Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2019

Địa Trung Hải nổi sóng, Nga ngồi chờ ở tuyến Biển Bắc...

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan có vẻ như đang cố gắng xây dựng “một đường cao tốc chiến lược duy nhất Syria - Libya - Đông Địa Trung Hải” bằng can thiệp vào Libya theo cách Nga can thiệp vào Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ khuấy đảo Địa Trung Hải
Thổ Nhĩ Kỳ đã đặt mình vào trung tâm của một cuộc tranh chấp gay gắt trong cuộc nội chiến ở Libya, và điều này đã tạo tiền đề để làm rõ các mối quan hệ ở một khu vực rộng lớn hơn. Các sự kiện đang phát triển trong một kịch bản rất đáng báo động…
Nhớ lại, sau khi Libya bị NATO phá hủy, Libya được hình thành ra 2 phe. Phe chính phủ chuyển tiếp (GNA) được LHQ công nhận, có Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ chính tại Tripoli và phe Quân đội quốc gia (LNA) do tướng Khalifa Haftar đứng đầu, chiếm hầu hết miền Đông và miền Nam và hầu hết dầu mỏ của đất nước.
LNA có sự hỗ trợ từ UAE, Ả Rập Saudi, Ai Cập... 
9 tháng trước, LNA bắt đầu một chiến dịch nhằm loại bỏ GNA của tổ chức Anh em Hồi giáo do Tripoli và Misrata kiểm soát.
Chiến dịch bị kẹt khi LNA được sự hỗ trợ của UAE, Ai Cập và GNA được sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ đưa vũ khí trang bị ngày càng tốt hơn lên mặt đất và lên không trung…nay lại bùng phát dữ đội có nguy cơ GNA Tripoli thất thủ.
Trước diễn biến đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã đưa ra một thỏa thuận với GNA, theo đó GNA để đổi lấy sự giúp đỡ của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, GNA sẽ phải đồng ý một biên giới trên biển Địa Trung Hải chung với Thổ Nhĩ Kỳ.
Fayez al-Sarraj, Chủ tịch Hội đồng Tổng thống Libya và thủ tướng của GNA, đã đồng ý. Quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ đã phê chuẩn ngày 27/11 tại Istanbul.
Thỏa thuận Thổ Nhĩ Kỳ - GNA đã gây ra 2 hệ lụy vô cùng nguy hiểm tại Bắc Châu Phi và Địa Trung Hải (mà ngay cả Hoa Kỳ cũng cho rằng đó là sự “khiêu khích và gây rối”)
1, Phần kinh tế, mà theo đó, điều này dẫn đến bản đồ dưới đây và là nguồn cơn của biển Địa Trung Hải nổi sóng…

Nhát dao Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt tuyến ống Israel - Hy Lạp - Síp
Nhát dao Thổ Nhĩ Kỳ cắt đứt tuyến ống Israel - Hy Lạp - Síp
Có thể nói khu vực đặc quyền kinh tế của Thổ Nhĩ Kỳ và GNA như một nhát dao cắt đứt tuyến đường ống khí đốt hợp tác bởi Israel-Hy Lạp-Síp, đồng thời có sự bành trướng chủ quyền trên Địa Trung Hải khiến cho Israel, Hy Lạp, Síp phản đối gay gắt. Sự đụng độ giữa các tàu thực thi trên biển của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel đã xảy ra.
2, Phần quân sự trong thỏa thuận của Erdogan là mối nguy hiểm thực sự:
Theo đó, thỏa thuận này cung cấp sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ cho việc thành lập Lực lượng Phản ứng nhanh cho cảnh sát và quân đội ở Libya, cũng như tăng cường hợp tác về tình báo và trong ngành công nghiệp quốc phòng. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ được gửi đến Libya bất cứ khi nào được GNA yêu cầu. 
Cần nhắc lại rằng chính phủ Libya (GNA) đã được cộng đồng quốc tế, bao gồm cả Nga công nhận, Tripoli bây giờ có thể chuyển sang Ankara để được hỗ trợ quân sự, vì không có trở ngại pháp lý nội bộ nào cho người Thổ Nhĩ Kỳ để bắt đầu một chiến dịch quân sự ở Libya.
Ngày 10/12, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan tuyên bố: Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đến Libya sau khi được chính phủ Libya (GNA) yêu cầu. Tuyên bố của Erdogan như tiếng trống trận đã vang lên trên chiến trường Libya…
Câu hỏi chính, bây giờ là Ai Cập sẽ phản ứng như thế nào, cùng với UAE và các thành viên khác của liên minh chống Thổ Nhĩ Kỳ hiện có ở Đông Địa Trung Hải - Hy Lạp, Síp, Israel, Jordan, Ý và Palestine. Đặc biệt là trong một tình huống mà Nguyên soái Haftar tuyên bố bắt đầu một cuộc tấn công vào Tripoli, gia hạn thêm 3 ngày nữa cho quân GNA phải rút khỏi Tripoli?
Về vấn đề này, bất cứ chuyên gia và nhà phân tích quân sự nào cũng đồng ý rằng, một cuộc xung đột vũ trang nghiêm trọng có thể xảy ra ở miền Bắc châu Phi với những hậu quả đáng kinh ngạc nhất.
Ai Cập sẽ không cho phép một tổ chức Anh em Hồi giáo dẫn dắt Libya - hàng xóm của mình. Ai Cập sẽ can thiệp trước khi sự hỗ trợ của Thổ Nhĩ Kỳ cho phép chính phủ GNA đánh bại Haftar. Tình hình sau đó có thể phát triển thành một cuộc chiến khốc liệt, trong đó quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chiến đấu trên căn cứ Libya chống lại quân đội Ai Cập.
Cả hai quốc gia đều có những nhà tài trợ Ả Rập giàu có, đủ khả năng tài trợ cho một cuộc xung đột kéo dài và dữ dội. Cả hai đều có rất nhiều vũ khí và nhiều binh sĩ có thể ném vào trận chiến. Phía Ai Cập có một lợi thế khi biên giới đất liền dài của nó cho phép tiếp tế dễ dàng, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ phải dựa vào nguồn cung cấp bằng đường biển và đường hàng không và có thể bị cắt đứt hoặc ít nhất là bị gián đoạn.
Tuy nhiên, đúng như Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói “ Hãy để cho các đứa trẻ đánh nhau cho đã, can cấm nó sau” thì diễn biến phát triển như thế nào còn tùy thuộc vào Nga và Mỹ.
Nga và Mỹ làm gì?
Không làm gì được cả bởi khi “lũ trẻ đã thích đánh nhau để giành đồ chơi” thì khó cản, ngoại trừ người lớn xách tay mỗi bên kéo ra hoặc đánh vào chúng để can ngăn. Vả lại, đây là 2 đứa đã lớn nên Nga và Mỹ chả dại. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập động binh mới là điều Nga và Mỹ quan tâm…
Khi Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập chiến tranh, Bắc châu Phi đại loạn thì KÊNH ĐÀO SUEZ có an toàn không? Chắc chắn không, và lúc này đây không phải là chuyện “trẻ con” nữa rồi mà chuyện lớn buộc các nước lớn như Nga, Mỹ phải quan tâm…
Vào ngày 18/12, sau tuyên bố của Tổng thống Erdogan sẵn sàng đưa quân vào Libya, trong một cuộc họp với các phóng viên, Đô đốc James Foggo, chỉ huy Hải quân Hoa Kỳ tại Liên minh Châu Âu và Châu Phi nói rằng, “Tuyến đường biển phía Bắc (NSR) nên được miễn phí vận chuyển, bởi vì, theo quan điểm của Hoa Kỳ, đó không phải là vùng nước của Nga.
Do đó, người Mỹ không có xu hướng tuân theo quy định mới về việc hành trình của tàu chiến nước ngoài dọc theo NSR mà Nga đã tuyên bố vào tháng 3/2019…” (thông báo cho Nga trước 45 ngày và phải có Hoa tiêu Nga trên đó)
Và, cũng trong ngày 18/12, Tổng tham mưu trưởng Lực lượng vũ trang RF Valery Gerasimov trong cuộc gặp với các tùy viên quân sự nước ngoài, sau khi nói về các loại vũ khí trang bị, hệ thống bảo vệ an toàn tuyến hàng hải NSR mà Nga đã, đang, sẽ triển khai, đã khẳng định:
“Kể từ ngày hôm nay, Lực lượng Vũ trang Nga có thể đảm bảo đầy đủ sự an toàn của giao thông thủy trong vùng biển của mình, không cần tàu ​​chiến của các quốc gia khác trong hành lang biển này”.
Xem ra kênh đào Suez và Tuyến Biển Bắc có mối quan hệ gì đó rất lớn chăng(!?). Bạn có thể tìm hiểu thêm tại “Sẽ ra sao nếu Nga là…như Mỹ”.

Sẽ ra sao nếu Nga là…như Mỹ!



