Thứ Hai, 30 tháng 11, 2020

UAV – ác mộng kinh hoàng của quân Nga?

 


Đánh giá thấp EW của Nga là sự rồ dại, nguy hiểm nhất của bất kỳ cơ quan Tham mưu – Tác chiến nào…

Sau cuộc xung đột ở Nagorno-Karabakh, một số lượng lớn các ấn phẩm về cùng chủ đề đã xuất hiện trên Internet, các tác giả cho rằng cuộc chiến này đã chứng minh một thực tế không thể chối cãi: Nga, có vũ khí hạt nhân và siêu thanh trong kho vũ khí của mình, nhưng không thể phòng thủ trước các UAV hiện đại giá rẻ. 

Các bài báo với giọng điệu ê chề: “Ác mộng! Mọi thứ đã mất! Hệ thống phòng không của Nga được ca ngợi lâu nay không thể chống lại các UAV của Thổ Nhĩ Kỳ và của Israel. Và điều này có nghĩa là trong bất kỳ cuộc chiến nào, tất nhiên, nếu nó không phải là hạt nhân, Nga sẽ bị đánh bại!”…

Liệu những viễn cảnh ảm đạm như vậy được tạo ra từ UAV Thổ Nhĩ Kỳ  có thực sự đang chờ đợi Nga, và tất cả những khoản ngân sách dành cho việc chế tạo vũ khí siêu hiện đại, thứ mà Tổng thống Putin đã hơn một lần nói đến với niềm tự hào, đã bị lãng phí?

Về vấn đề này, để tiếp cận, tìm hiểu một cách nghiêm túc thì đừng vội đánh giá qua những bức tranh trên mạng YouTube, TV, Internet, bởi vì, trên đó, nhà thơ, nhà văn và các “lều báo” đều trở thành những chuyên gia quân sự, những sỹ quan Chỉ huy-Tham mưu kỳ cựu…

Đánh giá chung UAV – đối tượng tác chiến của Nga 

Hãy xem tại chiến trường Syria, nơi Nga đối đầu không chỉ với quân khủng bố các loại (quá dễ) mà chính là đối đầu khốc liệt với Mỹ-NATO.

Tại đây, Nga có căn cứ Không quân – Hải quân liên hợp là Khmeimim và Tartus. Vai trò, vị trí chiến lược của 2 căn cứ này với Nga tại Syria và Trung Đông như nào ai cũng biết, do đó, chúng ta đều tin rằng, Mỹ-NATO (bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ) luôn tìm mọi cách đánh phá, tiêu diệt…

Rõ ràng là Mỹ-NATO không thể dùng vũ khí lớn như máy bay, tàu chiến, tên lửa…tấn công trực tiếp vào căn cứ quân sự Nga, nhưng việc sử dụng quân khủng bố được Mỹ-NATO và đặc biệt là Thổ Nhĩ Kỳ nuôi dưỡng tấn công vào Khmeimim luôn trong kế hoạch tác chiến của Mỹ-NATO.

Thực tế là đã có hàng trăm UAV, tên lửa, mang danh của quân khủng bố tấn công vào Khmeimim và Tartus, tuy nhiên, tất cả, không một chiếc UAV hoặc một quả tên lửa nào lọt vào được khu vực phòng thủ của Khmeimim và Tartus. Vì sao? Vì UAV không hiện đại hay vì phòng không Nga tốt?

Bạn cho rằng vì Thổ Nhĩ Kỳ, Israel, Mỹ quá tốt với Nga nên không sử dụng UAV của mình mang danh quân khủng bố “đâm sau lưng” Nga tại đó? Ngây thơ! Nên nhớ, Khmeimim và Tartus là phép thử, là khu vực thử nghiệm cho UAV và EW của Mỹ-NATO, Israel.

Như vậy, điều thứ nhất rút ra là, Nga không cho phép một UAV nào, tên lửa nào đụng đến quân Nga.

Bây giờ hãy xem cuộc chiến UAV mà Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng tại Syria với quân Assad trên chiến trường Idlib và Libya.

Với Idlib, quân Assad trong chiến dịch thông đường cao tốc M5, M4 đã đụng đầu rất quyết liệt với UAV của Thổ Nhĩ Kỳ. Và có thể coi việc Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng UAV tham gia tác chiến tại Idlib là lần đầu tiên và tất nhiên đã gây ra sự bất ngờ, tổn thất cho quân Assad.

Báo chí mạng rùm beng lên chuyện UAV của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm lĩnh bầu trời Idlib, “bắn hạ” cả máy bay MiG-29 của Syria, tuy nhiên, khi Nga ra tay thì huyền thoại UAV Thổ Nhĩ Kỳ tắt lịm, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ phải lùi bước trong trận quyết chiến chiến lược tại ngã ba đường cao tốc M5-M4. Thổ Nhĩ Kỳ phải ký tiếp với Nga tại Sochi về Idlib.

Tại Libya, quân Thổ Nhĩ Kỳ đã đánh bật quân của Tướng Haftar bởi nhờ UAV khống chế vùng trời. Báo chí một lần nữa tung hô và coi Nga là kẻ thất bại dưới tay UAV Thổ Nhĩ Kỳ. Nhưng hãy xem, tại sao Thổ Nhĩ Kỳ lại phải dừng bước trước làn ranh đỏ Sirte?

Đương nhiên, không thể phủ nhận thành công của UAV Thổ Nhĩ Kỳ tham gia tác chiến với đối thủ có hệ thống phòng không và EW yếu kém. Vì thế lấy chiến công của nó với quân Assad hay quân Haftar để đánh giá thấp quân Nga là không phải của giới quân sự.

Như vậy điều thứ hai rút ra là: “Hoạt động quân sự là sự phát triển tiếp theo của chính trị. Nói nôm na thì hoạt động quân sự phục vụ mục tiêu chính trị”. Do đó, UAV Thổ Nhĩ Kỳ hay hoạt động quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ và hoạt động quân sự của Nga được điều chỉnh bằng ý đồ chính trị.

