Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

“TƯ THẾ QUÂN SỰ” NÀO CỦA MỸ SẼ LÀM CHO TRUNG QUỐC LO SỢ?


Khi mà tư duy về chiến lược của Mỹ đã thay đổi, Mỹ xác đinh khu vực châu Á-TBD là trong tâm, là tương lai phát triển của thế giới nên đã “xoay trục” sang châu Á-TBD thì thay đổi ‘tư thế quân sự” là không thể tránh khỏi, nó luôn đồng hành cùng với sự phát triển thành bại của chiến lược. Vấn đề là mục tiêu, đối tượng mà “tư thế” đó hướng tới như nào mới đáng quan tâm.
Thay đổi tư thế quân sự không những chỉ thay đổi trạng thái sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang mà quan trọng hơn là các hoạt động bố trí, điều binh…nhằm vào mục tiêu chỉ định rõ ràng để khi cần là sử dụng được ngay một cách hiệu quả.
“Tư thế quân sự” của Mỹ-Nhật Bản trên biển Hoa Đông?
Thực tế là kể từ khi Trung Quốc trỗi dậy lộ rõ bản tính bá quyền nước lớn, hung hăng, cậy mạnh với láng giềng trong tranh chấp chủ quyền và thách thức địa vị thống trị của Mỹ trên thế giới…thì Mỹ đã nhiều lần “thay đổi tư thế quân sự”. Không những thế, tư duy về chiến lược của Mỹ cũng đã thay đổi khi hướng mục tiêu về châu Á-TBD thì việc “thay dổi tư thế quan sự” là đương nhiên, nó là một phần không thể thiếu cho thành công của chiến lược. Từ các vụ khủng hoảng eo biển Đài Loan và đặc biệt gần đây nhất là tình hình Đông Bắc Á, tranh chấp quần đảo Senkaku với Nhật Bản mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư…đã cho thấy Mỹ đã liên tục thay đổi “tư thế quân sự” để nhằm vào mục tiêu rõ ràng là Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Mỹ làm mới, củng cố các liên minh quân sự; Mỹ cổ vũ, ủng hộ ngầm Nhật Bản tái vũ trang và “quyền tự vệ tập thể”; Mỹ điều động các loại vũ khí tiên tiến hiện đại nhất đến Guam và vùng biển Hoa Đông, Nhật Bản và Hàn Quốc; Mỹ tiến hành các cuộc tập trận lớn với Nhật Bản, Hàn Quốc tại những vị trí nhạy cảm…Tất cả những thay đổi “tư thế quân sự” đó đương nhiên gây khó dễ cho Trung Quốc và nếu như nói rằng Trung Quốc không bận tâm lo lắng, đối phó là không đúng. Tuy nhiên, Trung Quốc không lo sợ quá đáng về điều đó bởi vì trong chiến lược tiến ra Thái Bình Dương, giấc mơ cường quốc biển, thì hướng đó không phải là hướng trọng điểm sống còn mà Trung Quốc phải bằng mọi giá chọc thủng. Nếu như Trung Quốc biết với khả năng của mình, hiện tại không thể ra Thái Bình Dương theo hướng đó thì Mỹ-Nhật Bản dù có thay đổi “tư thế quân sự” với mức độ hành vi nào đi nữa cũng chỉ là dùng để phòng ngừa Trung Quốc mà thôi, cho nên, đối đầu với “tư thế quân sự” đó hay không là Trung Quốc tự quyết định.
Vì vậy, “tư thế quân sự” của Mỹ-Nhật Bản trên vùng biển phía Đông của Trung Quốc chưa làm cho Trung Quốc hốt hoảng lo sợ, Trung Quốc đang tạm coi nó như “chùm nho hãy còn xanh lắm”.
“Tư thế quân sự” của Mỹ trên Biển Đông (biển Nam Trung Hoa)?
Đây là khu vực mà Trung Quốc coi như “đường sinh mạng” của mình cho nên Trung Quốc đặc biệt quan tâm.
Nói là “đường sinh mạng” có nghĩa là chặt đứt thì Trung Quốc hết sống và quả thật điều này hoàn toàn đúng sự thật mà lâu nay có nhiều chuyên gia quân sự, kinh tế…đã phân tích. Các tuyến đường hàng hải, địa quân sự, trên vùng biển này nó mang tính sống còn với an ninh Trung Quốc nếu bị khống chế thì Trung Quốc sụp đổ. Vì vậy, hầu như mọi nguồn lực Trung Quốc đều tập trung cho mục tiêu làm chủ vùng biển này.
Cho đến giờ phút này, Mỹ chưa có một “tư thế quân sự” nào đáng chú ý ngoài các tàu chiến luân phiên ở Singapo và Philippines với một căn cứ có 250 lính thủy đánh bộ đang hiện diện tại Darwin, Australia.