Kinh doanh lợi ích không gì dễ, nhanh, lợi nhuận khủng bằng khi có tư tưởng Đế quốc và sức mạnh siêu cường.
Có một thực tế mà rất khó để phủ nhận là kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc, Hoa Kỳ trở thành quốc gia Bá chủ thế giới, và từ vụ “khủng bố 11/9” tại nước Mỹ thì cuộc chiến chống khủng bố trên toàn thế giới do Mỹ lãnh đạo được bắt đầu…
Nhưng thật trớ trêu, khi Mỹ có mặt ở đâu, khu vực nào để chống khủng bố thì khủng bố nổi lên nơi đó cùng với chiến tranh, xung đột, hỗn loạn…mà người dân yêu chuộng hòa bình nghe khủng khiếp, lo sợ…
Người ta nói, từ những cuộc “chống khủng bố”, “ủng hộ dân chủ”…đó mà lợi ích kinh tế, chính trị của Mỹ được dày lên, chẳng hạn, các quốc gia có chính quyền không “thân Mỹ” thì bị thay thế, các đầu sỏ tổ hợp công nghiệp quân sự Mỹ thì giàu sụ vì bán được vô số vũ khí và nước Mỹ trở thành một Cảnh sát thế giới, vân vân và vân vân.
Đó là khoảng thời gian thế giới đơn cực khi Mỹ đứng đầu, nhưng khi trật tự thế giới đã hình thành đa cực (Nga, Trung Quốc đã trỗi dậy thách thức quyền bá chủ của Mỹ) thì tư tưởng chiến lược toàn cầu của các siêu cường sẽ biến thế giới này ra sao…rất được dư luận quan tâm lo lắng.
Nga khác Mỹ…
Tư tưởng chiến lược toàn cầu của Mỹ cho đến trước khi Trump làm Tổng thống luôn rõ nét là gây chiến tranh, tạo hỗn loạn để tồn tại thì của Nga thời Putin là hòa bình để phát triển.
Hãy bắt đầu từ vụ khủng hoảng Ukraine.
Nga muốn hòa bình, phát triển với láng giềng Ukraine, để Ukraine không bị lôi kéo sang EU, Nga đã hợp tác thân thiện với Ukrain dưới thời Tổng thống Yanukovych hỗ trợ 15 tỷ dollar. Nhưng Mỹ-NATO-EU không muốn thế đã tổ chức Maidan để lật đổ Yanukovych.
Kết quả sau Maidan dưới bàn tay của Mỹ, về kinh tế, từ một nước trung bình tại châu Âu nay đội sổ và tệ hại hơn. Về chính trị, trở thành một chư hầu hạng bét của Mỹ, bất ổn, nội chiến…
Tiếp theo, các hoạt động chống khủng bố do Mỹ đứng đầu tại Afganistan, Iraq, Lybia với kết quả quân khủng bổ nổi lên như nấm sau mưa, nhà nước thì thất bại, xung đột chiến tranh nổ ra hỗn loạn không điều khiển được…
Tại Syria nếu như không có Nga, Syria cũng sẽ như Lybia, có điều chúng ta dễ thấy ở đây là tư tưởng chiến lược của Nga và Mỹ xử lý Syria có sự khác biệt. Đó là, người Nga muốn kết thúc chiến tranh bằng đàm phán các bên, xây dựng hiến pháp mới, bầu cử…thì Mỹ-Phương Tây không muốn. Mỹ muốn Assad phải ra đi, nhưng Nga cho rằng Assad ra đi hay không phải do nhân dân Syria quyết định…
Chỉ vài đơn cử như vậy để chứng tỏ Nga không muốn gây hỗn loạn, xung đột quân sự mà muốn hòa bình để phát triển. Tuy nhiên, sẽ có nhiều người cho rằng, chẳng qua là Nga không hùng mạnh như Mỹ sau chiến tranh lạnh để có đủ nguồn lực thực hiện nên chấp nhận…
Vậy bây giờ, Nga – thời Putin, có làm được như Mỹ không khi có đủ điều kiện?
Nếu Nga như Mỹ…
1, Michal Marek, chuyên gia nghiên cứu về quan hệ quốc tế của Ba Lan, đã chia sẻ kịch bản của ông về cách Nga có thể chiếm miền Nam của vùng Odessa, cắt Ukraine khỏi Biển Đen để duy trì ảnh hưởng ở Transnistria và cung cấp cho nước cộng hòa này những nguồn lực cần thiết như thế nào……(do phạm vi bài báo, nên không nêu ra kịch bản của Michal Marek)
Tuy cái kịch bản này nhằm hướng tới mục đích chủ yếu là khiêu khích, kích động…nhưng, điều đặc biệt lý thú là kịch bản này của ông rất đúng với “nguyên mẫu” mà Mỹ-NATO-EU thường thực hiện đạo diễn trong các cuộc cách mạng màu, mùa xuân Ả rập...của cuộc chiến địa chính trị vừa qua.
Nếu như căn cứ vào “nguyên mẫu” và của kịch bản này thì tại đây, giới quan sát nhận thấy mồn một Nga có đủ “thiên thời, địa lợi và nhân hòa” để thực hiện thành công “dễ như lấy đồ chơi trong túi” ý đồ này nếu như Nga muốn. Và, nếu như Nga muốn thì kịch bản này (của Michal Marek) chắc chắn sẽ là phương án tác chiến tối ưu của Điện Kremlin.
Thật may mắn cho Ukraine (cho ít nhất đến lúc này) Nga hành xử không như Mỹ…
2, Tuyến Biển Bắc.
Ai cũng biết, tuyến Biển Bắc (NSR) là tuyến hàng hải thứ hai ngoài tuyến hàng hải đi qua kênh đào Suez của Ai Cập. Không cần biết là tuyến hàng hải nào ngắn hơn, an toàn hơn, kinh tế hơn…mà chỉ cần quan tâm rằng, nếu như kênh đào Suez bị hỗn loạn khiến cho tàu bè qua đó không ai bảo đảm an ninh…thì tuyến đường còn lại là cứu cánh duy nhất.
Bây giờ hãy xét xem “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” mà Nga có…
Tuyến biển Bắc chủ yếu đi qua lãnh hải Nga, Nga đã chuẩn bị gần như đủ cho an toàn hàng hải, như đội tàu phá băng, các radar, các điểm trú đậu…với một tư thế duy nhất chỉ có Nga mới đảm bảo được vấn đề này. Không chỉ thế, Nga còn đặt ra “luật NSR” cho các tàu thương mại, quân sự đi vào NSR.
Đương nhiên, Mỹ và một số quốc gia như Na Uy, Canada…giẫy lên đành đạch nhưng muộn quá rồi, Nga đã bá chủ Bắc Cực. Không một thế lực nào kể cả Mỹ-NATO và Trung Quốc cộng lại cũng không thể hất Nga ra khỏi đó vì Nga đã có hệ thống hạ tầng kỹ thuật, vật chất cho quân sự…quá đầy đủ nếu như so sánh với Mỹ-NATO là chưa có gì…
Chiến lược Biển Bắc của Nga – Putin là chiến lược “đón băng tan ở Bắc Cực”. Người Nga đã tính “nước cờ dài hơi” như vậy không biết có dính dáng gì đến kênh đào Suez không, nhưng thật kích động, Mỹ và thế giới đã chống mắt lên nhìn băng đang tan thật….
Nga bây giờ không phải là Liên Xô, Nga là Cộng hòa hay Đế quốc gì đó không rõ, nhưng phải nên học Hoa Kỳ, không học toàn bộ thì ít ra vài món tủ về “tinh hoa dân chủ” nào đó.
Lẽ nào trong khi Mỹ thiết lập các căn cứ quân sự tại các điểm chiến lược thì Nga thiết lập các căn cứ công nghiệp. (Một khu công nghiệp Nga-Ai Cập đang được tạo ra gần kênh đào Suez đang thu hút sự quan tâm từ các quốc gia khác trên lục địa)…là sự cạnh tranh…công bằng???
Bây giờ nếu như kênh đào Suez bị chặn thì từ châu Âu đến châu Á và ngược lại thì tuyến hàng hải còn lại chính tuyến Biển Bắc (NSR). Vấn đề là chặn như thế nào, bằng cách nào…mà nêu ra “kịch bản” với Putin Đại đế - Trùm KGB thì đúng là kẻ đó không biết ngượng…
Quả thật, kinh doanh lợi ích không gì dễ, nhanh, lợi nhuận khủng, bằng sức mạnh siêu cường và tư tưởng Đế quốc.

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2019

Mỹ lại ngồi nhìn, Iran không phải là Ukraine hay Bolivia!



Khi quân đội, cảnh sát đang trung thành với nhà nước thì lật đổ nó bằng “cách mạng màu” là uổng công, vô ích.
Tuần qua, dư luận và truyền thông thế giới có vẻ như đang chăm chú vào Bolivia và mới nhất là Hồng Kong –Trung Quốc nên đã không chú ý đến một cuộc biểu tình (Tehran xác định là bạo loạn lật đổ do Mỹ-Israel đứng sau) lớn nhất, nguy hiểm nhất đến nay tại Iran.
Ngày 15/11, Tehran tuyên bố tăng giá xăng dầu lên 50% và hạn ngạch sử dụng nhằm để hỗ trợ cho 18 triệu người khó khăn trước sự cấm vận của Mỹ, mặc dù đã chuẩn bị đối phó sự phản kháng của người dân bằng cách bố trí lực lượng cảnh sát tại những cây xăng dầu quan trọng, nhưng Tehran vẫn bị bất ngờ…
Sau ngày thứ 7 và chủ nhật yên ắng, lập tức cuộc biểu tình đồng loạt xảy ra với khoảng hơn 100.000 người tham gia từ Tehran đến các tỉnh miền Tây Iran. Tính chất, hành động của cuộc biểu tình là rất côn đồ và hung hãn được tổ chức chặt chẽ, được sử dụng bằng vũ khí quân dụng…
Ngày đầu tiên, 3 cảnh sát đã bị giết chết, tiếp tục các cơ quan chính phủ và hàng trăm ngân hàng kể cả Ngân hàng trung ương bị đốt cháy…khiến cho lực lượng cảnh sát chống bạo động Iran bó tay ngoài tầm kiểm soát.
Cùng với đó, tàu sân bay Mỹ đã tiến hành đi vào eo biển Hormuz, triển khai B-52 tại UAE, áp sát Iran, đồng thời, không quân Israel đã mở đợt tấn công mãnh liệt vào Damascus và lân cận nhằm vào cơ sở quân sự của Iran.
Có thể nói, kịch bản cũ nhưng vô cùng nguy hiểm dành cho Iran đã được thực hiện: Bên trong nổi dậy bạo loạn, bên ngoài lực lượng quân sự áp sát với ý đồ lật đổ chính quyền Tehran bằng Cách mạng màu mà không cần, không thể bằng biện pháp quân sự trực tiếp.
Quy mô cuộc biểu tình là rất lớn, tính chất là rất nguy hiểm đến mức mà nếu không có biện pháp xử lý thì hỗn loạn sẽ xảy ra ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ Tehran. Sự sụp đổ này không khác gì sự sụp đổ của Liên Xô dù có vũ khí hạt nhân, trang bị vũ khí đầy mình…
Nhưng, Iran không phải là Ukraine, càng không phải là Bolivia. Iran đã xử lý tuyệt vời được coi như là một bài học kinh điển cho các quốc gia nào có nguy cơ như đã từng tại Iran với “4 nốt nhạc”.
1, Quân đội ra tay
Khi chính quyền Tehran xác định tính chất, mức độ cuộc biểu tình, khi nó đã nằm ngoài tầm kiểm soát của cảnh sát thì Tehran đã quyết liệt, nhanh chóng sử dụng lực lượng Vệ binh Cách mạng – lực lượng trung thành tuyệt đối với chính quyền.
Đây là sự khác biệt với Ukraine và đặc biệt là khác xa với Bolivia của Iran. Khi quân đội, Cảnh sát không thuộc chính quyền nhà nước, khi có sự cố xảy ra đã bị mua, nói một cách chính xác là khi 2 lực lượng này “phi chính trị hóa” thì chính quyền như “cá trên thớt”. Ukraine, Bolivia…chỉ trong “một nốt nhạc” là chính quyền bay ngay như diều đứt dây.
Lãnh đạo tinh thần Iran đã khẳng định tăng giá xăng là đúng, rằng người dân có thể phản kháng (biểu tình) nhưng không phải là đập phá, giết người, đốt phá ngân hàng…đó là hành động côn đồ, bạo loạn là bọn đặc vụ nước ngoài phản bội đất nước…Đây được coi như một mệnh lệnh tối cao cho quân đội thẳng tay dẹp loạn…
2, Tắt mạng internet
Sau khi xác định cuộc biểu tình “có dấu hiệu can thiệp của nước ngoài”, tại Tehran, họ đã nhấn nút chuyển đổi để tắt hoàn toàn mạng.
Sau khi tắt mạng bắt đầu vào ngày 17/11 đến ngày 19/11, thì chỉ có 4% lưu lượng truy cập (rất có thể là chỉ của các dịch vụ nhà nước) từ các khối lượng trước đó đến từ Iran.
Có thể nói, đây là quốc gia đầu tiên đã xử lý biểu tình bằng ngắt mạng toàn quốc. Thực ra một số quốc gia đã tiến hành chặn thông tin, chặn mạng để ngăn thông tin ra ngoài, ngăn lực lượng biểu tình trong một khu vực thông tin liên lạc, nhưng ngắt mạng toàn quốc như Iran là hành động ngăn chặn thông tin triệt để, hiệu quả nhất.
Do vậy, Iran làm tê liệt hoàn toàn thông tin và cấu trúc mạng của các cuộc biểu tình. Đám biểu tình ở thành phố khu vực này không biết đám kia bị ra sao, như thế nào, đặc biệt lại không có sự chỉ đạo từ bên ngoài cho nên như rắn mất đầu.
Ngay Ngoại trưởng Mỹ cũng hô hào rằng mọi người trong Iran hãy gửi video ra ngoài để Mỹ hỗ trợ, trừng phạt…thì chứng tỏ Iran đã phong tỏa thông tin rất triệt để và đó cũng là lý do tại sao có rất ít tin tức từ cuộc biểu tình này tại Iran mà quy mô, tính chất Hồng Kong chưa là gì…
3, Lực lượng đặc biệt áp sát
Tehran xác định, lực lượng biểu tình chủ yếu là loại côn đồ được chỉ đạo của lực lượng đặc vụ Mỹ-Israel. Những vị đặc vụ này đeo mặt nạ chỉ đạo côn đồ sử dụng vũ khí quân dụng…Do đó an ninh Iran đã lập tức cử nhân viên trà trộn, đeo bám và…khi được lệnh lập tức quật sấp mặt.
Kết quả, theo tin từ truyền thông Nga, Trung Quốc và Iran thì hơn 180 đặc vụ của Mỹ-Israel bị an ninh Iran bắt giữ, lột mặt nạ. Iran đã tuyên bố là hoặc khai ra kẻ đứng đằng sau thì sống, bằng không là hành hình, nên một số đã khai dần. Iran tuyên bố là sẽ có biện pháp trả đũa những kẻ đứng đằng sau cố tình bạo loạn lật đổ chính quyền.
4, Biểu tình chống biểu tình
Phải công nhận rằng chính sách tăng giá xăng dầu là nhân đạo và đúng đắn của Tehran để tạo ra sự công bằng xã hội trong tình thế bị Mỹ cấm vận.
Mặt khác, giá xăng dầu ở Iran đang là rẻ nhất thế giới, hơn nữa nguyên nhân chính của cuộc biểu tình không phải là giá xăng tăng, đó chỉ là cái cớ, cho nên chính quyền Tehran cũng được nhân dân Iran đồng tình ủng hộ.
Vì thế, cùng lúc đó, các cuộc biểu tình ủng hộ chính phủ rầm rộ của người dân Iran khắp cả nước, họ hô vang khẩu hiệu căm thù Mỹ, ủng hộ chính phủ, bảo vệ Tổ quốc trước xâm lăng…
Đến hôm qua, ngày 24/11 sau một tuần gây bạo loạn Tehran đã ổn định được tình hình, mạng internet được kết nối, 180 đặc vụ cầm đầu cuộc biểu tình bị bắt và đưa ra đoạn đầu đài bất cứ khi nào, trong khi đó Mỹ trừng phạt Bộ trưởng TT-TT Iran vì dám ngắt kết nối Internet.
Điều rút ra: Muốn bạo loạn lật đổ một chính quyền quốc gia nào đó thì phải tìm cách phi chính trị hóa quân đội, cảnh sát hoặc mua nó. Và nếu biểu tình, bạo loạn xảy ra thì xử lý nó bằng “4 nốt nhạc” như Iran đã từng là bài kinh điển.