Luận điểm chính trị - quân sự này càng rõ hơn tại chiến trường Nagorno-Karabakh…có điều chúng ta không tham vọng phân tích hết mà chỉ tiếp cận một diễn biến nhỏ về tác chiến của UAV Thổ Nhĩ Kỳ tại đó…

UAV Thổ Nhĩ Kỳ trên Nagorno-Karabakh

Thực tế tại Idlib, Libya và Nagorno-Karbakh, khán giả ngồi trong phòng lạnh được xem các video chiến trận là được có từ UAV. Bạn không có các video từ tên lửa, pháo binh, hệ thống tên lửa phóng loạt - là hỏa lực quyết định thắng bại của chiến trường, chứ không phải UAV.

Chính vì thế bức tranh từ chiến trường trong mắt dân Internet là từ UAV, trong khi đó thực tế chiến trường thì tổn thất chính của quân Armenia khiến bại trận không phải là từ UAV, tất nhiên không phủ nhận là UAV có một phần trong đó.

UAV của Thổ Nhĩ Kỳ, Israel tại Nagorno-Karabakh thường “đi lạc” vào Armenia, vào căn cứ quân sự Nga và luôn bị hạ, có ngày hàng chục chiếc. Tại sao vậy? Trong khi trên chiến trường Nagorno-Karabakh thì UAV Thổ Nhĩ Kỳ làm mưa làm gió?

Không biết! Nhưng câu trả lời chắc chắn nằm trong mối quan hệ quân sự với chính trị đã nêu.

UAV Thổ Nhĩ Kỳ là cơn ác mộng với Nga?

UAV có 2 loại, loại được điều khiển bởi hệ thống định vị dẫn đường GPS và loại có thể đi, dựa vào hệ thống định vị quán tính của chúng và hệ thống tương quan, so sánh hình ảnh của địa hình với tuyến đường được đặt trong thiết bị (tương tự với Tomahak của Mỹ).

Loại đầu như Bayraktar-TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ giá chừng 1 triệu USD, loại đắt như MQ-9 Reaper của Mỹ có giá 20-30 triệu USD/chiếc, đặc biệt, loại sau, không phụ thuộc vào hệ thống định vị vệ tinh, là chiếc RQ-4 Global Hawk trị giá 150 triệu USD.

Trong khi đó, chiếc F-35 của Mỹ - một máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, thì nó có giá khoảng 100 triệu USD, còn một chiếc máy bay F-16 Eurofighter, thì chỉ là 50 triệu USD.

Như vậy UAV Bayraktar-TB2 Thổ Nhĩ Kỳ chưa là gì khi nó hoàn toàn phụ thuộc vào GPS. Và theo như chuyên gia quân sự hàng đầu của Nga, Tổng biên tập tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc, Viktor Murakhovsky cho biết thì:

“Để truyền video từ UAV đến điểm điều khiển, bạn cần một kênh liên lạc “dày”. Và nếu thiết bị có kênh “dày” như vậy, thì tác chiến điện tử dễ dàng, với xác suất cao, phát hiện và mở nó: từ hai điểm khác nhau, giao điểm của hai chùm tia và chúng ta thấy trung tâm điều khiển của một chiếc máy bay không người lái như vậy ở đâu…”

Như vậy, có thể nói EW của Nga nhắm vào mục tiêu là Trung tâm điều khiển và, hiểu rồi, đó là lý do vì sao tại Nagorno-Karabakh, UAV Thổ Nhĩ Kỳ cứ đi lạc đến căn cứ quân sự Nga và Iran rồi rơi mà không có vết đạn nào…

Rốt cuộc, về UAV Thổ Nhĩ Kỳ, không chỉ dân mạng, đây là tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Ukraine Ruslan Khomchak, rằng, UAV đa năng Bayraktar TB2 mua từ Thổ Nhĩ Kỳ sẽ “săn lùng” các mục tiêu ở Crimea, bảo vệ bờ biển Biển Đen và biển Azov…

Thật đáng lo ngại khi giới quân sự Ukraine nhắm mắt với điều này, quá đề cao UAV Bayraktar TB2 Thổ Nhĩ Kỳ trong kế hoạch tác chiến để mở chiến dịch “giải phóng Donbass” thì hậu quả khôn lường. Hy vọng tuyên bố của Bộ trưởng quốc phòng Ukraine chỉ là đùa.

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2020

Chỉ có thể là Putin (tiếp theo)

 

Đòn Blitzkrieg của Putin trở thành kinh điển!

Bất luận đem đến lợi ích của ai, thì hòa bình dù xấu bao nhiêu cũng tốt hơn chiến tranh.

Đã không dưới một lần, vào tháng 10, Nga đã khuyên nên trả lại một phần lãnh thổ của Nagorno-Karabakh để tạo ra một vành đai an ninh nhưng Armenia không nghe. Ký đình chiến chưa ráo mực là 2 bên nhảy xổ vào nhau quyết chiến.

Nga bó tay ngồi nhìn, Thổ Nhĩ Kỳ đốc cùi chõ vào Azerbaijan xông lên tấn công bằng mọi giá phải giành lại được hoàn toàn Nagorno-Karabakh.

Thế trận đã diễn ra thuận lợi cho Azerbaijan khi họ đã chiếm được Shushi và thủ phủ Stepanakert của “cộng hòa Nagorno-Karabakh” tự xưng thất thủ trong một vài giờ. Tổng thống Erdogan xoa tay chuẩn bị ký lệnh triển khai các căn cứ quân sự của mình tại Nagorno-Karabakh nay thuộc lãnh thổ Azerbaijan sẵn sàng chìa dao vào hông Nga thì một đòn Blitzkrieg (đòn chớp nhoáng) nhanh hơn điện xẹt từ Putin khiến tất cả ngoại trừ Thủ tướng Armenia Pashiyan và Tổng thống Azerbaijan Aliyev trong cuộc, “đứng hình”.