Nếu như Mỹ triển khai lực lượng hải quân tại các căn cứ quân sự ở Philippines, triển khai đầy đủ 2500 lính thủy đánh bộ tại căn cứ Darwin, tái sử dụng căn cứ không quân Utapao của Thái Lan…trong đó trọng điểm là các căn cứ quân sự ở Philippines và đồng thời các nước ASEAN lựa chọn Mỹ chứ không phải là Trung Quốc thì coi như Trung Quốc gặp phải vô vàn khó khăn.
Tuy nhiên, “tư thế quân sự” đó chưa khiến cho Trung Quốc thúc thủ mà muốn như vậy “tư thế quân sự “ của Mỹ phụ thuộc rất lớn vào…Việt Nam.
Vì thế, khu vực biển ĐNA, trong thời gian gần đây đã, đang xảy ra một cuộc chiến địa chính trị hết sức quyết liệt mà một quyết đoán sai lầm nào về đối ngoại quân sự sẽ dẫn đến thất bại mang tầm chiến lược.
http://img.infonet.vn/t180/Uploaded/luonghuong/2013_03_08/Cam%20Ranh.jpg
Nhật Bản tri hô Trung Quốc đang chuẩn bị lập ADIZ trên Biển Đông, liệu có xảy ra hay không?
Rõ ràng là bất kỳ khu vực nào, phạm vi bao nhiêu trên Biển Đông mà Trung Quốc tuyên bố lập ADIZ đều đưa Việt Nam vào một tình thế giống như tháng 12/1946. Có nghĩa là nếu chấp nhận nó là Việt Nam mất trời, mất biển.
Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh đã nói: “ADIZ trên Biển Đông nó còn nguy hiểm hơn cả “đường chín khúc”, vì luật hàng không thế giới chặt hơn luật hàng hải rất nhiều. Vào vùng biển quốc tế, anh có thể đăng ký hay không đăng ký, nhưng anh bay qua FIR của nước nào đó thì phải xin phép. Thí dụ như bầu trời Việt Nam mà ông đặt “Vùng nhận dạng phòng không” của ông trùm lên trên, tức là máy bay từ Hà Nội đi ra Biển Đông bay vào TP Hồ Chí Minh phải xin phép ông, thì tôi chết! Nguy hiểm thế!”.
Cho nên, thật đáng tiếc, Việt Nam không quen chấp nhận tình thế đó và chắc chắn sẽ xảy ra xung đột.
Nhật Bản, Mỹ quá thừa biết nếu Trung Quốc lập ADIZ trên Biển Đông thì Việt Nam là đối tượng bị cái ADIZ đó “điều chỉnh, thực thi” đầu tiên khiến Việt Nam phải lựa chọn và tất nhiên, Việt Nam chắc chắn sẽ ủng hộ “tư thế quân sự” của Mỹ.
Do các nước trong khu vực này là nhỏ, yếu nên thời gian quan Trung Quốc đã cậy mạnh, hành xử rất hung hăng. Với tuyên bố chủ quyền hơn 80% diện tích Biển Đông cùng với tăng cường tiềm lực Hải quân, tập trận răn đe sử dụng vũ lực…Trung Quốc đã khiến cho các nước ven Biển Đông cảnh giác, lo ngại và tìm cách đối phó. Vì thế, khi bị Trung Quốc bắt nạt buộc họ phải lựa chọn thì đương nhiên Mỹ là ưu tiên số 1.
Việt Nam không liên minh với quốc gia nào để chống nước thứ 3, cho nên, Trung Quốc muốn tạo ra cho mình một đối thủ đáng gờm, “không ngại va chạm” và đẩy đối thủ đó về phía Mỹ, Nhật Bản hay muốn Việt Nam là một đối tác chiến lược toàn diện, đều phụ thuộc vào quyết định của Trung Quốc tuyên bố ADIZ trên Biển Đông hay không.
Miếng mồi mà Nhật Bản, Mỹ tung ra, dù rất thèm muốn nhưng Trung Quốc vẫn chưa dại bập vào vì không những chưa có đủ năng lực để thực thi, cản trở Mỹ, Nhật Bản đã đành mà còn tạo ra một cuộc xung đột với Việt Nam khi chưa cần thiết.
Mỹ không thiếu lực lượng, vũ khí trang bị mạnh, nhưng bố trí ở đâu, nguồn tài chính và sự hỗ trợ của quốc gia sở tại đến đâu…mới quyết định vấn đề. Muốn vậy cần phải biết tạo ra thời cơ đó và chớp lấy thời cơ khi nó đến.
Trung Quốc không dễ mắc mưu Mỹ, Nhật Bản, họ cũng đang thực hiện mưu kế của mình trên khu vực Biển Đông.

Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

VÌ SAO TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM KHÔNG KỶ NIỆM CUỘC CHIẾN NĂM 1979?

