Thứ Năm, 19 tháng 8, 2021

Dagger và Zircon thống lĩnh đại dương!

 


Hôm qua, Trung tướng David Krumm, Tư lệnh các Lực lượng Vũ trang và Không quân Mỹ khu vực Bắc Cực, thay mặt Lầu Năm Góc đã chính thức đưa ra tuyên bố phản đối các hoạt động của Lực lượng Hàng không – Vũ trụ Nga tại sát, dọc biên giới phía Bắc Hoa Kỳ và coi đây là “mối đe doa quân sự trực tiếp” vào Hoa Kỳ. Hoa Kỳ cảnh báo rằng, trong các cuộc diễn tập này, Nga có khả năng sử dụng tên lửa siêu thanh Dagger.

Tên lửa siêu thanh Dagger (Kinzhal) là một trong 6 loại vũ khí mới mà Putin đã công bố tháng 3/2018. Dagger được trang bị cho MiG-31K và trên cả Tu-22M3 và Tu-160 có tốc độ bay M10, tầm bắn 2000 km. Mọi hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ đề vô dụng trước Dagger.

Tuy nhiên, Dagger không phải là loại tên lửa siêu thanh mà Tổng thống Nga có thái độ khen ngợi và yêu thích nhất mà Putin dành điều đó cho tên lửa siêu thanh khác mang tên Zircon ra đời sau này, thông qua các lần quan tâm và tuyên bố của mình về Zircon.

Vậy tên lửa siêu thanh Zircon nó có những điểm “đáng yêu” gì?

1, Là loại tên lửa phổ thông cấp chiến dịch- chiến thuật

Thực ra, quân đội Nga có nhiều tên lửa mà nghe tên là nổi khủng khiếp cho kẻ thù và nhân loại, chẳng hạn như Avangard, Sarmat, Bulava hay Poseidon…nhưng đó là vũ khí cấp chiến lược, nó dùng để răn đe là chính và chỉ dùng cho ngày tận thế.

Trong khi đó, Zircon là loại tên lửa chống hạm, đối đất, được sử dụng trong bất kỳ cấp chiến dịch-chiến thuật nào. Nói cách khác, nó không có bất kỳ sự hạn chế nào về tình huống sử dụng.

2, Là loại tên lửa được bố trí cả trên không và trên bờ…

Iskander-M cũng là loại tên lửa siêu thanh (5 – 7M), cũng cơ động “bay lượn như chim” cũng khiến mọi hệ thống phòng thủ bất lực nhưng nó chỉ bố trí trên đất liền.

Dĩ nhiên, là tên lửa diệt hạm thì nó được bố trí trên tàu mặt nước, tàu ngầm, nhưng khác với Dagger, chỉ được bố trí trên máy bay có tốc độ siêu thanh, Zircon có thể bố trí (gắn) trên máy bay không có tốc độ siêu thanh và cả trên bờ, bởi Zircon bay với tốc độ siêu thanh bằng động cơ của nó.

Zircon được phóng lên qua giai đoạn 1 và 2 thì giai đoạn 3 nó tự tăng tốc bằng động cơ của mình với tốc độ siêu thanh là M 7.

3, Là sát thủ diệt hạm…

Khi có một cuộc hải chiến xảy ra, nếu Zircon được nhấn nút thì mục tiêu sẽ bị “xuống đáy” mà không một hệ thống phòng phủ nào trên đó, cho đến thời điểm hiện nay, có thể ngăn chặn.

Tuy nhiên, đến nay thì Zircon mới được chứng minh là chúng từ tàu mặt nước phóng lên bay với khoảng cách 350 km trúng mục tiêu trên bờ, tức mục tiêu cố định, còn mục tiêu trên biển thì chưa kiểm nghiệm và Nga dự kiến trong tháng tới sẽ thử nghiệm phóng Zircon hết tầm 1000 km từ tàu ngầm.

Tại sao lại thử nghiệm khâu diệt hạm hết tầm bắn của Zircon sau cùng?

Thứ nhất: Máy bay F / A-18 trên tàu sân bay Mỹ có bán kính chiến đấu cho các nhiệm vụ đối không, đối hải chỉ 740 km. Nếu Zircon phóng thành công ở tầm lớn hơn 740 km, trong khoảng đến 1000 km thì coi như ngay cả tàu sân bay cũng bị đe dọa mà không được bảo vệ. MiG-31K phóng Dagger từ khoảng cách hơn 1000 km – gọi là sát thủ tàu sân bay, là thế.