Vào 0 giờ 00 ngày 10/11, một hiệp định chấm dứt chiến tranh giữa Tổng thống Azerbaijan Aliyev và Thủ tướng Armenia Pashinyan dưới sự chứng giám của Tổng thống Nga Putin được ký có hiệu lực. Và, khi Mỹ, phương Tây và Thổ Nhĩ Kỳ “mở mắt thức dậy, chào buổi sáng” thì đã có hơn 400 quân đặc nhiệm tinh nhuệ Nga với danh nghĩa là “Lực lượng gìn giữ hòa bình” cùng với các trang bị vũ khí hiện đại…đã có mặt, triển khai “16 điểm quan sát” tại phần còn lại của Nagorno-Karabakh.

Bộ chỉ huy NATO đã từng tâm phục khẩu phục sự cơ động lực lượng của quân đội Nga trong các cuộc diễn tập thì này trong chiến đấu thực sự, tốc độ thần tốc còn kinh khủng hơn.

 Nếu như kế hoạch “4-30” của NATO tức điều động 30 phi đội, 30 tiểu đoàn bộ binh, 30 tiểu đoàn xe tăng, 30 tàu chiến trong 30 ngày là một sự cơ động được cho là khí thế, nhanh của NATO thì việc điều 1.960 quân, 90 xe tăng, xe bọc thép chở quân, 280 xe cơ giới và các thiết bị đặc biệt…của quân Nga trong 8 giờ sau đó bằng 75 chuyến bay vận tải hạng nặng là sự cơ động lực lượng…kinh điển.

Ở góc nhìn quân sự.

Thứ nhất, “Lực lượng gìn giữ hòa bình” của Nga tại đây không phải, không bao giờ sẽ trở thành “con tin” mà Bộ Tổng tham mưu Nga đã tính kỹ, đưa một lực lượng đủ sức làm chủ chiến trường. Ngoài việc hoạt động thông thường của một lực lượng gìn giữ hòa bình, chỉ nhìn vào vũ khí trang bị…quân Nga tại đây còn sẵn sàng tham gia tác chiến với bất kỳ kẻ nào có ý định phá vỡ hiệp định đã ký.

Có thể khẳng định chắc, rằng cùng với căn cứ quân sự của Nga tại Armenia, lực lượng quân sự Nga tại Karabakh đủ sức đè bẹp mọi ý đồ phá hoại Hiệp định 10/11.

Thứ hai, về tình báo, chính ngay người Mỹ đã công nhận tình báo Mỹ đã phạm 2 sai lầm, tức nhận 2 thất bại, (1) là việc Azerbaijan và Armenia kí hiệp định và (2) là Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga tại Karabakh.

Quả thật, ngay Thổ Nhĩ Kỳ cũng bất ngờ khi Tổng thống Aliyev chấp nhận ký ngay và luôn như vậy. (Tất nhiên, chẳng ai nghi ngờ rằng Nga không có một áp lực nào trong chuyện này).

Ở góc nhìn địa chính trị

Không chỉ Mỹ và phương Tây mà ngay cả Thổ Nhĩ Kỳ - một bên quan trọng, nếu không muốn nói là quyết định, tạo nên chiến thắng của Azerbaijan, lại vắng mặt trên “bàn tiệc quân sự” chỉ có 3 người: Putin-Aliyev-Pashinyan.

Việc chiếc máy bay Mi-24 của Nga bị bắn hạ không ảnh hưởng gì đến “thực đơn” có sẵn trên bàn tiệc. Nghĩa là Putin đã “làm gì đó” trước rồi, vì nếu không thì giới quân sự không giải thích nổi tại sao Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga như “dưới đất chui lên” (trên trời nhảy xuống vẫn chậm hơn).

Rốt cuộc, Nga chứng tỏ, chuyện Azerbaijan và Armenia và các nược hậu Xô viết…tại Transcaucasus là chuyện của người Nga và họ, không cần, không liên quan gì đến các vị. Chuyện Erdogan xin quốc hội Thổ Nhĩ Kỳ phê chuẩn đưa quân đến Azerbaijan là chuyện “nội bộ” 2 nước.

Bắt đầu từ đây, ít nhất 5 năm sau, Armenia đã chuyển sự quản lý vùng Karabakh sang cho Nga. Chấm hết.

Kết quả 5 thắng 1 bại của Nga

Qua cuộc chiến này, chúng ta thấy Nga có một thất bại nhưng 5 thắng lợi tức 5-1 nghiêng về Nga.

Thất bại 0 – 1. Vào tháng 10, Nga đã gọi điện bàn bạc với Tổng thống Aliyev và Thủ tướng Pashinyan về việc trả lại 7 khu vực mà Armenia đã chiếm năm 1994 cho Azerbaijan nhưng Pashinyan không chấp nhận, ông ta muốn chiến đấu đến cùng và chờ đợi sự lên tiếng của Mỹ. Do đó, nếu Pashinyan chấp nhận lúc đó (Aliyev đã đồng ý) thì khu vực mà quân Nga bảo vệ tại Nagorno-Karabakh sẽ rộng hơn, Shushi sẽ không bị mất…

Thắng lợi 1, Nga đã giải quyết rất tốt mối quan hệ Azerbaijan-Armenia và Thổ Nhĩ Kỳ khi không để mình bị lôi kéo vào xung đột. Azerbaijan và Armenia chỉ chấp nhận lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga, chứng tỏ Nga trong mắt Caucasus là một vị trọng tài công minh, quyền lực.

Có thể nói đây là cách xử lý các mối quan hệ địa chính trị phức tạp của Nga-Putin rất tuyệt vời, bản lĩnh và trí tuệ.

Thắng lợi 2, Nga thực sự đã nhận “quyền kiểm soát” phần chính, còn lại của Nagorno-Karabakh nhưng đồng thời, thắng lợi 3, để lại một hậu trường chính trị cho chính quyền Pashinyan – bài Nga, thân phương Tây – Mỹ, không được Nga ưa chuộng, loạn lạc đang nguy cơ sụp đổ (cả 2 bàn thắng để nhờ Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ).