Đương nhiên, Việt Nam và Trung Quốc có 2 cách giải thích khác nhau hoàn toàn về mục đích được coi là “nhạy cảm” của cuộc chiến này.
Suốt 35 năm qua, Trung Quốc không lúc nào ngừng tuyên truyền trong nội bộ họ về cuộc chiến tranh biên giới. Các bài báo, các tác phẩm văn học, các tác phẩm điện ảnh… đều nêu lên một điều là họ đã thắng lớn trong cuộc chiến đó. Trung Quốc cho rằng đó là một cuộc chiến tranh phản kích tự vệ chống lại “tiểu bá Việt Nam”. Điều đó có nghĩa là Việt Nam gây hấn trên biên giới, tấn công vào Trung Quốc.
Cách đặt tên cho cuộc chiến tranh này của nhà cầm quyền đã lừa bịp người dân và người lính Trung Quốc suốt một thời gian dài khi trình độ dân trí của dân Trung Quốc còn thấp, mọi liên lạc thông tin với quốc tế bị hạn chế dù không cần phải bưng bít.
Ngày nay dân trí Trung Quốc đã khác, nếu chính quyền cứ dùng luận điệu rất lố bịch này để tuyên truyền thì dân Trung Quốc sẽ coi như chính phủ đã xúc phạm đến họ và sẽ phản tác dụng.
“Một sự bất tin vạn sự bất tín”, đã đến lúc người dân Trung Quốc tự hỏi tại sao lại lừa dối họ? Đây là câu hỏi mà Bắc Kinh rất khó trả lời nên tốt nhất là ỉm đi cho xong chuyện.
Với Việt Nam thì chẳng cần phải hô hào, cuộc chiến này là chính nghĩa và sự thật không thể chối cãi là Việt Nam đã chiến thắng, một chiến thắng hiển hách nhất trong lịch sử chống giặc phương Bắc.
Nói là hiển hách nhất bởi có mấy kết quả sau:
- Đánh tan một đạo quân đông nhất hơn 60 vạn tên.
- Nhanh nhất với chỉ 16 ngày.
- Lần đầu tiên chặn ngay địch từ cửa ngõ biên giới.
- Giống Lý Thường Kiệt khi tấn công vào đất địch và giống Nguyễn Trãi khi mở đường cho địch rút chạy mà không tấn công truy kích.
- Giống Tổ tiên khi thực hiện đối ngoại sau chiến tranh.
Một sự thật hiển nhiên như vậy nên Việt Nam chẳng cần phải khuếch đại phô trương chiến thắng. Trung Quốc quốc là nước lớn nên cứ để cho họ coi là chiến thắng cũng chẳng sao. Chiến thắng Mỹ đã khiến Mỹ thù vặt, cấm vận Việt Nam 20 năm trời đã cho Việt Nam bài học quý giá.
Tuy thế nhưng Việt Nam vẫn khắc cốt ghi tâm cuộc chiến đó bằng những hành động của mình. Đó là con cháu được học về cuộc chiến tranh đó, những anh hùng liệt sỹ, thương binh được tôn vinh như những anh hùng, liệt sỹ, thương binh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trước đây. (Lưu ý, chỉ có ông tướng Cương và Dương Trung Quốc chẳng có con cháu, hay anh em là thương binh, liệt sỹ trong cuộc chiến năm 1979 và không chịu đọc sách nên nói năng bất chấp sự thật mà thôi).
Kết luậ là: Nếu anh bắn vào lịch sử một viên đạn thì sẽ nhận lại một quả đại bác.

Chủ Nhật, 16 tháng 2, 2014

KHÔNG GÌ CÓ THỂ SO SÁNH, ĐÁNH ĐỔI MÁU XƯƠNG CỦA NGƯỜI LÍNH


Không một người lính nào muốn ngồi vào cái gọi là “Tàu ngầm Trường Sa” đó để “đánh bom tự sát”. Tư tưởng quân sự Việt Nam, nghệ thuật quân sự Việt Nam không có lối đánh đó.

Việc một công nhân “hai lúa” hay kỹ sư cơ khí nào đó của một xí nghiệp tư nhân có ý tưởng chế tạo máy bay hay tàu ngầm hiện nay phải được coi như là một nhân tài Việt Nam và các cơ quan khoa học Việt Nam phải có trách nhiệm nhảy vào đó mà nâng niu, xây dựng, phát triển…ư? Hay là phát động phong trào “nhà nhà sản xuất gang thép”?

Với đường lối công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước tiến hành ra sao thì không nằm trong sự quan tâm để bàn ở đây. Nhưng hiện đại hóa quân đội, đưa không quân, Hải quân…tiến thẳng lên hiện đại trong tình thế mới thì chắc chắn không phải theo cách đó.