Thứ hai: Bất kỳ một loại tên lửa hành trình hay diệt hạm nào cũng phải có hệ thống dẫn đường và chỉ thị mục tiêu.

Xác định chính xác vị trí mục tiêu trên mọi đại dương, trước đây chỉ Mỹ làm được bởi hệ thống trinh sát radar Lacrosse, bao gồm 4 vệ tinh trên quỹ đạo 680 km, nhưng chỉ trong phạm 4000 km vuông, sai số xác định vị trí từ 1-6 mét, nhưng Nga thì chưa.

 Để xác định chính xác tọa độ mục tiêu trên đại dương bằng vệ tinh, Nga có Hệ thống giám sát toàn cầu “Liana”. Hệ thống Liana này cần có hệ thống vệ tinh chủ động là Pion-NKS và thụ động là Lotos-C1. Nga đã phóng 5 vệ tinh thụ động Lotos-C1, nhưng Pion-NKS thì chưa được phóng.

Vào ngày 25/6/2021 Nga đã phóng vệ tinh trinh sát radar 14F139 Pion-NKS (radar trinh sát chủ động) của tổ hợp không gian trinh sát hàng hải và chỉ định mục tiêu 14K159 “Liana”, sau khi tách khỏi tên lửa đẩy, Pion-NKS đã hoạt động bình thường (không một báo chí phương Tây nào đăng tin).

Khi Pion-NKS đươc phóng lên thì hoạt động của 2 loại vệ tinh sẽ đồng bộ cùng lúc. Lúc đó, hệ thống không chỉ nghe mà còn nhìn rõ các con tàu nhỏ trên đại dương và xác định tọa độ vật thể tương phản vô tuyến với độ chính xác từ 1 đến 3 m.

Như vậy, xác định vị trí, chỉ thị mục tiêu trên đại dương Nga đã đi sau Mỹ nhưng ngày 25/6/2021, Nga đã đuổi kịp và vượt Mỹ khi hệ thống vệ tinh mới hiện đại hơn, khu vực quan sát rộng hơn. Có thể nói đây là một “con mắt tinh tường” mà Nga đã lắp thêm vào tên lửa Zircon.

Chính có hệ thống Liana và với sự “dễ tính” của Zircon (gắn vào phương tiện nào cũng OK), Zircon trở thành một loại vũ khí “tấn công nhanh toàn cầu” là sự lựa chọn đầu tiên mà Nga sẽ triển khai đe dọa tất cả các mục tiêu trong tầm quản lý của hệ thống Liana Nga.

4, Là loại tên lửa chỉ Nga có…

Một loại vũ khí “đáng yêu” như vậy lại độc đắc, nghĩa là chỉ Nga mới có, ngoài ra, Mỹ muốn có thì phải mất rất nhiều thời gian khi các cuộc thử gần đây nhất đã hoàn toàn thất bại.

Việc Nga độc quyền Zircon đã khiến cho quy tắc chơi trên biển lâu nay bị đảo lộn, tạo ra một ưu thế lớn cho Nga. Sự đảo lộn quy tắc chơi chẳng khác nào bạn đang tác chiến với tư duy của vũ khí cung tên, giáo mác, thì trong khi đó đối phương lại sử dụng lựu đạn và súng AK.

Zircon là loại tên lửa siêu thanh nhưng nguy hiểm hơn tên lửa mang đầu đạn hạt nhân, bởi tên lửa hạt nhân thì rất khó để để sử dụng, nhưng Zircon sức công phá của nó chỉ bằng động năng cũng tàn phá như sức nổ hạt nhân, lại sử dụng trong mọi tình huống. Tổng tư lệnh tối cao Lực lượng vũ trang Nga không yêu thích Zircon mới là chuyện lạ.

Nord Stream 2 – “đòn Aikido địa chính trị” thượng thừa nhất của Putin!

 


Kẻ chống đối hung hăng, quyết liệt nhất lại là kẻ cuối cùng thực hiện hoàn thành dự án nhất..