Thắng lợi 4, do thất bại phải đầu hàng và chịu rất nhiều tổn thất về quân sự, trong khi Armenia với Thổ Nhĩ Kỳ “không đội trời chung”, cho nên, an ninh, chủ quyền Armenia, kể từ năm 1991, chưa lúc nào Armenia phụ thuộc vào Nga chặt chẽ như vậy. Thực tế, Armenia cần quá nhiều Nga nhưng Nga không cần Armenia vì thế Nga có quá nhiều đòn bẫy để đưa Armenia vào trong quỹ đạo của mình.

Thắng lợi 5, Nga đã ngăn chặn kịp thời sự lan rộng ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ tại Transcaucasus. 

Thổ Nhĩ Kỳ đã hí hửng vui mừng quá sớm bởi chiến thắng của liên minh Azerbaijan-Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc xung đột nhờ vũ khí, cố vấn, chuyên gia Thổ Nhĩ Kỳ và cả lực lượng thánh chiến từ Syria đã “không cánh mà bay” chỉ trong một đêm, khi lực lượng gìn giữ hòa bình Nga đã “dưới đất chui lên”. 

Những lợi ích về lãnh thổ và sự hào hứng chiến thắng vẫn thuộc về Azerbaijan, nhưng việc mở rộng hơn nữa giờ đây rõ ràng bị chặn bởi “hàng rào” của Nga. Hệ thống vận chuyển năng lượng từ Đông sang Tây duy nhất không qua Nga và Iran tại đây thì giờ đã có quân Nga “quan sát”.

Phe đối lập ở Nga hét lên, “Putin là ác ma”, “Putin chết tiệt đang khôi phục đế chế”, phương Tây cũng không kém khi coi “Nga - Putin là một tên đế quốc bành trướng”, “Putin – tên bạo chúa đang báo thù trong không gian hậu Xô viết”.

Phe đa số người Nga thì “Putin của sẽ nhận được giải “Nobel Hòa bình” với tư cách là người kiến ​​tạo hòa bình vĩ đại nhất trong thời đại của chúng ta”.

Chúng ta thì sao? Hòa bình dù xấu bao nhiêu vẫn tốt hơn chiến tranh. Nga đã ngăn chặn đổ máu, chấm dứt chiến tranh tại Nagorno-Karabakh thì có vẻ như Nga-Putin đã làm đúng.

Thứ Tư, 18 tháng 11, 2020

Chỉ có thể là Putin (tiếp theo)

 Putin thi triển Aikido trên mức “thượng thừa”!

Có thể dư luận và bạn đọc đang hút vào cuộc đấu tại nước Mỹ của 2 UCV tổng thống Trump – Biden, nhưng giới nghiên cứu quân sự - địa chính trị thế giới còn sửng sốt và choáng hơn khi tại chiến trường Transcaucasus trong cuộc chiến giữa Azerbaijan (được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn) và Armenia, Điện Kremlin đứng đầu là Putin đã “thi triển môn võ Aikido” tuyệt diệu đến mức trên cả thượng thừa.

Rồi đây, không chỉ Học viện Chỉ huy – Tham mưu mà cả Học viện Ngoại giao, không chỉ nước Nga mà cả thế giới, phải đưa các thao tác (thi triển) này vào tài liệu, bài giảng để nghiên cứu, bởi vì nó xảy ra bằng một loạt các thao tác quân sự, ngoại giao cùng lúc để đạt được một kết quả địa chính trị tuyệt vời…

Tư tưởng của môn võ Aikido này là tự vệ, chiến thuật của nó là sử dụng lực của đối phương thành của mình để quăng, quật. Khi sử dụng Aikido đến mức “thượng thừa” thì không chỉ bảo vệ được mình mà còn bảo vệ được đối phương khỏi bị chấn thương nguy hiểm. Theo đó, vận vào ở cuộc chiến Nagorno-Karabakh (N-K) chúng ta thấy:

1, Lực của đối phương ở đây là sức mạnh quân sự của Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ. Lực lượng này với sức mạnh áp đảo trên không, trên bộ, vũ khí trang bị hiện đại, tiên tiến, đông, mạnh đã tấn công chớp nhoáng vào khu vực phòng thủ của N-K được hỗ trợ bởi Armenia. Quả thật tổn thất của các bên là rất lớn…

2, Armenia thất bại nhưng không thất bại hoàn toàn, vì một phần của N-K không bị Azerbaijan đánh chiếm; Azerbaijan mặc dù phải (bị) dừng lại trước chiến thắng hoàn toàn nhưng kết quả hiện tại đủ để chính quyền Tổng thống Aliyev vui mừng với chiến thắng về quân sự và chính trị, Thổ Nhĩ Kỳ tuy không thỏa mãn, bị Nga đàn áp, song vẫn có kết quả quân sự, chính trị tốt hơn tại Libya. Nói chung ai cũng “có phần” mà không hoàn toàn chết hẳn.

3, Nga “ngồi trên núi xem” chỉ chờ đến lúc cần thiết thì “hạ sơn” ra tay nhưng đã thu được một kết quả lớn nhất: Buộc các bên dừng lại để mình triển khai một “Lực lượng gìn giữ hòa bình” (Tôi phải tô đậm cụm từ này vì còn nhiều chuyện để nói với nó sau) tại N-K, chuyển sự quản lý trực tiếp nước cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh từ Armenia sang Nga. Đồng thời, khiến cho chính quyền Armenia đứng đầu là Thủ tướng Pashinyan – thân Mỹ, bài Nga, chống Nga “must go”.

Như vậy, thực tế tình hình tại Nagorno-Karabakh là như thế, liệu nó có giống với kết quả tư tưởng tối cao mà môn võ Aikido đề ra không?

Thần tốc, thần tốc…không ai kịp trở tay!