Nên biết rằng vào những năm 80 Việt Nam đói khổ, khó khăn đến thế nhưng đội ngũ khoa học Viện kỹ thuật Không quân đã chế tạo thành công máy bay TL-1. Đó là chiếc máy bay “Made in Viet nam” đầu tiên tung cánh trên bầu trời năm 1980. Điều đó khẳng định sản xuất chế tạo máy bay đã cách đây 35 năm Việt Nam còn làm được (Vì thế bây giờ đừng tự thổi phòng ý tưởng tự chế tạo máy bay, tàu ngầm với các nhà khoa học quân sự Việt Nam, họ không ngạc nhiên đâu, chẳng thiên tài gì lắm đâu).
Tuy nhiên, bây giờ tại sao ta không phát triển ngành chế tạo máy bay từ cơ sở đó mà vẫn mua máy bay SU-30?. Điều đó để cho các nhà khoa học quân sự, các nhà tham mưu chiến lược quân đội hiểu rõ. Chỉ biết rằng nếu như Tự chế tạo ra được máy bay, tàu ngầm mà phục vụ tốt cho yêu cầu nhiệm vụ cấp bách quân đội trong tình hình mới thì chúng ta làm lâu rồi.
Tiếp thu công nghệ và làm chủ nó với tự lực mày mò từ đầu, con đường nào nhanh đến đích hơn?

Chẳng phải chúng ta đã tự đóng tàu tên lửa Molniya, tự đóng tàu CSB 8001 hiện đại và mới đây nhất, những cán bộ khoa học quân sự đã “nội địa hóa” mũ bay của SU-30 đó sao?

Đó là một trong những vô vàn biểu hiện của tiếp thu làm chủ công nghệ tiên tiến đấy…

Cuối cùng với giới quân sự và toàn thể đồng bào Việt ta thì không có thứ gì có thể so sánh, đánh đổi với xương máu của của người lính. Tiền của không mua được máu xương, nhưng nếu như sử dụng nó để giảm thiểu máu xương cho người lính trên chiến trường thì dân tộc Việt dù có đói ăn vẫn không tiếc.

Đã qua rồi thời chúng ta buộc phải ôm bom ba càng lao vào xe tăng địch, qua rồi thời chúng ta phải dùng 3 tàu phóng lôi lạc hậu lao ra đánh đuổi khu trục hạm để bảo vệ chủ quyền. Đã qua rồi thời người lính Việt Nam phải lấy thân mình lấp lõ châu mai, phải lấy thân chèn pháo. Không có vũ khí trang bị hiện đại, người lính chúng tôi phải đổ biết bao nhiêu là máu không?.

Trước tình hình căng thẳng trên Biển Đông thì không có chỗ cho các nhà khoa học quân sự Việt Nam “vui chơi giải trí”, bất kỳ nhà nghiên cứu nào làm gì thì làm, thử nghiệm gì thì thử nghiệm, nhưng đừng có đùa với máu của người lính. Phải ưu tiên, lựa chọn những gì tốt nhất cho người lính của mình, đó là chủ trương đường lối của quân đội, của lòng dân, là sách lược mang tính nhân văn cao cả.

Còn cái gọi là “Tàu ngầm Trường Sa” ấy à, xin lỗi, dù nó có thành công đến Trường Sa 10, 20 đi nữa thì với khả năng nền tảng công nghệ của Việt Nam cũng không thể dùng vào mục đích quân sự. Và khi đã dùng được thì kẻ thù đã coi nó là đồ chơi trẻ con mất rồi.

Không một người lính nào ngu si muốn ngồi vào cái tàu ngầm đó để đánh bom tự sát.. Tư tưởng quân sự Việt Nam không có lối đánh đó. Dân tộc Việt không đời nào cho phép và muốn người lính của mình phải chịu đựng như thế.


Lê Ngọc Thống

Thứ Sáu, 14 tháng 2, 2014

Góc nhìn của lính: "TÀU NGẦM TRƯỜNG SA" HAY LÀ "THÙNG SẮT ĐỂ CHẠY THỬ CÔNG NGHỆ AIP?

