rõ nét trong Thông điệp Liên bang ngày 1/3 của Putin.
Rõ ràng, với tình thế đó thì Mỹ chẳng làm gì được nước Nga. Và, khi Nga, Trung Quốc đã trỗi dậy ngạo nghễ thách thức Mỹ thì cấu trúc quyền lực có thay đổi? Các đồng minh của Mỹ có dám bảo vệ lợi ích quốc gia của mình sẵn sàng mặc cả với Mỹ sòng phẳng, công bằng hay vẫn bị Mỹ ép?...
Quyền lực Mỹ, bài kiểm tra thứ nhất: S-400 Thổ Nhĩ Kỳ.
Có thể nói, S-400 – Hệ thống phòng không của Nga, là một loại vũ khí không chỉ đơn thuần là tiên tiến hiện đại…mà là một loại vũ khí địa chính trị số 1 của thế giới.
Giới quân sự, đặc biệt là giới chính trị Mỹ-Phương Tây đang quan tâm theo dõi sát sao và ngăn cản bằng mọi cách việc xuất khẩu S-400 của Nga không phải là tranh dành thị trường mà chủ yếu là ai thắng ai trong cuộc chiến địa chính trị.
Chúng ta biết, sức mạnh của bộ máy quân sự toàn cầu Mỹ-PT là không quân và tên lửa (Tomahawk là sứ giả thần chết là ngôn ngữ ngoại giao). Mỹ-PT không thể dùng bộ binh trong tất cả các cuộc chiến chiếm tài nguyên từ Nam Tư cho đến Iraq, Syria
Chính vì thế, bảo đảm đầy đủ về “bầu trời mở” cho Mỹ- NATO, chủ yếu là máy bay quân sự Mỹ, là động lực và điều kiện chính cho sự ra mắt của một cuộc xâm lược khác.
Quyền được “bay tự do” trên không phận của bất kỳ quốc gia đồng minh của Mỹ là một trong những điều tệ hại mà một quốc gia có chủ quyền rất khó chấp nhận bởi nó như một “thanh gươm Damocles” khiến cho quyền lợi quốc gia luôn bị Mỹ-PT thao túng, chèn ép…
Việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết tâm chi 2,5 tỷ USD mua 4 tiểu đoàn S-400 của Nga (hợp đồng hoàn tất năm 2019) là một sự vùng vẫy mạnh của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm thoát ra khỏi sự khống chế của Mỹ-PT, để bảo vệ lợi ích an ninh quốc gia…
Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh trong khối NATO với Mỹ nhưng lợi ích an ninh Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ lại xung đột bởi người Kurd Syria.
Chỉ cần một dấu hiệu cho thấy Thổ Nhĩ Kỳ đang hướng Nga là lập tức hệ thống phòng không Patriot của NATO rút khỏi Thổ Nhĩ Kỳ. Trong tình huống mà có thể các hành động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ với người Kurd động đến Mỹ thì một “bầu trời mở” của Thổ Nhĩ Kỳ cho Mỹ-NATO có thể khiến Thổ Nhĩ Kỳ yên tâm tác chiến tại Syria?
Vì thế, việc trang bị S-400 cho quốc gia như Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar hay Saudi…nhằm mục đích chủ yếu là không muốn không quân Mỹ-NATO muốn làm gì thì làm trên không phận của họ khi cần thiết.
Về ý nghĩa chính trị thì đây là một hành động cho thấy các quốc gia đồng minh hay các quốc gia trang bị S-400 là muốn được Mỹ-PT tôn trọng chủ quyền, muốn có chính sách đối ngoại độc lập…là điều khó chấp nhận đối với Mỹ-PT.
Quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ trang bị S-400 đến nay là không thể đảo ngược khiến Mỹ như ngồi trên đống lửa. Mọi giải thích về độ tương thích, về quy ước khối…không làm Thổ Nhĩ Kỳ bùi tai khi mà lợi ích an ninh của họ bị Mỹ coi thường.
Với quyền lực Mỹ hiện nay, liệu Mỹ có dám trừng phạt Thổ Nhĩ Kỳ không? Nếu trừng phạt thì nguy cơ NATO rã đám, Mỹ có dám?
Quyền lực Mỹ, bài kiểm tra thứ 2: rút khỏi JCPOA
Sau gần 13 năm trời đàm phán để ký với Iran một thỏa thuận hạt nhân (JCPOA) thì nay, 9/5, Liên minh Châu Âu (EU) mà Đức đại diện đã Mỹ đơn phương rút khỏi.