Thổ Nhĩ Kỳ - người “đi dây” không bao giờ bị rơi!



Mỹ và Nga không ngại Thổ Nhĩ Kỳ nhưng lợi ích quốc gia khiến cả hai phải bình tĩnh lựa chọn thiệt hơn khi cư xử…
Trong quan hệ quốc tế, một quốc gia ở giữa sự cọ xát địa chính trị của 2 cường quốc lớn muốn tồn tại họ thường thực hiện sách lược “đi dây”.
Hoạt động đối ngoại để bảo vệ lợi ích, chủ quyền quốc gia giữa 2 cường quốc trong tình thế đối đầu địa chính trị như Nga-Mỹ hay Trung Quốc-Mỹ như đi trên dây qua 2 bờ vực thẳm mà sơ sẩy là toi mạng. Vì thế “đi dây” kiểu đó đòi hỏi phải có tính nghệ thuật, có bản lĩnh mà không phải ai, quốc gia nào cũng có thể.
Thực tế, nhiều nhà nghiên cứu chiến lược quốc tế đã cho rằng Việt Nam đang thực hiện đối sách “đi dây” giữa Trung Quốc - Mỹ…và, Thổ Nhĩ Kỳ - một quốc gia cũng “đi dây” giữa 2 bờ vực Nga và Mỹ nhưng…không bao giờ bị rơi.
 Từ thất bại này, Mỹ phạm đến sai lầm khác…
Có thể nói, để chính quyền của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan rơi vào tình trạng này là do Mỹ đã phạm sai lầm hay chính xác là Mỹ đã thất bại trong âm mưu thực hiện loại bỏ Erdogan khi phát hiện có dấu hiệu chính quyền Erdogan đã đi chệch quỹ đạo Mỹ-NATO của chính quyền Obama.
Thất bại của chính quyền Barack Obama và “con diều hâu” đầu đàn là Hillary Clinton với Thổ Nhĩ Kỳ trong vụ tổ chức đảo chính quân sự nhằm lật đổ Tổng thống Erdogan, đã chịu hậu quả nghiêm trọng là hủy hoại mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ.
Lẽ ra, sau khi đánh bại Hillary Clinton và đảng Dân chủ Mỹ để lên ngôi Tổng thống, Donald Trump có điều kiện, lý do chính đáng và cơ hội để sửa sai trong mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng không, Trump đã đã không tận dụng nó. 
Trong ba năm, chính quyền của Tổng thống Trump đã tán tỉnh, “kết hôn ngoài giá thú” với người Kurd – kẻ thù mà chính quyền Erdogan coi là khủng bố, đe dọa an ninh Thổ Nhĩ Kỳ, đã khiến cho mối quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ càng tồi tệ hơn trước.
Từ một đồng minh, một thành viên NATO có một vị trí, vị thế vô cùng quan trọng trong hệ thống NATO, Thổ Nhĩ Kỳ, trong phút chốc đã “ly thân” NATO - trạng thái mà bất kỳ một tác động nào khi cần thiết cũng có thể trở thành một đồng minh chiến lược của Nga.
Đến đây, sự hoảng hốt, lo sợ của Mỹ đã lộ rõ…Hãy chú ý đến chuyến thăm Mỹ của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan mới đây theo lời mời của Tổng thống Mỹ Trump.
Báo chí Thổ Nhĩ Kỳ vui mừng hân hoan coi chuyến thăm đã đem lại chiến thắng cho Thổ Nhĩ Kỳ, trong khi báo chí Mỹ không đưa tin một cách tích cực về chuyến thăm này. Thổ Nhĩ Kỳ chiến thắng và Mỹ phải nhượng bộ? Chúng ta tự trả lời khi đồng ý với điều này. 
Thứ nhất, việc Trump đồng ý tham gia cuộc họp là rất quan trọng, vì Erdogan, bất chấp các mối đe dọa, đã không tuân thủ bất kỳ yêu cầu nào của Mỹ. Hơn nữa, chính Erdogan đã thực sự đã đẩy người Mỹ ra khỏi Bắc Syria, nơi mà bây giờ, lợi dụng tình hình, quân đội của Assad đã có được không cần một phát súng.
Trong bối cảnh chính trị như vậy, sự đồng ý của Trump cho một cuộc gặp mà không cần điều kiện tiên quyết đã là một thất bại. Và, dù đã quen với việc đối xử với các đối tác NATO, nhưng Trump buộc phải nói về những điều khoản bình đẳng với Erdogan.
Thứ hai, Trump không thể thuyết phục Erdogan từ bỏ định hướng liên minh với Nga, hơn nữa, trong cuộc gặp, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ còn đe với lưu ý rằng, chưa biết chừng, mối quan hệ giữa Ankara và Moscow là mối quan hệ đối tác chiến lược. 
Chúa ơi! Với thực tế Thổ Nhĩ Kỳ vẫn là thành viên của NATO, điều này, tất nhiên, có thể nào xảy ra???. Bạn có thể là một đối tác chiến lược của đất nước mà liên minh quân sự hướng tới, mà trong đó bạn được giao nhiệm vụ tiêu diệt nó(!?).
Thổ Nhĩ Kỳ không phải là quân tốt!
Nên biết, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng thực sự có khả năng chiến đấu thực sự duy nhất của liên minh NATO: 612 nghìn quân. Trong khi đó, các lực lượng vũ trang Nga, cùng với các nhân viên dân sự, số lượng khoảng 900 nghìn người, nhưng họ phải hoạt động trên một khu vực rộng lớn từ Kaliningrad đến Vladivostok.
Ngoài ra, các lực lượng vũ trang của Thổ Nhĩ Kỳ khá cân bằng và có khả năng, không giống như các quân đội châu Âu khác, thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chiến đấu. Tất nhiên, về chất lượng vũ khí và trang bị, chúng thua kém các đội quân hạng nhất (Nga, Mỹ), nhưng chúng có thể tạo ra những vấn đề đáng kể cho bất kỳ kẻ thù nào. Và, vẫn chưa biết liệu sẽ có ít nhất 5 đội quân trên thế giới có thể tin tưởng vào việc đánh bại người Thổ Nhĩ Kỳ trong một cuộc đụng độ trực tiếp.
Do đó, không có gì đáng ngạc nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ đóng một vai trò quan trọng ở Trung Đông. Và, bất kỳ sự thay đổi các ưu tiên chiến lược của Thổ Nhĩ Kỳ sẽ thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực không có lợi cho Hoa Kỳ và Israel
Rõ ràng, Thổ Nhĩ Kỳ không phải là một quân tốt mà là một người chơi có những lợi thế nhất định mà Mỹ-phương Tây không thể xem thường sự nguy hại của nó khi trật tự quyền lực thế giới đã hình thành đa cực mà Nga đang nổi lên như một người chơi chính tại Trung Đông.
Đã đến lúc Mỹ - NATO đã cảm nhận được sự lạnh lưng, hở sườn khi vắng Thổ Nhĩ Kỳ.
Sườn phía Nam của NATO
Rõ ràng, thực tế Thổ Nhĩ Kỳ là một đối tác không đáng tin cậy, Thổ Nhĩ Kỳ đã mua hệ thống phòng không S-400, Thổ Nhĩ Kỳ hợp tác kinh tế chiến lược với Nga bằng đường ồng dẫn khí đốt Turk Stream…là phá vỡ NATO nên phải loại bỏ. Nhưng trục xuất Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi NATO có nghĩa là tuyến phòng thủ phía Nam của NATO sụp đổ hoàn toàn.
Tệ hơn nữa là nếu Thổ Nhĩ Kỳ trở thành đối tượng tác chiến của NATO thì NATO sẽ phải suy nghĩ về việc xây dựng một hệ thống phòng thủ suốt chiều dài của Biển Địa Trung Hải, bởi vì Balkan, Ý và thậm chí cả Tây Ban Nha sẽ bị tấn công.
Vì vậy, Thổ Nhĩ Kỳ không thể bị trục xuất khỏi NATO, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ cũng không dại muốn rời khỏi NATO. Cho nên, sự độc lập của Erdogan ở sườn phía Nam NATO sẽ phải được hòa giải bằng cách nào đó…là vấn đề của giới lãnh đạo Mỹ-NATO tại Brussels
Mặc dù mối quan hệ với Mỹ đang tồi tệ, nhưng người ta cho rằng Erdogan chưa đủ gan và mạo hiểm để tiến đến gần Nga hơn. Thổ Nhĩ Kỳ có đủ khả năng, bản lĩnh để cân bằng ảnh hưởng của Nga và Mỹ, bảo vệ lợi ích quốc gia trong một thời gian, giai đoạn cho phép.
Mỹ không thể ép Thổ Nhĩ Kỳ quá đáng đến giới hạn Thổ Nhĩ Kỳ rời khỏi NATO đến Nga, nhưng Nga cũng không quá coi thường lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ tại Syria và Trung Đông…dẫn đến Thổ Nhĩ Kỳ không sợ Nga và Mỹ.
“Đi dây” giữa Nga và Mỹ trong tình thế này, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ không bị rơi, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu như Nga và Mỹ bắt tay nhau? Lúc đó, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ bị Nga, Mỹ biến thành một “vùng đệm chiến lược” hay kiểu như một “bức tường Berlin”. Erdogan và chính quyền của ông ta sẽ không tồn tại.