Là một kỹ sư cơ khí, sáng chế, ông Hòa hơn ai hết hiểu được cái gọi là tàu ngầm Trường Sa của mình sẽ dừng lại ở đâu và vì sao. Bởi vì, tự chế một chiếc trực thăng thì mơ ước có thể trở thành hiện thực, nghĩa là nó có thể bay lên không trung, bay xa hàng trăm km từ sự sáng tạo có tính độc lập (chưa đánh giá về chất lượng), nhưng với tàu ngầm, một phương tiện đặc biệt, đi ngầm dưới biển, khả năng của ông Hòa là không thể. Nó - “tàu ngầm Trường Sa” chỉ là đứa con sinh ra vừa điếc vừa mù, là cái "thùng sắt" để nghiên cứu động cơ AIP thì đúng nghĩa hơn.
Lấy giả thiết tuyệt vời nhất để thỏa mãn ý chí, tình cảm một số người là “tàu ngầm Trường Sa’ chế tạo thành công, nghĩa là động cơ AIP hoạt động tốt, tính ổn định toàn tàu tốt, thậm chí đi nổi tốt…thì vấn đề đặt ra là liệu nó có đi ngầm dưới biển được an toàn hay không?
Đối với tàu mặt nước, khi hành trình trên biển (không phải tác chiến) thì nhiệm vụ quan trọng nhất của người sỹ quan chỉ huy hoa tiêu hàng hải là phải xác định chính xác vị trí tàu bằng các phương pháp như thiên văn, địa văn hoặc bây giờ là qua hệ thống định vị vệ tinh. Nhưng độ chính xác cao nhất, tin tưởng nhất tức sai số bình phương trung bình của vị trí tàu nhỏ nhất vẫn là địa văn nếu như có điều kiện. Ban đêm, khi hành trình trên biển, mây mưa, sóng to gió lớn, khi vệ tinh không tác dụng thì ao ước của người đi biển là chỉ nhìn thấy ngọn đèn biển là có thể biết được tàu mình ở đâu cách đảo đá ngầm bao xa…Đây là thách thức rất nghiệt ngả mà một người từng là sỹ quan hoa tiêu chỉ huy hàng hải như tôi hoặc bất kỳ vị chỉ huy hoa tiêu hàng hải nào cảm nhận được.
Nhưng đó mới chỉ là tàu mặt nước, hành trình ngầm dưới biển còn thách thức nghiệt ngã còn gấp nhiều lần.
Đầu tiên phải kể đến sự liên lạc với chỉ huy trên bờ.
Công nghệ, vật chất để cho tàu ngầm và trên bờ liên lạc được với nhau là yếu tố mang tầm quốc gia, cực kỳ khó khăn và nhạy cảm. Phải xây dựng một trung tâm phát sóng tần số rất thấp hay VLF (là thuật ngữ dùng để chỉ tần số vô tuyến (RF) trong dải từ 3 đến 30 kHz và có bước sóng tương ứng từ 10 tới 100 km), trên đồ thị nó gần như một đường thẳng vì thế băng thông nó hẹp nên không tải được tín hiệu khác ngoài các chuỗi ký tự và tùy theo nồng độ nước biển, sóng này có thể xuyên sâu từ 10 đến 40 mét nước biển nên có thể liên lạc với tàu ngầm. Nhưng có được một trạm phát kiểu này không đơn giản.
Hoặc phải đặt nhiều bộ thu và phát âm thanh dưới đáy biển tại những tọa độ mà tàu ngầm của ta thường đi qua. Khi những tàu ngầm này đi qua gần khu vực đó, nó có thể liên lạc với bờ và với nhau được qua sóng âm.
Các tàu ngầm hiện đại ngày nay liên lạc với chỉ huy trên đất liền bởi một vệ tinh riêng bằng cách sử dụng các phao nổi trên mặt nước như là các thiết bị truyền âm trung gian giữa tàu ngầm và bộ chỉ huy. Những chiếc phao dài hơn 1 mét này này có thể được phòng ra từ tàu ngầm thông qua các máng trượt xả chất thải và giữ kết nối với tàu thông qua các sợi dây cáp truyền tín hiệu. Và sau khi hoàn thành công tác liên lạc thì tàu ngầm sẽ cắt dây để thả những chiếc phao đó tự chìm.
Cuối cùng là trang bị cho tàu ngầm hành trình ngầm dưới biển bảo đảm an toàn hàng hải.
Đi biển luôn luôn bằng kính tiềm vọng thì chẳng ai gọi là tàu ngầm. Hiện nay hải quân một số nước đã phát triển hệ thống định vị quán tính (SINS) cho phép tàu ngầm có thể định hướng ở dưới nước bằng cách theo dõi chuyển động tương đối của nó so với một vật chuẩn xuất phát. Tuy nhiên đó chỉ là số liệu tham khảo, tàu ngầm vẫn phải nổi sát mặt nước hoặc sử dụng các biện pháp liên lạc hiện đại để cập nhật vị trí tàu khi hành trình…mà không bị lộ bí mật. Vân vân và vân vân.