Nếu như tại Crimea năm 2014, khi Mỹ - NATO đang chưa kịp vui mừng vì Maidan kết thúc thắng lợi, giới phát xít đang háo hức lên kế hoạch bài Nga thì toàn bộ bán đảo Crimea cờ Nga đã tung bay phấp phới. Những “người lịch sự Nga” đã đến làm chủ tự lúc nào…thì tại Nagorno-Karabakh lại khác…

Nói chính xác tình huống thì không phải Thủ tướng Pashinyan ký thỏa thuận nhượng bộ (đầu hàng) để chấm dứt chiến tranh lúc 0 giờ ngày 10/11 mà chính Nga là người đã ngăn chặn Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ ngừng lại.

Vấn đề là với cơ sở nào mà Nga đã khiến cho Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ phải dừng lại khi chỉ cần một cú nhấn là toàn bộ khu vực “cộng hòa tự xưng Nagorno-Karabakh” sẽ về tay họ trong khi mục tiêu chiến dịch đề ra là tấn công chớp nhoáng, đánh chiếm toàn bộ khu vực Nagorno-Karabakh?

Nếu cho rằng vì Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ sợ Nga trả đũa khi vô tình bắn hạ một máy bay Mi-24 của Nga như đã từng khiến cho Thổ Nhĩ Kỳ lao đao…thì không phải, bởi vì, chỉ sau khi Putin chứng kiến Aliyev và Pashinyan ký xong hiệp định thì 8 giờ sau đó, với 14 chuyến bay Il-72 lực lượng mũ nồi xanh của Nga đã có mặt tại những nơi cần thiết ở Nagorno-Karabakh…

Điều này có nghĩa là sự chuẩn bị của Nga ngay cả trước khi cuộc đàm phán bắt đầu, quân đội Nga từ căn cứ quân sự số 102 ở Gyumri đã bắt đầu triển khai ở biên giới Armenia-Azerbaijan. Việc triển khai diễn ra bí mật, vào ban đêm và tại một khu vực mà trước đó chưa ghi nhận sự hiện diện của quân đội Nga. Chính xác về thời gian ban đêm và sự xuất hiện của quân đội Nga ở một địa điểm bất ngờ là nguyên nhân khiến Azerbaijan giải thích cho việc vô tình bắn rơi trực thăng Nga đi cùng đoàn quân Nga.

Rõ ràng là quân đội Nga đã chuẩn bị sẵn sàng và chỉ chờ lệnh là xuất phát và với một lực lượng cùng với trang bị như vậy trong một thời gian ngắn như vậy thì đúng là thần tốc, thần tốc…không ai kịp trở tay, không ai kịp nghĩ đến ngăn chặn…

Thổ Nhĩ Kỳ ngậm ngùi…

Lúc này, quả thật không ai có thể biết tại sao Nga dừng được chiến thắng cuối cùng của Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ. Có nhiều lý do nhưng nó nằm trong thuyết âm mưu. Chẳng hạn, Tổng thống Aliyev không muốn hoàn toàn chiếm trọn Nagorno-Karabakh, vì nếu thế, ông hoàn toàn phụ thuộc vào Thổ Nhĩ Kỳ mà không thể thực hiện chính sách “đa vecto”, do đó, cố tình bắn rơi Mi-24 của Nga, dùng sự kiện này vừa ký hiệp định vừa để kiềm chế, răn đe Thổ Nhĩ Kỳ gây khó.

Tuy nhiên, như một nhà bình luận quân sự Nga đã nói, “ Nga đã nhướng mày buộc Thổ Nhĩ Kỳ phải ngồi im” tuy hơi tự cao tự đại nhưng có vẻ hợp lý vì đây chính là lợi ích an ninh cốt lõi của Nga. Đụng vào đó, Nga sẽ chơi thật không nương tay như ở ĐB Syria hay ở Libya.

Rốt cuộc, Nga đã có lực lượng gìn giữ hòa bình duy nhất của riêng mình tại đây và bạn có thể liên tưởng phần còn lại của khu vực Nagorno-Karabakh chính là khu vực tự trị giống như 2 nước cộng hòa Nam Ossetia và Abkhazia.

Năm 2008, Chính quyền Gruzia đã coi thường “lực lượng gìn giữ hòa bình Nga” tại đây, đã bất ngờ tấn công Nam Ossetia và Abkhazia. Kết quả là xe tăng Nga đã cách thủ đô Tbilisi 40 km khiến Tổng thống Gruzia phải “nhai ca vạt”.

Bây giờ khi “lực lượng mũ nồi xanh” Nga đã được “Thổ Nhĩ Kỳ và Azerbaijan tạo điều kiện” cho đứng chân ở đây thì bài học đó không thể nào quên cho Armenia hay bất kỳ thế lực nào muốn đụng vào họ. Do đó, dù cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan có gan tày trời cũng không dám đụng trực tiếp và quân Nga nên phải chấp nhận quan sat viên ở vòng ngoài trên lãnh thổ của Azerbaijan mà thôi.

Điều thú vị nữa là việc “Lực lượng gìn giữ hòa bình của Nga” hiện diện tại Nagorno-Karabakh cũng khiến cho giới hiếu chiến Ukraine bi quan chán nản…như thế nào chúng ta sẽ phân tích sau đây…

Chỉ có thể là Putin!

 

Một lần nữa, Putin ra tay cực kỳ đúng lúc!

Vào ngày 10/11/2020 lãnh đạo của 3 quốc gia Nga, Azerbaijan và Armenia đã ký một hiệp định về việc chấm dứt chiến tranh (không phải là đình chiến) tại Nagorno-Karabakh với 9 điều khoản thỏa thuận quan trọng.

Chuyện gì đã xảy ra tại cuộc chiến Nagorno-Karabakh?

Chỉ biết rằng, việc công nhận các hiệp định này sẽ có nghĩa là kết thúc thực sự của cuộc chiến mà Armenia đã thất bại hoàn toàn nếu như không muốn nói là sự đầu hàng. 