Thứ Hai, 18 tháng 11, 2019

Bất luận thế nào, Mỹ cũng phải rút quân khỏi ĐB Syria!

Phần 1: CÂU GIỜ VÌ THỂ DIỆN!
Hôm thứ Sáu ngày 25/11, Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo đã tuyên bố với đài phát thanh KPRC rằng, quyết định rút quân của Tổng thống Donald Trump khỏi Bắc Syria là đúng đắn.
Đúng quá còn gì nữa, trong khi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan - đồng minh lớn của Mỹ tại NATO, đã hết kiên nhẫn, quyết định sẽ tấn công người Kurd và YPG ở khu vực này bất chấp Mỹ có rút hay không, thì, Mỹ sẽ không ở lại để bảo vệ người Kurd, chấp nhận chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ, thế thôi.
Mỹ sẽ chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ vì người Kurd? OK, đó chỉ là ý muốn của người Nga, nhưng Mỹ không phải là Nga!
Tại sao quân Mỹ quay lại vùng Đông Bắc Syria?
Giải thích việc bố trí lực lượng này, ông Trump tuyên bố là để “giữ dầu” tại các mỏ dầu ở ĐB Syria cùng với người Kurd…Nói chung là Nhà Trắng và Lầu Năm Góc muốn chứng tỏ với dư luận Mỹ rằng: Mỹ rút khỏi một vị trí không có tầm chiến lược đến chiểm giữ một vị trí khác có tầm chiến lược hơn, thế thôi.
Vậy có phải “giữ dầu” là mục tiêu hàng đầu của Mỹ tại Syria hay không? Chúng ta sẽ lưu ý những điều sau đây:
Từ năm 2011 của cuộc chiến Syria bắt đầu thì rất nhiều nhà phân tích lầm tưởng rằng cuộc chiến Syria là cuộc chiến “tranh giành dầu mỏ”, nhưng thật ra đây là cuộc chiến tranh giành vị trí địa chiến lược là trung tâm đầu mối giao thông dầu - khí của Syria tại Trung Đông.
Nhớ lại, vào năm 2009, chính quyền Assad đã trung thành, bảo vệ lợi ích Nga, kiên quyết không hợp tác với các quốc gia vùng vịnh như Ả Rập Saudi, UAE, Qatar được EU, Mỹ hỗ trợ để xây dựng các trung tâm đường ống dẫn khí, dầu tại Syria. Đây là lý do chính cho cuộc chiến năm 2011 tại Syria.
Với tuyên bố gần đây của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng chiến lược của Mỹ tại Syria là “giữ dầu” và lính Mỹ ở đó là “bảo đảm dầu mỏ”. Logic của ông Trump rằng các mỏ dầu của Syria cần được bảo đảm cho lợi ích của Mỹ và rằng lợi ích của Mỹ chỉ có thể được bảo đảm thông qua việc tiếp cận các mỏ dầu…Phải chăng đó là sự thật???
1, Về trữ lượng và năng lực khai thác, thực tế là Syria chưa bao giờ là nhà sản xuất dầu đáng kể theo tiêu chuẩn khu vực, họ đạt mức sản xuất cao nhất chỉ vào khoảng 380.000 thùng mỗi ngày trước khi cuộc nội chiến nổ ra, chẳng bỏ bèn gì, đúng không!
Trong chiến tranh, dầu đã trở thành một giải thưởng nhỏ, nhưng không đáng kể, trong nền kinh tế chiến tranh của Syria. Hầu hết các nhóm vũ trang đều không thèm tranh giành quyền kiểm soát các mỏ dầu, và thay vào đó tập trung nỗ lực của họ vào các hình thức khai thác tài sản khác thông qua thuế, bắt cóc, buôn người, bán cổ vật và những thứ tương tự. 
Không giống như ở các khu vực xung đột khác, nơi các nguồn lực được đấu tranh bởi các nhóm vũ trang khác nhau - chẳng hạn như trường hợp khai thác coltan, kim cương ở Cộng hòa Dân chủ Congo - không có tình huống nào có thể như vậy ở Syria.
Rõ ràng, nền kinh tế chiến tranh đã không xuất hiện liên quan đến khai thác dầu. Kiểm soát các mỏ dầu chỉ đơn giản là không xứng đáng.
2, Về thị trường, khó tiêu thụ, mô hình “nhà sản xuất sản xuất, và người tiêu dùng tiêu thụ” lại tồn tại độc lập với những gì mà các mỏ dầu do quân Mỹ quản lý, chiếm giữ. Phương thức vận chuyển đến nơi tiêu thụ là “đường ống trên bánh xe” nhưng phải treo cờ Mỹ thì may ra, nếu không sẽ bị tấn công…IS ăn cướp bán lậu cho Thổ Nhĩ Kỳ cũng bằng phương thức vận chuyển này đã bị Nga cắt đứt như thế nào…
Rõ ràng, chẳng có nhà đầu tư nào của Mỹ ham rẻ lại lao vào đầu tư sản xuất dầu tại Syria mà bán buôn mong manh dễ đổ vỡ kiểu đó…
3, Trữ lượng suy giảm, bỏ bê cơ sở hạ tầng và các biện pháp trừng phạt khiến cho ngay cả các nhà hoạch định chính phủ Syria cũng không tìm đến thương mại dầu để tái thiết tài chính. Các cuộc tranh luận ở Syria ngày nay về tái thiết không xoay quanh cách khởi động lại sản xuất dầu, hoặc làm thế nào doanh thu từ dầu có thể tài trợ cho chi tiêu sau xung đột.
Rõ ràng, Mỹ muốn “trả thù” chính quyền Assad, gây khó khăn cho Syria sau chiến tranh bằng “giữ dầu” là không có sức nặng mấy…  
Từ 3 kết luận rõ ràng trên thì chẳng lẽ chính quyền Mỹ đặc biệt là Tổng thống Mỹ xuất thân từ doanh nhân lại không hiểu? Hiểu, nhưng hành động này, tuyên bố này của Nhà Trắng và Lầu Năm Góc, do đó, chỉ là để giữ thể diện sau hậu quả đau đớn của việc rút quân khỏi Bắc Syria.
Phần 2: SYRIA - "CHIẾC VALI KHÔNG CÓ TAY CẦM" CỦA MỸ
Quả thật, nếu đúng như tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump, rằng, Mỹ đã ở Syria quá lâu và cuộc chiến không có mục tiêu (phía sau đường chân trời) thì Syria với Mỹ giống như một “chiếc vali không có tay cầm” là không sai một chút nào hết…
Quyết định rút quân Mỹ khỏi Bắc Syria là “đúng đắn” (tuyên bố của ngoại trưởng Mỹ Pompeo 15/11), tuy nhiên, chưa đủ. Đúng đắn và đầy đủ (trọn vẹn) là Mỹ phải rút hết quân Mỹ không chỉ tại Bắc Syria mà luôn cả Đông Bắc Syria thay vì kéo quân sang đó để “giữ dầu”…­­­
Tại sao như vậy? 
1, Đông Bắc Syria – khu vực lành ít, dữ nhiều, với Mỹ
Đồng minh thân cận của Mỹ trong SDF là người Kurd có lực lượng vũ trang nòng cốt, mạnh là YPG. Người Kurd đã đang than rằng “bạn với người Kurd chỉ là những ngọn núi cao…” nhưng vùng Đông Bắc Syria không có núi mà chủ yếu là sa mạc. Cho nên, khi bị quân Thổ truy đuổi sang đây thì đây không phải là một vùng đất hợp thổ nhưỡng với người Kurd mà đây là vùng đất chủ yếu do người các bộ lạc Ả rập sinh sống.
Mặt khác, việc bị quân Thổ Nhĩ Kỳ truy diệt người Kurd là do “Mỹ phản bội”, vì thế ở ĐB Syria, người Kurd và YPG đã giảm sức mạnh và đặc biệt cạn lòng tin với Mỹ, cho nên, bảo vệ Mỹ an toàn như ngày nào tại vùng Bắc Syria là chấm hết.
Người Kurd phải rời khỏi vùng Bắc Syria nơi những ngọn núi thân quen hàng thế kỷ nay sinh sống, tồn tại là vì phải ở lại một mình với Thổ Nhĩ Kỳ. Do đó, logic là người Kurd phải quay lại với Damascus, cùng chung mục tiêu “chống xâm lược” đuổi Thổ Nhĩ Kỳ ra khỏi Bắc Syria để họ có cơ may trở lại nơi chôn rau cắt rốn của mình trong một Syria “thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ”...
Người Kurd trước đây, do có người chống lưng là Mỹ và Israel với lời hứa sẽ tạo ra vùng ly khai, độc lập…cho nên, người Kurd coi như mình là chủ nhân trong các vùng đất mà họ mở rộng chiếm được từ tay IS. Tại đây, người Kurd đàn áp các bộ lạc Ả rập, thực hiện một chế độ cai trị hà khắc, dẫn đến mâu thuẫn giữa các bộ lạc Ả rập và người Kurd là không dung hòa…
Các bộ lạc Ả rập có rất nhiều nhánh và như ông Assad đã trả lời phỏng vấn với RT là họ rất ủng hộ chính phủ và căm ghét Mỹ. Tất nhiên thôi, họ sống ở vùng sa mạc miền Trung Syria, nơi có các mỏ dầu…nay bổng dưng bị người Kurd, Mỹ chiếm đóng, “giữ dầu” thì không căm thù mới chuyện lạ.
Như vậy, Mỹ rút quân về vùng ĐB Syria là vùng mà quân Mỹ luôn ở trong một môi trường hoàn toàn thù địch: Người dân căm ghét; mâu thuẫn đối kháng giữa người Kurd và các bộ lạc Ả rập dâng cao; lực lượng IS tồn tại theo cách “đêm là IS để tấn công vào Mỹ, ngày là dân bộ lạc Ả rập”; và cuối cùng là lực lượng đặc biệt của chính quyền Damascus luôn xác nhận Mỹ là kẻ thù xâm lược…
2, Mỹ đối đầu với một kẻ thù không rõ lai lịch…
Thực tế là không cần mạnh như quân đội Iran mà chỉ cần quân đội Syria (SAA) thì giải quyết vài trăm quân Mỹ ở ĐB Syria là dễ như trở bàn tay. Có điều người ta ngán ngại ở đây là sau lưng 800 quân Mỹ là nước Mỹ, cho nên, không quốc gia nào muốn đối đầu trực tiếp với Mỹ.
Tuy nhiên, điều này không tránh khỏi khi quân Mỹ bị tấn công bởi một lực lượng không rõ lai lịch (hoặc công khai như IS) bằng tập kích bởi UAV, tên lửa tự chế hay đặt mìn vào tuyến tiếp tế, hành quân…mà từ trước tới nay, tại ĐB Syria, quân đội Mỹ không phải là chưa bị tấn công.
Tại Khmeimim – căn cứ không quân Nga xảy ra rất nhiều vụ tập kích bằng UAV, tên lửa, nhưng dù biết là có sự tiếp tay của Thổ Nhĩ Kỳ, của Mỹ nhưng Nga phải chấp nhận gồng mình chống trả “cánh tay của họ” là quân khủng bố tại Idlib. Và, đến lượt Mỹ cũng không thể tránh khỏi cái mưu lược mà họ dành cho Nga…
Bất chấp tuyên bố của Tổng thống Mỹ về chiến thắng trước IS, vẫn còn nhiều tế bào “đang ngủ” của tổ chức này ở các tỉnh phía Đông Syria, bất cứ lúc nào cũng có thể biến thành một nhóm lớn những kẻ khủng bố có số lượng từ vài trăm đến vài nghìn người Hồi giáo tấn công công khai vào quân Mỹ…
Nhưng, nguy hiểm hơn là các lực lượng không rõ “lai lịch” khác mà Mỹ thừa biết là “cánh tay” của Nga, của SAA, của Iran…họ sử dụng vũ khí hiện đại và chiến thuật bài bản để khiến quân Mỹ tại các căn cứ ăn không ngon, ngủ không yên…
Trong khi đó, với căn cứ Nga, trên mặt đất, vòng ngoài cùng được khu dân cư (ủng hộ chính phủ, mến Nga) bảo vệ, vòng trong được các lực lượng mặt đất trung thành của SAA bảo vệ và sau đó vòng trong cùng mới là Cảnh sát quân sự Nga, lính đặc nhiệm Nga bảo vệ.
Trên vùng trời thì Nga có một hệ thống phòng không các loại mà thực tế kinh qua hàng chục cuộc tập kích của phiến quân từ Idlib với hình thức đơn lẻ có, bầy đàn có… nhưng đều bị ngăn chặn với hiệu suất đạt 100%.
Còn các căn cứ Mỹ tại ĐB Syria? Như đã nói là quân Mỹ ở đó trong một môi trường thù địch đặc quánh, cho nên, chỉ có quân Mỹ tuần tra, bảo vệ trong một hành lang vừa phải. Điều này cho phép kẻ địch tiếp cận được mục tiêu trong một khoảng cách gần mà không bị phát hiện.
Nguy hiểm hơn là hệ thống phòng không bảo vệ căn cứ của Mỹ không có khả năng để ngăn chặn các đòn tấn công của UAV, tên lửa rẻ…bởi lối đánh bầy đàn, cấp tập như của Nga.
Ngay tại Israel, hệ thống phòng không cấp quốc gia được cho là hiện đại gấp mấy lần căn cứ Mỹ có, nhưng đã phải nai lưng ra chịu đòn bởi đòn tấn công bầy đàn, cấp tập của tên lửa rẻ tiền. Rồi, cũng hệ thống phòng không của Mỹ trang bị cho Saudi cũng bị UAV “vài chục ngàn dollar” qua mặt…
Vậy, các căn cứ của Mỹ tại ĐB Syria rất dễ bị tổn thương như thế, thử hỏi Lầu Năm Góc có yên tâm không hay chỉ là “đem con bỏ chợ”? Thật ra nó chưa bị đe dọa, tấn công, là chưa ai đặt ra nhiệm vụ đó, nhưng khi đã có quyết định như vậy đưa ra thì các căn cứ Mỹ sẽ trở thành những “nồi hầm” không tránh khỏi.
Có lẽ việc đề xuất đưa quân Mỹ về ĐB Syria để “giữ dầu” như tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump là vô nghĩa, cho nên, các cố vấn thân cận tham mưu cho ông Trump đã vội đổ vấy cho nhau về chiến lược "giữ dầu” của Mỹ tại Syria giữa Tổng tham mưu trưởng liên quân Mỹ, Milley, và cựu phó Tổng TMT liên quân là Giám đốc Viện nghiên cứu chiến tranh, tướng Jack Keane với TNS Graham.
Theo NYT, tướng Keane nói rằng, Milley đã thuyết phục Tổng thống Trump đưa quân sang ĐB Syria để “giữ dầu”, nhưng sau đó NYT lại nói tướng Milley có nhiều kế hoạch khác. Trong khi đó tờ NBC thì nói chính tướng Jack Keane và TNS Graham đã thuyết phục Tổgg thống Trump đưa ra quyết định này…
Rõ rồi, không ai chịu trách nhiệm cho sự “cố vấn” của mình nên đưa đẩy nhau thôi và có vẻ như họ đã nhìn thấy kết quả…hẩm hiu.
Việc Mỹ rút khỏi Syria là không thể tránh khỏi. Vấn đề là, nếu tiến hành tự nguyện (có kế hoạ­­­­­ch) thì sẽ chịu tổn thất tối thiểu về uy tín, vật chất và con người, nhưng nếu như bị “ép buộc” bởi áp lực của các đội hình vũ trang bất thường…thì trong trường hợp này, nó sẽ được coi là một thất bại quân sự đáng xấu hổ với những tổn thất đáng kể về nhân sự, thiết bị và tài nguyên.