Chuyện lạ, là chỉ có Israel, Ả rập Xê út và thế lực người Sunni tại Trung Đông ủng hộ nhiệt liệt, còn Liên minh EU và tất nhiên Nga, Trung Quốc phản đối quyết liệt.
Tại sao EU tức là NATO lại phản đối quyết liệt? Câu trả lời dễ dàng rằng, EU có quyền lợi kinh tế với Iran
Theo các chuyên gia Đức, xuất khẩu dầu của Iran khiến giá giảm, EU tiết kiệm được 700 tỷ Euro mỗi năm. Iran mở rộng sản xuất phải cần đến các nhà sản xuất thiết bị EU tạo ra doanh thu cho EU từ 2-2,6 ngàn tỷ cho khoảng thời gian 5-8 năm.
Tuy nhiên, lợi ích của châu Âu ở Iran không chỉ giới hạn ở năng lượng. Thực hiện theo đòn cấm vận Mỹ thì EU phá bỏ hợp đồng cung cấp 100 máy bay Airbus A350 XWB cho quốc gia này với tổng số 18 tỷ USD.
Nói cách khác, Trump rút khỏi thỏa thuận đã đóng cửa một thị trường khổng lồ lên đến 7 ngàn tỷ Euro của EU, nhưng đó mới chỉ tiền trực tiếp... 
Nếu tính đến bảo hiểm, vận chuyển hàng hóa, cho thuê hoặc bán công nghệ, vật tư cho địa phương, các đơn vị phục vụ cho quân đội, triển vọng các dự án tưới tiêu và hậu cần “Bắc-Nam”, con số này tăng gấp đôi, và một số chuyên gia cho rằng thậm chí 22-23 nghìn tỷ Euro. 
Thử hỏi có mối giao lưu kinh tế nào mà có mức lợi nhuận như vậy trong thị trường hiện nay?
Trong khi đó, vì lợi ích của Hoa Kỳ, điều này đòi hỏi EU phải tăng “cống nạp quân sự” hàng năm ít nhất là 72 tỷ Euro để chiến đấu với một kẻ thù tưởng tượng là nước Nga…
Tất cả, tất cả các nguyên nhân lớn đã khiến cho EU chống đối quyết định của Mỹ là không ngạc nhiên. Nhưng vấn đề là tại sao EU dám chống lại Mỹ mới khiến chúng ta quan tâm.
Liệu Mỹ có dám trừng phạt EU khi Nga, Trung Quốc đang ngạo nghễ thách thức Mỹ?
EU tuyên bố, nếu Iran cam kết thực hiện nghiêm chỉnh JCPOA như hiện nay thì EU cam kết thực hiện đầy đủ và thực chất thỏa thuận với Iran bất chấp Mỹ rút bỏ đơn phương.
Trong khi đó, Iran tuyên bố nếu Nga, Trung Quốc và EU tôn trọng cam kết thỏa thuận thì Iran cũng sẽ cam kết tôn trọng thực hiện thỏa thuận…
Như vậy, xét tình huống hiện tại thì Mỹ đang đấu với EU, Nga, Trung Quốc và nếu như không có gì thay đổi thì quyết định rút khỏi JCPOA của Trump là sự chuẩn bị cho mình một “Điên Biên Phủ” hay các nhà Phương Tây gọi là một “Waterloo” trong tương lai.
Quyền lực của Mỹ sẽ đến đâu? Liệu EU có làm như EU nói hay chưa thoát khỏi cái gậy chỉ huy của Mỹ?

Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

Tại sao Israel luôn “vượt mặt” Nga tại Syria?




Ngày 29 tháng 4 năm 2018 một phi đội không quân Israel gồm 4 chiếc F-15S đã tấn công vào kho vũ khí của lực lượng proxy Iran tại Hama và Aleppo bằng bom GBU-39 và tên lửa Delilah, phá hủy gần 200 quả tên lửa và giết chết 26 người trong đó có 11 là người Iran…
Đầu tiên, phải công nhận rằng, không quân Israel tác chiến như thế này thì không chỉ lực lượng phòng không Syria, Iran mà kể cả Nga có giỏi mấy đi nữa cũng bị bất ngờ…và chỉ rút kinh nghiệm lần sau mà thôi…
Chiến thuật cực kỳ tinh ranh của Israel
Có 2 yếu tố đặc sắc mà không quân Israel đã tạo ra trong đòn tấn công này khiến cho giới quân sự “tâm phục khẩu phục”, đó là bất ngờ và bí mật…
1, Bất ngờ lớn nhất khiến cho phòng không SyriaIran thúc thủ là hướng tấn công.