Vậy một tàu ngầm mà hành trình ngầm dưới biển mà thuyền trưởng không biết đi đâu, về đâu, không ai chỉ huy thì có dám đi biển hay không? Ông Hòa có dám đem cái gọi là "tàu ngầm" đó ra biển thử nghiệm không? Đừng đùa với biển.
Là một kỹ sư cơ khí, sáng chế, ông Hòa hơn ai hết hiểu được cái gọi là tàu ngầm Trường Sa của mình sẽ dừng lại ở đâu và vì sao. Bởi vì, tự chế một chiếc trực thăng thì mơ ước có thể trở thành hiện thực, nghĩa là nó có thể bay lên không trung, bay xa hàng trăm km từ sự sáng tạo có tính độc lập (chưa đánh giá về chất lượng), nhưng với tàu ngầm, một phương tiện đặc biệt, đi ngầm dưới biển, khả năng của ông Hòa và xí nghiệp là không thể đảm bảo điều kiện tối thiểu. Nó - “tàu ngầm Trường Sa” chỉ là đứa con sinh ra vừa điếc vừa mù.
Việc chế tạo “tàu ngầm Trường Sa” có thể là do đam mê hay là gì không rõ, nhưng “Tàu ngầm Trường Sa” của ông Hòa không bao giờ có thể đáp ứng được những yêu cầu mang tính đặc thù khắt khe tối thiểu của tàu ngầm khi hoạt động.
Một mình xí nghiệp của ông Hòa, “Tàu ngầm Trường Sa” không thể đi ngầm từ bờ ra biển khơi dù chỉ một hải lý mà muốn được như vậy cần phải có sự hỗ trợ cấp nhà nước, quân đội…Nhưng, vấn đề là nhà nước có “đầu tư” vào dự án đó hay không? Có đầu tư không khi dự án đó là tốn kém mà khi hoàn thành thì trở nên lạc hậu, không phục vụ được gì cho kinh tế và quốc phòng?
Tuy nhiên trong bức tranh đó, điểm sáng khiến người Việt vui mừng và hy vọng nhất là động cơ AIP. Công nghệ này cực kỳ phức tạp mà ngay Trung Quốc cũng chưa làm được (Làm được thì họ không phải nài nỉ Nga mua tàu ngầm Amur).
Động cơ công nghệ AIP nếu thực sự được hội đồng kỹ thuật cấp quốc gia giám định, nghiệm thu, có giá trị sử dụng thì đây là một “bảo vật quốc gia” và kỹ sư Hòa sẽ được cả nước tôn vinh.
Hoạt động nghiên cứu, sáng chế khoa học của kỹ sư Hòa là rất trân trọng dù thành công đang còn ở phía trước. Tuy vậy không vì thế mà tung hê, phủ nhận vai trò thành quả của của các cơ quan nghiên cứu khoa học quốc gia, những giáo sư, tiến sỹ đang ngày đêm nghiên cứu cải tiến những đề tài không công bố, phục vụ cho kinh tế quốc phòng.
Các bạn có biết Hệ thống thông tin quản lý vùng trời quốc gia VQ9801 là gì không? Hệ thống này có nhiệm vụ xử lý, cung cấp thông tin cho các cấp lãnh đạo của lực lượng Phòng Không- Không quân nói riêng và Quân đội nói chung về mọi tình huống diễn ra trên không, nhằm đảm bảo cho việc ra quyết định một cách chính xác và hiệu quả. Hệ thống do các đối tác nước ngoài cung cấp toàn bộ phần cứng, phần mềm và đào tạo nhân lực.
Trải qua hơn 10 năm khai thác, hệ thống đã hết thời hạn sử dụng và bộc lộ một số hạn chế khó khắc phục. Trước tình hình đó, tháng 4/2012, Bộ Quốc phòng đã chính thức giao cho Tập đoàn Viettel- trực tiếp là Viện Nghiên cứu Phát triển Viettel (Viện CNPT Viettel) nghiên cứu chế tạo hệ thống duy trì và sẵn sàng thay thế cho hệ thống VQ9801, làm tiền đề cho chiến lược xây dựng hệ thống quản lý vùng trời hiện đại thế hệ thứ 2- VQ2.
Việt Nam đã thành công, làm chủ hoàn toàn công nghệ khiến cho Ixrael tâm phục khẩu phục đến mức không dám đem bán sản phẩm của họ…
Còn rất nhiều, rất nhiều thành quả tiếp thu cải tiến công nghệ bí mật thành công không được công bố…đã chứng tỏ trí tuệ, bản lĩnh người Việt Nam mà trước hết là các nhà khoa học Việt Nam.
Có ai biết vệ tinh mini của Việt Nam được Nhật Bản phóng lên dùng để làm gì? Biết đâu trên công nghệ liên lạc hiện đại của tàu ngầm KILO, các kỹ sư Việt Nam nghiên cứu thành công công nghệ phân bố khóa điện tử (QKD) tăng tốc độ liên lạc gấp 600 lần so với VLF. Khi đó, KILO Việt Nam có thể lặn sâu hơn 100 m và di chuyển với tốc độ cao mà vẫn bảo đảm liên lạc thông suốt, kể cả trao đổi các gói dữ liệu video theo thời gian thực?…
Tốt nhất đừng gọi tên là "tàu ngầm Trường Sa" mà chỉ nên gọi là "thùng sắt để nghiên cứu động cơ AIP" thì đúng hơn.

Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

VÌ SAO GIỚI QUÂN SỰ VIỆT NAM CHƯA QUAN TÂM ĐẾN “TÀU NGẦM TRƯỜNG SA”?


Việc một kỹ sư cơ khí chế tạo thành công (theo như báo chí đăng tải) động cơ AIP có thể làm cho nhiều tiến sỹ khoa học trong nước bối rối, suy nghĩ, nhưng với giới quân sự, AIP cùng với “tàu ngầm Trường Sa” có khả năng lặn, nổi…thành công thì vẫn chưa là vấn đề gì hết.
Vũ khí trang bị phải phục vụ cho lối đánh nhưng trên hết phải đáp ứng theo yêu cầu nhiệm vụ của quân đội, đồng thời phát huy nền nghệ thuật quân sự truyền thống. Chẳng có quốc gia nào đi mua sắm, chế tạo vũ khí mà không phục vụ cho nhiệm vụ của quân đội, hay làm mất đi tính độc đáo nghệ thuật quân sự của mình.
Tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt Nam chủ yếu là phòng thủ bảo vệ Tổ quốc. Phòng thủ hướng nào là chính, phòng thủ như thế nào (tư tưởng, chiến thuật) thì vũ khí mua sắm, chế tạo phải phục vụ cho yêu cầu nhiệm vụ chiến lược đó. Mua sắm, chế tạo vũ khí trang bị xa rời các mục tiêu trên coi như tự sát về kinh tế, tự sát về lối đánh sở trường, tất yếu sẽ bị thất bại.
Thông qua việc một kỹ sư cơ khí người Việt Nam của một doanh nghiệp tư nhân đã tự chế tạo và thử nghiệm thành công công nghệ AIP, công nghệ được coi như là “bí mật quốc gia” của bất kỳ quốc gia nào đang sở hữu, thì người Việt chúng ta có quyền tự hào về trí tuệ của mình. Người viết bài này đã từng mong mỏi cho cuộc thử nghiệm “tàu ngầm Trường Sa” thành công, nhưng đó chỉ là vần đề tình cảm. Tình cảm và lý trí là 2 vấn đề khác nhau.
Trong bối cảnh “toàn cầu hóa” hiện nay, với công nghệ tiên tiến phát triển nhanh đến chóng mặt thì không chịu tiếp thu, sử dụng thành quả nền công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới là sẽ bị tụt hậu, đó không phải sách lược khôn ngoan. Việt Nam phải đầu tư tiền của, trí tuệ tiếp thu công nghệ mới, cải tiến, phát triển phù hợp với bản sắc Việt Nam. Đó chính là sách lược đi tắt, đón đầu khôn ngoan nhất.
Nghiên cứu để chế tạo ra một chiếc máy bay để bay được trên bầu trời hay một chiếc tàu ngầm có thể đi ngầm dưới biển thì với tất cả quốc lực và trí lực, vấn đề đó không khó với Việt Nam hay quốc gia nghèo nào khác. Nhưng chắc chắn, chiếc máy bay, tàu ngầm đó không thể như SU-30, KILO của Nga. Vậy thì tại sao Việt Nam lại đầu tư nguồn lực, tài lực vào một việc không thực tế, lãng phí như vậy khi không dành nguồn đó để sở hữu SU-30, tàu ngầm KILO…rồi tiếp thu công nghệ đó, cải tiến, phát triển cho riêng mình…
Vì thế vai trò, ý nghĩa của “tàu ngầm Trường Sa”, do vậy, cũng chỉ dừng tại đó, tuy nhiên, đó vẫn chưa phải là tất cả…
Lực lượng “đặc công ngầm” Việt Nam?
Phải công nhận rằng lực lượng tàu ngầm mini của Bắc Triều Tiên dù không hiện đại tiên tiến bằng các quốc gia khác nhưng trên chiến trường Triều Tiên lại là lực lượng đáng gờm và nguy hiểm nhất cho Hàn Quốc và Mỹ.
Khi “tàu ngầm Trường Sa” thử nghiệm trong bể nước…có vẻ như chắp cánh cho ý tưởng 2 trong 1(đặc công và tàu ngầm mini), một lực lượng “đặc công ngầm” Việt Nam trong tương lai... Tuy nhiên, điều đó dành cho những người có trí tưởng tượng cao, là sản phẩm tư duy của chiến tranh giải phóng Tổ quốc.
Trên chiến trường Biển Đông, trong tư duy chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, đáng tiếc là nó không phù hợp như chiến trường Triều Tiên.