Thứ Hai, 21 tháng 10, 2019

Trump là “đặc vụ của Moscow”(!?)



Sự thay đổi chóng mặt ở Syria có lợi cho Nga và Damascus đến mức khó tin và nghi ngờ…
Quyết định rút quân Mỹ ra khỏi Đông Bắc Syria của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã kéo theo một loạt sự thay đổi tình hình trên chiến trường Syria chóng mặt có lợi cho Nga-Syria và Iran khiến cho các thành phần chống Trump la ó, đổ lỗi cho Trump đã gây ra thảm cảnh này…
Nhưng, liệu có đúng như vậy không?


Chính sách Trung Đông sai lầm…
Với một tweet được phát hành vào rạng sáng ngày 13 tháng 10, Tổng thống Mỹ Donald Trump có lẽ đã đưa ra một trong những tuyên bố trung thực nhất về sự nghiệp chính trị gây tranh cãi của mình:
“Một số người đã đưa chúng ta vào Quicksand (cát lầy) Trung Đông, 8 nghìn tỷ dollar và nhiều ngàn sinh mạng (và hàng triệu mạng sống khi bạn đếm phía bên kia), hiện đang chiến đấu để giữ chúng ta ở đó. Đừng nghe những người không có đầu mối. Họ đã được chứng minh là không thành công!”
Hiểu cụ thể là Trump đã “chốt hạ”: (1) những người quyết định chính sách của Hoa Kỳ trong khu vực không biết Trung Đông là gì và họ đang làm gì, cuối cùng, họ đã tỏ ra thiếu năng lực; (2) Hoa Kỳ vào khu vực cát lầy Trung Đông lãng phí hơn 8 nghìn tỷ dollar và hàng nghìn mạng binh sỹ Mỹ gây ra tội lỗi làm chết hàng triệu sinh mạng khác.
Chỉ bằng 51 từ, dòng tweet đại diện cho một trong những bản cáo trạng quan trọng nhất mà một tổng thống Mỹ từng ban hành chống lại chính sách đối ngoại mà chính đất nước ông đã theo đuổi ở Trung Đông trong nhiều thập kỷ.
Trump đã công khai sự thật không thể tin được về chính sách của Hoa Kỳ ở Trung Đông mà một số thành viên của lưỡng đảng Hoa Kỳ đã hiểu nhưng ngần ngại công khai, trong khi những người khác, vẫn là đại đa số, vẫn lờ đi hoặc tệ hơn , thậm chí không thể hiểu, và, có lẽ, sẽ không bao giờ.
Có thể nói, đây là sự giải thích đầy đủ, tốt nhất cho những ai phản đối gay gắt quyết định của Trump.
Thực tế, sự bất lực của Mỹ không chỉ giới hạn ở Trung Đông. Nhìn vào giai đoạn toàn cầu, chính sách của Washington thực sự tạo ra chính xác những gì mà tất cả các chuyên gia địa chính trị Anh – Mỹ vĩ đại nhất của thế kỷ 20 trong nhiều thập kỷ đã không làm: sự ra đời của một khối các nước Á-Âu thù địch với Hoa Kỳ.
Trên thực tế, rất khó để tìm một lời giải thích hợp lý về lý do tại sao Hoa Kỳ quyết định tham gia đối đầu với Nga, Trung Quốc, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cùng một lúc, trong khi các yêu cầu cơ bản của địa chính trị - những điều mà bất kỳ sinh viên năm nhất nào khoa quan hệ quốc tế, cũng hiểu không nên làm như vậy.
Một cường quốc hàng đầu thế giới “làm những điều mình nói” thì đơn giản, nhưng mà dám “nói ra những điều mình làm” mới thể hiện bản lĩnh, uy tín và quyền lực phi thường của mình. Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã dám nói và thậm chí phê phán những sai lầm mình đã làm. Và, do đó, cho nên, Hoa Kỳ vẫn đang là một cường quốc đứng đầu thế giới mà đừng ai nghi ngờ về điều đó.
Không thể không rút quân!
Sự hiện diện quân đội Mỹ tại Đông Bắc Syria nằm trong một mệnh đề lý lẽ như thế này: “Giữ được khu vực, bảo vệ được người Kurd mà không chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ”. Trong logic học thì ta coi đây là một “tiền đề mâu thuẫn” nên sẽ không có lý lẽ.
Lý lẽ của nó là Mỹ ở đó, bảo vệ được người Kurd thì (bắt buộc) phải chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng vì chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ là điều không thể và được ưu tiên hơn cho nên “rút quân, không bảo vệ được người Kurd” là logic của lý lẽ.
Mỹ chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ, được Nga, Iran chống lưng, với lực lượng mặt đất ít ỏi chừng 1000 quân?
Mỹ chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ trong khi căn cứ quân sự, máy bay, bom hạt nhân đang ở trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ?
Mỹ chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ để làm tan rã NATO, điều mà trước đây Liên Xô không làm được?
Và, chiến đấu của Mỹ, tất cả, là chỉ để bảo vệ người Kurd đã hết giá trị sử dụng trong chiến dịch chống ISIS và ở lại vùng cát lầy Trung Đông không mục tiêu?
Tất nhiên là không, Mỹ không muốn, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại muốn nếu như Mỹ ở lại đó cản trở Thổ Nhĩ Kỳ tiêu diệt người Kurd mà họ xác định là quân khủng bố.
Đến đây không cần là một nhà quân sự chính trị tài ba, ai cũng cho rằng, rút quân, hy sinh người Kurd đề giữ mối quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ là con đường duy nhất đúng. Và rõ ràng Trump đã quyết định đúng vì Trump là Tổng thống Mỹ.
Chỉ có điều, thật không may cho Mỹ là Nga, như một con cọp đói đã biết đường đi của con nai vàng, đang kiên nhẫn phục, rình sẵn…
Diễn biến tình hình Syria diễn ra với một sự thay đổi đến chóng mặt rất có lợi cho Nga và Damascus đã khiến cho ai đó coi quyết định của Trump là nguyên nhân chính, chủ yếu gây ra thảm họa, nhưng thực tế là không phải. Đây là cả một quá trình cài thế, tạo thế và khi cờ đã vào thế thì đó là quyết định đúng mà không thể khác.
Khi người ta không tin vào mắt mình những thay đổi chóng mặt trên chiến trường Syria có lợi cho Nga và Syria thì đây là cách giải thích đúng tầm cỡ nhất: Trump là “đặc vụ của Moscow”.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump luôn đúng, chư hầu luôn sai!