Tất nhiên, nếu Armenia đồng ý chấp nhận các điều khoản hòa bình vào đầu tháng 10, trong các trận chiến giành Hadrut, thì tổn thất lãnh thổ (45% lãnh thổ Nagorno-Karabakh đã rơi vào tay Azerbaijan) sẽ không quá đau đớn và Shusha có thể sẽ ở lại với người Armenia. Nhưng chính quyền Thủ tướng Pashinyan trông chờ vào Mỹ nên trong một tháng chiến tranh đã khiến Armenia rơi vào tình trạng nghiêm trọng hơn nhiều, Shusha đã bị mất và thủ phủ Stepanakert đã bị đe dọa.

Điều đó thực sự đã buộc Thủ tướng Pashinyan phải đau đớn ký vào văn bản, nếu không, toàn bộ Nagorno-Karabakh sẽ rơi vào tay Azerbaijan, tức tình huống tồi tệ sẽ tồi tệ hơn.

Nếu các thỏa thuận đã ký được thực hiện, thì:

1, Azerbaijan đã nhận được các khu vực cần thiết, Shusha, một hành lang đến Nakhichevan. Đây là chiến thắng vô điều kiện của Azerbaijan. Đúng, Tổng thống Aliyev đã thất bại trong việc chiếm được toàn bộ Nagorno-Karabakh, nhưng những gì đạt được là quá đủ để tuyên bố chiến thắng cả về quân sự và chính trị. 

2, Người chiến thắng thứ hai trong cuộc chiến đương nhiên là Thổ Nhĩ Kỳ. Erdogan đã có thể nhúng tay vào phạm vi ảnh hưởng truyền thống của Nga, củng cố ảnh hưởng của mình đối với Azerbaijan, có được hành lang trên bộ tới Biển Caspi qua Armenia, có được sự hiện diện quân sự ở Azerbaijan (cải trang thành quan sát viên) và quảng cáo lại các thiết bị quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ. 

Tổn thất của Thổ Nhĩ Kỳ là không đáng kể. Đánh giá, sau thất bại trong chiến dịch đánh chiếm Sirte ở Libya, thì đây là một thành công khá đáng kể.

3, Nga, mặc dù có những tổn thất nhất định, vẫn có thể duy trì vai trò trọng tài, đóng vai trò là người hòa giải duy nhất của các bên, không cho phép Thổ Nhĩ Kỳ thực hiện vai trò này. Tuy nhiên, với việc tăng cường vai trò của Erdogan trong Nam Kavkaz, Nga sẽ phải đối mặt với một vài thách thức. 

Sự hiện diện của lực lượng gìn giữ hòa bình Nga ở Nagorno-Karabakh thực sự khiến Nga trở thành người bảo đảm cho sự tồn tại của khu vực này - về mặt quân sự, sau khi mất các vùng lãnh thổ. Nagorno-Karabakh khó có thể xây dựng một hệ thống phòng thủ hiệu quả ở các vùng lãnh thổ còn lại, nằm trên một hành lang rộng 5 km.

Do đó, sự hiện diện quân sự của Nga tại Nam Kavkaz trong 5-10 năm tới được đảm bảo. Điều tương tự cũng áp dụng cho căn cứ ở Gyumri, bởi thực tế hiện nay, yêu cầu rút quân của Nga sẽ là hành động tự sát đối với người Armenia và đồng nghĩa với việc mất phần còn lại của Nagorno-Karabakh, vì không có lực lượng gìn giữ hòa bình, vấn đề phong tỏa hành lang Lachin sẽ không phải là vấn đề lớn đối với người Azerbaijan.

Putin ra tay đúng lúc?

Câu chuyện về chiếc trực thăng Mi-24 bị bắn rơi thực sự bắt đầu diễn ra trong khuôn khổ đạt được các thỏa thuận đình chiến - như Moscow tuyên bố, các cuộc đàm phán hòa bình đã diễn ra trong một thời gian dài và do đó sự khởi đầu của chúng chắc chắn không gắn với cái chết của chiếc trực thăng, nhưng rất có thể câu chuyện này đã thúc đẩy việc ký kết hòa bình… 

Nếu như tại Syria năm 2015, một chiếc Su-24 của Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ, Nga đã làm gì để khiến cho tầm cỡ “nghênh ngang, dọc ngang nào biết trên đầu có ai” như Tổng thống Erdogan phải sang Nga quỳ gối xin lỗi, xin tha thì Tổng thống Azerbaijan ngay đêm đó phải ký vào thỏa thuận chấm dứt chiến tranh khi “thế thắng như chẻ tre” là không thể không suy nghĩ. “Bạn đã bước qua làn ranh đỏ, hãy chịu mọi hậu quả”.

Mặt khác, tình thế, thế trận đã đủ cho Thủ tướng Pashinyan phải ký giấy đầu hàng, đủ để cho Lực lượng gìn giữ hòa bình Nga được triển khai 1.960 quân với đầy đủ trang bị vũ khí hiện đại, 90 xe bọc thép chở quân, 380 đơn vị ô tô và thiết bị đặc biệt đến Nagorno-Karabakh.

Vấn đề này, chúng ta hãy nghe Alexei Venediktov, tổng biên tập của đài phát thanh Echo of Moscow (Tiếng vọng Matxcova) đánh giá: “Thật thú vị khi lãnh thổ Nagorno-Karabakh từ sự kiểm soát của Armenia đang được chuyển giao cho sự kiểm soát của Nga”. (Lưu ý, Echo of Moscow là đài của phe chống chính quyền Putin).

Không chỉ thế, tình thế, thế trận đã đủ để cho phe đối lập trong Armenia tập hợp lực lượng để lật đổ chính quyền Thủ tướng Pashinyan. Thực tế, tất cả 17 đảng đối lập của Armenia đã yêu cầu Thủ tướng Pashinyan từ chức và thành lập chính phủ Thống nhất Quốc gia với nội các chiến tranh.