Như chúng ta đã biết, cuộc đối đầu giữa Nga với phương Tây tập thể qua Nord Stream 2 (SP-2) đứng đầu là Mỹ + EU (ngoại trừ Đức) cùng với 2 quốc gia hung hăng nhất là Ba Lan và Ukraine, không đơn thuần là kinh tế tranh giành thị trường LNG mà là một cuộc đối đầu Ý CHÍ CHÍNH TRỊ giữa 2 bên.

Kết quả cuộc đối đầu…

Mỹ đã lựa chọn lợi ích quốc gia tối ưu của mình giữa Đức với Ba Lan, Ukraine…và đã đầu hàng bằng việc ký thỏa thuận với Đức trong chuyến thăm cuối cùng của Thủ tướng “vịt què” Đức, bà Merkel với Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Theo đó, (1) Mỹ không ngăn chặn SP-2. (2) Yêu cầu Nga không được dùng SP-2 làm vũ khí địa chính trị; phải tiếp tục vận chuyển khí đốt qua Ukraine sau khi hợp đồng hết hạn năm 2024; Đức phải có trách nhiệm hỗ trợ Ukraine trong việc phát triển năng lượng tái tạo….

Nói chung điều (1) là có giá trị nhất, còn 2, 3…chỉ là sự lừa bịp Ukraine và Ba Lan khiến 2 quốc gia này đã phát cuồng như nào khi Đức công khai thỏa thuận, bởi đơn giản đó là những điều ở thời tương lai, trong khi Nga là bên thứ 3 năm ngoài thỏa thuận…

Đến hôm nay, ngày 9/8/2021, nhánh thứ nhất đã được đăng ký, cấp giấy phép, bắt đầu hoạt động; nhánh thứ 2 còn đoạn dễ nhất 21 km là hoàn thành.

Như vậy, chúng ta có thể “rời khán đài” mà không cần chờ đến phút 90 mà vẫn biết chắc kết quả trận đấu. Nga-Đức đã thắng trong trận chiến mang tên Nord Strean-2. Tuy nhiên, Nga đã sử dụng chiến thuật nào để thắng ngoạn mục mới là điều chúng ta quan tâm nhất lúc này…

Lại dính đòn Aikido của Putin…

Cái hay và độc của Nga-Putin khi sử dụng đòn này ở chỗ là Mỹ-EU biết, nhưng phải chấp nhận chịu đòn, nói cách khác khi Putin đã đưa vào thế thì Mỹ-EU không gỡ ra được…

Đầu tiên phải khẳng định rằng quyết tâm, biện pháp để giáng đòn vào SP-2 của Mỹ-EU là cực kỳ mạnh mẽ. Từ việc trì hoãn cấp giấy phép xây dựng của các nước có SP-2 đi qua, đến việc EU nâng các định mức của “Gói năng lượng thứ ba”…khiến đã có lúc Gazprom-Nga phải đình chỉ hoạt động.

Thứ hai là Nga đã thể hiện sức mạnh độc lập về khoa học kỹ thuật của mình, không phụ thuộc vào các đối tác khi họ rút lui để tránh đòn trừng phạt thì Gazprom Nga vẫn quyết tâm tự mình hoàn thành đến hơn 90% dự án.

Người ta nói không sai, rằng, “mở đầu cuộc chiến dễ dàng bao nhiêu thì kết thúc nó khó khăn gấp bội. Kết thúc cuộc chiến là một nghệ thuật”. Số % dự án còn lại mang tính quyết định kết thúc trận chiến được Gazprom Nga sử dụng một đòn mang tên Aikido cực hay và độc…

1, Thời điểm ra đòn.

Hậu quả của đại dịch Covid-19 và điều kiện thời tiết bất thường dẫn đến  thị trường năng lượng toàn cầu phát triển cực kỳ bất lợi cho châu Âu: Giá LNG ở châu Á đã tăng vọt đến mức tất cả các nhà sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng chọn đưa tàu chở dầu của họ đến bán ở đó. 

Đối với EU, điều này sẽ không thành vấn đề nếu Gazprom tiếp tục đóng vai trò của một “người tốt”, sẵn sàng cho một bờ vai bất cứ lúc nào. Nhưng Gazprom Nga đã không…

1, Gazprom “câu giờ” hợp lệ…

Thay vào đó, tập đoàn nhà nước Nga bắt đầu bán mạnh mẽ trữ lượng khí đốt hiện có trong các cơ sở UGS ở châu Âu và giảm nguồn cung cấp khối lượng mới, từ chối dự trữ khối lượng bổ sung thông qua Ukraine GTS và từ chối đặt khả năng vận chuyển của đường ống Yamal-Europe. 