Thổ Nhĩ Kỳ đạt được lợi ích với người Nga lớn hơn trong thỏa thuận với Mỹ cho nên “USA must go” là điều Nga muốn đã được Thổ Nhĩ Kỳ thực thi.
Lợi ích quốc gia là trên hết! Đây lả nguyên tắc bất di bất dịch của bất kỳ lãnh đạo quốc gia nào cũng tụng niệm điều này, đúng không! Vậy, “nước Mỹ đầu tiên” hay “nước Mỹ trên hết”, thì tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hành động của Tổng thống Mỹ Donald Trump có gì là sai…
Vì thế, bất kỳ quốc gia nào là bạn, đồng minh hay gì gì với Mỹ đừng có oán trách, kêu la với Mỹ điều đó, nghĩa là, khi cần thiết, sự chọn lựa sẽ là: “nước Mỹ đầu tiên”. Tại sao Mỹ phải hy sinh lợi ích của mình vì chư hầu? Chư hầu sinh ra hay Mỹ tạo ra nó để làm gì nếu như không phải là chỉ phục vụ lợi ích Mỹ?
Đành rằng, tất nhiên, hành động đó sẽ kéo theo “phản ứng phụ”, đó là Mỹ mang tiếng xấu bỏ rơi, phản bội đồng minh khiến cho rồi đây sẽ không ai tin cậy, làm bạn với Mỹ, như trong trường hợp Mỹ bỏ rơi Kurd, trong khi Nga lại được nâng cao vị thế vì trung thành với bạn bè trước sau như một….
Thế nhưng, Hey! Người Kurd Syria, Ukraine và người Ba Lan…và thậm chí cả châu Âu, NATO, đừng than thân trách phận, vô ích, nước Mỹ vẫn là trên hết. OK!
Nạn nhân người Kurd Syria
Tư lệnh lực lượng YPG Mazloum Abdi tuyên bố tại Mỹ rằng:
Tôi cần biết liệu bạn có thể bảo vệ người của tôi và ngăn chặn vụ đánh bom hay không. Tôi cần biết điều này bởi vì nếu bạn không thể làm điều này, tôi sẽ cần ký kết thỏa thuận với Nga và chế độ để mời hàng không của họ bảo vệ khu vực này”.
Xin lỗi ngài Mazloum Abdi, đừng đặt từ “nếu” vào đây mà hãy đặt vị trí của người Kurd với quốc gia Thổ Nhĩ Kỳ - Đồng minh NATO của Mỹ. SDF – người Kurd Syria, được mấy xu so với Thổ Nhĩ Kỳ?
Kurd Syria và Thổ Nhĩ Kỳ ai chả là đồng minh. Người Kurd với Mỹ chỉ là đồng mình chiến thuật, đồng minh tình huống mà không phải đồng minh chiến lược như Thổ Nhĩ Kỳ; vị trí chiến lược mà người Kurd trấn giữ vùng Đông Bắc Syria so với vị trí của Thổ Nhĩ Kỳ, nơi nào quan trọng hơn?...
Khi Thổ Nhĩ Kỳ đã hết kiên nhẫn, bất chấp quân Mỹ còn ở đó – vùng Đông Bắc Syria, hay không, vẫn quyết chiến thì sự lựa chọn logic của bất kỳ tổng thống Mỹ nào là: không chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ, rút quân, chấp nhận bỏ rơi người Kurd.
Liệu còn cách giải quyết nào khác? Chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ bằng cách dùng không quân cất cánh tại căn cứ không quân Incirlik – Thổ Nhĩ Kỳ, để tấn công quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại Đông Bắc Syria(!?). Điên!
Rốt cuộc, tất cả mọi phản đối, chỉ chỉ trích quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ là an ủi người Kurd và vớt vát thể diện cho người Mỹ mà thôi. Đừng tin những lời, những hành động như “trừng phạt kinh tế” mà Trump đã ban hành và Quốc hội Mỹ đe sẽ mạnh hơn…Có giỏi thì Mỹ hãy chơi “sát ván”, nghiêm ngặt với Thổ Nhĩ Kỳ như Iran hay Nga đi!
Ba Lan: Có tật giật mình…
Quyết định của Tổng thống Mỹ Donald Trump “bật đèn xanh” cho Thổ Nhĩ Kỳ mở màn chiến dịch quân sự ở miền Bắc Syria “bỗng dưng” rất thú vị là đã gây ra một phản ứng dữ dội ở Ba Lan… 
Các phương tiện truyền thông Ba Lan, các nhà báo, chính trị gia bắt đầu viết râm ran về sự phản bội của người Kurd và rằng Trump đã “đâm sau lưng họ”, lo ngại rằng Washington có thể làm điều tương tự với Warsaw nếu cảm thấy Ba Lan đột nhiên không đáp ứng lợi ích quốc gia Mỹ. (Đúng quá đi còn gì…)
Rằng là, “Trump đã phản bội người Kurd. Không gì có thể ngăn anh ta bán Ba Lan cho Moscow”; rằng, “sự phản bội của Mỹ khiến chúng ta phải suy nghĩ về nền tảng của an ninh. Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga yêu cầu một hành lang an ninh qua Ba Lan?
Điều thú vị nữa là khi Trump tweet: “nước Mỹ cách người Kurd Syria 7000 km, nên hãy để họ tự chiến đấu, giải quyết với nhau…Mỹ chỉ chiến đấu và chiến thắng khi chỉ khi Mỹ có lợi ích…” lập tức người Ba Lan liên hệ rất mật thiết, rằng, Mỹ cũng cách Ba Lan 7000 km thì Mỹ cũng sẽ “để cho ba Lan tự chiến đấu nếu như Nga tấn công”…
Tại sao người Ba Lan lại hốt lên như vậy?
Đơn giản là hơn ai hết, người Ba Lan đã nếm mùi cay đắng sự phản bội của đồng minh trong thế chiến thứ 2.
Đơn giản là bắt đầu từ năm 1989, giới cầm quyền Ba Lan thực sự từ bỏ mọi chủ quyền trên trường quốc tế và trong lĩnh vực quốc phòng, biến đất nước của họ thành một công cụ của chính sách đối ngoại của Mỹ.
Vì thế, Ba Lan có khác gì người Kurd. Mỹ sẽ đánh Nga bằng người Ba Lan cuối cùng chứ Ba Lan không thể đánh Nga bằng người Mỹ cuối cùng, đây là quy luật muôn đời của mối quan hệ “chủ - tớ”…cho nên, không lo lắng, hốt hoảng khi liên hệ đến phận của mình mới là chuyện lạ.
Ukraine cay đắng bởi cái bắt tay của Erdogan…
Trong hội nghị quốc tế ở Istanbul, Erdogan bắt tay với các đại biểu của Duma Quốc gia từ Crimea. Nó có vẻ là một nhỏ nhặt, chỉ là cái bắt tay thôi mà, nhưng, Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận tình trạng Crimea của Nga, tương ứng, không công nhận các đại biểu được bầu từ đó, vậy mà…cái lớn là ở chỗ đó…
Nếu như trước đây thì Ukraine sẽ làm ầm ĩ, cứng rắn, làm to chuyện này, nhưng bây giờ, Bộ NG Ukraine chỉ giải thích hộ cho Erdogan là ông ấy không biết họ là ai(!?) Điều gì khiến cho Ukraine mềm, yếu đuối, tự an ủi mình như vậy?
Đơn giản là từ chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình” ở Syria.
Thổ Nhĩ Kỳ là một người chơi khu vực tích cực ở Trung Đông. Trong hơn 100 năm qua, đã nhiều lần thay đổi đồng minh và đối thủ, nhưng Ankara chưa bao giờ từ bỏ tham vọng của mình… 
Trong lịch sử, kinh tế, chính trị, tinh thần, Trung Đông đối với Thổ Nhĩ Kỳ có những mục tiêu đề ra quan trọng hơn một trăm Crimea với hàng tá Ukraine. Vì thế, nếu Erdogan đồng ý với Nga về những điểm chính của một khu định cư Syria và sau một hoạt động hất cẳng người Mỹ khỏi Bắc Syria (chỉ mù mới không thể thấy điều này), thì các bên sẽ tìm thấy một ngôn ngữ chung về vấn đề Crimea.
Quả thật không ai “mẫn cảm” hơn Ukraine về việc Mỹ bỏ rơi người Kurd, cái lo lắng về cách cư xử của Mỹ chưa dịu đi thì Thổ Nhĩ Kỳ, đã cho thấy “khúc dạo đầu” của chân lý bất hũ của phương Tây: “Trên thế giới không có kẻ thù hay bạn bè vĩnh viễn mà chỉ có lợi ích quốc gia vĩnh viễn”.
Hãy chọn bạn mà chơi. Độc lập, chủ quyền, có nó, bảo vệ nó, phải bằng máu của mình, trông chờ người khác là không thể, viễn vong là ảo tưởng.
Trump rút quân vì lợi ích nước Mỹ, đương nhiên, ở góc nhìn quân sự thì hành động rút quân này sẽ có nhiều vấn đề không đơn giản mà đối thủ của Mỹ là Nga-Thổ Nhĩ Kỳ… không thể xoa tay và mừng vội. Ông chủ nước Mỹ, Trump đã nói: “Hãy để cho 2 đứa trẻ đánh nhau một lúc, chúng ta sẽ can nó sau”.

Kiệt tác Trung Đông của Nga!