Như sử dụng một thanh kiếm, Việt Nam không cần một thanh kiếm quá ngắn, quá nhỏ, quá nhẹ, cũng không cần một thanh kiếm quá dài, quá lớn quá nặng, Việt Nam cần một thanh kiếm mà độ dài vừa đủ để công thủ toàn diện, độ lớn, độ nặng vừa đủ để điều khiển dễ dàng theo ý muốn. Và, trên chiến trường Biển Đông, tàu ngầm KILO hoàn toàn đáp ứng.
Tàu ngầm KILO, sự lựa chọn hoàn hảo.
Để đánh giá mức độ ưu việt của mỗi loại tàu ngầm động cơ thông thường (loại trừ động cơ hạt nhân và AIP) người ta đều xuất phát từ 5 tiêu chí cơ bản, bao gồm 3 tiêu chí tính năng kỹ thuật là: độ ồn (tính bí mật), độ nhìn (khả năng phát hiện của hệ thống quan trắc) và tầm hoạt động. 2 tiêu chí còn lại thuộc về tính năng chiến thuật là: sức mạnh của hệ thống vũ khí và khả năng tác chiến đa nhiệm.
Xét trên cả 5 tiêu chí thì tàu ngầm Kilo đều thuộc loại tiên tiến nhất trên thế giới.
Nhưng điều đó chưa phải là điều quyết định mà điều quyết định với Việt Nam là 5 tiêu chí đó hoàn toàn phù hợp đến từng chi tiết với địa hình, khu vực phòng thủ, tư tưởng tác chiến, lối đánh sở trường, nghệ thuật quân sự…giống như tàu ngầm KILO là do Việt Nam tự nghiên cứu chế tạo vậy.
Nếu Nhật Bản bán cho Việt Nam 6 chiếc tàu ngầm AIP lớp Soryu giá cả như tàu ngầm KILO, thì nhà kinh doanh sẽ mua ngay vì nó quá hiện đại, quá rẻ so với KILO, nhưng là nhà quân sự thì có cho thì lấy nhưng không mua hoặc mua thì sẽ đem bán lại ngay cho…Trung Quốc kiếm lời rồi mua ngay KILO sau đó.
Điều này có nghĩa, ít nhất trong tương lai gần, Việt Nam chưa cần tàu ngầm AIP hiện đại cỡ như lớp Soryu của Nhật Bản, bởi lẽ, trong vùng biển gần phòng thủ của Việt Nam, tàu ngầm KILO phát huy sở trường, sự lợi hại hơn nhiều loại tàu ngầm trang bị động cơ AIP.
Tàu ngầm trạng bị động cơ AIP có 2 ưu thế là: dùng để nạp điện cho acquy mà không cần nổi lên và duy trì tính bí mật khi bám sát, theo dõi mục tiêu thường xuyên, dài ngày trên một khu vực biển rộng. Tuy nhiên hạn chế của nó là tốc độ di chuyển chậm (Vmax từ4-5 M/h) nên khi tấn công và rút lui khỏi khu vực tác chiến đều phải dùng động cơ chạy bằng năng lượng điện. Mặt khác khi trang bị hệ thống động cơ AIP thì tàu ngầm buộc phải “phình” to ra nên cơ động tàu hạn chế.
Tàu ngầm KILO của Việt Nam, căn cứ vào tính năng kỹ chiến thuật và với yêu cầu, nhiệm vụ tác chiến, khu vực tác chiến được giao…trong một thế trận phòng thủ chung thì giới quân sự khi lên phương án tác chiến không phải bị cản trở bởi vấn đề KILO thiếu năng lượng điện để tác chiến.
Nếu ở vùng biển gần, xét về tiêu chí "chi phí-hiệu quả” thì các tàu ngầm có động cơ AIP có ưu thế hơn cả các tàu ngầm nguyên tử, nhưng xét về nhiệm vụ của KILO Việt Nam mà nó phải hoàn thành thì KILO ưu thế hơn tàu ngầm có động cơ AIP.
Chiến lược tàu ngầm hiện đại ngày nay thì việc triển khai các tàu ngầm chủ yếu không phải trên các tuyến giao thông đại dương mà ở gần bờ biển của mình hoặc của nước khác. Cho nên với nền tài chính hiện có, với tình hình khu vực Biển Đông, với đối tượng tác chiến tiềm tàng…KILO Việt Nam là sự lựa chọn hoàn hảo.
KILO sinh ra như là để cho Việt Nam và chỉ có trong tay Việt Nam, KILO mới lợi hại hơn vốn có bội phần.
Rốt cuộc, nếu cần đầu tư vật lực, trí lực thì mục tiêu là làm sao cho KILO Việt Nam có tính năng kỹ chiến thuật phát triển hơn nữa, độc đáo hơn nữa hoặc tự sản xuất ra cỡ như nó khi được bàn giao công nghệ.
“Tàu ngầm Trường Sa” chỉ là chuyện nhỏ.