Tình hình trở nên trầm trọng hơn do một “vụ tai nạn xảy ra tại nhà máy Urengoy” khiến cho vận chuyển ở Khu tự trị Yamal-Nenets của Nga bị đình trệ…Tất cả, tất cả tạo ra một kết cục như sau:

Các cơ sở lưu trữ khí đốt dưới lòng đất của Đức đã đầy một nửa, các cơ sở của Áo - nói chung là một phần ba. Và đây là lúc mùa nóng đang đến gần, và mùa thu đã được cảm nhận trong những cơn gió mát lành. Giá khí đốt tăng lên 540 USD / nghìn mét khối.

Không khó để đoán được Gazprom đang cố gắng đạt được điều gì. Tờ báo nổi tiếng ở Đức Handelsblatt đã đưa ra kết luận sau:

Nga cố tình hạn chế cung cấp khí đốt cho châu Âu. Bằng cách tạo ra thâm hụt một cách giả tạo, Gazprom cung cấp cho dự án đường ống Nord Stream 2 của mình một vị trí khởi đầu tốt.

Rõ ràng là Gazprom Nga đang “câu giờ” rất hợp lệ, vì Gazprom không vi phạm hợp đồng, các kho chứa UGS cạn kiệt là do EU tiêu thụ nhiều bởi nắng nóng, vấn đề là Gazprom chỉ không bơm ngoài chỉ tiêu, kế hoạch đã hợp đồng cho EU mà thôi.

Đối với SP-2, dù đã hoàn thành lắp đặt đường ống cả 2 nhánh thì hoàn thành các thủ tục pháp lý để cấp phép nó hoạt động có thể kéo dài ít nhất đến tháng 2 năm 2022. Cả Moscow và Berlin đều không sẵn sàng chờ đợi lâu như vậy. Đặc biệt là ở Berlin.

Bây giờ mùa đông khắc nghiệt đang đến gần, giá cả hiện tại đang cao kỷ lục trong khi các cơ sở UGS đã gần cạn kiệt…điều gì sẽ xảy ra khi Covid-19 được khống chế, sản xuất trở lại và đặc biệt khí hậu thay đổi khó lường?...Chắc chắn nguồn cung cho nó phải từ 2 tuyến ống của SP-2.

Đã đến lúc Gazprom Nga không cần, không lo hoàn thành nhanh mọi thủ tục pháp lý để vận hành mà chính Đức và EU phải tự nguyện, tự giác lo chuyện đó. Hoàn thành SP-2 sớm chừng náo giá cả khí đốt cho EU rẻ chừng đó và các cơ sở UGS được lấp đầy đề phòng hậu họa chừng đó.

Với nước Đức, vào cuối tháng 9/2021 bà Thủ tướng Angela Merkel – người đã dành rất nhiều năm để thúc đẩy dự án SP-2, rời nhiệm sở, cho nên, việc hoàn thành dự án là một điểm sáng cuối cùng trong sự nghiệp chính trị của bà để lại. Điều này giải thích vì sao UGS của Đức một nửa trống rỗng nhưng Đức vẫn không gây áp lực mạnh với Nga để bơm khí.

Như vậy, đến đây, chúng ta biết đòn “Aikido” mà Nga sử dụng để kết thúc dự án SP-2 nó nghệ thuật đến mức nào. Nga đã buộc kẻ chống đối, ngăn chặn SP-2 mạnh mẽ nhất, điên cuồng nhất phải tự giác, tự nguyện “chạy” khâu cuối cùng để hoàn thành dự án.

Thứ Tư, 11 tháng 8, 2021

Vũ khí siêu thanh – Ác mộng kinh hoàng của Mỹ-NATO, kỷ nguyên chiến tranh thế giới mới!

 

Thế giới chỉ nghe được thuật ngữ “vũ khí Superweapon” (vũ khí siêu nhiên) từ ngày 1/3/2018 trong Thông điệp Liên bang Nga bởi Tổng thống Nga Putin. Trong 6 loại vũ khí siêu nhiên có 2 loại tên lửa siêu thanh là “Dagger” hay “Kinzhal” (Dao găm) và “Avangard” (Tiên phong).