Người Nga đã trở lại Trung Đông trong một vị thế mà ngay cả thời Liên Xô cũng không thể có được…
Đúng ra, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc thì với vị thế là Bá chủ thế giới, Hoa Kỳ có thể cai trị thế giới trong một môi trường hòa bình, Hoa Kỳ có thừa khả năng để dẹp bất kỳ sự xung đột nào với tư cách là một “cảnh sát thế giới”, nhưng không, Mỹ có chính sách cai trị khác…
Nếu như chính sách đối ngoại của Mỹ là gây ra sự “hỗn loạn nhưng có điều khiển” tức là gây ra những mâu thuẫn, xung đột…trong khu vực nhưng  nằm dưới sự điều khiển, trong tầm kiểm soát của Mỹ, thì Nga lại khác, Nga lại tìm cách giải quyết sự hỗn loạn (những mâu thuẫn và xung đột) đó bằng hòa giải, hòa bình…
Do vậy, nếu nói chính sách đối ngoại của Nga đối đầu với Mỹ là không chính xác mà tư tưởng, mục tiêu là đối phó, xử lý hậu quả của Mỹ thì đúng hơn. Suy cho cùng, không có hỗn loạn, xung đột thì không có hòa giải và biện pháp hòa bình.
Khi thế giới đơn cực, khi Mỹ là cường quốc số 1 thì chính sách của Nga không có hiệu lực mặc dù có tính nhân văn bao nhiêu, nó đúng như Putin đã từng cay đắng “không ai nghe Nga nói”.
Vì thế, chính sách của Nga phát huy tác dụng khi chỉ khi Mỹ suy giảm quyền lực, mất quyền điều khiển, kiểm soát và Nga trở thành một thế lực thách thức với Mỹ, lúc đó, “hãy nghe Nga nói ngay!”…
Syria – cờ đã vào thế không thể đảo ngược!
Không chỉ tại sân chơi lớn Trung Đông mà ngay tại Syria, Nga vẫn là người chơi đặc biệt, duy nhất có thể chơi được với tất cả các bên, do vậy, nước đi đầu tiên là Nga đã thực hiện đối sách “hòa bình cưỡng bức” đối với các phe phái được tài trợ bởi nước ngoài để tạo ra các khu “giảm leo thang”.
Từ các khu “giảm leo thang” Nga “cưỡng bức” tiếp từ Homs đến Ghoutu đến Daraa…để gom lại vào khu cuối cùng là Idlib bằng các “thỏa thuận của Lavrov” sau khi phiến quân đã “ngán làm việc với Shoigu”.
Kết quả bản đồ tình hình Syria đã chốt lại 3 khu vực của 3 lực lượng của 3 người chơi chính: Nga (SAA, Iran) với 78% lãnh thổ; Mỹ (SDF) 28% lãnh thổ gồm phía Đông Bắc Syria và Đông Euphrates; và Thổ Nhĩ Kỳ (SNA) tại Idlib, Afrin.
Để thực hiện cam kết với chính quyền Assad là chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Syria, mục tiêu chủ yếu của Nga là phải hất cẳng quân Mỹ ra khỏi Syria nói chung và Đông Bắc Syria nói riêng.
Bằng một loạt kế sách tinh tế, khôn khéo và kiên nhẫn, dài hơi, Nga đã khai thác triệt để mâu thuẫn Thổ Nhĩ Kỳ - Mỹ; Thổ Nhĩ Kỳ - SDF (người Kurd Syria) và cuối cùng, rất thú vị là chính quân đội Thổ Nhĩ Kỳ - đồng minh NATO của Mỹ đã hất cẳng Mỹ ra khỏi Đông Bắc Syria.
Có thể nói, “áp lực nước” Thổ Nhĩ Kỳ để quét trôi người Kurd là rất mạnh nhưng đã bị “con đập chắn” Mỹ ngăn chặn mà chỉ cần một vết nứt nhỏ của con đê là lập tức con đập sẽ bị vỡ toang…
Khi Erdogan đã không còn đủ kiên nhẫn với người Kurd kiên quyết mở chiến dịch “Mùa xuân Hòa bình” với tuyên bố “Mỹ ở đó hay rút đi đã không còn quan trọng” thì Trump buộc phải lựa chọn, đó chính là vết nứt gãy để làm vỡ con đập…như chúng ta đã chứng kiến…
Một câu hỏi rất thú vị là: Ai là người chơi chính để tạo ra vết nứt gãy? Ngoại trưởng Nga Lavrov đã công khai, cụ thể ra là lợi ích mà Thổ Nhĩ Kỳ có được trong thỏa thuận với Nga lớn hơn nhiều so với thỏa thuận họ có với Mỹ, cho nên “vết nứt gãy” nhất định sẽ xuất hiện…thế thôi.
Các phe phái, thế lực chống Trump trong nước và EU chỉ trích mạnh mẽ quyết định rút quân của Trump rằng là phản bội đồng minh Kurd, rằng làm lợi cho Nga và Damascus…nhưng nếu họ là Trump thì họ sẽ làm gì để giữ vị trí, bảo vệ được người Kurd mà không phải chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ?
Không, bất kỳ là ai cũng không giải quyết được lý lẽ mà tiền đề mâu thuẫn này. Trong khi Thổ Nhĩ Kỳ kiên quyết tấn công người Kurd thì Mỹ chỉ có thể hoặc chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ để bảo vệ người Kurd hoặc không chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ thì phải bỏ rơi người Kurd.
Có ai trong chính quyền Mỹ muốn chiến đấu với Thổ Nhĩ Kỳ, tức sử dụng không quân Mỹ cất cánh tại căn cứ Incrinlic trong lãnh thổ của Thổ Nhĩ Kỳ để tấn công hủy diệt quân đội Thổ Nhĩ Kỳ tại phía Bắc Syria để bảo vệ người Kurd? Điều vô lý này nó sờ sờ ra trước mắt ai cũng biết.
Cuối cùng, tại Syria, cờ đã vào thế, Trump không thể không rút quân; người Kurd không còn con đường nào khác ngoại thỏa thuận với Damascus; Ankara với sự trung gian của Nga sẽ ngồi nói chuyện phải trái với Damascus…rồi những gì xảy ra tiếp theo đã được biết trước…
Mọi ngã đường đều đến…Putin!
Vào ngày 30/9/2015, Nga chính thức triển khai chính sách đối ngoại của mình bằng “tiếng trống trận” tại Syria-Trung Đông trong tình thế một Trung Đông hỗn loạn bởi chiến tranh, khủng bố, xung đột sắc tộc…
Khi cuộc cờ tại Syria – tâm điểm địa chính trị Trung Đông, đã vào thế không thể đảo ngược thì Tổng thống Nga Vladimir Putin đã “du ngoạn” đến 2 nơi khác: Ả Rập Saudi và Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE).
Mỹ và phương Tây theo dõi chặt chẽ, không muốn và rất lo lắng chuyến du ngoạn này của Putin, tuy nhiên, với giới quan sát địa chính trị thì chuyến đi là sự hoàn thành nốt một “kiệt tác Trung Đông” của người Nga.
Một thực tế hùng hồn là người Trung Đông chỉ tôn trọng sức mạnh thực sự chứ không phải các cuộc chiến trên Twitter của Trump. Ai đã “làm mưa làm gió” bằng sức mạnh quân sự trên chiến trường Syria và Trung Đông vừa qua? Nga chứ không phải Mỹ. Vì thế, việc các đồng minh thân cận của Mỹ đã buộc phải “tôn trọng” Nga là đương nhiên.
Đầu tiên là Qatar. Các nhóm chiến binh được Qatar bảo trợ đứng về phía quân đội Syria và cùng với đó, họ bắt đầu tiêu diệt các proxy của Mỹ.
Dưới hình thức bảo lãnh, Qatar đã nhận được cổ phần của Rosneft, và sau đó là những hành động thực sự của Nga để dỡ bỏ lệnh phong tỏa từ Ả Rập Saudi và các nước Ả Rập cố gắng thực hiện nó với Qatar. 
Tiếp theo là Ả Rập Saudi. Việc Ả Rập Saudi phải chia xẻ lợi nhuận và quyền lực với Nga bằng cách chuyển đổi tập đoàn dầu lửa OPEC thành OPEC+ mà Nga cũng là người chơi chính là thật khó khăn và không dễ dàng với nhà Saudi nhưng không thể khác.
Chỉ Nga mới có thể dàn xếp hòa giải mâu thuẫn căng thẳng Ả Rập Saudi – Iran mà Ả Rập Saudi đang rất mong muốn và cũng chỉ Nga mới có thể kéo Ả Rập Saudi ra khỏi “vũng lầy” Yemen.
Cuối cùng là Thổ Nhĩ Kỳ. Chúng ta không bàn đến Iran vì vốn đã đồng minh với Nga và Damascus mà chỉ quan tâm đến Thổ Nhĩ Kỳ bởi không ai có thể ngờ, Thổ Nhĩ Kỳ chính là một nhân tố mà Nga đặt nhiều hy vọng trong việc hòa bình ổn định Syria…
Có thể nói hiện nay, sự phụ thuộc của Thổ Nhĩ Kỳ vào Nga về quân sự, kinh tế là rất lớn khi Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện chiến lược Trung Đông của mình. Thổ Nhĩ Kỳ đối đầu với Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ làm NATO lung lay, rệu rã…tất cả đều phù hợp với lợi ích Nga.
Chỉ bằng “một phát súng ở Syria” của Shoigu, Lavrov “đã làm được một điều không tưởng”: Qatar, Ả Rập Saudi, UAE, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và cả Israel là những người chơi lớn nhất, giàu có nhất, quyền lực nhất ở Trung Đông đã gần như “đầu quân” với Nga.
Đây là một kiệt tác Trung Đông vĩ đại nhất của Nga mà thời Liên Xô cũng không thể có được. Nga – Putin đã làm được, bởi Nga đã chứng tỏ cho thế giới Ả Rập thấy Nga đang trở lại Trung Đông với một tư thế quân sự và chính trị rất mạnh trong khi uy thế của Mỹ đã giảm sút.

Chủ Nhật, 6 tháng 10, 2019

Ả Rập Saudi xuống thang hay ngả sấp mặt?