 Không quân Israel sau nhiều nỗ lực xâm nhập vào không phận của Syria từ phía Tây, đã chọn một hướng từ phía Đông.
 Hướng tấn công phía Tây, với hệ thống quan sát Nga và Syria thì “nhất cử nhất động” của không quân Israel đều bị phát hiện (tuy nhiên Nga bắn hạ hay không lại là chuyện khác). Không quân Israel trước đây luôn luôn thực hiện các đòn tấn công đều từ hướng này.
Về nguyên tắc chiến thuật thông thường thì tấn công từ hướng Tây là thuận lợi nhất vì tại lãnh thổ của mình và thậm chí sử dụng không phận Lebanon không quân Israel có thể vận động tấn công trong một khoảng cách ngắn nhất.
Tuy nhiên lần này, không quân Israel không sử dụng hướng đó vì có lẽ Israel nghi ngờ rằng, phòng không Syria đã được trang bị S-300 hoặc phản ứng của Syria sẽ quyết liệt hơn trước, khi phát hiện không quân Israel xâm phạm không phận, nên Israel quyết định chọn hướng tấn công phía Đông…
Hướng tấn công từ phía Đông, không quân Israel buộc phải hành quân đến vị trí xuất phát tấn công rất xa, nhưng bù lại nó có tính bí mật tuyệt đối.
2, Bí mật. Tạo ra được bí mật tuyệt đối với đối phương tức là “bịt tai, che mắt” thì đòi hỏi phải có mưu kế của Bộ Tham mưu tác chiến Israel. Họ đã thực hiện 4 bước sau:
1. Phi đội khởi hành từ Israel, bay qua không phận Jordan vào Iraq
2. Bay hòa nhập vào những chiếc máy bay do liên quân Mỹ đứng đầu, dùng mã nhận biết như máy bay Mỹ, nhằm đánh lừa sự theo dõi của Radar Nga, tránh bị phát hiện đích danh (đây là sự tinh ranh, khôn ngoan trong kế hoạch tác chiến của Israel).
3. Tấn công bằng GBU-39/Dellilah.
4. Nhận tiếp dầu ngay trên không phận Iraq khi quay về Israel
Như vậy, có thể nói với kế hoạch tác chiến như này, không quân Israel hành quân chiếm lĩnh vị trí xuất phát tấn công dù rất xa nhưng bí mật tuyệt đối để tạo ra một lợi thế tác chiến quyết định, đó là, có vị trí xuất phát tấn công cực kỳ thuận lợi.
Trên bản đồ, chúng ta thấy phi đội F-15S chỉ tiến hành không kích từ không phận sông Euphrates, một khoảng các rất gần so với tấn công từ hướng Tây.



Nga bị Israel vượt mặt hay cho phép?
Phải khẳng định chắc chắn là về mặt quân sự, ở góc nhìn chiến thuật thì Nga có đủ khả năng để ngăn chặn các đòn tấn công của Israel vào lãnh thổ Syria, nhưng có một điều không phải ai cũng hiểu và hiểu đúng là quân sự chỉ phục vụ cho mục tiêu chính trị và lợi ích quốc gia…
Có nhiều dư luận cho rằng Nga cho phép và tiếp tay cho Israel thực hiện các đòn tấn công, rằng, những người nhập cư Do Thái của Nga chiếm đóng Palestin chính là những người hành hạ hung hăng nhất người Palestin…nghĩa là Nga-Israel có một mối quan hệ đặc biệt…
Rõ ràng là Nga và Israel có một mối quan hệ đặc biệt thật sự. Việc các đồng minh Mỹ, Phương Tây đồng loạt trục xuất nhân viên ngoại giao Nga, bao vây cấm vận Nga…lên cơn cuồng loạn, nhưng không phải là việc của Israel, chẳng phải là “đặc biệt” sao?...
Còn tại Trung Đông và Syria thì sao?