Tất nhiên, trong tình huống này Điện Kremlin cũng chẳng thương xót, mặn mà chi lắm nếu như Pashinyan bị lật đổ. Tại sao à? Hỏi người Mỹ.

Hoan hô, Vladimir Putin! Đây là những gì mà Putin đã thể hiện - sự bền bỉ, tính toán máu lạnh và một cú đánh quyết định vào thời điểm quan trọng. Ở Chechnya năm 1999, với các nhà tài phiệt trong những năm 2000, ở Crimea năm 2014, ở Syria năm 2015, bây giờ là ở Nagorno-Karabakh.

Thứ Ba, 17 tháng 11, 2020

Đằng sau sự chúc mừng vội vàng và sự lạnh lùng với Tổng thống Mỹ tự phong Biden!

 


Trước tiên xin lưu ý với bạn đọc, khi cuộc bầu cử chưa chính thức kết thúc, khi cơ quan chức năng Mỹ chưa công bố ai là người thắng cử, khi Bộ tư pháp Mỹ quyết định điều tra sự gian lận phiếu…thì UCV nào xưng danh mình là Tổng thống đều được coi là tự phong mà người Việt Nam gọi là “cầm đèn chạy trước ô tô” hay “chưa thấy nước vội cởi quần” (châu Âu).

Theo kết quả sơ bộ thì UCV tổng thống Mỹ của đảng Dân chủ Joe Biden đã cán đích 270 phiếu đại cử tri để đắc cử Tổng thống Mỹ thứ 46. Giới truyền thông Mỹ, cũng như năm 2000 khi ủng hộ Al Gore, đã tung hô cùng với đảng Dân chủ ăn mừng chiến thắng. Tuy nhiên, có 2 thực tế đã xảy ra:

1, Cuộc kiểm đếm phiếu chưa kết thúc.

2, Phe đảng Cộng hòa đang có rất nhiều bằng chứng tố cáo phe Dân chủ gian lận phiếu bầu khiến Bộ Tư pháp Mỹ đã chính thức vào cuộc điều tra. Do đó, ai là Tổng thống phải được quyết định từ Tòa tòa Tối cao Mỹ. Vậy nên, “cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vẫn chưa kết thúc”…

Ai vội vàng và ai lạnh lùng mừng “Tổng thống Mỹ Biden”?

Cho đến lúc này, các tờ báo nổi tiếng trong truyền thông của Mỹ luôn thắc mắc và có tờ còn phẫn nộ về việc tại sao Putin, Tập Cận Bình…chưa gửi lời chúc mừng đến Joe Biden đắc cử Tổng thống Mỹ.

Thủ tướng Đức Angela Merkel (66 tuổi), Tổng thống Pháp Macron (42 tuổi), Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu (71 tuổi), Thủ tướng Anh Boris Johnson (56 tuổi), Thủ tướng Canada Justin Trudeau (48 tuổi) và Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi (70 tuổi)…đã trực tiếp hoặc gián tiếp chúc mừng Joe Biden (77 tuổi) về chiến thắng tuyệt vời của ông.

Nhưng có không ít danh sách những người vẫn đang giữ im lặng lạnh lùng khiến không chỉ báo chí Mỹ mà một tờ báo nổi tiếng của Đức, tờ Bild phẫn nộ thay như sau:

“Danh sách này bao gồm tên của những kẻ “chuyên quyền và những kẻ độc tài đẫm máu”: Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (36 tuổi), người cai trị Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan (66 tuổi), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (67 tuổi) và trên hết là người đứng đầu Điện Kremlin Vladimir Putin (68 tuổi)”.

Theo tờ báo này thì những ai chưa chúc mừng Tổng thống Biden được giới truyền thông Mỹ xác nhận là nằm trong “trục kẻ thù của Mỹ”.

Thật thú vị và tò mò là không hiểu tại làm sao mà giới truyền thông Mỹ-PT lại “nổi nóng” về chuyện này như vậy…Và có thể đây là câu trả lời…

Trước tiên, Nga, Trung Quốc…và cả Việt Nam chưa gửi lời chúc mừng xã giao đến tân Tổng thống Mỹ vì chưa có kết quả bầu cử được tuyên bố chính thức bởi cơ quan chức năng của Hoa Kỳ thay vì nghe từ giới truyền thông Mỹ.

Năm 2000, giới truyền thông Mỹ cũng đã rầm rộ thông báo Al Gore “thắng” nhưng cuối cùng George W Bush là “người cuối cùng tra kiếm vào vỏ” đấy thôi.

Thứ hai, đối với Nga – Putin. Khi Donald Trump (74 tuổi) đánh bại Hillary Clinton (72 tuổi) trong cuộc đua tổng thống 4 năm trước, Tổng thống Nga đã gửi cho ông một bức điện chúc mừng ngay trong những giờ đầu tiên. Còn bây giờ, điệp viên KGB – Tổng thống Nga Putin không vội vàng, bởi lẽ:

1, Cuộc bầu cử chưa kết thúc, đang còn đếm phiếu và đặc biệt đang còn tố cáo nhau về sự gian lận trong bầu cử và Trump đang còn chiến đấu mà kết quả là “chưa thể biết ai là người cuối cùng tra kiếm vào vỏ”, Trump hay Biden.

2, Bình luận về sự khác biệt năm 2016 với năm 2020, nhà phân tích nổi tiếng của Điện Kremlin Sergei Markov, trong một cuộc phỏng vấn với New York Times đã nói: “Putin là một người lính giỏi và ông ấy sẽ không vẫy đuôi trước kẻ thù”.

Điều này được hiểu, thứ nhất, Nga không phải là chư hầu của Mỹ, và thứ hai, Putin sẵn sàng chuẩn bị cho một cuộc đối đầu không tránh khỏi với Mỹ nếu như Biden trở thành Tổng thống, bởi trong tuyên bố tranh cử của mình, Joe Biden đã coi Nga là kẻ thù với an ninh Mỹ.