Đã đến lúc nhà Saudi bỏ thói quen chỉ ra đòn mà không bị chịu đòn đáp trả.
Chính thức nhà Saudi thông qua Thủ tướng Iraq đề nghị đàm phán trực tiếp với Iran điều mà trước đây chưa từng có trong ý tưởng của Thái tử Mohammed bin Salman (MBS). Hành động xuống thang hay bị đánh sấp mặt rơi xuống thang của Nhà Saudi?
Ba sai lầm nghiêm trọng của nhà Saudi
1, Phải thừa nhận rằng khi Hệ thống petrodollar đang là một công cụ cai trị thế giới tuyệt đối của Mỹ mà không ai dám đụng vào; khi Ả Rập Saudi là con Át chủ bài của Petrodollar được Mỹ hứa bảo vệ cho nhà Saudi ngồi vững chắc trên ngai vàng…thì Hoàng gia Saudi “dưới một người nhưng trên vạn người” thích làm gì từ thời trung cổ…thế giới cũng hổng ai dám nói, trong khi chỉ một chút xíu bất bình đẳng nào đó ở một quốc gia nghèo khó nào đó là “những nhà dân chủ, nhân quyền” lao vào như kền kền thấy xác chết.
Thế nhưng cái Petrodollar nó đã không còn thiêng, các cường quốc đã đang loại bỏ nó, mua dầu không cần phải dùng dollar…vì chính thức Mỹ đã suy giảm quyền lực thế giới, mất ưu thế quân sự toàn cầu và đặc biệt huyền thoại “bất khả xâm phạm” cũng bị sụp đổ thì cũng qua rồi thời “dưới một người, trên vạn người” của nhà Saudi.
Đáng tiếc là nhà Saudi đứng đầu là MBS cố chấp không chịu hiểu để có chính sách đối ngoại, đối nội phù hợp với trật tự quyền lực thế giới đa cực. Mỹ - người bảo kê mạnh nhất mà cũng bị ăn đòn đáp trả thì “cậu ấm” Ả Rập Saudi chưa đủ tuổi để “nói gì làm nấy”.
2, Quá tin tưởng và hoang tưởng đánh giá sai sức mạnh của quân đội Hoàng gia Ả Rập Saudi.
3, Quá tin tưởng vào sự bảo vệ của Mỹ và vũ khí Mỹ.
Sai lầm thì phải tổn thất…
Sai lầm như là căn bệnh ung thư mà khi nó đã phát tiết thì kéo theo hậu quả không thể tránh khỏi… Ba sai lầm tầm chiến lược về nhận thức “biết địch, biết ta” của MBS đã khiến cho Ả Rập Saudi nhận được những hậu quả đắng chát tương xứng…
Cậy mình là con át chủ bài của hệ thống petrodollar; cậy mình có nhiều tiền…Ả Rập Saudi không yên phận, đã lao sâu vào “trò chơi địa chính trị” –  “trò chơi” chỉ dành cho những kẻ có sức mạnh, bằng một chính sách đối ngoại hung hăng, hiếu chiến…
Năm 2011, hòa chung khí thế “Assad must go” trong đám cháy ngùn ngụt tại Syria bởi do Mỹ, phương Tây và các quốc gia vùng Vịnh mà Ả Rập Saudi không thể thiếu, họ thò bàn tay đầy tiền dollar để cấp, nuôi dưỡng cho cái gọi là lực lượng nổi dậy lật đổ chính quyền Assad – Syria…
Tham vọng không chỉ dừng lại ở đó, vào tháng 3/2015, Ả Rập Saudi chủ mưu, đứng đầu 10 quốc gia vùng Vịnh tấn công vào Yemen với ý đồ là biến Yemen thành thuộc địa kiểu mới của nhà Saudi…
Phải công nhận trong số các quốc gia giàu có nhờ múc dầu lên bán, vũ khí trang bị hiện đại tiến tiến nhờ mua của Mỹ ở vùng Vịnh thì Ả Rập Saudi là quốc gia có những tuyên bố, hành động hung hăng, hiếu chiến nhất…
Tháng 9/2015, Nga can thiệp quân sự tại Syria trực tiếp thách thức Mỹ tại Trung Đông khiến cho hàng loạt “đội quân ủy nhiệm” bị đánh tan tác trong đó có đám của nhà Saudi.
Logic của trò chơi là khi (ở Syria) ngay cả Mỹ-NATO còn không dám động đến Nga để cứu “con đẻ, con hoang” của mình thì Nhà Saudi chưa đủ tuổi cũng phải “ngồi nhìn” mà thôi. Ả Rập Saudi cũng chỉ như đám kền kền  trước cái xác sắp chết Syria chứ có gì khác.
Nhiều người sẽ cho rằng, nói như vậy là coi thường Ả Rập Saudi. Một quốc gia giàu mạnh…thì mới đây, 2 đòn tấn công nhằm vào Ả Rập Saudi của lực lượng Houthi – Yemen như 2 quả đấm mạnh khiến cho lớp mặt nạ sức mạnh bong tróc từng mảng…
Đòn đầu tiên vào ngày 14/9 chứng minh toàn bộ các trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của Ả Rập Saudi thuộc ngân hàng các mục tiêu của “quân giải phóng Yemen” không được bảo vệ và không thể bảo vệ trước UAV và tên lửa hành trình vì hệ thống PK vô dụng và sự kết hợp tinh tế giữa chiến thuật và công nghệ của Houthi – Iran.
Đương nhiên, liên minh Mỹ - Ả Rập Saudi nhận thức được điều này và việc di chuyển Sở chỉ huy trung tâm Không quân đầu não tại Trung Đông của Mỹ ở Qatar về chính quốc để tránh UAV và tên lửa hành trình của Iran-Yemen chứng minh điều đó.
Đòn tiếp theo là từ mặt đất giáng ngay vào lãnh thổ Ả Rập Saudi. Đây là một trận đánh rất tinh tế khiến cho nhiều chuyên gia quân sự Mỹ-PT và nhà Saudi hết coi thường lực lượng “chân đất” Houthi.
Chúng ta sẽ phân tích kỹ khía cạnh quân sự trong đòn đánh này sau, nhưng chỉ biết rằng, chỉ trong 72 giờ, 3 Lữ đoàn trang bị cả xe tăng, thiết giáp tại thị trấn Najran của Ả Rập Saudi bị xoa sổ…đã thể hiện khả năng thực hiện đòn cấp chiến dịch của lực lượng Houthi…
Cuộc chiến bị che đậy giữa Ả Rập Saudi và Yemen được bùng phát bởi 2 đòn tấn công đã khiến giới quân sự thế giới phải nhớ lại bài học Việt Nam và có tư duy mới về tác chiến trong bối cảnh vũ khí công nghệ cao và không gian mạng được phổ cập, toàn cầu hóa…
Thật đáng tiếc, ngân sách quốc phòng đứng thứ 3 thế giới, sau Mỹ và Trung Quốc, không có nghĩa là mạnh thứ 3 thế giới. Nhà Saudi có thể có tiền để mua vũ khí nhiều hơn cả Mỹ, thuê lính đánh thuê đông gấp đôi quân đội Trung Quốc, nhưng ý chí, con tim người lính –  thứ quyết định thành bại cuộc chiến thì bằng tiền không thể mua được
Khởi đầu cấp chiến dịch bằng 2 cú đánh trên không và trên bộ của lực lượng Houthi –Yemen đã khiến cho nhà Saudi “chôn chân, bó tay” và tất nhiên là ngã sấp mặt vào sàn đấu. Thói quen chỉ ra đòn mà không bị chịu đòn đáp trả thì hậu quả là thế thôi.
Đúng như tờ Middle East Eye nhận định: “Ả Rập Saudi tự cứu mình chỉ còn cách phải đàm phán với Iran”. Rút quân khỏi Yemen, bồi thường chiến tranh nếu như không muốn ngai vàng có vấn đề…

Thứ Năm, 3 tháng 10, 2019

Tại sao Mỹ “ngay và luôn” cáo buộc Iran là tác giả đòn đánh ngày 14/9 vào Ả Rập Saudi?


Như đã biết,  sau khi 2 cơ sở chế biến xuất khẩu dầu của Ả Rập Saudi bị máy bay không người lái (UAV) và tên lửa tấn công gây hậu quả nghiêm trọng cho nhà Saudi, đồng thời, qua đó giới nghiên cứu quân sự đã vỡ vạc ra nhiều vấn đề về tư duy quân sự, chiến thuật tác chiến phi đối xứng…
Chúng ta đã từng phân tích tại sao Mỹ và Ả Rập Saudi không chấp nhận thủ phạm là lực lượng Houthis như họ tự nhận; tại sao Ả Rập Saudi là không cáo buộc dứt khoát Iran là thủ phạm…, bây giờ, chúng ta tìm hiểu tại sao Mỹ cáo buộc Iran “ngay và luôn” chỉ ở góc nhìn quân sự.
Giới quân sự Mỹ trố mắt vì ngạc nhiên…
Chính xác hơn cả Tomahawk (!) là điều mà giới quân sự Mỹ-Ả Rập Saudi “mắt chữ O mồm chữ A” sau khi chứng kiến hiện trường của đòn tấn công của UAV và tên lửa hành trình. Họ không hiểu tại sao với khoảng cách xa như vậy, quá khả năng liên lạc, mà UAV và tên lửa Quds-1 lại như trúng đích như đặt…
Tomahawk của Mỹ có thể đạt được độ chính xác tương tự, nhưng nó đòi hỏi trinh sát địa hình rất phức tạp theo sau và các thiết bị điện tử phù hợp với hình ảnh cộng với GPS. Các hình ảnh được lắp ráp trước thời hạn và được lập trình vào bộ nhớ máy tính của Tomahawk. Đường bay được xác định trước và khớp hình ảnh cung cấp hướng dẫn cuối cùng…
Vậy, phải chăng, có bí mật gì đặc biệt trong UAV giá 20.000 USD và Qusd-1 của lực lượng Houthis để tạo ra độ chính xác và tầm tác chiến?
Về tầm tác chiến hay tầm bay của UAV và Quds-1 thì có thể chấp nhận được từ hiện trường khi các bể chứa dầu của Ả Rập Saudi chỉ xuất hiện những lỗ thủng mà không phát nổ, điều này cho thấy tên lửa Quds-1 đã không sử dụng thuốc nổ để giảm trọng lượng nhằm tăng tầm bay.
Tuy nhiên, về độ chính xác thì trình độ, khả năng của lực lượng Houthis là không thể và ngay cả Iran cũng rất khó khi thực hiện theo hướng biện pháp thông thường như cách của Tomahawk. Nếu vậy thì đòn tấn công được tổ chức thực hiện theo một hướng khác.
Đó là hướng nào hay chiến thuật nào? Tổ chức triển khai thực thiện ra sao?
Trinh sát, tình báo nằm vùng…
Thực tế là không chỉ Iran mà ngay cả Nga có hệ thống thiết bị đầu cuối rất hạn chế, kém xa Mỹ.
Trên chiến trường Syria, tại sao lực lượng Không quân – Vũ trụ (VKS) Nga sử dụng bom thông minh rất ít, họ chủ yếu là dùng “bom ngu” nhưng lại có hiệu quả rất cao khiến Mỹ phải ghen tỵ là bởi vì Nga-Syria có một lực lượng trinh sát mặt đất rất tinh nhuệ, đa dạng hoạt động rất hiệu quả.
Trinh sát, đặc nhiệm Nga-Syria-Iran và của Hezbollah…luôn có mặt, luồn sâu trên chiến trường, kết hợp với tình báo, luôn cung cấp và hướng dẫn đầu cuối cho các loại vũ khí Nga đến những tọa độ chính xác. Vì thế thay vì ném bom kiểu rải thảm như Mỹ đã từng ở Raqqa, Nga đã quăng bom là chính xác, có kết quả.
Nếu như khẳng định lực lượng Houthis và Iran cùng với UAV và Quds-1 của họ không có khả năng về công nghệ và chiến thuật như phương án tác chiến của Mỹ với Tomahawk thì chính lực lượng nằm vùng của Iran hay của Houthis là “thiết bị đầu cuối” dẫn UAV và Quds-1 vào mục tiêu.
Trên 2 cơ sở dầu mỏ đó đã bị một lực lượng đặc biệt của Houthis, những người gần gũi với mục tiêu, họ có trình độ chuyên sâu…có thể hướng dẫn giai đoạn cuối của tên lửa Quds-1 và UAV thông qua video được truyền từ UAV và Quds-1.
Về tổ chức thực hiện. Để có một đòn tấn công này, Houthis phải chuẩn bị hàng tháng. UAV và các tên lửa hành trình Quds-1 sẽ cần phải được chuẩn bị, tập kết di chuyển gần biên giới. Các đặc vụ trong lĩnh vực này sẽ cần được đào tạo và chuyển đến Ả Rập Saudi… 
Cứ cho là về UAV và Quds-1, Houthis có thể chế tạo được, nhưng, tổ chức một hoạt động như thế này sẽ là một thách thức không thể vượt qua của lực lượng Houthis. Họ sẽ không bao giờ có đủ một hạ tầng trí lực và năng lực là điều chắc chắn.
Kết luận…
Trước hết, thế nhưng, đòn tấn công vẫn xảy ra với thành công mỹ mãn…thì chứng tỏ không ai khác ngoài Iran – quốc gia có đầy đủ trí lực và năng lực tổ chức hoạt động này, là thủ phạm trực tiếp tấn công vào Ả Rập Saudi vừa rồi.
Hơn ai hết Mỹ hiểu quá rõ điều đó từ góc nhìn kỹ thuật và chiến thuật cho dù không tính đến yếu tố chính trị, Mỹ cáo buộc Iran “ngay và luôn” là logic mà không phải như chưng ra cái “lọ bột màu trắng” như với Iraq.
Thứ hai, phải khẳng định, nếu như thế, tức là Iran đã chuẩn bị, tổ chức thực hiện trước đòn tấn công kỹ càng, dài hơi, không chỉ vậy, Iran-Houthis đã tổ chức những đòn tấn công trước đó có tính thăm dò, trinh sát…nhưng hệ thống phản gián của nhà Saudi và tình báo chiến thuật, kỹ thuật của Mỹ bị qua mặt.
Và cuối cùng, Mỹ và nhà Saudi quá tin vào hệ thống phòng không của họ từ các căn cứ hải quân, không quân đã bố trí đón đợi sẵn nhằm vào hướng mà tên lửa, UAV có thể bay tới là hướng Bắc và Đông, tức là từ căn cứ của Iran tại Iraq và Iran. Và, thật không may…Mỹ cũng thừa nhận Patriot là đồ bỏ, thảm bại là nổi xấu hổ của Mỹ.
Không ai phủ nhận và dám coi thường các loại tên lửa của Mỹ chế tạo, Mỹ vẫn là cường quôc quân sự đứng đầu thế giới, nhưng riêng hệ thống PK mang tên hùng hổ lâu nay là Patriot thì nên kiểm tra lại…trước khi tin tưởng giao cho nó bảo vệ trung tâm kinh tế, chính trị quan trọng của quốc gia