Đầu tiên, Nga hiện diện tại Syria là theo lời mời của chính quyền của Tổng thống Bashar Assad để chống khủng bố, đồng thời để bảo vệ lợi ích quốc gia, an ninh quốc gia Nga.
An ninh quốc gia Nga là gì, chẳng hạn, đó là chiến đấu tiêu diệt những kẻ khủng bố hồi giáo cực đoan tại Syria thay vì chiến đấu tại Caucasus và phần còn lại trên lãnh thổ của Nga…
Lợi ích quốc gia Nga là gì, chẳng hạn, bảo vệ quyền thống trị khí đốt của Nga với Châu Âu…có nghĩa là bảo vệ chính quyền Assad hợp pháp tại Syria không bị sụp đổ bởi sự chống phá của Mỹ và Phương Tây. Còn Assad phải ra đi hay ở lại là do chính nhân dân Syria quyết định.
Chưa lúc nào nghe thấy bất kỳ quan chức Nga nào nói đến bất kỳ loại nghĩa vụ nào của Nga đối với Syria hay bất kỳ quốc gia nào khác trong khu vực. Do đó, cách hành xử khôn ngoan của Nga là mọi hành động của ai đó không đụng chạm đến lợi ích Nga thì Nga không can thiệp.
Chẳng hạn đối với nhân tố Iran trong vấn đề Syria và Trung Đông.
Có thể nói Iran cũng không phải là “dạng vừa”, chẳng kém gì Thổ Nhĩ Kỳ với tư tưởng Ottoman…
Trong 7 năm chiến tranh ở Syria, Iran từng là một trong những đồng minh chiến lược quan trọng nhất của chính phủ của Bashar Assad. Tuy nhiên, “không có bữa trưa nào miễn phí”, gần đây, Iran đã bắt đầu cố gắng để chinh phục, thâu tóm các nguồn lực của đất nước Syria.
Iran đang củng cố thành lập nguồn lực riêng của họ từ các lực lượng proxy trong NDF (lực lượng vũ trang địa phương Syria ủng hộ chính phủ), từ các đơn vị Hezbollah, từ người Iraq…nhằm tạo thành một trục Iraq-Syria-Lebanon vào Địa Trung Hải…
Ý đồ chiến lược của Iran là đối kháng với Israel là đương nhiên và không chỉ gây ra mối bất an, lo ngại cho chính quyền Assad mà còn tạo nên sự không hài lòng của người Nga.
Đó là lý do vì sao Israel, khi phát hiện ra sự chuyển quân, chuyển trang bị của Iran cùng với Hezbollah, với lực lượng proxy Iran là không quân Israel ra tay tấn công tiêu diệt mà Nga im lặng, còn chính quyền Assad thì phản đối lấy lệ, miễn sao không vượt qua làn ranh đỏ.
Các đòn tấn công của Israel vào Syria kể từ khi Nga có mặt tại Syria thực tế không gây hại cho người Nga và quân đội Assad dù rằng, Israel chẳng thân thiện gì với Assad. Israel chỉ nhằm vào lực lượng Hezbollah, lực lượng Proxy Iran và điều đó thì nằm ngoài sự can thiệp của Nga.
Có thể nói tình hình chính trị Syria là rất phức tạp. Các thế lực nước ngoài tại Syria đều có những lợi ích quốc gia khác nhau và những chiến lược khác nhau tạo ra những mâu thuẫn đan xen.
Trong mối quan hệ phức tạp đó dễ thấy một điều là Nga đang bảo vệ chính quyền Assad bằng cánh tay của mình, bằng việc xây dựng quân đội Syria (SAA) chính quy, hiện đại. Do đó, đụng đến quân đội chính quy Assad là đụng đến Nga. Khi đó ngay cả Mỹ, Nga cũng tuyên bố đáp trả như đã biết.
Chắc chắn, người Nga khi tuyên bố sẽ cung cấp S-300 cho Syria không phải để bắn hạ máy bay Israel mà để cảnh cáo cho những cái đầu hăng máu sau vụ tấn công tên lửa 14/4 và những chiếc máy bay trên tàu sân bay USS Harry S. Truman đang trên đường đến Đông Địa Trung Hải.
Vị thế chính trị, quân sự của Nga sau kết quả can thiệp vào Syria và chiến lược khôn ngoan của Nga đã khiến Nga trở thành một người chơi chính, một trung tâm trong cuộc chiến địa chính trị Trung Đông.