Trong năm 2019, tên lửa Dagger và Avangard đã đưa và trực chiến (tức là tên lửa siêu thanh Dagger và Avangard là thực tế được biến chế cho quân đội tham gia SSCĐ mà không còn là “mơ giữa ban ngày của Putin” như phương Tây đánh giá nữa).

Loại tên lửa siêu thanh thứ 3 được chế tạo và sản xuất sau 1/3/2018 là “Zircon”. Tên lửa này thử nghiệm về đối đất đã hoàn tất chỉ chờ đợt thử nghiệm cuối về đối hải là kết thúc về công tác bố trí nó trên các phương tiện phóng (tàu chiến, máy bay…) để đưa vào trực chiến.

Avangard, Kizhal và Zircon là bộ ba tên lửa siêu thanh của Nga có một không hai trên thế giới, mở ra một kỷ nguyên chiến tranh mới, đặc biệt là trên đại dương. Nó là một cơn ác mộng kinh hoàng cho Mỹ-NATO vốn chiếm đỉnh cao các loại vũ khí theo các nguyên tắc vật lý thông thường…

Chính thức, Tổng hành dinh NATO đã rất lo sợ về điều này, tuyên bố của NATO được đăng tải bởi tờ Washington Post ngày 11/7: “Các tên lửa siêu thanh mới của Nga có khả năng gây mất ổn định cao và gây ra rủi ro lớn đối với an ninh và ổn định trên toàn khu vực Châu Âu-Đại Tây Dương”.

Vậy “tên lửa siêu thanh” có gì mà khiến Mỹ-NATO lo sợ đến thế? Đây là 2 vấn đề chính:

1, Hệ thống đánh chặn hoàn toàn bất lực

Một tên lửa gọi là siêu thanh thì ít nhất nó bay với vận tốc lớn hơn Mach 5 và không chỉ thế, nó còn có khả năng “maneuver” tức khả năng cơ động cao. Đây là đặc điểm quan trọng nhất của tên lửa siêu thanh.

Một ICBM (tên lửa đạn đạo) có thể bay 7 km/s (tương đương M20 đến M 25 tuy theo áp suất mà vận tốc âm thanh khác nhau) nhưng ICBM bay trên một quỹ đạo phẳng, giống như một viên đạn bắn ra từ nòng súng, nó hoàn toàn không thể thay đổi hướng, tức nó thiếu “maneuver”.

Do đó về lý thuyết, ICBM có thể bị radar theo dõi và bị bắn hạ bằng tên tên lửa đánh chặn. Tuy nhiên cũng phải lưu ý rằng, dù như thế, thì đây cũng là một nhiệm vụ rất khó khăn… 

Khả năng đánh chặn như vậy chưa từng được chứng minh trong chiến đấu, ngay cả với tên lửa đạn đạo tầm trung (IRBM), loại mà Triều Tiên đã bắn nhiều lần, bay trên đầu Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ ở Biển Nhật Bản trước mũi của hơn một chục tàu mang tên lửa đạn đạo lớp Aegis được thiết kế đặc biệt cho bắn hạ IRBM nhưng cũng chỉ “ngước nhìn”.

Đánh chặn một IRBM có tốc độ 2,5 km/s đã khó, đánh chặn một ICBM có tốc độ 7 km/s lại càng khó hơn dù chúng bay theo quỹ đạo thẳng, ít nhất phải đòi hỏi có tên lửa đánh chặn siêu thanh tầm cỡ như S-500. Tuy nhiên, tốc độ và cơ động thì cơ động là yếu tố thách thức lớn nhất cho việc đánh chặn.

Thực tế, mọi công bố về việc Mỹ bắn hạ gần như 80 tên lửa Scud của Iraq trong chiến tranh vùng Vịnh được nhà vật lý Theodore Postol của MIT, kết luận rằng, trên thực tế không có tên lửa nào bị đánh chặn!

Các chuyên gia tên lửa của NYT đã chỉ ra: “Việc bắn hạ tên lửa Scud là rất khó, trong Chiến tranh vùng Vịnh, chính phủ Mỹ đã tuyên bố thổi phồng việc bắn hạ các biến thể Scud của IraqCác phân tích sau đó cho  thấy gần như tất cả các vụ đánh chặn đều thất bại”.