Trong khi đó, các động thái chính sách đối ngoại đầu tiên của Trump phần lớn trùng khớp với mong muốn của Điện Kremlin (mặc dù sau này không như mong đợi).

Từ 2 vấn đề trên có thể hiểu Nga – Putin chỉ có thể chúc mừng xã giao với Biden khi ông chính thức nhậm chức Tổng thống Mỹ hoặc khi cuộc bầu cử đã kết thúc, Trump chính thức công nhận thất bại, bàn giao Nhà Trắng cho Biden.

Bây giờ trận đấu Trump – Biden đang diễn ra căng thẳng ở phút cuối, các quốc gia nào vội vàng công nhận ai, cổ vũ cho ai chính là sự can thiệp vào bầu cử nước Mỹ. Quyết định ai là Tổng thống Mỹ chỉ là người dân Mỹ tức là phiếu bầu hợp pháp, không phải của giới truyền thông. Chấm hết.

Thật thú vị là Putin không phải là “kẻ độc tài” duy nhất giữ im lặng về chiến thắng của Biden. Nhà “độc tài” Triều Tiên Kim Jong-un cũng im lặng và sự im lặng đến mức có thể không chúc mừng tân Tổng thống Mỹ dù là xã giao của Triều Tiên thì dư luận cũng không mấy ngạc nhiên.

 Trump là Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên gặp gỡ một thành viên của một “triều đại sát thủ”, qua đó nâng cao vị thế quốc tế của Kim, mặc dù ông không nhượng bộ. Về Biden, Kim tuyên bố: “Ông ấy có chỉ số thông minh thấp!”

Joe Biden vẫn chưa nhận được lời chúc mừng nào từ TBT-Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Nhưng, rất có thể, đồng chí Tập Cận Bình không phải là một trong những người đau buồn trước thất bại của Trump, bởi vì đảng Cộng hòa đã tiến hành một cuộc chiến thương mại khốc liệt với Bắc Kinh và đổ lỗi cho chế độ Tập là nguyên nhân gây ra đại dịch coronavirus.

Tuy nhiên, không hẳn Biden là Tổng thống Mỹ thì được cho là sẽ khác với Trump, thật không may, Biden sẽ tiếp tục cứng rắn với Trung Quốc bởi ở vị thế của Trung Quốc hiện nay, bất kỳ ai là tổng thống Mỹ thì cũng không thể không cứng rắn.

Rõ ràng thái độ cư xử của Nga, Trung Quốc với Mỹ là giống nhau bởi trước hết họ không phải là chư hầu của Mỹ, họ là một trong các cực của thế giới đa cực.

Với biệt danh “Trump nhiệt đới”, Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, người đang theo đuổi chính sách coronavirus giống như tổng thống Mỹ đương nhiệm, cũng từ chối những lời chúc mừng. Điều tương tự cũng áp dụng đối với Thái tử Ả Rập Xê Út, Mohammed ibn Salman (35 tuổi). Trump đã có lúc kiềm chế chỉ trích thái tử liên quan đến vụ sát hại nhà bất đồng chính kiến ​​Jamal Khashoggi theo hợp đồng tàn bạo, vì ông muốn Mohammed tiếp tục là đồng minh của Mỹ ở Trung Đông.

Ai là “người cuối cùng tra gươm vào vỏ”?

Việc Nga, Trung Quốc và một số quốc gia không vội vàng gửi điện chúc mừng tân Tổng thống Mỹ đã chứng tỏ tính phức tạp, sự kịch tính đến giờ phút cuối của trận đấu của 2 UCV là đương kim Tổng thống Trump và Biden của đảng Dân chủ.

Vào ngày 8/11/2020, Donald Trump đã viết câu khó hiểu này: “Tôi đã bắt được tất cả mọi người!” Làm thế nào để giải thích nó. Năm loại gian lận quy mô lớn đã được xác định trong các cuộc bầu cử Mỹ. Đầu tiên là danh sách những cử tri không tồn tại và “linh hồn đã chết”. Thứ hai là bỏ phiếu kép bởi cùng một người. Thứ ba là bỏ phiếu cho tiền. Thứ tư là gian lận qua thư. Thứ năm, phần mềm Cạm bẫy đóng sập không chỉ đối với Biden mà tất cả các quốc gia đổ xô đến chúc mừng Biden”.

Chủ tịch Ủy ban bầu cử Mỹ Trey hôm qua tuyên bố: “có nhiều gian lận trong cuộc bầu cử và các phương tiện truyền thông tuyên bố kết quả bầu cử không hợp lệ". Đồng thời, Bộ trưởng Tư pháp Mỹ tuyên bố mở cuộc điều tra về những vi phạm gian lận trong bầu cử…

Như vậy đúng như Trump đã tuyên bố, “cuộc bầu cử còn lâu mới kết thúc” là không sai, Trump sẽ chiến đấu đến cùng.

Đến ngày 10/11, chỉ có một phần ba cử tri Đảng Cộng hòa tin tưởng vào hệ thống bầu cử của Mỹ. Những “hạt giống” của sự ngờ vực mà “đặc vụ” Donald Trump đã gieo và đảng Cộng hòa nói riêng và trong toàn hệ thống nói chung sẽ cùng cuộc chống gian lận bầu cử càng lâu thì tình cảm này càng bén rể…

Thú vị thay, tại một số nhà cái, cơ hội chiến thắng của Trump tăng từ 0% lên 12%, và một số ấn phẩm đã loại bỏ xác nhận về chiến thắng của Biden ở Pennsylvania.

Ai là “người cuối cùng sẽ tra gươm vào vỏ”? Trận đấu đang diễn ra rất kịch tính. Chúng ta cổ vũ cho bên nào chơi đẹp, nhưng sẽ “phản đối trọng tài không công bằng, thiên vị”. Không ai có thể “đánh cắp” quyết định của người dân Mỹ.

Làm tốt lắm, Donald, đừng dừng lại. Trump cố lên!