Và, mới đây, hệ thống Patriot của Mỹ đánh chặn tên lửa Scud của Houthi tại Ả Rập-Xê út thất bại hoàn toàn đã khẳng định những gì thổi phồng trong chiến tranh vùng Vịnh. Chỉ một biến thể Scud do Iran chế tạo, bay gần 1000 km, bị Patriot Mỹ khai hỏa 5 quả đạn nhưng trượt cả 5.

Vậy Scud có gì mà khó đánh chặn đến thế? Đơn giản là nó bay tốc độ M5 và đặc biệt, còn “maneuver”. Maneuver (tính cơ động) né tránh hệ thống tên lửa đánh chặn hiệu quả hơn tốc độ. Tomahawk chỉ cận âm nhưng vô cùng nguy hiểm trong thực chiến, hay Excet của Pháp trong hải chiến Falklands khiến hải quân Anh xuýt ôm hận đều có tốc độ chừng 0,7M.

Như vậy, có thể nói một tên lửa có tốc độ lớn và tính cơ động luôn là một vấn đề nan giải cho hệ thống phòng thủ, đánh chặn tên lửa hiện đại nhất của Mỹ hiện nay. Đây cũng là lý do vì sao mà Mỹ-NATO cứ nghe đến Iskander-M của Nga là hồn xiêu phách lạc…

Iskander có tốc độ 7M, nặng 4.615 kg, đầu đạn chiến đấu 800 kg, và “maneuver” thì nó “bay lượn như chim” ở độ cao 50 km…

Iskander có tầm bắn 480 km (bắt buộc của INF) nhưng khi Mỹ và Nga từ bỏ INF thì Iskander-M (có cả đầu đạn hạt nhân) được Mỹ-NATO coi như là một ICBM nhưng ICBM đặc biệt vì có “maneuver” (cơ động) rất nguy hiểm mà Mỹ chưa có cùng loại.

Đánh chặn các biến thể của tên lửa Scud đã khó và chưa hề thành công thì đánh chặn Iskander-M, Avangard, Degger…so với trình độ công nghệ của Mỹ chưa chế tạo được tên lửa siêu thành thì chắc chắn là không thể.

2, Duy nhất chỉ Nga có tên lửa siêu thanh

Tên lửa siêu thanh không có gì là khó khi nó có “động cơ” của tên lửa siêu thanh. Nhưng muốn có lọa động cơ này thì ngay cả Mỹ cũng đang mò mẫm nghiên cứu.

Để cho một tên lửa bay với tốc độ lớn thì tốc độ cháy của nhiên liệu phải cực nhanh. Hydro cháy nhanh gấp 10 lần dầu hỏa nhưng nó không tồn tại trên thực tế mà phải làm lạnh nó ở dạng lỏng, cho nên, không thể lưu trữ, và không thể phóng theo ý muốn mà không tốn thời gian tiếp nhiên liệu. 

Tất cả các nguyên mẫu thử nghiệm động cơ siêu thanh, còn gọi là scramjet (động cơ tuốc bin phản lực) trước đây, của cả Mỹ và Nga, đều sử dụng nhiên liệu hydro lỏng đông lạnh. Nhưng Zircon sử dụng một cải tiến nhiên liệu dựa trên dầu hỏa mà người Nga gọi là Detsilin-M.

Phương tiện chính xác mà người Nga đạt được hóa nhiên nhiên liệu này tất nhiên là một bí mật được giữ kín. Detsilin được cơ quan an ninh Nga “bảo vệ còn hơn cả bảo vệ con ngươi của mắt mình”.

Nếu như Avangard được tên lửa đẩy mang lên vũ trụ và từ đó lao đến mục tiêu với tốc độ 25 M như một thiên thạch và Degger được MiG-41tạo ra một gia tốc khi phóng là 2,5M trước khi bay với tốc độ 10M thì Zircon rất khác, sau khi phóng lên từ tàu, nó tự tăng tốc lên tốc độ siêu thanh bằng động cơ của nó.

Nếu như Avangard, Degger và Zircon là chữ I thì dấu chấm trên chữ I đó chính là tên lửa siêu thanh X-95 trên bộ ba tấn công hạt nhân chiến lược…đã làm thay đổi cán cân quyền lực trên toàn cầu. Ai sở hữu nó thì “nói sẽ có người nghe và đe thì sẽ có người sợ”…Chúng ta sẽ dành cho chủ đề lý thú này trong phần tiếp theo về vũ khí siêu thanh…